Until I feared I would lose it, I never loved to read. One does not love breathing.

Harper Lee

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1760 / 120
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 21
ở Đầu Màn Cuôi Cùng của Thảm Kịch
Mátthêu 21,1-11
1 Khi thầy trò đến gần thành Giêrusalem và tới làng Bếtphaghê, phía núi Ôliu, Đức Giêsu sai hai môn đệ và 2 bảo: “Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có con lừa con bên cạnh. Các anh cởi dây ra và dắt về cho Thầy. 3 Nếu có ai nói gì với các anh, thì trả lời là Chúa cần đến chúng, Người sẽ gửi lại ngay”. 4 Sự việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ: 5 Hãy bảo thiếu nữ Xion: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ.
6 Các môn đệ ra đi và làm theo lời Đức Giêsu đã truyền. 7 Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Đức Giêsu cỡi lên. 8 Một đám người rất đông cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành lá mà rải lẽn lối đi. 9 Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: Hoan hô Con vua Đavít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời.
10 Khi Đức Giêsu vào Giêrusalem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: “Ông này là ai vậy?” " Dân chúng trả lời: “Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy”.
Đoạn này cho thấy màn cuối cùng trong thảm kịch đời sống Chúa Giêsu và đây quả là giờ phút bi thảm. Lúc đó là Lễ Vượt Qua, tại Giêrusalem và các vùng phụ cận đều đầy khách hành hương. Ba mươi năm sau đó, một tổng trấn Rôma đã thống kê số chiên để làm thịt ở Giêrusalem và thấy rằng con số đó không dưới 250.000 con. Luật lệ của Lễ Vượt Qua là mỗi con chiên bị giêt phải cung cấp một bữa tiệc cho ít nhất là mười người, và nêu con số này đúng, thì ngày Lễ Vượt Qua có hơn hai triệu rưỡi người dồn về Giêrusalem. Luật quy định rằng mỗi người nam Do Thái sống trong vòng hai mươi dặm quanh Giêrusalem phải đến
204 WILIIAM BARCLAY
¿1,1-11
đó dự lễ Vượt Qua. Và không chỉ những người Do Thái ở Palestin mà tất cả những người Do Thái ở khắp thế giới đều lên đường về Giêrusalem dự ngày lễ lớn nhất này. Chúa Giêsu không thể chọn thời điểm nào sôi nổi hơn nữa. Ngài đã đến một thành phô" đông người chen chúc và đang ngóng đợi những điều mà tôn giáo họ mãi trông mong.
Đây không phải là một quyết định đột ngột của Chúa Giêsu mà Ngài đã chuẩn bị từ trước. Câu chuyện cho thấy Ngài đang thực hiện những chương trình Ngài hoạch định sẩn. Ngài sai môn đệ vào làng để chọn lừa mẹ và lừa con, Chúa Giêsu đã sắp đặt để có một con lừa con và một lừa mẹ ở đó chờ đợi Ngài và chắc Ngài cũng có nhiều bạn ở làng Bêtania. Câu “Chúa cần đến chúng” là một mật hiệu để chủ của chúng biết rằng giờ sắp đặt đã đến.
Chúa Giêsu cỡi lừa vào thành Giêrusalem, con lừa chưa hề có ai cỡi, thích ứng cho mục đích thiêng liêng. Con bò cái sắc hoe được dùng trong nghi thức tẩy uế phải là một con vật “chưa hề mang ách” (Ds 19,2; Đnl 21,3). cỗ xe chở hòm giao ước của Chúa phải là một cỗ xe mới chưa dùng cho mục đích nào khác (1 Sm 6,7). Việc dùng con lừa chưa có ai cỡi đã tô đậm tính cách thiêng liêng của dịp đặc biệt này.
Đám đông tiếp đón Chúa Giêsu như một vị vua. Họ trải những áo choàng của mình phía trước Ngài, đó là điều dân chúng đã làm khi Giêhu được tôn làm vua (2 V 9,13). Họ chặt và vẫy những nhánh chà là, đó cũng là điều họ đã làm khi Simon Macabeô vào thành Giêrusalem sau chiến thắng lẫy lừng (1 Mcb 13,51).
Họ chào đón Ngài như chào đón một người hành hương, vì câu họ chào mừng: “Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa” (Tv 118,26) là câu dùng để hoan nghênh những người hành hương về Giêrusalem dự đại lễ này. Họ la lên: “Hôsana!” Chúng ta phải cẩn thận tìm hiểu ý nghĩa chữ này. Hôsana có nghĩa hãy cứu ngay, là tiếng kêu cứu mà người ta đang gặp nguy khôn kêu nài vua hay thần của họ. Tiếng kêu của dân chúng là tiếng kêu trong Tv 118,25: “Đức Chúa, xin hãy cứu”. Câu “Hôsana trên cõi trời cao” chắc có nghĩa “Cả các thiên thần ở những nơi cao nhất của các từng trời cũng hãy kêu cầu Chúa: Xin cứu ngay!” Có thể chữ Hôsana đã mất ý nghĩa nguyên thủy đó, đã trở thành một
21,1-11
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​205
tiếng kêu ngạc nhiên chào mừng như chữ “Hoan hô!” mà thôi. Nhưng đúng thật nó là tiếng kêu của dân chúng xin được giải cứu và giúp đỡ trong ngày khốn khó, là tiếng của dân chúng bị áp bức kêu cầu vua là vị cứu tinh của họ.
Ý Định Của Chúa Giêsu
Mátthêu 21,1-11
Chúng ta có thể tin rằng những hành động của Chúa Giêsu qua biến cô" này đã được xếp đặt và suy tính trước. Để hành động, Ngài phải áp dụng một phương pháp làm thức tỉnh tâm trí con người pha lẫn với những phương pháp của các ngôn sứ. Trong lịch sử tôn giáo của dân Do Thái, khi vị ngôn sứ cảm thấy lời nói mình không mang lại lợi ích vì dân chúng thờ ơ, không chịu hiểu thì họ lồng sứ điệp của mình vào một hành động linh hoạt để người ta có thể nhìn thấy và hiểu được. Có nhiều ví dụ như thế trong Cựu Ước, chúng ta có thể chọn hai ví dụ nổi bật nhất: Khi biết nước nhà sẽ suy vi vì bội ước, thờ hình tượng của Rôbôam, và Giêrôbôam sẽ nổi lên thay thế, tiên tri Akhigia mặc một cái áo mới và xé làm mười hai mảnh, giao cho Giêrôbôam mười mảnh, còn hai mảnh ông giữ lại. Bởi hành động linh hoạt này ông cho Giêrôbôam biết sẽ có mười chi phái nổi lên ủng hộ Giêrôbôam, còn hai chi phái kia sẽ trung thành với Rôbôam (1 V 11,29-32). Đây là một sứ điệp tiên tri được ban bố bằng hành động linh hoạt.
Khi ngôn sứ Giêrêmia biết rằng Babylon sẽ chinh phục xứ Palestin, dù bấy giờ dân chúng đang lạc quan, ông đã làm một sô" xiềng và ách gửi đến Êđôm, Môáp, Ammôn, Tia, và Xiđôn, rồi ông mang một cái ách trên cổ mình để mọi người có thể nhìn thấy mà biết rằng nô lệ và xiềng xích đang chờ đợi họ ở đằng trước (Gr 27,1-6), và khi ngôn sứ giả Hanania do nhận định lạc quan sai lầm muốn dân chúng thấy rằng, theo ông nghĩ, sứ điệp của ngôn sứ Giêrêmia là sai, thì ông lấy cái ách khỏi cổ ngôn sứ Giêrêmia và bẻ đi (Gr 28,10-11).
Thường các ngôn sứ hay dùng hành động linh hoạt để diễn tả sứ điệp của mình khi họ thấy nói suông không đủ. Chác đó là điều
206 WILIIAM BARCLAY
21,1-11
Chúa Giêsu làm khi Ngài vào thành Giêrusalem. Hành động linh hoạt của Chúa Giêsu diễn tả hai hình ảnh.
1. Hình ảnh ở Dacaria 9,9, trong đó ngôn sứ thấy vua vào thành Giêrusalem, khoan thai cỡi lừa, và cỡi lừa con là con của lừa mẹ. Vì thế, trước hết bằng hành động linh hoạt này, Chúa Giêsu cố ý tuyên xưng chính Ngài là Đấng Mêsia. Chúa Giêsu bày tỏ cho dân chúng biết Ngài là Đấng được xức dầu của Thiên Chúa trong lúc người Do Thái ở khắp nơi trên thế giới đang đổ xô về Giêrusalem.
