Số lần đọc/download: 2035 / 27
Cập nhật: 2015-07-23 12:38:39 +0700
Chương 9 -
S
áng thứ Hai hôm sau, thày vì trở về thành phố, Ánh Sáng Ban Ngày thuê lại con ngựa của bác hàng thịt thêm một ngày nữa, vượt thung lũng đến những ngọn đồi ở phía đông để xem qua khu mỏ. Khu vực này khô cằn sỏi đá hơn khu vực anh đã qua ngày hôm trước. Trên các sườn đồi chỉ toàn cây con và bụi rậm chằng chịt không thể đi ngựa xuyên qua được. Tuy nhiên, trong hẻm núi có nhiều nước và cả một rừng cây xanh tốt. Vùng mỏ đã bị bỏ hoang, nhưng anh vẫn thích thú đi xem xét một vòng trong nửa tiếng đồng hồ. Trước khi đến Alaska anh đã có kinh nghiệm về việc khai mỏ thạch anh(1), và lúc này anh muốn thử lại kinh nghiệm của mình về việc đó. Anh hiểu ngay chuyện gì đã xảy ra ở đây. Những dấu hiệu tốt dẫn đến việc đào một đường hầm vào sườn đồi. Sau ba tháng hì hục, những người tìm vàng cạn sạch cả tiền. Họ phải tạm ngưng một thời gian, đi chỗ khác kiếm việc làm để có tiền; sau đó họ trở lại và làm tiếp. Vàng vừa lôi cuốn họ vừa rút dần vào núi. Sau nhiều năm hy vọng, người ta đành bỏ nơi đó mà đi. Chắc là họ đã chết cả rồi. Ánh Sáng Ban Ngày ngồi trên mình ngựa và ngoái đầu nhìn lại đống đất và miệng hố đen ngòm bên kia hẻm núi vừa nghĩ như vậy.
Nửa giờ sau, men theo các đỉnh đồi, anh đến một khu đất đã được khai quang. Ở đây nho được trồng trên mảnh đất không đều nằm ở những nơi độ dốc cho phép và đất màu mỡ. Ánh Sáng Ban Ngày thấy ngay là công việc trồng nho ở đây thật gay go, thiên nhiên hoang dã rõ ràng đang lấn áp.
Những bụi cây nhỏ đã mọc lan vào chỗ trước đây đã được khai quang. Các khu đất trồng nho nhiều chỗ không được tỉa, cỏ mọc tràn lan và bị bỏ phế. Khắp mọi nơi là những hàng rào cũ kỹ đang cố gắng đứng vững. Con đường chạy đến một căn trại có các gian nhà phụ to lớn bao quanh thì dừng hẳn lại. Xa hơn tí nữa, các bụi cây nhỏ bít hẳn lối đi.
Anh gặp một bà cụ đang cào phân bên trong căn nhà kho. Dừng ngựa ngoài hàng rào, anh cất tiếng chào:
- Chào mẹ. Bộ nhà không có đàn ông làm công việc đó thay mẹ sao?
Bà cụ tựa người trên chiếc cào, đưa tay vấn lại váy áo và nhìn anh một cách vui vẻ. Ðôi bàn tay cần cũ dãi nắng dầm sương của bà cụ trông như tay đần ông, chai u và sần sùi. Ðôi chân không đi vớ của cụ xỏ vào đôi giày đàn ông to nặng.
- Chả có mống đàn ông nào cả, - bà cụ trả lởi - Anh ở đâu mà lên tận đây? Sao không cột ngựa lại đi và vào đây làm một ly rượu với già nào?
Bước đi một cách vụng về nhưng chắc chắn như một người lao động, bà cụ dẫn anh vào căn nhà lớn nhất. Ở đây anh thấy một cái máy ép tay và các dụng cụ nhỏ để làm rượu. Bà cụ giải thích là đường xá vừa xấu vừa quá xa không tiện chuyển nho đến các nhà mảy rượu ở dưới thung lũng nên họ phai tự ép rượu lấy. Về sau anh mới biết từ "họ" ở đây ám chỉ bà cụ và con gái của bà - một goá phụ độ hơn bốn mươi tuổi. Trước kia, lúc đứa cháu trai chưa phải qua Phi Luật Tân đánh nhau với bọn thổ dân thì đời sống có dễ dàng hơn.
