We have to walk in a way that we only print peace and serenity on the Earth. Walk as if you are kissing the Earth with your feet.

Thich Nhat Hanh

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Mo
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1787 / 201
Cập nhật: 2016-09-17 16:43:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10
gười Chăn Chiên Và Các Con Chiên
Gioan 10,1-6
'"Thật, tôi bcio thật các ông: Ai không đi qua cửa mù vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mồ vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. 2Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. 3Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. 4Khi đã cho clĩiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. 5Cìuing sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ. ” 6Đức Giêsu kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng hụ không hiểu những điều Người nói với họ.
Không một hình ảnh nào về Chúa Giêsu được ưa chuộng bằng hình ảnh Người Chăn Chiên Tốt Lành. Bức tranh Người Chăn
10,1-6
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 263
Chiên đã được đan dệt chặt chẽ vào nsôn ngữ và hình ảnh trong Kinh Thánh. Phần đất chính của xứGiuđê là vùng cao nguyên nằm ở giữa, chạy dài khoảng 60 cây số từ Bêtên đến Hêprôn, chiều ngang từ 22 km đến 28 km. Mặt đất phần lớn là gồ ghề, có nhiều đá. Giuđê là vùng đất thuận lợi cho chăn nuôi hơn là trồng trọt. Do đó hình ảnh quen thuộc nhất với vùng cao nguyên xứ Giuđê là người chăn chiên.
Đời sống của người chăn chiên tại xứ Palestine rất vất vả. Không bầy chiên nào dám ăn cỏ nếu không có mặt người chăn chiên bên cạnh. Vì thế người chăn không hề được nghỉ ngơi, cỏ rất ít, chiên thường phải đi loanh quanh, và vì không có hàng rào bảo vệ nên người chăn phải luôn luôn theo dõi bầy chiên. Phía bên kia cao nguyên nhỏ hẹp này là một dốc thẳng đứng, dẫn xuống vùng hoang địa có nhiều đá lởm chởm, hiểm trở, và chiên thường có thể đi lạc mất luôn. Công việc của người chăn không chỉ có tính cách thường trực, mà còn nguy hiểm nữa, vì phải bảo vệ bầy chiên chống lại thú dữ, nhất là chó sói, và lúc nào cũng có bọn trộm cướp sẵn sàng bắt chiên. George A.Smith đi du lịch Palestine, đã viết: “Tại cánh đồng hoang trên một vùng cao nguyên, ban đêm vang tiếng tru của chó rừng. Khi bạn gặp một người chăn chiên không ngủ, nhướng mắt nhìn xa, dưới trời sương gió lạnh, tựa mình trên cây trượng, nhìn bao quát bầy chiên tản mác của mình, nhớ và biết rõ từng con một, bạn sẽ hiểu tại sao người chăn chiên xứ Giuđê được đặt lên hàng đầu trong lịch sử của dân tộc Do Thái, tại sao họ đặt tên “ncười chăn” cho vua của họ, dùng người chăn làm biểu tượng của sự chăm sóc, bảo vệ, tại sao Chúa Kitô lại lấy người chăn làm thí dụ về sự hy sinh”. Thường xuyên thức canh theo dõi, can đảm chẳng sợ hãi, kiên nhẫn yêu thương đoàn chiên mình, là những đặc điểm thiết yếu của người chăn chiên.
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa thường được mô tả là người chăn chiên, dân Ngài là đoàn chiên. “Đức Chúa là Đấng chăn dắt tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì” (Tv 23,1), “Chúa nhờ tay Môsê và Aharon mà dẫn dắt dân Ngài như một đoàn chiên” (Tv 77,20), “Còn chúng tôi là dân Chúa, là đoàn chiên trong đồng cỏ Chúa, chúng tôi sẽ cảm tạ Chúa mãi mãi” (Tv 19,13), “Hỡi Đấng chăn giữ Israel, hỡi Đấng dẫn dắt Giacóp như đoàn chiên, hãy lắng tai nghe” (Tv 30,1). “Vì Ngài là Thiên Chúa chúng tôi, chúng tôi là dân trong
264 WILLIAM BARCLAY
10,1-6
đồng cỏ Ngài, và là chiên tay Ngài dẫn dắt” (Tv 95,7). “Chúng tôi là dân Ngài, là đoàn chiên trong đồng cỏ Ngài” (Tv 100,3)- Đấng được xức dầu của Thiên Chúa, Đấng Mesia, cũng được mô tả như Người Chăn Chiên, “Ngài sẽ chăn dắt chiên mình như người chăn chiên, qui tụ các chiên con vào cánh tay mình và ẩm vào lòng, từ từ dắt các chiên đang cho con bú” (Is 40,11), “Ngài sẽ chăn bầy chiên của Đức Chúa cách trung tín và công chính, sẽ không để cho một con nào bị vấp trong đồng cỏ, Ngài sẽ dẫn dắt tất cả cách tốt đẹp” (Tv 17,45). Các vị lãnh đạo trong dân được mô tả là người chăn dắt đoàn dân của Chúa và đất nước họ: “Khốn thay cho kẻ chăn hủy diệt và làm tản lạc đoàn chiên trong đồng cỏ ta...” (Gr 23,1-4). Ngôn sứ Eclekiel có đưa ra một bản án khủng khiếp cho các lãnh đạo giả đối, chỉ lo tìm lợi riêng thay vì tìm những điều tốt lành cho bầy chiên: “khốn nạn cho kẻ chăn dắt Israel, là kẻ chỉ nuôi mình! lại chẳng phải là những kẻ chăn lo cho bầy chiên ăn sao?” (Ed 34).
Hình ảnh người chăn chiên được chuyển sang Tân Ước. Chúa Giêsu là Người Chăn Chiên Tốt Lành. Ngài là người chăn sẩn sàng hy sinh mạng sống để tìm và cứu vớt con chiên lạc (Mt 18,12; Lc 15,4). Ngài động lòng thương dân chúng vì họ như bầy chiên không có người chăn (Mt 9,36; Mc 6,34). Các môn đệ là đoàn chiên nhỏ của Ngài (Lc 14,27; Mt 26,31). Ngài là Đấng chăn giữ linh hồn người ta (lPr 2,24), và là ĐâVig Chăn Chiên Cao Cả (Dt 13,20).
Như Cựu Ước từng mô tả, các vị lãnh đạo của Hội Thánh là những người chăn, và tín đồ là chiên. Nhiệm vụ người chăn là nuôi dưỡng chiên của Chúa, tự nsuyện chấp nhận công tác quản trị đoàn chiên, chứ không phải làm việc đó cách miễn cưỡng, làm việc vì nhiệt tình chứ không ham lợi, không lạm dụng địa vị, quyền hành, hầu làm gương tốt cho đoàn chiên (1 Pr 5,2.3). Phaolô khuyên các kỳ mục tại Êphêxô hãy chăm sóc đoàn chiên mà Chúa Thánh Thần đã đặt họ làm người quản lý (Cv 20,28). Mệnh lệnh cuối cùng Chúa Giêsu đã ban cho Phêrô là phải chăn dắt, và nuôi dưỡng các chiên của Ngài (Ga 21,15-19). Từ “mục tử” trong Ep 4,11 là chữ La Tinh, có nghĩa là người chăn chiên.
Người Do Thái có một truyền thuyết thật hay để giải thích tại sao Chúa chọn Môsê làm lãnh tụ dân Ngài. Lúc Môsê còn chăn chiên cho nhạc gia trong đồng vắng, thì một con chiên con bỏ chạy
10,1-6
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 265
xa bầy. Môsê chạy theo nó cho đến khi nó tới một hố có giếng tìm nước uống. Lúc đuổi kịp nó, ông nói: “Ta không biết mày chạy đi vì mày khát nước. Bây giờ chắc mày mệt lắm phải không?”. Ông vác con chiên lên vai, đem nó về. Bởi đó Chúa phán: “Vì ngươi có lòng thương đưa một con chiên trở về bầy, nên ngươi sẽ được chăn dắt đoàn chiên của ta, là dân Israel”.
Chữ “người chăn chiên” vẽ cho chúng ta bức tranh về tình thương luôn luôn kiên trì, theo dõi, chăm sóc của Thiên Chúa. Điều này nhắc nhở chúng ta về nhiệm vụ của mình đối với đồng bào, nhất là khi chúng ta giữ một chức vụ nào đó trong Hội Thánh của Chúa Ki tô.
Người Chăn Chiên Và Các Con Chiên
Gioan 10,1-6
Người chăn chiên tại xứ Palestine có những cách làm việc khác với người chăn chiên ở nước ta. Muốn hiểu hết ý nghĩa của hình ảnh này, chúng ta phải quan sát một người chăn chiên và cách làm việc của người ấy.
Trang bị của người chăn chiên rất đơn giản. Anh có một cái túi làm bằng da thú dùng để đựng thức ăn. Thức ăn gồm có bánh mì, trái cây khô, vài trái ôliu và phô mai. Anh cũng có cái “trành”. Nhiều người ở Palestine có tài “dùng trành ném đá không trật một sợi tóc nào” (TI 20,16). Người chăn chiên dùng trành ném đá như một khí giới vừa phòna thủ, vừa tấn công. Nhưng người ấy còn sử dụng nó một cách khá đặc biệt nữa. Tại Palestine không có chó chăn chiên, khi muốn gọi một con chiên đi xa bầy quay lại, người chăn đặt một viên đá vào cái trành, ném cho rơi đúne phía trước mũi con chiên sắp đi lạc, như một lời cảnh cáo bảo nó quay lại. Anh có cây trượng. Cây trượng là một khúc gỗ, một đầu phình to ra và thường có đóng đinh, ở đầu kia xoi một lỗ, xỏ sợi dây thừng qua đó, cột vào lưng người chăn chiên. Đây là khí giới tự vệ mà người chăn chiên sử dụng chống thú rừng, trộm cướp. Anh có cây gậy. Cây gậy có một cái móc, dùng móc móc vào cổ chiên kéo nó quay lại nếu nó muốn chạy đi. Chiều tối, lúc cho bầy chiên vào ràn, người chăn cầm gậy chận ngang cửa vào, gần sát mặt đất, và
266 WILLIAM BARCLAY
10,1-6
mỗi một con chiên đều phải bước vào dưới đầu gậy (Ed 10,37; Lv 27,32), trong khi chiên đi qua dưới đầu gậy, người chăn nhanh mắt quan sát xem nó có bị thương tích gì trong ngày không.
