It often requires more courage to read some books than it does to fight a battle.

Sutton Elbert Griggs

 
 
 
 
 
Tác giả: Arundhati Roy
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: The God Of Small Things
Dịch giả: Thanh Vân
Biên tập: Yen Nguyen
Upload bìa: Yen Nguyen
Số chương: 23
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 8
Cập nhật: 2023-06-18 15:52:50 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
8.
Chúc Mừng Sophie Mol Của Chúng Ta Về Nhà
gôi nhà Ayemenem là một ngôi nhà cũ, rộng lớn, nhưng bề ngoài trông cách biệt. Tuồng như nó đã làm một chuyện nhỏ nhen với những người đang sống trong đó. Giống như một ông già mắt mũi kèm nhèm đang ngắm nhìn lũ trẻ con chơi đùa, chỉ thấy loáng thoáng trong những tiếng hò la inh ỏi và những trò hào hứng
Mái nhà lợp ngói, dốc ngược, đã xỉn mầu và mốc rêu vì năm tháng và gió mưa. Những khung hình gỗ hình tam giác trạm trổ cầu kỳ lấp khít vào đầu hồi, ánh sáng lọt qua đó rồi rơi xuống nền nhà tạo thành những hình thù rắc rối đầy bí ẩn. Những con sói. Những bông hoa. Những con kỳ đà. Hình dáng thay đổi khi mặt trời chuyển động trên nền trời. Và chết rất đúng giờ, lúc chạng vạng tối.
Các cửa ra vào không có hai cánh, mà là bốn ô cửa khớp bằng gỗ tếch, để trong những ngày xa xưa, các bà có thể khép nửa chừng, chống khuỷu tay lên thành cử và mặc cả với những người bán hàng rong mà không sợ lộ từ thắt lưng trở xuống. Họ còn có thể mua thảm, mua vòng, ngực họ che kín còn mông để trần.
Chín bậc từ đường xe chạy dẫn đến hiên trước. Một sân khấu cao và đường bệ, mọi thứ trên đó tỏa ra hơi hướng và tầm quan trọng của buổi diễn. Nó nhìn thẳng xuống khu vườn trang trí của Baby Kochamma, một con đường lát sỏi bao quanh, thoai thoải dần xuống chân đồi có ngôi nhà phía trên.
Một cái hiên sâu, mát mẻ ngay giữa buổi trưa, lúc mặt trời gay gắt nhất.
Khi láng sàn nhà bằng xi măng đỏ, người ta đã đổ lòng trắng của gần chín trăm quả trứng vào đó. Sàn nhà bóng lộn.
Phía dưới cái đầu bò rừng nhồi, chân dung của bố chồng và mẹ chồng treo một bên, Mamachi ngồi trên một chiếc ghế bành thấp bằng liễu gai, bên cái bàn bằng liễu gai, trên đặt một bình hoa pha lê xanh, cắm một giỏ phong lan đỏ tía cong rủ xuống.
Buổi trưa nóng nực và yên tĩnh. Một không khí chờ đợi.
Mamachi giữ cái đàn violon bóng lộn dưới cằm. Cặp kính mầu đen mờ đục, mắt kính xếch, gọng kính có gắn những viên kim cương giả. Cái sari của bà hồ cứng và thơm phức. Mầu trắng ngà và vàng. Đôi hoa kim cương rực sáng trên tai bà như những ngọn chúc đài xinh xắn. Những chiếc nhẫn hồng ngọc của bà lỏng lẻo. Nước da bà mịn màng, trắng xanh, có nếp nhăn giống lớp kem trên mặt sữa lạnh, điểm những nốt ruồi mầu đỏ. Bà rất đẹp. Bà đã già, tuyệt vời, vương giả.
Một Bà Mẹ Góa mù với câ
Trong những năm tháng trẻ trung hơn, với tính khôn ngoan và biết lo xa, Mamachi đã thu nhặt những sợi tóc rụng của bà vào một cái túi thêu nhỏ để trong bàn trang điểm. Lúc đã đủ, bà cuốn thành một búi tóc rồi giấu kỹ cùng các món nữ trang. Vài năm trước đây, khi tóc bà bắt đầu thưa và bạc, bà găm búi tóc đen nhánh lên mái đầu nhỏ nhắn của bà. Bà thấy việc này hoàn toàn có thể chấp nhận được, vì những sợi tóc này đều là của bà. Đến tối, tháo búi tóc xuống, bà cho phép các cháu tết mín tóc còn lại thành một cái đuôi chuột hoa râm, óng dầu, chặt chẽ, buộc bằng dây cao su. Một đứa tết tóc cho bà, trong lúc những đứa khác đếm những cái nốt ruồi không sao đếm xuể của bà. Chúng thay phiên nhau.
Trên lớp da đầu được che dấu cẩn thận bằng những món tóc ít ỏi Mammachi có những nếp gợn hình lưỡi liềm, nhô cao. Những vết sẹo của những trận đánh đập từ xưa trong cuộc hôn nhân cũ. Những vết sứt trên bình hoa bằng đồng thau của bà.
Bà chơi Lentement, một đoạn thuộc Tổ khúc I trong vở Âm nhạc Thủy triều của Hadel. Đằng sau cặp kính xếch, cặp mắt vô dụng của bà nhắm nghiền, nhưng bà có thể thấy tiếng nhạc rời khỏi tiếng vĩ cầm của bà, bay bổng vào buổi chiều như một làn khói.
Trong đầu bà, nó giống như những tấm rèm màu được kéo lên trong một ngày đẹp trời.
Trong lúc chơi đàn, ký ức bà trở lại những năm có mẻ hoa quả dầm đầu tiên của bà. Trông chúng mới đẹp làm sao! Chúng được đóng chai và gắn xi, xếp trên chiếc bàn gắn đầu giường bà, để chúng là vật đầu tiên bà chạm vào trong buổi sáng, lúc thức dậy. Đêm hôm đó, bà đi nằm sớm, nhưng quá nửa đêm một chút bà thức giấc. Bà sờ sẫm tìm mấy cái chai, những ngón tay lo lắng của bà dính phải một lớp dầu. Những chai quả dầm đứng trong một vũng dầu. Dầu ở khắp mọi nơi. Dưới cuốn Kinh Thánh của bà. Tràn khắp mặt bàn đầu giường. Món xoài dầm trong dầu đã nở ra, làm các chai bị rò.
