Worrying does not empty tomorrow of its troubles. It empties today of its strength.

Corrie Ten Boom

 
 
 
 
 
Tác giả: Lưu Chấn Vân
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Đông Mai
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 35
Phí download: 5 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 13
Cập nhật: 2023-03-26 23:05:38 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
uyết Liên gặp Chánh án Tuân Chính Nghĩa trước cửa khách sạn năm sao Tùng Hạc. Anh ta say khướt nên được người ta dìu từ trên gác xuống. Năm nay anh ta 38 tuổi, làm Chánh án đã ba năm. So với Chánh án của mấy huyện lân cận, Chính Nghĩa được coi là trẻ nhất. Chính vì còn trẻ, tiền đồ còn rộng lớn nên anh ta làm việc khá cẩn trọng. Ngày thường Chính Nghĩa không uống rượu. Vì công việc, anh ta đặt ra cho mình năm lệnh cấm: không uống rượu một mình, không uống rượu lúc làm việc, không uống rượu ở những nơi thuộc hệ thống tòa án, không uống rượu ở huyện mình, không uống rượu từ thứ hai đến thứ sáu. Mặc dù các lệnh cấm lằng nhằng và trùng lặp, nhưng đều tóm lại bằng một câu: Không uống rượu một cách vô cớ.
Nhưng hôm nay Chính Nghĩa lại say: Uống tại huyện mình, nằm trong hệ thống tòa án, vào thứ tư. Vậy là ít nhiều đều phạm vào lệnh cấm, nhưng không phải vô duyên vô cớ, mà có nguyên do, vì hôm nay là sinh nhật của Chánh án tiền nhiệm họ Tào. Ba năm trước lão Tào nghỉ hưu, nhường vị trí đó cho Chính Nghĩa. Sinh nhật lãnh đạo cũ có ơn cất nhắc, lại còn đã nghỉ hưu, Chính Nghĩa đành tiếp lãnh đạo uống rượu. Lãnh đạo say, Chính Nghĩa cũng phải say. Thật ra cái ơn nâng đỡ của lão Tào cũng khiến Chính Nghĩa khổ tâm lắm. Ba năm trước, lão Tào phải về hưu, khi đó tòa án có bốn phó Chánh án. Trước đây, cán bộ nguồn kế nhiệm lão Tào không phải Chính Nghĩa, mà là lão Cát — một phó Chánh án khác. Cả đời lão Tào ngoài thích xử án, còn thích uống rượu và mê đánh bài. Lão Cát cũng mê đánh bài. Chiếu bài là nơi có thể thử thách phẩm hạnh của một người. Sau vài ván bài, lão Cát được coi là người kế nhiệm lão Tào để bồi dưỡng và yên tâm khi giao vị trí đó. Ai ngờ trước ngày lão Tào về hưu một tháng, lão Cát ăn cơm tối cùng bạn, uống rượu say bí tỉ, lại còn phóng xe ngược chiều ầm ầm ra quốc lộ khiến các xe đối diện khiếp đảm, tới tấp tránh đường. Đã vậy, lão còn la bai bải:
“Có theo luật nữa không đây? Cứ lao ngược lên là sao? Đúng là luật pháp quá hổng, mai tao xử hết bọn mày.”
Lão đang luôn miệng chửi ông ổng thì phía đối diện có chiếc xe tải mười bốn bánh không tránh kịp, đâm thẳng vào đầu xe, hất lão sang làn đường thuận chiều. Xe quay về đúng chiều, còn người tử vong tại chỗ. Cái chết của lão Cát đã mang lại cơ hội cho Chính Nghĩa. Khi lão Tào về vườn, người kế nhiệm thay bằng Chính Nghĩa. Anh ta được như vậy không phải nhờ lão Tào, mà là nhờ tài xế chiếc xe tải kia. Thật ra cũng chẳng phải chiếc xe tải kia, mà là bữa rượu lão Cát đã uống cùng đám bạn học. Chính Nghĩa nghĩ vậy, nhưng lão Tào lại không và cho rằng mình đã tự tay giao chiếc ghế Chánh án vào tay ai thì người đó chính là người lão bồi dưỡng. Chính Nghĩa nhận ghế Chánh án từ tay lão, đương nhiên phải đền ơn lão. Lão đã cho là thế, Chính Nghĩa cũng đành thuận nước đẩy thuyền. Sau khi nhậm chức, hễ gặp lão Tào, anh ta lại phải mở mồm: “Cháu nào có tài đức gì, không nhờ ơn bồi dưỡng của lãnh đạo, cháu làm sao ngồi lên vị trí này được chứ?”