Mối liên hệ giữa chiên với người chăn ở Palestine rất khác ở Anh quốc. Ớ Anh, phần lớn người ta nuôi chiên để giết thịt, còn tại Palestine người ta nuôi chiên để xén lông làm len. Vì thế, chiên được sống nhiều năm với người chăn, và người chăn cũng thường đặt tên cho chiên để gọi chúng. Thông thường, những tên đó có tính cách mô tả đặc điểm của con chiên, như con “Châu nâu”, con “Tai đen”. Tại Palestine, người chăn đi trước, chiên theo sau. Người chăn đi trước để xem đường đi có an toàn không, có gì nguy hiểm không. Lắm lúc bầy chiên phải được kích thích. Một du khách kể lại, ông thấy người chăn dẫn bầy chiên vượt qua một dòng suối cạn như sau: ban đầu bầy chiên không chịu đi qua; cuối cùng, người chăn giải quyết bằne cách ẵm một con chiên con đi qua suối. Khi chiên mẹ thây con nó đã ở bờ bên kia, nó cũng vượt băng qua, chẳng bao lâu, cả bầy đều theo sang bờ bên kia.
Bên phương Đông, chiên nghe biết và hiểu tiếng của người chăn, nó chẳng bao giờ nghe theo tiếng người lạ. H.V.Morton đã có một đoạn mô tả đặc sắc về cách thức người chăn chuyện trò với bầy chiên của mình: “Thỉnh thoảng anh ta nói chuyện với chúng bằng một siọng nói lớn như hát, bằng một ngôn ngữ quái dị chưa hề nghe ai nói bao giờ. Lần đầu tiên tôi được nghe tiếng chiên, dê như vậy, lúc đang ở trên các ngọn đồi phía sau Giêricô. Một người chăn clê vừa đi xuống một thung lũng và bắt đầu leo lên sườn đồi phía đối diện, khi quay lại, anh thây bầy còn ở mãi đằng xa, đanạ xúm lại ăn lá cây của những bụi rậm trên một đám đất. Anh ta liền cất giọng nói với bầy dê bằng thứ ngôn ngữ mà chắc là thần Pan (vị thần của rừng núi, đoàn vật, và mục đồng của thời cổ Hy Lạp) đã từng nói trên các đồi núi xứ Hy Lạp. Giọng nói nghe thật quái dị, chẳng có tính cách gì là giọng người cả. Lời lẽ gồm toàn những tiếng thú vật kêu, sắp xếp theo trật tự nào đó. Ngay khi anh lên tiếng, trong bầy dê đã có phản ứng, một vài con quay đầu hướng về phía anh, nhưng chúng vẫn chưa vâng lời anh. Người chăn dê liền kêu lên một tiếng nghe nửa như tiếng cười, nửa như tiếng rên. Một con dê, dưới cổ có buộc lục lạc, lập tức ngưng ăn, bỏ cả bầy lại, một mình chạy xuống đồi, vượt qua thung lũng, leo lên sườn
10,7-10
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 267
đồi đốì diện. Người chăn có con dê ấy theo sau, tiếp tục bước đi và biến mất sau một rặng đá. Ngay sau đó, bầy dê còn lại bỗng tỏ vẻ như hoảng sợ, chúng quên ăn nhìn lên tìm kiếm người chăn, nhưng không thấy anh ta đâu cả. Chúng biết ngay rằng người chăn với con dê có chiếc lục lạc dưới cổ không còn ở với chúng, từ rất xa, tiếng cười như rên kỳ quái của người chăn vọng lại và khi nshe tiếng ấy, cả bầy dê xuống thung lũng và leo lên sườn đồi, chạy theo anh” (Morton, Theo Dấu Chân Thầy, 154-155). Trong quyển Xứ Thánh và Kinh Thánh, Thompson cũng kể lại một câu chuyện tương tự: “Thỉnh thoảng người chăn lại cất giọng để nhắc nhở chúng về sự hiện diện của mình. Chúng biết giọng một người lạ, lập tức chúng khựng lại, quay đầu chạy trốn, vì biết đó là tiếng người lạ. Tôi đã thí nghiệm việc này nhiều lần, chúng đều phản ứng như vậy”. Đó chính là bức tranh của Gioan.
H. V.Morton kể lại cảnh tượng mà ông thấy trong hang đá ở gần Bêlem. Có hai người chăn chiên cho hai đoàn chiên của họ trú qua đêm trong cùng một hang đá. Làm thế nào để lựa hai bầy mà không lẫn lộn nhau. Một người chăn đứng cách đó một khoảnơ, cất giọng đặc biệt mà chỉ có chiên của anh ta mới hiểu được, lập tức bầy chiên của anh chạy theo anh. Chúng không chạy theo tiếng của bất cứ ai khác vì chúng biết tiếng gọi của người chăn chúng. Một du khách hồi thế kỷ 18 thuật lại một người chăn tại Palestine đã khiến bầy chiên của mình nhảy múa nhanh hoặc chậm, tùy theo tiếng huýt gió hay tiếng sáo đặc biệt của anh.
Mỗi chi tiết trong đời sống người chăn chiên đều soi sáng cho bức tranh về Người Chăn Chiên Tốt Lành, mà chiên Ngài nghe được tiếng Ngài, và Naài thì luôn luôn lo lắna chăm sóc cho chiên mình.
Cửa Vào Sự Sông
Gioan 10,7-10
7 Vậy, Đức Giêsu lại nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. 8 Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp; nhưng chiên đã không nghe họ. 9Tôi lù cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Nqười ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. 10 Kề trộm chí đến để
268 WILLIAM BARCLAY
10,7-10
ăn trộm, giết hại va phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
Người Do Thái đã không hiểu ý câu chuyện về Người Chăn Chiên Tốt Lành nên Chúa Giêsu phải nói thật rõ, không giấu giếm, người chăn chiên đó chính là Ngài.
Naài bắt đầu nói: “Ta là cửa”. Trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu đề cập hai loại ràn chiên. Tại các làng mạc và thị trấn, có những ràn chiên cộng đồng, tất cả các bầy chiên tại địa phương đó đều được nhốt chung khi chúng trở về buổi tối. Các ràn chiên ấy được bảo vệ bằng môt khung cửa thật chắc chắn mà chỉ có người canh cửa mới được giữ chìa khóa mà thôi. Đó là loại chuồng chiên Chúa Giêsu đề cập đến trong câu 2,3. Nhưng đến mùa nắng âm, khi chiên được thả trên núi, đêm đến không lùa về làng, thì chúng được nhốt trong các ràn chiên ngoài sườn đồi. Các ràn chiên trên sườn núi này chỉ là một khoảng đất trống có rào chung quanh, có một chỗ trống cho chiên ra vào, không có cửa nẻo gì cả. Đêm đến người chăn chiên nằm ngay tại khoảng trống làm chỗ ra vào, không có chiên nào ra vào được, trừ phi nó bước qua người chăn. Nói theo nghĩa đen thì người chăn chính là cửa, không có lối nào để ra vào được, ngoại trừ bước qua chính người chăn.
Đó là điều Chúa đề cập đến khi Ngài nói: “Ta là cửa”. Chỉ nhờ Ngài và chỉ qua Ngài, loài người mới có thể đến với Thiên Chúa. Phaolô nói: “Đó là nhờ Ngài mà chúng ta... được đến gần Thiên Chúa” (Ep 2,18). Tác giả thư Do Thái viết: “Ngài... là con đường mới và sống” (Dt 10,20). Chúa đã mở ra con đườna đến với Thiên Chúa. Trước khi Chúa Giêsu đến, loài người chỉ nghĩ về Thiên Chúa như một người xa lạ, hoặc tệ hơn như một kẻ thù. Nhưng Chúa Giêsu đã đến bảo cho loài người biết, và mở con đường đến với Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã mở cánh cửa để loài người có thể đến được với Thiên Chúa. Ngài là cánh cửa duy nhất cho loài người đến với Thiên Chúa.
Để mô tả một phần ý nghĩa của việc đi vào để ra mắt Thiên Chúa, Chúa Giêsu dùng một câu nói rất quen thuộc của người Do Thái. Ngài bảo rằng qua Ngài “chúng ta có thể đi vào và đi ra”. Được đi vào, đi ra tự do không có gì trở ngại là cách người Đo Thái dùng để mô tả một đời sống được bảo đảm an toàn. Khi một
TIN MƯNG THEO THANH GIOAN 26y
người CÓ thể đi ra đi vào mà không chút sợ hãi, điều đó có nghĩa là đất nước của nsười đó đang hòa bình, luật lệ và trật tự đans ở thế mạnh, đời sống con người hoàn toàn an ninh. Lãnh tụ quốc gia phải là người có thể đưa họ ra và dẫn họ vào (Ds 27,17). Người vâng phục Thiên Chúa thì Kinh Thánh chép đó là người “được phúc trong khi đi ra và được phúc trong khi đi vào” (Đnl 28,6). Tác giả Tv tin rằng Thiên Chúa sẽ giữ mình lúc ra cũng như khi vào (Tv 121,8). Khi một người nhờ Chúa Giêsu Kitô khám phá được Thiên Chúa là thể nào, thì người đó sẽ nhận được một cảm thức mới về sự an toàn và đảm bảo. Nếu đời sống đã ở trong tay Thiên Chúa như vậy, mọi âu lo sợ hãi đều tan biến.
