The pure and simple truth is rarely pure and never simple.

Oscar Wilde

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Lý Mai An
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2284 / 40
Cập nhật: 2016-02-15 17:06:32 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10
Ông Toàn về nhà được một tuần lễ nay, nhưng ông vẫn chưa quen được với nếp sinh hoạt trong ngôi nhà này. Vợ ông đi thật sớm, về thật khuya. Con gái ông đi học trong cái vẻ chán nản, thiếu sinh động. Mỗi buổi đi học về, Trà thường rút vào phòng riêng, dưởng như nó muốn tránh mặt ông. Khi không thể tránh đựơc, Trà nói chuyện và cười đùa với vẻ bấtthường, giả tạo. Ông Toàn ít tiếp xúc với ai, ít đi ra ngoài, ông chgỉ quanh quẩn trong ngôi nhà vắng lặng, chăm sóc cây kiểng ngoài khu vườn nhỏ mà ông yêu thích. Nhiều lúc ông Toàn tự hỏi mình có phải mình đã trở nên xa lạ với ngôi nhà này không? Những lúc ấy ông Toàn thật buồn, cứ nhồi dưới bóng mát của một cái cây nào đó trong khu vườn bên hông nhà ngậm tẩu thuốc, mắt đăm chiêu nhìn theo những vệt mây trắng bay bay trên nền trời cao, xa để cảm nhận kiếp một con người nhỏ bé thật phù du. Sáng nay cũng vẫn chỉ mình ông Toàn trong ngôi nhà vắng lặng này. Vợ ông, bà Loan, đã rakhỏi nhà từ sáng sớm, Trà cũng đi học. Ông Toàn ngồi uống cà phê trong phòng khách, cáitẩu thuốc bằng sừng màu nâu bóng thỉnh thoảng thả ra những ngụm khói. Ông Toàn gầy và đen, so với hồi còn ở nhà thì ông như một người nào khác, lúc ấy ông mập mạp, trắng trẻo, cái bụng phệ ra, bây giờ ông mặc lại những bộ quần áo cũ rộng thùng thình. Đôi khi đứng nhìn vào gương soi, chính ông Toàn cũng ngạc nhiên không nhận ra mình. Con người ta thật thay đổi theo thời gian. Hết ly cà phê, ông Toàn uống trà. Có lẽ giữ thói quen từ trong trại cải tạo, về nhà ông Toàn uống trà pha thật đậm. Mấy lần ngồi uống trà với ông, Trà phải nhăn mặt vì không uống nổi cái chất nước màu nâu sậm, chát đắng quéo lưỡi này. Vậy mà ông Toàn có khi uống từ bình này sang bình kia trong những lúc buồn rầu. Bất chợt có tiếng chuông gọi cổng làm ông Toàn giật mình. Tiếng chuông vang lên một cách bình thường vậy thôi nhưng ông Toàn có cảm tưởng nó khuấy động cả sự yên tĩnh, khép mình của ông từ khi về nhà đến nay. Phải nói thật la ông Toàn không muốn tiếp một người quen nào, không muốn có những mối quan hệ gây cho ông sự phiền nhiễu. Thế nhưng không lẽ cứ để người ta phải nhấn chuông hoài và chờ đợi người trong nhà ra mở cửa? Bất đắc dĩ ông Toàn mới đứng lên khỏi ghế và bằng dáng điệu uể oải, ông Toàn băng qua khoảng sân, hướng về cánh cổng sắt. Chào bác, cháu là bạn của Trà. Người thanh niên tươi cười chào ông Toàn nhưng ông thì hơi khó chịu, ông hững hờ nói: Trà đi học.
- Cháu có tới trường nhưng không gặp Trà, cháu tưởng Trà đã về nhà rồi chứ - Triều dè >dặt nói.
- Không, nó chưa về.
- Cháu có thể vào nhà được không ạ? - Triều e ngại hỏi.
- Nếu cậu có việc cần thì được.
- Cũng có có chút việc cần, cháu có thể đợi Trà.
- Vậy thì mời cậu vào.
Ông Toàn lịch sự nhưng vẫn bằng cái giọng hững hờ, không nồng nhiệt với khách lắm.
Triều biết thế nhưng anh cũng giả vờ không chú ý tới thái độ của ông Toàn và thản nhiêndẫn xe vào trong sân. Ông Toàn tỏ ý mời Triều vào phòng khách. Sau khi chỉ cho Triều ngồi xuống chiếc ghế trước mặt, ông Toàn mời:
- Cậu uống Trà nhé?
- Vâng.
- Tôi có thói quen uống trà buổi sáng, nó giúp cho đầu óc tỉnh táo hơn cà phê. Tôi chỉ uống cà phê vào được buổi chiều.
Triều không khách sáo, anh uống từng ngụm nước trà và dò xem thái độ của ông Toàn.
- Triều hỏi có vẻ xã giao:
- Từ ngày về nhà, bác vẫn khỏe chứ ạ?
- Cám ơn cậu, tôi vẫn không bình thường.
- Cháu nghe Trà nhắc về bác rất nhiều trước khi được gặp mặt.
- Tôi ở trong trại hơn mười năm.
Ông Toàn trầm ngâm sau câu nói và mồi thuốc vào tẩu hút. Triều xoay ly nước trà trong tay, ông Toàn có những nét khắc khổ sau màn khói thuốc. Triều nhận thấy Trà hao hao giống ông Toàn ở đaôi mắt, vầng trán, cái sống mũi cao; còn cái gương mặt thì hoàn toàn giống mẹ.
