Số lần đọc/download: 1697 / 12
Cập nhật: 2015-07-30 00:41:26 +0700
Chương 10 -
Đ
êm nay, hội trường trông như một phòng trà sang trọng. Đèn màu giăng mắc. Cờ và hoa đua nhau khoe sắc. Trên sân khấu, bức màn nhung được trang trí bằng nhưng hình vẽ cách điệu trông thật đẹp mắt.
Quanh mấy cái bàn là những chiếc ghế có dán số sau lưng. Ban tổ chức buổi liên hoan văn nghệ hay đêm họp mặt lần cuối của giáo sinh đã cố tình dành bất ngờ thú vị cho mọi người.
Ngự ngạc nhiên khi thấy lối đi bị chắn ngang bởi những chậu hoa kiểng. Chỉ còn một khoảng nhỏ độ hai thước làm ngõ vào. Nơi đó, cái bàn học lại choáng gần phân nữa. Hai giáo sinh nam ăn mặc lịch sự ngồi đó. Họ thân ái trao cho mỗi người vào một cái vé. Trên đó có in sẵn một số màu đỏ tươi. Phía dưới là hàng chữ “Chúc bạn may mắn”
Ngự cũng nhận được một mảnh giấy như vậy. Trong khi Du mang số 19 thì Ngự tới 250. Hai người chẳng hiểu gì hết. Vào đến hội trường, Ngự và Du được đưa đến chỗ chiếc ghế có mang con số trên tờ giấy. Ngự ngỡ ngàng nhìn quanh. Không có ai quen ngồi cùng bàn với Ngự. Đã vậy, cứ kế bên một nữ lại có một giáo sinh nam. Trong lúc cô thẹn thùng, đỏ mặt, tía tai thì mấy ông con trai như lên cơn sốt. Họ cười nói huyên thuyên với nhau rồi làm ra vẻ lịch sự bằng cách chăm sóc cô nàng ngồi cạnh.
- Mời cô uống nước!
Chàng trai có hàm râu quai nón ân cần mời Ngự. Anh rót nước ngọt ra ly rồi nhắc lại lời mời:
- Mời cô uống nước!
Ngự bẽn lẽn nhìn sang mấy cô bạn ngồi cùng bàn. Họ cũng đang bối rối như Ngự.
- Ngự ăn bánh đi. Bánh này ngon lắm!
Ngự ngạc nhiên:
- Ủa, sao anh biết tên Ngự?
- Học giỏi như Ngự ai mà chẳng biết.
Ngự khiêm tốn:
- Cám ơn anh quá khen, chẳng qua các bạn nhường cho Ngự đó thôi.
Cô giáo sinh ngồi đối diện Ngự chen vào:
- Ngự giỏi thật đó. Tụi này học gần chết mà vẫn không qua được bạn. Nhưng sao Ngự chọn một tỉnh lẻ thế? Ở tại đây khỏe hơn chứ?
Theo qui định, giáo sinh nào đậu cao sẽ được chọn đơn vị mình công tác. Dĩ nhiên là chỗ tốt luôn về những ai cố gắng học tập. Ngự dậu thủ khoa, mọi người đều đoán chắc rằng Ngự sẽ xin ghi tên vào tờ quyết định ở lại phục vụ tại trường Sư phạm này. Một chỗ đứng mà phần lớn giáo sinh mơ ước.
Nhưng, sáng nay, trong buổi lễ chọn nhiệm sở, Ngự lại bỏ qua cơ hội đó. Cô thong thả bước lên khán đài, nhấc chiếc micrô lên và phát biểu:
- Kính thưa quí thầy cô, các bạn thân mến. Trước tiên, em xin gởi đến quí thầy cô lòng biết ơn chân thành nhất của em. Xin cám ơn thầy cô đã dìu dắt, hướng dẫn em trong những năm qua, đưa em đến gần ánh sáng. Thầy cô đã truyền lại cho em kiến thức và lòng nhân ái. Suốt đời em sẽ không quên nhưng ngày tháng đầy tình nghĩa nầy.
Thưa các bạn! Ngự cũng xin gởi đến các bạn tình thân ái, thiết tha của Ngự. Cám ơn các bạn đã thương yêu, đùm bọc giúp đỡ Ngự, cho Ngự những kỉ niệm buồn vui tuyệt đẹp. Ngự sẽ nhớ mãi... nhớ mãi!