Lão Tào tưởng thật, bắt đầu coi Chính Nghĩa là người của mình. Song lão cũng biết chừng mực. Sau khi về hưu không nhúng tay vào việc ở tòa án nữa, chỉ khi gặp trở ngại trong cuộc sống, lão mới đánh tiếng cho Chính Nghĩa hay. Chính vì chỉ đòi hỏi nhu cầu cuộc sống, Chính Nghĩa cảm thấy lão là người biết điều, mà nhu cầu cuộc sống thì chỉ cần bỏ ra mấy đồng là có thể giải quyết. Ba năm qua, Chính Nghĩa luôn cung phụng lão như đối với lãnh đạo tại chức. Hàng năm, cứ tới sinh nhật, Chính Nghĩa lại mời lão ăn tối. Trong tiệc rượu, câu mào đầu luôn là: “Cả năm việc bận ngập đầu, không tới thăm hỏi lãnh đạo được, nhưng riêng sinh nhật cháu vẫn phải đích thân chủ trì.”
Dù chỉ một câu nói, một câu thay cho cả năm, nhưng vẫn tốt hơn không có câu nào, lão Tào vui đến đỏ mặt. Tiệc sinh nhật năm nay, tổ chức ở tầng hai khách sạn năm sao Tùng Hạc. Lần đầu tiên lão Tào uống say trong tiệc sinh nhật mình. Hôm nay không phải vô duyên vô cớ nên Chính Nghĩa cũng uống say theo. Khi chưa say còn nói: “Lãnh đạo cũng biết đấy, bình thường cháu không uống rượu, đã tự quy định cho mình năm lệnh cấm, nhưng ngày này hàng năm, cháu cứ phải phá lệ, tiếp lãnh đạo uống cho đã.”
Còn gì sung sướng hơn chứ. Song lão uống rượu cả đời rồi, ngày thường Chính Nghĩa đâu có uống, vì thế không thể là đối thủ của lão được? Cả đời lão chiến đấu bên bàn rượu, trong cách uống rượu đương nhiên cũng có phong cách của riêng mình. Lão uống, hút thuốc rồi liên tục nói: “Tục ngữ có câu: Rượu thuốc là anh em? Rượu và thuốc không thể tách rời nhau, không phải vừa uống vừa hút, mà là mượn độ cao của bao thuốc, để đo mức rượu rót vào ly. Trước tiên đặt nằm bao thuốc, rượu rót cao bằng bao thuốc, uống một hơi; sau đó dựng ngang bao thuốc, cũng rót rượu cao y như vậy, lại cạn một hơi; cuối cùng dựng đứng nó lên, lại rót rượu cao ngang bao thuốc, lại cạn một hơi. Bao thuốc khi đặt nằm, có thể rót được một lạng(1) rượu; dựng ngang hai lạng; dựng đứng ba lạng; lật bao thuốc ba lần, hết veo nửa cân(2) rượu. Ba ly đó gọi là “lấy son”. Xong ba ly “lấy son”, tiệc rượu mới coi như chính thức bắt đầu, đến trò oẳn tù tì phạt rượu, từng người vượt ải, cuối cùng mỗi người đã uống bao nhiêu cũng khó nói. Nhưng lão Tào đâu biết, lão về hưu rồi, giờ Chính Nghĩa là Chánh án; cùng họ uống rượu là các thành viên Ban lãnh đạo như mấy phó Chánh án, Chủ nhiệm Ban chính trị, Tổ trưởng công tác kiểm tra kỷ luật, Chánh văn phòng... Trước họ là cấp dưới của lão, giờ đâu phải nữa, là cấp dưới của Chính Nghĩa rồi. Lúc uống “lấy son”, rượu lão Tào uống là rượu thật, rượu Chính Nghĩa uống cũng là rượu thật, đến khi oẳn tù tì phạt rượu, từng người bị phạt, đám thuộc hạ bắt đầu giở trò đánh tráo, rót rượu vào ly của lão, rót nước lọc vào ly của Chính Nghĩa. Được tám vòng, lão Tào say, Chính Nghĩa cũng say. Nhưng cái say của lão là say mèm, Chính Nghĩa chỉ ngà ngà say. Song trước mặt lão, Chính Nghĩa vẫn phải giả dạng say bí tỉ.