Mammachi tham khảo trong cuốn sách Bảo quản trong phạm vi gia đình mà Chacko mua cho bà, nhưng không tìm ra giải pháp. Sau đó bà đọc một bức thư gửi anh rể của Annamma Chandy, ông ta làm Giám đốc Khu vực của Nhà máy Hoa quả dầm ở Bombay. Ông gợi ý bà tăng tỷ lệ chất bảo quản bà đang dùng. Cả muối nữa. Nó đã giúp được bà, nhưng chưa triệt để. Ngay cả bây giờ, sau từng ấy năm, những cái chai của Thiên đường Hoa quả dầm vẫn hơi bị rò. Tuy khó nhận thấy, song chúng vẫn bị rỉ ra, khi mang đi xa các nhãn chai thấ dầu và trong suốt. Hoa quả dầm tiếp tục có vị hơi mặn.
Mammachi băn khoăn liệu bà đã làm chủ được nghệ thuật bảo quản hoàn hảo chưa, liệu Sophie Mol có thích nước nho ướp đá không. Thứ nước đỏ thắm mát lạnh trong cốc.
Rồi bà nghĩ đến Margaret Kochamma. Bà vốn coi thường chị. Con gái một chủ hiệu, trong đầu Mammachi quanh quẩn nghĩ về Margaret như vây. Thế giới của Mammachi đã được xếp đặt như thế này. Nếu bà được dự lễ cưới ở Kottayam, bà sẽ thì thầm với bất xứ ai đến đó rằng “Ông ngoại cô dâu là thợ mộc của cha tôi. Kunjukutty Eapen ấy à? Em gái của cụ ông ta chỉ là một bà đỡ ở Trivandrum. Nhà chồng tôi đã từng sở hữu cả một vùng.”
Nếu Margaret Kochamma có là người thừa hưởng ngai vàng nước Anh, Mammachi vẫn khinh miệt chị. Mammachi tức tối không chỉ vì chị không thuộc tầng lớp lao động. Bà căm ghét Margaret Kochamma vì chị là vợ Chacko. Bà căm ghét chị đã bỏ Chacko. Nhưng bà còn căm ghét gấp bội nếu chị vẫn ở với con trai bà.
Cái ngày Chacko ngăn Pappachi đánh bà (thay vào đó, Pappachi đập gẫy tan cái ghế), Mammachi sắp xếp hành trang của một người vợ và rắp tâm gìn giữ nó cho Chacko. Từ đó trở đi, Chacko trở thành người được bà ký thác mọi tình cảm phụ nữ của bà. Anh ta là Người Đàn ông của bà. Là tình yêu Duy nhất của bà.
Bà biết những mối quan hệ phóng đãng của anh ta với những người phụ nữ trong nhà máy, chúng không ngừng xúc phạm bà. Lúc Baby Kochamma nêu việc đó ra, Mammachi trở nên căng thẳng, bà mím chặt môi:
- Nó không thể không có Những nhu cầu của Đàn ông - bà nói, vẻ nghiêm nghị.
Lạ lùng thay, Baby Kochamma chấp nhận lời giải thích đó, bà run lên một cách bí ẩn vì ý niệm về Nhu cầu của Đàn ông được phê chuẩn một cách tuyệt đối trong Ngôi nhà Ayemenem. Cả Mammachi lẫn Baby Kochamma chẳng thấy có gì nghịch mắt. Họ chỉ lo những tên Naxalite, nổi tiếng vì việc bắt đàn ông trong các Gia đình Tử tế phải lấy các cô hầu gái đã bị họ làm cho có mang.
Mammachi đã cho xây một lối riêng biệt vào phòng Chacko, ở mãi cuối phía đông ngôi nhà, để các đối tượng thỏa mãn Nhu cầu cho anh ta đến đó không phải đi suốt ngôi nhà. Bà bí mật giúi tiền cho họ, mong cho họ vui vẻ. Họ nhận tiền vì họ cầnó con nhỏ và bố mẹ già. Hoặc có chồng tiêu sạch số tiền tiết kiệm được ở các quán rượu. Sự thu xếp này hợp với Mammachi, vì trong đầu bà, mọi việc đều được gạn lọc bằng món tiền thù lao. Tình dục tách rời tình yêu. Nhu cầu tách rời tình cảm.
Tuy nhiên, Margaret Kochamma là một chuyện rất khó xử. Vì không có cách nào để phát hiện ra, Mammachi chỉ có thể mong Margaret Kochamma không có ý định tiếp nối những quan hệ xác thịt với Chacko. Trong thời gian Margaret Kochamma ở Ayemenem, Mammachi cố điều kiển những tình cảm khó làm chủ của bà bằng cách nhét tiền vào các túi quần áo mà Margaret Kochamma để trong thùng giặt. Margaret Kochamma chưa bao giờ trả lại tiền, đơn giản vì chị chưa bao giờ thấy nó. Túi áo chị trống rỗng vì tiền đã chui vào thắt lưng của anh hầu Aniyan. Mammachi biết thế, nhưng bà giải thích sự im lặng của Margaret Kochamma như là ngấm ngầm nhận sự trả công cho thiện ý của Mammachi, bà tưởng tượng nó được giành cho con trai bà.
Vì thế Mammachi rất mãn nguyện, coi Margaret Kochamma chỉ như một con điếm, còn anh hầu Aniayan sung sướng có thêm món tiền chè thuốc hằng ngày. Dĩ nhiên Margaret Kochamma vẫn vui vẻ, chị không hay biết gì về toàn bộ sự dàn xếp này.
Một con chim bù xù tên gọi Hwoop - Hwoop  đậu trên thành giếng và rũ đôi cánh mầu đỏ xinh.
Một con quạ ăn cắp được mẩu xà phòng đầy bọt, ngậm trong mỏ.
Trong nhà bếp tối tăm, đầy khói, Khochu Maria lùn tịt đang kiễng chân bơm kem lên chiếc bánh ngọt hai tầng dòng chữ CHÚC MÙNG SOPHIE MOL CỦA CHÚNG TA VỀ NHÀ. Dù trong những ngày này, phần lớn phụ nữ Công giáo Syria bắt đầu mặc sari, Kochu Maria vẫn mặc chatta trắng, tay lửng, cổ chữ V và mundu trắng, bộ quần áo gấp nếp, xòe ra như cái quạt sau lưng bà ta. Cái quạt của Kochu Maria ít nhiều che đi được cái tạp dề kẻ caroo, xếp nếp, hết sức vô lý mà Mammachi khăng khăng bắt bà ta mặc trong nhà.