Chúa Giêsu bảo những kẻ đến trước đều là quân trộm cướp. Khi nói thế, Ngài không có ý nói đến các ngôn sứ và các vị anh hùng, nhưng Ngài muốn nói đến những kẻ phiêu lưu chính trị bạo động vẫn thường nổi lên tại Palestine, hứa hẹn nếu dân chúng theo họ, họ sẽ đưa đất nước đến thời đại hoàng kim. Tất cả những người này đều là những người nổi loạn, dùng bạo lực để mong đoạt quyền hành. Họ tin người ta phải lội trong máu để tiến đến thời đại hoàng kim. Chính vào thời đó, Josephus có đề cập đến hàng vạn vụ rối loạn tại Giuđê, những cuộc xáo trộn do số người hiếu chiến gây nên. Ông đề cập đến những người như đảng viên Nhiệt Thành không SỢ chết, chẳng sợ việc tàn sát ngay cả đến người thân yêu của họ, miễn sao mưu đồ và ước vọng chiến thắng của họ được thành tựu. Chúa Giêsu bảo: “Đã có nhiều người tự xưng là lãnh tụ do Thiên Chúa sai đến với các ngươi. Họ tin tưởng vào chiến tranh, ám sát, khủng bố và gây chết chóc. Nhưng con đường họ vạch ra chỉ đưa đến chỗ xa cách Thiên Chúa hơn. Đường lối Ta là đường lối bình an, yêu thương, là con đường dẫn đến sự sống. Nếu các ngươi chịu theo đường lối của Ta, các ngươi sẽ ngày càng được gần gũi Thiên Chúa hơn”. Thời ây và cả ngày nay, vẫn có nhiều người tin tưởng đi đến hoàng kim thời đại bằng con đường bạo hành, đấu tranh giai cấp, hận thù. hủy diệt, thế nhưng thông điệp của Chúa Giêsu, chính con đường tình yêu là phương pháp duy nhất dẫn đến Thiên Chúa trên thiên đàng và thời đại hoàng kim dưới đất.
Chúa Giêsu tuyên bô" Ngài đến để cho loài người được sông và được sống dồi dào. Câu “được sống dồi dào” có nghĩa là có một cuộc sống vô cùng phong phú. Theo Chúa Giêsu, biết Ngài
27U WILLIAM BARCLAY
1 \J, 1 1-1 J
là ai, Ngài là gì, tức là được một đời sống phonơ phú. Người ta kể, có một binh lính Rôma khôn khổ, mất hết tinh thần và sức sống, đến xin Julius Caesar cho phép anh ta tự sát để kết liễu cuộc đời. Caesar nhìn anh và hỏi: “Này, đã có lúc nào nhà ngươi thật sự sông chưa, mà xin chết'?”. Khi cố gắng tự sống cuộc đời mình, đời sống quả là khó khăn, buồn thảm và đáng chán. Nhưng khi cùng đi với Chúa Giêsu, biết Ngài hiện diện trong cuộc sống mình, cuộc đời chúng ta sẽ có một sinh lực mới, một đời sống dư dật, sung mãn. Chỉ khi nào chúng ta sống với Chúa Kitô, đời sống mới trở thành thật sự đáng sống, mới bắt đầu sống với ý nghĩa đích thực của nó.
Người Chăn Chiên Đích Thực Và Người Chăn Thuê
Gioan 10,11-15
" Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. 12 Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lẩy chiên và làm cho chiên tán loạn,13 vì anh ta Ici kẻ làm thuê, Vil khôn ^ thiết gì đến chiên. 14 Tôi chính ỉà Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, 15 như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.
Đoạn này đưa ra những nét tương phản giữa người chăn tốt và kẻ chăn xâu, người chăn trung tín và kẻ chăn bất trung. Người chăn ở Palestine phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về đoàn chiên. Nếu có chuyện gì xảy ra cho chiên, người ấy phải có bằng chứng để chứng minh mình không có lỗi. Amos có nói đến việc người chăn chiên gỡ được hai giò hay một tai của chiên khỏi hàm sư tử (3,12). Luật qui định: “Nếu con vật bị thú rừng xé chết, người chăn phải có bằng chứng” (Xh 22,13). ở đây muốn nói là kẻ chăn phải đem về một dấu chứng nào đó để chứng minh chiên ấy đã chết, và người ấy đã không thể ngăn chặn được cái chết ấy. Đavit kể cho Saulơ nghe ông chăn chiên cho cha mình, đã đánh đuổi được SƯ tử và gâu (lSm 17,34-36). Isaia đề cập đến việc kẻ chăn chiên được gọi ra để bảo vệ đoàn chiên là điều rất tự nhiên. Lắm khi họ phải
IIINMUINU 1 HbU 1 HANH GIOAN Z/1
làm nhiều hơn thê nữa để cứu chiên, đó là phải liều bỏ mạng sống mình vì chiên. Trong quyển Xứ Thánh và Kinh Thánh, Thompson viết: “Tôi thích thú lắng nghe họ thuật lại một cách sinh động về những trận đánh nhau quyết liệt và tuyệt vọng với đám thú dữ đó. Rồi khi bọn trộm cướp đến, người chăn trung tín thường phải liều mạng để bảo vệ đoàn chiên. Tôi được biết có nhiều trường hợp người chăn thật sự hy sinh mạng sống mình trong cuộc chiến đấu. Mùa xuân vừa rồi, ở khoảng giữa Tibêriat và Thabô, tội nghiệp một người chăn trung tín, thay vì bỏ chạy, đã ở lại chiến đấu với ba tên cướp du mục, cho đến khi anh bị băm vằm ra từng mảnh, nằm chết giữa bầy chiên mà anh bảo vệ”. Người chăn thật chẳng bao giờ ngần ngại liều mạng, ngay cả phải hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên.
Nhưng mặt khác, cũng có kẻ chăn thuê, bất trung. Chỗ khác nhau là: Người chăn thật là kẻ vốn được sinh ra để làm công việc này. Anh được sai đến với bầy chiên lúc vừa đủ tuổi có thể chăn chiên được, anh lớn lên trong tiếng gọi trở thành người chăn chiên, và chiên trở thành bạn chung sống với anh, anh lo nghĩ cho chiên trước khi lo nghĩ cho mình. Nhưng kẻ chăn thuê nhận việc không do tiếng gọi, mà vì muốn kiếm tiền. Anh hành nghề chỉ bởi đồng lương. Cũng có thể anh ta phải ra đồng lên núi chăn chiên chỉ vì thành phô" quá chật chội, nóng bức. Anh ta không hề có một ý thức cao, một tinh thần trách nhiệm đối với công tác, anh chỉ là một kẻ làm thuê ăn lương.
Chó sói là mối đe dọa cho chiên. Chúa Giêsu đã bảo với các môn đệ là Ngài sai họ đi như chiên vào giữa bầy sói (Mt 10,16). Phaolô cảnh báo các kỳ mục tại Êphêxô là sói dữ sẽ tân công, không dung tha đoàn chiên (Cv 10,19). Nếu những con sói này đến tấn công, thì những kẻ chăn thuê sẽ chẳng còn nhớ gì ngoài mạng sống của họ và tìm cách bỏ chạy. Da-ca-ri-a nhấn mạnh điều đó như đặc tính của kẻ chăn thuê, và bảo rằng hắn chẳng làm gì cả để tập hợp những con chiên bị tản lạc lại (Dcr 11,16). Thân sinh của Carlyly có lần đã đưa hình ảnh đó ra trong một bài phát biểu của ông. Thời ây, tại Ecclefechan, họ gặp rắc rối và nói với giọng cay đắng: “hãy trả tiên công cho người chăn thuê, và để ông ta đi đi”.
Điều Chúa Giêsu muốn nói là người làm việc chỉ mong được khen thưởng sẽ nghĩ đến tiền trên hết, còn người làm việc vì yêu
272 WILLIAM BARCLAY
1 \J, I I - I
thương thì nghĩ đến những người mà mình muốn phục vụ hơn bất cứ điều gì khác. Chúa Giêsu là người chăn chiên nhân hậu, yêu mến chiên đến độ liều mạng sống vì chiên, đến một ngày, Ngài hy sinh mạng sống Ngài cho đoàn chiên.
Trước khi kết thúc phần này, chúng ta có thể ghi nhận thêm hai điểm. Thứ nhất, Chúa Giêsu tự mô tả Ngài là người chăn chiên nhân hậu. Trong tiếng Hy Lạp có hai từ “tốt”. Chữ agathos mô tả phẩm chất đạo đức của một vật nào đó; và chữ kalos cũng nói đến các phẩm chất tốt, nhưng còn có ý là trong cái tốt đó có một cái gì thu hút, hấp dẫn, khiến người hoặc vật ấy đáng yêu mến, đáng ưa chuộng. Khi Chúa Giêsu được mô tả là người chăn chiên nhân hậu (có bản Việt ngữ dịch là hiền lành), thì từ được dùng là kalos. Trong Chúa Giêsu có một cái gì vượt hẳn con người tháo vát thành công, con người trung tín tận tụy, trong Ngài còn có vẻ đáng yêu, đáng mến nữa. Thỉnh thoảng người ta đề cập đến một lương y, gọi thế, chẳng những người ta ngụ ý đó là vị bác sĩ tài ba, mà còn nghĩ đến thái độ ưu ái, dịu hiền, tân tụy gắn liền với con người ông, khiến ông được lòng mọi người. Trong bức tranh về Chúa Giêsu ở đây với tư cách Người Chăn Chiên nhân hậu, Ngài chẳng những đầy sức lực, quyền năng, mà còn hiền lành và đáng yêu, đáng kính nữa.
