I would never read a book if it were possible for me to talk half an hour with the man who wrote it.

Woodrow Wilson

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Upload bìa: Hồ Khánh Thiện
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1626 / 34
Cập nhật: 2018-05-19 20:10:35 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9/10
ôi đang thả hồn theo một cơn mơ đẹp tuyệt vời bỗng dưng có ai đó đá vào chân tôi một cái mạnh, khiến tôi choàng tỉnh. Khi mở mắt ra, tôi thấy Trấn đứng nhăn răng cười.
- Thôi, tỉnh giấc mơ hoa đi mày, có khách từ Sài Gòn tới chơi.
Tôi hết hồn:
- Ai vậy?
- Hai đứa con gái.
Tôi lườm Trấn:
- Thôi, đừng có giỡn. Ở chốn khỉ ho cò gá này con gái nào tới tìm. A, hay là mày ở lâu trên này rồi gặp hồ ly tinh hóa thành các cô gái đẹp như trong truyện liêu trai?
- Ừa, có lẽ là hồ ly tinh thật.
- Có xưng danh tánh chi không?
- Không.
Tôi cười:
- Trâ"n ơi, mày đừng có giỡn dai như vậy. Thiếu gì chuyện giỡn, tao đang ngủ và đang nằm mơ. Một giấc mơ tuyêt. vời bỗng dưng bị mày phá đám. Con người ta ít khi có được một giấc mộng đẹp, thế mà mày nỡ phá, giâc' mơ không tới hai lần. Mày nghe chứ?
- Thì tao đền cho mày một giấc mơ khác, ra mà tiếp hai đứa con gái đẹp mê hồn kia đi.
- Ðẹp mê hồn thì chỉ có hồ ly tinh thôi.
- Tao không biết, tao chán con gái lắm rồi. Tao giao nhà cho mày luôn.
Trấn nói xong, cụp đôi mắt sầu đời của nó xuống và quay đằng sau bước. Tôi cười, đưa tay lên dụi mắt nhìn ra một khoảng không gian đầy nắng. Tiếng ve râm ran báo cho tôi biết bây giờ đang là buổi trưa. Như vậy l à tôi đã ngủ được một giấc ngon lành, giấc mộng đẹp vừa tan, tôi cũng quên rất nhanh.
Tôi nghe có tiếng cười khúc khích phía trước nhưng không đoán được là ai. Tôi ra sau giếng kéo nước rửa mặt thật nhanh và vòng ra khoảng sân trước nhà. Ngạc nhiên làm sao tôi thấy nhỏ em đi cùng với Kiều Mơ, hai đứa con gái Sài Gòn chắc lạ lùng trước thiên nhiên hùng vĩ mà lần đầu tiên trong đời mới thấy được, cho nên cứ mải mê ngắm cảnh chuyện trò trong tiếng cười dòn tan. Còn tôi thì khỏi phải nói, ngạc nhiên đến tròn mắt vì sự xuất hiện của Kiều Mơ. Ðúng là tôi đang nằm mơ, hay gặp lại người trong giấc mơ?
- Ô, mới đi có mấy ngày mà coi anh ta lạ ghê.
Nhỏ Phố quay lại thấy tôi, nó reo lên và nhìn tôi như người từ cung trăng mới xuống. Còn Kiều Mơ thì chớp mắt ra vẻ xúc động, đứng nép dưới một tàn cà phê, mặt đỏ bừng vì ngượng.
- Ủa, sao hai người lại quen nhau?
Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Kiều Mơ tới nhà mấy lần, nói hết chuyện với em rồi. Con gái người ta dễ thân nhau và đồng cảm lắm. Kiều Mơ nằng nặc đòi lên trên này tìm anh, và hôm nay hai đứa quyết chí đi tìm.