Kochu Maria có những cẳng tay ngắn ngủn, mập mạp, những ngón tay như quả chuối mắn, cái mũi to nung núc, lỗ mũi khum khum. Những nếp nhăn sâu trên da nối từ mũi xuống cằm, rồi chia ra khắp phần còn lại của khuôn mặt như một cái vòi. Đầu bà ta quá to so với người. Trông bà ta giống như một cái bào thai ngâm, đã trốn khỏi bình phoocmon trong một phòng thí nghiệm Sinh học và càng có tuổi càng nở phình ra, béo mập l
Bà cất tiền trong vạt áo trên, cố thít chặt quanh ngực cho phẳng lì đôi vú không tuân theo đạo lý Cơ đốc của bà. Đôi hoa tai kunukku của bà dầy, bằng vàng. Thùy tai của bà phồng lên thành những vòng thòng lọng nặng trĩu, đu đưa quanh cổ bà, những chiếc hoa tai chỗm chệ trên đó như những đứa trẻ sung sướng nhún nhẩy. Thùy tai phải của bà đã có lúc đứt ra và bác sĩ Verghese Verghese phải khâu lại. Kochu Maria không thể thôi đeo đôi Kunukku vì nếu làm thế, làm sao mọi người biết được rằng dù công việc nấu bếp của bà là xoàng xĩnh (lương bẩy nhăm rupi một tháng), bà vẫn là một người Công giáo Syria, Mar Thomite? Không phải là người Pelaya, hoặc Pulaya, hoặc Paravan. Mà là một Giáo dân thượng đẳng, thuộc tầng lớp Có thể chạm tới được. Những mảnh thùy tai được khâu lại trông khá hơn rất nhiều.
Kochu Maria không quen được với thói nghiện truyền hình đợi sẵn trong người bà. Nghiện Hulk Hogan. Bà chưa nhìn thấy máy truyền hình bao giờ. Bà không tin có máy truyền hình. Nếu có người nói đến chuyện đó, Kochu Maria ra bộ như ông ấy hoặc bà ấy coi thường sự hiểu biết của bà, Kochu Maria rất cảnh giác với những lời miêu tả của những người khác về thế giới bên ngoài. Bà cho rằng họ lăng nhục sự thiếu giáo dục và sự cả tin (trước kia) của bà. Bây giờ thì lại đảo ngược hoàn toàn. Kochu Maria là một người khó mà tin bất cứ ai nói bất cứ điều gì. Mấy tháng trước đây, hồi tháng Bẩy, khi Rahel kể với bà là nhà du hành vũ trụ Mỹ Neil Armstrong đã dạo bước trên mặt trăng, bà cười phá lên mỉa mai và nói diễn viên nhào lộn người Malayali tên là O. Muthachen đã nhào lộn trên mặt trời. Bà sẵn sàng công nhận là người Mỹ có tồn tại, dù bà chưa thấy ai bao giờ. Thậm chí bà còn sẵn lòng tin cái ông Neil Armstrong ấy có thể là có, dù tên ông ta khá kỳ cục. Nhưng đi dạo trên mặt trăng ư? Thưa không ạ. Bà chẳng tin những bức ảnh mầu xanh, lờ mờ trên tờ Malayala Manorama mà bà không đọc được.
Bà vẫn cho rằng Estha sỉ nhục bà bằng tiếng Anh, khi cậu nói “Et tu, Kochu Maria!”. Bà tưởng câu ấy có nghĩa là Kochu Maria, bà là người lùn, đen đủi, xấu xí. Bà đợi dịp thích hợp sẽ mách cho mà xem.
Bà đã bơm xong kem lên chiếc bánh ngọt cao. Rồi bà quay ngoắt đầu, bơm nốt chỗ kem thừa lên lưỡi. Những vòng socola cuộn tròn vô tận trên chiếc lưỡi mầu hồng của Kochu Maria. Lúc Mammachi gọi từ trên hiên (“Kochu Maria! Tôi nghe thấy tiếng xe!”), miệng bà đầy những kem và bà không thể trả lời. Lúc nuốt xong, bà đưa lưỡi quét lên răng, rồi đánh lưỡi vào vòm miệng, ra vẻ như vừa ăn phải cái gì ch
Tiếng chiếc xe mầu xanh vọng từ xa (qua bến xe buýt, qua trường học, qua ngôi nhà thờ mầu vàng rồi leo lên con đường đỏ, gập ghềnh, lách qua những cây cao su), tạo thành tiếng ì ầm qua dinh cơ ám khói, xám xịt của Thiên đường Hoa quả dầm.
Toàn bộ công việc ngừng lại (ép, thái lát, đun sôi và khuấy, nén, sấy khô, cân và đóng chai).
- Chacko Sarr vannu - tiếng xì xào lan đi. Những con dao thái đặt xuống. Rau đã cắt đôi trên các khay lớn. Loại bỏ những quả bí đắng hơn, gọt dứa. Găng tay cao su nhiều mầu (vui tươi, giống những bao cao su dầy) được tháo bỏ. Những bàn tay đang dầm được rửa sạch và lau vào các tạp dề mầu xanh. Những món tóc tuột ra được vén gọn vào trong những chiếc mũ trùm đầu trắng muốt. Những chiếc mundu xắn lên dưới tạp dề được thả xuống. Những cửa lắp lưới thép mịn của nhà máy xoay trên bản lề, rồi đóng lại ầm ĩ.
Tạp dề xanh, mũ trắng, giống một đám cờ xanh và trắng bảnh bao.
Achoo, Jose, Yako, Anian, Elayan, Kuttan, Vijayan, Vawa, Joy, Sumathi, Ammal, Annamma, Kanakamma, Latha, Sushila, Vijayamma, Jollykutty, Mollykuty, Luckykutty, Beena Mol (các cô gái mang tên những cái xe buýt). Những tiếng rì rầm bất mãn, che dấu dưới lớp vỏ dầy trung thành.
Chiếc Plymoth mầu xanh da trời rẽ vào cổng và lăn lạo xạo trên con đường rải sỏi, nghiền vỡ những vỏ sò nhỏ và những hòn cuội nhỏ mầu đỏ và vàng. Bọn trẻ con nhào ra.
Những đuôi tóc cụp xuống.
Những tay áo phồng được kéo phẳng.
Những cái đáy thùng mầu vàng nhầu nhò. Rồi những người lớn mắt cá chân sưng phồng. Chậm chạp vì ngồi quá nhiều.
- Các cháu đến rồi đấy à? - Mammachi hỏi, quay cặp kính đen, mắt xếch về phía những tiếng động mới mẻ: tiếng cửa xe đóng sầm, tiếng người đi bên ngoài. Bà hạ thấp cây đàn violon xuống.
- Bà ơi! - Rahel nói với người bà mù, xinh đẹp của em - Estha bị nôn! Lúc đang xem Tiếng Âm nhạc! Và….
Ammu dịu dàng chạm vào cô con gái. Vào vai em. Và cái động chạm của chị có nghĩa là Suỵt… Rahel nhìn quanh và thấy bà mình đang trong một Vở kịch. Nhưng bà chỉ là một phần nhỏ
Bà ấy chỉ như một mũi đất. Có lẽ là một bông hoa. Hoặc một cái cây.
