Trong chừng mực nào đó, chúng ta đôi khi phải chấp nhận những điều không như ý. Nhưng tuyệt đối không được từ bỏ niềm hy vọng.

Martin Luther King, Jr

 
 
 
 
 
Tác giả: Hồng Hà
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 144 / 14
Cập nhật: 2020-05-03 18:19:01 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8 - Cách Mạng
ên báo Người cùng khổ in bằng ba thứ tiếng: Pháp, A-rập và Trung Hoa do chính tay anh Nguyễn dùng bút lông viết. Chỉ điều ấy cũng đã nói lên tính quốc tế của tờ báo. Lần đầu tiên ở Pháp và trên thế giới, nhân dân nhiều nước thuộc địa khác nhau có một tổ chức và một tiếng nói đấu tranh chung. Là chủ nhiệm kiêm chủ bút báo, anh Nguyễn Ái Quốc gieo hạt giống cách mạng khắp bốn phương và anh lĩnh trách nhiệm bảo vệ sự nghiệp chính nghĩa không chỉ riêng của nhân dân Việt Nam mà của nhân dân các thuộc địa.
Số 1 báo Người cùng khổ ra được nhờ quyết tâm của anh Nguyễn và nhờ tiền đóng góp của tám người: Nguyễn Ái Quốc cho 25 phrăng, Blông-cua: 100, Hát-gia-li: 50, Môn-véc-vin: 50, Xtê-pha-ni: 25, Ô-nô-ri-ơ: 10, Ra-lai-mông-gô: 10, Phuốc-ni-rê: 10. Anh Nguyễn tự nguyện ủng hộ báo đều đặn mỗi tháng 25 phrăng, mặc dù anh rất nghèo. Và anh đã giữ đúng lời hứa như thế.
Lúc đầu báo Người cùng khổ ra mỗi tháng một kỳ, một năm báo giá ba phrăng. Mỗi lần báo ra, ngoài 200 tờ anh Nguyễn lấy gửi về Việt Nam, tòa soạn còn gửi 500 tờ đi Ma-đa-gát-xca, 400 tờ đi Đa-hô-mây, 200 tờ đi Bắc Phi, 100 tờ đi châu Đại Dương. Nghị sĩ trùm thực dân U-tơ-rây, “đại biểu” của Nam Kỳ, nói ở hạ viện Pháp rằng mỗi tờ báo Người cùng khổ có hàng trăm tờ truyền tay nhau trong nhân dân Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định. Lúc ấy có người mua tới mười đồng Đông Dương một tờ Người cùng khổ để xem.
Ban nghiên cứu thuộc địa của Trung ương Đảng cộng sản Pháp cử Ca-mi La-ri-be, đến giúp anh Nguyễn phát hành báo Người cùng khổ. La-ri-be, người An-giê-ri, mới từ An-giê đến Pa-ri học Đại học Y khoa. La-ri – anh Nguyễn thường gọi La-ri-be một cách thân mật như thế - kém anh Nguyễn năm tuổi, thường theo anh Nguyễn đi dự sinh hoạt Câu lạc bộ Phô-bua và được anh Nguyễn chỉ cho biết các diễn giả cùng quan điểm của họ. La-ri thấy nhiều diễn giả là bạn quen của anh Nguyễn. Đây là nhà thơ, nhà báo Gioóc-giơ Pi-ô-sơ, người tôi béo, có tính thương người, một thời gian ngắn làm bí thư Đảng bộ tỉnh Xen và có thời kỳ bị anh em đồng chí phê phán cái quan niệm cho rằng Đảng là “tổ chức của tình hữu nghị vĩ đại”. Đấy là nhà thơ vô chính phủ Han Ri-ne. Đấy là Ra-pô-po, người bảo vệ chủ nghĩa mác-xít khoa học.
La-ri còn đi với anh Nguyễn để giúp bảo vệ anh những lần anh diễn thuyết về chống chủ nghĩa thực dân. Ở hội trường Hội bác học, thường có bọn phản động đến phá phách và quấy rối các buổi nói chuyện của phe tả. Hồi đó, bọn bảo hoàng trong tổ chức “Ca-mô-lô đuy Roa”thuộc phe đảng “Hành động Pháp” làm chúa đường phố trong khu la-tinh ở Pa-ri, mỗi lần anh Nguyễn đến phòng họp phải đề phòng bọn chúng khiêu khích hành hung.
