Những nỗ lực của bạn chỉ có thể đơm hoa kết trái nếu bạn quyết không bỏ cuộc.

Napoleon Hill

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Nguyên tác: Белым По Черному
Dịch giả: Minh Vũ
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 908 / 10
Cập nhật: 2017-06-11 10:58:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8 - Mạo Hiểm
ình như nước rút đấy bác ạ!
- Ngược lại, đang lên thì có! Cẩn thận! Sóng nữa đấy!
Những đợt sóng xanh, cao như những quả đồi, rít lên, đổ ầm xuống các tảng đá phủ đầy rong rêu. Trước mỗi đợt sóng, đáy biển lại lộ ra. Những cột nước to cuộn tung lên trời, đứng yên trong phút chốc, như để tắm nắng và đổ ầm xuống nghe như tiếng trọng pháo.
Trong chớp nhoáng, biển xung quanh rạn[13] trắng xóa những bọt, những tia nước mặn ánh lên hàng chục chiếc cầu vồng nhỏ xíu.
[13] Rạn: vùng đá ngầm dưới biển hoặc nhô lên khỏi mặt nước.
- Thí... Thí... thím sống đấy chứ?
- Tí nữa thì sóng cuốn mất!...
- Hy-y vọng lát nữa thủy triều sẽ xuống...
- Bác nói đến lần thứ mấy cái điều ấy rồi, nhưng chỉ thấy sóng mỗi lúc một to. Bác chỉ toàn bịa - nào chỉ vài bước là tới đảo, nào dừa hiện ra kia rồi, nào chim hót líu lo, thế mà chúng ta... Hãy bám cho chắc!
Một lần nữa đá lại rung chuyển vì đựt sóng vỗ mạnh, những cột nước lại bắn tung tóe lên tận trời xanh.
- Đợt sóng này có phần yếu hơn. Có thể, đúng là thủy triều bắt đầu xuống.
- Không dám nói ra, nhưng hình như tôi đã tính nhầm thời gian... thủy triều không phải bắt đầu xuống, mà bắt đầu lên.
... Sóng lại vỗ ầm ầm, đá lại rung chuyển dưới sức ép của khối nước nặng hàng nghìn tấn...
Thím Giẻ Lau tí nữa là bị sóng cuốn đi, nhưng nhờ bám được vào bác Địa Cầu, nên lại bò lên được chỗ tảng đá. Sau một hồi lâu không nói nên lời, thím ta bắt đầu khóc.
- Chết mất thôi! - thím khóc thút thít. - Nhất định chết! Xung quanh toàn đại dương. Bây giờ không ai cứu được chúng ta! Một người đàn bà bất hạnh như tôi cần gì những cuộc du lịch đến những miền nhiệt đới cơ chứ? Suốt đời tôi chưa hề thấy dừa và vẹt, thế mà tôi vẫn sống, có sao đâu. Trời xui đất khiến, bỗng dưng tôi lại nghĩ ra cái trò du lịch quái gở này làm gì.
Thím Giẻ Lau lại khóc thút thít và đột nhiên quay về phía bác Địa Cầu đang nín thinh như ngây như dại. Giọng nói của thím trở nên dữ tợn và đay nghiến...
- Tại bác tất cả - thím rít lên như muốn át cả tiếng sóng vỗ ầm ầm. - Bác quyến rũ tôi đến đây! Bác nói đến những hòn đảo toàn bằng san hô... Bác lấy tiếng lá dừa sột soạt, tiếng sóng vỗ rì rào để cám dỗ tôi... Bác ngắm đi! Nó kìa, cái sóng biển vỗ vào bờ của bác đang nhảy múa kìa! Thế mà là nhà địa lý đấy! May mà roi vào mỏm đá ở cái rạn này, chứ không thì roi tõm xuống nước, roi xuống biển khơi rồi!