Điểm thứ hai, trong dụ ngôn này, đoàn chiên chỉ về Hội Thánh của Chúa Giêsu. Đoàn chiên dễ gặp hai điều nguy hiểm. Nó dễ bị muông sói và bọn trộm cướp tấn công từ bên ngoài, và có thể bị kẻ chăn thuê làm hại từ bên trong. Thật là thảm họa cho đoàn chiên khi gặp kẻ lãnh đạo xấu, những kẻ chăn xem công việc của họ như một thứ nghề chứ không là cơ hội để phục vụ. Cái nguy thứ hai này tệ hại hơn nhiều. Vì nếu có được một người chăn tốt, trung thành, sẽ có một công cuộc phòng thủ vững chắc đối lại những tấn công từ bên ngoài. Nhưng nếu là kẻ chăn bất trung, chăn thuê, thì những kẻ thù bên ngoài rất dễ xâm nhập và phá hoại đoàn chiên. Điều quan trọng nhât trong Hội Thánh là cấp lãnh đạo phải noi theo gương của Chúa Giêsu là Mục Tử nhân lành.
10,16
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 273
Sự Hiệp Nhất Tối Hậu
Gioan 10,16
16 Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử.
Một trong những điều khó hủy bỏ nhất trên đời là hủy bỏ đặc quyền. Khi một dân tộc hoặc một nhóm người đinh ninh họ được đặc quyền, khác với những người chung quanh, thật khó cho họ để chấp nhận những đặc quyền mà họ tưởng chỉ thuộc riêne về họ, thật ra cũng mở rộng cho mọi người. Đó là điều mà dân Do Thái chẳng bao giờ chịu học biết. Họ tin mình là dân ưu tuyển của Chúa, chẳng bao giờ Chúa dùng một dân tộc hoặc một quốc gia nào khác. Họ tin các dân tộc khác may lắm thì được dùng làm nô lệ cho họ, còn tệ hơn, thì bị loại bỏ hoặc xóa sạch khỏi mặt đất. Nhưng ở đây, Chúa Giêsu bảo có một ngày, mọi người sẽ nhận biết Chúa Giêsu là mục tử của họ.
Cựu Ước cũng hé mở cho thấy ngày đó. Ngôn sứ lsaia được thấy trước điều đó. Ông tin rằng Chúa dùng dân Israel làm ánh sáng cho các dân ngoại (Is 42,6; 49,6; 56,8). Lúc nào cũng có những tiếng nói nhấn mạnh, Chúa không phải là sản nghiệp riêng của dân Israel, nhưng Israel được lập nên để bày tỏ cho mọi người biết Chúa.
Thoạt nhìn dường như trong Tân Ước có hai tiếng nói khác hẳn nhau về vấn đề này. Một vài đoạn của Tân Ước khiến chúng ta hơi bối rối và thắc mắc. Chẳng hạn Mát-thêu kể chuyện lúc Chúa Giêsu sai các môn đệ, Ngài dặn họ rằng: “Đừng đi đến dân ngoại, cũng đừng vào một thành nào của dân Samari, song hãy đi đến cùng những con chiên lạc của nhà Israel” (Mt 10,5.6). Khi người đàn bà Syrô Phênixi khẩn cầu Chúa Giêsu cứu giúp, thoạt tiên Ngài nói Ngài chỉ được sai đến cho nhừng con chiên lạc của nhà Israel mà thôi (Mt 15,24). Nhưng cũng có nhiều việc khác, chính Chúa Giêsu đã ở lại và dạy dỗ tại Samari (Ga 4,40). Ngài tuyên bô", dù là con cháu của Ápraham cũng không được bảo đảm là sẽ vào thiên dàng (Ga 8,39). Ngài bảo với một đội trưởng người Rôma rằng Ngài chưa từng thây người nào trong Israel có
274 WILLIAM BARCLAY
10,16
đức tin như vậy (Mt 8,10). Chỉ có một người phons cùi là dân Samari quay lại cám ơn Chúa mà thôi (Lc 17,19). Chính rnột du khách Samari đã tỏ lòng nhân từ thương xót mà mọi người phải noi theo (Lc 10,27). Nhiều người sẽ từ Đông, Tây, Nam, Bắc đến ngồi vào bàn tiệc trong Nước Trời (Mt 8,11; Lc 13,28). Chứa Giêsu không chỉ là ánh sáng cho dân Do Thái, nhưng còn là ánh sáng cho cả thế giới (Ga 8,12).
Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? Phải hiểu thế nào về những câu nói dường như giới hạn sứ mệnh của Chúa Giêsu chỉ cho người Do Thái mà thôi? Thật ra lời giải thích rất đơn giản. Mục tiêu tối hậu của Chúa Giêsu là cả thế gian. Nhưng bất cứ một nhà chỉ huy giỏi nào lúc đầu cũng phải biết giới hạn các mực tiêu. Nếu cùng một lúc, tấn công khắp mọi nơi trên một mặt trận quá rộng, chỉ làm phân tán lực lưựng, suy giảm sức mạnh mà chẳng đạt được thành công. Muốn thắng lợi hoàn toàn, người chỉ huy phải tập trung lực lượng vào một số mục tiêu giới hạn và chọn lọc nào đó. Đây là việc Chúa Giêsu đã làm. Khi chính Ngài đích thân đi hay phái các môn đệ đi, Ngài đã cô"ý chọn lựa một mục tiêu giới hạn. Nếu Ngài cứ đi đây, đi đó bất luận chỗ nào, nếu Ngài cứ sai các môn đệ đi mà không giới hạn phạm vi hoạt động của họ, chắc đã chẳng thành đạt được như thế. Trong lúc này, Ngài cố ý tập trung vào dân Do Thái, thế nhưng mục tiêu tối hậu là thâu góp cả thế gian vào tình thương của Ngài. Trong đoạn này có ba chân lý quan trọng:
1. Chỉ trong Chúa Giêsu thế gian mới hiệp nhất được. Egerton Yoưng là nhà truyền giáo đầu tiên cho người Da Đỏ. Tại Saskatchewan, ông nói cho họ biết về tình yêu của Thiên Chúa là Cha. Với người Da Đỏ, đó là một phát giác mới mẻ. Sau khi vị giáo sĩ giảng xong, người tù trưởng già hỏi: "Khi ông nói về vị Thần vĩ đại có thể phù hộ chúng ta, có phải tôi đã nghe ông gợi Ngài là “Cha chúng tôi” phải không?”. Ông Young trả lời: “Phải”. Cụ tù trưởng nói: “Quả thật đó là điều mới mẻ và thú vị đối với chúng tôi. Chúng tôi chẳng bao giờ dám nghĩ đến vị Thần linh vĩ đại ấy là “Cha chúng tôi”, vậy như vầy thật là vô cùng đẹp đẽ đối với chúng tôi”. Ngưng một chút, rồi cụ già tiếp tục nói với vẻ mặt bừng sáng: “Thưa, có phải ông bảo vị Thần vĩ đại là Cha của ông không?”. Vị giáo sĩ đáp: “Phải đấy, thưa Cụ”. Cụ tù trưởng tiếp: “Vậy có phải ông nói Ngài cũng là Cha của người Da Đỏ chúng tôi
10,17.18
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 275
phải không?”. Vị giáo sĩ: “Đúng vậy”. Cụ tù trưởng như bừng lên trong vui mừng; “vậy thì ông với tôi là anh em”.
Loài người chỉ có thể hiệp nhất với nhau trong tư cách là con Chúa. Trên thế giới, có sự chia rẽ giữa dân tộc này với dân tộc khác. Trong một quốc gia, có sự chia rẽ giữa giai cấp này với giai cấp nọ, sẽ chẳng bao giờ có được một giai cấp duy nhất. Chỉ có Phúc Âm của Chúa Giêsu mới đưa con người về một Cha chung là Thiên Chúa, tại đó mọi hàna rào cách biệt, mọi kỳ thị giữa con người với nhau được xóa sạch.
2. Câu nói này của Chúa Giêsu cũng cho từng cá nhân, đó là giấc mơ mà mồi cá nhân có thể 2Óp phần giúp Chúa Giêsu thực hiện. Người ta không thể nơhe đạo nếu không có người rao giảng. Những chiên khác không thể tập họp được nếu không có người đi thâu gom đem chúng về. Công tác truyền giáo trọng đại của Hội Thánh đã được đặt ra trước chúng ta. Chúng ta không nên chỉ nghĩ theo nghĩa “truyền giáo hải ngoại”. Nếu ngay tại đây, vào lúc này, nếu chúng ta biết một ai đó đang ở ngoài tình yêu của Chúa Giêsu, chúng ta có thể đi tìm người ấy để đem về cho Ngài. Giấc mơ của Chúa Giêsu tùy thuộc vào chúng ta. Chính chúng ta là những người có thể giúp Ngài làm cho thế gian này trở thành một đoàn chiên duy nhất, mà Ngài là Người Chăn.
Lựa Chọn của Tình Yêu
Gioan 10,17.18
17Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. 18 Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhiừig chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và cỏ quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được. ”
Có một ít đoạn trong Tân Ước rất ngắn, nhưng lại nói cho chúng ta rất nhiều về Chúa Giêsu.
1. Hai câu Kinh Thánh này cho chúng ta biết Chúa xem cả cuộc đời Ngài như một hành động vâng phục Thiên Chúa. Thiên Chúa Cba đã giao cho Ngài một công việc phải làm, và Ngài sẵn
276 WILLIAM BARCLAY
10,17.18
sàng thực hiện công việc ấy đến cùng, cho dù phải chịu chết. Chúa Giêsu vốn có mối liên hệ độc nhất vô nhị với Chúa Cha. Chúng ta chỉ có thể mô tả mối liên hệ ấy bằng cách nói Ngài là Con Thiên Chúa. Nhưng mối liên hệ ây không cho Ngài quyền làm bất cứ việc gì Ngài muốn. Mốì liên hệ ấy tùy thuộc vào việc Ngài vâng phục ý muốn của Chúa Cha bằng mọi giá. Với Ngài cũng như với chúng ta, làm con là phải vâng lời.