Hàng tuần, đến kỳ báo Người cùng khổ in xong, La-ri tới đóng gói thành những bó 10, 20 hoặc 50 số một, còn anh Nguyễn thì ngồi viết tay lên băng báo địa chỉ người nhận rồi tự anh đem ra bưu điện gửi hoặc đem phát hành lấy. Anh Nguyễn đem báo đi bán trong bà con kiều bào, kể cả trong số anh em công nhân Việt Nam đang làm tại Pháp. Họ không biết chữ Pháp để đọc Người cùng khổ nhưng họ vẫn thích mua vì họ biết báo này chửi thực dân Pháp, mua rồi họ nhờ anh em công nhân Pháp đọc cho họ nghe. Ở Pa-ri có những quầy bán báo lấy tiền hoa hồng. Một số quầy này là của các đồng chí đảng viên cộng sản anh Nguyễn quen, các đồng chí ấy bán hộ báo cho anh Nguyễn mà không lấy tiền hoa hồng và bán được khá nhiều báo. Các số báo Người cùng khổ vừa ra bán tại Pa-ri đều được Bộ thuộc địa Pháp cho người đi mua gần hết. Mấy chuyến đầu tiên báo Người cùng khổ gửi đi các thuộc địa, đều bị mật thám, cảnh sát tịch thu, người đưa báo thì bị bắt vào tù. Về sau, anh Nguyễn nhờ anh em thủy thủ Pháp lập cả một hệ thống bí mật chuyển báo về các thuộc địa thì không xảy ra việc gì, vì họ là người Pháp không bị khám xét. Nhưng rồi bọn thực dân cũng dò thấy. Sau cùng anh Nguyễn dùng đồng hồ có chuông, tháo máy ở trong ra, bỏ báo Người cùng khổ vào để chuyển về các thuộc địa. Cách gửi như vậy hơi đắt, nhưng báo về được tới các thuộc địa truyền bá tư tưởng cách mạng.
Anh Nguyễn đem báo đến bán ở các cuộc mít tinh đông người dự. Anh phát không báo cho mọi người rồi rồi anh lên diễn đàn nói: “Báo này nói cho các bạn biết bọn thực dân áp bức chúng tôi như thế nào. Báo này để biếu thôi. Nhưng bạn nào có lòng tốt giúp báo, một xu, một quan cũng được, thì chúng tôi cảm ơn”.
Nhiều người hăng hái cho tiền và anh Nguyễn có đủ tiền để trả những khoản phí tổn về báo. Nhiều kiều bào ở Pa-ri và các tỉnh bí mật gửi tiền ủng hộ báo của anh Nguyễn vì sợ mật thám theo dõi hoặc sợ liên lụy. Một hôm, một anh sinh viên Việt Nam con một tay cỡ lớn của thực dân đến tòa báo anh Nguyễn, đặt lên bàn năm phrăng nói là để ủng hộ báo rồi chạy nhanh như sợ cọp vồ.
Số người ủng hộ cho báo Người cùng khổ này một nhiều và số người mua báo dài hạn cũng tăng. Anh Nguyễn sung sướng nhận được thư của nhiều kiều bào ta ở Pháp, của người đọc ở những thuộc địa xa xôi gửi về Pa-ri hỏi mua báo, có người muốn mua lại từ số đầu. Một hôm anh nhận được bức thư dưới đây của một người dân thuộc địa:
“Kính gửi ông Nguyễn Ái Quốc,
Hôm qua, khi ra khỏi khách sạn ở tại số nhà 12 phố Ê-côn, Pa-ri, tôi gặp một ông đẹp trai đưa tay tôi một số báo Người cùng khổ. Tôi rất sung sướng được cầm tờ báo. Tôi mới tới Pa-ri được một tuần nay. Đúng như lời người ta đồn, báo Người cùng khổ luôn luôn mở chiến dịch bảo vệ chủng tộc chúng tôi. Tôi xin sẵn sàng gửi tới Bộ biên tập báo sử dụng một vài bài nhỏ nói về tình hình của nước Cộng hòa Ha-i-ti của chúng tôi.