- Thím có thấy-ấy không, - bác Địa Cầu buồn bã đáp. – Tỉ lệ xích của bán đỗ ở lớp học chúng ta bé quá. Nhìn nó, không thể ước tính chính xác được. Lần sau thì...
- Thôi! Thôi,... Nếu còn sống, tôi sẽ chẳng bao giờ cùng đi với bác nữa đâu! Nói chung, nếu thiếu Phấn Trắng... - Thím Giẻ Lau thở dài não nuột và sau giây phút lặng thinh, đưa mắt nhìn khắp khoảng không gian giữa rạn và bờ cát trắng.
- Phải tìm cách đi chứ! - nhà địa lý già chạm vào vai thím Giẻ Lau. - Hãy quyết định đi! Thủy triều mới bắt đầu lên thôi. Còn có thời giờ.
Thím Giẻ Lau không buồn trả lời. Thím đang mải nhìn mặt nước lay động bên cạnh tảng đá. Nước lên rõ mồn một.
Bác Địa Cầu bò đến rìa rạn và cũng nhìn xuống dưói nước. Rìa rạn dốc thẳng đứng. Trên thành rạn, rong rêu màu nâu chập chờn nhấp nhô theo gợn sóng. Trên các bậc đá, nhú ra những cây cứng nho nhỏ xen giữa đàn cá con, xanh có, vàng có, đỏ có đang boi lội tung tăng. Chốc chốc chú cá lại há những chiếc răng nhọn rỉa liên hồi những mẩu cành cây. Các cành cây liền vỡ tan, gãy vụn và đáng lẽ nổi lên thì chúng lại chìm xuống đáy biển như đá vậy.
- Tại sao thế nhỉ? - nhà địa lý già ngạc nhiên.
Nhưng liền sau đó đàn cá con bỗng biến mất tăm. Bác Địa Cầu nhìn chăm chú vào làn nước xanh - không còn một mống cá nào. Bỗng nhiên bác nhìn thấy một vật khiến bác rợn cả người. Từ dưói khe đá, một con mắt vàng to tướng, không lay động, có con ngươi đen hình bầu dục nhìn chằm chằm vào bác Địa Cầu. Thoạt tiên bác không hiểu đấy là mắt gì. Bác tưởng đấy là mắt của tảng đá đang theo dõi những vị khách không mòi mà đến.
Nhưng rồi từ trong khe đá, một chiếc tua nhỏ điểm những cái giác li ti ngọ nguậy nhô lên mặt nước. Tiếp đó chiếc thứ hai, rồi chiếc thứ ba... một thân hình kỳ quái, giống một cái bao tải tron tuột từ vách đá hiện ra.
- Bạch tuộc! - bác Địa Cầu thét to và quay ngoắt đi.
Thím Giẻ Lau run lên vì sợ hãi và kinh tởm, vội vã bò lên cao hơn.
- Thật ghê tởm! - thím lẩm bẩm. - Trông nó dang rộng những cái tua ra kìa! Nó chỉ mong cho có người roi xuống nước thôi!
Sau khi lần tới một khe đá, thím Giẻ Lau lại bắt đầu khóc ti tỉ.
- Tôi muốn về nhà! về với lớp học, về với bảng đen...
- về bảng đen, về bảng đen, về bảng đen, - bác Địa Cầu nhắc lại như cái máy, - về bảng đen... - và bỗng dưng bác nhảy cẫng lên, mồm la: - chúng ta cứu được rồi! Tại sao chúng ta lại có thể quên bẵng điều này nhỉ?!
- Điều gì vậy? - thím Giẻ Lau thắc mắc.
- Cái gấu áo thần kỳ của thím ấy mà, thím có thể xóa sạch tất cả cơ mà. Tất cả! Cả con bạch tuộc lẫn đại dương và hòn đảo - tất tần tật!