Tôi chợt nhận ra chiếc xe du lịch màu trắng sữa đậu dưới bóng cây, bác tài xế đứng tuổi đang đi bách bộ với Trấn qua mấy cây cà phê um tùm, có lẽ Trấn đang trổ tài giới thiệu khu vườn cà phê của nó.
- Xe của ai vậy?
- Dĩ nhiên không phải của em rồi.
Phố cười.
- Kiều Mơ mang xe lên rước "ông" về đấy. Tại sao khi không "ông" lại bỏ Sài Gòn mà lên tận trên này. Ông chạy trốn ai vậy?
Chẳng lẽ tôi nói chạy trốn em, cho nên tôi cười, tôi nói dối bằng một câu tôi chưa hề định trước:
- Tôi chạy trốn... mọi người.
- Xời ơi, mọi người đâu có làm gì cho phải sợ mà chạy trốn. - Phố cười dài, phá đám.
- Trên này đẹp quá. Ðẹp hơn cả vườn cây Lái Thiêu phải không "ông"? - Kiều Mơ hỏi.
Tôi rất ghét cái tiếng "ông" mà Kiều Mơ gọi tôi. Nghe nó có vẻ... xốc hông làm sao thế nào ấy. Nhất là khi Kiều Mơ cố tình nhắc lại những kỷ niệm trong vườn cây Lái Thiêu.
- Ừ, đẹp thật đó, nhưng những người ham vui không thể ở lại đây một giờ.
- Tại sao vậy?
- Vì ở đây không phải hồ tắm Thủ Ðức.
Kiều Mơ hiểu tôi xỏ cô bé, nên nhăn mũi cười:
- Vậy mà em đã ở đây hơn một giờ đồng hồ rồi đó. Trong lúc ông ngủ khò.
- Kiều Mơ đi đâu vậy? - Tôi giả bộ ngây thơ.
- Ði theo Phố lên đây rước anh về Sài Gòn chứ đi đâu.
- Tôi không về, tôi ở trên này luôn cho tới già.
Tôi nói buông thõng một câu như gã chán đời kinh niên làm Phố phát cười lên:
- Ôi, tội nghiệp ông anh của tôi ghê nơi.
- Ta cóc cần nhỏ tội nghiệp.
- Nhưng dù sao anh cũng phải trở lại Sài Gòn thôi.
- Nhưng ai bắt buộc được ta đâu, khi ta còn muốn đi giang hồ.
- Nhưng chẳng lẽ đám cưới của Phố, anh cũng không về chia vui sao? - Kiều Mơ hỏi tôi.
Phải nói là tôi ú ớ trước nguồn tin này. Tôi trợn mắt nhìn nhỏ em, nó cười cười, vẻ mặt ngượng ngùng, e lệ làm tôi phát sùng.
Tôi hỏi xẵng giọng:
- Có thật vậy không nhỏ?
- Thật.
- Ðám cưới nhỏ với... ai?
- Vô duyên, với Viễn chứ còn với ai nữa. Lẽ ra em chưa chịu đâu, nhưng đùng một cái Viễn đưa cha mẹ tới nhà. Và không hiểu sao ba má mình cũng bằng lòng cho đám cưới.
Tôi ôm đầu, rên lên thành một tiếng than:
- Trời đất ơi, tôi sẽ điên lên mà chết.
- Chết nỗi gì, đám cưới vui thấy mồ anh phải về dự chứ sao lại than thở?
- Kiều Mơ không biết đâu, thằng đó là bạn của tôi.
- Vậy thì đáng mừng chứ sao.
- Mừng nỗi gì - tôi bỗng sừng sộ - chẳng lẽ mai mốt nó gây lộn với nhỏ Phố, hai đứa đánh nhau, tôi biết về phe ai?
- Anh đứng giữa can ra. - Phố cười nói.
- Thật, nhỏ làm ta bất ngờ quá. Giống y như từ cung trăng rớt xuống vậy. Bao giờ tổ chức đám cưới?
- Ngay cuối tuần này, tổ chức ở nhà hàng. Bởi thế ba má kêu anh về để phụ lo.