Một bộ mặt trong đám đông. Một người dân thành thị.
Không người nào chào Rahel.
- Nó đâu? - Mammachi hỏi - Sophie Mol của bà đâu? Đến đây cho bà nhìn cháu nào.
Lúc bà nói, Âm điệu Chờ đợi như vấn vương quanh bà, giống màn che con voi trong điện thờ mờ tối bị tan nát và rơi xuống như bụi.
Chacko mặc complê, thắt cà vạt, vẻ no đủ, đắc thắng dẫn Margaret Kochamma và Sophie Mol bước lên chín bậc mầu đỏ, y hệt một đôi cúp tennis mà anh ta vừa giành được.
Một lần nữa, lại toàn nói Những Chuyện Vụn Vặt. Những Việc Lớn Lao ẩn trong đó không hề nói đến.
- Chào bà Mammachi - Margaret Kochamma nói bằng một giọng cô giáo hiền (đôi khi mới trách mắng) - Cảm ơn bà đã cho đón hai mẹ con con. Chúng con không phiền nhiều lắm đâu ạ.
Mammachi bắt gặp mùi nước hoa rẻ tiền đã bị chua ra trong chuyến bay. (Bà có một lọ nước hoa Dior để trong chiếc túi da mềm mầu xanh, cất giữ ở nơi an toàn).
Margaret Kochamma cầm lấy bàn tay Mammachi. Những ngón tay mềm mại, những chiếc nhẫn hồng ngọc nặng trĩu.
- Chào Margaret - Mammachi nói (không thô lỗ, cũng không lịch thiệp), bà vẫn đeo cặp kính đen - Mừng cô đến Ayemenem. Tôi rất tiếc không nhìn thấy cô. Chắc cô cũng biết là tôi gần mù h. - Bà nói, giọng cố tình hạ thấp.
- Ôi không sao ạ - Margaret Kochamma đáp - Con chắc là trông con khó coi lắm - Chị cười gượng gạo, không chắc là có được đáp lời không.
- Không đúng đâu - Chacko nói. Anh ta quay sang Mammachi, mỉm một nụ cười tự đắc mà mẹ anh ta không thể thấy - Cô ấy lúc nào cũng đáng yêu cả.
- Tôi rất tiếc khi nghe tin về… Joe - Mammachi nói. Hình như bà chỉ hơi tiếc thôi. Không phải là rất tiếc.
Một thoáng im lặng, tưởng - nhớ - Joe.
- Sophie Mol của bà đâu? - Mammachi nói - lại đây cho bà nhìn nào.
Sophie Mol được đưa đến chỗ bà Mammachi. Mammachi đẩy cặp kính đen lên mái tóc. Chúng như cặp mắt mèo xếch, ngước nhìn cái đầu bò rừng mốc meo. Cái đầu bò rừng nói “Không. Tuyệt đối không”. Bằng thứ tiếng của Bò rừng Mốc meo.
Ngay cả sau khi ghép giác mạc, Mammachi chỉ có thể nhìn thấy sáng và tối. Nếu có người đứng trên ngưỡng cửa, bà có thể nói có người đang đứng đó, nhưng là ai thì bà chịu. Bà chỉ có thể đọc séc, hóa đơn, hoặc giấy báo của ngân hàng khi đưa sát, chạm đến lông mi bà. Bà giữ tờ giấy này thật chắc, rồi đưa mắt theo đó. Mắt bà đảo từ chữ này sang chữ khác.
Người thành phố (trong bộ váy áo duyên dáng) nhìn Mammachi kéo Sophie Mol sát gần tận mắt để nhìn. Kiểm tra cô bé như một tờ giấy báo của ngân hàng.
Mammachi (bằng con mắt khá hơn) nhìn thấy mớ tóc mầu nâu đỏ (Gần.. gần như vàng hoe), nét cong của đôi má bầu bĩnh có tàn nhang (Gần …gần như hồng hào), cặp mắt xanh xám.
- Mùi của Pappachi - Mammachi nói - Này cháu, cháu xinh lắm phải không? - Bà hỏi Sophie Mol.
- Vâng ạ - Sophie Mool đáp.
- Cháu có cao
- Cao trạc bằng tuổi cháu - Sophie Mol nói.
- Rất cao - Baby Kochamma nói - Cao hơn Estha nhiều.
- Nó lớn hơn - Ammu nói.
- Vẫn còn… Baby Kochamma nói.
Trên còn đường nhỏ cách xa đó, Velutha đi tắt qua các cây cao su. Mình trần. Một cuộn dây điện cuốn quanh một bên vai. Anh mặc chiếc mundu đen in hoa xanh thẫm, xắn đến đầu gối. Trên lưng anh có chiếc lá may mắn của cây vết chàm (làm cho mùa mưa đến đúng lúc). Chiếc lá mùa thu của anh trong đêm tối.
Anh chưa hiện khỏi đám cây và bước ra đường giành cho xe, Rahel đã trông thấy anh và lẩn khỏi Vở kịch rồi chạy đến với anh.
Ammu nhìn thấy em đi.
Từ trên sân khấu, chị ngắm nghía người thực hiện Nghi thức Chào hỏi. Velutha nhún chân như đã được dạy, chiếc mundu của anh xòe rộng như một cái váy, như cô gái bán bơ sữa trong Bữa điểm tâm của Nhà Vua. Rahel cúi chào (và nói “Cúi chào”). Rồi cả hai ngoắc ngón tay vào nhau và trịnh trọng bắt tay đúng kiểu các chủ nhà băng trong một buổi ký kết.
Trong ánh mặt trời lốm đốm lọc qua đám lá cây xanh thẫm, Ammu ngắm Velutha nâng bổng con gái chị lên, nhẹ nhàng như nâng một đứa bé bơm phồng bằng không khí. Lúc anh tung cô bé lên và giơ tay ra đỡ, Ammu thấy trên mặt Rahel sự hưng phấn cao độ vì được bay trên không.
Chị thấy những bắp thịt trên bụng Velutha căng ra dưới lớp da, như được thoa sôcôla. Chị không hiểu sao cơ thể anh lại thay đổi đến thế, thay đổi một cách lặng lẽ từ thân hình một chú bé phẳng lì thành thân hình một người đàn ông. Đầy những đường nét và rắn chắc. Thân hình của một vận động viên bơi lội. Của một thợ mộc hay bơi lội. Bóng loáng như được thoa sáp ong.