- Cậu gặp Trà có chuyện gì cần? - Ông Toàn nhìn Triều hỏi.
- Cháu có hẹn.
- Cậu học ở đâu?
- Cháu sắp sửa đi làm - Triều tìm cách đáp.
- Hình như là…
- Dạ, cháu tên là Triều.
- À, tôi có nghe Trà nhắc tới cậu.
- Nhắc sao ạ?
- Cậu là con của một cán bộ có tên tuổi phải không?
- Triều gật đầu:
Ba má cháu cũng có một chút tiếng tăm, nhưng việc này chẳng quan trọng gì và chắc cũng không phải là điều Trà đề cập đến.
Ông Toàn cười:
Nó không đề cập đến sao tôi biết? Nhưng việc gì cậu phải ngại ngùng như vậy, tôi đi học tập cũng quen được nhiều cán bộ tốt, họ giúp đỡ tôi rất nhiều.
- Ba má cháu sống không được hạnh phúc lắm - Triều thở dài.
- Thế à?
Ông toàn thoáng nhìn người thanh niên ngồi trước mặt mình rôì ông trầm ngâm không nói gì thêm. Ông im lặng hút thuốc, thở ra những vòng khói. Một lúc sau, ông gõ tẩu thuốc vào cạnh bàn, nói:
- Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau và trong cái vui có cái buồn, trong lạc quan có cái bi kịch. Biết làm sao được, sự tuyệt đối đối không có trên cõi đời này.
Ông Toàn như nói cho chính mình nghe. Triều dè dặt nhìn người đàn ông luống tuổi, có vẻ cạm phận sau những năm tháng thay đổi trong cuộc sống. Điều này làm Triều nghi ngờ, có thể ông Toàn đã biết việc xảy ra ở ngôi nhà mà ông đã đi vắng bao nhiêu năm?
Ông Toàn bỗng xoay chuyện:
- Cậu Triều này, cậu là bạn thân của cháu Trà phải không?
- Cháu hy vọng là vậy.
- Cậu biết gì về Trà trong những ngày tôi còn ở trong traị cải tạo?
Một câu hỏi mà Triều không chờ đợi, anh cảm thấy lúng túng. Cuối cùng Triều phải thú thật:
- Bác Toàn ạ, cháu chỉ quen với Trà trong quãng thời gian rất ngắn, gần đây thôi.
- Tôi tưởng là… Nhưng thôi, có lẽ tôi hỏi hơi đột ngột và tưởng rằng cậu quen với Trà từ lâu - Ông Toàn cười cay đắng - Thật tôi như một người xa lạ với ngôi nhà này!
- Tại bác mới về, rồi thời gian sẽ làm bác quen, chắc là ai đi vắng nhà lâu ngày cũng đều chung một tâm trạng như vậy.
- Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau…
Ông Toàn lại gõ tẩu thuốc cạch cạch lên mặt bàn. Khổ người của ông cao, to, da ngăm đen, nhưng sự gầy yếu làm cho người khác dễ dàng nhận ra sự suy sụp thể chất cả tinh thần của ông bằng sự cảm thông ái ngại.
Triều tự rót nước trà vào ly cho mình, anh uống từng ngụm nhỏ trong sự im lặng của hai con người chắc là đang theo đuổi suy nghĩ của riêng mình. Cũng may, có tiếng chuông gọi cổng và Trà về tới.
Trà không người mở cổng cho mình lại Triều, cô mừng rỡ reo lên:
- Trời ơi, sao lại là anh?
- Bộ anh mở cổng cho em không được sao? - Triều cười.
- Được chứ, nhưng em không ngờ.
- Điều em không ngờ nữa là anh làm quen được với ba - Triều cười.
Trà hỉnh mũi:
- Eo ơi, sao anh gan quá vậy?
- Tại tới trường không có em, anh đến nhà. Lỡ đụng độ với "ông già" thì phải liều chứ sao!
- Ổn cả chứ?
- Ổn là sao? - Triều cười hỏi.
- Nghĩa là… êm xuôi, bình yên vô sự chứ sao.
Cho đến bây giờ thì bình yên, không chỉ thế mà còn có khuynh hướng tốt đẹp nữa.
Trà dứ dứ quả đấm lên trán Triều rồi cả hai cùng đi vào nhà. Thấy con gái về, ông Toàn vui vẻ ra mặt, ông nói:
- Bạn con tới nảy giờ ba phải tiếp chuyện đấy. Sao hôm nay con không học?
- Ông thầy đau bất tử nên được nghỉ, con đi phố với nhỏ bạn một lúc rồi về đây - Trà đáp.
- Ở nhà một mình nói chuyện với cậu Triều cũng vui.
Trà ngồi xuống bên cạnh ông Toàn, Triều ngồi ở chiếc ghế đối diện. Ông Toàn nhìn con gái, nói:
- Không ngờ cậu Triều mà mấy hôm con nói, bữa nay ba mới gặp.
- Anh ấy giúp đỡ con rất nhiều, ba không biết được đâu!
Triều lườm Trà, ngăn chặn câu nói của cô. Trà cười cười, rót nước vào ba cái ly và mời:
- Mời ba uống trà, mời anh Triều uống trà.
