There is a temperate zone in the mind, between luxurious indolence and exacting work; and it is to this region, just between laziness and labor, that summer reading belongs.

Henry Ward Beecher

 
 
 
 
 
Tác giả: Xuân Vũ
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 28
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1452 / 31
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9 -
ữa cơm chiều của nhà trường thật vô vị. Minh cứ hình dung mặt tiền của rạp Nam Xuân, nơi Minh sẽ đứng chờ.
Thuở học trường tiểu học Nhà Nước, gánh hát nào đến mà thiếu bọn Minh. Có tiền để mua bánh tét, bánh bao, khá chút nữa là phở, hủ tiếu xí mại chớ ai lại mua vé coi hát và vé xem đá banh? Cặp giò để đâu mà không trèo, không chui kia chứ ! Bây giờ đã thành nhân, ai lại làm cái trò trẻ con đó nữa.
Cơm nước xong, Minh cũng lên lớp ngồi đàng hoàng. Nhạc Tây từ đằng rạp hát vọng lại trong lồng ngực làm chàng nôn nao.
Bữa nay tuồng có đấu poa-nha, lông-rông qua cửa sổ, Minh cũng không màng. Thầy Xuỵt biết rành tâm lý học sinh "dù khoá cửa chúng cũng chui ra ". Cho nên thầy đi bước trước để mua cảm tình với đám "học trò có bộ giò ăn cướp". Thầy bảo:
- Gánh hát diễn ba đêm, mỗi đêm tao lén cho đi mười đưa. Bây bàn với nhau rồi lách êm. Còn bao nhiêu phải ở lại học đến hết giờ. Mấy bữa đằng rạp có gánh hát, ông đốc thường đến bất ngờ xem lớp học, nếu thấy trống lổn, ổng sẽ cất chén cơm tao. Tao thương bây, bây cũng phải thương tao chớ !
Như vậy là thầy trò thủ huề. Trong mười trò đi đêm nay cố nhiên phải có Minh. Minh là kẻ ít nhảy rào nhất. Người đứng đầu sổ là Bền. Nhưng từ lâu rạp hát của Bền là nhà Madeleine và "đào" hấp dẫn nhất là Madeleine.
Minh đi theo con đường đá gồ ghề giữa trường và mé giếng nước thị xã, quẹo mặt vài trăm thước là đến rạp hát, nhưng vốn thuộc đường, Minh băng qua sân trường Bá Nghệ cho gần. Mỗi một phút có giá trị vô cùng đối với Minh tối nay.
Bụng Minh luôn luôn sợ người ta tới trước không thấy Minh rồi sẽ bỏ đi. Minh lỗi hẹn, người ta sẽ giận. Khó mà năn nỉ.
Bao giờ cũng vậy, gánh hát đến là cái cớ để thiên hạ đến rạp hát chơi bài, hoặc ăn quà, có khi chỉ xướt một lóng mía rồi về, chớ người vào rạp xem hát thì không bao nhiêu. Hát hoặc xem hát bên ngoài có khi còn thú vị hơn ở bên trong.
Minh đến nơi đã thấy đen nghẹt những người. Những gánh cháo, gánh chè dàn mặt trận khít rim hai bên cổng vào với những chiếc đèn chai leo lét, không cho khách tránh né đường khác, những chú bé rao to để được chú ý, những ảnh tài tử treo trên tường dưới những bóng điện tù mù quyến rũ những bầy bò hong như tiêu rắc trên dĩa xào tiệm nước... Minh đi vào cái sinh hoạt nhộn nhịp ban đêm của rạp hát với tất cả sự hờ hững. Mắt chàng đảo khắp nơi tìm bóng dáng một người.
Ở góc đường phía bên trái tranh tối tranh sáng có một cây bã đậu lớn như một tàn lọng, là nơi chàng đứng đợi người ta, hoặc người ta có thể đứng đợi chàng, ngoài ra không còn nơi nào khác kín đáo hơn, nhưng khổ thay, vùng đất lại bị một gánh sữa đậu nành chiếm mất.
Người đến càng lúc càng đông. Có lẽ đêm nay tuồng hát hay lắm. Minh tìm một tờ quảng cáo để đọc. Văn chương gì trật trẹo khó hiểu thế. Minh chỉ liếc sơ mấy tấm hình đào kép in tèm lem xếp lại đút túi. Rồi đi lanh quanh mắt ngó bốn phía như thợ chụp hình tìm đề tài.
Bên trong, nhạc Tây trổi lên nghe giựt gân từng chập. Hết nhạc Tây tới nhạc ta rỉ rả. Người đi xem lũ lượt kéo nhau ùn lại ở cửa rạp chờ xét giấy trước khi vào rạp. Bỗng một hồi chuông reo. Chắc màn đang kéo lên. Khán giả đang thích thú, nhưng ở ngoài không thấy "người ta" tới chàng càng bồn chồn. Một cô áo trắng đến mua sữa làm Minh suýt kêu lên. Nhưng không phải vì cô này dắt theo một thằng nhóc.