- Viễn đâu?
- Anh ấy cũng về quê của ảnh để chuẩn bị rồi.
- Nhỏ ham vui, làm mùa hè của ta bị gián đoạn. Ta đang sống hồn nhiên với núi rừng, bây giờ trở lại thành phố ồn ào đó ta không thích đâu.
- Ðám cưới xong cho anh trở lên đây lại và cho anh sống tới già. Chỉ sợ rồi anh sẽ không bao giờ lên trên này nữa thôi.
- Ta muốn đi đâu ta đi, có trời cản.
- Trời không cản, nhưng có một người cản, được không?
Phố háy mắt rồi nhìn Kiều Mơ. Tôi hiểu nhỏ em muốn noí gì rồi. Tôi cười:
- Thằng Viễn nó bị nhỏ xỏ mũi, chứ còn ta, đừng có hòng. Ta chẳng bao giờ dại dột để cho con gái quay như dế đâu.
- Rồi anh sẽ biết. Thôi, bây giờ anh vào xách va ly trở về Sài Gòn được rồi.
- Nhỏ ra lệnh cho ta à?
- Em thay măt. ba má ra lệnh cho anh, được không? - Phố vênh mặt đáp.
Tôi nổi sùng:
- Nếu ta không chịu về, chẳng lẽ nhỏ lại bắt trói ta như trói con dông sao?
Phố ngạc nhiên;
- Con dông là con gì?
- Con đó thấy ghê lắm, nhưng ta chỉ ví dụ vậy thôi.
Kiều Mơ cười:
- Em cũng chưa nhìn thấy con dông bao giờ, nhưng dù cho nó dữ cách mấy em cũng không sợ. "Ông" đừng có dọa.
- Tôi không dọa mà đúng y boong như vậy đấy.
Tức quá tôi chạy vào nhà mang xâu dông Trấn vừa bắt ban sáng mang ra thảy dưới chân hai đứa con gái. Những con dông còn sống nhăn, chúng đang ngọ nguậy, màu da rằn ri, hoa lá đang biến đổi màu sắc dưới nắng khiến hai cô gái khiếp sợ bỏ c hạy. Tôi cười giòn vì được một dịp trả thù nhỏ em cho bỏ ghét.
- Anh đừng có đùa dai nữa, con dông thấy ghê quá.
Phố đang từ xa nói tới. Tôi cười, bắt chước giọng quảng cáo khô dông của Trấn:
- Coi nó thấy ghê vậy đó nhưng mà thịt của nó rất ngọt rất thơm.
- Ngọt thơm thì anh ăn chứ em không dám đâu. Ðừng có quảng cáo mất công.
- Ta đem xâu dông này về Sài Gòn xẻ thịt phơi khô, mai mốt làm quà đãi khách dự đám cưới của nhỏ, chịu không?
Kiều Mơ nói:
- Ông dám đãi thì em cũng dám ăn lắm à.
- Thôi mà, đừng có đùa dai nữa, anh mau vô xách va ly về Sài Gòn. Ba má đang chờ ở nhà.
- Nhỏ gấp chứ ta đâu có việc gì phải gấp mà hối. Ðúng không?
- Em đã cố tình mang xe lên đây rước "ông" về là chẳng phải chuyện đùa. Nếu "ông" không về, em sẽ giận "ông" suốt đời. Ðám cưới Phố xong, em cũng phải đi xa rồi, có lẽ "ông" sẽ chẳng bao giờ gặp em nữa đâu.
Câu nói của nhỏ em thì tôi xem thường, nhưng câu nói của Kiều Mơ khiến tôi rúng động. Tôi nhìn vào đôi mắt quen thuộc ấy giống như có cả một hồ nước dịu vợi.
Tôi hỏi:
- Em đi xa, nhưng mà đi đâu?
- Xa lắm.
- Tận cùng thế giới chăng?