Ngự kéo tà áo dài lau nước mắt. Cả hội trường lặng đi. Có vài tiếng thút thít vang lên. Dăm ba chiếc khăn tay vội vàng đưa lên che ngang mặt. Thầy hiệu trưởng cúi xuống, ông run run sửa lại gọng kính của mình, Ngự tiếp:
- Em kính chúc thầy cô dồi dào sức khỏe, chúc các bạn may mắn. Bây giờ, em xin thầy cô cho em được về phục vụ tại tỉnh Trà Vinh.
Tiếng ồ vang lên bất ngờ. Ai chẳng ngạc nhiên. Đây chỉ là một tỉnh nhỏ, còn nhiều khó khăn. Về đó công tác tất nhiên sẽ vất vả hơn ở tại đây hay lên thành phố. Chỉ có thầy hiệu trưởng và Thức hiểu rõ vì sao Ngự rời bỏ nơi này. Ngự bước xuống cúi chào thầy hiệu trưởng. Sau khi nhận tờ quyết định thầy trao, Ngự vòng tay lễ phép:
- Cám ơn thầy đã cho em niềm tin vào con người và cuộc sống, hướng dẫn em tìm đến con đường tốt đẹp.
Thầy hiệu trưởng cảm động chớp mắt:
- Thầy rất vui khi thấy em thành công rực rỡ. Thầy mong mai đây về tỉnh em sẽ vui sống và giúp ích cho mọi người.
Ngự nghẹn ngào cúi chào thầy rồi về chỗ. Sau đó, các giáo sinh theo thứ hạng kế tiếp nhau lên chọn nhiệm sở. Có lẽ vì vậy mà ai cũng biết Ngự. Ngự nhìn cô bạn mới:
- Dạ, Trà Vinh là quê hương của Ngự.
- Vậy sao? Chúc mừng Ngự nhé!
Anh chàng râu quai nón ân cần mời Ngự:
- Ngự ăn nho nè, ngọt lắm!
Ngự cắn vỡ trái nho. Cô bùi ngùi nhìn lên sân khấu. Ngày mai, Ngự đã từ giả chốn này. Chẳng biết có dịp nào ghé lại nữa không, và những người bạn mới hôm nay rồi cũng sẽ trở thành lạ mặt. Ngự buộc miệng:
- Mai mình xa nhau rồi!
Cả bàn, mười khuôn mặt bỗng lặng đi, buồn bã. Họ nhìn nhau rồi vội quay sang nơi khác. Vừa lúc đó, từ sân khấu vang lên lời giới thiệu:
- Thưa các bạn, đêm nay là đêm cuối cùng chúng mình còn ngồi lại bên nhau. Các bạn hãy làm quen với nhau đi! Hãy kết thân và hát cho nhau nghe. Để mai này mỗi người mỗi ngã, chúng ta sẽ còn lại một chút gì để nhớ, để thương!
Tiếng vỗ tay tán thưởng nổ vang như pháo tết. Cô giáo sinh cúi chào rồi nói tiếp:
- Thưa các bạn, ban tổ chức qui định thế này: Mỗi người khi hát xong được quyền đề nghị người trình diễn kế tiếp. Cứ thế, không ai được quyền từ chối. Các bạn có đồng ý không?
Mọi người vỗ tay đồng tình. Cô giáo sinh tinh nghịch:
- Trước tiên, chúng ta sẽ được nghe giọng ca của thầy hiệu trưởng.
Thầy vui vẻ tiến lên sân khấu. Ông hát một bài có nội dung vui vẻ rồi yêu cầu:
- Thầy mời em Lê Trọng Thức.
Thức chững chạc bước lên, anh cúi chào:
- Thức xin trình bày bản nhạc “ Quê hương” thơ của Đỗ Quân. Nhạc của
Giọng Thức trầm ấm, buồn buồn làm mọi người nao nao xúc động. Có nhiều tiếng “bis” vang lên khi anh vừa dứt lời. Nhưng Thức đã cúi chào:
- Cám ơn các bạn, đáng lý Thức phải hát tặng các bạn một bài nữa, nhưng Thức hơi mệt. Sẽ có người hát thay. Xin mời Nguyễn Hồng Ngự.
Ngự giật nẫy mình. Cô giả đò không nghe, nhìn xuống chân. Anh chàng râu quai nón khẻ gọi:
- Ngự, người ta mời lên hát kìa!
