Cầu Chúa ban cho con sự thanh thản để chấp nhận những thứ con không thể thay đổi, sự caN đảm để thay đổi những thứ con có thể, và sự khôn khoan để phân biệt những cái có thể thay đổi và không thể.

Dr. Reinhold Niebuhr

 
 
 
 
 
Tác giả: Lê Văn Siêu
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1109 / 17
Cập nhật: 2016-06-17 12:51:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7: Đời Sống Giản Dị
hiều người Âu Mỹ hiện nay khi suy nghĩ về cuộc sống quá thiên về vật chất của mình, đã chủ trương nên vãn hồi lối sống giản dị, nếu thật muốn thấy cái lạc thú trong cuộc sống.
Ngưòú ta coi cuộc sống vật chất và máy móc thực quả không sung sướngchút gì. Mỗi món cần dùng lại đòi hỏi và sinh đẻ thêm ra nhiều món cần dùng khác, mà thiếu thì bực bội, còn đeo đẳng nó thì nó hành mình (Xe hơi, thang máy, máy ghi âm, truyền hình, máy chụp ảnh, quay phim, bậc lửa, hút bụi, bếp điện, nồi cơm điện, là những thứ làm sung sướng hãnh diện cho con người bao nhiêu thì cũng làm cho con người phiền lụy bấy nhiêu).
Sự chi tiêu cho có những thứ ấy. Thành ra con người tự chui đầu vào tròng của nó thì cứ bị nó cuốn đi mỗỉ ngày một sâu hơn. Không những cái vui sướng thích thú của người ta bị lệ thuộc vào chính thân một vài thứ mà thực ra còn bị lệ thuộc vào những thứ ở rất xa và rất bất ngờ, (một băng keo để dán cái băng máy ghi âm bị đứt, một cái đèn bấm để soi sáng mà sửa điện hư trong xe hơi, một cục đá lửa cho vào bếp gaz, một cái bóng chụp ảnhtrong phòng tối một sợi dây chì cho sáng đèn cả nhà... những thứ đại khái như thế mà thiếu là đủ làm cho cụt hứng không kể sinh ra bẳn gắt cãi nhau).
Con người càng còng lưng xuống lảm việc kiếm tiền để cho có một vài thứ ấy, thì mỗi ngày cảng phải tự đầy ải mình thêm để nuôi dưỡng một vài thứ ấy.
Những cái phiền lụy thì lại còn ở chỗ không có thì thôi, có thì phải lo gìn giữ đểcho đầuóc lúc nào cũng luẩn quẩn với những thứ ấy, và để thành thói quen muốn đánh gỉá người khác cùng tự cánh giá mình cũng bằng những thứ ấy.
Từ những thói quen đánh giá nhau như thế đến chỗ sa đọa ác độc hèn hạ không xa xôi gì. Trong cuộc gọi là đảo lộn các giá trị tinh thần đối với nhiều người hỏi đảo lộn thế nào? những gì? nhiều người ấy không trả lời rõ được, thì sự đảo lộn ấy chính là đây. Lời xưa có nói:
Nước có đạo mà nghèo là một điều đáng sỉ nhục; nước vô đạo mà giầu lại là một điều đáng sỉ nhục khác. Thành ra nước có đạo hay vô đạo là một điều kiện tiên quyết để định giá sự giầu nghèo của cá nhân. Để mất cái điều kiện tiên quyết ấy mà chỉ tính giá trị nhau với sự giầu nghèo thể hiện bằng những sản phẩm vật chất là người ta khuyến khích mọi tư cách và hành động tầm thường hèn hạ.
Ngoài điều kiện này thuộc phạm vi hoàn toàn luân lý, ta còn cần lưu ý đến điều kiện không có không được, thuộc hoàn toàn phạm vi nhân sinh.
Con người hễ không có gì cả để mà mất và để mà cố cho có,bao giờ cũng dễ thấy tâm hồn thanh thản thảnh thơi. Lúc bình thường cũng vậy mà lúc có biến loạn phải chạy cũng vậy, cho đến lúc nằm chờ chết cùng vậy nữa. Còn trái lại, con người có nhiều thứ quá để mà mất, nhiều thứ quá để tốn công sức mưu toan thật nhiều mới có nổi, nhiều thứ dính liền vào người cơ hồ như những sợi dây bằng vàng bằng bạc tự mình đeo và buộc chằng chịt lấy mình, đứt lìa ra là chạm những trọng huyệt để có thể chết được, thì trái lại con người ấy quả thật mỗi lúc thêm một ham muốn sung sướng lại là một lúc thêm choắt choeo đi vì lo toan.
