Số lần đọc/download: 11927 / 34
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Chương 10 -
H
oài Khanh sẵn giọng với Quốc:
- Em thấy có chả có gì hay khi giao cho Nam sáu bảy mẫu đất mà anh biết chắc sau ba năm nữa sẽ không còn tốt như bây giờ. Rồi Nam sẽ ra sao khi ảnh không có kinh nghiệm như anh.
Quốc lơ lửng:
- Sớm muộn gì Nam cũng bán khu trại chân núi, em không phải lo cho bạn... của mình.
Khanh liếc anh:
- Lỡ không ai mua thì sao? Hừ! Chắc là Nam sẽ phá sản cho vừa lòng anh.
Quốc cau mày:
- Em nói nghe tức cười thật! Trong làm ăn người này vì cạnh tranh thường mong kẻ nọ phá sản. Anh cũng thế, nhưng chưa bao giờ anh nghĩ mình sẽ vui khi em trai mình phá sản.
Hoài Khanh nhún vai. Im lặng được một lúc cô lại nói tiếp:
- Lẽ ra anh nên cho Nam làm chủ trại ngoại ộ
- Nó chê khu trại ấy nhỏ, không xứng cho nó làm chủ. Anh đành để nó chọn trại chân núi. Nhưng anh bảo đảm nó sẽ bán trong một sớm một chiều, không cần em quan tâm đặc biệt đến nó đâu.
Khanh dài giọng:
- Anh lại phán xét người ta qua suy nghĩ của mình. Chính miệng Nam nói ảnh sẽ khuếch trương khu chân núi, chớ không bán.
Quôc xoa cằm:
- Thì ra là vậy! Nó vẫn đến thăm em dài dài, tâm sự cả những kế hoạch làm ăn lớn, trong khi anh đầu tắt mặt tối vì công việc nhung chả ai để ý anh sống ra sao, vất vả thế nào.
Nhíu mày nhìn Quoc, Khanh hậm hực:
- Anh lái vấn đề sanh đâu vậy? Em nói chuyện nghiêm túc mà!
- Anh cũng đâu có đùa! Hừ! Chắc em đã cho Nam biếtt khu chân núi trong những năm tới sẽ thiếu nước, thiếu cỏ trầm trọng rồi chớ gì?
- Nếu vậy thì đã sao? Vì đó là sự thật mà!
Quốc lạnh lùng:
- Ðem bí mật của người này nói cho nguoi khác biết trong làm ăn là vấn đề tối kỵ. Dù việc này đối với anh chẳng ảnh hưởng gì nhưng em đã phạm nguyên tắc làm việc của anh. Hy vọng sẽ không có lần thứ hai.
Tự ái chợt nổi len đùng đùng vì cách nói trịch thượng của Quốc. Khanh gằng từng tiếng:
- Làm ăn, làm việc, cạnh tranh nguyên tắc. Những thứ đó khong dính dấp gì tới em hết. Em trò chuyện với Nam trong quan hệ bạn bè thân ái. Hơn nữa Nam còn là em ruột của anh. Có những cái biết mà không nói lỡ sau này có gì mình sẽ ân hận.
Mặt Quốc tái xanh:
- Em cho rằng anh nhẫn tâm và thủ đoạn với Nam chớ gì?
- Em không cho gì hết. Tự anh nói ra cái xấu của mình thôi.
Quốc hậm hực bóp nát gói thuốc lá trong tay:
- Anh cần một người thông cảm, hiểu mình, yêu mình và đứng về phía mình trong mọi tình huống, chớ không cần một người chỉ trích mình. Em nói yêu anh nhưng tâm hồn lại hướng về Nam, lo lắng cho Nam. Em hiểu nó hơn hiểu anh...
Khanh ngắt lời anh:
- Vì Nam không cố chấp và khép kín như anh.
Quốc cáu kỉnh:
- Vậy em quay lại với Nam đị
Hoài Khanh cắn môi:
- Đó là việc của em, không cần ai phải ra lệnh.
Hai người im lặng. Quốc bực bội đốt thuốc, khanh xoay lưng về phía anh. Chỉ còn vài ngày nữa cô và Cẩm Tiên sẽ về Sài Gòn. Quốc đã chuẩn bị tất cả, nhưng sao giữa anh và cô cứ lục đục những chuyện đâu đâu mãi.
Hôm qua đã cãi nhau vì chuyện cô bênh vực bà Tuyết, hôm nay tới chuyện của Nam. Có phải cô mắc nợ cả gia đình anh không, mà mẹ, rồi em anh lại vây cô thế này?
Quốc thở dài:
- Anh xin lỗi
Hoài Khanh vẫn làm thinh. Ngoài cổng có tiếng chuông reo, thằng nhóc Trung nhanh nhẩu chạy ra mở cửa. Nam và bà Tuyết bước vào trước ánh mắt khó chịu của Quốc và ngạc nhiên của cộ
Khanh đứng dậy chào bà Tuyết trong lúc Nam lên tiếng:
- Có anh ở đây thật là may...
Quốc hất hàm:
- Chuyện gì về nhà nói:
Bà Tuyet lắc đầu, giọng nghẹn lại:
- Mẹ van xin con đừng mang Cẩm Tiên đi. Hày cho nó về với mẹ.