Anh có đôi gò má cao và nụ cười trắng
Chính nụ cười này nhắc Ammu nhớ đến Velutha hồi nhỏ. Giúp Vellya Paapen đếm dừa. Giơ những món quà nhỏ đã làm cho chị, đặt trên đầu ngón tay để chị có thể cầm lấy chúng mà không chạm vào anh ta. Những con thuyền, những cái hộp, những cái cối xay gió nhỏ xíu. Anh gọi chị là Ammukutty. Bé Ammu. Mặc dù chị hơn tuổi anh chút ít. Giờ đây chị nhìn anh, chị không thể nghĩ sao mà anh ít giống chú bé khi xưa đến thế. Nụ cười của anh là một mẩu hành lý bé nhỏ anh mang theo từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành.
Ammu bỗng hy vọng chính anh là người Rahel đã thấy trong cuộc tuần hành. Chị mong chính anh giương cao lá cờ và cánh tay xiết chặt vì giận dữ. Chị hy vọng dưới cái vỏ vui vẻ kia, ẩn giấu một sự cuồng nộ với cái thế giới tự mãn, phân chia đẳng cấp mà chị vốn căm ghét.
Chị hy vọng đó là anh.
Chị sửng sốt thấy con gái chị tiếp xúc thân thể thoải mái với anh. Sửng sốt thấy con gái chị hình như có một thế giới phụ, loại trừ chị hoàn toàn. Một thế giới hiển nhiên của những nụ cười và tiếng cười mà chị, mẹ nó, không thể chung phần. Ammu lờ mờ thấy những ý nghĩ của chị nhuốm mầu ghen tỵ. Chị không cho phép mình nghĩ đến con người mà chị tức tối. Người ấy hoặc đứa con riêng của chị. Hoặc thế giới của những ngón tay ngoắc nhau và những nụ cười bất ngờ.
Người đàn ông đứng dưới bóng cây cao su, những đốm nắng nhẩy múa trên thân hình, đang bế đứa con gái chị trên tay, ngước nhìn lên và bắt gặp cái nhìn chăm chú của Ammu. Bao thế kỷ thâu tóm lại trong một khoảnh khắc phù du. Lịch sử đã sai lầm, mất cảnh giác. Lột tuột ra như da rắn già. Những vết chàm, vết sẹo, những vết thương trong các cuộc chiến tranh xưa cũ và đang tiến bước những ngày lạc hậu, tất cả đều tan biến. Chỉ còn lại một thoáng qua, một thứ lung linh có thể sờ thấy được, nhìn thấy được như nước trong dòng sông hoặc mặt trời trên bầu trời. Rõ ràng như cảm thấy hơi nóng trong một ngày nồng nực, hoặc giật một con cá trên sợi dây câu căng thẳng. Hiển nhiên đến mức không một ai chú ý.
Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, Velutha ngước nhìn lên và thấy sự vật như anh chưa từng thấy bao giờ. Những sự vật từ trước đến nay vẫn bị ràng buộc, bị lịch sử che mờ.
Những sự vật thật giản
Chẳng hạn, anh thấy mẹ của Rahel là một người đàn bà.
Người đó có những lúm đồng tiền xoáy sâu khi cười và còn lưu giữ mãi nét tươi cười trong ánh mắt. Anh thấy đôi tay rám nâu của chị tròn trĩnh, rắn chắc và tuyệt đẹp. Đôi bờ vài chị rạng rỡ, nhưng đôi mắt chị như ở tận chốn đâu đâu. Anh thấy rằng đưa quà tặng chị, họ không cần phải để trên đầu ngón tay để chị không chạm phải anh nữa. Những con thuyền, những cái hộp của anh. Những cái cối xay nhỏ xíu của anh. Anh cũng thấy anh không chỉ là người cho quà. Mà chị cũng có những món quà cho anh.
Sự hiểu biết này khía vào anh sắc như lưỡi dao. Lạnh và nóng cũng một lúc.
Chỉ thoáng qua trong giây lát.
Ammu thấy điều anh nhìn. Chị ngoảnh đi. Anh cũng thế. Lũ ma quỷ trong lịch sử trở lại đòi hỏi họ. Lại quấn họ trong tấm da sống cũ kỹ, đầy những vết sẹo và kéo họ trở về nơi họ đang sống thực. Nơi Luật Yêu đương quy định phải yêu ai. Yêu như thế nào. Và yêu bao nhiêu.
Ammu bước lên thềm, trở lại với Vở kịch. Chị run rẩy.
Velutha nhìn xuống vị Đại sứ S. Nhãi nhép trên tay anh. Anh đặt cô bé xuống. Anh cũng run rẩy.
- Nhìn xem này! - anh vừa nói, vừa nhìn bộ áo váy diêm dúa, tức cười của em - Đẹp quá đi mất! Cô sắp đi lấy chồng chắc?
Rahel lao vào nách anh và cù lấy cù để. Rích rích rích!
- Hôm  qua cháu nhìn thấy chú - em nói.
- Ở đâu? - Velutha cao giọng, vẻ ngạc nhiên.
- Đồ nói dối! - Rahel nói - Nói dối và giả vờ nữa. Cháu nhìn thấy chú thật mà. Chú mặc áo sơ mi, tay cầm cờ. Và chú lờ cháu đi.
- Aiyyo kashlam - Velutha nói - Tôi làm thế sao được. Cô thử nói xem. Velutha này đã bao giờ làm thế chưa? Chắc đấy là em sinh đôi mất tích từ lâu của tôi.
- Em sinh đôi nào mất tích từ lâu?
- Anh chàng ngốc Urumban ấy mà… Một người sống ở Kochi.
- Urumban là ai? - Lúc đó Rahel nhìn thấy cái  nháy mắt - Đồ nói dối! Chú không có em trai sinh đôi nào hết! Chẳng có Urumban nào cả! Đó chính là chú!
Velutha cười phá lên. Anh có tiếng cười thật đáng yêu vì anh cười thật lòng.
- Không phải tôi đâu - anh nói - Tôi nằm bẹp vì ốm.
- Nhìn kìa, chú đang cười! - Rahel nói - Nghĩa là chính là chú. Cười có nghĩa là “Chính là chú”.
- Chỉ có tiếng Anh mới thế thôi - Velathu nói - Thầy giáo dạy tiếng Malayalam của tôi thường nói “Cười nghĩa là không phải tôi”.
Rahel thoáng ngẩn người ra. Em lại lao vào nách Velutha lần nữa. Rích rích rích!
Vẫn cười, Velutha nhìn Vở kịch dành cho Sophie.
- Sophie Mol của chúng ra đâu? Để chúng ta nhìn cái nào. Cô nhớ đưa cô ấy đến hay cô bỏ mặc cô ấy đấy?
- Đừng nhìn ra đằng ấy - Rahel nài nỉ.
- Sao vậy? - Velutha nói.
- Vì cháu không muốn chú nhìn - Rahel nói.