Triều tức cười cho thái độ lịch sự một cách cố ý của Trà. Có thể cô làm thế để che giấu sự bối rối. Ông Toàn uống hết ly nước trà của con gái rót rồi tế nhị đứng lên. Trước khi đi, ông nhìn Triều, nói:
- Cậu Triều chắc biết đánh cờ tướng?
- Cháu biết sơ sơ.
Nếu rảnh cậu cứ ghé nhà chơi. Tôi ở nhà cũng buồn, thích một người đánh cờ tướng cho đỡ buồn.
Trà liếng thoắng:
- Bộ con đánh cờ tướng với ba không được sao?
- Con không phải là đối thủ của ba.
- Rồi ba coi ai sẽ thắng ai! - Trà cười khúc khích.
Ông Toàn đi ra vườn. Trà nhìn theo ông, nói:
- Tội nghiệp ba của em, ông vẫn chưa hay chuyện gì xảy ra trong gia đình này.
- Em cũng đừng nên cho ba em biết - Triều nói.
- Một ngày nào đó anh cũng biết, lúc đó ba em sẽ sống ra sao đây?
- Chừng đó hẵng hay, bây giờ cách tốt nhất đừng để cho ông biết.
Em sợ sẽ không làm được như vậy bởi vì không có cái gì che giấu được dưới ánh mặt trời.
- Lâu nay chú Phan của em có tới đây không?
- Sao lại " chú Phan của em"? - Trà nhăn mũi chứng tỏ mình khó chịu.
- Triều cười:
- Thì thằng cha Phan khó ưa, như vậy vừa lòng em chưa?
- Có ghé một hai lần. Giả vờ bàn chuyện làm ăn với mẹ em, nhưng coi bộ không êm nên lâu nay không thấy tới nữa.
- Mẹ em có thái độ ra sao?
Rất lặng lẽ như ba em vậy. Hai người lặng lẽ trong một ngôi nhà lặng lẽ. Anh thấy có buồn không?
- Dĩ nhiên là buồn rồi, nhưng em có thể làm một cây cầu nối cho hai ông bà vui vẻ với
- nhau, em dư sức làm điều đó.
- Phải nói là em không đủ sức làm. Chính em cũng buồn như sắp chết thì còn làm cầu nối vui vẻ cho ai?
Triều tin là Trà nói thật tâm trạng của mình bởi vì hơn ai hết, Triều cũng đang gặp phải
một tâm trạng như vậy, nhưng anh may mắn hơn Trà ở chỗ anh là con trai, là một người đàn ông. Sự chịu đựng và nỗi buồn khổ của hai người có khác nhau. Triều nhìn Trà, anh thương
- cô gái đang ngồi trước mặt mình vô hạn.
- Anh rất thông cảm với em, nhưng làm sao được, phải cố gắng vượt qua thôi.
- Thôi, bỏ chuyện gia đình đi anh, mỗi lần nói tơi em nhức đầu và hết muốn sống.
- Anh tìm em có việc gì?
- Bộ anh tới thăm em không được sao?
- Ngay bậy giờ em muốn mình trở thành một người đau ốm nặng, đi nằm nhà thương cho tách biệt hẳn với đời sống.
- Anh không xem em là một bệnh nhân đâu nhé! - Triều cười.
- Mình ra ngoài sân đi anh.
Hai người ra ngồi dười gốc khế. Vẫn những chùm bông đỏ tím ấy thấp thoáng giữa màu lá xanh và hương thơm từ trên ấy bay xuống chỗ ngồi. Hương thơm dịu ngọt của hoa khế lặng lẽ như một người cam phận. Trà ngồi, vòng tay ôm lấy đầu gối mình.
- Nếu anh không tới thăm em thường xuyên, có thể em lại bỏ nhà đi nữa cho mà xem.
- Bây giờ ba em đã về nhà rồi mà.
- Trước khác, bây giờ khác chính em mới thấy mình bị ngộp thở trong ngôi nhà quá rộng lớn này.
- Anh thấy là ba em rất cần sự có mặt của em trong ngôi nhà này.
- Em buồn quá, bài vở học không vô, chương trình theo không nổi. Em không còn là con bé Trà ngày xưa nữa.
- Thời gian qua đi, con người khôn lớn. Em đâu còn bé nữa!
- Triều bỗng nhìn vào mắt Trà, hỏi:
- Sỹ có tới nhà em không?
- Không, nhưng sao anh lại hỏi em như vậy? - Trà ngạc nhiên nhìn sững Triều.
- Không, anh hỏi thế thôi, vì tối hôm qua anh tình cờ gặp Sỹ.
- Ở đâu?
- Trong một vũ trường.
- Hắn đi với ai?
- Dĩ nhiên là không đi một mình.
- Nhưng với bạn trai hay gái?
- Bạn gái.
- Hắn có thấy anh không?
- Không.
- Lúc đó anh đi với ai?
- Đi với một người bạn trai - Triều cười.
- Chứ không phải chị Phương Ly à?
- Tại sao em lại nghĩ như vậy? - Triều ngạc nhiên.
Nhưng Trà không trả lời. Cô cầm lấy một cành cây khô vẽ trên nền gạch những hình vẽ loằng ngoằng. Triều không hiểu Trà đang nghĩ gì với những hình vẽ loằng ngoằng ấy, cô đã nói lên được điều gì. Triều châm một điếu thuốc, anh rít mấy hơi dài rồi nhìn những chùm hoa đỏ rực trên tường rào. Đó là loài hoa của một loại dây leo lá xanh to bằng bàn tay. Triều đã không còn quan hệ với Phương Ly nữa; đối với Triều, người phụ nữ bất hạnh ấy đáng thương chứ không đáng trách. Chị Năm đã sống rất cô độc trong cách sống của mình.