2. Chúa Giêsu luôn luôn thấy thập giá và vinh quang đi đôi với nhau. Ngài không hề nghi ngờ về việc Ngài phải chết, và cũng không chút nghi ngờ việc Ngài sẽ sống lại. Chúa Giêsu tin như vậy vì Ngài hoàn toàn tin cậy Chúa Cha, Ngài chắc chắn Chúa Cha chẳng bao giờ bỏ Ngài. Cả cuộc sống con người đều dựa trên một thực tế là những gì đáng giá thì phải chịu khó, chịu khổ mới tạo được. Muốn được bất cứ cái gì cũng phải trả giá. Muốn thành học giả phải khổ công học hỏi, nghiên cứu. Muốn khéo tay, thành thạo trong nghề thủ công hay kỹ thuật phải chịu khó thực hành. Muốn nổi bật trong bất cứ môn thể thao nào cũng phải cố công luyện tập và chịu kỷ luật. Thế gian đầy dẫy những con người đánh mất mục tiêu của đời sống, chỉ vì không chịu trả giá. Chẳng ai chọn con đường dễ mà lại đạt được vinh quang cao trọng; và không ai từng chọn con đường khó đi mà không đạt được danh thơm tiếng tốt.
3. Các câu Kinh Thánh này cũng cho chúng ta biết cách chắc chắn sự chết của Chúa Giêsu hoàn toàn tự nguyện. Chúa Giêsu nhắc đi, nhắc lại điều này nhiều lần. Trong vườn Giệt-si-ma-ni, Ngài đã truyền cho người muốn bảo vệ Ngài hãy xỏ gươm vào bao, vì nếu muốn thì Ngài đã gọi các đạo binh thiên thần trên trời xuống bảo vệ Ngài rồi (Mt 26,53). Trước mặt Philatô, Ngài tuyên bô" hết sức rõ ràng, ông không thể kết án Ngài được, nhưng chính Ngài đã chấp nhận chịu chết (Ga 19,9-10). Chúa Giêsu không phải là nạn nhân của hoàn cảnh, Ngài không phải như một con chiên bị kéo đi làm sinh tế ngoài ý muốn và chẳng hiểu 2Ì. Chúa Giêsu đã tự nguyện phó mạng sống mình.
Người ta kể trong Thế Chiến Thứ Nhất, có một người lính Pháp dũng cảm bị thương nặng, cánh tay anh bị giập nát đến độ phải cưa đi. Vị bác sĩ giải phẫu rất buồn vì anh sẽ phải chịu tàn tật, ông túc trực bên giường để khi anh tỉnh dậy, báo cho anh biêt tin đó. Khi thanh niên mở mắt, bác sĩ nói; “Tôi rất buồn mà báo cho anh biết,
10,19-21
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 277
anh đã mất một cánh tay”. Cậu thanh niên trả lời: “Thưa Ngài, tôi có mất nó đâu, tôi đã hiến nó cho nước Pháp đấy ạ”.
Chúa Giêsu không bị trói buộc vào một hoàn cảnh mà Ngài bất lực, không thể thoát ra được. Ngoài quyền phép và trợ giúp của Thiên Chúa, Ngài có thể kêu gọi, Ngài có thể qưay lại để tự cứu lấy mạng sống mình. Ngài không đánh mất đời sống, nhưng Ngài đã hiến dâng. Thập giá không bị áp đặt lên vai buộc Ngài phải vác, nhưng Ngài đã tự nguyện nhận lấy nó, vì chúng ta.
Bị Quỷ Ám Hay Con Thiên Chúa
Gioan 10,19-21
19 Người Do Thái lại chia rẽ nhau vì nliững lời đó.20 Nhiều người trong nhóm họ nói: “Ông ấy bị quỷ ám và điên khùng rồi! Nghe ông ấy làm gì?" 21 Kẻ khác bảo: “Người bị quỷ ám đâu có nói được như vậy! Quỷ có thể mở mắt cho người mù được sao?"
Đám người nghe Chúa Giêsu vào lúc này đối diện với một vấn nạn mà con người ở mọi thời đại phải đối diện: Chúa Giêsu là một người điên loạn vì bị quỷ ám, hay Ngài là Con Thiên Chúa? Chúng ta không thể tránh được việc lựa chọn. Nếu một người nói về Chúa và về chính mình theo như cách Chúa Giêsu đã nói, thì hoặc người ấy hoàn toàn mất trí, hoặc người ấy hoàn toàn có ý. Lời tự xưng của Chúa Giêsu phải là những lời tự XLíng của một kẻ điên loạn hoặc là của Thiên Chúa. Làm thế nào để chúng ta biết chắc những lời tự xưng của Chúa Giêsu là đúng, chớ không phải của một kẻ điên khùng nhất thế giới?
1. Lời Chúa nói không phải lời của kẻ điên loạn. Chúng ta có thể kể ra hàng loạt nhân chứng, để xác minh lời giáo huấn của Chúa Giêsu thật vô cùng lành mạnh. Những người biết suy nghĩ của mọi thời đại đều làm chứng lời giáo huấn của Chúa Giêsu hết sức lành mạnh, và là hy vọng lành mạnh duy nhất cho con người sống trên thế giới điên loạn này. Ngài là tiếng nói duy nhất rao truyền Lời Thiên Chúa giữa nhân loại đang nói nhảm. Lời Ngài chẳng có gì là điên loạn cả.
278 WILLIAM BARCLAY
10,22-28
2. Việc làm của Chúa Giêsu không phải là việc làm của một người điên loạn. Ngài chữa lành người đau ốm, cho kẻ đói được no, yên ủi người buồn khổ. Kẻ điên loạn tự thần hóa mình thường là một kẻ ích kỷ. Hắn chỉ tìm kiếm danh vọng, tiếng tăm cho riêng mình. Nhưng Chúa Giêsu đã dành trọn đời Ngài cho người khác. Đúng như người Do Thái đã nói, kẻ bị quỷ ám làm thế nào mở mắt cho người mù được?
3. Ảnh hưởng của Chúa Giêsu không phải là ảnh hưởng của một người điên loạn gây ra. Một sự kiện thực tế không ai chối cãi được, đó là đã có hàng triệu triệu người được quyền năng của Chúa Giêsu thay đổi đời sống. Người yếu đuối trở thành mạnh mẽ, người vị kỷ trở nên vị tha, người bất toại trở thành chiến thắng, người âu lo phiền muộn trở thành hồn nhiên thanh thản, người xấu xa gian ác trở nên thánh thiện tốt lành... Người bệnh hoạn, điên loạn không thể nào tạo được những đổi thay như thế.
Người ta buộc phải chọn lựa: hoặc cho Chúa Giêsu là điên, hay nhận Ngài là Thiên Chúa. Không một người chân thật nào xem xét bằng chứng mà có thể đi đến một kết luận nào khác hơn là Chúa Giêsu đã đem đến cho trần gian sự lành mạnh hoàn toàn của Thiên Chúa, chứ không phải là sự điên loạn của người bị quỷ ám.
Lời Tự xưng Và Lời Hứa
Gioan 10,22-28
22 Khi ấy, ở Giêrusalem, người ta đang mừng lễ Cung Hiến Đền Thờ. Bấy giờ là mùa đông. 23 Đức Giêsu đi đi lại lại trong Đền Thờ, tụi hành lang Salomon. 24 Người Do Thái vây quanh Đức Giêsu và nói: “Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đấng Ki tô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết. ” 25 Đức Giêsu đáp: “Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin. Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi.26 Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi. 27 Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. 28 Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi.
10,22-28
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 279
Gioan cho chúng ta biết cả thời gian lẫn địa điểm của cuộc đối thoại. Đó là Lễ Cung Hiến Đền Thờ. Đây là một trong những lễ lớn của người Do Thái được thiết lập sau này. Đôi khi còn được gọi là lễ Ánh Sáng, tiếne Do Thái là Hanukhah. Lễ được cử hành vào ngày 25 tháng Chislew, khoảng tháng 12 dương lịch. Do đó lễ này rất gần với ngày lễ Giáng Sinh. Ngày nay người Do Thái trên khắp thế giới vẫn còn giữ lễ này.
Lễ Cung Hiến Đền Thờ bắt nguồn từ một giai đoạn đầy gian khổ và anh hùng trong lịch sử dân Do Thái. Antiochus Epiphanes là vua Syri, cai trị từ năm 175-164 TC. Ông yêu chuộng, sùng kính tất cả những gì có tính cách Hy Lạp. Ông quyết định tiêu diệt hẳn Do Thái giáo, và đưa lối sống, tư tưởns, tôn giáo và các thần Hy Lạp vào xứ Palestine. Lúc đầu, vua thử cho thâm nhập các ý niệm Hy Lạp bằng đường lối hòa bình. Một số người Do Thái hoan nghênh cách sống mới đó, nhưng đại đa số cứ ngoan cố trung thành với đạo của tổ tiên họ.
Năm 170 TC, đại họa thực sự xảy ra. Năm đó Antiochus tấn công Giêrusalem. Người ta kể có khoảng 80.000 người Do Thái bị giết, và một số tương đương bị bán làm nô lệ. Kho Đền Thờ bị cướp 1800 talâng (một talâng khoảng hơn một lượng vàng). Ai giữ một bản luật hay làm phép cắt bì cho trẻ con bị xem là trọng tội. Người mẹ nào làm phép cắt bì cho con thì bị đóng đinh vào thập giá với đứa con treo trên cổ. Các sân Đền Thờ bị làm ô uế, các phòng trong Đền Thờ bị biến thành những nhà chứa gái mãi dâm. Cuối cùng, Antiochus đã làm một việc kinh tởm, đó là biến bàn thờ lớn thành bàn thờ thần Zeus. Trên đó, nhà vua cho dâng cúng thịt heo cho các thần ngoại đạo.