- Cũng gần giống như vậy. Ông không thể biết được chỗ đó đâu.
- Tại sao em lại phải đi?
- Em phải đi theo gia đình. Em còn nhỏ lắm mà, em đâu có thể lớn như ông và sống một mình được?
Dĩ nhiên cô bé không thể sống một mình được rồi. Nhưng tại sao lại phải theo gia đình đi xa thì tôi không tiện hỏi thêm, nhưng biết chắc rằng Kiều Mơ không nói đùa.
- Nhanh lên anh Hưởng.
Nhỏ em giục. Tôi thở dài quay vào nhà sửa soạn đồ đạc vào va ly. Trấn đội chiếc nón rơm rộng vành từ ngoài nắng bước vào ngưỡng cửa, che ánh sáng thành một cái bóng màu xám. Nó nhìn tôi thu dọn đồ đạc, không nói không rằng, Trấn huýt sáo miệng dúi vào valy tôi một gói khô dông, nó cười:
- Quà cho mày mang về thành phố nhậu vào những buổi chiều để nhớ Long Khánh chơi.
- Tao về đám cưới nhỏ em xong tao sẽ lên.
- Bao giờ lên cũng được, ngôi nhà này sẵn sàng đón tiếp mày. Nhưng tao biết sẽ chẳng bao giờ mày đặt chân lên chốn khỉ ho cò gáy này nữa đâu.
- Tại sao?
- Ðơn giản là mày không lên đây nữa, vậy thôi. Còn chuyện gì thì chính bạn biết rõ hơn tôi.
- Tao chưa biết gì cả.
- Thôi, đừng có làm bộ. Tụi mình già đời hết rồi chứ có phải con nít đâu. Thôi, tạm biệt.
Tôi chưa nói kịp lời nào, Trấn đã bỏ đi. Cái bóng của Trấn mất hút vào vườn cây.
- Thằng cha kỳ cục. Bất lịch sự hết chỗ chê.
Tôi quay lại, nhỏ em đã vào đứng sau lưng tôi từ lúc nào và phê bình Trấn một câu cay độc.
- Tánh nó vậy đó.
- Lúc ở Sài Gòn ảnh đâu có vậy. Bộ lên đây ở một mình ảnh "mát" hay sao ấy.
- Tại nó không thích phụ nữ.
- Phụ nữ ai mà không thích? - Phố quắc mắt nhìn tôi.
- Nó hận đời sau khi giận vợ.
- Còn anh có hận gì đâu mà cũng làm bộ xa thành phố yêu dấu?
- Ta hận nhiều thứ lắm chứ.
- Anh là chúa ba xạo.
- Rồi, về Sài Gòn nhanh lên, đừng nói một hồi ta đổi ý ráng chịu.
Tôi xách va ly ra chỗ xe hơi đậu. Chiếc xe bóng loáng phơi cái màu dịu mát trong nắng sớm. Tuy nhiên sự hiện diện của chiếc xe du lịch nơi núi rừng đất đỏ này thật không hợp chút nào, nhưng nếu không có chiếc xe vào tận đây rước, nghĩ tới đoạn đường từ đây ra tới quốc lộ mà phải cuốc bộ tự nhiên tôi nổi da gà.
Tôi được "sắp xếp" ngồi băng dưới với Kiều Mơ. Khi xe chạy ra đường cái, con đường đất đỏ thẳng tắp dưới màu xanh của lá cây là mới đẹp làm sao.
- Phải về sớm hơn dự did.nh thiệt uổng - Tôi than thở.
- Phố nói "ông" thất tình nên mới bỏ Sài Gòn mà đi trốn lên chốn núi rừng này. Ông thất tình ai vậy?
- Tôi thất tình kinh niên, danh từ y học gọi là thất tình... mãn tính.
- Chữa được không?
- Chắc là không.
Kiều Mơ cười khúc khích:
- Ðể rồi em sẽ chữa cho ông khỏi bệnh.