2. Có thể Chúa Giêsu có một ý định khác nữa. Đốì với chúng ta ý định thứ hai này không rõ ràng nhưng nó hoàn toàn chắc chắn và rõ ràng đối với tâm trí của người Do Thái. Một trong những tổn thất trong lịch sử Do Thái là kinh thành Giêrusalem bị chiếm giữ bởi Antiochus Epiphnes vào khoảng năm 175TCN. Antiochus cương quyết quét sạch đạo Giuđa để đưa vào Palestin lối sống và việc thờ phượng của người Hy Lạp. Ông cố tình làm ô uế đền thờ, ông dâng thịt heo trên bàn thờ, dâng lễ vật cho thần Olympian Zeus và biến các phòng trong đền thờ thành quán trọ. Vì vậy Macabeô đã nổi dậy chống lại và cuối cùng cứu được đất nước. Thành Giêrusalem được tái chiếm, đền thờ được thanh tẩy, trùng tu dâng hiến trở lại. Trong 2 Mcb 10,7 chúng ta đọc thấy niềm vui lớn lao của dân chúng trong ngày lễ trọng ấy: “Họ mang những nhánh cây, cành chà là, hát những Thánh vịnh ca ngợi vị anh hùng đã giúp họ thành công trong việc thanh tẩy nơi ngự của Ngài”. Trong ngày ấy dân chúng mang nhánh cây và hát Thánh vịnh y như những hành động của đám đông chào đón Chúa Giêsu khi Ngài vào thành Giêrusalem.
Có thể Chúa Giêsu biết điều này, và Ngài vào Giêrusalem với ý định thanh tẩy nhà của Chúa như Giuđa Macabêô đã làm hai trăm năm trước. Và đúng thật Chúa Giêsu đã làm điều đó. Có thể Ngài muốn nói bằng biểu tượng linh động rằng Ngài không những là Đấng được xức dầu, Ngài cũng là Đấng đến để thanh tẩy nhà Chúa khỏi những lạm dụng và việc thờ phượng làm ô uế. Như Malakia đã nói Chúa sẽ thình lình vào trong đền thờ của Ngài (MI
3,1) và trong mặc khải về phán xét, Êdêkien đã nhìn thấy phán xét khủng khiếp của Chúa bắt đầu từ nơi thánh (Ed 9,6).
/1,1-11
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​207
xương vương
Mátthêu 21,1-11
Để kết thúc phần nạhiên cứu về biến cố này, chúng ta hãy quay sang Chúa Giêsu. Ớ đây chúng ta thấy ba điều về Ngài.
1. Sự can đảm của Chúa Giêsu. Ngài biết rõ là đang đi vào thành thù nghịch, dù đám đông nhiệt thành thật đấy, nhưng vẫn còn chức quyền thù ghét Ngài, và họ đã ăn thề với nhau là sẽ loại trừ Ngài cho bằng được. Bất cứ ai trong hoàn cảnh đó cũng sẽ nghĩ rằng cẩn trọng đề phòng là hay nhất và nếu phải vào Giêrusalem, thì đi ban đêm, cẩn thận men theo những con đường vắng người cho tới khi đến nhà mình. Nhưng Chúa Giêsu đã vào thành Giêrusalem một cách công khai, uy nghi, để mọi người phải chú ý vào Ngài. Suốt những ngày còn lại của Chúa, mỗi hành động của Ngài là một thách đô". Ớ đây, Ngài bắt đầu màn cuối cùng bằng một thách thức chức quyền hạ độc thủ.
2. Sự tuyên xưng của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu tuyên xưng Ngài là Đấng Mêsia, Đấng được xức dầu của Thiên Chúa. Ngài tuyên xưng Ngài là Đấng thanh tẩy đền thờ, nhà Chúa. Nếu Chúa Giêsu chịu tuyên xưng mình là một ngôn sứ có lẽ Ngài đã không chết, nhưng Ngài không chịu gì khác ngoài địa vị tột cùng. Người ta phải công nhận Ngài là Vua hoặc không nhận Ngài là gì cả.
3. Nhưng đồng thời chúng ta thấy sự đòi hỏi của Chúa Giêsu. Ngài không đòi hỏi ngai vàng hay ngôi vua, nhưng Ngài đòi ngự trị trong lòng người. Ngài đến, cỡi lừa đi một cách khoan thai. Chúng ta phải cẩn thận tìm hiểu ý nghĩa thật của điều này. Ớ Tây Phương, lừa là một con vật bị coi rẻ, nhưng ở Đông Phương nó là con vật sang trọng. Một vị vua thường cỡi lừa, khi ông cỡi lừa đến, đó là dấu hiệu cho biết ông đến trong hòa bình. Con ngựa dùng cho chiến tranh, con lừa dùng cho hòa bình. Vì vậy khi Chúa Giêsu tuyên xưng Ngài là Vua, đó là Vua Hòa Bình. Ngài cho người ta thấy Ngài đến không phải để chém giết mà để yêu thương, không phải để lên án mà để cứu giúp, không phải bằng sức mạnh của vũ khí mà bằng sức mạnh của tình yêu.
208 WILIIAM BARCLAY
21,IZ-14
Như vậy, cùng một lúc chúng ta thấy sự can đảm, sự tuyên xưng và tình thương của Chúa Giêsu. Đó là lời kêu gọi cuối cùng của Ngài bảo con người hãy mở lòng chứ không phải mở cung điện để tiếp đón Ngài.
Quang Cảnh Trong Đền Thờ
Mátthêu 21,12-14
12 Đức Giêsu vào Đền Thờ, đuổi tất cả những người đang mua bán trong Đền Thờ, lật bàn của những người đổi bạc và xô ghế của những kẻ bán bồ câu. 13 Rồi Người bảo họ: “Đã có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện, thê' mà các ngươi lại biến thành sào huyệt của bọn cướp”. 14 Có những kẻ mù loà, què quặt đến với Người trong Đền Thờ, và Người đã chữa họ lành.
Nếu Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem là một thách đô" thì đây lại thêm một thách đô" nữa. Để có thể thấy quang cảnh này rõ ràng như trước mắt chúng ta, chúng ta cần hình dung hình ảnh của đền thờ.
Có hai chữ trong Tân Ước đều được dịch là đền thờ, nhưng cần phân biệt rõ ràng hai chữ đó. Đền thờ chính điện là naos, một ngôi nhà tương đối nhỏ, gồm có nơi thánh và nơi cực thánh là nơi chỉ có vị thượng tế mới được vào và chỉ được vào trong ngày Đại Lễ Chuộc Tội. Nhưng chung quanh naos là một khoảng cách rộng mênh mông gồm những sân từng bậc nối tiếp nhau, cao dần lên. Trước hết là hàng lang cho người ngoại, mọi người đều được phép vào. Người ngoại nào vượt qua giới hạn đó thì phải chết. Kế đến là hàng lang cho phụ nữ, lối vào là cổng Đẹp của đền thờ và mọi người Do Thái đều có thể vào đó. Tiếp đến là hành lang của người Do Thái, dành cho đàn ông mà thôi, cửa vào gọi là cổng Nicano, đó là một cái cổng lớn bằng đồng Côrintô, cần phải tới hai mươi người mới mở được. Chính trong hành lang này người ta tụ họp để làm việc thờ phượng. Cuối cùng là hàng lang của các thầy tư tế, ở đó chỉ có các thầy tư tế mới được vào. Trong hành lang này có bàn thờ lớn để dâng của lễ, bàn thờ xông hương, giá đèn có bảy nhánh, bàn bánh trần thiết và một chậu rửa lớn bằng đồng, bên sau những thứ đó là đền thờ (naos). Toàn thể khu vực này gồm cả
TIN MƯNG MATTHEU - TẬP 2​209
những hành lang cũng được dịch là đền thờ, chữ Hy Lạp là hieron. Vậy điều phân biệt giữa hai chữ này là naos là ngôn đền thờ, hieron là cả khu vực đền thờ.
Biến cố này xảy ra trong hành lang của người ngoại nơi mọi người có thể vào được. Nơi này luôn luôn ồn ào và đông đúc, nhưng vào Lễ Vượt Qua, những khách hành hương từ mọi nơi trên thế giới đổ về và chiếm hết chỗ. Có thể lúc nào nơi đó cũng có nhiều người ngoại, vì đền thờ Giêrusalem nổi tiếng khắp thế giới, đến nỗi những tác giả Rôma mô tả nó là một trong những kiến trúc lạ lùng nhất thế giới.