... Ngay lúc đó một đợt sóng khổng lồ từ một nơi nào đó trong đại dương đã lù lù nhô lên và chậm rãi lăn vào bờ như bị cưỡng bức. Nó lớn lên từng giây và di chuyển mỗi lúc một nhanh... Tức giận vì bị chỗ cạn chắn đường, cả khối nước gầm thét chồm lên, đem vòm nước trong suốt, che kín cả bầu trời, đoạn đổ ầm xuống các tảng đá. Tiếng ầm nặng nề vang lên trên khắp đại dương náo động. Dường như chính đại dương rên rỉ vì đã va phải đá vậy.
Khi nước rút và các tảng đá lộ ra, không còn thấy một ai ở đó nữa cả.
o O o
Ngọn đèn ngoài phố đu đưa, khi rọi sáng trần nhà, khi rọi sáng bức tường có treo tấm địa
đồ, khi rọi sáng chiếc bảng đen có Phấn Trắng đang rảo bước lui tới dọc theo gờ của nó, lòng vô cùng lo lắng.
- Liệu họ có làm sao không nhỉ? - chị Bút nói.
- Tôi không muốn nói chuyện với chị từ hôm qua cơ mà! - Phấn Trắng đáp lại.
- Nhưng tôi có nói gì về tôi đâu. Anh nên hiểu, họ đã biến đâu rồi!
- Lại bày trò đánh lừa nữa chứ gì?
- Không khi nào!
- Nhảm nhí! Tôi không tin chị nữa!
- Thì anh có thể tự đi mà xem! Dầu sao họ cũng chẳng có. Tôi đã tìm khắp phòng rồi. Có thể, ban ngày chị lao công đã mang họ sang phòng khác cũng nên? - chị Bút rụt rè nói.
- Nghỉ hè, ai cần những thứ ấy? - Phấn Trắng nhún vai.
Tôi đã hỏi cô Lọ Mực, chị Cửa Lớn, các anh Bàn Học Sinh, không một ai hay biết gì cả.
- Thế còn bác Tủ
- Cả trong bác Tủ cũng không có họ.
- Thế thì hoặc vì một lý do nào đấy họ được mang đến một nơi khác, hoặc là họ đã quyết định...
Chưa nói hết lời, Phấn Trắng bỗng tụt nhanh khỏi bảng.
- Nhưng có ai trong bọn họ biết vẽ đâu?
- Nhưng lại có thím Giẻ Lau biết xóa - và biết xóa cũng đã đủ rồi.
- Đủ thế nào? Tôi không hiểu!
- Tôi sẽ giải thích sau. Bây giờ chúng ta phải lập tức lục soát trong trường xem.
Phấn Trắng chạy đến cửa lớn, định chui qua khe cửa, nhưng khe cửa quá bé.
- Chị phải đi vậy - chị bé hơn!
Phấn Trắng nói nhát gừng. - Chị chui qua cửa và đi khám các lớp và các phòng khác xem sao!
- Có nên chăng? - chị Bút co rúm người lại.
Nghĩ đến nỗi phải đi lại một mình trong bóng tối như mực, trong ngôi trường vắng tanh vắng ngắt, từ lớp này đến lớp khác, chị ta cảm thấy rờn rợn.
- Có nên chăng? - chị Bút nhắc lại. - Bởi vì tôi cũng chưa bao giờ chui khỏi lớp này. Người ta đã mang tôi trong cặp da, tôi cũng chẳng biết mình đi đâu. hơn nữa, nếu bác Địa Cầu và thím Giẻ Lau còn ở trong trường thì có nghĩa là họ bình yên vô sự.
- Còn nếu họ không có ở đây thì sao? Nếu họ… Sao chị lại chần chừ như vậy? Có thể, một tai họa chết người đang đe dọa họ tại một nơi nào đó ở phía bên kia Quả đất cũng nên.
- Không hề gì. Tai họa nào cũng đều bị thím Giẻ Lau xóa sạch như không.
- Thím ta có thể không nhận ra, có thể không kịp?