Quốc cương quyết:
- Con đã nói không bao nhiêu lần rồi, mẹ đừng van xin gì cả. Mẹ muốn cả thế giới này biết mối tình tội lỗi ngày xưa của mẹ à?
Nam gay gắt:
- Tôi không luận tội mẹ hay len án Mười Hết. Nhưng tôi trách anh lâu nay đã giấu kín chuyện này. Đó không phải là chuyện riêng của anh, sao anh lại cấm mẹ nuôi con của mình? Nếu mẹ không nói, tôi đâu biết anh coi cái tôi trọng hơn con người. Cẩm Tiên vô tội, nó đâu có thể nhu một đứa trẻ không có gia đình nay ở nơi này, mai ở chốn khác.
Quốc lừ mắt:
- Mày nên suy nghĩ thật kỹ trước khi nói. Tao không coi trọng cái tôi, nhưng tao đặt nặng vấn đề danh dự. Làm sao đem Cẩm Tiên về nhà được khi bàn thờ của ba nằm sờ sờ ra đó.
Nam xua tay:
- Người chết là hết, người sống mới quan trọng. Nếu anh không mang Cẩm Tiên về cho mẹ, tôi sẽ làm việc đó, vì nó cũng là em tôi.
Quốc cười gằn:
- Mày nhiệt tình đến mức kinh ngạc. Hừ! Tao nghi ngờ sự nhiệt tình của mày quá!
- Anh không có tình người nên đối với ai cũng lấy sự ngờ vực ra để ứng phó trước. Đối với Hoài Khanh anh đã từng như vậy rồi đúng không?
- Đừng lôi cô ấy vào đây!
Bà Tuyết chợt xen vào:
- Quốc à! Cẩm Tiên còn bé lắm! Hãy để nó ở với mẹ vài năm rồi cho đi học cũng không muộn. Mẹ nghĩ cái nó cần là một người mẹ, một gia đình hẳn hoi.
Quốc tức tối:
- Mẹ muốn nói gia đình nào? Phải gia đình của mẹ và Mười Hết không? Cái thằng chó ấy lại gạt mẹ lần nữa rồi.
Bà Tuyết trầm ngâm:
- Mạ biết Mười Hết đang ở với Tú Vân. Đúng là nó định gạt mẹ lần nữa. Nhưng sống tới tuổi này mẹ đã kịp hiểu, kịp thấy thực chất của Mười Hết. Khong bao giờ có tình yêu thật sự giữa mẹ và Mười Hết, chẳng qua mẹ đã nhận vơ vào, còn nó lại cố tình để lợi dụng. Mẹ già rồi mẹ muốn được chăm sóc Cẩm Tiên để bù đắp những tội lỗi mình đã gây ra với các con.
Nam vội len tiếng:
- Mẹ không có lỗi gì với con hết. Ngay cả với ba cũng thế. Mẹ chỉ có lỗi với bản thân mà thôi.
Quốc càu nhàu:
- Nói thế mà cũng nói. Tóm lại con đã chuẩn bị đâu vào đó rồi. Tuần sau Cẩm Tiên sẽ đi với Hoài Khanh. Mẹ không thay đổi quyết định của con được đâu.
Khanh bỗng bối rối khi thấy ánh mắt của Nam và bà Tuyết hướng về phía mình.
Nam có vẻ mai mỉa
- Em chỉ có thể là một bà chị dâu chớ không thay thế nổi vai trò người mẹ đâu. Ngoài ra em còn bị ràng buộc vào người khác nữa. Hãy suy nghĩ cho kỹ đi Khanh.
Hoài Khanh nhìn Quốc. Anh lạnh lùng phun khói thuốc mù tịt. Tại sao Quốc lại tảng băng thế kia? Tại sao anh không thể tha thứ cho mẹ, bỏ qua chuyện cũ và đưa Cẩm Tiên về nhà trong khi Nam lại chấp nhận hết?
Trái tim Khanh bỗng nặng nề chua xót. Cô hiểu yêu một người như anh rất khổ. Trước đây vài hôm cô từng khuyên Quốc nên để Cẩm Tiên về với mẹ thì hợp lý hơn đi với cô, Nhưng Quốc dứt khoát không chịu. Anh viện lẽ bà Tuyết không muốn nuôi nó. Bây giờ rõ ràng mẹ anh tha thiết được chăm sóc con gái, anh lại không bằng lòng. Đúng là Quốc quá cố chấp, Tự dưng Khanh thấy bất nhẫn:
Cô đắn đo nói:
- Em nghĩ Cẩm Tiên sống với bác gái vẫn hay hơn. Do đó em sẽ không đi Sài Gòn với nó đâu.
Mắt Quốc trợn len đến mức tét mí, anh quát:
- Em đùa đấy à Khanh?
Cô lắc đầu:
- Trước đây em nhận lời chăm sóc Cẩm Tiên vì anh bảo không ai chịu nuôi nó. Bây giờ bác gái tha thiết thế kia, em không thể...
Quốc làm thinh, rồi tuyên bố dứt khoát:
- Nếu vậy tôi sẽ tìm người khác thay em.
Hoài Khanh nhỏ nhẹ:
- Đừng như thế Quốc, sống không có cha mẹ khổ lắm. Cẩm Tiên sẽ mặc cảm suốt đời về nguồn gốc và thân phận của mình.