- Anh đã trở về nhà - Triều vừa thở dài vừa nói.
- Mọi việc yên ổn cả chứ? Trà hỏi với vẻ dè dặt.
- Không ai nói với ai lời nào, cuộc sống vẫn cứ trôi trong ngôi nhà rộng lớn ấy.
- Cũng giống như trường hợp của em vậy thôi - Trà buồn bã nói.
- Nhưng ít ra em cũng hơn anh một điểm.
Em mà hơn anh?
- Chứ sao nữa, ít ra em cũng còn ba để tâm sự. Anh thì chẳng có ai để cảm thông. Nhưng thôi, đó không phải là một sự so sánh, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Anh rất ghét than thở.
- Nhưng dù sao cũng ở trong nhà mình - Trà ngỏ nhẹ nói.
- Ba anh cũng là một người đàn ông đáng thương, những năm tháng chiến tranh đã cướp dần sức khỏe của ông. Bây giờ ba anh đau yếu luôn, một năm ông nằm bệnh viện hết sáu tháng. Chính vì thương ông anh mới trở về.
- Em vẫn chưa biết nhà anh - Trà nói.
- Nếu hôm nào anh thích đến, anh sẽ đưa em đến.
Trà cười:
- Sao không là hôm nay hả anh?
- Tùy em, ngay bây giờ cũng được. Nhưng em không nên bỏ ba em ở nhà một mình, ông cần có em để nói chuyện.
- Bây giờ chắc ba em đang ở trong phòng vẽ rồi, khi ông vẽ thì không cần có em nữa, ông thích một mình trong phòng vẽ hơn.
Triều ngạc nhiên:
- Ba em là họa sĩ à?
- Trước giải phóng, ba em cũng còn là một điêu khắc gia và họa sĩ. Ông vẽ tranh sơn dầu và khắc chạm trên đá, trên gỗ. Ông nổi tiếng lắm đấy!
- Vậy mà anh không biết.
- Bây giờ ông làm sơn mài, tranh sơn mài của ông đẹp lắm. Ba em hy vọng sống được nhờ nghề này, ông đang làm công việc mà ông rất yêu thích. Hôm nào em sẽ nói ba em mời anh vào phòng tranh của ông, chắc chắn là anh sẽ rất thích.
- Sao em biết ba em đang vẽ?
- Mỗi ngày vào giờ này ông đều ở trong phòng vẽ, có khi ông bỏ cả cơm trưa.
- Công việc sẽ làm ông quên hết thời gian - Triều xúc động nói.
- Em cũng hy vọng như vậy.
- Bây giờ em lại nhà anh chứ?
- Dĩ nhiên, anh đợi em mười phút. Em chỉ cần nói qua với ba em một tiếng rồi mình đi.
Ngôi biệt thự xinh đẹp này ông Thành được Nhà cấp sau ngày giải phóng ít lâu khi ông từ miền Bắc vào nhận công tác ở Sài Gòn. Lúc đó Triều còn ở với mẹ là bà Liễu, Triều chỉ về ở với ba khoảng hai năm nay. Ngôi biệt thự nằm trên đường Điện Biên Phủ, cách mặt đường khá xa, lối vào trải sỏi, trong khoảng sân rộng lớn trồng toàn cỏ xanh là vườn cây nhỏ gồm đủ loại hoa kiểng và những loại cây ăn trái lớn, tàn lá xum xuê, tạo thành những bóng mát, bên dưới có đặt băng đá. Bà Liễu thỉnh thoảng về đây ít hôm, nhưng phần lớn thời gian bà ở bên nhà riêng.
Trong ngôi nhà rộng lớn này chỉ có hai cha con Triều và một người giúp việc có bà con xa ở dưới quê.
Khi Triều đưa Trà về nhà, chị Xinh ra mở cổng. Triuề nhìn chị, hỏi:
- Ba tôi có nhà không chị?
- Ông ở trong phòng.
Triều nói với Trà:
- Hôm nay ba anh không được khỏe.
Trà nhìn quanh vườn cây rồi nói:
- Nhà anh có khu vườn đẹp quá, đẹp hơn cả nhà em.
- Anh thường ở ngoài vườn hơn ở trong nhà.
- Có nhà đẹp như vầy mà chê! - Trà đùa.
- Cũng như em vậy thôi - Triều háy mắt cười.
Hai người đi theo lối sỏi về nhà. Căn phòng khách rộng mênh mông, được bày trì toàn những bộ bàn ghế kiểu cổ. Bộ sa-lông cũng kiểu cổ, bằng một loại gỗ quí, chạm trổ rất tinh vi.
- Trà vừa ngồi xuống ghế sa-lông vừa nhìn Triều cười, nói:
- Khi gặp anh, em nghĩ là anh không giàu đến như vậy.
- Nhà này của ba anh chứ không phải của anh.
- Nếu ở một mình trong ngôi nhà rộng lớn này cũng buồn thật.
- Em uống gì?
- Nước ngọt hay nước chanh gì cũng được.
- Nước chanh nhé. Để anh tự pha cho em uống.
- Nhưng anh đừng bắt em phải ngồi trong phòng khách rộng mênh mông này lâu nhé!