- Hai người cơ mà. Không hề gì đâu. Chúng ta hãy đợi.
- Chị nhát gan. Vì vậy mà chị không chui qua khe cửa chứ gì?
- Tôi đã nói...
- Thôi được, tôi sẽ đi lục soát ngôi trường một mình, không cần chị, dầu tôi phải trả bằng giá nào đi nữa! - Phấn Trắng quay phắt đi và tiến về phía cái tủ.
Anh đến bên tủ, đưa mắt nhìn lên trên, đoạn leo nhanh lên chiếc bàn học trò bên cạnh, không hiểu để làm gì.
- Anh làm gì vậy? - chị Bút ngạc nhiên la lớn khi thấy Phấn Trắng đu người lên dây điện và bắt đầu leo lên.
Không có tiếng đáp lại.
Dây điện mắc cạnh tủ, chỉ vài phút sau Phấn Trắng đã đứng trên nóc tủ bằng phẳng.
- Trên đấy không có ai đâu! - chị Bút la to. - Tôi đã bảo với anh rồi cơ mà!
Phấn Trắng không buồn trả lòi chị ta.
Chị Bút thấy khó xử... Chị như muốn xin lỗi anh Phấn Trắng, muốn nói chị cũng lo cho các bạn, nhưng tính kiêu căng đã không cho phép chị làm như vậy.
- Anh leo lên đó làm gì? - chị Bút lại la lên.
Phấn Trắng không trả lời, anh đi đến sát mép tủ, nhìn xuống phía dưới và giật nẩy người. Khoảng cách từ nóc tủ đến sàn nhà lờ mờ trong đêm tối, xa đến ba mét. Phía dưới, đối diện với tủ, hiện lên rõ cái bóng khung cửa sổ.
“Bình tĩnh! Phải biết tự chủ!”
- Phấn Trắng bụng bảo dạ.
- Anh có thể nói cho tôi biết, anh có ý định gì vậy, hả?
- Tôi định làm mình bé bớt đi - Phấn Trắng nói vẻ giễu cợt, đoạn lùi lại vài bước để lấy đà. - Miễn sao đừng nát vụn thành nhiều mảnh. Còn thì sao cũng được!
Chị Bút kinh ngạc muốn ngăn Phấn Trắng lại, định nói to lên rằng tốt hơn là để chị ta đi tìm những người bạn của họ, nhưng cổ chị ta cứ như bị tắc lại.
Phấn Trắng hít một hơi dài như vận động viên bơi lội trước lúc nhảy và hô:
- Một, hai...
- Suỵt! - một tiếng sột soạt khó hiểu vọng lại. - Suỵt! Phương Đông!... Phương Đông!...
Phấn Trắng lắng tai nghe.
- Phương Đông! Phương Đông! - có tiếng ai đó lặp lại một cách hồi hộp. - Tai biến!... Tai biến!... Phương Đông!...
- Ai đấy? - Phấn Trắng nhìn vào bóng tối la to.
- Suỵt! Châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi, châu Úc.
- Tôi chẳng hiểu gì cả!
- Hình như thím Bản Đồ nói đấy! - chị Bút từ dưới la lên.
- Anh xuống nhanh đi! Anh trông kìa, toàn thân chị ta đang run bần bật.
Khi đến gần tấm địa đồ cũ treo trên tường, Phấn Trắng và chị Bút dừng lại, lòng rất đỗi băn khoăn.
Thím Bản Đồ run bần bật như đang lên con sốt. Tưởng chừng như trên khắp quả đất đang nổ ra một trận động đất kinh khủng. Đồng thời không hiểu sao chỗ nặng nhất lại đúng vào Nam bán cầu.
Phấn Trắng và chị Bút đưa mắt nhìn nhau.
- Sao thím ta đến nông nỗi này? Thím ốm chăng?
- Quần đảo Tình đồng chí!
thím Bản Đồ kêu sột soạt một cách đáng thương. - Cứu! Mong đợi... Mũi Hảo Vọng...