Chính lúc đó, Giuđa Macabêô và các anh em của ông đã nổi lên, anh dũng đấu tranh cho tự do và giải phóng đất nước. Đến năm 164 TC, cuộc chiến đấu giành được thắng lợi. Năm ấy Đền Thờ được dọn sạch và được thanh tẩy. Bàn thờ được xây lại, áo lễ và đồ dùng trong Đền Thờ được thay mới sau ba năm bị ô uế. Lễ cung hiến Đền Thờ được thiết lập để kỷ niệm việc thanh tẩy Đền Thờ. Giuđa Macabêô truyền lệnh: hằng năm các ngày lễ cung hiến Đền Thờ phải được kỷ niệm vào đúng mùa của nó, trong thời gian tám ngày, kể từ ngày thứ hai mươi lăm của tháng Chislew, với lòng hân hoan vui mừng” (lMcb 4,59). Vì vậy, có khi người ta gọi là lễ
280 WILLIAM BARCLAY
10,22-28
Cung Hiến Đền Thờ, có khi lại được gọi là lễ kỷ niệm Thanh Tẩy Đền Thờ.
Như chúng ta đã biết, nó còn một tên gọi khác nữa là lễ Ánh Sáng. Đền Thờ được thắp thật nhiều đèn sáng. Mỗi nhà của người Do Thái cũng được thắp đèn thật sáng trong thời gian lễ. Người ta kết một chuỗi đèn ở cửa sổ, mỗi ngày tắt bớt một ngọn, cho đến ngày thứ tám thì chỉ còn lại một ngọn đèn cháy mà thôi. Theo trường phái Hillel thì ngược lại, ngày thứ nhất thắp một ngọn đèn rồi cứ mỗi ngày thắp thêm một ngọn. Ngày nay vào kỳ lễ, người ta vẫn còn thấy những ngọn đèn đó nơi cửa sổ nhà những người Do Thái sùng đạo.
Các đèn có hai ý nehĩa. Trước hết, chúng nhằm kỷ niệm và ăn mừng ánh sáng tự do đã trở lại với dân Israel. Thứ hai, chúng còn nhắc lại một truyền thuyết xa xưa: khi Đền Thờ được thanh tẩy, khi cây đèn bảy ngọn được thắp sáng trở lại thì người ta tìm được một bình nhỏ duy nhất đựng loại dầu thánh đặc biệt cho việc thắp đèn. Bình dầu đó chưa hề bị xâm phạm, nó vẫn còn dâu ấn chiếc nhẫn của vị thượng tế. Theo cách đo lường thông thường, thì bình dầu đó chỉ đủ thắp sáng cho các ngọn đèn ây một ngày mà thôi, nhưng do phép lạ, số dầu đó vẫn đủ thắp suốt tám ngày, cho nên khi người ta chế xong lọai dầu mới, đúng theo công thức quy định và cử hành lễ dâng hiến dầu thánh. Vì vậy, đèn được thắp sáng suốt tám ngày trong Đền Thờ và tại các tư gia, để kỷ niệm bình dầu nhỏ mà Thiên Chúa đã khiến cho đèn cháy sáng suốt tám ngày, thay vì chỉ đủ thắp sáng trong một ngày.
Không phải là không có ý nghĩa khi vào dịp lễ Ánh Sáng này, Chúa Giêsu tuyến bố: “Tôi là sự sáng của thế gian”. Khi tất cả các ngọn đèn trong thành phô" đều thắp sáng, kỷ niệm việc người ta được tự do thờ phượng Thiên Chúa một cách chân chính, Chúa Giêsu phán: “ Tôi là sự sáng của thế gian, chỉ một mình tôi có thể thắp sáng cho loài người nhìn biết Thiên Chúa, và bước vào trong vinh quang Chúa”. Gioan cũng cho chúng ta biết địa điểm xảy ra cuộc đối thoại là tại hiên cửa Salômôn. Sân đầu tiên vào khuôn viên Đền Thờ là sân dành cho người ngoại. Dọc hai bên sân ây, có hai hàng trụ cột rất đẹp, cao khoảng 13m, phía trên có mái che, gọi là hành lang Vua và hành lang Salômôn. Dân chúng đến đó để cầu nguyện và suy gẫm; các Rabi cũng đến đó để giảng bài cho
10,22-28
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 281
học trò và dạy giáo lý. Lúc đó, Chúa Giêsu cũng đến đấy. Gioan đã mô tả bằng nét bút thật gợi hình: “ Bấy giờ là mùa đông”. Vậy nhằm một dịp lễ kỷ niệm và cảm tạ, giữa các rabi và các môn đệ của họ, cuộc đối thoại này đã diễn ra.
Lời Tự xưng Và Lời Hứa
Gioan 10,22-28
Trong khi Chúa Giêsu đi ở hành lang Salômôn, người Do Thái đến hỏi Ngài: “Thầy để chúng tôi thắc mắc mãi cho đến bao giờ? Hãy nói thẳng cho chúng tôi biết, Thầy có phải là Đấng được xức dầu mà Thiên Chúa đã hứa không?” Chắc chắn phía sau câu hỏi này, có hai thái độ khác nhau trong trí họ. Một sô" người thật sự muốn biết rõ, họ đang nóng nẩy, hồi hộp trông chờ. Ý niệm của họ về Đấng được xức dầu của Thiên Chúa có thể không giống với ý niệm của Chúa Giêsu, nhưng họ đang nóng lòng muốn biết, phải chăng cuối cùng thì Đấng giải phóng đã hứa cho họ từ lâu nay đã đến. Nhưng với một số khác, câu hỏi đó là một cái bẫy họ giăng ra. Họ gài bẫy, để khi Chúa Giêsu đưa ra một câu trả lời mà họ có thể bóp méo được, rồi tố cáo Ngài về tội lộng ngôn, và tòa án của họ có thể buộc tội, hoặc để tố cáo Ngài về tội phản loạn mà quan tổng đốc Rôma có thể kết án.
Chúa Giêsu đáp, Ngài đã cho biết về Ngài là ai rồi, và quả thật Ngài đã không dùng nhiều lời để nói ra điều đó, vì như Gioan kê lại, hai lời tự xưng quan trọng của Chúa đều được đưa ra trong chỗ riêng tư. Với người đàn bà Samari, Ngài đã tiết lộ chính Ngài là Đâng Mesia (Ga 4,26); với người mù từ lúc sinh ra, Ngài đã tự xưng không cần phải nói ra, nhất là với đám thính giả đủ trình độ để hiểu được vấn đề. Có hai điều về Chúa Giêsu khiến lời tự xưng của Ngài trở nên rõ ràng không thể nghi ngờ được, cho dù có nói ra bằng lời hay không. Trước hết, “việc làm” của Ngài. Đó là giấc mơ về thời đại hoàng kim của Isaia: “bấy giờ, những kẻ mù sẽ sáng mắt, những kẻ điếc sẽ mở tai. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy như nai, lưỡi kẻ câm sẽ hát” (Is 35,5.6). Đó chính là điều Chúa Giêsu đang làm, mỗi phép lạ của Ngài đều là một lời công bố lớn tiêng về kỷ nguyên của Thiên Chúa đã bắt đầu. Đấng Mesia đã
282 WILLIAM BARCLAY
10,22-28
đến. Thứ hai, nhữns "lời” Ngài phán dạy. Môsê đã báo trước rằng Thiên Chúa sẽ đặt lên một ngôn sứ mà mọi người phải nghe theo (Đnl 18,15). Giọng nói đầy uy quyền của Chúa Giêsu, cách thức Ngài bác bỏ dễ dàng những điều khoản của bộ luật cũ, thay vào đó bằng lời giáo huân của Ngài, là một lời xác nhận chính Thiên Chúa dans nói trong Ngài, Ngài là tiếng nói của Thiên Chúa nhập thể và đến với loài người. Bất kỳ ai nghe Chúa Giêsu, đã theo dõi hành động của Ngài, đều không cần thêm một lời tự xưng nào của Ngài nữa. Những lới nói và việc làm của Chúa Giêsu là một lời tự xưng liên tục, Ngài là Đấng được xức dầu của Thiên Chúa.
Nhưng một số đồng người Do Thái không chấp nhận lời tự xưng đó. Như chúng ta đã biết, tại Palestine, chiên quen biết tiếng gọi đặc biệt của người chăn và đáp lại, chúng thuộc về người chăn và quen biết tiếng họ. Nhưng số người Do Thái này không thuộc về đoàn chiên của Chúa Giêsu. Trong sách Phúc Âm Thứ Tư, ẩn phía sau mọi điều đó là một giáo lý về tiền định. Mọi việc luôn luôn xảy ra như Thiên Chúa đã định cho chúng xảy ra. Gioan đã bảo, số người Do Thái này đã bị định trước là sẽ không đi theo và không đáp ứng lời kêu gọi của Chứa Giêsu. Tuy nhiên, toàn thể Tân Ước đã giữ cân bằng hai ý niệm trái ngược này: mọi việc này xảy ra theo cách mà ý chí tự do của con người phải chịu trách nhiệm. Số người Do Thái này tin nhận Chúa Giêsu, dưới cái nhìn của Gioan, điều đó vẫn không thể làm cho họ khỏi bị xét xử.
Một số khác đã tin nhận Chúa Giêsu, và Ngài hứa ban cho họ ba điều:
1. Ngài hứa ban sự sống viên mãn. Ngài hứa cho họ được nếm trước sự sống, là sự sông của Thiên Chúa. Ngài hứa nếu họ tin nhận Ngài làm Chủ, làm Chúa, nếu họ trở thành chiên của Ngài, thì mọi điều nhỏ trong cuộc sông trần gian này sẽ qua đi, và họ sẽ được nếm vẻ huy hoàng rực rỡ của Thiên Chúa.
2. Ngài hứa ban sự sống không bao giờ chấm dứt. Họ sẽ chẳng chết mất bao giờ. Sự chết thể xác không là chấm dứt inà là bắt đầu. Họ sẽ chẳng bao giờ bị diệt vong hay đi vào cõi u minh, nhưng họ sẽ biết rõ vinh quang của sự sống bất diệt.
3. Ngài hứa ban sự sông an toàn. Chẳng có gì giật họ khỏi tay Chúa được. Điều đó không có nghĩa là họ sẽ không bị đau buồn.
10,29-30
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 283
khổ nạn và chết; nhưng trong những giờ phút đau đớn và tối tăm, họ vẫn luôn có đôi cánh tay đời đời ở gần, nâng đỡ, bao bọc họ. Ngay cả khi thế giới bị nehiền nát tan tành vì đại họa, họ vẫn được thanh thản, nhờ ơn Chúa ban.