Ánh Sáng Ban Ngày uống hết một cọc đầy loại rượu Rieshng hảo hạng, nói chuyện dăm ba phút rồi lại xen thêm cốc thứ hai. Ðúng, họ chỉ kiếm đủ để khỏi chết đói mà thôi. Chồng bà, cụ và bà cụ đã nhận đất này của chính phủ vào năm 57, khai hoang và trồng trọt miếng đất đó cho đến khi ông cụ qua đời. Bà cụ tiếp tục công việc một mình.
Thật ra thì chẳng bõ công gì cả, nhưng họ biết phải làm gì bây giờ? Có tổ hợp rượu ép giá. Cái loại rượu Riesling này ư? Bà cụ giao cho công ty hoả xa ở dưới thung lũng với giá hai mươi hai xu bốn lít. Rượu đưa từ đây đến chỗ đó mất rất nhiều thời gian, cả đi và về hết đúng một ngày đường. Con gái của bà cụ đã đi giao rượu rồi.
Ánh Sáng Ban Ngày biết rằng ở các khách sạn thì loại rượu Riesling không được ngon như vầy giá cũng từ một đô-la rưỡi đến hai đô-la một lít, mà mà bà cụ chỉ được có hai mươi hai xu cho bốn lít. Ðó là một canh bạc. Bà cụ là một trong số những người hèn mọn ngu xuẩn, bà cụ và cả những người trước bà nữa. Ðó là những kẻ đã nai lưng ra lao động, đánh bò qua vùng đồng bằng khai phá đất hoang, làm cật lực suốt ngày đêm, bị đánh thuế, và phải cho con cháu đi đánh nhau và chết cho cái lá cờ bảo vệ họ tốt đến độ họ có thể bán chai rượu của họ làm để lấy hai mươi xu. Vậy mà người ta bán cũng loại rượu ấy cho anh ở Khách sạn Thánh Francis vòi giá hai đô-la một lít hoặc tám đô-la bốn lít vơi. Canh bạc là như vậy đó.
Giữa bà cụ với cái máy ép tay trên vùng núi này và anh khi gọi rượu ở khách sạn là một khoảng chênh lệch bảy đô-la mười tám xu. Một nhóm người bóng bẩy ở thành phố đã chen vào giữa bà cụ và anh để lấy bằng đó tiền. Ngoài bọn ấy ra, còn biết bao đứa khác cũng ăn có vào, là ngân hàng, là bán sỉ là bất động sản, và nhiều thứ khác nữa, nhưng chủ yếu là bọn chúng hưởng lợi, còn bà cụ thì chỉ được cái phần thừa lại là hai mươi xu mà thôi. Anh thở dài, ấy là vì cứ mỗi phút lại có thêm một đứa ngốc chào đời. Chẳng trách ai được vì đó là một canh bạc. Một số ít thắng, nhưng những kẻ ngốc nghếch thì thua thiệt nặng nề. Anh hỏi:
- Mẹ bao nhiêu tuổi rồi?
- Tháng Giêng tới thì được bảy mươi chín.
- Chắc mẹ phải làm cực lắm nhỉ?
- Từ năm lên bảy đã như vậy rồi. Già ở bang Michigan cho đến khi khôn lớn. Sau đó già đấy chồng và càng ngày công việc càng nặng nhọc hơn.
- Mẹ tính bao giờ thì nghỉ ngơi đây?
Bà cụ nhìn anh như thể cho rằng câu hỏi của anh quá ngô nghê và không trả lời.
- Mẹ có tin là có trời không?
Bà cụ gật đầu.