- Anh có hiểu gì không? - chị Bút hỏi.
- Chưa, nhưng...
-... Cứu! - thím Bản Đồ lặp lại. -... Hảo Vọng...
- Khoan! - Phấn Trắng thốt lên. - Dĩ nhiên thôi! Thím ta chỉ có thể nhắc lại những tiếng mà người ta đã viết trên thím ta? Tự thân Bản Đồ không biết nói. Hiện tượng này đôi khi cũng xảy ra với đồ vật.
- Quần đảo đồng ý... - Bản Đồ tỏ vẻ sung sướng.
- Thím ta đồng ý đấy, - chị Bút thốt lên. - Rõ cả rồi!
- Tôi thấy, chả có gì rõ cả! - Phấn Trắng đáp lại, trán nhăn lại vẻ lo lắng. - Cái gì làm cho bà thím láng giềng thường im hơi lặng tiếng của chúng ta phải xao xuyến như vậy? Thím ta muốn nói với chúng ta điều gì đây?
- Tình đồng chí! Quần đảo Tình đồng chí! - thím Bản Đồ lại sột soạt như van lon. - Mũi Hảo Vọng! Cứu!
- Tình đồng chí... Hảo Vọng... - Phấn Trắng lặp lại như cái máy và hết sức kinh ngạc trước ước đoán thoáng hiện ra trong đầu óc của mình. Anh thốt lên: - Chẳng lẽ thím muốn nói đến việc cứu những người bạn của chúng ta đã bị thất lạc à?
- Quần đảo đồng ý! - Bản Đồ sung sướng hẳn lên.
- Chúng ta là hy vọng cuối cùng của họ đây, - Phấn Trắng suy đoán tiếp những tiếng nói đầy bí ẩn. - Mũi Homer - hay là mũi Bão - thì rõ rồi. Nó nằm ở Nam Mỹ. Bởi vì mũi Bão là điểm cực nam ở Đất Lửa.
- S-s-s! - Bản đồ rít lên một cách tuyệt vọng. - Biển San hô! Quần đảo San hô!...
- Nhưng mũi Bão nghĩa là gì?
- Có nghĩa là đang bị bão, - chị Bút gọi ý.
- Đúng. Bây giờ hãy cho biết cụ thể, những người mất trí này hiện ở đâu... Biển San hô rộng lắm.
- Độ kinh đông: Một trăm năm mươi lăm, độ vĩ nam mười hai! - Bản Đồ thì thào rành rọt.
- Hay lắm! - Phấn Trắng thốt lên.
Anh ta lại trèo lên bàn học sinh và “à” một tiếng khi đến gần thím Bản Đồ.
- Rõ cả rồi! Chị xem đây này!
Anh chỉ cho chị Bút những vệt bẩn bôi đầy các lục địa và các đại dương.
- Xem đây này! - Phấn Trắng nhắc lại. - Rõ như ban ngày: thím Giẻ Lau đã xóa bản đồ! Chỉ có hòn đảo nhỏ tí ở biển San hô gần châu úc là còn sạch thôi. Nó còn được khoanh lại cẩn thận nữa là khác...
- ừ nhỉ, nhưng... thím ta làm như vậy để làm gì mới được chứ?
- Làm gì ư? Bởi vì thím ta đâu có biết vẽ. Nếu không làm như vậy, làm sao thím ta có thể đi du lịch được. Thế là thím Giẻ Lau xóa hết cả: lớp học, các bức tường và hầu như hết cả bản đồ, - tóm lại là xóa tất tần tật, trừ cái đảo nhỏ này không hiểu sao thím ta lại thích và để lại. Thế là sau khi mọi cái đã tan biến thì hòn đảo to ra, chiếm hết vị trí của những cái đã tan biến. Ta đã nói rằng chỉ cần biết xóa là đủ lắm rồi đó sao!