Tiệc rượu kết thúc, lão Tào được dìu từ tầng hai xuống, Chính Nghĩa cũng thế. Đúng lúc này, Tuyết Liên lao lên trước kéo lấy tay anh ta: “Anh Chánh án, anh phải đứng ra xử cho tôi.”
Việc Chánh án bị người ta chặn đường thưa kiện là chuyện thường, nhưng đêm hôm thế này, lại sau cuộc rượu, lại thêm tính chất đột ngột, Chính Nghĩa vẫn thót tim. Do lão Tào ở đây, nên anh ta vẫn phải giả dạng say khướt, không dám lộ ra vẻ thất kinh. Chánh văn phòng tòa án đang dìu anh ta cũng giật mình, luống cuống kéo Tuyết Liên lại:
“Buông tay ra, không thấy Chánh án say rồi à? Có chuyện gì để mai nói.”
Đoạn kéo Tuyết Liên ra, đỡ Chính Nghĩa lên xe. Nhưng lúc này lão Tào đứng trước cửa thang máy lại cao giọng hỏi: “Chuyện gì đấy?”
Mặc dù lưỡi đã líu lại, lão vẫn tiếp tục hỏi: “Có phải có người thưa kiện không? Ra đây tôi xem nào, chuyện kiểu này tôi gặp nhiều rồi.”
Nếu không uống say, chắc chắn lão sẽ không dính dáng tới việc của tòa án. Chính vì say mèm nên lão ta quên mất mình đã nghỉ hưu từ ba năm trước. Thấy có người thưa kiện, lão liền thấy phấn khích như năm xưa. Mọi người thấy lão muốn can dự vào chính sự, liền luống cuống, buông Chính Nghĩa ra, đỡ lão ra xe trước, vừa dìu vừa nói:
“Lãnh đạo ơi, chỉ là mụ đàn bà nhà quê, không có việc gì to tát đâu, sức khỏe của chú mới quan trọng, chú về nghỉ ngơi, cho sớm, việc còn lại, cứ để anh Nghĩa xử lý.”
Chân lão Tào không chạm đất nên dễ dàng bị người ta khiêng lên xe ngó qua cửa xe, chỉ vào Chính Nghĩa đang ngồi trong chiếc xe khác, làm ra vẻ lãnh đạo nói:
“Chính Nghĩa, cậu liệu mà hỏi han tử tế vụ này cho tôi. Tôi từng nói với cậu, làm quan không lo được cho dân, thà về nhà nuôi lợn còn hơn!”
Chính Nghĩa cũng vội lảo đảo vài bước theo xe của lão Tào, nói với theo:
“Lãnh đạo yên tâm, lời dạy tận tình của chú, cháu ghi cả trong lòng rồi. Vụ này cháu nhất định thẩm vấn cẩn thận, mai sẽ báo cáo với chú.”
Miệng lão vẫn còn đang lầm bầm, xe đã chạy mất. Câu nói của lão Tào khiến Chính Nghĩa không tài nào ngồi lên xe về ngay được. Không phải vì sợ Tuyết Liên nghe thấy lão Tào nói sẽ làm gì, mà sợ mai lão tỉnh rượu, ngộ nhỡ vẫn nhớ chuyện này, nghe ngóng biết cậu ra vẻ phục tùng, nhưng trong bụng lại ngầm chống đối. Lời nói lúc tỉnh thì nghe, khi say lại bỏ ngoài tai, hậu quả sẽ khôn lường. Như vậy sẽ bị liệt vào hạng Tham bát bỏ mâm. Một cán bộ cũ đã về hưu không thể giúp gì cho mình, nhưng muốn làm hỏng việc của mình, lão ta vẫn thừa sức. Lão Tào làm ở tòa án bao năm, người trên kẻ dưới cũng có đến hàng vạn mối quan hệ. Nói không chừng tai bay vạ gió ở đâu lại ập lên đầu mình ấy chứ.
Mặc dù nửa say nửa tỉnh, Chính Nghĩa cũng đành quay lại xử. Chính vì đang ngà ngà say, nên giọng hơi khó chịu: “Cô bị làm sao?”
Tuyết Liên: “Tôi muốn kiện một người.”
Chính Nghĩa: “Kiện ai?”
Tuyết Liên: “Hiểu Hiến Pháp.”
