Outside of a dog, a book is man's best friend. Inside of a dog it's too dark to read.

Attributed to Groucho Marx

 
 
 
 
 
Tác giả: Ngô Thế Vinh
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 26
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1142 / 22
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Pi - Chương 9 -
ột căn gác nhỏ hẹp, mái tôn thấp nóng hầm hập, phía trước nhà cây trứng cá đã lớn, lá xanh mềm mại xen lẫn những trái chín mọng đỏ. Ánh sáng bên ngoài hắt vào không đủ làm sáng đều căn phòng.
Một chiếc máy may, cạnh một chiếc giường gỗ vuông ngổn ngang những vải vóc, quần áo và thước kéo. Góc nhà phía ngoài là một bàn thờ nhỏ, chiếc ảnh bán thân khá lớn bày chính giữa đặt trên một chiếc giá phủ nhiễu đỏ. Di ảnh người chết rất trẻ, sự tương phản giữa vẻ cũ kỹ thô sơ của bàn thờ và cặp mắt sáng ngời của người trong ảnh dễ gợi mối thương tâm.
Bà cụ già ngót chín mươi, nằm trên một chiếc võng phía trong uể oải phe phẩy chiếc quạt nan rách. Chi ngồi giữa đống vải may chăm chút đơm những khuyết áo. Hà đi học vắng, cả nhà buồn lặng. Ở cái tuổi con gái lẽ ra nhiều vui tươi thơ mộng, Chi hầu như hoàn toàn thiếu điều đó. Từ ngày Tuân chết, mình Chi phải cáng đáng mọi chuyện. Sự nhẫn nại hy sinh có lẽ làm nàng quên thân mình. Chi không thuộc hạng người thiên về suy tưởng để có thể đặt cho đời mình một ý nghĩa là sự hy sinh cho tương lai của các em - nếu thế có lẽ đời nàng thêm được nhiều hạnh phúc. Đằng này sự hy sinh của Chi chỉ có ý nghĩa khuất phục theo một hoàn cảnh thiếu may mắn; công việc làm tất bật kiếm tiền nuôi một lũ em và bà ngoại chỉ có ý nghĩa là bổn phận - bổn phận của một người chị cả trong gia đình phải có. Tính an phận và nhẫn nại cam chịu làm cho Chi trở nên đáng thương hơn. Sự đền bù mà Chi nghĩ là hạnh phúc gia đình thực ra không có rõ rệt. Sau cái chết của Tuân, Chi vẫn lo sợ những bất chắc khác có thể đưa tới. Bà ngoại nàng đã đến tuổi gần đất xa trời. Chi thì vẫn cầu mong cho bà sống mãi, mặc dầu có lẽ vì bà mà nhiều lúc nàng phải lao đao; bà đau yếu như cơm bữa và thuốc thang chữa chạy. Nhưng Chi cảm thấy sự sống của bà đem lại cho nàng lòng can đảm sống và nguồn tin tưởng bao bọc vô biên. Cái quãng đời oanh liệt của bà hồi ở ngoài Bắc nay chỉ như một vang bóng thoảng qua. Sự thừa thãi đầy đủ ngày trước chỉ khiến bà càng thêm thấm thía về tình đời. Trước kia, nghe kể bà ngoại vẫn nổi tiếng về lòng nhân từ. Chi còn nhớ bà kể trong năm Dậu đói kém, bà đã mở kho lúa phân phát cứu sống được bao nhiêu người. Cuộc đời giàu có và nhân đức ấy đã chẳng được đền bù. Nhiều lúc Chi tự an ủi vu vơ: “không ai giàu ba họ khó ba đời”, mấy đời trước, nghe kể lại nhà nàng vẫn có tiếng là giàu có, nàng đoán có lẽ theo chu kỳ ấy đến nay là lúc nàng phải chịu cảnh nghèo khó – đó là sự dĩ nhiên thôi. Chi biết bà ngoại có sống thêm nữa cũng chỉ là để kéo dài cái quãng đời đã xế chiều trong cảnh thiếu thốn như hiện tại thì cũng chẳng sung sướng nỗi gì. Chi nghĩ có lẽ ông trời đã đền đáp để cho bà thêm