Cái bí quyết để sống lâu là bớt dục vọng cả vật chất lẫn tinh thần. Một đêm lo nghĩ làm Ngũ Tử Tư bạc trắng cả tóc. Đó là câu chuyện có thể có thực mà người xưa ghi lại. Nếu chuyện ấy chưa đủ để người ta tin thì tưởng mọi người hãy sáng suốt nhận xét ngay xung quanh mình: loại người nào trẻ lâu, loại người nào chóng già, và tại sao vậy? Người sống đến trăm tuổi và sống trên trăm tuổi là những người ở thôn quê. Chính bên Âu Mỹ cũng vậy... Người thanh thản rất ít vết nhăn trên trán, là những người biết yên phận, biết đủ và không tự hành hạ mình bằng những lòng tham không đáy. Còn người ở thành thị gặp hồi may mắn được phớn phở mày mặt cũng chỉ là cái vui mong manh để liền ngay sau là cái buồn, cái lo, cái bực, do sợi dây tham vọng khác mang tới.
Vòng trói buộc khác để cho người khó dứt ra được và cởi bỏ âu lo là danh vọng. Danh về tài trí giỏi giang, khéo léo. Danh về hiền đức nhân hậu, khôn ngoan, tử tế, rộng lượng, phúc đức. Danh về thấu đáo chân lý. Danh về được sự ái mộ của đông đảo người. Có thể nói gồm toàn những điều hay nó làm cho con người phải lụy, và dù có lụy cũng không đáng trách, còn đáng khen để nêu gương. Nhưng cái lụy ấy đứng về phương diện nhân sinh để tìm lấy đầu mối cho cuộc sống an lạc, cũng vẫn là những gì khiến nặng người xuống. Nghĩa là khiến cho thành sân và rồi si. Như vậy cả danh (danh tốt) cũng vẫn là kềnh càng.
Chỉ khi nào tinh thần người ta rũ sạch đến vô danh vô kỷ như những bậc thánh nhân, thần nhân, thì người ta mới tìm thấy lạc thú của cuộc sống. Đối với người thường, chỉ có lời dậy này: tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập thuần nhĩ, thất thập cổ lai hy. Đến tuổi tri thiên mệnh là hết tham vọng vật chất... đến tuổi thuần nhĩ là hết luôn cả cao vọng về danh. Và đến tuổi cổ lai hy là con người sẵn sàng như một tầu lá khô cho gió cuốn đi, không còn tha thiết gì nữa.
Ta nhận thấy thực rõ, trừ phi còn nhắm sự sướng thỏa vật chất ở đời để tự mình gây lụy cho mình bằng những dằn vặt vô tận mà lạc đường mãi về cõi khổ cực liên miên, còn muốn tìm cái lạc thú thực của cuộc sống thì bắt buộc phải tìm về sự giản dị.
Bác sĩ Alexis Carrel khi viết sách La Vie Simple cũng đã kêu gọi người ta trở về chủ trương đời sống giản dị ấy để tìm thấy lạc thú của cuộc sống.
Nhưng con người ta từ một nếp sống giản dị nhào vào cái lối sống phức tạp có nhiều thứ hấp dẫn xác thân thì dễ lắm. Còn khi đương ở nếp sống phức tạp tự thấy mình là chủ những máy móc và những phẩm vật máy móc, nhưng đúng ra thì chưa biết chừng là nô lệ cho chúng, vậy mà ước muốnvất bỏ hết cả để trở về nếp sống giản dị thì thật là thiên nan vạn nan. Người bất hạnh phải vào tù, hay lạc đến một hoang đảo cũng chưa chắc bỏ được lòng ham muốn thay, huống hồ giữa xã hội lúc nào cũng trông thấy những vật mình ham muốn, và lúc nào cũng chỉ với tay một cái là đã có thể có những vật ấy được rồi.
Cho nên ở một phương diện nào đó, cái điều chẳng may đến cho người dân Việt Nam để phải chịu cảnh nghèo cảnh chậm tiến, chưa biết chừng lại là điều may để cho người dân ấy tìm thấy an lạc và có hẳn một tư tưởng triết lý cho cuộc sống.