Trong hành lang người ngoại thường có hai loại buôn bán trao đổi. Thứ nhất là việc đổi tiền. Mỗi người Do Thái đều phải đóng thuế đền thờ 2 chỉ bạc, và đóng trong dịp gần lễ Vượt Qua. Một tháng trước đó, các trạm thuế đã được dựng lên ở các tỉnh và các làng, dân chúng có thể đóng tiền ở đó. Nhưng sau thời gian đã quy định, người ta chỉ có thể đóng tại đền thờ ở Giêrusalem. Đại đa số dân Do Thái hành hương từ những xứ khác về phải đóng thuế ở đây. Thuế này phải trả bằng một loại tiền quy định mặc dầu mọi loại tiền tệ giá trị ngang nhau khi dùng cho việc khác. Tại đền thờ, không được dùng bạc nén, nhưng dùng bạc lưu hành có đóng dấu.
Phận sự của những người đổi bạc là đổi các loại tiền thích hợp cho khách thập phương và lấy những loại tiền không thích hợp. Điều đó mới xem là một công việc hoàn tất cần thiết. Nhưng phiền một nỗi là những người đổi bạc này đòi người ta phải trả một xu cho họ khi đổi tiền, và nếu đồng tiền giá trị hơn 2 chỉ bạc thì họ đòi thêm một xu nữa để trả sô" tiền thối dư lại. Thế là khách hành hương không phải chỉ trả 2 chỉ bạc.
Người ta gọi tiền này là qolbon, một phần tiền đó dùng làm tiền dâng tự nguyện, một phần dùng sửa đường, một phần dùng mua vàng để dát đền thờ và một số bỏ vào quỹ đền thờ. cả vấn đề không hẳn là một sự lạm dụng, nhưng rắc rối là chính nó gây nên sự lạm dụng. Nó mở đường cho con buôn bóc lột những người hành hương và chắc chắn là bọn đổi bạc đã thủ lợi rất nhiều.
Sự mua bán bồ câu lại còn tệ hại hơn nữa. Vì hầu hết khách đến đền thờ đều muốn dâng một số lễ vật nào đó. Ví dụ người đàn
210 WILIIAM BARCLAY
21,12-1-4
bà sau khi sinh con sẽ dâng chim bồ câu làm lễ tinh sạch, hay một người cùi đến để chứng nhận bệnh mình đã lành cũng sẽ dâng bồ câu (Lv 12,8; 14,22; 15,14.9). Người ta dễ mua lễ vật ở ngoài đền thờ nhưng bất cứ con vật nào được dâng làm của lễ phải là con vật không tì vết. Những nhân viên khám nghiệm có thể đưa ra hàng lô lý do để từ chối một lễ vật mua ở ngoài và bảo họ đến mua ở quầy hàng của đền thờ.
Nếu giá cả hai bên đều như nhau chắc là không có gì đáng nói, nhưng một cặp bồ câu có thể chỉ trị giá 4 xu ở ngoài đền thờ, thì mua trong đền thờ phải mất 75 xu. Việc lạm dụng này đã có từ xưa, Simon Ben Gamaliel, một Rápbi Do Thái, đã được người ta nhớ ơn vì “ông đã làm cho người ta phải bán chim bồ câu bằng đồng bạc thay vì đồng vàng”, hẳn là ông đã công kích sự lạm dụng này. Hơn nữa, khu bán lễ vật này được gọi là gian hàng Khanan, thuộc tài sản riêng của gia đình vị thượng tế Khanan. Đây quả là thêm một sự lạm dụng nữa. Ớ đó có thể có nhiều người buôn bán lương thiện và biết thương người, nhưng khó tránh khỏi sự lợi dụng, Burkitt nói rằng: “Đền thờ đã trở thành nơi tụ tập của bọn kiếm chác mánh mung”, môt thứ buôn bán độc quyền, đặc quyền đặc lợi, tội lỗi xấu xa. George Adam Smith từng viết: “Thời bấy giờ mỗi tư tế là một con buôn”. Đây quả là bóc lột trắng trợn vô lương tâm những khách hành hương nghèo túng, hiền lành, và chính sự bóc lột đó đã khiến Chúa Giêsu nổi giận.
Cơn Giận Và Tinh Thương
Mátthêu 21,12-14
ít có đoạn Phúc Âm nào mà khi đọc, chúng ta cần phải bình tâm nhận xét cho công minh như đoạn này. Người ta dễ dùng đoạn này làm cớ để lên án toàn thể việc thờ phượng nơi đền thờ. Có hai điều cần phải nói. Có nhiều người buôn bán chụp giựt trong hành lang đền thờ, nhưng cũng có nhiều người có lòng hướng về Chúa. Nhắm vào điểm tồi tệ nhất của một hệ thông để phê phán toàn thể là bất công. Aristote nói rằng ta nên xét đoán một tổ chức hay con người theo ưu điểm chứ không theo khuyết íliểm của họ.
21,12-14
TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2 111
Điều thứ hai cần phải nói là, hãy để cho Chúa là Đấng vô tôi ném viên đá đầu tiên. Không phải tất cả mọi người buôn bán đều là kẻ bóc lột, ngay cả những kẻ thừa cơ hội để kiếm lợi nhanh chóng cũng không phải hết thảy đều là những kẻ chụp giựt tiền bạc. Một học giả Do Thái, ông ítraen Ápraham đưa ra một lời bình luận về đoạn này, trong đó ông nói với thái độ tự hào về niềm tin của dân tộc mình, ông cũng nói lên những điều vẫn còn đang xảy ra trong giáo hội ở ngay tại nhà thờ chỗ ngôi mộ trông tại Giêrusalem ngày nay: “Khi Chúa Giêsu xô đổ bàn của người đổi bạc và ghế của người bán bồ câu, đuổi họ khỏi đền thờ, Ngài đã làm một công việc cho người Do Thái. Nhưng có phải những người đổi bạc và những kẻ bán bồ câu. Họ là những người duy nhất đến viếng đền thờ đâu? Có phải tất cả những người mua bán bồ câu đều là những kẻ chuộng nghi thức đâu? Lễ Phục Sinh vừa qua, tôi ở Giêrusalem và ngay trước nhà thờ Ngôi mộ trống, tôi thấy những quầy bán thánh tích, những tràng hạt màu sắc, những cuộn giấy viết chữ đèn cầy màu, những cây thánh giá mạ vàng và những lọ đựng nước sông Giođan. Ớ đó, những tín đồ này nói năng, mua bán, mặc cả, một đám đông người mua kẻ bán ở trước ngôi nhà thiêng liêng xây lên để thờ kính Chúa Giêsu! Tôi nghĩ phải chi Chúa Giêsu trở lại để xua đuổi các tôi tớ giả này của Ngài như Ngài đã xua đuổi những người anh em Do Thái ngày xưa”. Trong vấn đề này, ngay cả Hội Thánh cũng không phải là hoàn toàn không đáng trách.
Tuy nhiên biến cố này cho chúng ta biết một vài điểm về Chúa Giêsu:
1. Cơn giận của Ngài bộc lộ mãnh liệt hơn hết đốì với những kẻ bóc lột đồng loại và nhất là những kẻ nhân danh tôn giáo bóc lột kẻ khác. Chính Giêrêmia đã nói rằng người ta đã biến đền thờ thành ổ trộm cướp (Gr 7,11). Chúa Giêsu không thể chịu nổi khi thây những con người đơn sơ bị trục lợi. Lắm khi Hội Thánh đã làm thinh trước một tình trạng như vậy. Hội Thánh có bổn phận phải bảo vệ những người không thể tự vệ trong một nền kinh tế cạnh tranh đến cao độ.
2. Cơn giận của Chúa đặc biệt nhắm vào những kẻ làm cho người đơn sơ không thể thờ phượng trong nhà Chúa được. Chính Isaia đã nói rằng nhà Chúa là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc
212​WILIIAM BARCLAY
21,12-14
(Is 56,7). Nên nhớ rằng hành lang của người ngoại thật ra là nơi duy nhất của đền thờ mà người ngoại có thể đến. Không phải mọi người ngoại đến đó để nhìn xem thôi. ít ra cũng có số người đến đó với tâm hồn khao khát thờ phượng và cầu nguyện, mong tìm được Chúa. Nhưng ở một nơi mà người ta mua bán, mặc cả, lời qua tiếng lại như thế thì không thể nào cầu nguyện được. Những người tìm kiếm Chúa đã bị chính những người của nhà Chúa ngăn trở. Chúa không bao giờ coi những kẻ ngăn trở việc thờ phượng Ngài là vô tội. Tinh thần cay đắng, cãi lẫy, đấu tranh có thể xâm nhập vào nhà thờ làm ngăn trở thờ phượng. Tín hữu và Hội Đồng trị sự có thể vì quyền lợi, vì danh dự cá nhân, vì uy tín, vì thủ tục, nghi thức tạo nên bầu không khí ngột ngạt, để cuối cùng không ai có thể thờ phượng Chúa. Ngày cả những vị có trách nhiệm, cũng có thể chỉ quan tâm đến đường lối làm việc của mình và những hình thức tổ chức Hội Thánh hơn là quan tâm đến rao giảng Phúc Âm, cuối cùng chỉ còn những buổi lễ với bầu không khí không có tinh thần thờ phượng thật. Thờ phượng Chúa và tranh chấp của con người không thể đi đôi với nhau. Chúng ta hãy nhớ cơn thịnh nộ của Chúa Giêsu đối với những kẻ ngăn trở anh em mình đến với Chúa.