tuổi thọ, sống lâu mãi cho tới ngày hôm nay và những hôm sau. Bà tuy quá già nhưng không trở nên khó tính nên Chi càng thấy thương mến bà hơn. Nhưng kể từ ngày Tuân mất đi, chuỗi ngày còn lại của bà chỉ là những buồn rầu thương xót. Bà đã rất tin tưởng và hy vọng vào đứa cháu đích tôn của bà. Chả gì nó cũng đã lớn nhanh nhẹn và thông minh, nó còn trẻ lắm mà công danh đã khá – hơn cả ông Tú Xương, đậu cả hai bằng Tú tài dễ dàng. Mỗi lần Tuân về thăm nhà, bà mừng hết chỗ nói và vẫn đùa gọi Tuân là “cậu Tú kép”. Nó giỏi dang thế mà lúc nào cũng tỏ vẻ kính yêu bà. Bà thỉnh thoảng vẫn bảo đùa nó:
“Mày lớn rồi, học hành đã thành đạt, nghe tao lấy vợ đi để bà có chắt bế.”
Nghe thế Tuân nó chỉ cười và chối quanh. Tuy nói thế bà vẫn chả muốn ép nó làm gì. “Còn trai trẻ, để cho nó bay nhảy, giữ nó lại đâu có được!”, trong bụng bà nghĩ thế.
Cái tin Tuân chết làm cả nhà bàng hoàng. Duy bà ngoại là có vẻ đau đớn nhất. Chi lúc ấy lo ngại cho sức khoẻ của bà vô cùng. Nàng biết rằng tuổi già như bà mà lại phải sống trong sự sầu khổ thất vọng thì dễ mà bỏ đàn con cháu lắm. Thường ngày, Chi vẫn bị ám ảnh về ý nghĩ đó. Thật vậy, từ ngày Tuân mất đến nay, Chi thấy bà ít nói hẳn, bà không chịu ăn uống đều như trước kia nữa. Cả ngày bà chỉ nằm dài trên chõng một cách mỏi mệt, mắt nhìn lên quãng trống không. Có khi cả ngày và chỉ quanh quẩn ở chiếc bàn thờ phía ngoài thắp hương cúng vái. Chi chưa bao giờ thấy bà khóc nhưng biết bà vô cùng khổ sở. Có lẽ tuổi già làm cạn hết nước mắt hay sự đau đớn đến quá độ làm bà như người mất hồn thẫn thờ đến không biết gì nữa. Chi cũng hiểu được phần nào sự thất vọng của bà khi không còn một đứa cháu trai nối dõi để trông coi việc cúng giỗ ông bà tổ tiên. Cả nhà còn lại là một lũ con gái - lấy chồng rồi tụi nó như người ngoại tộc, kể như mất. Sự mỉa mai đưa tới là vào gần tuổi chín mươi như bà, lại mỗi sáng chiều thắp những nén hương trên bàn thờ đứa cháu mà bà tin yêu nhất. Mỗi ngày Chi đều lân la kiếm chuyện nói với bà mấy câu để nàng vẫn tin rằng bà còn sống. Hôm nay như một thói quen, Chi chạy vào hỏi bà vui vẻ:
“Bà xơi trầu để cháu giã một cối?”
Chưa đợi bà trả lời, Chi nói tiếp như tự khen mình:
“Gớm hôm nay mua được mấy lá trầu ngon quá. Cau bà Tám biếu phải là trầu này ăn mới đáng.”
Như sực nhớ ra điều gì, bà ngoại hỏi:
“Nhà Tám tới lúc nào, tao muốn gặp nó quá lâu ngày rồi.”
“Dạ vừa mới hôm qua, lúc tối bà đương ngủ con không dám đánh thức.”
Chi bỏ lửng câu nói vừa rồi, xong tự nói bâng quơ:
“Ai ngờ lại tử tế thuỷ chung đến thế!”
Nàng ám chỉ tới việc bà Tám lại chơi hôm qua – bà Tám chịu ơn ngoại từ ngoài Bắc nên sau này vẫn nhớ tới và lại thăm. Nhưng chữ “thuỷ chung” gợi cho Chi một ý niệm về gia đình, một người chồng. Không có một người đàn ông căn nhà như thiếu mái. Chi lơ đãng nhìn ra phía ngoài cửa sổ, mái tôn bốc rực hơi nóng, làn không khí trên đó long lanh như thuỷ tinh. Chi buồn nản chạy vội vào nhà như cố tránh một nỗi buồn không đâu đang hiện tới chầm chậm…
Mây Bão Mây Bão - Ngô Thế Vinh