- Một sáng kiến tuyệt vời! - chị Bút thốt lên.
- Có gì mà tuyệt vời, - Phấn Trắng buồn bã nói. - Chẳng qua đây là một sự liều lĩnh, nhẹ dạ mà thôi! Cả tin đến ngu xuẩn, đến không thể tha thứ được! Bỏi vì với cách làm như vậy, có thể đưa đến những lầm lạc rất lớn. Chị nên hiểu cho, nếu để lại không xóa một điểm tí tẹo trên bản đồ thì trên thực tế nó lại là một vùng đất đai rất rộng lớn.
- Tỉ lệ xích! - thím Bản Đồ sột soạt tỏ ra thông cảm.
- Đúng vậy! - Phấn Trắng đồng ý. – Tỉ lệ xích của bản đồ khá bé. Một centimet trên nó ứng với hàng trăm kilômet ngoài thực tế. Cái hòn đảo mà bác Địa Cầu và thím Giẻ Lau định đến lại bé đến mức không có tên trên bản đồ. Thế nhưng nước xung quanh nó nhiều vô kể! Thêm vào đó, ở đây không phải chỉ có một, mà có hai mảnh đất liền. Nhưng rất nhiều vùng xanh đã bị xóa... Ôi, sao mà ẩu đến thế!
- Nghĩa là, do lầm lạc, - chị Bút ngắt lòi Phấn Trắng - mà họ có thể...
-... Họ có thể roi tõm xuống đại dương!
- Làm sao bây giờ? Lẽ nào chúng ta không thể cứu được họ hay sao?
- Tôi đang nghĩ đến điều ấy đấy...
Phấn Trắng cúi đầu, đi dọc theo tường nhà. “Có thể... nhưng thế thì rất mạo hiểm, - anh lẩm bẩm. - Nhưng không còn cách nào khác”.
- Thế này nhá, - Phấn Trắng nói và dừng lại trước mặt chị Bút. - Tôi sẽ vẽ một đảo nhỏ ở biển San hô lên bảng. Tôi ghi tọa độ...
- Nhưng làm sao chúng ta có thể đi đến đó một khi không có thím Giẻ Lau.
- Tôi đã có cách. Chị có thấy là mỗi khi giải một bài toán mà gặp chỗ sai thì người ta chỉ cần gạch chỗ sai đi. Chúng ta sẽ cho lớp học là sai. Các bức tường này, ngôi trường này đều sai tất. Chỉ trừ có một hòn đảo ở biển San hô.
- Đúng đấy! Phải làm như vậy thôi! - chị Bút thốt lên.
- Nhưng nếu các khách du lịch của chúng ta nằm ở đảo khác thì sao? Nếu họ còn bồng bềnh trên mặt nước, điều mà tôi không mong lắm, thì sao?...
- Thế là phải vẽ một chiếc tàu thủy con bên cạnh đảo. Chúng ta sẽ dùng nó để đi xem xét...
- Chúng ta thế nào? - Phấn Trắng cưòi khẩy. - Chẳng lẽ chị cũng muốn đi du lịch à? Bỏi vì chuyến đi này nguy hiểm hơn việc đi lại trong ngôi trường tối cơ mà?
Chị Bút cúi mặt, không trả lòi. Chị vô cùng hổ thẹn.
- Thôi được, - Phấn Trắng nói lúng búng. - Chúng ta sẽ không nhắc lại đến quá khứ. Còn nói đến chiếc tàu thủy con thì chẳng được tích sự gì: nó sẽ úp ngay trong đợt sóng đầu. Tàu thủy lớn như thật cũng chẳng giúp ích được gì: chúng ta không điều khiển nổi.
- Máy bay lên thẳng! - chị Bút gọi ý. - Một chiếc máy bay lên thẳng con con.
- Cũng không được: tôi không biết lái... Nhưng nếu...