- Thế Estha Mon đâu? - Velutha nói với vị đại sứ đang chễm chệ trên lưng anh, đôi chân vòng quanh thắt lưng anh, đôi tay bé nhỏ, dinh dính đang bịt chặt lấy mắt anh - Tôi không muốn nhìn thấy cậu ấy
- Ôi, chúng tôi đem bán anh ấy ở Cochin rồi - Rahel khoái chí nói - Lấy một bao thóc. Và một cái đèn.
Những bông hoa đăng ten ram ráp trên bộ váy áo đè trên lưng Velutha. Những bông hoa đăng ten và một chiếc lá may mắn bừng nở trên tấm lưng đen cháy.
Nhưng lúc Rahel nhìn lên Vở kịch tìm Estha, em không thấy Estha đâu
Trở lại Màn kịch, Kochu Maria tới, thấp lùn đằng sau cái bánh ngọt cao ngất.
- Bánh đây ạ - bà ta nói với Mammachi, hơi to quá.
Kochu Maria thường nói với Mammachi hơi to vì bà ta cho rằng đôi mắt mù lòa sẽ ảnh hưởng thật tự nhiên đến các giác quan khác.
- Kando, Kochu Mariye? - Mammachi nói - Bà có nhìn thấy Sophie Mol không?
- Kandoo, Kochamma - Kochu Maria nói quá to - Toi có thể nhìn thấy cô ấy.
Bà ta cười với Sophie, cái cười quá rộng. Bà ta cao đúng tầm Sophie.
Dù có cố gắng thế nào vẫn thấp hơn một Giáo dân Srya.
- Cô ấy có nước da giống mẹ - Kochu Maria nói.
- Có cái mũ của Pappachi - Mammachi khăng khăng
- Tôi không biết điều đó, nhưng cô ấy xinh lắm - Kochu Maria nói to - Sundarikutty. Cô ấy thực là một tiểu thiên thần.
Các tiểu thiên thần có nước da ở bãi biển và mặc váy xòe ra dưới gối.
Các tiểu quỷ mặc bộ váy áo mầu bùn nâu, trán sưng tướng, có thể thành sừng. Tóc buộc túm lên bằng sợi dây Tình yêu-ở-Tokyo. Và có thói quen đọc ngược.
Nếu bạn nhìn kỹ, sẽ thấy quỷ Sa tăng trong mắt chúng.
Kochu Maria cầm lấy hai bàn tay Sophie, những ngón tay giơ lên, rồi nâng chúng lên sát mặt và hít vào thật sâu.
- Bà ấy làm gì thé? - Sophie Mol muốn biết, đôi bàn tay London mềm mại của em bị xiết chặt trong đôi tay Ayemenem chai cứng - Bà ấy là ai và tại sao lại ngửi tay con?
- Bà ta là người nấu bếp - Chacko nói - Đấy là cách bà ta hôn con.
- Hôn? - Sophie Mol ngỡ ngàng, nhưng thích thú.
- Kỳ thật! - Margaret Kochamma nói - Cái kiểu ngửi như thế! Đàn ông với đàn bà cũng làm thế với nhau à?
Chị không ngờ mình nói to đến thế, và chị đỏ bừng mặt. Một cái hố hình cô giáo đang bối rối trong Vũ trụ.
- Ô, lúc nào cũng thế! - Ammu nói, tiếng chị hơi to hơn tiếng lầm bầm mỉa mai mà chị định nói - Chúng tôi đẻ con theo kiểu ấy đấy.
Chacko không đánh chị.
Nên chị không đánh lại anh.
Nhưng Không khí Chờ đợi biến thành Giận dữ.
- Tôi nghĩ rằng cô nợ vợ tôi một lời xin lỗi, Ammu - Chacko, giọng che chở và sở hữu (anh ta mong Margaret Kochamma không nói “Vợ cũ thôi, Chacko!”, và ném bông hồng vào anh ta).
- Ồ không! - Margaret Kochamma nói - Đó là lỗi tại tôi! Tôi chưa bao giờ định nói tướng lên như thế… ý tôi định nói là, tôi định nói là nghĩ đến điều đó cũng thấy hay rồi.
- Đó là một câu hỏi hoàn toàn hợp thức - Chacko nói - Tôi muốn Ammu phải xin l
- Chúng ta ắt phải cư xử giống một bộ tộc man rợ chết dẫm nào đấy vừa mới phát hiện ra chứ gì? - Ammu hỏi.
- Trời ơi! - Margaret Kochamma nói.
Trong sự im lặng đầy tức giận của Vở kịch, Ammu quay lại chiếc Plymouth, lấy vali rồi đóng sầm cửa, trở về phòng mình, đôi bờ vai rạng rỡ. Để lại tất cả ngỡ ngàng, không hiểu chị học được cái kiểu vô liêm sỉ ấy ở đâu.
Nếu họ được nghe kể sự thật, chắc họ không đến nỗi băn khoăn như thế.
Vì Ammu không phải loại được giáo dục tử tế, chẳng được đọc những cuốn sách, chẳng được gặp những con người đứng đắn để có thể ảnh hưởng đến cách nghĩ của chị.
Chị chỉ là một loại súc vật.
Khi còn nhỏ, Ammu đã học rất nhanh cách coi thường những câu chuyện về Gấu Bố, Gấu Mẹ mà người ta đưa em đọc. Với em, Gấu Bố đánh Gấu Mẹ bằng những lọ hoa bằng đồng thau. Gấu Mẹ chịu những trận đòn ấy, câm lặng, nhẫn nhục.
Khi lớn hơn, Ammu quan sát bố em dệt nên một mạng nhện ghê tởm của ông. Ông tỏ ra duyên dáng và tao nhã với khách khứa, xun xoe nếu khách là người da trắng. Ông ta quyên tiền cho các trại trẻ mồ côi và các bệnh viện phong.
Ông làm việc chăm chỉ, với công chúng ông ta có đạo đức, tinh tế và hào phóng. Nhưng với vợ con, ông ta biến thành một tên ác ôn khủng khiếp, ám muội, đầy những nét xảo trá xấu xa. Họ bị đánh đập, bị sỉ nhục và phải chịu đựng sự ghen tỵ của bè bạn và họ hàng vì có một người chồng, người cha tuyệt vời đến thế.