Lòng Tin Phi Thường Và Lời Tự xưng Phi Thường
Gioan 10,29-30
29 Cha tôi, Đấng dã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. 30 Tôi và Chúa Cha là một. ”
Đoạn này cho chúng ta thấy rõ lòng tin cậy phi thường, cùng với lời tự xưng phi thường của Chúa Giêsu Kitô.
Lòng tin cậy này qui hướng mọi sự về Thiên Chúa. Chúa Giêsu vừa nói về chiên và đoàn chiên của Ngài. Ngài khẳng định chẳng ai cướp nổi chiên khỏi tay Ngài. Ngài là người chăn chiên bảo vệ cho chiên được an toàn vĩnh viễn. Thoạt nhìn, nếu Ngài dừng lại ở đó, thì dường như Chúa đặt lòng tin cậy trọn vẹn vào quyền năng bảo vệ của chính Ngài. Nhưng chúng ta được thấy mặt thứ hai của vấn đề: chính Chúa Cha đã ban chiên cho Ngài, cả Ngài lẫn chiên đều ở trong tay Cha. Chúa Giêsu tin chắc vào chính mình, bởi vì Ngài tin chắc vào Thiên Chúa Cha. Thái độ của Chúa Giêsu đối với đời sống không phải là tự tin, nhưng là tin cậy Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu không trông cậy vào chính năng lực của Ngài, mà trông cậy nơi quyền năng của Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu tin vào sự an toàn tuyệt đối và chiến thắng tối hậu, không phải vì Ngài đã thu hết quyền năng về cho chính mình, nhưng vì Ngài phó thác tất cả nơi Thiên Chúa.
Bây giờ, chúng ta đến lời khẳng định tối thượng của Chúa Giêsu. Ngài tuyên bố: “Ta với Cha là một”. Nói như thế, Ngài ngụ ý gì? Đây là một mầu nhiệin tuyệt đối, chúng ta có thể hiểu được tí gì trong đó chăng? Để giải thích câu nói này của Chúa Giêsu, chúng ta có phải dùng những quan niệm triết học, siêu hình học về yếu tính và bản thể mà các nhà chuyên môn đã tranh luận hoặc
284 WILLIAM BARCLAY
10,29-30
bàn cãi với nhau không? Có nhà thần học hay triết học uyên thâm nào có thể lãnh hội nổi chỉ một chút xíu ý nghĩa của lời khẳng định phi thường này chăng?
Nhờ Kinh Thánh giải nghĩa câu này, chúng ta sẽ thấy câu này rất đơn giản, đến độ người đơn sơ chất phác nhất cũng có thể lãnh hội được. Chúa Giêsu muốn nói gì khi bảo rằng Ngài với Đức Chúa Cha chỉ là một? Xin xem đoạn 17 của sách Phúc Âm Gioan. Tại đây, Gioan kể lại lời Chúa Giêsu cầu nguyện cho những kẻ thuộc về Ngài trước khi Ngài chịu chết: “Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ họ cũng nên một như chúng ta là một” (Ga 17,11). Qua đoạn này, chúng ta thấy quan niệm của Chúa Giêsu về sự hiệp nhất giữa Kitô hữu với nhau, cũng giống như sự hiệp nhất giữa Ngài với Đức Chúa Cha. Ngài đã dùng khá nhiều lời để nói lên điều đó và tiếp: “Con không chỉ cầu xin cho những người này, nhưng cũng cho những kẻ sẽ nghe lời họ mà tin vào Con, để cho ai nấy đều nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, lại để cho họ cũng làm một ở trong chúng ta, để thế gian tin rằng chính Cha đã sai con. Con đã ban cho họ sự vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để họ nên một cũng như chúng ta vẫn là một” (Ga 17,20-22). Chúa Giêsu đã nói thật đơn giản, thật rõ ràng, không ai có thể hiểu lầm được. Cứu cánh của đời sống Kitô hữu là tất cả Kitô hữu đều trở nên một, như Ngài với Cha vốn là một.
Vậy sự hiệp nhất phải có giữa các Kitô hữu là gì? Điều gì khiến cho Kitô hữu này trở thành một với Kitô hữu khác? Bí quyết của sự hiệp nhất, đó là tình yêu: “Ta ban cho các con một điều răn mới, là các con phải yêu nhau, như Ta đã yêu các con thể nào, thì các con cũng hãy yêu nhau thể ây” (Ga 13,34). Ki tô hữu hiệp nhất, vì yêu thương lẫn nhau. Cũng vậy, Chúa Giêsu là một với Chúa Cha, vì Ngài yêu mến Chúa Cha. Nhưng chúng ta có thể đi xa hơn: điều gì là bằng chứng bảo đảm duy nhất cho tình yêu? Xin hãy nghe tiếp lời Chúa phán: “Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của Ta, thì sẽ ở trong tình yêu của Ta, cũng như chính Ta đã vâng giữ các điều răn của Cha Ta, và cứ ở trong tình yêu của Ngài”, “Nếu ai yêu mến Ta, thì vâng giữ lời Ta”, “nếu các ngươi yêu mến Ta thì gìn giữ các điều răn của Ta”, “Ai có các điều răn của Ta và vâng giữ, đó là kẻ yêu mến Ta” (Ga 14,21.23.24; 15,9-10).
10,31-39
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 285
Đây là yếu tính của vấn đề. Dây ràng buộc của sự hiệp nhất là tình yêu; bằng chứng của tình yêu là vâng lời. Kitô hữu hiệp nhất với nhau, khi cùng ràng buộc bởi sợi dây yêu thương và cùng vâng lời Chúa Kitô. Chúa Giêsu là một với Chúa Cha, vì Ngài vâng lời và yêu mến Chúa Cha một cách chưa hề có ai vâng lời và yêu mến như vậy. Sự hiệp nhât cùng Thiên Chúa của Ngài là sự hiệp nhất trong tình yêu tuyệt đối, với sự vâng lời trọn vẹn.
Khi Chúa Giêsu nói: “Ta với Cha là một”. Ngài không nói theo nghĩa của thế giới triết lý, siêu hình hay trừu tượng mà Ngài nói theo nghĩa của những mối liên hệ giữa các cá nhân, giữa con người với nhau. Khône ai thật sự hiểu được một câu như “sự hiệp nhất yếu tính” là gì, nhưng ai cũng hiểu sự đồng một lòng, hiệp một ý là gì. Sự hiệp nhất của Chúa Giêsu với Chúa Cha do hai sự kiện song hành là tình yêu trọn vẹn và vâng lời trọn vẹn. Ngài là một với Chúa Cha, bởi Ngài yêu mến Chúa Cha trọn vẹn và vâng lời Chúa Cha trọn vẹn. Ngài đã đến thế gian này để cho chúng ta trở nên giống như Ngài.
Mời Gọi Hãy Kiểm Chứng Qua Việc Làm
Gỉoan 10,31-39
■u Người Do Thái lại lấy đá để ném Đức Giêsu. 32 Ngưcri bao họ: «Tôi dã cho các ông thấy nhiều việc tốt đẹp Chúa Cha đã giao cho tôi làm; vì việc nào mci các ông ném đá tôi?” 33Người Do Thái đáp: «Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt dẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng: ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa.» 34Đức Giêsu bảo họ: «Trong Lề Luật các ông, đã chẳng có chép lời này sao: «Tu đã phán: các ngươi là những bậc thần thánh’»?35 Nếu Lề Luật gọi những kẻ được Thiên Chúa niỊỎ lời là những bậc thần thánh, mà lời Kinh Thánh không thể bị huỷ bỏ, 36 thì tôi 1(1 người Chúa Cha đã thánh hiến vc) sai đến thê íỊÌan, làm sao các ông lại bảo tôi: ‘Ông nói phạm thượng!' vì tôi đã nói: ‘ Tôi là Con Thiên Chúa '? 37Nếu tôi không làm các việc cửa Cha tôi, thì các ông đừng tin tôi. 38 Còn nếu tôi làm các việc đó, thì dù các ông không tin tôi, ít ra cũng hãy tin các việc đó. Như vậy, các ông sẽ biết
286 WILLIAM BARCLAY
10,31-39
VỒ ngày ccmg biết thêm rằng: Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha.» 39 Bấy giờ họ lại tìm cách bắt Người, nhưng Người đã thoát khỏi tay họ.
Với người Do Thái thì câu nói của Chúa Giêsu “Ta với Chúa Cha là một”, là câu nói lộng ngôn, nhục mạ Thiên Chúa. Đó là sự xâm phạm của con người đến địa vị của Thiên Chúa. Luật Do Thái qui định hình phạt ném đá kẻ lộng ngôn phạm thượng: “ai nói phạm đến danh Đức Chúa sẽ bị xử tử, toàn thể cộng đoàn sẽ ném đá nó” (Lv 24,26). Cho nên dân Do Thái chuẩn bị ném đá Chúa Giêsu. Nguyên văn Hy Lạp có nghĩa họ đi lượm đá để ném vào Ngài. Chúa đã đáp lại lòng căm thù của họ bằng ba luận cứ.
1. Ngài bảo Ngài đã dành thì giờ hằng ngày để làm việc lành, để chữa bệnh, cho kẻ đói ăn, yên ủi người buồn khổ, toàn là những việc đầy quyền phép và đẹp đẽ nhằm giúp đỡ mọi người. Ai cũng thấy rõ đó là những việc lành từ Thiên Chúa đến, vậy họ muốn ném đá Ngài vì việc gì? Họ đáp họ không ném đá Ngài vì những gì Ngài đã làm, mà vì những lời tự xưng của Ngài.