Phấn Trắng lặng thinh. - Và có thể đây là một điều hay, anh dứt khoát: - Chúng ta sẽ đi bằng khí cầu. Và không phải chỉ bằng một khí cầu.
- Anh đã có dịp bay trên khí cầu chưa? - chị Bút hỏi. - Riêng tôi thì đến hình vẽ chúng tôi cũng chưa nhìn thấy.
- Tôi cũng chưa nhìn thấy khí cầu thật bao giờ. Tôi nghĩ đến những khí cầu hoàn toàn khác - những quả bóng cao su trẻ con. Có lẽ chỉ cần năm, sáu quả là đủ để nâng chúng ta lên.
- Nhưng làm sao bay được khi không có giỏ khí cầu?
- Không sao, chúng ta sẽ làm!
Phấn Trắng bước đến bảng và bắt tay vẽ nhanh. Trước hết anh kẻ một đường ngang chia đôi bảng. Phần trên anh vẽ mặt trời và năm quả bóng, các dây bóng được buộc vào giỏ khí cầu. Phần dưới của bảng một vài giây sau đã trở thành biển cả. Giữa biển, Phấn Trắng vẽ một cái vành lớn hình bầu dục. Chị Bút không thể hiểu cái vành ấy để làm gì. Nhưng liền đó, trên cái vành ấy đã xuất hiện những cây dừa và chị Bút đoán ra đó là một hòn đảo. Nhưng vì sao nó lại có hình dạng kỳ lạ như vậy? Xung quanh là nước, ở giữa cũng là nước!
Tiếp theo hòn đảo thứ nhất anh đã vẽ hòn đảo thứ hai.
Ở góc bảng, Phấn Trắng đã ghi tên gọi, vĩ tuyến và kinh tuyến của hai hòn đảo, đoạn lùi lại một bước và ngắm hình vẽ của mình.
- Có lẽ xong rồi đấy! - anh ta lẩm bẩm.
Suy nghĩ một lát, Phấn Trắng vẽ thêm vào giỏ một vài cái bao con trên đề chữ “Cát”.
- Bây giờ có thể lên đường được rồi!
Chị Bút muốn hỏi, đặt cát trên khí cầu làm gì, nhưng Phấn Trắng đã ra lệnh cho chị đứng cạnh chiếc thang anh đã vẽ, còn anh thì đi đến bức tường và sau giây lát chần chừ, anh vạch lên nó một dấu chéo đậm như gạch cái sai. Lập tức, bức tường như tan ra và biến mất.
- Bác lao công của chúng ta sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy khắp lớp học chỗ nào cũng đầy vạch chéo! - Phấn Trắng lẩm bẩm. - Nhưng không sao, chúng ta rồi sẽ tìm gặp được thím Giẻ Lau và thím ta có đủ thì giờ để lau sạch chúng. - Anh thở dài và gạch thêm một bức tường nữa.
Để đề phòng, chị Bút đã đứng sát cái giỏ vẽ.
Khi những cánh cửa sổ vừa bị gạch, bốn bề lập tức tối sầm
lại. Chỉ có những đường vẽ trên bảng là trắng lên một màu huyền ảo. Phấn trắng đi đến chiếc thang dây, gạch lên mép bảng và lập tức ánh sáng mặt trời chói chang chiếu thẳng vào mặt anh. Phấn Trắng nheo mắt lại và vội túm lấy những bậc thang trơn tuột của chiếc thang dây.
Khi anh mở mắt ra thì mặt nước xanh mênh mông của đại dương đã trải ra xung quanh và
dưói chân anh những làn sóng nối tiếp nhau xô đi vẻ lưòi nhác.
- Trèo vào đây! - chị Bút hốt hoảng la lên, nhô đầu ra bên ngoài chiếc giỏ rơm.
Mực Trắng Giấy Đen Mực Trắng Giấy Đen - Александр Дитрих 1926 - 1996 Mực Trắng Giấy Đen