Triều cười:
- Em tự do muốn đi đâu thì đi, anh sẽ tim2 ra ra em sau khi pha xong hai ly nước chanh.
- Em ra ngoài vườn, ở đó coi bộ thoải mái hơn - Trà cười.
- Thì em cứ tự nhiên.
Trong lúc Triều ra sau pha nước chanh, Trà ra căn phòng khách rộng mênh mông và im lặng một cách đáng sợ để ra ngoài khu vườn nhỏ trước nhà. Trà thích nhất là thảm cỏ xanh mượt, óng ả trong nắng chạy quanh những hàng cây kiểng trồng trong những cái chậu sứ lớn. Ông Thành, ba của Triều, chắc là một người thích hoa kiểng nên khu vườn được chăm sóc chu đáo, không phải với đôi tay của một người bình thường mà là của một nghệ nhân.
Trà loanh quanh bên những chậu hoa kiểng, vít những cành xanh mượt, mân mê nhữngcái hoa rực rỡ, hít thở hương thơm nồng nàn tỏa ra trong không gian. Trà buâng khuâng tự hỏi tại sao trong ngôi nhà yên lặng, đẹp đẽ như thế này lại có một cuộc sống không được bình yên bên trong? Mẵc dù Triều không kể hết cho Trà nghe về hoàn cảnh của anh nhưng Trà hiểu rằng đó là một cuộc sống không phẳng lặng. Cũng như Trà, cô có một ngôi nhà rộng mênh mông, lặng lẽ bên trong tường rào, nhưng quả thật cuộc sống gia đình cô không lặng lẽ chút nào.
Từ trong nhà, Triều bưng hai ly nước chanh đi ra. Anh ngó quanh tìm Trà, trong lúc cô đã ngồi trên một băng đá dài kê dưới gốc cây xoài tàn lá um tùm che thành một khoảng mát rộng.
Triều đi dọc theo rìa cỏ tối chỗ gốc xoài, anh đặt hai ly nước chanh trên băng đá và đùa;
- Tưởng em đi lạc rồi chứ!
- Làm sao mà lạc được! - Trà cười.
- Em uống nước chanh đi.
Trà bưng ly nước chanh lên uống một ngụm. Triều hỏi:
- Ngọt chứ!
- Chua ơi là chua! - Trà nhăn mũi.
- Có lẽ anh quên bỏ đường.
- Chúa ơi!
Hai người ngồi trên băng đá nói chuyện, Trà nghe có tiếng chim hót líu lo trên tán lá rậm rì. Triều chỉ cho Trà thấy chiếc võng nylon đã buộc vào một gốc cây xoài, anh nói:
- Buổi trưa anh thường nằm trên võng giăng giữa hai cây xoài.
- Ngủ?
- Không phải, để nghe chim hót trên cây xoài; sau đó thì ngủ, thú vị lắm!
- Rất tiếc nhà em không có hai cây xoài để giăng võng, chỉ có một cây khế lẻ loi bên hiên nhà. Cây khế nó cũng cô độc như em.
- Chị Xinh bỗng ra gọi Triều vào cho ông Thành gặp. Trà ngồi chờ hơn nửa giờ, cô đi loanh quanh hết khu vườn và khi Triều trở ra với gương mặt buồn bã, anh nói;
- Ba anh lại muốn vào nằm bệnh viện. Ngày mai anh phải đưa ông đi.
- Ông lại trở bệnh nặng à? - Trà ái ngại hỏi.
- Cũng có thể như vậy và cũng có thể không.
- Gì mà lạ vậy? - Trà ngạc nhiên.
- Tính ba anh thế đấy, có khi ông chán ở nhà, muốn vào nằm bệnh viện cho tách biệt với thế giới bên ngoài.
- Anh cho em vào thăm ông một chút đi - Trà nói.
- Em muốn gặp ba anh sao?
- Trời ơi, người ta tới đây thăm bệnh mà, anh Triều vô duyên quá!
Ông Thành nằm trong phòng riêng ở lầu một. Căn phòng ngó thằng ra khu vườn nhưng cửa sổ luôn luôn che rèm kín mít. Trong phòng, ngoài chiếc giường nệm rộng lớn còn có một bàn biết với từng chồng sách bọc gáy da, một tủ quần áo, mấy chiếc ghế nệm màu đỏ kê dọc tường. Thấy Triều vào với một cô gái lạ mặt, ông Thành ngạc nhiên, không nhìn thẳng vào Trà mà nhìn thẳng vào Triều bằng đôi mắt mệt mỏi, thiếu thần sắc.
Triều nói:
- Đây là Trà, bạn của con, cô ấy đến thăm ba.
- Mời cô ngồi - giọng ông Thành cất lên mệt mỏi.
Trà ngồi xuống chiếc ghế kê sát tường và hỏi;
- Cháu nghe anh Triều nói bác đau, hôm nay cháu ghé thăm. Bác thấy có đỡ chút nào không ạ?
Ông Thành lắc đầu. Trên chiếc giường nệm trải drap trắng rộng lớn, ông Thành nằm giữa hai chiếc gối ôm dài. Ông như lọt thỏm giữa hai chiếc gối trong bộ pyjama rộng thùng thình. Tóc ông Thành bạc nhiều và so với ba Trà, ông Thành thuộc khổ người thấp đậm, những cơn bệnh đã ăn mòn sức khỏe của ông, biến nước da ông thành xanh tái.