3. Chúng ta cần lưu ý thêm một điều nữa. Đoạn này chấm dứt với việc Chúa Giêsu chữa lành những kẻ mù và què trong hành lang đền thờ. Họ vẫn ở đó, Chúa không đuổi hết mọi người, chỉ những người có lương tâm tội lỗi mới phải bỏ chạy trước cặp mắt giận dữ của Ngài, còn những kẻ cần Ngài vẫn ở lại. Chúa Giêsu không bao giờ đuổi người ta về tay không khi họ cần Ngài. Và chúng ta chú ý điều này: Cơn thịnh nộ của Chúa Giêsu không hoàn toàn tiêu cực, không bao giờ dừng lại ở sự tấn công kẻ ác nhưng tiếp tục giúp đỡ tích cực cho những kẻ đang có những nhu cầu cần giải quyết. Nơi Con Người thật sự vĩ đại này, cơn giận và tình thương đi đôi với nhau. Ngài nóng giận với những kẻ bóc lột người đơn sơ và ngăn trở người tìm kiếm Chúa, nhưng Ngài vẫn yêu thương và đáp ứng cho những kẻ đang cần đến Ngài.
z 1,ID-i/
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​213
Sự Hiếu Biết Của Tẩm Lòng Đơn Sơ
Mátthêu 21,15-17
15 Nhưng các thượng tế và kinh sư thấy những việc lạ lùng Người đã làm và thấy lũ trẻ reo hò trong Đền Thờ: “Hoan hô Con vua Đavít! ”, thì tức tối 16 và nói với Người rằng: “Ông có nghe chúng nói gì không?” Đức Giêsu đáp: “Có; nhưng còn lởi này, các ông chưa bao giờ đọc sao: Ngài sẽ cho miệng con thơ trẻ nhỏ cất tiếng ngợi khen?" 17 Rồi Người bỏ họ mà ra khỏi thành, đến Bêtania và qua đêm tại đó.
Mộtsô' học giả cho rằng đây là một đoạn khó giải thích vì câu 15 nói như thể có một đám đông trẻ con trong đền thờ lúc ấy, nếu vậy thì những người giữ trật tự ở đền thờ sẽ có biện pháp tức thì và hữu hiệu với chúng ngay, nếu chúng dám la ó như trong đoạn này kể. Luca đã kể lại biến cố này, trong đó các môn đệ được mô tả là đắ la lên vui mừng ca ngợi Chúa Giêsu, và những người có quyền muốn Chúa bắt họ yên lặng (Lc 19,39-40). Thường thường, môn đệ của một Rápbi được gọi là con trẻ của ông ta, như chúng ta thấy chữ các con bé nhỏ Chúa dùng trong Phúc Âm Gioan. Vì thế người ta cho rằng Luca và Mátthêu đã thuật lại cùng một chuyện và những con trẻ chính là các môn đệ của Chúa Giêsu.
Giải thích như thế cũng không cần thiết. Sự kiện mà Mátthêu trích dẫn câu nói trong Tv 8,2 cho thấy rõ là có những trẻ con thật sự, và những việc xảy ra ngày hôm đó đã không bao giờ xảy ra trước. Không phải ngày nào những kẻ buôn bán và đổi tiền cũng đều bị đuổi, ngày nào cũng có những người mù và người què được chữa lành. Bình thường trẻ con không thể la lên như thế, nhưng đây không phải là một ngày thường.
Khi chúng ta xem câu chuyện này như cách được thuật lại, khi chúng ta lắng nghe âm điệu trong sáng rõ ràng của trẻ con la lên để ca ngợi, chúng ta đối diện với một sự thật lớn lao. Lắm khi có những sự thật mà chỉ có những tấm lòng đơn sơ mới có thể thấy nhưng lại che khuất đôi với những người khôn ngoan, học thức uyên thâm. Thiên đàng nhiều lúc gần gũi với con trẻ hơn là những bậc khôn ngoan.
214 WILIIAM BARCLAY
Z1,1Ồ-ZZ
Người ta nói rằng Thorwaldsen, một nhà điêu khắc lỗi lạc, có lần chạm một bức tượng Chúa Giêsu. Ông muốn biết bức tượng có gây được phản ứng trong lồng người xem không, ông dắt một em bé đến, bảo nó nhìn bức tượng, rồi hỏi: “Đố em ai đó?” Đứa bé trả lời: “Đó là một vĩ nhân”. Thorwaldsen biết mình đã thất bại. Ông bỏ bức tượng đó và bắt đầu lại. Khi khắc xong ông lại đem em bé đến, bảo nó nhìn bức tượng rồi hỏi lại câu hỏi đó: “Đô" em người đó là ai?” Đứa bé cười và trả lời: “Đó là Chúa Giêsu, Đấng đã nói hãy để con trẻ đến cùng Ta”. Lần này, nhà điêu khắc biết mình đã thành công. Ông nhờ đôi mắt của một em bé để đánh giá một tác phẩm.
George Macdonald nói rằng ông cho sự tin kính Chúa của một người là vô giá trị nếu trẻ con không dám chơi trước cửa hay cổng nhà người đó. Nếu đứa trẻ nghĩ đó là một người tốt thì mọi người lân cận cũng nghĩ là người đó tốt. Nếu một đứa trẻ không dám đến gần thì người đó có thể là người có chức vụ lớn nhưng rõ ràng là người đó không giống Chúa Giêsu. Barrie vẽ một bức tranh cảnh bà mẹ đặt đứa con lên giường ngủ. Bà mẹ nhìn xuống đứa con khi nó sắp ngủ với một câu hỏi không thành lời trong đôi mắt và trong lòng bà: “Con ơi, hôm nay mẹ có làm tốt không?” Lòng tốt có thể đối diện với cái nhìn trong sáng của trẻ thơ mới là lòng tốt thật. Tự nhiên, trẻ con nhận biết được Chúa Giêsu, nhưng những người hiểu biết thì không nhìn thấy!
Con Đường của Cây vả
Mátthêu 21,18-22
18 Sáng sớm, khi trở vào thành, Người cảm thấy đói. 19 Trông thấy cây vả ở bên đường, Người lại gần nhưng không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: “Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa!” Cây vả chết khô ngay lập tức. 20 Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: “Sao cây vả lại chết khô ngay lập tức như thế? ” 21 Đức Giêsu trả lời: “Thầy bảo thật anh em, nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì chẳng những anh em làm được điều Thầy vừa làm cho cây vả, mà hơn nữa, anh em có bảo núi này: ‘Dời chỗ đi, nhào xuống biển! thì sự việc sẽ xảy ra như thế. 22 Tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khỉ cầu nguyện, thì anh em sẽ được”.
Zi, i «-22
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​215
ít ai đọc Kinh Thánh mà không công nhận rằng đây là đoạn rất khó hiểu trong Tân ước. Nếu chỉ hiểu theo nghĩa đen thì chúng ta thấy Chúa Giêsu có một hành động làm lung lay toàn bộ quan điểm của chúng ta về Ngài. Vì vậy, đây là một đoạn mà chúng ta phải cố tìm đến với lòng khao khát chân lý và với lòng can đảm dám nói lên suy nghĩ của mình.
Trước hết chúng ta để ý Máccô cũng thuật lại chuyện này trong Me 11,12-14.20.21 và có một điểm khác nhau căn bản giữa hai cách tường thuật câu chuyện. Trong tường thuật của Máttthêu thì cây vả bị khô héo tức thì, chữ Hy Lạp parachrema có nghĩa là ngay lập tức. Bản tường thuật của Máccô thì nói sáng hôm sau, khi trở lại con đường đó các môn đệ thấy cây vả héo đi. Hai bản tường thuật này cho thấy câu chuyện phát triển thêm. Và vì Máccô là sách Phúc Âm đầu tiên nên tường thuật của ông chắc gần gũi với sự kiện lịch sử hơn.