Ngự đỏ mặt, cô ấp úng:
- Chắc Ngự nào khác đó.
Trên sân khấu, Thức nhắc lại lời yêu cầu:
- Xin mời Hồng Ngự lớp 2/2, cô bạn thủ khoa của khóa này.
Ngự rung lên. Cô rũa thầm. Cái anh chàng Thức này thiệt tệ. Hại bạn hết sức.
- Mời Ngự, nếu không lên, tụi này sẽ xuống khiêng đó.
Ngự vẫn làm bộ không nghe. Thức chạy xuống, nhìn từng hàng ghế, tìm Ngự. Có một cánh tay chỉ về phía cô gái. Thế là Thức phóng tới trước mặt Ngự. Chẳng nói chẳng rằng, anh nắm kấy tay Ngự kéo cô đứng lên, đẩy Ngự về phía trước giữa tiếng cười rộ của mọi người. Có ai đó xúi giục:
- Thức, khiêng lên cho lẹ!
Ngự hoảng hồn, cô vùng khỏi tay Thức rồi chạy nhanh lên sân khấu. Tiếng cười lại vỡ ra lần nữa hòa lẫn với tiếng hút gió, tiếng gõ muỗng vào thành ly thật vui nhộn.
Ngự đứng giữa vùng sáng rực rỡ đèn màu. Cô bối rối chẳng biết chọn bài nào.
- Hát lẹ đi! Hát đi!
Tiếng thúc giục khiến Ngự càng lúng túng, cô run giọng:
- Thưa các bạn, các bạn làm Ngự sợ quá, quên mất tựa bài hát rồi. Các bạn hãy nhớ giùm Ngự vậy.
Phải mất thêm ba phút nữa Ngự mới bình tĩnh lại. Cô cất tiếng:
- Đời buồn như chiếc lá mùa thu rơi...
Giọng Ngự buồn và truyền cảm vô cùng khiến cho mọi người chơi vơi, xúc động.
- Em buồn như biển đêm dịu vợi. Đời buồn như cơn gió mãi lang thang, cuốn theo thời gian – biển đêm nặng mang giọt buồn...
Thức tưởng như mình tê đi vì một nỗi gì rất lạ. Bài hát đã dứt mà không ai hay biết. Họ đắm chìm trong nỗi buồn của Ngự. Thức sực tỉnh trước tiên, anh vỗ tay mở đầu cho những tràng dài khác.
Thầy hiệu trưởng bước lên sân khấu, cầm mic-rô từ tay Ngự, trước sự ngạc nhiên của mọi người, thầy bảo:
- Em hát hay lắm! Nhưng buồn quá. Hãy hát thêm một bài nữa vui hơn!
Ngự cúi chào thầy vào các bạn. Cô cất tiếng khi thầy đã về chỗ.
- Đừng tuyệt vọng, tôi ơi, xinh đừng tuyệt!...lá mùa Thu... rơi rụng giữa mùa... đông. Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo. Con diều rơi... cho vực thẫm buồn theo...
Thầy hiệu trưởng lắc đầu, ông nhìn ra cửa hội trường:
- Em hồn nhiên rồi em... sẽ bình minh...
Bỗng dưng Ngự lão đão rồi ngã sóng soài trên sân khấu. Tiếng nhạc ngừng bặt. Giáo sinh nhốn nháo. Những người trong hậu trường vội ào ra đỡ Ngự vào trong. Thức kinh hoảng chạy như bay về phía đó. Trong lúc ấy, có tiếng thầy hiệu trưởng vang lên trấn an giáo sinh:
- Các em hãy giữ trật tự! Chẳng có gì đâu. Có lẽ vì xúc động quá nên Ngự ngất xỉu, một chút sẽ tỉnh ngay. Các em cứ tiếp tục cuộc vui.
Nhưng hình như khung cảnh không còn vui như lúc đầu nữa. Những bài ca tiếp nối có vẻ gượng gạo làm sao. Thấy cũng tạm ổn, thầy hiệu trưởng dặn dò cô giám thị điều gì đó rồi đi nhanh ra cửa, nơi có một người đang đứng bất động, mắt mở to lo lắng nhìn vào bức màn nhung. Thầy vỗ vai anh ta:
- Chào anh! Anh là Hải phải không?
Hải trố mắt nhìn người đối diện, khẻ gật:
- Dạ, tôi là Hải, sao thầy biết tên tôi?
