I find television to be very educating. Every time somebody turns on the set, I go in the other room and read a book.

Groucho Marx

 
 
 
 
 
Tác giả: Paul Auster
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Đỗ Quốc Dũng
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3351 / 200
Cập nhật: 2017-09-12 19:28:08 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6
nh cảm thấy thật kỳ diệu, thậm chí trong cả chính trải nghiệm thực sự nguyên bản của mình, khi cảm thấy chân mình đứng trên mặt đất, cảm thấy lá phổi mình phồng lên và va chạm với không khí anh hít vào, khi biết rằng nếu anh cứ đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia thì anh có thể bước từ nơi anh đang đứng tới nơi anh muốn đến. Anh cảm thấy thật kỳ diệu khi trong vài buổi sáng, ngay sau khi thức dậy, lúc anh cúi xuống buộc dây giày, anh cảm thấy lòng ngập tràn niềm vui căng đầy, một niềm vui cùng lúc vừa tự nhiên vừa đồng điệu với thế giới, rằng anh cảm thấy mình đang sống trong khoảnh khắc hiện tại ấy, một hiện tại bao quanh và thấm vào anh, anh thấy bàng hoàng với nhận biết đầy đột ngột và mạnh mẽ rằng anh đang sống.
Và niềm hạnh phúc anh phát hiện trong bản thân mình vào khoảnh khắc ấy thật là kỳ diệu. Cho dù chuyện ấy có kỳ diệu hay không, thì anh cũng thấy niềm hạnh phúc kia thật kỳ diệu.
* * *
Đôi khi có cảm giác như chúng ta đang lang thang quanh một thành phố mà chẳng có mục đích nào. Chúng ta bước xuống phố, ngẫu nhiên rẽ vào một con phố khác, ngừng lại để ngắm nghía những khe gờ đắp nổi của một tòa nhà, cúi xuống để nghiên cứu một vết than trên vỉa hè gợi nhắc cho ta về những bức tranh mà ta ngưỡng mộ, nhìn vào khuôn mặt những người đi ngang qua ta trên phố, cố gắng hình dung ra cuộc đời họ mang theo bên trong mình, bước vào một quán ăn rẻ tiền cho bữa trưa, bước ra ngoài và tiếp tục con đường tới dòng sông (nếu thành phố này có một dòng sông), để ngắm những con thuyền khi chúng trôi qua, hoặc một con tàu lớn đậu ở bến cảng, có thể sẽ lẩm nhẩm hát một mình khi bước đi, hoặc có thể huýt sáo, hoặc có thể cố nhớ lại điều chúng ta đã quên. Đôi khi dường như chúng ta chẳng đi đâu cả khi bước quanh thành phố, rằng chúng ta chỉ tìm cách giết thời gian, và chỉ có sự mệt mỏi mới khuyên chúng ta nên dừng ở đâu và khi nào. Nhưng cũng như bước chân này chắc chắn sẽ dẫn tới bước chân khác, ý nghĩ này chắc chắn sẽ nối đuôi theo ý nghĩ trước đó, và trong một sự kiện thì một ý nghĩ sinh ra nhiều hơn một ý nghĩ khác (có thể là hai hay ba ý nghĩ, bình đẳng với nhau về tất cả những hệ quả sau đó), việc không chỉ theo ý nghĩ từ khởi nguyên cho đến đoạn kết luận mà còn phải lần ngược lại ý nghĩ ban đầu để theo chân ý nghĩa thứ hai tới kết luận của nó, rồi quay sang ý nghĩ thứ ba và cứ thế, với cách này, nếu chúng ta cố gắng dựng nên hình ảnh quá trình hoạt động của tâm trí, một mạng lưới các đường đi sẽ bắt đầu được vẽ ra, giống như hình ảnh của mạch máu trong cơ thể con người (trái tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch), hoặc như hình ảnh một bản đồ (các con phố, chẳng hạn thế, nhất là một thành phố lớn, hoặc thậm chí những con đường, như trong bản đồ ở các nhà ga, trải rộng, cắt đôi, và uốn khúc quanh co hết cả châu lục), vì thế điều chúng ta thực sự làm khi rảo bước qua thành phố là suy nghĩ, và suy nghĩ theo cách mà những ý nghĩ ấy tạo ra một hành trình, và hành trình ấy không nhiều hơn cũng chẳng ít hơn những bước chân chúng ta bước, vì thế, vào đoạn cuối, chúng ta có thể an tâm mà nói rằng mình đã trải qua một hành trình, và thậm chí chúng ta không rời khỏi phòng, thì đó vẫn là một hành trình, và chúng ta có thể an tâm mà nói rằng chúng ta đã ở đâu đó, thậm chí ngay cả khi chúng ta chẳng biết đó là nơi nào.
* * *