- Một ngày nào đó mẹ sẽ được đền bù, - anh an ủi bà cụ, tuy trong thâm tâm anh tự hỏi không biết ông trời ở đâu mà lại để cho ra đời những kẻ ngốc nghếch và không chịu giải tán cái canh bạc đã cướp bóc họ từ lúc nằm trong nôi cho đến khi chui xuẩn mồ cho rồi.
- Loại rượu Riesling đó mẹ còn được bao nhiêu?
Bà cụ đưa mắt nhìn các thùng rượu ước lượng:
- Cũng phải hơn ba ngàn lít đấy.
Anh suy nghĩ xem có thể làm gì với từng ấy rượu, và nghĩ xem anh có thể đem cho ai không.
Anh hỏi:
- Mẹ sẽ làm gì nếu mẹ bán được một đô-la bốn lít?
- Chắc già này chết ngất mất.
- Không, con nói nghiêm túc đấy.
- Nếu vậy già sẽ mua một hàm răng giả, lớp lại mái nhà và mua một chiếc xe bò mới. Ðường xá ở đây làm hại xe mau lắm.
- Rồi sau đó thì sao nào?
- Mua cái hòm.
- Thôi được, mẹ sẽ có tất cả những cái đó. Hòm và cả những cái kia nữa.
Bà cụ lộ vẻ không tin.
- Không, con nói thật mà. Con đưa trước cho mẹ năm mươi đô-la tiền cọc đây này. Không cần biên nhận gì cả. Chỉ có bọn nhà giàu mới cần cẩn thận mà thôi; trí nhớ của bọn chúng kém cỏi lắm, mẹ biết đấy. Ðây là địa chỉ của con. Mẹ cứ đem gửi theo đường xe hoả cũng được. Thôi bây giờ mẹ chỉ cho con đường ra khỏi đây đi. Con muốn đi thử lên đỉnh xem sao.
Băng qua các bụi cây, theo vệt lờ mờ của lối đi dành cho gia súc, anh men dần cho đến khi lên tới đỉnh. Anh ngắm nhìn thung lũng Napa ở phía trước và Núi Sonoma ở phía sau.
- Ðẹp thật - anh lẩm bẩm - Vùng này đẹp thật.
Ði một vòng quanh đỉnh về phía tay phải và lần xuống theo lối đi dành cho gia súc, anh cố tìm một lối trở về thung lũng Sonoma. Nhưng lối đi dành cho gia súc mất hút dần, bụi cây thì mỗi lúc một dầy thêm ra một cách bí hiểm. Có vài chỗ anh cũng lần qua được, nhưng liền lúc đó lại gặp phải hẻm núi hoặc lối đi quá dốc ngựa không dám xuống nên đành phải quay lại. Tuy vậy, anh vẫn không thấy bực bội gì cả. Trái lại anh cảm thấy vui vì lại được chơi trò đối đầu với thiên nhiên. Khi trời đã xế chiều, anh mới tìm được một lối đi rõ ràng dấn xuống một hẻm núi khô ráo.
Sau hẻm núi khô ráo ấy là đến một hẻm núi khác có một dòng nước nhỏ chay qua. Con đường dẫu tiếp đến một con đường lót ván. Con đường lót ván này băng qua một vạt đất bằng rồi bắt vào một con đường làng ít người qua lại. Trong khu vực xung quanh không có trang trại mà cũng chẳng có nhà của gì cả. Ðất xấu, mặt đá ngầm quá gần mặt đất hoặc lồi hẳn lên. Tuy vậy, hai bên đường vẫn có những cây manzanita và cây sồi mọc dầy đặc như rừng. Bỗng có mọt người từ trong rùng cây đó chạy vọt ra làm anh nhớ tới một chú thỏ.
Ðó là một người đàn ông nhỏ thó, mặc quần có đai và nhiều chỗ. Ðầu hói, chiếc sơ mi vải bông để phanh ngực. Mặt ông ta nâu đỏ vì nắng. Nắng cũng làm cho mái tóc có màu vàng sậm của ông ta nhạt bớt màu. Ông ta ra hiệu cho Ánh Sáng Ban Ngày dừng ngựa và chìa cho anh một bức thư.