HỆ THỐNG TƯ TƯỞNG TRIẾT LÝ
Chúng ta khởi luận từ điều kiện thực tại ở khách quan của hoàn cảnh lịch sử và xã hội cho thấy: hễ sinh ra làm dân Việt Nam thì người ta phải chấp nhận và chịu đựng cái nghiệp và cái cộng nghiệp là nghèo nàn chậm tiến. Con người càng cố gắng rẩy rụa để vượt khỏi cái vỏ cộng nghiệp ấy thì càng bị nó thắt vào, mà công dã tràng se cát thì chỉ là cái công đáng thương hại. Điểm đáng quý chỉ là dám tích cực chiến đấu thôi. Chớ rồi cuối cùng vẫn lại phải trở về cái thế tiêu cực để kháng, ở phạm vi xã hội cũng như ở phạm vi cá nhân.
Nếp sống giản dị chính là điều kiện cho người ta thích ứng mà còn một hậm hực trong lòng thì vẫn còn phải tự làm khổ mình để rẫy rụa mong thoát ách. Cho nên cái thú sống thanh thản đã là một ngọn đuốc soi sáng tâm hồn để cho phép sự thích ứng thật là toàn vẹn.
Muốn thấy cái thanh thản phải tìm ra cho được một đức tin không lay chuyển về may rủi, phúc đức, nghiệp định. Nhưng cũng lại phải có một nhận định thật chân xác về nhân của truyền đời để thoáng trong một giây mà nhìn bao quát được cả một dòng sống của mình và của những người thân ở hiện tại, quákhứ và vị lai.
Nhìn bao quát được như vậy thì hết máu vị kỷ, hết coi cả cái sống của bản thân là trọng nữa để coi cái chết mới là khởi đầu của cái sống, và toàn cả dòng sống của gia đình mới thực là cần bảo vệ, nhất định hơn một mảnh sống nhỏ nhoi của từng cá nhân.
Do đó mà tình gia đình thắm thiết, đời sống tình cảm, lá lành đùm lá rách khi còn sống trông thấy mặt nhau, và khi có người đã khuất mặt trên cuộc đời thì người ta nhớ nhau, cái đời sống tình cảm ấy mới là một đời sống có nghĩa hơn cả.
Gia đình trở thành một tổ ấm thực cho dân nghèo yếu nương tựa lẫn nhau cùng chia vui chia buồn với nhau.
Chúng ta thấy rằng cuộc sống ở thực tại cũng như ở ước vọng và do đó tư tưởng của con người, ở mỗi mảnh vừa luận, đã như những khoen xích làm nhân làm quả cho nhau, và tất cả tạo thành một hệ thống tư tưởng hết sức chặt chẽ.
Lối sống giản dị cùng với tư tưởng về cuộc sống giản dị đã không phải từ trên mây rớt xuống, mà phải bắt rễ từ xã hội và lịch sử để mọc lên.
Đây là bảng tổng kết để cho thấy cái hệ thống tư tưởng chặt chẽ, không phải một người nào sáng tác ra được trong một ngày một buổi nào, mà đã có nguyên nhân cấu thành từ rất lâu đời.
Đó là truyền thống. Cái truyền thống có những điểm hay như đã biết nhưng cũng có những điểm dở, như một thứ bệnh ung thư ở trong tim óc, cố cựa quậy để chữa thì không chữa từ ngoài vào được, mà đành để thì càng ngày càng thấy nguy kịch, không lối thoát.
HOÀN CẢNH
Lịch sử, địa dư, khí hậu, xã hội, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn
CHẬM TIẾN CON NGƯỜI
Đói khổ, kém cỏi, yếu đuối, làm việc dở, kỹ thuật thô sơ, cách vật.
TRÍ TRI TỒI TỆ
TINH THẦN - SỐNG - TÂM LINH
biết thì sống, Nghiệp định,
nhẫn nhục, chịu đựng, phúc đức, nhân quả, phúc ấm
TÌNH CẢM VẬT CHẤT
đùm bọc, thương yêu Giản dị, thanh nhàn
CON NGƯỜI
Triết gia thì sẽ nghèo đói, bệnh hoạn, chán chường, uể oải, lười biếng, chịu phận hèn, láu cá vặt.
HOÀN CẢNH
Không bảo đảm được đời sống cho cá nhân, không gây đượctin tưởng ở một viễn ảnh tương lai
Xã hội bị bóc lột từ ở rất xa, khiến cái nghèo càng ngày càng tột cùng nghèo.