Anh lấy từ giá sách một cuốn sổ mỏng anh mua từ mười năm trước ở Amherst, Massachusetts, một món quà kỷ niệm anh mua nhân dịp ghé thăm nhà của Emily Dickinson, nghĩ ngợi về cảm giác kiệt sức kỳ lạ xâm chiếm anh vào cái ngày anh đứng trong căn phòng của nữ thi sĩ: thở hắt ra, như thể anh vừa mới trèo lên trên đỉnh của một ngọn núi. Anh bước quanh căn phòng nhỏ, tràn ngập ánh nắng, nhìn vào tấm khăn trải giường trắng, những món nội thất được đánh bóng loáng, nghĩ về một nghìn bảy trăm bài thơ đã được viết ở đó, cố gắng nghĩ về chúng như một phần của bốn bức tường kia, và thất bại trong nỗ lực ấy. Nếu từ ngữ luôn luôn tồn tại trong thế giới, anh nghĩ, thì thậm chí nếu không có thế giới nào để bước vào, thế giới đã có sẵn ở đó, trong căn phòng ấy, điều ấy có nghĩa là căn phòng đã xuất hiện trong các bài thơ chứ không phải là ngược lại. Giờ đây anh đọc, trên trang cuối của cuốn sổ, trong đoạn phát biểu kỳ quặc của một người viết vô danh:
“Trong căn phòng ngủ kiêm phòng làm việc này, Emily đã thông báo rằng linh hồn có thể nhập vào cộng đồng riêng của nó. Nhưng bà nhận ra rằng ý thức vừa là giới hạn vừa là tự do, vì thế thậm chí ở đây bà chính là con mồi của sự tự cầm tù trong nỗi tuyệt vọng hay sợ hãi… Với những vị khách nhạy cảm, căn phòng của Emily chứa đựng một bầu không khí dồn nén nhiều trạng thái xúc cảm của nữ thi sĩ bao gồm cả sự chế ngự, căng thẳng, giận dữ, thoái lui hay tràn đầy cảm hứng. Có thể nhiều hơn bất cứ chốn di tích nào của nền văn học Mỹ, nơi đây biến sự lao động cần cù trong thế giới nội tại vốn là thói quen của dân tộc, thu nhỏ trong Emily, trở thành biểu tượng.”
* * *
Bài hát đi cùng với Sách của Ký ức, Solitude, do Billie Holiday hát. Trong bản thu ngày 9 tháng Năm, 1941 của Billie Holiday và dàn đồng ca của bà. Thời gian trình diễn: ba phút mười lăm giây. Như sau: Trong nỗi cô độc của em anh ám ảnh/ Với sự mơ màng của những ngày trôi qua./ Trong nỗi cô độc của em anh mỉa mai chế giễu/ Với những ký ức không bao giờ chết… Với tên tác giả ghi là D. Ellington, E. De Lange và I. Mills.
* * *
Phép ẩn dụ đầu tiên về giọng nói của phụ nữ. Được tiếp nối bởi sự liên hệ với nhiều kẻ khác.
Bởi vì anh tin rằng có giọng nói của sự thật – cứ coi như là có một thứ là sự thật, và cứ coi như sự thật có thể nói – thì nó phải được phát ra từ miệng của một phụ nữ.
* * *
Một chuyện cũng có thật khác là đôi khi ký ức cũng quay về với anh bằng giọng nói. Đó là giọng nói vang lên bên trong anh, và đó không cần thiết phải là chính giọng của anh. Nó nói với anh bằng chất giọng có thể kể các câu chuyện cho một đứa trẻ, và chưa kể đôi khi giọng nói ấy trêu bỡn anh, hoặc yêu cầu anh phải chú ý, hoặc nguyền rủa anh theo những câu chẳng rõ ràng. Đôi khi nó cố tình bóp méo các câu chuyện nó đang kể cho anh, thay đổi các thành tố cho phù hợp với ý thích, phục vụ cho thú vui kịch tính hơn là sự thật. Rồi anh phải nói chuyện lại với nó bằng giọng của chính mình và bảo nó dừng lại, và thế là trả nó về cõi tĩnh lặng mà nó sinh ra. Vào lúc khác thì nó hát cho anh nghe. Cũng có lúc khác nó thầm thì. Và rồi có lúc nó chỉ ngâm nga, hoặc ê a, hoặc gào khóc trong đau đớn. Và thậm chí khi nó không nói gì, anh biết là nó vẫn ở đó, và trong sự im lặng khi giọng nói ấy chẳng nói gì, anh lại chờ nó cất tiếng.
Jeremiah: “Rồi tôi nói, A, Chúa Bề Trên! khoan đã, tôi không thể nói: bởi vì tôi là một đứa trẻ. Nhưng Chúa trời nói với tôi, nói rằng không, ta là một đứa trẻ, vì ngươi sẽ đi đến tất cả những nơi ta phái ngươi tới, và ta bảo ngươi nói gì thì ngươi phải nói nấy… Rồi Chúa đưa tay ra, và chạm vào miệng tôi. Rồi Chúa nói với tôi, đứng yên, ta phải đặt lời của ta vào miệng ngươi.”
Khởi Sinh Của Cô Độc Khởi Sinh Của Cô Độc - Paul Auster Khởi Sinh Của Cô Độc