Ammu trải qua nhiều đêm đông giá lạnh ở Delhi, ẩn trong hàng rào bao quanh nhà (để mọi người trong các gia đinh tử tế không nhìn thấy họ), vì Pappachi đi làm về, cáu bẳn, đánh Ammu và Mammachi rồi đuổi hai mẹ con ra khỏi
Trong một đêm như thế, cô bé chín tuổi Ammu cùng mẹ nấp trong hàng rào, ngắm nhìn dáng chải chuốt của Pappachi trên khung cửa sáng đèn, lượn từ phòng này sang phòng khác. Đánh vợ và con gái chưa thỏa (Chacko đến trường vắng), ông ta còn xé rèm cửa, đá đồ đạc và đập nát chiếc bàn. Một giờ sau, đèn tắt, bất chấp những lời nài nỉ của Mammachi đang khiếp sợ, cô bé Ammu bò qua cửa sổ thông gió vào trong nhà, cứu lấy đôi ủng cao su mà em yêu quý hơn mọi thứ trên đời. Em cho đôi ủng vào một cái túi giấy rồi bò trở lại phòng khách, đúng lúc đó đèn bật sáng.
Pappachi đang ngồi duỗi dài trong ghế xích đu bằng gỗ nâu hồng, lặng lẽ đu đưa trong bóng tối. Ông ta tóm lấy em, không nói một lời. Ông ta quật em túi bụi bằng chiếc roi ngựa có tay cầm bằng ngà voi (chính chiếc roi ngựa ông ta để trên lòng trên bức ảnh). Ammu không khóc. Đánh xong, ông ta bắt em mang đến chiếc kéo mầu hồng của Mammachi trong tủ đựng đồ khâu. Trong lúc Ammu đứng nhìn, ông ta cắt vụn đôi ủng mới của em bằng chiếc kéo mầu hồng của mẹ em. Những dẻo cao su đen rơi xuống sàn. Những nhát kéo kêu soàn soạt. Ammu phớt lờ cả bộ mặt rúm ró, sợ hãi của mẹ hiện ra ở cửa sổ. Mất đến mười phút, đôi ủng cao su yêu quý của em mới hoàn toàn bị cắt vụn. Lúc dẻo cao su cuối cùng rơi xuống sàn, ông bố nhìn em bằng đôi mắt lạnh lùng, nhạt nhẽo, rồi đu đưa, đu đưa và đu đưa. Xung quanh là một biển những con rắn cao su quằn quại.
Càng lớn lên, Ammu học được cách sống với sự tàn bạo, tính toán và lạnh lùng này. Cô ngày càng ngạo mạn vì bị đối xử bất công và ngày càng cứng đầu cứng cổ, cái tính liều lĩnh thường phát triển trong những Con người khốn khổ bị những Nhân vật quan trọng khủng bố. Cô chẳng làm gì cụ thể để tránh những cuộc cãi vã và đương đầu. Thật ra, có lẽ chỉ là những cuộc tranh luận mà cô moi móc ra, thậm chí còn thích thú hơn nữa.
- Nó đi rồi sao? - Mammachi hỏi khi thấy quanh bà lặng ngắt.
- Cô ấy đi rồi - Kochu Maria nói to.
- Ở Ấn độ được phép nói “chết dẫm” hở ba? - Sophie Mol hỏi.
- Ai nói “chết dẫm”? - Chacko
- Cô ấy - Sophie Mol nói - Cô Ammu. Cô ấy nói “Bộ tộc man rợ chết dẫm”.
- Cắt bánh và chia mỗi người một miếng - Mammachi nói.
- Vì ở Anh, không được nói thế - Sophie Mol nói.
- Không nói cái gì? - Chacko hỏi.
- Không được phép nói Chết - dẫm - Sophie Mol nói.
Mammachi nhìn ra ngoài buổi trưa rực nắng, cái nhìn không thấy gì.
- Mọi người ở đây cả chứ? - bà hỏi.
- Oower, Kochamma nói - lũ nhặng xanh trong tiết nóng nực nói - Chúng tôi ở cả đây.
Bên ngoài Màn kịch, Rahel nói với Velutha:
- Chúng mình không ở đây, nhé? - Chúng ta không diễn kịch mà.
- Đúng là có Quyền Như vậy - Velutha nói - Chúng ta không Diễn kịch. Nhưng điều mà tôi muốn biết là Esthappappychachen Kuttappen Peter Mon đâu?
Và em đã biến thành một cái cây quăn quăn, vui sướng, ngả nghiêng giữa những cây cao su.
Ôi Esthappappychachen Kuttappen Peter Mon,
Cậu ở đâu, ồ cậu biến đi đâu?
Cái cây ấy biến dần thành một cây Phiền lộ Đỏ thắm.
Chúng tôi tìm cậu ở đây, ở đó.
Những người Pháp này tìm cậu ở khắp nơi.
Cậu đang ở Thiên đường? Hay trong địa ngục?
Cậu ở đâu, hỡi Estha- Pen?
Kochu Maria cắt một miếng bánh mầu trình lên Mammachi.
- Mỗi người một miếng - Mammachi vừa khẳng định với Kochu Maria, vừa đưa những ngón tay đeo nhẫn hòng ngọc sờ nhẹ vào miếng bánh, liệu xem có đủ không.
Kochu Maria hì hục cắt nốt phần bánh còn lại, cần cù, thở phì phò như đang lạng một khúc thịt cừu quay. Bà xếp từng miếng vào một chiếc khay to bằng bạc. Mammachi chơi một giai điệu Chúc mừng Sophie Mol của chúng ta về nhà trên chiếc đàn violon của bà. Một giai điệu của sôcôla, béo ngậy. Vừa ngọt, vừa dính, mầu nâu tan chẩy. Những làn sóng sôcôla trên một bờ biển sôcôla.
Lúc bà đang chơi, Chacko cao giọng (Giọng Giảng bài của anh ta):
- Mẹ ơi! Thế đủ rồi! Chơi violon đủ lắm rồi!
Mammachi ngừng đàn và nhìn về phía Chacko, cái vĩ lơ lửng trong không khí.
- Đủ rồi? Con cho thế là đủ sao, Chacko?
- Quá đủ ấy chứ - Chacko nói.
- Đủ thì đủ - Mammachi lẩm bẩm - Mẹ cũng đang định thôi - Cứ như thể ý nghĩ ấy bất chợt nẩy ra trong trí bà.
Bà đặt chiếc violon vào hộp đàn mầu đen. Đóng lại như chiếc vali. Và âm nhạc nằm trong đó.
Cách. Và cách.
Mammachi lại đeo cặp kính đen lên. Rồi kéo nếp quần áo cho đỡ nóng
Ammu từ trong nhà đi ra và gọi Rahel:
- Rahel! Mẹ muốn con vào ngủ trưa! Ăn bánh xong vào nhà nhé!
Tim Rahel như muốn rụng. Ngủ trưa. Em ghét thứ ấy lắm.
Ammu trở vào trong nhà.
Velutha đặt Rahel xuống, em đứng trơ trọi trên mép đường, bên lề Màn Kịch, Giấc ngủ trưa đáng ghét sắp đến.
- Đừng có quá thân thiết với người đó! Baby Kochamma bảo Rahel.