Chúng ta nhận định kỹ cái vòng luẩn quẩn mà chúng ta bị hãm vào trong như một nghiệp định, mới thấy ai oán cho thân phận chung của mình.
Thảng như ở trong cảnh bế quan tỏa cảng như xưa, âu cũng đành bao giờ tỉnh giấc ngủ cũng được. Bây giờ thế giới đã như trong một nhà, cái gì cũng ảnh hưởng đến nhau cả, mà ảnh hưởng. rất nhanh, một phút lơ đãng không biết làm, hay làm sai làm hỏng của mình là một phút để xã hội người làm giàu làm mạnh và hưởng cái sung sướng phủ phê trên lưng xã hội của mình. Con đỉa nhỏ như vậy hút máu một con trâu mà con trâu còn gầy ốm đi thay. Nếu con đỉa lại lớn bằng con trâu, nó hút máu con trâu bằng con đỉa thì còn gì mà con trâu chẳng chóng chết.
Tuy nhiên, ngoài quan điểm xây dựng xã hội để đặt vấn đề tiến hóa như thế, riêng ở phạm vi đời sống giản dị trong vấn đề văn hóa này chúng ta còn cần nói thêm để giúp sự nhận thức của nhau về cái gì là truyền thống dân tộc.
Chính sự giản dị là một truyền thống căn bản nữa, cũng như những đức chịu đựng, đời sống tình nghĩa, quan niệm phúc đức, đời sống thanh thản đã kể trên.
SÁNG TÁC VĂN NGHỆ:
Ta thấy mọi sáng tác văn nghệ hợp thị hiếu đại chúng để phổ biến và tồn tại đều đã có đặc tính là giản dị.
Về kiến trúc, điêu khắc, hội họa là những nghệ thuật tạo hình, thì người ta đều đã dùng những biểu tượng chung của triết học Trung Hoa và Ấn độ, nhưng được cách điệu hóa theo tinh thần giản dị đến mức tối đa. Vừa bởi người ta nghèo, không đủ sức theo những nét cầu kỳ, phiền phức của người, vừa có lẽ cũng bởi sợ mắc tội lộng hành nếu bắt chước đúng theo của người đô hộ, các tác phẩm loại này còn sót lại đã cho thấy một vẻ giản dị kỳ lạ mà duyên dáng thật đậm đà.
Cột, cầu thang, tường hoa của chùa Một Cột, tường bao, cổng, chân cột Khuê Văn Các của Văn Miếu, cho đến nóc mái, đấu góc, đầu hồi các tư gia, rồi những đình chùa cổ,... đã không thấy gì là cầu kỳ cố ý làm cho lộng lẫy hay cố ý khoe cái giầu có. Nhưng để đạt cái duyên dáng đậm đà của tác phẩm thì hẳn nhiên các tác giả đã phải hết sức cầu kỳ trong mọi đường nét giản dị để cho ngang bằng xổ ngay và các bộ phận cân xứng với nhau theo mọi chiều cao cũng như chiều rộng.
Một củ khoai lang cắm bốn cái tăm vào và dựng cho đứng trên những cái tăm ấy, đấy là con bò. Hai khẩu mía tiện khoanh rồi, lấy đao tách một nửa khẩu trên ra, đoạn dựng ngồi lên, đấy là ông bụt. Một cục đá đẽo sơ cho khoằm đầu vuông ra rồi chôn ở cạnh cổng, đấy là con chó đá mà nó còn biết vẫy đuôi nữa.
Người ta đã khởi cách điệu hóa và giản dị hóa từ đấy và từ hồi còn nhỏ để sang sự cách điệu hóa trong các tác phẩm điêu khắc và kiến trúc. Còn hội họa với những mẩu căn bản và những nét thật đơn sơ, thì đến ngày nay ta còn phải nhận là đẹp những tranh lợn, tranh gà, tranh tiến tài, tiến lộc dán trong những ngày tết.
Về văn thơ truyện tích, ngụ ngôn, ca dao, thì ai cũng đã thấy rõ càng giản dị như không có công phu gò bó về nghệ thuật gì cả, mới thật là đạt cao độ của nghệ thuật. Chẳng hạn như thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Yên Đổ, Học Lạc, Nguyễn Bính... còn thật lâu người ta sẽ còn rất lấy làm thưởng thức. Cả những truyện Thạch Sanh, Phạm Công Cúc Hoa, Phan Trần, Nhị Độ Mai, Lục Vân Tiên… cũng vậy.