2. Lời tự xưng đó là gì? Ngài tự xưng là Con Thiên Chúa. Chúa Giêsu trả lời bằng hai lập luận. Lập luận thứ nhất hoàn toàn có tính cách Do Thái khiến chúng ta khó hiểu. Chúa đã trích dẫn Thánh Vịnh 82,6, đây là lời cảnh cáo những quan tòa bất công, dạy họ đừng xét đoán bất công nữa, và phải bênh vực cho kẻ nghèo khó với người vô tội. Câu kết luận là: “Ta đã nói, các ngươi là thần, hết thảy đều là con cái của Đấng Tối Cao”. Quan toà là thừa sai của Thiên Chúa, thay Ngài giúp đỡ và xét lẽ công bằng cho loài người. Với loài người thì ông là một vị thần. Ý niệm này được làm sáng tỏ trong một số điều luật của sách Xuất Hành. Xh 21,1-6 dạy người đầy tớ được ra đi tự do vào năm thứ bảy. Câu 6 chép: “Thì người chủ sẽ dẫn nó đến trước mặt các quan tòa” (từ Do Thái được dùng ở đây là elohim, nghĩa là các thần. Cùns một hình thức ấy cũng được dùng trong Xh 22,9.28). Kinh Thánh cũng nói về những người được Thiên Chúa sai phái làm công tác đặc biệt, họ là các thần. Cho nên Chúa Giêsu phán: “Nếu Kinh Thánh đã nói về loài người như vậy, thì tại sao ta lại không thể nói về chính ta như vậy?”.
Chúa Giêsu đã tự xưng hai cách:
10,31-39
TIN MỪNG THEO THÁNH CilOAN 287
a. Thiên Chúa đã biệt riêng Ngài ra để thực hiện một công tác đặc biệt. Từ biệt riêng ra ở đây là hagiazein. Đây là động từ gốc của hình dung từ hagios có nghĩa là thánh. Chữ này luôn luôn có ý là làm cho một người, một chỗ, hay một người nào đó khác với những người, những chỗ, những vật khác; vì naười, chỗ, hoặc vật đó đã được dành riêng cho một mục đích, một công tác nào đó. Một vật hay một người sở dĩ thánh, vì người ấy hay vật ấy được dành riêng cho một công việc khác hẳn những công việc thông thường trong đời sống hằng ngày. Thí dụ, ngày Sabat là thánh (Xh 20,11), nó khác với những ngày khác vì đã được dành riêng ra để thờ phượng Chúa; bàn thờ là thánh (Lv 16,19) vì nó được làm ra để dành riêng cho một cône tác đặc biệt; các tư tế là thánh (2Sk 26,18), họ khác với những kẻ khác ở chỗ họ được biệt riêng cho một công việc, một công tác đặc biệt. Các ngôn sứ là thánh cũng vậy (Gr 1,5). Khi Chúa Giêsu nói Thiên Chúa đã thánh hiến Ngài, biệt Ngài ra, Ngài có ý nói Thiên Chúa đã đặt riêng Ngài ra khỏi những kẻ khác, khiến Ngài trở thành khác biệt với những người khác, giao cho Ngài thực hiện một sứ mệnh đặc biệt. Chính sự kiện Chúa Giêsu dùns từ ấy cho thấy Ngài ý thức thật rõ ràng Thiên Chúa Cha giao cho Ngài một sứ mệnh đặc biệt để thực hiện.
b. Chúa Giêsu bảo Chúa Cha đã sai Ngài xuống thế gian. Từ được dùng là chữ dành cho việc sai phái một sứ giả, một đại sứ hay một đạo quân, một lực lượna công tác nào đó. Khi Chúa Giêsu dùng từ ấy, Ngài không nghĩ rằng chính Ngài đã tự xuống íhế gian, nhưng Ngài được sai phái xuống thế gian. Việc Ngài đến thế gian là do Chúa Cha, Ngài đến để thực hiện sứ mệnh mà Chúa Cha đã giao phó.
Cho nên Chúa Giêsu nói: “Đời xưa, Kinh Thánh đã gọi các quan tòa là thần, vì họ được Chúa sai phái để đem chân lý và công lý đên cho thế gian. Ngày nay, ta đã được biệt riêng cho một sứ mệnh đặc biệt, ta đã được Chúa Cha phái đến thế gian, vậy tại sao các ngươi lại phản đối khi ta gọi ta là Con Thiên Chúa? Ta chỉ làm điều mà Kinh Thánh từng làm đó thôi”. Đây là một trong những luận cứ của Kinh Thánh mà chúng ta rất khó cảm nhận tất cả tầm quan trọng của nó. Nhưna với một luận cứ như thế, bất cứ một rabi Do Thái giáo nào cũng phải chịu phục hoàn toàn.
288 WILLIAM BARCLAY
10,40-42
3. Chúa Giêsu tiếp tục mời gọi kiểm nghiệm. Ngài nói: “Tôi không bảo các ông tin nhận lời tôi nói, mà yêu cầu các ông hãy tin nhận những việc tôi làm”. Người ta có thể cãi nhau về lời lẽ, nhưng việc làm là điều không ai chối cãi được. Người ta có thể nghi ngờ, tranh luận một câu của ai đó tự nói về mình, nhưng không thể nào chối cãi nhữns việc làm của người ấy. Chúa Giêsu là một giáo sư hoàn hảo, vì Ngài không chỉ tuyên xưng bằng lời nói, mà còn tự chứng minh Ngài là ai bằng việc làm. Ngài kêu gọi mọi người hãy kiểm chứng cách nghiêm chỉnh những việc Ngài đã làm. Ngài mời gọi người Do Thái hãy phê phán Ngài, căn cứ trên những gì Ngài đã làm, chứ đừng căn cứ vào những gì Ngài nói. Đây là sự kiểm nghiệm mà tất cả những người theo Chúa có thể chịu và phải chịu. Điều bi đát là có quá ít tín hữu có việc làm để đáp ứng sự kiểm tra của người khác, lại càng có ít người hơn nữa dám để người ta kiểm tra mình.
Yên Lặng Trước Cơn Bão
Gioan 10,40-42
40 Đức Giêsu lại ra đi, sang bên kia sông Giođan, đến chỗ trước kia ông Gioan đã làm phép rửa, vù Người ở lại đó. 41 Nhiều người đến gặp Đức Giêsu. Họ báo nhau: â‘Ông Gioan đã khôn lị làm một dấu lạ nào cả, nhưng mọi diều ÔM> ẩy nói về người này đều đúng. ” 42 Ớ đỏ, nhiều người đã tin vào Đức Giêsu.
Thời gian của Chúa Giêsu đang cạn dần, nhưng Chúa biết thì giờ của Ngài, Ngài không liều lĩnh xông vào hiểm nguy, cũng không hề liều mạng. Ngài cũng không hèn nhát trôn tránh nguy hiểm, hay tìm cách bảo vệ mạng sống. Tuy nhiên, Ngài muốn lui vào nơi yên tĩnh trước cuộc chiến đấu sau cùng. Chúa Giêsu lưôn luôn tự trang bị khi gặp mặt loài người, bằng cách gặp Chứa Cha trước. Ngài gặp Chúa Cha trước, rồi mới bước ra gặp người ta. Chính vì thế, Ngài lánh mặt qua phía bên kia sông Giođan. Ngài không chạy trôn, nhưng đang chuẩn bị cho trận quyêt đâu cuối cùng.
Địa điểm Chúa đi đến thật có ý nghĩa. Ngài đến nơi mà Gioan Tẩy Giả thường làm phép rửa. Ngài đến chính nơi Ngài đã nhận
11,1-5
TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN 289
phép rửa. Tại đó tiếng nói của Chúa Cha đã đến với Ngài, và bảo đảm rằng Ngài đã quyết định đúng và đang đi đúng đường. Có nhiều điều chúng ta có thể nói về một người cứ thỉnh thoảng trở lại chốn cũ, nơi người ấy đã có một kinh nghiệm tối quan trọng trong đời mình. Khi Giacóp gặp nghịch cảnh, mọi sự trở nên tệ hại, ông đã trở lại Bêten (St 35,1-5). Lúc cần đến Chúa, ông đã trở lại nơi mà trước kia chính ông đã gặp Ngài. Trước khi kết thúc sứ mạng, Chúa Giêsu đã trở lại nơi xuất phát. Thật vô cùng ích lợi cho linh hồn chúng ta, nếu chúng ta thực hiện cuộc hành hương quay lại nơi Chúa gặp mình, và mình đã gặp Ngài.
Dù ra tận chỗ xa xôi bên kia sông Giođan, dân Do Thái cũng kéo đến với Chúa Giêsu, và tại đó họ cũng nghĩ đến Gioan Tẩy Giả. Họ nhớ lại Gioan đã nói với giọng của một ngôn sứ, nhưng Gioan đã không làm phép lạ. Họ nhận ra chỗ khác nhau giữa Chúa Giêsu với Gioan Tẩy Giả. Chúa Giêsu đã thêm quyền năng của Thiên Chúa vào lời rao giảng của Gioan. Gioan đã chẩn đoán căn bệnh cửa hoàn cảnh, còn Chúa Giêsu đem quyền phép đến để ứng phó với hoàn cảnh. Những người Do Thái này đã xem Gioan Tẩy Giả là một ngôn sứ. Bây giờ họ thây rằng những gì Gioan loan báo trước về Chúa Giêsu đều đúng, và có số đông người tin nhận Ngài.
Chuyện vẫn thường xảy ra là có những nhân vật được thiên hạ vẽ ra một tương lai huy hoàng; lúc đầu người ta đặt nhiều hy vọng nơi người ấy, nhưng rồi người ấy làm thiên hạ thất vọng, làm tiêu tan kỳ vọng của mọi người. Ngược lại, Chúa Giêsu thật là vĩ đại, vì cuộc đời Ngài còn vĩ đại hơn những gì Gioan Tẩy Giả đã nói về Ngài. Ngài là người duy nhất khône làm thất vọng những người kỳ vọng nơi Ngài. Trong Ngài, những mơ ước luôn luôn biến thành sự thật.
Chú Giải Tin Mừng Gio-An Chú Giải Tin Mừng Gio-An - William Barclay