Trong khi chờ đợi tôi xin mua một năm báo của ông.
Kính chào ông.
Lơ-vay-ăng Ca-đê
Khách sạn “Vườn Mông giơ”
Số nhà 12, phố Ê-côn, Pa-ri.”
Và nhiều thư khác từ Mác-ti-ních, Xê-nê-gan, Đa-hô-mây, từ nhiều nơi trên đất Pháp gửi đến cổ vũ anh.
Anh Nguyễn là người phụ trách chủ chốt của tờ báo nhưng anh nêu ra một lối làm việc cụ thể. Ban biên tập báo thường xuyên họp, định nội dung số báo tới, đề tài các mục, phân công người viết và duyệt tập thể các trang báo. Anh Nguyễn viết khỏe nhất và nhiều nhất, có số anh viết tới ba, bốn bài.
Chính từ đây và từ năm 1922 này, người đọc được thấy những bài báo đầy tính chiến đấu mãnh liệt của anh Nguyễn, với một lối viết điêu luyện có chất lượng cao vượt hẳn một bậc so với những bài anh viết những năm trước. Đến thời điểm này, vốn kiến thức uyên bác, vốn sống phong phú và vốn hiểu biết thời sự chính trị rất sâu sắc của anh được phát huy đến mức cao với tất cả độ trong sáng và tính vững vàng. Anh đã chua cay với tất cả những cái gì là tàn ác, xấu xa, lố bịch của kẻ thù dân tộc. Anh bảo vệ thiết tha và hăng say, với tất cả tấm lòng cách mạng của mình, mọi nguyện ước và ước mơ của các dân tộc thuộc địa.
Anh kể, anh tả cuộc sống của người dân thuộc địa ở các châu khác nhau và anh khái quát lại:
“Đác-uyn, nhà đại thông thái Đác-uyn, từng biết rằng con người của một con ếch xứ Ô-véc-nhơ tròn hơn con người một con ếch xứ Nốt-tinh-ham, và đuôi con chim bồ câu ở Mê-hi-cô có nhiều hơn đuôi chim bồ câu ở Thụy Điển ba cái lông; nhưng ông hoàn toàn không biết gì đến một loài động vật rất đông đúc mà ai cũng biết, và do số lượng và tính chất của nó, loài động vật này có thể liệt vào hàng đầu các loài động vật.
Đấy là loài dân bản xứ thuộc địa, colonide indigena”. Thật là cười ra nước mắt và căm hờn.
Anh Nguyễn viết công kích bọn tay sai thực dân bán rẻ lương tâm và Tổ quốc:
“Trong đám tang ông toàn quyền Lông, ông Nguyễn Khắc Vệ, tiến sĩ luật, tiến sĩ khoa chính trị và kinh tế, làm việc tại viện công tố Sài Gòn, đã quả quyết rằng nếu có thể phát biểu ý kiến thay đoàn thể Đông Dương, thì ông sẽ đau đớn nói lên lời cảm tạ thiết tha đối với quan toàn quyền về tất cả những công ơn của ngài đối với dân tộc Việt Nam. Rồi ông Vệ cất cao giọng lên nói tiếp:
“Những người nhờ chính sách đại lượng của ngài, ngày nay được tham dự cùng các vị đại diện của Nhà nước bảo hộ vào việc xây dựng xứ Đông Dương ngày càng thêm cường thịnh, những người ấy đã cảm thấy mối ơn sâu sắc của ngài và tôn kính ghi sâu hình ảnh của ngài. Kinh tế là vấn đề ngài lo nghĩ nhiều nhất. Ngài đã muốn cho Đông Dương cũng có đủ trang bị về kinh tế để trở thành một nước Pháp thứ hai, một nước Pháp hùng cường ở Viễn Đông, một chi nhánh của nước cộng hòa Đại Pháp.