- Em chữa chắc tôi mau chết lắm.
Tôi ngó sang Kiều Mơ hỏi nhỏ:
- Em sẽ đi đâu?
- Ðã bảo là em đi xa, không còn ở đây nữa.
- Ði ngoại quốc à?
- Em không muốn nhắc tới câu đó, vậy mà ông đã nói ra. Ðúng, em sẽ theo gia đình đi xuất cảnh, ở bên đó mấy ông anh của em bảo lãnh.
Tôi bồi hồi trong ít phút. Rõ ràng là Kiều Mơ không nói đùa, nhưng sao câu chuyện của cô bé nói ra lại bằng một giọng điệu tỉnh khô như vậy? Tôi nhìn ra hai bên đường, chiếc xe lao đi thật nhanh, vượt qua những vạt nắng, những vùng cây lá xanh tươi. Tôi có cảm giác sương mù đang tan loãng vào khoảng không gian bao la chung quanh. Tự nhiên tôi thở dài đánh thượt một cái.
- Tại sao ông thở dài? - Kiều Mơ hỏi.
- Vì tôi không thể thở ngắn.
- Ông buồn à?
- Tôi không được vui.
- Tại sao?
- xin miễn trả lời.
- Ông dở ẹc.
- Tôi vốn không giỏi giang gì. Ngồi bên cạnh em, tôi lại càng dở hơn. Thôi, chịu vậy chứ biết làm sao bây giờ.
- Ừ, có lẽ ông cũng đừng nói gì, như vậy hay hơn. Dù sao em cũng chưa đi liền đâu, còn ít nhất cũng một tháng nữa.
Tôi nhắm mắt lại. Hình như xe đã ra tới quốc lộ và đang trên đường trở về Sài Gòn.
o0o
Sau đám cưới, Viễn được một số ngày phép và nó đưa Phố về quê để giới thiệu với họ hàng trước khi trở vào quân trường học tiếp. Căn nhà thiếu nhỏ em bỗng trở nên hoang vắng lạ lùng. Dù sao có cái miệng tía lia của nó, ba má tôi cũng đỡ buồn. Nhưng biết làm sao được, ba má tôi than thở - con gái lớn lên thì phải có chồng.
Còn tôi bao giờ sẽ lấy vợ? Ông bà cũng đã đăt. cho tôi câu hỏi như vậy sao hôm đám cưới của nhỏ em. Nhưng tôi chỉ cười trừ.
Mẹ tôi ca cẩm:
- Cái thằng lông bông suốt đời thôi, tao thấy mày như người ngủ mơ vậy.
- Lấy vợ sớm cũng khổ. Kệ, cho nó lang thang đã đời, chừng nào chán hãy lấy vợ, vì lấy vợ như đeo cái gông vào cổ.
Dĩ nhiên ba tôi bị mẹ liếc xéo một cái dài ngoẵng. Ông hiểu là mình phải im lặng và câu chuyện nên chấm dứt ở giai đoạn sắp bùng nổ một trận chiến tranh.
Chiều hôm nay trời lại vừa đổ một cơn mưa lớn. Sau cơn mưa bầu trời hãy còn mù đục và khoảng sân loang loáng nước. Tôi nằm một mình trong căn phòng vắng lặng nghe cây lá xào xạc trong cơn gió tươm đầy bụi nước mà nhớ Trấn lạ lùng. Bây giờ chắc Trấn đang khề khà bên chai rượu mít và khô dông nướng thơm phức. Trấn có nhớ tôi không? Tôi ngao ngán trở lại với công việc bình thường là đọc những bức thư thắc mắc từ bốn phương gởi về và tìm lời giải đáp sao cho... ai nấy đều vui vẻ, hài lòng. Trong khi đó thì tôi như chơi vơi trong một nỗi buồn vô hạn.