- Quá thân thiết? Mammachi nói - Với ai vậy, Chacko? Ai là người đang quá thân thiết?
- Rahel - Baby Kochamma nói.
- Quá thân thiết với ai?
- Velutha yêu quý của chị chứ còn ai nữa? - Baby Kochmma nói, rồi với Chacko - Hỏi xem hôm qua nó ở đâu. Rồi có lúc chúng ta phải giơ đầu chịu báng mất thôi.
- Không phải bây giờ - Chacko đáp.
- Quá thân thiết là gì kia? - Sophie Mol hỏi Margaret Kochamma, chị không trả lời.
- Velutha? Velutha ở đây sao? Ngươi ở đây à? - Mammachi hỏi buổi trưa.
- Oower, Kochamma - Anh len qua những cái cây bước vào Màn Kịch.
- Có phát hiện ra điều gì không? - Mammachi hỏi.
- Vòng đệm ở van chân - Velutha nói - Tôi đã thay rồi. Bây giờ máy đã chạy.
- Bật máy đi - Mammachi nói - Bể rỗng tuếch rồi.
- Kẻ này sẽ là Thần Báo oán của chúng ta - Baby Kochamma nói. Không phải vì bà có cái nhìn bất chợt, lóe sáng của một nhà tiên tri. Mà chỉ muốn đẩy anh vào chuyện phiền toái. Chẳng ai chú ý đến bà.
- Hãy nhớ lấy lời tôi - bà nói gay gắt hơn.
- Cô nhìn thấy cô ấy chưa? - Kochu Maria nói lúc đưa khay bánh đến cho Rahel. Bà ta định ám chỉ Sophie Mol - Bao giờ lớn lên, cô ây sẽ là Kochamma của chúng tôi, cô ấy sẽ phát lương cho chúng tôi, sẽ ban sari cho chúng tôi dịp lễ Onam - Kochu Maria sưu tập sari, dù bà ta chưa bao giờ mặc, và có lẽ không bao giờ mặc sari.
- Để làm gì? - Rahel nói - Lúc đó cháu đang ở Châu Phi rồi.
- Châu Phi? - Kochu Maria cười khẩy - Châu Phi đầy những người da đen xấu xí và muỗi.
- Chỉ có bà mới là người xấu xí - Rahel nói, rồi thêm (bằng tiếng Anh) - Mụ lùn ngu xuẩn!
- Cô nói cái gì? - Kochu  Maria dọa dẫm - không cần phải nói lại với tôi. Tôi biết. Tôi nghe thấy rồi. Tôi sẽ mách Mammachi. Cứ đợi đấy!
- Rahel bước qua cái giếng cũ, ở đấy thường có những con kiến bị giết. Những con kiến đỏ có vị chua chua lúc bị bóp chết. Maria mang khay bánh theo em.
Rahel nói không muốn ăn miếng bánh ngu xuẩn ấy tý nào.
- Kushumbi - Kochu Maria nói - Những người hay ghen tỵ sẽ xuống thẳng địa ngục.
- Ai hay ghen tỵ?
- Tôi không biết. Cô nói thử cho tôi nghe - Kochu Maria nói, với cái tạp dề xếp nếà tính tình khó chịu.
Rahel bỏ kính và nhìn lại Màn kịch. Mọi sự nhuốm màu Giận dữ. Sophie Mol đứng giữa Margaret Kochamma và Chacko, trông cứ như bị đòn. Rahel phát hiện ra một cột kiến bóng loáng. Chúng đang trên đường đến nhà thờ. Tất cả đều mặc quần áo đỏ. Chúng phải bị giết trước khi đến đấy. Đi bằng một hòn đá. Không thể để lũ kiến nặng mùi này trong nhà thờ.
Lũ kiến kêu lạo xạo lúc cuộc sống rời bỏ chúng. Giống như một chú bé tý hon đang ăn, hoặc tiếng bánh bích quy bị bóp vỡ.
Nhà thờ của Loài Kiến vắng tanh, Đức Giám mục Kiến đang đợi, mặc bộ áo Giám mục Kiến đến tức cười, lắc lư bình hương bằng bạc kiểu Pháp. Song chẳng có ai đến.
Sau khi đã đợi các tín đồ Kiến một lúc lâu, trán Đức Giám mục Kiến sẽ nhăn lại thật ngộ nghĩnh, rồi ông ta buồn bã lắc đầu. Ông ta nhìn qua cửa sổ kính lấp lánh và lúc chẳng nhìn thấy ai, ông sẽ khóa cửa nhà thờ bằng cái chìa khóa to tướng, làm nhà thờ tối om. Rồi ông về nhà với vợ, và nếu (bà ta chưa chết), họ sẽ có một Giấc ngủ trưa của loài Kiến.
Sophie Mol, đội mũ, váy xòe dưới gấu, được Yêu quý Từ Ban đầu, bước ra khỏi Màn kịch và thấy việc Rahel đang làm sau giếng. Nhưng Màn kịch đi cùng em. Nó đi lúc em đi, dừng lại lúc em dừng. Những nụ cười trìu mến theo sau em. Kochu Maria chuyển khay bánh nhường đường cho em, nụ cười ngưỡng mộ xuội xuống lúc Sophie Mol ngồi xổm bên cái giếng đầy bùn (bộ váy xòe mầu vàng lúc này ướt bùn)
Sophie Mol xem xét kỹ những con kiến chết nặng mùi với vẻ một nhân viên bệnh viện. Hòn đá phủ đầy những mảnh kiến đỏ choét và một vài cái chân kiến run rẩy yếu ớt
Kochu Maria nhìn, với những mẩu bánh vụn.
Những Nụ cười Trìu mến ngắm nhìn một cách âu yếm.
Những Cô bé đang chơi.
Thật
Một đứa nhuốm mầu bãi biển.
Một đứa mầu nâu.
Một đứa được Yêu thương.
Một đứa được yêu ít hơn.
- Để một con sống, cho nó cảm thấy lẻ loi - Sophie Mol đề nghị.
Rahel lờ em đi và giết chết hết. Rồi trong bộ váy áo cùng chiếc quần lót diêm dúa của em (không còn bảnh bao) và chiếc kính chẳng ăn nhập gì, em chạy đi. Biến mất trong bầu không khí nóng nực.
Những Nụ cười Trìu mến vẫn lưu lại trên người Sophie Mol như những chiếc đèn pha, có lẽ ai cũng tưởng hai chị em họ đáng yêu đang chơi trò trốn - tìm, như những chị em họ thân thiết thường làm.
Chúa Trời Của Những Chuyện Vụn Vặt Chúa Trời Của Những Chuyện Vụn Vặt - Arundhati Roy Chúa Trời Của Những Chuyện Vụn Vặt