- Cháu nghe anh Triều nói bác muốn vào nằm trong bệnh viện?
Ông Thành gật đầu. Có lẽ ông Thành không muốn nói chuyện nhiều nên ông nhắm mắt lại, giống như thiếp vào một giấc ngủ mơ hồ nào đó. Triều thấy vậy ra hiệu cho Trà ra khỏi phòng. Vừa xuống cầu thang, Triều vừa giải thích:
- Ba anh như vậy đó, bởi thế ít khi anh nói chuyện nhiều với ông.
- Ba anh cũng là một người cô độc - Trà nhận xét.
- Có lẽ như vậy thật.
- Mẹ anh có thường tới thăm ba anh không?
- Thỉnh thoảng thôi.
- Ông bà lại gặp nhau sau ngày giải phóng à?
- Đúng, ba anh đi tìm bà và anh khi vừa mới từ miền Bắc vào, nhưng chỉ sống chung được một thời gian rồi mẹ anh bỏ đi.
- Anh không về sống với mẹ?
- Anh cũng chán ngôi nhà ấy - Triều thở dài.
Hai người không trở ra vườn mà ngồi lại trong phòng khách. Trà không muốn tìm hiểu sâu hơn về gia đình Triều nên cô xoay chuyện: Nhờ chị Xinh chăm sóc ba anh nê ông cũng bớt cô độc nhỉ, còn anh thì bỏ đi hoài. Triều chăm thuốc hút, anh trầm ngâm ngồi nhìn ra khung cửa sổ. Bây giờ Trà mới thấy đôi mắt của Triều giống hệt như mắt của ông Thành. Có lẽ Triều giống ba nhiều hơn giốngmẹ.
- Thôi, em về đây.
- Anh đưa em về và mình đi ăn cái gì nhé? - Triều nói.
- Chỉ nên ăn kem thôi, trưa em phải về ăn cơm với ba kẻo ông buồn.
- Lâu lắm anh không đi phố với tư cách đoàng hoàng - Triều nửa đùa nửa thật.
- Thì hôm nay đoàng hoàng thử một bữa xem! - Trà cười.
Hai người vẫn đi riêng hai xe, họ chạy song song nhau qua các đường phố. Triều nhận thấy các con đường trong thành phố mất dần vẻ đẹp cố hữu của hai hàng me cổ thụ; mùa mưa xuống, những cành nón mới nhú lên, tạo cho cây me cái dáng vẻ của một bức tượng vô hồn được phủ một màu xanh lẻ loi.
Triều đưa Trà vào một quán kem có cửa kính nằm trên đường Lê Lợi. Buổi trưa quán vắng khách, ngôi quán càng lặng lẽ hơn. Hai người ngồi chiếc bàn trong góc, ngó sang một khu phố có nhiều cửa hàng. Hôm nay là lần đầu tiên Trà mới có dịp ngồi ngắm một khu phố một cách nghiêm chỉnh, cô có vẻ thú vị trước sự việc này, trong khi đó Triều lại rất dửng dưng bởi vì trong những ngày bỏ nhà đi rong, Triều thường xuyên ngồi quán để giết thì giờ.
- Em ăn gì? - Triều hỏi.
- Dĩ nhiên là kem, em ăn kem trái dừa - Trà cười.
- Còn anh phải uống một lon bia.
- Chỉ một lon thôi nghen, không cho uống lon thứ hai đâu! - Trà nói. Tuân lệnh!
Triều gọi người phục vụ. Một lúc sau ông ta mang một trái dừa đầy kem đặt trong dĩa tới đặt trước mặt Trà; còn phần triều là một lon bia với cái ly sẵn đá. Trà mút những thìa kem một cách liếng thoắng, giống như đứa trẻ con trong khi Triều uống từng ngụm bia.
- Kem ngon không cô bé? - Triều nheo mắt hỏi.
- Ngon tuyệt, rất tiếc anh không thưởng thức kem dừa ở đây.
- Anh thích bia hơn.
- Anh uống được bao nhiêu lon?
- Buồn thì có thể uống được một thùng.
- Chúa ơi, vậy thì anh có thể uống thi với ba em được rồi đó. Hồi xưa ba em uống bia khiếp lắm.
Triều cười cười, anh không nghĩ rằng có một lúc nào đó mình lại ngồi với một cô gái xinh đẹp trong quán nước nghiêm chỉnh như thế này. Cuộc đời quả có những cái bất ngờ như một trận đá bóng, người ta không biết kết quả của nó ra sao nếu chưa có tiếng còi tan trận của trọng tài rít lên.
- Hình như trời chuyển mưa rồi anh Triều ơi…
Giọng nói của Trà vừa có vẻ hốt hoảng vừa có vẻ thích thú. Triều nhìn ra một khoảng trời đang sà thấp xuống, nặng nề. Một lúc sau trời bắt đầu đổ mưa.
- Chết rồi, mưa lớn quá! - Trà kêu lên.
- Thì đã sao đâu! - Triều nói.
- Em về nhà muộn mất thôi, tội nghiệp cho ba ở nhà một mình.
- Giờ này ông đang ở trong phòng vẽ mà.
- Trời mưa, biết ông có vẽ được không chứ?
- Nếu là anh, trời mưa sẽ là một nguồn cảm hứng - Triều uống một ngụm bia nói.
- Còn em thì rất sợ trời mưa, em không quên được đêm mưa hôm đó ở nhà chị Phương Ly.