Quốc mím môi:
- Không có gì thay đổi ết ngoài sự thay đổi của em. Anh rất buồn và rất tiếc Hoài Khanh ạ!
Quay về phía bà Tuyết anh nói:
- Mẹ cứ ở lại chơi với Cẩm Tiên, có lẽ con sẽ đưa nó đi Sài Gòn sớm hơn dự định.
Mắt bà Tuyết nhăn nhúm đau đớn:
- Mày đúng là độc ác...
Dứt lời bà ôm ngực gục xuống. Nam hốt hoảng gọi to:
- Mẹ... mẹ à...
Không thấy bà ư hử, Nam xốc mẹ lên, giọng lạc hẳn đi:
- Mẹ bị lên máu, anh thật tệ bạc khi cố ý chọc mẹ giận.
Quốc chạy xộc tới lay gọi nhưng bà vẫn không tỉnh. Anh nói:
- Đưa mẹ đi cấp cứu ngay mới được.
Nam quýnh quáng:
- Anh giết mẹ rồi...
Quốc nạt:
- Im ngay!
Nam nghiến răng:
- Nếu làm sao, tôi sẽ giết anh.
Không nói không rằng, Quốc ẫm bà chạy ra đường, Nam hấp tấp chạy theo trong khi Khanh ngồi phịch xuống ghế.
Nếu bà Tuyết có chuyện gì bản thân cô cũng không tha cho Quốc, dù trong tim cô anh là hình bóng duy nhất
Đang nghĩ ngợi lung tung, Khanh bỗng nghe tiếng khóc thút thít. Cô hốt hoảng chạy tìm và thấy Cẩm Tiên ngồi giấu mặt sau kẹt cửa.
Ôm con bé vào lòng, cô lo lắng:
- Sao vậy, Cẩm Tiên?
Con bé mếu máo;
- Mẹ em sẽ chết phải không?
Lặng người vì câu hỏi bất ngờ của nó, Khanh ấp úng:
- Em nói mẹ nào?
- Mẹ của em và cậu Hai ấy. Em biết hết rồi.
- Em biết cái gì?
Cẩm Tiên vừa khóc vừa nói:
- Em biết ba em là cái ông bị cậu Hai đánh bửa hổm. Ổng là người xấu nên cậu Hai không cho ổng nuôi em, nhưng mẹ em đâu có xấu, sao cậu Hai cũng không cho mẹ nuôi em vậy?
Hoài Khanh ậm ự:
- Tại mẹ em bệng nên cậu Hai sợ bà bị mệt.
Cẩm Tiên nói như hét:
- Chị nói láo. Tại cậu Hai độc ác nên mẹ mới bệnh. Em thương mẹ và ghét cậu Hai lắm!
Dứt lời con bé nức nở khóc. Hoai Khanh thở dài khổ sở. Mọi người cứ tưởng Cẩm Tiên còn nhỏ sẽ không hiểu gì nên khi nói chuyện không để ý đến nó. Nào ngờ con bé đã đoán ra mọi thứ từ những câu rời rạc của từng người. Nó khôn hơn Quốc tưởng rất nhiều. Bây giờ anh giấu nó cũng muộn rồi...
Cẩm Tiên lắc tay cô:
- Chị Khanh đưa em vào nhà thương thăm mẹ đị
Hoài Khanh như Bừng tỉnh, cô vội vành đẩy chiếc citi ra. Ngồi sau lưng cô, Cẩm Tiên im lặng như đang nghĩ ngợi rất nhiều.
Đến cửa bệnh viện, con bé leo xuống và nghiêm chỉnh nói như tuyên bố:
- Em sẽ ở với mẹ chứ không đi Sai Gon.
Khanh gật đầu:
- Chị cũng nghĩ vậy. Em nên nói cho cậu Hai biết ý mình.
Cẩm Tiên nghiêm nghị gật đầu. Hai chị em vào trong và thấy Quốc với Nam đang đứng bên ngoài phòng cấp cứu.
Thay vì bước đến bên Quốc, không hiểu sao Khanh lại đứng ngay cạnh Nam và hỏi:
- Bác gái thế nào rồi?
Anh lắc đầu, mặt căng thẳng làm Khanh thấy sợ hãi khi nghĩ tới mẹ mình trước kia. Từ khi mẹ chết tới giờ, Khanh chưa lần nào bước vào nhà thương. Cái không khí lành lạnh đầy mùi ête luôn cho cô cảm giác bất ổn. Bất giác cô rùng mình.
Cẩm Tiên chạy đến bên Quốc giọng nài nỉ:
- Cho em vài thăm mẹ đi Cậu Hai.
Đang ngồi gục đầu, anh ngước lên thật nhanh và nhìn Cẩm Tiên như nhìn... vật thê? lạ. Rồi cái của anh chuyển sang Khanh kèm theo lời trách móc:
- Sao lại nói với nó chuyện đó chứ!
Cô bình thản trả lời:
- Tự nó biết chớ em không hề nói gì hết. Trẻ con bây giờ nhạy cảm hơn người lớn nhiều.