Ngài đã đem hết tâm hồn trí não vào sứ mệnh của ngài là khai hóa cho một dân tộc bị ngừng trệ trên con đường tiến bộ vì nhiều điều kiện lịch sử và khí hậu. Ngài là người chiến sĩ vô song của tiến bộ và là sứ giả của văn minh”.
Còn ông Cao Văn Sen, kỹ sư, hội trưởng Hội những người Đông Dương tại Pháp, thì nói rằng việc ông Lông chết sớm là cái tang đau đớn cho Đông Dương. Rồi ông kết thúc bài điếu văn bằng những lời sau đây:
“Thưa quan toàn quyền, chúng tôi chân thành khóc ngài, bởi vì, đối với tất cả chúng tôi ngài là một ông chủ bao dung, khoan hậu như một người cha:.
Về những việc này tôi xin kết luận rằng, nếu quả thật tất cả mọi người Việt Nam đều rạp mình sát đất như cái lũ được chính phủ Pháp vẽ mày vẽ mặt ấy, thì người Việt Nam có phải chịu số kiếp nô lệ, cũng là đáng đời!”.
Anh Nguyễn còn sôi nổi tuyên truyền ủng hộ cách mạng tháng Mười Nga, giới thiệu chủ nghĩa Mác – Lê-nin và đường lối của Quốc tế cộng sản. Giữa lúc bọn đế quốc và giai cấp tư sản thi nhau đả kích, vu cáo, xuyên tạc Quốc tế cộng sản thì báo Người cùng khổ lớn tiếng bênh vực, ca ngợi Quốc tế cộng sản và đường lối giải phóng các dân tộc thuộc địa của nó. Trang nhất báo có những bài viết:
“Quốc tế cộng sản đấu tranh không ngừng chống sự tham tàn của bọn tư sản ở tất cả mọi nước trên thế giới.
Liệu Quốc tế cộng sản có thể quay đi một cách đạo đức giả từ bỏ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được không?
Quốc tế cộng sản đã tuyên bố công khai rằng nó ủng hộ và tham gia cuộc đấu tranh đó, và, trung thành với mục tiêu đã đề ra, nó tiếp tục tăng cường sự ủng hộ đó”.
Báo Người cùng khổ còn có bài với lửa nhiệt tình cộng sản chủ nghĩa như sau:
“Hỡi anh em lao động ở các xứ thuộc địa! Anh em hãy biết rằng không phải bọn tư sản nuôi chúng ta mà bằng sự lao động của anh em, chính chúng ta làm cho chúng ta sống giàu sang. Nếu anh em vùng dậy một cái thì cái đám ký sinh trùng ấy sẽ tan rã.
Anh em đông hơn rất nhiều bọn chủ, nếu anh em biết đoàn kết với tất cả những người bị bóc lột trên thế giới cùng nhau đấu tranh thì anh em sẽ sống một đời sống thực sự tự do trên quả đất này.
Hỡi anh em lao khổ! Hãy đoàn kết lại! Xiết chặt hàng ngũ của chúng ta chung quanh lá cờ Quốc tế cộng sản, lá cờ này là lá cờ duy nhất để giải phóng những người bị áp bức…
Để bắt đầu hiểu học thuyết của Quốc tế cộng sản, chúng tôi mời anh em nghiên cứu sách vở của Các Mác.
Vả lại anh em đã trông thấy cái gương xán lạn của sự thực hiện học thuyết Mác, chính là chế độ xã hội mới của Nga xô-viết.
Từ sáu năm nay, chế độ xã hội này đánh thắng tất cả các sự can thiệp và âm mưu của chủ nghĩa tư bản thế giới; mặc dù nó phải đụng đầu với những khó khăn vô cùng như phản cách mạng, chiến tranh, phong tỏa, hạn hán, đói rét, nó vẫn tiếp tục sống và tiếp tục giàu mạnh lên.
Điều đó chứng tỏ rằng nó có một sức sống không gì lay chuyển nổi.
Chỉ có trong chủ nghĩa cộng sản thì chúng ta mới tìm được sự giải phóng của chúng ta”.