Tiếng chuông gọi cổng bất ngờ làm tôi choàng dậy. Tôi nhảy xuống những bậc thang lầu như bị ma đuổi để chạy ra mở cổng, bởi vì tôi hy vọng có một thằng bạn thân nào đó tình cờ ghé chơi. Ðang buồn, có người bạn thân để đấu láo, nghĩ cũng đỡ buồn quá đi chớ. Nhưng người hiện ra trong cánh cổng rộng mo8? Không phải là một tên bạn trai mà lại là... Kiều Mơ.
- Ông ngạc nhiên lắm phải không? - Kiều Mơ cười hỏi tôi:
- Như từ cung trăng rớt xuống
Tôi đáp với một chút bối rối vì bất ngờ. Kiều Mơ đi vào và nói:
- Em ghé xem ông làm gì trong buổi chiều mưa như thế này.
- Tôi đang nằm khoèo và buồn muốn chết.
- Ông mà cũng biết buồn ư?
- Bộ em tưởng tôi có trái tim bằng đá xanh hay sao vậy?
Kiều Mơ khúc khích cười:
- Việc chi mà ông phải buồn.
- Ở nhà môt. mình buồn, vậy thôi.
- Bây giờ em tới chơi với ông, nghĩa là ông có hai mình trong căn nhà, vậy đã hết buồn chưa?
- Tôi cũng chưa biết được.
- Ông không mời em vào nhà à?
- Ồ... tôi quên. Bây giờ mời em vào trong nhà, nếu như em không sợ trời tối.
- Ông bật đèn?
- Hôm nay cúp điện.
- Thiệt là xui. Sao nhà ông bị cúp điện hoài vậy?
- Tôi không hiểu tại sao hôm nay lại cúp điện. Bình thường không có.
Kiều Mơ ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế sa lông rộng. Cô bé thả hai nhánh tóc đen nằm hững hờ hai bên vai. Chà, hôm nay Kiều Mơ diện áo dài, một chiếc áo dài trắng đúng nghĩa nên làm cho cô bé thánh thiện thập bội.
- Ông nhìn em dữ vậy?
- Tại em mắc áo dài... lạ quá.
- Xấu òm chứ gì?
- Không, em rất đẹp.
- Phố có về đây không ông?
- Không. Sau ngày đám cưới nó theo chồng luôn rồi.
- Như vậy trong căn nhà này chỉ còn mình ông thôi.
- Còn ông bà già nữa chứ.
- Ai nói chuyện đó.
- Ừ, nếu vậy thì coi như chỉ còn mình tôi. Do đó tôi buồn vô cùng.
Kiều Mơ ngậm mấy sợi tóc trong miệng. Nếu tôi làm thầy giáo, chắc chắn tôi sẽ la Kiều Mơ, vì như vậy là mất vệ sinh. Nhưng rất tiếc tôi chưa phải là thầy giáo, cho nên trước cử chỉ dễ thương đó tôi lại càng thấy Kiều Mơ đẹp hơn. Căn phòng tối mờ mờ, vì vậy bóng Kiều Mơ với chiếc áo dài trắng nổi bật lên một cách rực rỡ.
- Em tới để từ giã ông đây.
- Em đi đâu?
- Ddã báo trước với ông rồi. Em sẽ theo gia đình đi nước ngoài vào cuối tuần này.
- Nhanh dữ vậy sao?
- Vâng. Thời gian đi nhanh lắm ông ạ. Chính em cũng không ngờ.
Tôi nói với giọng hốt hoảng:
- Em ở lại không được sao?
- Không. Gia đình bắt em phải đi.
- Em có thể không đi.
- Em còn nhỏ lắm, chưa quyết định độc lập được đâu. Em còn tùy thuộc vào gia đình rất nhiều.
- Như vậy thì buồn quá.
- Tối hôm qua em đã khóc rất nhiều. Ông biết tại sao em khóc không?
Tôi lắc đầu. Kiều Mơ nói giọng buồn buồn:
- Ông không đoán được à?