- Nếu ông ra tỉnh, nhờ ông gửi giúp lá thư này, - ông ta nói.
- Ðược thôi, - Ánh Sáng Ban Ngày đút bức thư vào túi áo khoác - Anh bạn sống gần đây hả?
Nhưng người đàn ông nhỏ thó không trả lời. Ông ta nhìn anh chằm chằm ra vẻ ngạc nhiên.
- Tôi biết ông là ai rồi, - người đàn ông nhỏ thó tuyên bố - Ông là Elam Harnish mà báo chí quen gọi là Ánh Sáng Ban Ngày. Phải vậy không?
Ánh Sáng Ban Ngày gật đầu.
- Ông đến cái vùng cây cối rậm rạp này làm gì vậy?
Ánh Sáng Ban Ngày toét miệng cười và nói:
- Ðể xem có con đường nào chuyển hàng dễ dàng không.
- Tôi rất mừng là mình đã viết thư đó hồi chiều - người đàn ông nhỏ thó nói tiếp, - Nếu không thì tôi đã lỡ dịp gặp ông rồi - Tôi đã thấy ảnh ông trên báo nhiều gần rồi. Tôi giỏi nhận diện lắm, nên nhìn ông là tôi biết liền. Tôi tên là Ferguson.
- Anh bạn sống ở gần đây hả? - Ánh Sáng Ban Ngày hỏi lại.
- Tôi có một túp lều ở phía sau này, trong lùm cây cách đây khoảng một trăm thước, cạnh một con suối rất đẹp. Tôi có một ít cây ăn trái và vải bụi dâu. Mời ông ghé vào chơi. Con suối đó đẹp lắm. Ông chưa bao giờ được uống thứ nước nào như nước suối ấy đâu. Mời ông vào nếm thử, đi nào.
Tay dắt ngựa, Ánh Sáng Ban Ngày theo chân người đàn ông nhỏ thó, nhanh nhẹn và hăm hở, đi qua một đường hầm xuyên qua các bụi cây rồi đột nhiên đến một khu đất đã phát quang - hoặc gọi là khu đất phá hoang để trồng trọt cũng được, bởi vì cây cối cũng chỉ mới được dọn sạch từng phần mà thôi. Chỗ này lọt thỏm giữa các ngọn đồi và được những bức tường dốc ở cửa hẻm núi bảo vệ. Rõ ràng đất ở đây rất tốt vì có nhiều cây sồi khổng lồ mọc.
Chính sự xói mòn sườn đồi qua bao thế kỷ rồi đã tạo ra cái lớp đất màu mỡ này. Nấp dưới những cây sồi, và hầu như bị chúng che khuất là một túp lều nhỏ thô sơ, không sơn phết. Hiện túp lều rộng, có kê ghế và mắc võng, chứng tỏ chủ nhân ngủ ở ngoài này.
Cặp mắt tinh tường của Ánh Sáng Ban Ngày chú ý đến mọi thứ. Ðất vỡ hoang không đều, chỉ có những khoảnh đất tốt là được chăm sóc mà thôi. Từng cây ăn trái, từng bụi dâu, từng cây rau đều được tưới nước. Khắp nơi đều có những rãnh dẫn nước tí hon. Trong một vài rãnh, nước vẫn còn đang chảy.
Ferguson nhìn đăm đăm vào mặt vị khách của ông ta, trông chờ một sự tán thưởng.
- Ông thấy thế nào?
- Anh tỉa tót từng cây một cẩn thận quá đấy!
Ánh Sáng Ban Ngày phá lên cười, nhưng niềm vui và sự bằng lòng lộ rõ trên mặt anh đã làm người đàn ông nhỏ thó vui sướng.