Triều thở dài, anh châm thuốc hút và im lặng nhìn ra ngoài mưa để Trà không phải tiếp tục câu chuyện đáng buồn ấy.
- Anh đang nghĩ gì thế? - Trà hỏi.
- Anh đang nhìn mưa.
- Có thật anh không nghĩ gì về em chứ?
- Hoàn toàn không.
- Tại sao anh gặp em làm gì, nếu đêm đó không có anh, cuộc đời em đã được thu xếp gọn gàng rồi.
- Nghĩa là sao?
- Em sẽ là vợ của anh Sỹ - Trà thở dài.
- Có chắc hắn sẽ cưới em không?
- Điều đó có quan trọng gì nữa đâu, cuộc sống không phải tùy thuộc vào cái đám cưới.
Triều nhăn mặt:
- Em đừng tự buông thả mình. Nếu không gặp em đêm đó, bây giờ chắc anh cũng không ngồi ở đây.
- Buồn cười thật!
- Buồn cười hay buồn khóc?
Trà thở ra, giọng không vui không buồn:
- Em nghĩ là cả hai.
Triều uống cạn ly bia, anh xoay cái lon trong mấy ngón tay. Tự nhiên anh nuốn bóp nát cái lon và ném nó qua cửa kính, nhưng Triều đã kiềm lại được.
Tạnh mưa, Triều lại đưa Trà về qua những con đường cũ. Mặt đường sau cơn mưa đầy lá me rụng, không gian tấm đẫm trong hơi nước và cái lạnh ngầy ngật da thịt.
Tới trước cổng nhà Trà, Triều nói:
- Em vào đi.
- Anh không vào chơi với ba em à?
- Thôi anh về, còn sửa soạn đưa ông già vào bệnh viện nữa.
- Chết, vậy mà em quên!
Triều cười, anh phóng xe đi. Trà tần ngần trước cổng nhà mình rồi cô ấn chuông điện.
- Ông Toàn ra mở cổng cho con gái.
- Ba có đợi con về ăn cơm không? - Trà háy mắt hỏi.
- Sao không, làm sao ba ăn cơm một mình được?
- Trà cười:
- Mưa lớn quá nên con về muộn.
- Con đi chơi với cậuTriều à?
- Dạ, con tới thăm ba ảnh đang đau nặng.
- Bệnh già phải không?
- Bệnh thì ít nhưng có lẽ ông cụ buồn nhiều nên sinh bệnh đó thôi.
- Cũng có lúc ba cũng sẽ như vậy - Ông Toàn buồn bã nói.
- Sao ba lại nói thế?
- Ai rồi cũng sẽ đi đến cái giai đoạn ấy hết, cuộc sống là như vậy.
- Trà cắn môi:
- Ba nói làm con buồn quá!
- Thôi, vào nhà ăn cơm nhanh lên, ba đói bụng lắm rồi!
- Lúc ngồi vào bàn ăn, Trà nhìn ông Toàn hỏi:
- Hôm nay ba vẻ được nhiều không?
- Được chứ, nếu con thích.
- Chẳng hạn như con phải làm gì?
- Ồ, nhiều lắm! Thí dụ như con có thể ngồi làm người mẫu, bưng vỉ màu cho ba hoặc ngồi coi ba vẽ cũng được.
- Con thây người ta làm sơm mài công phu và cần nhiều người, sao ba làm tàng tàng vậy?
Ờ, có lẽ rồi mình cũng phải kêu một số thợ, nhưng ba thấy phức tạp quá, ba muốn ngôi nhà này phải được yên tĩnh hoàn toàn.
Trà không bàn thêm, cô cắm cúi ăn cơm và lòng đầy lo lắng, thương cảm cho ba cô. Rồi đây ông sẽ hiểu rằng ngôi nhà này thật ra là một dòng sông có nhiều đợt sống ngầm.
Đang ăn cơm, Trà ngạc nhiên vì có tiếng chuông gọi cổng. Cả ông Toàn cũng ngạc nhiên
không kém, vì không thể có khách tới chơi vào giờ này, nhưng cũng không có khách nào của ông Toàn cả; còn bà Loan thì khuya lắm mới về, vậy ai gọi cổng?
Trà buông đũa chạy ra, cô hoàn toàn bất ngờ khi thấy mẹ mình về nhà trong buổi trưa. Bà
- Loan không nói gì, với gương mặt đầy mệt mỏi, lầm lỳ, bà đi thăng vào nhà.
- Ai tới nhà mình thế? - Ông Toàn hỏi con gái.
- Mẹ về, đi thẳng lên phòng rồi.
- Sao không mời mẹ ăn cơm?
- Chắc là mẹ không đói.
Ông Toàn buồn rầu, lẳng lặng ăn cơm. Trà nhìn ba, thấy ông giống một pho tượng, đầy vẻ chịu đựng. Một lúc ông hỏi Trà:
- Sao hôm nay mẹ con về sớm thế?
- Con không biết.
- Con có biết công việc làm ăn của mẹ không?
- Mẹ không bao giờ nói.
- Nhưng con phải tìm hiểu chứ!
- Con thấy cũng là những việc làm ăn bình thường thôi.
- Trà tránh đi sâu vào câu chuyện nên cô buông đũa:
- Con no rồi.