CHẾ TÁC VẬT DỤNG:
Cũng với nguyên tắc và điều kiện giản dị, người xưa cho đến người nay, đều có thật nhiều vật dụng được chế tác một cách thật tài tình.
Cái điếu cầy bằng một ống nứa với cái nõ đẽo bằng gỗ, rồi khoét lỗ ở đầu mấu cho chút nước vào trong, hút lên kêu sòng sọc, đã 1à giản dị quá mức rồi. Nhưng người nghĩ ra cái điếu ấy đâu đã thật giản dị và tài bằng người uống một ngụm nước ngậm trong miệng rồi lấy cái ống vỏ bao diêm khoét một lỗ con để điếu thuốc vào một bàn tay bịt đầu kia của bao diêm vừa đỡ nó trước miệng, còn một tay quẹt que diêm cho cháy thuốc để hút. Thế mà cũng thấy kêu sòng sọc. Người ta cũng có thể thay vỏ bao diêm bằng một cái lá cây cuộn như sâu kèn lại. Ta phục cái giản dị ấy rồi, thì lại càng phục kẻ giản dị hơn một từng nữa, khi anh ta không dùng vỏ diêm cũng không dùng lá cây mà dùng chính nắm tay của anh ta dịt thuốc lào vào khe ngón tay rồi đốt diêm hút. Cũng kêu sòng sọc và say sưa đáo để.
Đấy, cái tinh thần giản dị của người Việt Nam, nó là đầu mối cho không biết bao nhiêu sự chế tác các vật dụng hàng ngày.
Cái lít để đong gạo, không dễ gì nhà nào cũng có. Người ta dùng luôn cái hộp đựng bơ hay cái lon sữa bò để đong và gọi là một bơ gạo, một lon gạo, rồi sau tính ra lít ra ký lô cũng không khó gì cả.
Cái ống đựng tiền để dành bằng một ống tre. Cái ống để đựng sách đựng bài văn cũng bằng một ống nứa gọi là ống quyển. Cái dĩa thường dùng đã sứt mẻ rồi thì đo dầu phụng vào cho thêm mấy sợỉ bấc thành cái đĩa đèn. Cái dây đóng sách bằng những mành giấy lề dọc ra rồi se lại. Mấy cành tre khô buộc lại thi thành cái chổi quét vườn. Gai của cây bưởi dùng làm kim để nhể ốc. Quạt giấy cỡ lớn gọi là quạt thước vừa dùng che nắng che mưa, vừa dùng để đánh chó. Cái thắt lưng vài khâu tròn thành bao gọi là thắt lưng bao, hay hầu bao để dùng luôn vào việc đựng tiền, trầu cau mà cả gạo ăn đường nữa.
Rất nhiều thứ lặt vặt như thế đã khiến con người quá quen thuộc với những gì là giản dị. Để cho thấy khi gặp hoàn cảnh bất cứ thiếu thốn đến độ nào, bất cứ không thuận tiện đến độ nào, tự mỗi người dân cũng tìm ra ngay được cách thích ứng.
Tỷ dụ như trong cuộc chiến này, cũng như cuộc chiến 45-54 trước, người dân Việt Nam với tinh thần thích ứng hoàn cảnh và óc sáng chế trong giản dị, đã dùng được rất nhiều những mẹo thật thông minh để đương dầu với những phương tiện máy móc tinh vi và thật là tiến bộ nhất. Cho chính những khoa hoc, kỹ thuật gia cũng phải khâm phục.
Cái thúng để ngồi rồi trượt trên sình lầy. Cái mảnh thân cây chuối để hắt ánh sáng của một dẫy ngọn nến lên dùng làm đèn rampe mà biểu diễn văn nghệ. Cái xe đạp để thồ cả tấn hàng. Hai xe đạp đi nối đuôi đeo võng ở giữa để tải thương. Một cái gậy tre để trói người mà không gỡ ra chạy được. Một sợi dây kẽm chăng lưng chừng trời ngang con rạch để làm gẫy cánh quạt của xe trượt nước. Cái lốp xe hơi cũ phá ra làm dép...
Bên cạnh cái đau thương của cuộc chiến, phần người dân thích ứng hoàn cảnh với tinh thần giản dị truyền thống của mình, đã góp một vẻ gì thật là hào hùng đáng quý.
Truyền Thống Dân Tộc Truyền Thống Dân Tộc - Lê Văn Siêu Truyền Thống Dân Tộc