Cẩm Tiên lại nhắc lại đòi hỏi của nó, Quốc lắc đầu:
- Bác sĩ còn đang khám bệnh, chúng ta không vào được đâu.
Anh vừa dứt lờ, một cô y tá thò đầu ra:
- Người nhà của bà Tuyết nhận toa đi mua thuốc.
Nam vội vàng chạy tới:
- Mẹ tôi tỉnh chưa?
- Đã tỉnh rồi nhưng không nên vào thăm nhiều vì bác ấy còn yếu lắm. Phải tráng để xúc động như vừa rồi. Nếu không chúng tôi không dám bảo đảm đâu.
Nam đẩy cửa phòng lách vào. còn lại Quốc, Khanh chẳng biết nói gì với anh. Hai người im lặng và tránh không nhìn nhau. Thời gian tích tắc trôi qua nhanh, nhưng rất nặng nề. Cô chờ ở anh một câu ân hận nhưng Quốc vẫn lặng thinh. Giữa hai người có một khoảng cách vô hình và không ai chịu lên tiếng để phá vỡ nó đị
Nam bước ra giọng trống không?
- Mẹ muốn gặp Cẩm Tiên, Khanh đưa nó vào giùm anh.
Cô lắc đầu:
- Việc này để anh Quốc sẽ thích hợp hơn. Em phải về cho tụi nhỏ ăn cơm, bác gái tỉnh là tốt rồi. Em sẽ tới thăm lúc khác.
Quốc chưa kịp nói gì, Khanh đà quầy quả bước đi. Nam nhún vai:
- Tôi phải đi mua thuốc cho mẹ đây.
Anh sải bước thật dài để bắt kịp Hoài Khanh. Cô đưa chìa khoá xe cho anh, rồi lặng lẽ ngồi pha sau.
Nam hơi nghiêng đầu về phía cô:
- Như vầy làm anh nhớ những ngày ở Sai Gon
- Còn em lại muốn quên đi, cả những ngày tháng ở đây. Gia đình anh làm em mệt mỏi quá rồi.
- Anh Quốc làm mệt trái tim em thì đúng hơn. Anh đã bảo ảnh là quái vật kia mà.
Hoài Khanh thở dài:
- Sao ảnh không chịu tha thứ chứ?
Nam nói ngay:
- Vì ảnh chưa bao giờ phạm sai lầm hay phạm lỗi để có thể hiểu mặc cảm phạm lỗi ra sao. ảnh không hiểu được sự khổ sở của anh khi nhìn thấy vết sẹo trên mặt ảnh, cũng như nỗi ám ảnh của mẹ khi nghĩ tới đứa con gái mình sinh ra nhưng không được dưỡng nuôi. Thú thật khi nghe mẹ anh vừa khóc vừa kể trong tuyệt vọng tội lỗi bà từng mắc phải, anh đau khổ vô cùng nhưng sau đó anh lại dễ dàng thông cảm mẹ hơn anh Quốc.
Ngừng một chút để suy nghĩ, Nam nói tiếp:
- Cuộc đời anh Quốc là một chuỗi dài thành công. Thành công quá dễ khiến người ta dễ tự kiêu. Mà người tự kiêu ít bao giờ thông cảm với kả khác lắm!
Khanh lắc đầu:
- Khanh hẳn là nhu vậy. Quốc cũng có những nỗi khổ riêng. Ảnh nặng lo quá nên thấy mình luôn là người gánh vác mọi chuyện kể cả chuyện sai lầm của mẹ ruột. Ảnh cứng ngắt trong cách giải quyết chuyện gia đình, nhưng em tin Quốc sẽ nghĩ lại.
Nam chép miệng:
- Đến nước này không nghĩ lại cũng không được. Ngay cả em cũng vậy.
- Em không hiểu ý anh.
Nam cao giọng:
- Nên yêu nữa hay không nên yêu nữa. Đó là vấn đề của em và anh Quốc.
Hoài Khanh thờ ơ hỏi:
- Phần anh thì sao?
- Anh vẫn tiếp tục yêu khi em chưa là vợ ai hết.
Khanh nói:
- Anh nên yêu một người khác vì em là một người khó thay đổi. Biết đâu sau này em và Quốc sẽ chia tay, nhưng không thể nào em đến với anh. Không thể nào, anh hiểu chứ?
Nam trầm giọng:
- Chuyện gì cũng có thể hết Hoài Khanh ạ!
- Nhưng chuyện này thì không. Chúng ta nên kết thúc ở đây. Hứa với em đi Nam!
Nam im lặng. Anh đưa Khanh tới nhà rồi lại phóng xe đi. Một mình trong căn phòng trống, Khanh ôm đầu nghĩ ngợi về cuộc tình giữa cô và Quốc, về tính cách của hai người... Bạch Yến từng chê Nam là một thằng con trai nhí nhố. Quốc cũcng từng chê Khanh ngốc nghếch, hung hăng như thằng nhóc chưa biết trời cao đất rộng là gì.
Anh là một gã rất mật đàn ông với đầy đủ cá tính ngang ngược, kiêu ngạo trong đối xử, độc đoán, đam mê và quyến rũ trong tình yêu, anh cần "một cô gái hiểu anh, yêu anh đứng về phía anh trong mọi tình huống" chớ đâu cần một thằng con trai hay chống đối như Hoài Khanh.