Nói xong, Trà đi như chạy về phòng mình. Cô mở nhạc, nằm lắng nghe để khỏi phải suy nghĩ gì khác. Cơn mưa để lại một không gian ẩm ướt, căn phòng dường như cũng tràn ngập hơi lạnh. Trà cảm thấy mình bị buồn ngủ nhưng không làm sao nhắm mắt được. Không khí lạnh mà Trà thấy người cô nóng bức khó chịu, Trà ngầy ngật giống như cô đang đau nặng.
Bà bỗng đi qua phòng con gái một cách lặng lẽ. Trà biết mẹ đang đứng trước mặt nhưng cô giả vờ không hay biết, đợi đến khi bà Loan lên tiếng, Trà mới mở mắt ra.
- Mẹ muốn nói chuyện với con một chút - Bà Loan nói.
- Trà ngồi dậy, hai chân thõn xuống mép giường và hai bàn tay khép lại trên đùi.
- Con nghe đây - Trà nói.
- Mẹ thấy con không thể ở được trong ngôi nhà này nữa, ba con đã về, có nghĩa là mẹ sẽ đi. Mẹ nghĩ rằng không phải giải thích cho con nhiều, vì chính con cũng biết điều ấy.
Trà thoáng sững sờ, không ngờ mẹ cô đã quyết định một cách nhanh chóng và nói điều ấy ra quá sớm.
- Mẹ tính đi đâu? - Trà hỏi.
- Mẹ sẽ vượt biên, chỉ có cách ra nước ngoài mẹ mới đựoc mà thôi.
- Mẹ đi một mình hay đi với chú Phan?
- Mẹ đang suy nghĩ điều đó.
Con nghĩ là mẹ chẳng phải giải thích nhiều với con, nhưng mẹ phải giải thích với ba.
- Không, mẹ chẳng giải thích gì với ba con cả. Mẹ chỉ yêu cầu con một điều: đừng hé môi cho ba con biết chuyện gì cả đến khi mẹ không còn ở đất nước này nữa.
- Kể cả chuyện mẹ vượt biên ư?
- Đúng vậy!
- Mẹ đã suy nghĩ kỹ chưa?
- Khi đã nói cho con hay chuyện này là mẹ đã suy nghĩ kỹ rồi. Bây giờ con đã có ba, mẹ đi cũng yên lòng.
- Trà buồn bã hỏi:
- Không còn cách nào cứu vãn sao mẹ?
- Không.
- Ba vẫn chưa biết gì kia mà, rồi thời gian sẽ xóa nhòa tất cả như cơn mưa vậy thôi!
- Trà nói:
Điều quan trọng giữa ba và mẹ đã có nhiều hố sâu ngăn cach, kông thể hàn gắn được.
- Vậy mẹ đợi ba về làm gì, lẹ ra mẹ phải bỏ đi trước ngày ba về thì hơn.
- Chính vì mẹ không muốn thấy con ở lại một mình.
- Con ở lại một thì đã sao đâu?
- Dù sao có ba con mẹ vẫn yên tâm hơn chứ!
- Bao giờ mẹ đi?
- Trong vòng vài ba hôm nữa.
Bỗng nhiên bà Loan bật khóc. Tiếng khóc của mẹ làm Trà thấy lòng cô quặn thắt, trái tim Trà hình như có bàn tay nào đó đang bóp nghẹt. Trà cố không khóc nhưng khi nhìn mẹ,
- cô không làm sao kiềm chế được, cũng bật khóc theo.
- Trà nghẹn ngào nói:
- Con vẫn mong mẹ ở lại hơn.
- Nếu ở lại được, mẹ không đi.
- Chú Phan bắt buộc mẹ phải đi à?
- Không, đó là quyết định riêng của mẹ, người đàn ông ấy không có trách nhiệm gì trong chuyện này.
- Mẹ yêu chú Phan chứ?
- Mẹ cũng không biết được lòng mình.
Trà nhìn sững mẹ, Trà không ngờ mẹ nói như vậy, tuy nhiên cô tin là mẹ đã nói thật, bởi trong lòng giờ phút này không ai nỡ đi nói dối lòng mình, nhất là nói dối với người thân.
- Rồi ba sẽ sống ra sao khi biết mẹ đã ra đi?
- Ba con sẽ chịu đựng được, như đã từng chịu đựng.
- Mẹ nghĩ là ba còn yêu mẹ chứ?
- Chính vì điều đó mà mẹ phải ra đi.
Trà nhìn qua cửa sổ, phía dười vườn, Trà thấy bóng Toàn lướt qua hàng cây để đi về phía phòng vẽ. Tự nhiên Trà ước ao có một thứ phép mầu nào đó làm cho ngôi nhà này thật sự là một nơi chốn hạnh phúc, ba mẹ cô hàn gắn lại được những mâu thuẫn, nhưng Trà biết đó chỉ là giấc mơ.
- Con nhìn gì vậy? - Bà Loan hỏi con gái.
- Con nhìn ba, ông đang đi dười vườn.
Bà Loan thở dài, gương mặt người đàn bà buồn rười rượi. Bà đứng lên đi về phía cửa sổ để nhìn xuống khu vườn, nhưng bóng ông Toàn đã mất hút.
- Sao mẹ không thấy ba con? - Bà Loan quay lại hỏi.
- Chắc ông đã vào phòng vẽ rồi.
- Biết làm sao được!
- Bà Loan lại thở dài.
Cánh Hồng Gai Cánh Hồng Gai - Từ Kế Tường Cánh Hồng Gai