Vốn dĩ Tuyết Liên muốn kiện Ngọc Hà, sau đó là Công Đạo, do anh ta xử sai cho cô. Giờ cô tạm gác hai người đó lại, kiện Hiến Pháp trước. Cô với ông ta vốn không thù không oán, gặp mặt được mỗi một lần, cô cầu xin ông ta lật lại án cho cô, thế mà ông ấy lại bai bải chối việc đó không phải phận sự của mình. Nêu sự tình dừng ở đây thì cũng được thôi. Đằng này trước cửa tòa án, hai bên càng nói càng lắm, càng nói càng xúc phạm nhau, người qua đường xúm lại mỗi lúc một đông, Hiến Pháp tức khí, chửi cô là hạng “điêu dân”, rồi lại thêm từ “cút”. Chính bởi hai câu ấy, Tuyết Liên mới tức lộn ruột: “Tôi có oan mới đến kiện. Ông lập ra tòa án. Sao có thể chửi tôi là ‘điêu dân’? Sao có thể bắt tôi ‘cút’ chứ?” Tuyết Liên bèn tới tìm Chánh án, trước khi kiện Ngọc Hà và Công Đạo, cô kiện Hiến Pháp trước. Chính Nghĩa nhất thời chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao, hỏi: “Hiểu Hiến Pháp làm gì cô?”
Thực ra ông ta chẳng làm gì cô cả, chỉ chửi một tiếng “điêu dân” và thêm câu “cút” nên cũng không cấu thành phạm pháp được. Song tình huống cấp bách, Tuyết Liên bèn nói: “Hiểu Hiến Pháp nhận hối lộ.”
Nói ông ta nhận hối lộ đúng là không có căn cứ. Có lẽ Hiến Pháp đã từng nhận hối lộ ở nơi khác, nhưng trong vụ của Tuyết Liên, sao có thể tính được chứ. Vợ ông ta nhận một bao bông, hai con gà mái từ Tuyết Liên, cũng không thể cấu thành tội nhận hối lộ được. Trái lại, khi Hiến Pháp thấy vợ hầm gà, ông còn mắng vợ đã “nhận hối lộ” kia mà.
Cơn gió đêm bỗng thổi tới khiến Chính Nghĩa rùng mình vì lạnh. Vừa rồi còn nửa say nửa tỉnh, giờ gặp gió đâm ra say thật. Lúc tỉnh táo anh ta rất thận trọng, nhưng khi uống say tính khí lại dễ nổi nóng. Trước và sau khi uống rượu thành ra hai người hoàn toàn khác nhau. Đây cũng là lý do bình thường anh ta không uống rượu và quy định cho mình năm lệnh cấm. Anh ta mất kiên nhẫn lè nhè: “Nếu cô nói việc khác của ông ta, có lẽ tôi xử được, đằng này cô kêu ông ta nhận hối lộ, vậy đó không phải phận sự của tôi rồi.”
Tuyết Liên: “Thế tôi phải tìm ai?”
Chính Nghĩa: “Viện kiểm sát.”
Chính Nghĩa nói cũng đúng tình hình thực tế. Hiến Pháp là nhân viên công chức, nếu ông ta xử án sai thì phải tìm Chánh án. Nếu ông ta dính líu đến việc nhận hối lộ, vậy chẳng phải phận sự của tòa án nữa, phải do Viện kiểm sát lập hồ sơ điều tra xử lý. Nhưng Tuyết Liên không hiểu, ngược lại còn cáu: “Sao tôi tìm người này, họ nói việc đó họ không quản; tìm người khác, họ cũng nói không quản. Vậy việc của tôi, rốt cuộc ai quản?”
Rồi lại bồi thêm một câu: “Anh Nghĩa, anh là Chánh án, không được giống Hiến Pháp nhận hối lộ đâu đấy.”
Câu nói này khiến Chính Nghĩa nổi cáu. Có lẽ anh ta từng nhận hối lộ ở nơi khác, nhưng trong chuyện của Tuyết Liên thì không hề. Chính Nghĩa không uống rượu có lẽ sẽ không cáu, nhưng một khi đã uống say, anh ta đâm ra nổi cáu thật. Trong cơn tức giận, anh ta bèn hét vào mặt Tuyết Liên: “Tôi với chị vừa gặp mặt, nhận hối lộ kiểu gì hả? Đúng là con mụ điêu dân. Cút!”
Kiểu chửi y hệt như Hiểu Hiến Pháp.
Tôi Không Phải Phan Kim Liên Tôi Không Phải Phan Kim Liên - Lưu Chấn Vân Tôi Không Phải Phan Kim Liên