Tóm lại hai người không hợp nhau, nếu cứ kéo dài cuộc tình này biết sẽ đi tới đâu, khi cứ sớm nắng chiều mưa, hết giận tới hờn vì không ai nhịn ai?
Tốt nhất có lẽ hai người nên xa nhau một thời gian để nhìn kỹ lại chính tình yêu của mình thì hơn. Nhưng nếu xa nhau thì nhớ làm sao chịu nổi.
Vùi đầu vào gối, Hoai Khanh cố ý chờ Quốc sẽ đưa Cẩm Tiên về, thế nào anh cũng vào tìm cô. Khanh sẽ nói với anh những điều mình nghĩ xem ý Quốc thế'' nào. Chắc anh sẽ đồng ý... đi lại từ đầu trong cách nhường nhịn nhau, vì anh rất yêu cô. Riêng Hoài Khanh cũng sẽ sửa đổi cho tánh tình dịu dàng, đằm thắm hơn. Rồi cả hai sẽ lại say đắm bên nhau như chưa hề xảy ra hờn giận.
Nhưng Hoai Khanh chờ mài vẫn không thấy Quốc ghé. Hôm sau cô nghe nói anh đi Buôn Mê Thuộc khi đã đông ý để bà Tuyết chăm sóc Cẩm Tiên.
Với cô anh chỉ nhờ bà Điệp nhắn lời chúc hạnh phúc...
Lẽ nào một cuộc tình kết thúc như thế? Hoài Khanh không tin Quốc dửng dưng rời xa mình, nhưng sự thật là thế. Anh đã lẳng lặng bỏ đi và tất cả chỉ còn lại lời chúc phúc buồn tênh nhuốm màu giả dối.
o O o
Chun môi hút một hơi sửa đậu nành, Bạch Yến tấm tắc khen:
- Chỗ này bán ngon thật, hèn chi lúc nào cũng đông, tao muốn uống thêm một chai nữa.
Hoai Khanh cố kìm sự nóng nảy xuống bằng giọng vừa ngọt vừa dịu:
- Mày uống ba chai tao cũng chìu, nhưng tao nghĩ đâu phải mày kéo tao ra đây chỉ vì thèm sữa?
Yến tròn mắt:
- Tao thèm sữa thật mà!
- Không có chuyện gì khác sao?
Vừa ngậm cái ống hút, Yến vừa lắc đầu. Hoài Khanh tối sầm mắt thất vọng. Cô khuấy nhẹ ly cafe đen ít đường của mình mà hồn để tận đâu đâu.
Phải nói cô đang trông thư của Quốc. Từ hôm về Sai Gon đến nay, anh viết cho cô được ba lá thư, mỗi lá cách nhau hai tháng qua địa chỉ của nhà Bạch Yến. Cả ba lá thư ấy Khanh đều gởi trả lại cho Bưu điện. Cô muốn quên Quốc để khỏi phải khổ dài dài như cô đã từng khổ. Thế nhưng muốn nhớ hay quên không phải do cô điều khiển con tim, khối óc mình được. cành muốn quên cô lại càng nhớ, nhớ đến nhói lòng.
Bạch Yến nói khơi khơi:
- Có nhiều người thật kỳ cục. Cứ ngóng thơ, nhưng hễ có thư là trả lại chả cần biết người viết cho mình nghĩ thế nào, đau khổ ra sao?
Khanh gượng gạo:
- Mày nói tao đấy à? Thế mày có biết khi đem gửi trả thơ, lòng tao vui hay buồn không?
Xoay cái ống hút trong tay, Yến nói:
- Tao chỉ thấy mày tự làm khổ mình. Đã yêu thì tội gì phải thế, trong khi hắn đã hạ mình viết những mấy lá thơ để rồi bị trả lại...
Khanh lắc đầu, giọng buồn hiu:
- Vấn đề khong phải ở chỗ đó. Tao không chịu nỗi tính cách của Quốc, trước đây đã một lần giận, ảnh lẳng lặng bỏ đi cả tháng trời mới quay lại xin lỗi, bây giờ lại một lần nữa ảnh làm y như thế rồi viết thơ. Viết làm gì khi ảnh chả tôn trọng người mình yêu.
- Gởi trả thơ lại trả lẽ là tôn trọng người yêu mình? Mày sai rồi! Cả hai... Đứa bây đều chưa... đứa nào dứt khoát với nhau. Nếu muốn chia tay phải ngồi lại nói rạch ròi, chớ đâu phải phũ phàng gởi trả thơ qua bưu điện kiểu như làm mình làm mẩy để thử lòng kiên nhẫn, sức chịu đựng của đối phương.
Liếc Khanh một cái, Yến lên giọng cụ non:
- Cho mày hay cái gì cũng có giới hạn, mặt thẹo sẽ khong viết thơ cho mày nữa đâu.
Hoài Khanh phớt tỉnh:
- Vậy càng tốt. Tao khỏi tốn công ra bưu điện.
- Và khỏi tốn công ngóng thơ rồi hỏi rón hỏi rén tao... có chuyện gì không? Tao đang có chuyện đấy, nhưng chắc mày khôong thích nghe đâu.