Minh đi tới đi lui cho đỡ sốt ruột nhưng lại càng sốt ruột. Hay là người ta hẹn nơi nào khác ? Và cũng không nói sẽ đến lúc nào. Hay mình đã nghe lầm ? Tại sao mình không hỏi lại cho chắc ? Minh cứ lưỡng lự và tự trách.
- Cậu dùng tào hũ hay sữa ? - Tiếng của lão bán hàng.
Minh giật mình đáp như máy:
- Cho tôi ly sữa.
- Cậu uống cho khoẻ rồi vào xem ! Tuồng này hay lắm. Hai người thương nhau rốt cuộc chết hết trơn ! Chịp ! - Lão già vừa múc sữa vừa bình luận...
- Ủa, sao vậy cụ ?
- Ai biết đâu. Quảng cáo nó chỉ cho biết khúc đầu và khúc chót, còn khúc giữa thì nó lại bịt kín mít. Nếu biết thì ai còn đi coi! - Lão già nói với giọng pha trò... - nhưng khúc giữa mới là khúc ha... ay nhất ! Tụi nó khôn tổ bà !
Minh bưng ly sữa mà bụng càng hoang mang, không biết nàng có hẹn thật hay mình lai. cũng tưởng tượng như bức thư ? Và rạp hát có thể là rạp hát bóng lắm chớ không nhất thiết phải rạp Nam Xuân.
Bỗng Minh buột miệng hỏi:
- Nãy giờ cụ có thấy cô nào tới đây không ?
- Cô nào ?
Minh ú ớ:
- Cô em tôi đấy mà !
- Tới uống sữa đậu nàng của tôi thì nhiều lắm, tôi biết cô nào ?
Minh làm thinh.
- Cô ấy mặc áo gì ? - Lão già lại hỏi.
- Áo trắng ủa..u?a áo tím ! Ơ mà kia kìa... - Minh bước đi, miệng gọi - Emilie !
- Em xin lỗi anh ! Anh chờ em lâu chưa ? - Emilie mừng rỡ.
- Không lâu... lắm !
Emilie cũng tỏ ra hấp tấp và ngượng ngùng nhìn Minh. Nàng quay sang lão già:
- Cụ cho tôi xin hai lỵ Để nguội, chút nữa tôi quay lại uống!
Rồi không ai bảo ai, hai người dắt nhau đi nhanh ra khỏi cái ánh sáng lờ mờ của chiếc đèn dầu, như lẫn tránh cặp mắt của lão già.
Đến một vùng bóng tối, hai người dừng lại. Minh chưa kịp nói gì thì Emilie bảo:
- Em chỉ ở đây được vài phút thôi.
- Sao vậy ?
Emilie ngập ngừng:
- Vì em nói với ba em... a... ạ.
- Em đang coi hát ? - Minh nhìn Emilie.
- Em nói em khát nước nên đòi ra.
- Anh cũng khát !...
Emilie làm thinh, Minh nói tiếp:
- Nhưng bây giờ hết khát rồi.
Emilie có vẻ hốt hoảng:
- Ai đi ngang nhìn kìa !
- Không có ai đâu.
- Có chớ sao không. Ba em bắt được thì chết! Thôi để em đi vào.
Minh đưa tay cản lại vô tình đụng nhằm tay nàng rồi chàng nắm luôn.
- Khoan vô đã em ! - Minh nói giọng run run.
Emilie lại vùng ra và bước đi.
- Chưa được một phút mà !
- Anh nói gì... thì để lần khác. Lần này không được đâu!
- Mỗi sáng anh đón em ở ngã ba nhá !
Emilie xua tay:
- Cũng không được ! - Emilie nói xong vụt đi nhanh.
Minh bước theo như chiếc lá bị cuốn hút bởi một cơn gió. Chàng nghe đất dưới chân chập chờn. Mùi hương tóc và áo nàng phất lại sau như một loại phấn hoa lạ làm con bướm tình ngây ngất. Chàng tưởng mình đi trong mộng.
Đến khi có tiếng người, Minh mới tỉnh ra, tần ngần dừng lại.
- Xin cho coi giấy!
Thì ra người gác cửa. Minh nhìn hút theo thì bóng Emilie đã xa dần bên trong rạp mờ tối. Cuộc gặp gỡ chỉ có thế. Những gì chàng dự định nói với Emilie đều tan biến hết khi gặp nàng, chàng chỉ nói những câu không đâu.