Anh Nguyễn nhiều lần khẳng định rằng: cách mạng là sự nghiệp của giai cấp công nhân và chỉ có Đảng cộng sản, Đảng của giai cấp công nhân, mới lãnh đạo được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn. Vào những đầu thế kỷ, lúc chủ nghĩa đế quốc còn rất mạnh, giai cấp công nhân ở Việt Nam và các thuộc địa còn rất nhỏ bé, tư tưởng ấy của anh Nguyễn là một quan điểm rất cách mạng, táo bạo và sáng suốt. Từ cuộc gặp gỡ của anh với tư tưởng vĩ đại của Lê-nin, anh thấy sự cần thiết phải trang bị cho cách mạng Việt Nam tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và một chính đảng của giai cấp công nhân.
Trong các bài báo, anh Nguyễn thường đưa ra những sự việc cụ thể, so sánh và phân tích có sức thuyết phục, định rõ thái độ của mình một cách dứt khoát, rút raq những bài học và kinh nghiệm, từ đó toát ra lý luận cách mạng sâu sắc và sáng tạo của anh. Toàn bộ những bài viết của anh Nguyễn trên báo Người cùng khổ cũng như toàn bộ tờ báo mang rõ nội dung giai cấp, dân tộc và đoàn kết quốc tế.
Anh Nguyễn còn là họa sĩ chính của báo Người cùng khổ, tác giả của rất nhiều tranh châm biếm in trên trang nhất với những nét vẽ giản dị, phóng khoáng mà dí dỏm, trào lộng như phong cách của anh. Tất cả những bức tranh ấy là bản cáo trạng chủ nghĩa thực dân và đề tài là từ cuộc sống mà anh nhìn thấy: Tây bụng phệ ngồi trên xe tay vênh mặt lên quát người kéo chạy nhanh, dân thuộc địa kiệu Tây thực dân trên vai, lính Tây quất roi đánh người bản xứ…
Anh Nguyễn là người duy nhất độc thân trong ban biên tập báo sống độc thân. Anh vui vẻ làm các việc trình bày báo, đưa bài đi nhà in, sửa bài, chuyển báo từ nhà in về tòa báo … để caq1 đồng chí khác có vợ con ở Pa-ri có thời gian lo việc gia đình. ở anh Nguyễn không ai thấy một chút biểu hiện nào của tính ích kỷ, sự hẹp hòi hoặc vun vén của mình, mà chỉ thấy nổi lên ở con người anh đức tính quên mình vì mọi người, hào hiệp và cởi mở. Ban biên tập thay phiên nhau thường trực ở trụ sở báo vào những ngày thứ tư, thứ sáu, chủ nhật để tiếp khách, nhất là tiếp nhiều người các nước thuộc địa đến để kể tình hình và hỏi ý kiến. nhiều lần các đồng chí của anh bận việc nhà không đến cơ quan báo được, anh Nguyễn lại sốt sắn làm thay.
Bộ thuộc địa Pháp ra lệnh cấm đưa đưa báo vào các thuộc địa. Tờ Tin điện thuộc địa của bọn thực dân phản động ở Sài Gòn viết bài công kích báo Người cùng khổ và gọi anh Nguyễn là “một con người đầy tham vong”. Ban biên tập Người cùng khổ họp quyết định phê phán ngay giọng lưỡi láo xược của tờ lá cải thực dân và giao cho Nguyễn Thế Truyền, một Việt kiều anh Nguyễn mới giới thiệu vào Hội liên hiệp thuộc địa, viết bài trả lời trên báo Người cùng khổ:
“Con người có tham vọng ư? Đúng.
Nguyễn Ái Quốc là con người như thế đấy. nhưng anh Nguyễn tham vọng cái gì? Tham vọng giải phóng anh em của anh bị rơi vào vòng nô lê, bị bóc lột dả man bởi bon thực dân tham tàn. Có tam vọng nào cao quí hơn thế không?