- Ông biết đấy thôi, tôi coi những cái cây này như con cái của mình vậy. Tôi trồng chúng, chăm sóc, nuôi nấng chúng cho chúng lớn. Ta đi xem con suối đi!
Sau khi quan sát sẽ và uống thử một ngụm, Ánh Sáng Ban Ngày khen:
- Tuyệt thật!
Họ quay về túp lều. Phía trong túp lều là cả một sự đáng ngạc nhiên. Nhà bếp là một cái chái bắc thêm, còn toàn bộ túp lều được dành làm phòng khách. Trên chiếc bàn lớn kê ở giữa phòng ngổn ngang sách báo và tạp chí trông thật thích mắt. Trên các bức vách, từ sàn lên đến trần nhà, cũng chỉ toàn là kệ chứa đầy sách. Ánh Sáng Ban Ngày chưa từng thấy nhiều sách vở như thế tập trung tại một chỗ bao giờ. Trên sàn nhà bằng ván thông có những bộ da mèo rừng, da gấu trúc Mỹ và da hươu nằm la liệt.
- Tôi tự săn thú rồi lột da thuộc lấy đấy - Ferguson tự hào xác nhận.
Nét độc đáo nhất của căn phòng là chiếc lò sưởi vĩ đại làm bằng đá tảng.
- Tự tay tôi xây đấy - Ferguson nói - Nói không phải ngoa chứ nó thông phải biết. Chẳng một lọn khói nào bị trệch ra ngoài đường ống thoát cả. Ngay vào mùa gió đông nam thổi mạnh cũng thế.
Ánh Sáng Ban Ngày bị người đàn ông nhỏ thó mê hoặc. Anh tò mò muốn biết ông ta là ai mà lại đến đây ở ẩn cùng với tất cả số sách vở ấy. Ông ta chẳng ngốc nghếch gì. Ai cũng thấy rõ điều ấy. Vậy thì tại sao nào? Câu chuyện có vẻ nhuốm màu phiêu lưu. Anh nhận lời mời ăn tối, nghĩ rằng ông ta chắc chỉ sống bằng hoa quả và rau hoặc đại loại như thế để giữ sức khỏe. Lúc ngồi vào bàn ăn cơm với cà ri thỏ do chính Ferguson săn được, anh hỏi và được biết là ông ta không có chế độ ăn cố định nào cả. Ông ta ăn bất cứ cái gì mà ông ta thấy thích hoặc muốn ăn, chỉ trừ những thứ mà kinh nghiệm dạy ông ta rằng dạ dày ông ta không chịu tiêu hoá.
Ánh Sáng Ban Ngày cũng cho là có lẽ ông ta theo một tôn giáo đặc biệt nào, nhưng dù để ý kỹ, trong suốt câu chuyện đả động đến hàng loạt các đề tài khác nhau, anh cũng không thấy có gì kỳ lạ hoặc bất thường cả. Vì thế cho nên, sau khi họ đã cùng rửa chén đĩa và cất chúng đi, rồi ngồi xuống ghế để thưởng thức vài hơi thuốc ngon, Ánh Sáng Ban Ngày liền nêu lên điều anh thắc mắc.
- Ferguson này, từ khi gặp nhau đến giờ, tôi đã cố tìm hiểu xem có gì trục trặc với anh không, cố đoán xem có con ốc nào bị tuột ở đâu không, nhưng vẫn đoán không ra. Vậy thì anh làm gì ở cái chốn này vậy? Ðiều gì đã đẩy anh tới đây? Trước kia anh làm gì để sống? Anh giải thích cho tôi hiểu xem nào.
Ferguson rõ ràng có vẻ bằng lòng khi nghe anh hỏi.