- Tôi là hiệu trưởng trường nầy, tôi rất rõ về anh.
- Ơ..., thầy biết gì về tôi?
- Anh là cơn lốc dữ, một ngọn sóng hung tợn mà Ngự nhắc lại khi nãy.
Hải bước theo thầy hiệu trưởng, hai người ngồi xuống bậc thềm lớp học gần đó. Ở đây chỉ có ánh trăng mờ ảo. Hải vội hỏi:
- Thưa thầy, Ngự đã tỉnh chưa? Sao Ngự lại ngất đi như thế? Tôi có thể vào thăm Ngự được không?
Thầy hiệu trưởng nhìn anh chàng trẻ tuổi trước mặt. Nét chân thành của Hải khiến ông cảm động:
- Anh không biết vì sao Ngự ngất à?
- Vì sao, thưa thầy?
- Ngự trông thấy anh.
Hải ồ lên kinh ngạc:
- Sao thầy biết?
- Anh tới đây lúc nào?
- Từ lúc bắt đầu cuộc vui nhưng tôi không dám vào. Đến khi nghe giới thiệu Ngự hát, tôi đánh bạo lẽn vào hội trường.
- Trong lúc mọi người ngồi, Ngự đã trông thấy anh đứng tựa cửa hội trường.
Hiểu ra, Hải thú nhận:
- Tôi đi lần vào lúc nào không hay. Tôi thật có lỗi. Có lẽ Ngự còn oán tôi lắm!
- Không, cô bé hãy còn yêu anh!
Hải mừng rỡ chụp lấy hai vai của thầy hiệu trưởng:
- Xin thầy cho tôi vào gặp Ngự!
- Để làm gì?
Hải ngẩn người:
- Ừ nhỉ! Gặp để làm gì?
Anh đã làm đám cưới với Hà. Anh đã có vợ, có con. Dù có yêu Ngự đến mấy đi nữa cũng chẳng giải quyết được gì. Nhưng, anh nhớ Ngự. Nhớ khủng khiếp. Mấy tháng nay, không giờ nào, phút nào anh nguôi thương nhớ hay lãng quên hình bóng Ngự.
Ôm Hà, anh lại thầm nghĩ đến Ngự. Hôn vợ, anh tưởng tượng đó là đôi môi của người yêu cũ. Và mỗi lần say, anh thầm thì goặc gào thét “Hồng Ngự” “Hồng Ngự” như những tiếng cầu kinh.
Anh không có hạnh phúc. Và, Hà cũng nhận ra điều đó. Cả hai đều lặng im, cư xử với nhau rất vợ chồng. Đứa con sắp chào đời. Anh đã xin nghĩ việc trở về quê giúp mẹ chăm sóc vườn tược. Ai cũng tưởng anh không muốn xa cô vợ mới cưới nhưng Hà hiểu hơn ai hết là chồng mình muốn chạy trốn quá khứ êm đẹp và đào tẩu bằng cách ấy. Cô tiếp tục chịu đựng như đã từng chịu đựng. Hà tìm vui trong bổn phận làm vợ, làm mẹ và làm dâu. Còn Hải, anh không tự lừa dối mình được. Vừa nghe một người bạn cho hay khóa học của Ngự sắp kết thúc. Hải vội tìm tới trường xưa mong gặp lại Ngự, con chim nhỏ ngày nào của anh. Biết đâu, rồi đây sẽ không còn dịp nào thấy nhau lần nữa. Tới nơi, anh đi quanh quẩn con phố cũ mà ngày nào hai người đã từng qua. Hải chờ lúc mặt trời rụng xuống, nắng tắt hẳn và đêm liên hoan bắt đầu anh mới dám vào đây. Không ngờ...
Hải nói nhỏ:
- Tôi chẳng biết gặp Ngự để làm gì nữa. Tôi yêu Ngự... tôi nhớ cô ấy quá!
Thầy hiệu trưởng đưa điếu thuốc cho anh:
- Anh đã gặp rồi, khi nãy đó!
- Tôi muốn biết Ngự đã tha thứ cho tôi chưa.
- Điều đó đâu có nghĩa lý gì! Vấn đề là anh có đáng được tha thứ hay không kìa. Xin lỗi, anh quá dỡ!
Hải đỏ mặt nhưng anh đành gật đầu:
- Có lẽ thầy nói đúng!