Người viết bài không xưng danh trên Tin điện thuộc địa kia! Vì ngươi không biết con người của anh Nguyễn, ta muốn giới thiệu cho mà biết. lúc còn ít tuổi, anh đã trông thấy người Pháp chặt đầu đồng bào anh mà anh không hiểu vì sao. Căm giận, anh ra đi, đi xa khỏi cảnh bất công ấy để có thể kêu lên ở nơi khác: Công lý! Tạm biệt gia đình. Tạm biệt Tổ quốc. thế là anh phải trải qua những gian nguy của di cư và khổ cực, chỉ có sự ủng hộ duy nhất trên thế giới đối với anh là lý tưởng của anh, nhiệt tình của anh và niềm tin ở sự giải phóng đồng bào đau khổ của anh. Ngày nay, anh đấu tranh kiên quyết bên canh những người anh em châu Phi va châu Âu. Với nghề “sửa ảnh” nhỏ bé, anh sống vất vả, nhưng trong sạch hơn rất nhiều những quan chức rất quan cánh của thuộc địa.
A, không, anh Nguyễn không phải là bọn người ấy đâu. Không có tiền hô hậu ủng nào theo bước anh đi. Ngực anh không phủ huân chương. Túi anh không có ngân phiếu của chính phủ. Nhưng anh mang nguyện vọng của nhân dân và niềm hy vọng của một dân tộc bị áp bức. Năm ngoái, khi về Đông Dương, tôi được nghe rất nhiều câu chuyện cảm động về anh Nguyễn, nói một cách bí mật, truyền từ cừa miệng này đến cửa miệng khác. Một bà cụ già có hai cháu bị Pháp bỏ tù. Cụ nói với tôi: “Ông ơi, ông có biết ông Nguyễn Ái Quốc không?”. Một đứa trẻ kháu khỉnh nhớ đến người cha, một nhà nho nổi tiếng, bị tình nghi về tư tưởng, bỗng một ngày bị sen đầm Pháp giải đi như một con chó. Đứa trẻ hỏi tôi, trong óc nó còn đầy hình ảnh những anh hùng: “Ông ơi! Ông Nguyễn Ái Quốc có phải là người bằng xương bằng thịt không, ông?”
Người viết báo Tin điện thuộc địa kia, ngươi không hiểu hoặc vu khống một sự nghiệp cao cả và một sự hy sinh vĩ đại, ngươi hãy câm mồm đi!”
Anh Nguyễn làm việc không chỉ vì đồng bào anh mà còn vì các dân tộc thuộc địa và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Theo đề nghị của anh tại Đại hội Đảng ở Mác-xây, báo Nhân đạo lập ra mục “Nhân đạo với các thuộc địa”. Hàng tuần vào ngày thứ năm, mục này chiếm phần lớn trang ba của báo với nhiều bài do anh Nguyễn viết, thường xuyên nói đến cuộc đấu tranh ở khắp các thuộc địa Pháp và tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Anh cùng với Uy-lít-xơ và Lơ-ri-sơ, trong Ban nghiên cứu thuộc địa, phụ trách mục này và lần đầu tiên ở Pháp có một tờ báo hàng ngày dành vị trí đặc biệt cho các thuộc địa như thế.
Lần này, Lơ-ri-sơ cùng Đê-pơ-re, cũng trong Ban nghiên cứu thuộc địa hẹn gặp anh Nguyễn có việc cần hồi bốn giờ chiều tại quán “Vua cà-phê” góc đường Gô-bơ-lanh và đường Xanh Mác-xen. Anh Nguyễn cầm ở tay một túi xách con đến sớm 15 phút. Buổi ấy Đê-pơ-rê cùng Lơ-ri-sơ thông báo để anh Nguyễn biết: Trung ương Đảng cộng sản Pháp quyết định giúp mỗi tháng 350 phrăng cho đảng bộ thuộc địa và báo Người cùng khổ. Hai người còn bàn với anh Nguyễn chủ trương phê phán cuộc họp quốc hội Pháp sắp tới bàn về việc tăng cường khai thác và bóc lột các thuộc địa theo chính sách của Xa-rô. Sauk hi đưa tiễn hai đồng chí người Pháp lên xe buýt chạy đường Gô-bơ-lanh – Nốt-đam đờ Lo-rét, anh Nguyễn đến nhà ông Phan Văn Trường ăn cơm và ngủ lại. Hôm sau anh đi rủ Ra-pô-po, nhà lý luận của Đảng, đến gần tòa Quốc hội Pháp để nghe tin diễn biến phiên họp quốc hội. Cảnh sát được tăng cường khá đông, không cho người đi đường đến gần nhà quốc hội, anh Nguyễn không dừng lại ở sự tố cáo tội ác thực dân đã đi sâu phê phán các chính sách phàn động của thực dân.