Ngọ nguậy trên ghế, Khanh liếm môi:
- Tao ghét nhất tật ấp mở. Thà không nói thì thôi, chớ lơ lơ lửng lửng là giết người đó.
- Ghê nhỉ! Chưa chi đã kết tội người khác. Tao chả giết ai đâu, nhưng mày đang giết lần giết mòn mặt thẹo đó.
- Có nghiêm trọng dữ vậy hông? Là người không có trái tim, Quốc không dễ chết vì tình đâu!
Bạch Yến hút một ngụm sữa rồi rồi tự động chuyển đề tài:
- Hôm kia cô Điệp về thăm nội, và vừa đi sáng nay...
Khanh kêu lên:
- Sao cổ vội dữ vậy?
- Mày thừa biết rồi. Đi lâu lấy ai trông bọn nhỏ cho cổ?
Khanh ngập ngừng:
- Cô Điệp có hỏi gì tao không?
Bạch Yến vuốt tóc:
- Cổ hỏi dạo này mày thế nào? Tao bảo đã ổn định rồi, vì ba nó đã gởi tiền riêng cho nó vừa đủ để có thể ăn học, và thuê nhà trọ để ở.
- Chậc! mày dài dòng kể lể với cô Điệp làm gì?
- Tại cổ quan tâm và muốn nghe không biết đâu chừng để kể lại với ai đó, khi họ không nhận được lá thơ hồi âm nào từ mày.
Khanh nhếch môi:
- Tau không nghĩ mình quan trọng đến thế đâu. "Họ" có chân mà. Muốn gì sao không tìm đến nhau, bày đặt thơ từ làm như ở đâu bên kia trái đất không bằng.
Bạch Yến lắc đầu:
- Mày chỉ biết trách người ta mà không chịu tìm hiểu. Nghe cô Điệp nói thấy tội ông vua bò từng vang danh thiên hạ ghê đị
Lúc Khanh chưa đoán được Yến muốn nói gì, thì cô đã thở dài nói tiếp:
- Cô Điệp kể rằng lần đó Quốc bị té ngựa lăn xuống triền núi gãy nát hai xương đùi, chấn thương cột sống, bây giờ chỉ nằm một chỗ... ngáp ngáp thôi.
Hoài Khanh rụng rời tứ chi, cô rũ người trên cái ghế vải, hàm cứng ngắt không mở miệng được, ngực nặng như bị bóng đè.
Có lẽ trông cô kinh dị lắm nên Bạch Yến hốt hoảng la lên:
- Bình tĩnh lại coi Khanh. Mày làm sao vậy?
Mắt mỡ to vô vọng, Hoài Khanh như chết sững, Bạch Yến chồm qua lay cô thật mạnh:
- Tao đùa mà! Mày đừng làm tao sợ...
Khanh nấc lên một tiếng rồi khóc oà lên:
- Đối với Quốc, nằm một chỗ còn hơn chết. Trời ơi! Tao không tưởng tượng nổi cuộc đời ảnh lại bi thảm như vậy.
Thở phào nhẹ nhỏm khi thấy Khanh đã khóc, đã nói được, Bạch Yến góp lời vào:
- Đúng là bi thảm khi một người đàn ông trẻ, khỏe, đam mê công việc mà phải thành phế nhân nằm một chỗ, đã vậy người yêu còn xa lánh không thèm hồi âm lấy một lá thơ. Nếu là tao, chắc tao tự tử chết rồi.
Nghe Yến nói thế Khanh càng khóc to hơn, cô gục đầu vào tay nức nở:
- Suốt thời gian qua, Quốc đau khổ biết chừng nào. Ảnh cần lời an ủi, lòng yêu thương, nhưng tao lại nhẫn tâm quá. Tất cả tại tao cố chấp, không chịu bỏ qua những khuyết điểm của Quốc, trong khi tao vẫn còn... yêu ảnh.
Yến nhỏ nhẹ:
- Tại mày không biết Quốc bị té ngựa nên mới đối xử như thế. Cái quan trọng là bây giờ mày tính như thế nào? Có trở về với Quốc trong tình trạng bi thảm này không? Mày phải suy nghĩ thật chín chắn.
Vẫn ôm lấy mặt, Khanh sụt sùi:
- Hơn bao giờ hết, lúc này Quốc đang cô đơn đau đớn và tuyệt vọng, tao phải đến với ảnh. Nhưng bây giờ Quốc ở đâu, cô Điệp có nói cho mày biết không?
Vừa hỏi cô vừa ngước mặt lên nhìn Yến. Nhưng ánh mắt cô khựng lại vì cái dáng to cao quen thuộc của một người. Hắn ta đứng sau lưng Bạch Yến và say đắm nhìn cô....... khóc.
Cảnh vật quanh Khanh như mờ đi, tai cô ù đặc không nghe được những âm thanh dồn dập từ cái lao gần đó. Tồn tại duy nhất trong cô là Quốc. Anh gầy hơn trước một chút, nhưng lại phong trần lảng tử hơn xưa.
Cô đang nghẹt thở vì bất ngờ thì giọng Yến chợt vang lên:
- Anh ngồi xuống đây đi, ai lại đứng như trời trồng vậy.