Chàng trở về trường, vừa giận vừa hận nhưng không biết giận ai, hận ai. Thầy Xuỵt thấy chàng về sớm thì gạn hỏi:
- Mọi lần tụi bây coi tới vãn, sao bữa nay bỏ cuộc, bộ không có oánh kiếm đấu "boa nha" hả ?
- Buồn ngủ quá thầy ơi ! - Nói vậy rồi Minh lên giường buông mùng.
Nhưng Minh không nhắm mắt được. Nhạc Tây từ rạp hát cứ vang vang trong đầu chàng. Chàng nhớ lai. từng cử chỉ và lời nói của Emiliẹ Nàng hứa đến và đã đến. Như vậy là nàng có yêu mình. Nhưng sao nàng không nói gì ? Tại sao lần trước nàng tỏ ra thân mật với mình trước mặt mọi người còn lần này chỉ có hai đứa mà nàng lại sợ ? Toàn những câu hỏi không có giải đáp.
Minh lăn qua trở lại một chặp rồi tốc mùng đi tìm Bền. Nhưng Bền chưa về. Đã khuya nhưng đằng rạp hát còn văng vẳng tiếng trống tiếng kèn. Một hấp lực đưa Minh trở lại chỗ cũ, nơi hai đứa vừa đứng với nhau, bóng cây mặt đất như còn ấm.
Minh nghe còn đâu đây dư hương của tóc áo nàng. "Emilie!" - Minh khẽ gọi. Không có tiếng vang trong không trung, chỉ dội lại trong lòng chàng. Emilie, em có bao giờ đến nữa không? Ta cứ đứng đây chờ em suốt đời . Minh sực nhớ hai ly sữa đậu nành. Lão già vẫn còn đó, lão dựa gốc cây ngáp dài. Chắc lão chờ vãn hát, khách ra để bán đợt chót.
Thấy Minh đến, lão sốt sắng:
- Tôi chờ hoài không thấy cậu mợ trở lại. - Lão múc sữa đưa cho Minh. - Còn mợ đâu ?
- Da... da...
Minh nâng ly sữa nóng hổi, dạ bàng hoàng, môi hớp ngụm sữa mà không nghe mùi vị của sữa. Hai tiếng "cậu mợ" làm Minh ngờ ngợ, mơ mộng.
Lão già gợi chuyện:
- Cái tuồng nầy, tôi tưởng là mới mẻ, chẳng dè "bổn cũ soạn lại" cậu à !
Minh đẩy đưa:
- Vậy hả cụ !
- Đây là sự tích của Lan và Điệp, thầy tuồng lấy làm cải lương Hoa rơi Cửa Phật đó mà. Nhưng nhờ dàn đào kép thượng thặng và sơn thủy mới nên bán hết vé..- Thấy Minh làm thinh, lão tiếp: - Tội nghiệp cho hai đứa nhỏ thương nhau mà không thành giai ngẫu. Con Lan bỏ đi tu rồi chết trong chùa... Còn thằng Điệp...
Lão già ngưng ngang rồi kêu lên:
- Ơ kìa, mợ ra tìm cậu đó !
Minh ngó theo tay lão già:
- Emilie! - chàng kêu lên - Anh đây này!
Ly sữa từ tay chàng rơi tuột xuống hòn đá vỡ toang.
Emilie bước lại. Lão già đã múc sữa đưa cho nàng. Emilie móc túi trả tiền rồi hai người cùng đi. Lão già chạy theo đưa lại bảo là "mợ" đã trả rồi lúc nãy.
- Sao em trở ra?
- Em ngồi xem tuồng mà bụng nóng y như lửa đốt, không hiểu gì hết. Ba em thấy em xoay qua trở lại bèn hỏi em. Em nói lớp hát buồn quá em không muốn coi nữa. Ba bảo em ra ngoài đứng chờ hoặc kêu xích lô về trước cũng được. Ba em muốn coi cho biết kết cuộc ra sao !
- Em coi đến đọan nào ?
- Đoạn "Lan lên chùa. Anh Điệp tìm đến. Chị Lan cắt dây chuông rồi chạy vộ Anh Điệp kêu lên một tiếng đau đớn." Em nghe như nhát dao cứa vào tim em. Em khóc.
Minh đứng lặng thinh. Emilie thút thít. Minh không biết dỗ dành cách nào đành nhìn nàng như con bướm vờn cánh hoa rung rinh mà không dám đậu lên.
Hồi lâu Minh mới tìm ra câu an ủi nàng:
- Đó là tuồng người ta đặt ra chớ không phải thiệt đâu Emilie à !
Emilie ngẩng mặt lên, nước mắt lấp lánh trên má, giọng run run:
- Chị ấy cũng tên Lan, trùng tên với em.
- Nhiều người trùng tên nhau, đâu phải mình em!
Tấm Lụa Đào Tấm Lụa Đào - Xuân Vũ