Anh thấy có nhiều việc và nhiều đề tài để tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân. Và người ta có thể dùng nhiều hình thức, thể loại khác nhau. Những truyện của A-na-tôn Phrăng-xơ và Lép Tôn-xtôi cứ đến trong óc anh và theo gương hai nhà văn bậc thầy ấy, anh Nguyễn viết thử một truyện ngắn về đời sống của công nhân Pa-ri mà anh biết rất rõ vì chính anh là công nhân. Viết xong, anh đưa đến ban văn nghệ báo Nhân đạo và nói:
– Đây, tôi viết thử bài này, nhan đề “Pa-ri”. Các đồng chí đăng cho, chỗ nào cần phải sửa thì nhờ các đồng chí sửa cho, tôi không có tính tự ái đâu. Nhờ các đồng chí sửa để tôi học thêm.
Truyện “Pa-ri” đang hai kỳ trong mục “Truyện và ký” ở báo Nhân đạo ra ngày 30 và 31-5-1922, giữa lúc báo đang tập trung công kích chính sách phản động của Poanh-ca-rê. Sau đó, cũng trong mục nói trên, anh chỉ viết chuyện thật ở nước ta và các thuộc địa Pháp. Các đồng chí người Pháp rất thích đọc truyện và ký của anh vì có nhiều chuyện ở thuộc địa mà các đồng chí ấy không biết, cả người dân Pháp bình thường cũng không biết. Sức viết của anh Nguyễn lúc này rất khỏe và người đọc đón xem những truyện và ký của anh, những bài văn nhẹ nhàng, cô đọng nhưng hết sức phong phú, đầy trí tuệ và giục giã đấu tranh.
Cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân châu Âu giúp anh nhiều kinh nghiệm chủ động tiến công kẻ thù và lợi dụng mọi sơ hở của chúng để đánh trả chúng nhanh nhậy và sắc bén. Anh nhớ nhiều đến kinh nghiệm của Đảng cộng sản Pháp chống tên phản động Poanh-ca-rê cầm đầu chính phủ Pháp lúc bấy giờ. Khi đến thăm một nghĩa địa có hàng nghìn mộ lính Pháp, Poanh-ca-rê nhăn răng cười. Đảng cộng sản lấy được bức ảnh đó cho in ra hàng triệu tấm dưới đề chữ “Poanh-ca-rê nó cười” và bán khắp nước Pháp. Bức ảnh đó gây một phong trào sôi nổi chống Poanh-ca-rê và cuối cùng chính phủ của hắn đổ.
Thực dân Pháp lúc này thi hành một chính sách khai thác triệt để các thuộc địa. Nhằm khuyến khích đầu tư vào các thuộc địa, một triển lãm thuộc địa được dựng lên ở Mác-xây. Khu Đông Dương của triển lãm có đền Ăng-co thu nhỏ, có những ngôi chùa Việt Nam, một phốp của Hà Nội dựng lại, có đoàn múa Khơ-me và những chiếc xe tay chạy khắp triển lãm chở “ông tây, bà đầm”. Nhưng thực dân cần có một cái gì đặc sắc hơn đề mua vui người xem và biết ca ngợi nước Mẹ Đại Pháp.
Chiều 21-6-1922, chiếc tàu Poóc-tốt của hang Đầu Ngựa cắm cờ ba góc nền vàng hai vạch đỏ của triều đình Huế cặp bến Giô-li-ét trong cảng Mác-xây đưa đến Pháp một ông vua bù nhìn: Khải Định đội chiếc khăn vàng, mặc áo gấm dài thêu đầy rồng, theo sau là đứa con 10 tuổi: Vĩnh Thụy. Một tốp quan lại đội khăn xếp, mặc áo thụng lam đứng trên bến lái lậy. Anh Nguyễn vạch ra sự lố bịch của thứ màn kịch vụng về này. Anh lấy ngay câu chuyện mới xảy ra ở Việt Nam: một tên thực dân Pháp thiêu cháy một công nhân sở xe lửa người Việt Nam gác đường tàu chặn đường khi có tàu chạy, chỉ vì người này mở chậm đường cho hắn đi.