- Con gái bí hiểm lắm, hơi sức đâu mà đoán.
- Ông dở quá.
- Ừ, tôi dở thiệt. Mẹ tôi vẫn chê tôi nhiều thứ, trong đó có việc so sánh giữa tôi và nhỏ em, bà cũng chê tôi thua nhỏ em xa.
- Có bao giờ ông khóc không?
- Không.
- Tại sao?
- Bởi vì khi tôi muốn khóc, tức là lúc tôi cười. Giữa hai thứ khóc và cười tôi quyết định chọn nụ cười, để làm cho cuộc đời dễ chịu hơn.
- Còn khi ông không cười được?
- Tôi sẽ cười gượng. Cười mếu, cười đủ thứ miễn là không khóc.
Kiều Mơ chớp mắt, ngước nhìn tôi. Trong phút chốc tôi có cảm tưởng đôi mắt ấy sũng nước, vì nó... buồn quá.
- Ông còn giận em điều gì không, nhất là bức thư hôm trước em gởi cho ông đó?
- Tôi là người mau quên, cho nên chuyện ngày hôm qua tôi không hề nhớ.
- Ông nói thiệt chứ?
- Bộ em tưởng tôi là tay nói dóc chuyên nghiệp sao?
- Không phải vậy.
- Mà bức thư đó em đã viết những gì nhỉ?
Kiều Mơ cắn môi:
- Nếu ông quên thì đừng nhớ nữa làm gì.
- Tôi sẽ không nhớ gì hết.
- kể cả em?
- Không, em thì khác. Em không phải là bức thư.
- Ðối với anh, em là gì?
- là con nhỏ đã xô tôi một lần bên hồ tắm và đã làm cho tôi ngã nhào, suýt chút nữa chết đuối.
- Ông vẫn còn thù em à?
- Không, làm sao tôi thù em cho được, kể cả nếu tôi bị chết đuối thật.
- Em cám ơn ông rất nhiều.
- Em uống nước đi. Tôi không có bỏ thuốc mê trong nước đâu.
Kiều Mơ cười:
- Nếu có thuốc mê em cũng sẵn sàng uống như thường.
- Em không sợ à?
- Em chẳng sợ gì cả.
Nói xong, Kiều Mơ bưng tách trà nóng lên uống từng ngụm. Tôi cũng uống một ngụm trà, ngả đầu lên thành ghế nhìn qua khung cửa sổ.
-Sao ông im lặng thế?
- Tôi biết nói gì bây giờ? - Tôi nhìn Kiều Mơ đáp.
- Em đi rồi ông có buồn không?
- Chắc là buồn lắm.
- Ông có nhiều bạn gái lắm mà. Kiều Mơ chỉ là một người bạn nhỏ thôi. Không ai nhớ một người bạn nhỏ của mình cả.
- Tôi khác. Tôi rất ghét những người bạn lớn. Bởi vì họ chơi với tôi bằng đủ thứ lừa lọc. Bạn nhỏ không có vậy.
- Em đã chẳng từng lừa lọc ông là gì?
- Tôi thích bị em lừa lọc.
- Trước khi em đi xa, ông không thể mời em đi chơi một lần cuối cùng sao?
- Tôi sợ em bận.
- Không, chiều nay em rảnh, em có thể đi chơi với ông tới khuya.
- Em thích đi những đâu?
- Ði bất cứ đâu cũng được, miễn đừng ra khỏi thành phố thôi.
- Vậy em chờ tôi mười lăm phút nhé.
Bỏ Kiều Mơ ngồi chờ, tôi phóng lên phòng thay quần áo rồi trở xuống. Tôi nói với cô bé:
- Chúng ta đi.