Đến lúc này Khanh mới nhận ra anh hơi khập khễnh với một cái tó, có điều tay chân vẫn còn nguyên. Thì ra con nhỏ Yến và Quốc đã bày trò cho cô khóc, cho cô nói thật lòng mình. Đối với cô lúc nào Quốc cũng độc ác. Vừa yêu anh cũng vừa ghét anh, cô lắp bắp:
- Thì ra hai người hợp nhau gạt tôi. Bao giờ với anh, tôi cũng là trò đùa. Sao toi lại... khổ vì anh hoài vậy chứ?
Bạch Yến phân bua:
- Tất cả tại cái mồm mắm muối của tao. Anh Quốc không biết gì hết. Ảnh chỉ muốn gặp được mày thôi...
Đứng bật dậy, Khanh nói như hét:
- Tao không muốn gặp ảnh....
Dứt lời cô xô ghế bỏ chạy, Quốc đứng dậy chụp tay cô, nhưng Khanh mím môi đẩy mạnh anh ra. Khanh nghe tiếng Quốc gọi mình, tiếng Bạch Yến kêu lên thản thốt vì chuyện gì đó, nhưng cô không ngừng lại.
Mộtt lần nữa tự ái đã đẩy bật tình yêu ra khỏi tim cô, dù vừa mới tức thời đó thôi trái tim ấy ngập tràn đau khổ vì Quốc.
Thẩn thờ đi trên phố, Khanh quay cuồng với câu hỏi độc nhất: "Có yêu Quốc không" rồi đau khổ tự trả lời "Có". Tình yêu đó đâu có tội gì, sao cô cứ mãi dày dò mình thế?
Đã nói khi yêu, người ta bất chấp khó khăn, trở ngại để đến với nhau. Giữa cô và Quốc chẳng có trở ngại gì ngoài trở ngại bản thân. Cô trách Quốc cố chấp, còn mình thì sao? Anh đã về tận Sai Gon tìm Khanh, cô còn muốn gì hơn nữa mà bỏ chạy, không để anh nói lời nào. Sáu bảy tháng xa nhau chưa đủ để hiểu lòng mình sao?
Rõ ràng cô khắc khoải chờ từng lá thơ của anh, nhưng sau đo vì tự cao đã gởi trả lại. Bây giờ anh bằng xương bằng thịt xuất hiện, cô lại không muốn gặp dù cô yêu đế chết được.
Tình yeu muốn tồn tại phải vun đắp, nuôi dưỡng nó. Khanh đã làm được chuyện này chưa hay cố ý làm nó chết yểu?
Suy cho cùng Quốc là người đàn ông từng trải vững vàng về mọi mặt, đáng cho Khanh gởi trái tim mình. Khuyết điểm lớn nhất ở anh phải chăng là yêu đồng cỏ hơn yêu cô. Nếu vậy cũng đâu trách Quốc được, đã yêu anh cô phải chấp nhận lép vế một chút với thiên nhiên bao la thôi. Tính cách Quốc là thế, khó lòng làm anh thay đổi lắm. Nếu thật sự không thể thiếu Quốc trong cuộc sống, có lẽ cô là người chấp nhận đổi thay. Muốn làm chỗ dựa tinh thần của Quốc, rộng lượng và yêu anh nhiều hơn nữa, tất cả không thể làm trong một ngày một buổi được.
Cô hấp tấp trở lại quán La_mi, Nhưng Quốc và Bạch Yến đã về rồi. Hoài Khanh muốn khóc hết sức khi nghĩ đến cái tật đi ở bất chợt của Quốc. Biết đâu giờ anh đang lầm lì ngồi sau tay lái chiếc xe tải bám đầy bụi đỏ để về Buôn Mê Thuột rồi? Nếu thế còn lâu lắm cô mới có thể gặp anh....
Buồn bã đeo cái ba lô nhỏ xíu lên vai, Khanh lang thang đếm từng bước thầm. Cô sợ trở về nhà, ngồi đối diện với bóng mình trên vách lắm. Thà cứ lếch thếch ngoài đường như vầy mà đỡ cô đơn hơn.
Nhưng đi mãi cũng phải trở về nhà, cũng tới lúc một mình rơi nước mắt trong gương. Đứng trước cánh cổng sắc đen sì lạnh tanh, cô loay hoay tìm chìa khóa.
Chưa kịp tra chìa vào ổ, Khanh đã nghe giọng Quốc trầm trầm kế bên:
- Để cho anh......
Chưa kịp ngước lên, Khanh đã thấy tay mình nằm trọn trong đôi tay của Quốc. Cô khong rút tay lại, cũng không nói lời nào khi mọi việc diễn ra cứ y như trong tưởng tượng.
Vừa bước vào sân, Quốc đã ôm cô chặt cứng, giọng anh thản thốt:
- Anh nhớ em quá!
Đây là lần đầu tiên Quốc nói là nhớ cô. Khanh chợt thổn thức khi nghe mùi đồng cỏ, mùi gió bụi thoảng trong da thịt anh. Cô nôn nao chờ một nụ hôn quen, nhưng Quốc chỉ nâng cằm cô lên và nhìn thật kỹ, thật lâu như sợ cô biến mất đị
Mộtt tay chóng tó, một tay ôm Khanh, Quốc từng bước theo cô vào nhà.
Khanh lo lắng hỏi:
- Chân anh sao rồi?