Để hiểu được câu chuyện này, chúng ta cần phải hiểu cách cây vả lớn lên và ra trái. Ớ Palestin, cây vả là cây được ưa thích. Hình ảnh của đất hứa là hình ảnh của một “xứ có lúa mì, lúa mạch, cây nho, cây vả, cây lựu, câu dầu ôliu và mật” (Đnl 8,8). Trái lựu, trái vả và một phần những thứ mà các thám tử đã mang về để chứng minh sự phì nhiêu của đất đó (Der 13,23). Hình ảnh hòa bình, thịnh vượng thông thường trong Cựu Ước là hình ảnh con người ngồi dưới cây nho và cây vả của mình (1 V 4,25; Mk 4,4; Dc 3,10). Hình ảnh về cơn thịnh nộ của Chúa là hình ảnh về ngày mà Ngài sẽ diệt cây vả (Tv 105,33; Gr 8,13; Hs 2,12). Cây vả là dấu hiệu tượng trưng cho hòa bình và thịnh vượng. Nó là một cây đẹp, thân cây có thể to đến một mét, cao từ năm đến bảy mét, cành của nó có thể dài đến mười mét, vì vậy bóng mát nó rất tốt. ơ Chypre người ta còn trồng cây vả trước cửa nhà và du khác có thể nghỉ mát dưới bóng mát của cây vả vào những ngày nóng nực. Thông thường cây vả mọc tỏa bóng mát bên giếng nên ở đó vừa có nước và cả bóng mát. Người ta cũng thường dùng bóng mát của cây vả làm nơi suy gẫm và cầu nguyện. Đó là lý do mà Nathanaen lấy làm ngạc nhiên khi Chúa Giêsu nói Ngài đã thấy ông ở dưới cây vả (Ga 1,48).
Tuy nhiên sự ra trái của cây vả mới là thích hợp cho bài học của câu chuyện này. Cây vả một năm ra trái hai mùa, khoảng đầu
216 WILIIAM BARCLAY
21,18-22
năm những nụ xanh xuất hiện ở cuối cành gọi là paggim (tiếng Do Thái), những nụ này về sau trở thành trái vả. Những nụ vả non này trở thành quả vào đầu tháng tư nhưng lại không ăn được. Kế đó lá và hoa từ từ đâm ra và điều đặc biệt của cây vả là cả trái vả, lá vả và bông vả đều nẩy rộ cùng một lúc vào tháng sáu. Không có cây vả nào ra trái tỏng tháng tư vì quá sớm, chu trình này tái diễn mùa thứ hai bắt đầu vào tháng chín. Điều lạ nhất của câu chuyện này có hai phần: thứ nhất, nó nói đến một cây vả trổ đầy lá vào tháng tư. Chúa Giêsu ở Giêrusalem để dự lễ Vượt Qua. Lễ Vượt Qua nhằm ngày 15 tháng 4 và câu chuyện này xảy ra trước đó một tuần. Điều thứ hai cũng rõ ràng là Chúa Giêsu mong cây vả có trái vào lúc nó không thể ra trái. Đó là điều Máccô thấy vì ông nói rõ là: “Vì bấy giờ không phải mùa vả” (Mc 11,13).
Điểm khó hiểu của câu chuyện này là khó hiểu về mặt đạo lý ở hai khía cạnh. Thứ nhất, chúng ta thấy Chúa Giêsu quở cây vả vì nó không làm điều nó không thể làm. Cây vả không thể ra trái vào tuần lễ thứ nhì của tháng tư mà Chúa Giêsu làm chết cây vả đó vì nó không ra trái, tức một việc ngoài khả năng của nó. Thứ hai, Chúa Giêsu dùng quyền năng của Ngài làm phép lạ cho mục đích riêng. Đó là điều rõ ràng khi bị cám dỗ trong hoang địa Ngài khẳng định không bao giờ làm. Ngài không biến đá thành bánh để làm thỏa mãn cơn đói của Ngài; Ngài sẽ không dùng quyền năng của mình một cách vị kỷ. Nói rõ ràng hơn: Nếu chúng ta đọc thấy người nào khác quở cây vả vì nó không sinh trái vào tháng tư, chắc chắn chúng ta sẽ nói rằng đó là một hành động nóng nảy do bất mãn cá nhân sinh ra. Nhưng đó là điều không thể tin được trong Chúa Giêsu. Vì vậy, cần giải thích thế nào?
Có người đưa giải thích sau. Trong Luca có ví dụ về cây vả không sinh trái, hai lần người giữ vườn xin thương xót nó, hai lần nó được hoãn, nhưng cuối cùng nó vẫn không ra trái, vì vậy nó bị đốn (Lc 13,6-9). Điều lạ ở đây là Lưca kể lại ví dụ về cây vả không có trái nhưng chẳng nói gì đến chuyện cây vả bị héo. Mátthêu và Máccô kể lại chuyện cây vả bị héo trong biến cố này những không nói đến ví dụ cây vả không ra trái. Như vậy, rât có thể các tác giả Phúc Âm thấy rằng nếu họ nói phần này thì không cần nói luôn phần kia. Luca biết chắc phần cây vả bị héo vì ông biết Máccô và dùng sách Máccô làm nền tảng cho sách Phúc Âm
21,18-22
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​217
của Ông. Vì vậy, người ta cho rằng ví dụ về cây vả không ra trái đã được hiểu ngầm, nghĩa là một chuyện do Chúa kể đã được đổi thành hành động Chúa làm. Nhưng dù sao chăng nữa, điều đó cũng không thể có được, chúng ta tiếp tục đi tìm một cách giải thích khác.
Lời Hứa Không Thực Hiện
Mátthêu 21,18-22
Khi tìm hiểu câu chuyện của Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, chúng ta thấy các ngôn sứ thường sử dụng hành động biểu tượng, khi họ cảm thấy lời nói không làm người nghe thông suốt được thì họ làm một việc nào đó để dẫn đến ý cần dạy dỗ. Bây giờ chúng ta giả sử rằng câu chuyện này có hành động biểu tượng nào đó. Chúng ta giả sử Chúa Giêsu đang đến Giêrusalem, trên đường đi Ngài thấy một cây vả đầy lá, nếu cây vả có trái thì việc Ngài hái trái vả là một việc không có gì sai cả. Luật Do Thái cho phép điều đó (Đnl 23,24.25). Thomson trong cuốn Xứ Thánh và Kinh Thánh cho biết rằng ngay trong thời đại này, mọi người đều có quyền ăn trái những cây vả mọc bên đường. Chúa Giêsu đi thẳng đến cây vả. Ngài biết rõ nó không thể có trái và nhất định có một cái gì trục trặc trong cây vả này, và một trong hai điều có thể xảy ra: cây vả đã biến thành cây vả hoang, như cây bông hồng biến thành bụi gai trơ trọi. Hai là, nó có thể bị một bệnh gì đó. Một cây vả đầy lá ở đầu tháng tư chắc chắn là cây vả bệnh, vì vậy, Chúa Giêsu nhìn cây vả và nói: “Cây này sẽ không bao giờ ra trái, cây này sẽ bị héo”. Đó là câu nói của một người hiểu biết thiên nhiên vì Ngài sống với thiên nhiên và quả thật như thế, ngày hôm sau lời nói của Chúa Giêsu đã thành sự thật.
Nếu đây là một hành động biểu tượng, ắt hẳn nó phải dạy một điều gì. Nó nhằm dạy hai điều về dân tộc Do Thái, vì cuộc chạm trán của Chúa Giêsu và dân tộc này sắp sửa diễn ra.
1. Hành động biểu tượng này dạy rằng hễ vô dụng thì sẽ lãnh tai họa. Đó là quy luật của đời sống, bất cứ cái gì vô dụng thì trước sau cũng bị loại trừ. Dù là vật hay người hễ muốn tồn tại xứng đáng thì phải làm trọn chức năng và thực hiện được mục
218 WILIIAM BARCLAY
ZI, 18-ZZ
đích tạo ra mình. Cây vả vô dụng nên phải héo khô. Quốc gia Do Thái được thành hình chỉ vì lý do duy nhất là để từ đó Con Chúa là Đấng được xức dầu của Chúa có thể đến trần gian. Ngài đã đến nhưng quốc gia này không nhận ra Ngài. Hơn nữa, họ sắp đóng đinh Ngài. Không nhận biết mục đích của Chúa, ắt phải đón nhận tai họa. Mọi người được đánh giá theo mức độ hữu dụng của họ, không có lý do gì khiến con người phải vô dụng, kẻ vô dụng là kẻ đang tiến tới suy bại, phải đào thải.
2. Câu chuyện này dạy rằng nói mà không làm sẽ bị lên án. Cây vả có lá tất nhiên phải có trái. Nhưng cây không có trái, biểu hiện giả tạo nên nó bị lên án. Dân Do Thái xưng mình có đức tin nơi Chúa, họ là tuyển dân của Chúa và Ngài là Chúa của họ. Dù môi miệng xưng như vậy, nhưng thực tế họ lại đòi máu Con Đức Chúa Trời, vì vậy họ bị lên án.