- Trước hết, - ông ta bắt đầu nói. Các bác sĩ đều tuyệt vọng về tôi. Họ cho là giỏi lắm thì tôi cũng chỉ sống thêm được vài tháng mà thôi, ấy là sau khi tôi đã nằm viện một thời gian và qua châu Âu và Hạ Uy Di để dưỡng bệnh rồi đấy nhé. Họ thử chạy điện, bắt tôi ăn kiêng, nói chung là họ đã thử mọi cách. Các đơn thuốc và tiền chữa chạy làm cho tôi sạt nghiệp, vậy mà bệnh của tôi ngày càng tồi tệ hơn. Vấn đề của tôi là ở chỗ tôi sinh ra cơ thể đã yếu sẵn. Hơn nữa, tôi sống phi tự nhiên - làm việc nhiều, trách nhiệm nhiều, lúc nào cũng căng thẳng. Tôi là chủ bút của báo Diễn đàn thời đại.
Ánh Sáng Ban Ngày thầm giật mình kinh ngạc, bởi vì tờ Tờ Diễn đàn thời đại đã là tờ báo lớn nhất và có thế lực nhất ở San Francisco. Ngay lúc này đây nó cũng vẫn giữ vị trí đó.
- Tôi không đủ sức khoẻ để chịu đựng sự căng thẳng như thế. Dĩ nhiên là thể lực cũng như trí lực của tôi phản ứng lại ngay. Tôi phải dùng rượu Whisky để trợ lực, nhưng rượu Whisky thì cũng chẳng tốt gì, cũng như cuộc sống suốt ngày ở các câu lạc bộ và khách sạn chẳng tốt gì cho dạ dày và các cơ quan khác trong người tôi. Tôi mắc bệnh là vì thế đấy. Tôi đã sống sai nguyên tắc.
Ông ta nhún vai rồi đưa tẩu thuốc lên miệng hút.
- Khi các bác sĩ đã chào thua thì tôi cũng chào họ luôn. Chuyện này cách đây mười lăm năm rồi. Hồi còn trẻ, khi còn ngồi dưới mái trường đại học, tôi thường đến đây săn bắn vào những kỳ nghỉ hè. Khi bệnh tôi hết hy vọng rồi thì tự nhiên tôi thấy muốn trở về sống với đồng quê. Thế là tôi từ bỏ, từ bỏ tất cả, để về sống tại Thung lũng Mặt Trăng này. Thổ dân ở đây gọi thung lũng Sonoma này là thung lũng Mặt Trăng. Năm đầu tôi sống trong cái trái sau lều đấy. Sau tôi cất túp lều này rồi cho chuyển sách vở đến. Trước kia tôi chẳng bao giờ hiểu hạnh phúc hay sức khỏe là gì cả. Ông cứ nhìn tôi mà xem. Ông có dám nói là tôi đã bốn mươi bảy tuổi rồi không?
- Khoảng bốn mươi tuổi là nhiều - Ánh Sáng Ban Ngày công nhận.
- Vậy mà ngày mới đến đây, mười lăm năm về trước, trông tôi cứ như là đã gần sáu mươi rồi đấy.
Họ cứ thế nói chuyện với nhau. Ánh Sáng Ban Ngày như được nhìn thế giới dưới những góc độ mới. Ðây là một con người không cay cú mỉa mai. Ông ta cười vào mặt những kẻ sống ở đô thị, và gọi họ là những thằng điên. Ông ta chẳng cần chi đến tiền bạc. Niềm đam mê quyền lực trong ông ta đã chết từ lâu rồi. Về tình bằng hữu giữa những người thành phố ông tà có ý kiến rất rõ ràng:
- Họ đã làm gì cho tôi, những thằng bạn mà tôi quen biết, những thằng bạn trong câu lạc bộ mà tôi đã từng kề cận không biết bao lâu rồi? Họ chẳng coi tôi ra gì cả, khi tôi bỏ đi chẳng có thằng nào thèm viết cho tôi lấy một dòng để hỏi thăm sức khỏe hoặc xem có thể giúp đỡ tôi được gì không?
Vài tuần đầu chúng còn hỏi "Cái gì đã xảy đến với Ferguson vậy cà?" Nhưng sau đó thì tôi đã trở thành một hồi tưởng, một kỷ niệm. Mà bất kỳ đứa nào trong bọn họ cũng đều biết rằng tôi chẳng có một lợi tức nào ngoài đồng lương cả, mà lại còn hay tiêu quá mức nữa đấy nhé.