Quốc âu yếm nhìn cô:
- Anh bị té ngựa nhưng chỉ bị trật khớp, bong gân.
- Vậy mà nhỏ Yến làm em hết hồn.
- Anh cũng không ngờ cô ấy lại nói thế. Nhưng nếu như anh chỉ nằm một chỗ ngáp ngáp, em có yêu anh nữa không?
Khanh giấu mặt vào ngực Quốc:
- Ðừng bắt em trả lời câu “nếu như”… dễ sợ đó. Em sẽ chết trước anh đấy!
Quốc vuốt nhẹ Tóc Khanh:
- Biết nói thế sao lại gởi trả thơ anh?
- Vậy tại sao anh bỏ em đi Buôn Mê Thuột mà không một lời từ biệt?
Quốc thở dài:
- Biết nói thế nào nhỉ? Anh không biện minh gì hết, nhưng chích xác nhất là anh thấy mặc cảm trước sai lầm của mình đối với mẹ và Cẩm Tiên. Em lại ủng hộ Nam và tỏ vẻ thân thiện với nó khi có mặt anh. Lúc ấy anh cứ nghĩ em quay lại với Nam. Thôi thì anh bỏ đi là tốt nhất cho cả ba người. Nhưng để quên được em quả là khó. Anh làm việc quần quật như dân nô lệ thời trung cổ với mong muốn đêm về ngả lưng xuống giường là ngủ ngay. Khổ nỗi sự rã rời của thể xác càng làm nỗi đau của tâm hồn hiện rõ hơn. Anh đã nhận ra nếu thiếu em tất cả đối với anh là vô nghĩa.
Khanh cong môi:
- Trước kia anh cũng từng nói thế mà!
- Nhưng lần này anh thấm thía hơn khi biết em đã về Sai Gon. Lẽ ra anh phải tìm em ngay, chẳng hiểu sao anh lại ngại. Anh sợ nghe từ môi em lời nói khô lạnh lùng vô cảm, nên đã bày đặt viết thợ
Hơi nhếch môi cười Quốc nói:
- Để rồi sau đó đêm đêm nằm gác tay lên trán. Nghiền ngẫm thơ Xuân Diệu:
“Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất
Anh cho em, kèm với một lá thư
Em không lấy là tình anh đã mất..."
Hoài Khanh đặt ngón tay trỏ lên miệng Quốc:
- Nhưng thật ra anh có mất gì đâu. Em đây rồi mà.
Quốc siết cô thật chặt:
- Anh đúng là ngốc, lẽ ra anh phải mạnh dạn tìm em sớm hơn, biết đâu chừng đã không bị ngã ngựa đến trặc chân.
Khanh lắc đầu:
- Tìm sớm hơn chắc gì đã gặp em. Em mới hết ghét anh, hết giận anh khi rời khỏi quán nước thôi …
-Tại sao lại không ghét, không giận anh nữa?
Khanh thì thầm:
- Tại nhiều thứ lắm, nhưng sâu xa nhất là tại em yêu anh hơn em tưởng. Những lời nói dối của Bạch Yến có tác dụng y như quả bom làm em rung động. Nếu thế được cho anh, em sẵn làm làm phế nhân ngồi một chỗ…
Quốc kêu lên:
- Ðừng ao ướt khờ dại như vậy Bù Tọt. Tất cả buồn phiền đã qua rồi. Anh không ngốc nghếch nhắc tới nơi đâu
Vòng tay ôm lưng anh, Khanh nhõng nhẽo:
- Vậy hãy nói chuyện khác cho em nghe đi! Gia đình anh thế nào rồi?
Quốc trầm ngâm:
- Anh ít về Ninh Thuận lắm. Nghe Tý Lớn nói rằng Cẩm Tiên rất vui khi sống với mẹ. Ðiều này chứng tỏ nó cần một người mẹ, một gia đình như trước kia em thường nói. Mẹ cũng vui, bà đã thoát khỏi sự… ám ảnh của Mười Hết, dù hắn đang sống với Tú Vân ở gần đó.
Khanh chớp mắt:
- Còn Nam thì sao?
Quốc thản nhiên trả lời:
- Cậu ta làm ăn cũng khá. Sau khi bán khu chân núi cho Tú Vân, Nam mua mấy mẫu đất trồng nho đã có thu hoạch. Dầu sao trồng trọt cũng đỡ vất vả hơn chăn nuôi. Anh tin trong tương lai, Nam còn phát triển cơ ngơi hơn nữa. Nó nhạy bén với thị trường lắm. Ðiều đó khiến anh an tâm. Biết đâu một ngày nào đó nó sẽ lên ngôi “Vua Nho” như nó từng ao ước.
Cúi xuống nhìn Khanh, Quốc nói:
- Chỉ có anh ở bước khởi đầu. Dù tất cả đã ổn định, nhưng phải hai năm nữa mới đâu vào đó đúng theo ý anh.
Nâng cằm Khanh lên, Quốc dịu dàng:
- Ráng đợi anh hai năm nữa nhé...
Hoài Khanh khẽ gật đầu rồi hạnh phúc nhìn vào mắt anh. Ðôi mắt sâu thẳm mênh mông luôn dõi về những đồng cỏ bạt ngàn vô tận………