Ðường phố sau cơn mưa mang một vẻ khác lạ, cây lá như tươi đẹp hơn và không khí mát lạnh. Tôi chở Kiều Mơ đi dưới những hàng cây còn rắc bụi nước. Kiều Mơ ngồi phía sau, đưa bàn tay ra hứng lấy những vụn nước từ trên cao rớt xuống và nói:
- Em đi xa chắc nhớ mãi những con đường đẹp tuyệt vời như thế này.
- bây giờ mình đi đâu đây cô bé? - Tôi hỏI.
- Ddã bảo tùy ông mà.
- Sao em cứ gọi tôi là ông hoài vậy, bộ không còn tên gì khác để gọi nữa sao?
Kiều Mơ cười khúc khích:
- Tại vì em thích như vậy.
- Ði xa em cũng thích gọi tôi như vậy à?
- Em ít khi thay đổi thói quen.
Tôi lặng lẽ thở dài, Kiều Mơ thúc vào hông tôi hỏi:
- Tại sao ông thở dài?
- Tôi biết trả lời em thế nào bây giờ? - Tôi đáp giọng buồn buồn.
- Thôi ông lo chạy xe đi, không khéo đụng người ta bây gờ.
- Em sợ chết lắm hả? - Tôi ấm ức hỏi.
- Chết ai mà không sợ.
- Tôi không sợ chết.
- vậy ông cứ chết một mình đi, đừng để em bị xe cán chết, tội lắm.
Tôi đưa Kiều Mơ tới nhà hàng Văn Thánh, khiến cô bé ngạc nhiên hỏi:
- Ông cũng biết chỗ này nữa à?
- Chỗ nào mà không biết.
- Ông có tới đây với ai bao giờ chưa?
- Tôi chỉ tới đây với em lần đầu.
- Em không tin lắm đâu.
- làm sao cho em tin bây giờ? - Tôi hỏI.
Kiều Mơ không trả lời, cô bé nhìn tôi rất lâu với một nụ cười khó hiểu. Tôi chọn chiếc bàn kê dưới bóng một cây dừa đang múa những tàu lá xanh tươi trong khoảng không gian sũng nước.
- Chúng ta phải ăn một cái gì, nếu không sẽ đói bụng.
- Sao ông biết em đói bụng?
- Bởi vì tôi đang đói, cho nên tôi nghĩ em cũng đói theo tôi.
- Vậy ông gọi thức ăn đi, và nhớ đừng quên gọi cho em chai bia.
- Em lại muốn cụng ly với tôi à?
- Lần này chắc em say trước ông quá.
- Kệ, trước khi chia tay nhau, tôi cũng muốn say một lần cuối cùng.
- Ông noí buồn quá vậy. Em đi rồi em cũng sẽ quay về thăm ông mà.
- Nghìn trùng xa cách, ai dám tin lời em nói.
- Ông không tin thì ông buồn rán chịu, chứ em nói rất thành thật.
- Con gái nói khó tin lắm.
- Sao ông thù phụ nữ quá vậy?
- Ờ... có lẽ tôi bị lây tên bạn thân bị vợ bỏ.
- Em có bỏ ông đâu?
Thức ăn được dọn ra, một bữa cơm Việt Nam đúng nghĩa với canh chua cá lóc và cá rô kho tộ. Trướ ckhi Kiều Mơ đi xa tôi cố ý đãi cô bé hai món này để cho cô bé nhớ mãi. Nhưng nếu sang bên kia, cô bé có nhiều thức ăn ngon, lạ miệng hơn, cô bé lỡ có quên thì tôi cũng đành chịu.
- Ôi, ngon quá.
May sau khi tôi gă"p thức ăn bỏ vào chén cho Kiều Mơ, cô bé thốt lên tiếng khen rất vui. Tôi hỏi:
- Sao chưa ăn mà em khen ngon?
- Chưa ăn mới ngon chứ, ăn rồi còn nói làm gì.
Có lẽ tôi phải hiểu câu nói của Kiều Mơ theo hai nghĩa.
Kiều Mơ Kiều Mơ - Từ Kế Tường Kiều Mơ