Chỉ xưng nhận suông mà không thực hành, người Do Thái đã chuốc lấy sự rủa sả cho họ; Hội Thánh cũng đã chịu sự nguyền rủa ấy qua các thời đại. Trong những ngày đầu tiên ở Nam Phi, Gandhi đã tìm hiểu về Kitô giáo, ông đến dự lễ trong một nhà thờ vào chiều Chúa nhật, nhưng ông nói rằng: “Những tín đồ ở nhà thờ không làm tôi xúc động, họ chẳng có vẻ gì tin kính cả, họ không phải là tập thể của những linh hồn thành kính, mà là những người có đầu óc thế tục đến đó cho có lệ và để giải trí”. Vì vậy ông kết luận rằng trong Kitô giáo không có điều gì khác hơn những cái ông đã có. Hội Thánh đã để mất Gandhi với những hậu quả không lường được cho Ân Độ và thế giới.
Nói mà không làm là điều mà mọi người đều ít nhiều mắc phải. Nó nguy hại không thể lường được cho Hội Thánh của Chúa. Nó sẽ đưa đến sụp đổ, vì nó sinh ra một thứ đức tin không thể làm được điều gì khác hơn là chịu tàn héo đi.
Chúng ta có thể tin chắc rằng Chúa Giêsu dùng bài học của một cây vả bệnh hoạn và thoái hóa này để nói với dân Do Thái, với chúng ta: sự vô dụng sẽ mang lại suy tàn, sụp đổ; nói mà không làm sẽ tàn phá khốc hại. Đó chắc chắn phải là ý nghĩa của câu chuyện này vì chúng ta không thể nghĩ rằng Chúa lại quở một cây vả chỉ vì nó không ra trái vào lúc trái mùa.
Z,i,iồ-zz
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​219
Năng Lực Của cầu Nguyện
Mátthêu 21,18-22
Đoạn này kết thúc với lời của Chúa Giêsu nói về năng lực của lời cầu nguyện. Những lời này chúng ta cần phải hiểu thật đúng đắn. Nếu hiểu sai, ta có thể nản lòng. Nếu hiểu đúng, việc cầu nguyện sẽ đem lại quyền năng cho chúng ta.
Chúa Giêsu nói hai điều. Ngài nói lời cầu nguyện có thể dời được núi. Ngài nói đến chúng ta cầu xin với lòng tin thì chúng ta sẽ nhận được. Điều rất rõ ràng là lời hứa này không nói theo nghĩa đen, nghĩa vật chất. Chính Chúa Giêsu cũng như chưa có người nào từng dời ngọn núi trên địa hình, địa vật bằng lời cầu nguyện. Rất nhiều người cầu nguyện với niềm tin nhiệt thành xin cho điều này xảy ra hay điều nọ đừng xảy ra, xin ban cho một thứ gì đó, hay cho một người nào đó được khỏi chết, và theo nghĩa đen thì lời cầu nguyện đã không được nhậm. Như vậy Chúa Giêsu đang hứa gì với chúng ta qua lời cầu nguyện.
1. Chúa Giêsu hứa rằng lời cầu nguyện cho chúng ta khả năng để làm. Cầu nguyện không bao giờ là lối thoát dễ dàng, không bao giờ là đẩy việc cho Chúa làm thay cho chúng ta. cầu nguyện đem lại cho ta năng lực. cầu nguyện không phải là xin Chúa làm một việc gì, mà là cầu xin năng lực của Chúa ban để chúng ta có thể làm được điều đó. Cầu nguyện không phải là xin đi con đường dễ dàng, cầu nguyện là tiếp nhận quyền năng để đi con đường khó khăn, cầu nguyện là ống dẫn năng lực đến với chúng ta để ta đối phó và dời những ngọn núi khó khăn với sự giúp đỡ của Chúa. Nếu cầu nguyện chỉ là biện pháp để chúng ta được mọi sự như ý nguyện thì rất tai hại cho chúng ta vì sẽ khiến chúng ta bừa bãi, lười biếng và yếu hèn. cầu nguyện là phương tiện cho chúng ta nhận được năng lực để tự làm việc lấy. Vì vậy, không ai có thể cầu nguyện rồi ngồi chờ đợi. Ta phải cầu nguyện rồi chỗi dậy làm việc. Ta sẽ thấy khi làm việc thì một năng lực mới ở trong ta. Quả thật đối với Chúa mọi sự đều có thể được, và với Chúa điều bất năng có thể trở thành hiện thực.
2. Cầu nguyện đem lại khả năng chấp nhận và chấp nhận để chuyển hóa. cầu nguyện không có nghĩa là mang lại sự thay đổi
220 WILIIAM BARCLAY
Zi,iồ-ZZ
một tình huống mà là mang lại khả năng chấp nhận hoàn cảnh và để chuyển hóa hoàn cảnh đó. Có hai gương mẫu lớn về điều này trong Tân Ước. Gương thứ nhất là Phaolô. Ông đã cầu nguyện hết lòng để được thoát khỏi cái giằm trong thân thể ông và khỏi sự đau đớn thể xác do nó gây ra. Nhưng ông không được giải thoát khỏi tình cảnh đó, ông được ban cho khả năng để chấp nhận hoàn cảnh đó, và cũng chính trong hoàn cảnh này ông đã khám phá ra rằng sức mạnh đã trở nên trọn vẹn trong sự yếu đuối của ông, và ân sủng Chúa đã đủ cho mọi sự. Trong sức mạnh và ân sủng đó, không những ông chỉ chấp nhận tình cảnh nhưng còn biến nó thành vinh quang (2 Cr 12,1-10).
Ví dụ khác là chính Chúa Giêsu. Trong vườn Ghếtsêmani, Ngài đã cầu xin Chúa Cha cất chén đắng khỏi Ngài để Ngài được giải phóng khỏi tình cảnh đau đớn. Lời yêu cầu đó không thể được chấp nhận, nhưng trong cầu nguyện, Ngài tìm thấy khả năng để đối đầu với hoàn cảnh. Và khi chấp nhận thì hoàn cảnh được chuyển hóa, nỗi thống khổ của thập giá dẫn đến vinh quang của phục sinh. Chúng ta phải luôn nhớ rằng cầu nguyện không làm đảo ngược hoàn cảnh, nó giúp ta chiến thắng hoàn cảnh đó. cầu nguyện không phải là trốn chạy khỏi một tình huống nhưng là đốì diện với nó một cách can trường.
3. Cầu nguyện mang lại khả năng chịu đựng. Chúng ta đã biết, trong những lúc thiếu thốn, đau khổ, với bản chất yếu đuối, chúng ta dễ thấy mình không thể chịu đựng nổi một số điều nào đó. Chúng ta thấy hoàn cảnh diễn biến, những điều bi đát đang xảy ra hay đang tiến tới khó có thể tránh được, những công tác trước mắt đòi hỏi nhiều hơn khả năng chúng ta có. Những lúc như vậy chúng ta không thể tránh được ý tưởng không thể kham nổi. cầu nguyện không cất bỏ điều bi đát, không cho ta trốn hoàn cảnh, không cho ta được miễn trừ công việc, nhưng giúp ta có khả năng chịu được điều bất kham, đối diện được điều không thể đối diện nổi và vượt được trở lực mà khả năng chúng ta không thể vượt được.
Bao lâu chúng ta còn xem cầu nguyện là một hình thức trôn chạy thì chúng ta sẽ thất vọng, hoang mang, nhưng khi chúng ta xem cầu nguyện như là con đường chiến thắng và là sức mạnh sinh động từ trời thì những điều trên quả thật sẽ xảy ra.
21,23-27
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​221
Thoái Thác Khôn Khéo
Mátthêu 21,23-27
23 Đức Giêsu vào Đền Thờ, và trong khi Người giảng dạy, các thượng tế và kỳ mục trong dân đến gần Người và hỏi: “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy? Ai đã cho ông quyền ấy?” 24 Đức Giêsu đáp: “Còn tôi, tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi; nếu các ông trả lời được cho tôi, thì tôi cũng sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy. 25 Vậy, phép rửa của ông Gioan do đâu mà có? Do Trời hay do người ta?" Họ mới nghĩ thầm: “Nếu mình nói: ‘Do Trời’, thì ông ấy sẽ vặn lại: ‘Thế sao các ông lại không tin ông ấy?’26 Còn nếu mình nói: ‘Do người ta’, thì mình sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông Gioan là một ngôn sứ”. 27 Họ mới trả lời Đức Giêsu: “Chúng tôi không biết”. Người cũng nói với họ: “Tôi cũng vậy, tôi không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy”.