- Tôi nói đúng hoàn toàn chứ không có lẽ gì hết. Anh đã tự đánh mất hạnh phúc của mình. Tìm một niềm vui mới. Bây giờ, anh trở lại đây để làm gì? Chẳng lẽ anh muốn Ngự tiếp tục khổ đau?
Hải kêu lên:
- Không bao giờ tôi muốn thế!
- Anh thấy đó, mới nhác thấy anh là con bé đã gục rồi. Như vậy là không khổ à? Anh Hải, anh nên quay về với vợ con anh đi! Hãy để Ngự quên mà vui sống.
- Nhưng tôi yêu Ngự!
- Tôi biết điều đó, xin lỗi anh. Tôi nói thẳng vấn đề này nhé. Ngự không thể làm vợ lẻ của anh, giựt chồng người khác. Cô bé xứng đáng hưởng hạnh phúc toàn vẹn hơn. Tất nhiên là với người khác, còn độc thân.
Hải nóng nảy nói lớn:
- Chắc với anh chàng đã lao đầu xuống sông hôm nào chứ gì?
Thầy hiệu trưởng nhìn Hải, ông ngạc nhiên nói:
- Kim đã nói với anh?
- Không, Kim đã giận tôi, lâu rồi chú cháu tôi không gặp nhau. Một người bạn gái của Ngự đã cho tôi biết.
- Ai vậy?
- Xin lỗi thầy, tôi không được phép nói ra vì đã hứa.
- Thế à? Mà cũng chẳng có gì quan trọng. Đúng vậy, Ngự định tự tử. Anh biết vậy sao còn tới đây?
- Tôi yêu Ngự.
- Tôi đã nói điều đó đâu có nhằm gì nữa.
- Vậy thì gã con trai kia nhằm phải không?
- Anh lầm rồi, Thức là một người bạn tốt. Thức xứng đáng được mọi người tin yêu.
- Xứng đáng với Ngự phải không? Hải hằn hộc.
- Anh nói đúng. Rất xứng đáng với Ngự. Thức cũng yêu Ngự như anh nhưng tình yêu của Thức trong sáng hơn. Thức giúp đỡ, động viên Ngự vượt khó. Anh ta cho nhiều hơn nhận. Chưa bao giờ Thức đòi hỏi Ngự phải đền ơn đáp nghĩa việc cứu sống đó bằng cách phải yêu đáp trả hay về làm vợ anh ta.
Hải mỉa mai:
- Thầy hiểu rõ chuyện người khác quá chứ!
Thầy hiệu trưởng nhìn thẳng Hải, rắn giọng:
- Đúng, vì tôi là một người thầy. Vì họ là giáo sinh của tôi. Tôi có bổn phận phải hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của họ để giúp họ không vấp ngã chứ.
Hải xấu hổ cúi mặt:
- Nhưng...
Thầy hiệu trưởng vỗ vai Hải:
- Anh Hải, tôi chỉ góp ý với anh bấy nhiêu thôi. Dĩ nhiên là anh có quyền gặp Ngự. Anh có quyền yêu bằng cách của anh. Anh hoàn toàn tự do trong việc muốn chiếm đoạt hoặc hy sinh.
Ông đứng lên, đưa tay ra cho Hải bắt:
- Chào anh! Sắp tan buổi họp mặt rồi. Nếu muốn gặp Ngự, anh hãy đứng đây chờ. Chúc anh may mắn!
Hải vội nắm lấy tay người thầy đáng kính:
- Thưa thầy, tôi thấy không nên để Ngự nhìn thấy tôi lần nữa. Tôi đã chọn cho mình một cách yêu rồi. Xin chào thầy. Chúc thầy khỏe mạnh.
Hải đi như chạy ra ngoài trời khuya. Trăng đã xế. Gió hắt hiu thổi qua lòng phố vắng vẻ, cuộn lấy Hải. Hải ngước nhìn trời đêm. Anh nhìn thấy một vì sao lẻ loi ở góc trời xa. Vì sao giống như Hải giờ đây, cô đơn, lạnh lùng, buồn da diết.
Hải nhớ sao là nhớ giọng ca não ruột của Ngự: “Giọt buồn của tôi, biển dấu đâu rồi... dưới lớp sóng nhồi...”