Anh Nguyễn viết:
– Ở Mác-xây người ta trưng bày sự phồn vinh của Đông Dương, còn ở Việt Nam thì dân chết đói. Ở đây người ta ca ngợi lòng trung thành, còn ở Việt Nam thì người ta giết người! Các ông thấy sao, Đức Hoàng… nghìn lần thượng Khải Định và ngài Xa-rô!
Tái bút: Trong khi cái thân người An-nam như con chó không đáng một trinh thì viên tổng thanh tra Ranh-hác bị xước một tí tay được phụ cấp 120.000 phrăng. Bình đẳng! Ôi, bình đẳng mến yêu!”
Anh Nguyễn viết kịp thời vở kịch Con rồng tre để chế giễu Khải Định. Đại ý vở kịch như sau: Có những cây tre thân hình quằn quẹo. ngững người chơi đồ cổ lấy đẽo gột thành con rồng. là con rồng nhưng thật ra chỉ là một khúc tre. Là một khúc tre, nhưng lại hãnh diên có tên và hình dáng của con rồng. Tuy vậy, nó chỉ là một quái vật vô dụng. khải Định là thứ quái vật đó.
Lê-ô Pôn-đe, chủ nhiệm câu lạc bộ Phô-bua, biết tin, gửi thư cho anh Nguyễn.
“Chủ nhiệm câu lạc bộ Phô-bua: Lê-ô Pôn-đe.
Văn phòng: 38 phố Mát-xcơ-va, Pa-ri
Gửi Nguyễn Ái Quốc thân mến,
Tôi nẩy ra một ý nghĩ: Báo Nhân Đạo tổ chức vào chủ nhật tới 18-6-1922 một ngày hội lớn tại Gác-sơ có rất đông quần chúng tham dự.
Tôi đã viết thư cho ban tổ chúc ngày hội biết rằng Câu lạc bộ Phô-bua cũng như các nhóm khác muốn giúp vào ngày hôi không lấy tiền và đề nghị họ cho trình diễn vở kịch chưa từng diễn ở đâu của Nguyễn Ái Quốc kèm theo một cuộc nói chuyện.
Nguyễn gửi ngay cho tôi bản thảo vở kịch của Nguyễn vào ngày thứ ba trước buổi trưa.
Thân ái
Lê-ô Pôn-đe”
Tạp chí văn học nghệ thuật “Câu lạc bộ Phô-bua” số ra ngày 8-6-1922 đăng tin: “Chủ nhật tới, ở ngoài trời, tại Gác-sơ, một thị xã êm đề gồm hai vạn dân ở ngoại ô Pa-ri,.dự ngày hôi hàng năm của tờ báo cộng sản Nhân Đạo. Anh Nguyễn Ái Quốc, tay cầm tập báo Người cùng khổ, đi trong đám đông người tiến về trung tâm khu hội. Trên sân khấu ngoài trời, giữa một công viên đầy bóng mát, trước khi vở kịch Con rồng tre bắt đầu, tác giả Nguyễn Ái Quốc xuất hiện giữa tiếng vỗ tay vang dậy và trước khi giới thiệu vở kịch, anh báo tin: Cúng lúc với những cuộc bãi công của công nhân ở Pháp, ở Việt Nam cũng có những cuộc bãi công của công nhân ở Gu-a-đơ-lúp, nông dân chống thưc dân Pháp bán ruộng đất của xứ này cho bon công ty Mỹ, ở Đa-hô-mây, nhân dân nổi dậy ở Tuy-ni-di, những người cộng sản chống lại cảnh sát.
Cách mạng ở chính quốc và cách mạng ở thuộc địa, hai cánh của con chim cách mạng vô sản đang hình thành, sẽ vỗ lên và bay cao.
Thời Thanh Niên Của Bác Hồ Thời Thanh Niên Của Bác Hồ - Hồng Hà Thời Thanh Niên Của Bác Hồ