Khi nghĩ về những việc phi thường Chúa Giêsu đã làm, chúng ta không thể ngạc nhiên thấy những giới chức Do Thái hỏi Chúa lấy quyền gì để làm những điều đó. Ý họ hỏi Ngài là bởi quyền phép nào mà Ngài làm những điều này và ai đã cho Ngài những quyền phép ấy. Ngay lúc đó Chúa Giêsu chưa thể trả lời thẳng Ngài có quyền phép ấy vì Ngài là Con Thiên Chúa. Làm như thế sẽ đưa tới kết thúc quá sớm, còn nhiều việc phải làm và nhiều điều cần phải dạy. Phải can đảm lắm mới chờ đợi cơ hội hơn là lao mình vào kẻ thù để chuốc lấy tiêu diệt. Đối với Chúa Giêsu mọi sự phải được thi hành theo thì giờ của Chúa và giờ biến động cuối cùng chưa đến.
Vì thế, Ngài quật ngược câu hỏi của những giới chức Do Thái bằng câu hỏi của Ngài, một câu hỏi đặt họ vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Ngài hỏi họ, sứ vụ của Gioan đến từ Thiên Chúa hay từ con người. Những kẻ đi đến ông Giođan để được Gioan làm phép rửa là do bản năng thúc đẩy hay nghe theo tiếng gọi từ trời? Các giới chức Do Thái lâm vào ngõ bí, vì nếu nói sứ vụ của Gioan đến từ Thiên Chúa thì họ không còn cách nào khác hơn là phải thừa nhận Chúa Giêsu là Đấng Mêsia vì Gioan đã xác quyết về điều đó. Nếu Chúa đã nói qua Gioan, thì không
222 WILIIAM BARCLAY
21,28-32
thể chối cãi Chúa Giêsu là Đấng được xức dầu của Thiên Chúa. Ngược lại, nếu phủ nhận sứ vụ của Gioan đến từ Thiên Chúa, họ sẽ đương đầu với cơn thịnh nộ của dân chúng vì dân chúng tin rằng Gioan là sứ giả của Chúa. Các tư tế và các kỳ mục im lặng một lúc rồi trả lời cách rất là què quặt: “Chúng tôi không biết”. Nếu có lúc nào con người tự kết án, thì đây chính là lúc họ tự kết án. Họ phải biết chứ, đó là bổn phận của họ là phân biệt tiên tri giả và tiên tri thật. Đằng này họ nói họ không thể phân biệt điều đó, tình trạng tiến thoái lưỡng nan đã đưa họ đến chỗ hạ nhục mình như vậy.
Có một cảnh cáo nghiêm khắc ở đây. Có khi vì hèn nhát người ta làm bộ không biết. Câu hỏi của họ không phải “Đâu là sự thật?” nhưng là “Nói như thế nào để được an toàn?” Lấm khi, vì sự khôn vặt đó, họ hèn nhát im lặng, họ bảo họ không biết trong khi họ đã biết quá rõ nhưng sợ không dám nói ra. vấn đề không phải là “Nói như thế nào để được an toàn?” Nhưng “Nói như thế nào cho đúng?”
Cố tình làm bộ không biết vì sợ sệt, và làm thinh một cách hèn nhát là điều đáng xấu hổ. Người nào biết sự thật, thì có bổn phận phải nói lên sự thật, dù nó có làm cho trời nghiêng đất lở.
Người Con Vâng Lời
Mátthêu 21,28-32
28 Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: “Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho’’. 29 Nó đáp: “Con không muốn đâu!” Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. 30 Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: “Thưa ngài, con đây!” nhưng rồi lại không đi.31 Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?" Họ trả lời: “Người thứ nhất”. Đức Giêsu nói với họ: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. 32 Vì ông Gioan đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuê và những cô gái điểm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy”.
¿1,ZỖ-JZ
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​223
Ý nghĩa của đoạn này quá rõ ràng. Những nhà lãnh đạo Do Thái là những người thường nói họ vâng lời Chúa nhưng rồi họ không làm. Những người thâu thuế và đĩ điếm là những kẻ nói họ sẽ đi con đường riêng của họ nhưng rồi họ lại đi đường của Chúa.
Dụ ngôn này thật ra không khen ngợi hạng người nào. Có hai bức tranh về hai hạng người bất toàn, trong đó có môt hạng tốt hơn. Trong câu chuyện hai người con trai, không có đứa con nào mang lại niềm vui trọn vẹn cho cha. Cả hai đều không làm cha mình hài lòng, nhưng đứa sau đã vâng lời thì rõ ràng là tốt hơn đứa trước. Đứa con lý tưởng phải là đứa con chấp nhận mệnh lệnh của cha với thái độ vâng phục và kính trọng, là đứa chấp hành mệnh lệnh trọn vẹn và không thắc mắc. Tuy nhiên trong dụ ngôn này còn nhiều chân lý vượt ra ngoài tình trạng đã nói từ đầu.
Dụ ngôn nói lên hai hạng người rất thường thấy ở thế gian này. Thứ nhất là hạng người nói nhiều hơn làm, họ hứa hẹn đủ điều nhưng rồi không làm gì cả. Thứ hai, là những người làm nhiều hơn nói. Họ cho mình là những kẻ duy vật cứng đầu, nhưng người ta thấy họ làm những việc tốt lành, tử tế một cách khiêm tốn như thể xâu hổ về những việc làm ấy. Nhiều kẻ nói không quan tâm đến nhà thờ, đến tôn giáo, lại sống một đời sống có Chúa hơn nhiều Ki tô hữu phô trương bên ngoài.
Tất cả chúng ta đến gặp những người này. Ý chính của câu chuyện này là dù hạng người thứ hai được ưa chuộng hơn, nhưng không có hạng người nào hoàn hảo. Người tốt nhất là người nói và làm đi đôi với nhau.
Hơn nữa, dụ ngôn này dạy chúng ta lời hứa không bao giờ có thê thay thế được việc làm, và lời nói hoa mỹ không bao giờ thay thế được những nghĩa cử. Đứa con trai đầu tỏ ra lịch sự bên ngoài. Nó lễ phép trả lời: “Thưa cha, vâng ạ” nhưng lễ phép suông là một việc hão huyền. Lễ phép thật là vâng lời, thực hiện một cách sẵn lòng vui vẻ. Mặt khác, dụ ngôn này dạy chúng ta là người ta dễ có thể làm hỏng một điều tốt vì cách người ấy làm. Họ có thể làm điều tốt nhưng thiếu vui vẻ hòa nhã, thiếu thiện chí nên làm hỏng việc. Con đường của Kitô hữu là ở thực hành chứ không phải ở hứa hẹn. Dâu chứng của người con Chúa là vâng phục lễ phép và vui vẻ.
224 WILIIAM BARCLAY
21,3.3-40
vườn Nho Của Chúa Mátthêu 21,33-46
33 Các ông hãy nghe một dụ ngôn khác: “Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa.34 Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. 35 Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. 36 Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. 37 Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: “Chúng sẽ nể con ta”. 38 Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: “Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!” 39 Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. 40 Vậy xin hỏi: Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?” 41 Họ đáp: “Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông 42 Đức Giêsu bảo họ: “Kinh Thánh có câu: Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta. Các ông chưa bao giờ đọc câu này sao?
43 Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi. [ 44 Ai ngã xuống đá này, kẻ ấy sẽ tan xương; đá này rơi trúng ai, sẽ làm người ấy nát thịt]”.
45 Nghe những dụ ngôn Người kể, các thượng tế và người Pharisêu hiểu là Người nói về họ. 46 Họ tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ dân chúng, vì dân chúng cho Người là một ngôn sứ.
Khi diễn giải một dụ ngôn, thường nguyên tắc đầu tiên là mỗi dụ ngôn đều có một điểm duy nhất ta phải nắm vững, còn những chi tiết thì không có ý nhấn mạnh, vì khi cố tìm ý nghĩa cho mọi chi tiết ta có thể rơi vào lỗi lầm và biến dụ ngôn thành câu chuyện ngụ ngôn. Tuy nhiên, trường hợp dụ ngôn này thì khác, đây là một dụ ngôn rất rõ, đến nỗi những chi tiết cũng đều có ý nghĩa và
21,33-46
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 225
chính các thượng tế và Pharisêu biết rõ điều Chúa Giêsu nói trong dụ ngôn ám chỉ họ.
Mọi chi tiết trong dụ ngôn được xây dựng trên những sự kiện quen thuộc. Hình ảnh của nước Do Thái ví như vườn nho của Chúa là một hình ảnh tiên tri quen thuộc “Vườn nho của Chúa là nhà ítraen” (Is 5,7). Hàng rào của vườn nho làm bằng gai dầy để ngăn chặn heo rừng quấy phá và kẻ trộm có thể vào trộm nho. Mỗi vườn nho đều có hầm ép rượu gồm có hai cái chậu đục từ đá hay xây bằng gạch, cái này đặt cao hơn cái kia và nốì với nhau bằng hai cái rãnh. Nho được ép trong chậu cao sẽ chảy xuống chậu dưới. Cái tháp trong vườn có hai mục đích. Nó dùng làm chòi canh kẻ trộm khi đến mùa nho và làm chỗ ở cho những người làm việc trong vườn nho.