- Thế bây giờ anh làm gì?- Ánh Sáng Ban Ngày hỏi - Anh cũng phải cần tiền mặt để mua sách báo và quần áo chứ?
- Thỉnh thoảng tôi làm việc một tuần hay một tháng. Mùa đông thì cày cấy, mùa thu thì hái nho, còn suốt mùa hè thì làm việc vặt vãnh cho các tay chủ trại. Tôi không có nhu cầu nhiều nên cũng chẳng phải làm việc nhiều lắm. Tôi bỏ phần lớn thì giờ dạo chơi quanh khu vực này. Tôi có thể viết thuê cho các báo, nhưng tôi thích cày bừa và hái nho hơn. Cứ trông tôi là ông hiểu ngay. Người tôi rắn chắc như đá thế này. Vả lại tôi cũng thích lao động. Nói cho ông biết phải khó nhọc lắm mới quen được đấy, nhưng cũng rất hay khi học hái nho suốt ngày và đêm về cảm thấy mệt mà vui, còn hơn là cảm thấy thể xác như đổ sụp. Cái lò sưởi đó xây bằng đá tảng. Lúc đó tôi yếu lắm, bị rượu tàn phá mà, yếu như sên vậy, và sức chịu đựng chỉ bằng một phần trăm mà thôi, nên có vài tảng đá lớn đã làm cho tôi muốn gẫy cả lưng và nhụt chí. Nhưng tôi vẫn rán và sử dụng thân thể tôi theo cách mà thiên nhiên muốn, chứ không theo cái lối còng lưng trên bàn viết và nốc rượu Whisky. Vậy mà cũng xong thôi. Tôi thì khỏe hơn và cái lò sưởi thì được hoàn thành vừa tốt vừa đẹp, phải không? Thôi, bây giờ ông hãy kể cho tôi nghe về vùng Klondike và nói xong ông đã đảo lộn San Francisco bằng cú cướp vừa qua như thế nào đi. Ông chơi cừ lắm và đã khêu gợi được trí tưởng tượng của tôi, mặc dù, khi bình tâm suy nghĩ thì tôi cho rằng ông cũng chỉ là một kẻ điên như những người khác mà thôi. Lòng ham muốn quyền lực? Nó chỉ làm cho mình khổ sở mà thôi. Sao ông không ở lại vùng Klondike? Sao ông không từ bỏ tất cả để sống một đời tự nhiên như tôi chẳng hạn? Ông thấy đấy, tôi cũng có nhiều câu hỏi về ông đấy nhé. Nào ông nói đi tôi nghe đây.
Ðến tận mười giờ đêm Ánh Sáng Ban Ngày mới từ giã Ferguson. Trong lúc đang cưỡi ngựa dưới bầu trời đầy sao, anh chợt có ý định mua căn trại nằm phía bên kia thung lũng, mặc dù anh chẳng có suy nghĩ là một ngày nào đó sẽ về đấy sống.
Canh bạc của anh là ở San Francisco. Nhưng anh thích căn trại đó, nên tính là khi về đến văn phòng thì anh sẽ điều đình mua ngay lập tức. Hơn nữa căn trại bao gồm cả bãi đất sét, như vậy anh sẽ nắm được đằng đuôi nếu như Holdsworthy có muốn dở trò gì với cái lò gạch.
Chú thích
(1) Những bờ hoặc lòng các dòng nước có những lớp đá sỏi, cát lẫn chất vàng chính là loại mỏ vàng đầu tiên, ngay trên mặt đất, gọi là "bờ cát vàng (placer), hoặc "bờ mỏ". Loại mỏ vàng thứ hai là các mạch mỏ, phần lớn là các mạch thạch anh nham, ở sâu dưới lòng đất như phần nhiều các mỏ kim loại khác