Hải chợt nghĩ đến biển, nơi mà thuở ấu thơ Hải cùng mẹ cha sống quẩn quanh ở đó. Cha Hải đã yên nghỉ dưới nghìn trùng sóng nước kia. Giờ đây, bỗng dưng Hải thèm được trở về chốn ấy. Sống lại quãng đời vô tư ngày cũ. Mà không, anh đâu còn cùng mẹ đứng chờ cánh buồm nâu thấp thoáng. Hải sẽ ra khơi. Anh sẽ theo đoàn thuyền đánh cá.
Rồi đây, giữa mênh mông trời nước, Hải chờ đợi biển tím một màu bão tố. Và Hải mong biết bao nhiêu phong ba sẽ lấp kín nỗi buồn nhớ của anh.
Hải thảng thốt kêu lên:
- Vĩnh biệt Ngự yêu dấu!
TÓM TẮT CỐT TRUYỆN
Là con gái duy nhất trong gia đình lao động nghèo. Nguyễn Hồng Ngự, một giáo sinh trường sư phạm tỉnh, có cha là ông Thanh, phu bốc vác ở bến tàu. Do tai nạn nghề nghiệp, chẳng may ông bị thương và mang tật ở chân. Từ đó, mẹ Ngự phải tảo tần hôm sớm để nuôi chồng con. Nhưng, nghề mua bán của bà cũng thất bại. Thương vợ con, ông Thanh quyết định bán căn nhà đang ở để chuyển nghề. Ông cùng số tiền đó mua một mảnh đất nhỏ làm vườn. Nhờ cách này, gia đình Ngự tạm thời ổn định cuộc sống. Theo học tại trường sư phạm, Ngự sống trong ký túc xá cùng với các bạn từ nhiều nơi đến học. Trong số ấy, Kim, người bạn thân và cũng là người trung gian cho sự quen biết của Ngự với Hải – chú bà con của Kim.
Hải là công nhân viên nhà nước, đang công tác tại Cần Thơ. Cha Hải là một ngư dân, đã qua đời sau cơn bão biển vô tình. Mẹ Hải đành gạt nước mắt rời bỏ nơi đau buồn về quê làm lụng nuôi con. Tình yêu của Hải và Ngự thật hồn nhiên, trong sáng. Nhưng rồi những gì tốt đẹp thường không bền vững với thời gian. Một lần cùng Kim đến Cần Thơ thăm Hải, tình cờ, Ngự phát hiện ra Hải đã có người yêu là Hà.
Mẹ bị bệnh mất sớm, phải sống với cha và mẹ kế cùng với các em, Hà là một cô gái thật thà, mang nhiều mặc cảm cô đơn, mất mát. Cô dành hết tình cảm của mình cho Hải. Hai người vốn là bạn láng giềng, có nhiều kỷ niệm vui buồn với nhau từ thơ ấu. Hà yêu Hải. Ngược lại, Hải chỉ xem Hà là một cô bạn gái hiền hậu, đáng thương. Một lần nọ, trên đường đến Cần Thơ mua sắm vật dụng, Hà ghé lại thăm Hải. Ở đây, đêm ấy, Hà đã trao thân cho Hải, lúc anh đang trong cơn say rượu mệt nhừ, không còn tự chủ.
Biết chuyện này, Ngự vô cùng đau khổ. Một phút bốc đồng, tuyệt vọng, Ngự lao người xuống sông tự tử. Nhờ có Thức và các ni cô trong ngôi chùa gần đó cứu thoát, và nhờ lời khuyên giải của họ, Ngự thấy được sự nhầm lẫn của mình. Sau đó, cô còn được nghe những lời giáo huấn, tâm tình của thầy hiệu trưởng trường sư phạm. Ngự tìm ra lẽ sống mới. Cô trở lại cuộc sống bình thường và quyết tâm học tập cho ước mơ cao cả của mình.
Sau kỳ thi tốt nghiệp, Ngự đậu thủ khoa. Cô được ưu tiên chọn nơi công tác và cô đã chọn về phục vụ quê hương mình. Hải đã tìm đến gặp cô trong đêm họp mặt cuối cùng của giáo sinh. Anh được gặp thầy hiệu trưởng. Qua cuộc trao đổi, Hải đã quyết định xa rời Ngự và quay lại với Hà. Anh trở về quê làm một ngư dân, tiếp nối quảng đời của người cha quá cố và kết thúc chuyện tình với cô giáo sinh sư phạm Nguyễn Hồng Ngự ngày nào.ia đình Ngự tạm thời ổn định cuộc sống. theo ển nghề.từ bốc vác ở bến tàu. do /-