Hành động của người chủ vườn cũng hoàn toàn bình thường. Trong thời Chúa Giêsu, xứ Palestin là một nơi hay rối loạn, ít có tiện nghi xa hoa. Vì thế, chủ vườn thường đem đất đai mình cho mướn. Tiền cho mướn phải trả bằng ba cách, bằng tiền hoặc bằng số trái cây hoặc bằng số bách phân của hoa màu.
Hành động của những người trồng nho mướn cũng không phải là việc bất thường. Trong thời Chúa Giêsu, xứ Palestin ở vào thời kỳ kinh tế bất ổn, giới làm công bất mãn và làm loạn, hành động của những kẻ tá điền tìm giết con của chủ vườn không phải là chuyện không thể xảy ra.
Như chúng ta đã nói, những ai nghe dụ ngôn này cũng dễ dàng nhận biết các nhân vật trong đó là ai. Vườn nho là nước Do Thái, chủ vườn nho là chính Thiên Chúa, những kẻ trồng nho mướn là những giới chức tôn giáo Do Thái, là những kẻ chịu trách nhiệm với Thiên Chúa về sự hưng thịnh của quốc gia. Những đầy tớ lần lượt được sai đến là các ngôn sứ, họ được Thiên Chúa sai đến nhưng bị chối bỏ và bị giết. Người con trai đến sau cùng không ai khác hơn là Chúa Giêsu. Đây là câu chuyện sống động mà Chúa Giêsu cùng một lúc đã vẽ lên lịch sử và sự suy sụp của ítraen.
226 VVILIIAM BARCLAY
21,33-46
Quyền Lợi Và Trách Nhiệm
Mátthêu 21,33-46
Dụ ngôn này nói rất nhiều với chúng ta:
1. Nó cho chúng ta biết nhiều về Thiên Chúa.
a/ Chúa tin cậy nơi con người. Chủ vườn nho giao vườn nho cho kẻ trồng nho mướn. Ông không đứng canh họ như cảnh sát, ông đi để họ tự giác làm việc. Chúa tôn trọng con người, giao phó cho họ công việc của Ngài. Mỗi một công tác chúng ta nhận đều bởi Chúa giao cho chúng ta làm.
b/ Chúa nhẫn nhịn. Người chủ sai hết người đại diện này đến người đại diện khác đến với họ. Ông không đến báo thù ngay khi đại diện ban đầu bị ngược đãi. Ông cho những tá điền hết cơ hội này đến cơ hội khác để đáp ứng đòi hỏi của ông. Chúa nín nhịn mọi tội lỗi của con người và cho con người có cơ hội để hoán cải.
c/ Chúa phán xét. Cuối cùng, người chủ vườn nho lấy lại vườn nho và giao cho người khác. Sự phán xét nghiêm khắc nhất là khi Ngài lấy khỏi tay chúng ta công tác Ngài muốn chúng ta làm. Một người sẽ chìm xuống mức thâp nhất khi người đó trở nên vô dụng đối với Chúa.
2. Nó cho chúng ta biết nhiều về con người.
a/ Đặc quyền của con người. Cuối cùng, người chủ vườn nho lấy lại vườn nho và giao cho người khác. Vườn nho được chuẩn bị sẵn đủ mọi thứ, có hàng rào, có hầm ép rượu, có tháp canh, để giúp cho việc canh tác dễ dàng. Chúa không những giao phó cho chúng ta công tác để làm mà còn ban phương tiện để làm nữa.
b/ Tự do của con người. Người chủ vườn để những người trồng mướn làm công việc theo ý thích. Chúa không phải là người độc đoán; Ngài như một vị chỉ huy khôn ngoan giao phó công tác rồi để cho họ làm.
c/ Con người phải trả lời về hành vi của mình. Tất cả mọi người sẽ có một ngày tính sổ. Chúng ta phải trả lời Chúa về cách chúng ta thi hành công tác Ngài giao.
21,33-46
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​227
d/ Sự Cố tình phạm tội của con người. Trong dụ ngôn, những người trồng nho mướn cố tình thực hiện một kế hoạch chông lại, không vâng phục chủ mình. Tội lỗi là cô" ý chống lại ý Chúa, là cố tình theo đường lối riêng dù đã biết rõ đường lối của Chúa.
3. Nó nói cho chúng ta về Chúa Giêsu.
a/ Sự tuyên xưng của Chúa Giêsu. Dụ ngôn này cho chúng ta thấy rõ Chúa Giêsu đã xác định Ngài hơn các ngôn sứ đi trước. Những người đã đến trước Ngài là những sứ giả của Chúa, không ai có thể phủ nhận vinh dự đó của họ, nhưng họ chỉ là tôi tớ, còn Ngài là Con. Dụ ngôn này chứa đựng một trong những lời tuyên xưng rõ ràng nhất của Chúa Giêsu, địa vị Ngài độc đáo và khác với những vĩ nhân đã đến trước.
b/ Sự hy sinh của Chúa Giêsu. Dụ ngôn này cho thấy rõ ràng những gì đang ở phía trước. Những kẻ làm vườn gian ác đã giết con trai của chủ. Chúa Giêsu không chút nghi ngờ những gì đang chờ đợi Ngài. Ngài không chết vì bị bắt buộc phải chết. Ngài sẵn lòng đi tới và đối diện với cái chết.
Biểu Hiện Của Đá
Mátthêu 21,33-46
Ví dụ này kết thúc bằng hình ảnh tảng đá, có hai bức tranh ở đây:
1. Hình ảnh một tảng đá mà những người thợ xây nhà loại bỏ, nhưng đá đó trở thành đá quan trọng nhất trong toàn thể ngôi nhà. Trong Tv 118,22 “Tảng đá thợ nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường”. Tác giả Tv đúng ra nêu lên bức tranh này để nói về nước Do Thái. Do Thái là quốc gia bị khinh rẻ và bị khước từ. Người Do Thái bị mọi người ghen ghét, họ đã làm nô lệ cho nhiều nước, dầu vậy quốc gia bị mọi người khinh chê đó được chính Chúa chọn làm tuyển dân của Ngài. Có thể người ta chối bỏ Chúa Cứu Thế, khước từ Ngài và tìm cách giết Ngài, nhưng họ thây rằng Chúa Giêsu mà họ từ chối lại là người quan trọng nhất trên thế gian. Julian, đại đế Rôma, đã cố gắng quay ngược đồng hồ, ông cố bài trừ Kitô giáo để phục hồi những thần, tượng ngoại. Ông đã thất bại
228 WILIIAM BARCLAY
22,1-10
hoàn toàn. Con Người bị treo trên thập giá đã trở nên vị chánh án và Vua của cả thế giới.
2. Nhưng ở đây có một hình ảnh khó hiểu hơn, hình ảnh của một tảng đá đập tan con người nếu họ vâp lên nó và nghiền nát ai đó nếu đá rơi nhằm họ. Đây là một bức tranh tổng hợp. Đoạn này gói trọn ba hình ảnh về hòn đá trong Cựu Ước. Hình ảnh thứ nhất trong Isaia 8,14.15 “Ngài sẽ là nơi thánh nhưng cũng là hòn đá vấp ngã, đá vướng mắc cho nhà ítraen, và là bẫy cùng lưới cho dân thành Giêrusalem vậy. Nhiều người trong bọn họ vấp chân, sẽ té và giập nát, sẽ sa vào lưới và bị bắt”. Đoạn thứ hai trong Isaia 28,16 “Này, Ta đặt tại Xion một hòn đá để làm nền, là đá đã thử nghiệm, là đá góc quý báu, làm nền bền vững, ai tin sẽ chẳng vấp”. Đoạn thứ ba trong Đanien 2,34.44.45, đó là một bức tranh kỳ lạ về hòn đá chẳng phải bởi tay người đục ra, đập vỡ mọi kẻ thù của Chúa.
Những hình ảnh về đá này trong Cựu Ước được tóm gọn trong Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là tảng đá móng trên đó mọi thứ được dựng nên, và là đá góc nhà để giữ mọi thứ lại với nhau. Khước từ đường lối của Ngài là tự đập đầu vào luật của Chúa, coi thường Ngài là chà đạp đời sống mình. Dù những hình ảnh này có thể là lạ đối với chúng ta, nhưng đó là những hình ảnh quen thuộc với mọi người Do Thái hiểu biết các lời ngôn sứ.
Chú Giải Mát-Thêu Ii Chú Giải Mát-Thêu Ii - William Barclay Chú Giải Mát-Thêu Ii