Những trận chiến lớn nhất chính là những trận chiến trong tâm trí chúng ta.

Jameson Frank

 
 
 
 
 
Tác giả: Charlotte Bronte
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Phạm Thu Hông
Upload bìa: Ngô Thúy Ngọc
Số chương: 15
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2551 / 74
Cập nhật: 2015-10-19 19:57:34 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9: Ở Thornfield Hall
hật khó mà tưởng tượng được sự thể xảy ra có dễ chịu cho một nữ gia sư khi đến nhận việc không. Khi tôi đến Thornfield Hall sau một cuộc hành trình dài thì trời đã tối. Ngôi nhà thấp, dài chìm trong bóng tối, trên một khu đất rộng yên tĩnh, chỉ có một ánh đèn chiếu ra từ một cửa sổ có che màn. Tôi được dẫn vào trong một căn phòng có bà Fairfax đang ngồi đan cạnh một lò sưởi lung linh ánh lửa hồng, một con mèo lớn đang ngồi nghiêm trang dưới chân bà.
Bà có dáng dấp qúy phái, đứng tuổi, nhỏ nhắn, rất sạch sẽ đúng như tôi đã tưởng tượng ra. Bà đội chiếc nón góa phụ và mặc áo dài đen. Bà tiến lên chào tôi thân ái, rồi mời tôi ngồi vào chỗ bà. Bà gọi một tớ gái, đưa cho chị ta chùm chìa khóa của phòng chứa đồ, bảo chị ta mang trà nóng đến cho tôi, và cắt cho tôi mấy miếng bánh sandwich. Bà nói nhanh:
– Chắc là cô lạnh lắm, phải không cô? Ngồi gần lò lửa đi. Cô có mang theo hành lý, phải không?Tôi thây nó đã được mang lên phòng cô rồi.
Tôi nghĩ:” Bà ta xem mình như khách. Mình chưa khi nào nghe ai đối xử với nữ gia sư như vậy! Mình cứ tưởng người ta sẽ lạnh lùng khó khăn chứ!”
Bà Fairfax thân hành rót trà mới tôi, nói chuyện rất thân ái và tôi cảm thấy bối rối khi bà lưu tâm đến tôi qúa nhiều, ngoài sức mong đợi của tôi.Tôi hỏi:
– Thưa Bà, tối nay tôi gặp cô Fairfax chứ?
– Cô Fairfax à? ồ cô muốn nói cô Varens chứ gì? Tên học trò của cô đấy.
– ồ thế em không phải là con gái của bà à?
– Không, tôi không có gia đình. Tôi rất vui mừng có cô đến đây. Thornfield là một ngôi nhà cổ, đẹp, đã bị bỏ quên từ lâu, mặc dù Leah và các gia nhân khác đều dễ thương, mình cũng không thể nói chuyện bình đẳng được, cho nên rất cô đơn ở đây vào mùa đông.Tuy nhiên, cháu Adele Varens đã đến vào đầu mùa thu với cô giữ trẻ, và cháu nhỏ đã làm cho ngôi nhà sinh động lên liền. Nhưng đã mười hai giờ rồi, chắc cô đi đường xa mệt. Tôi chỉ phòng cho cô, nó ở cạnh phòng tôi. Phòng nhỏ, nhưng tôi chắc cô sẽ thích hơn các phòng lớn ở đằng trước. Những phòng này có đồ dùng đẹp hơn, nhưng trông buồn và cô quạnh lắm.
Tôi cám ơn lòng tốt của bà và theo bà lên lầu. Bậc thang và tay vịn toàn bằng gỗ sồi. Cửa sổ ở thang lầu cao và có gắn kính. Nhiều cửa trong các phòng ngủ mở ra phía một hành lang dài, trông có vẻ như một nhà thờ cao rộng hơn là nhà ở, và khi đi dọc theo hành lang, kích thước dài rộng của nó đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh.
Tôi hài lòng được ở trong một phòng nhỏ và thoải mái. Màn cửa sổ màu xanh và nền nhà trải thảm, thật khác xa sàn gỗ để trần của Lowood, đến nỗi lòng tôi tràn ngập hạnh phúc và lòng biết ơn. Tôi cảm thấy cuối cùng thì một chương đời mới tốt đẹp hơn đang mở rộng trước mắt tôi, tôi đi ngủ lòng biết ơn vô cùng.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy, mặc áo quần cẩn thận. Mặc dù áo quần mới của tôi đơn giản bình thường, nhưng bản chất của tôi luôn luôn muốn sạch sẽ. Thỉnh thoảng tôi ước mình cao lên và nghiêm nghị, đôi má hồng đào, có đôi môi hình trái anh đào thay vì nhỏ con, xanh xao va xấu xí! Tôi không lưu tâm qúa đến bề ngoài. Tuy nhiên, sáng nay, khi tôi chải mướt mái tóc của mình, mặc áo dài màu đen có cổ trắng nhỏ, tôi nghĩ rằng mình trông đáng kính để làm hài lòng bà Fairfax, và để cô học trò mới của tôi khỏi phải sợ sệt.
Khi tôi xuống lầu, mọi thứ trông có vẻ trang nghiêm và to lớn, nhưng tôi lại ít quen thuộc với những gì to lớn. Hôm ấy là sáng tháng mười đẹp đẽ, tôi bước ra khỏi cánh cửa mở một nửa để ra ngoài bãi cỏ, ngước mắt nhìn lên chỗ ở mới của tôi. Ngôi nhà cao ba tầng: phần chính xây bằng đá, bao lơn màu xám chạy quanh tầng trên, trông rất lộng lẫy. Có bầy qụa khoang trong đám cây ở sau nhà, chúng bay trên bãi cỏ, trên sân đất để rồi đáp xuống ở trên đồng cỏ mênh mông. ở đây tôi có thể thấy những cây gai cao to lớn như những cây sồi, do đó vùng này mới có tên gọi là “Đồng gai”. xa hơn nữa, là những dãy đồi không cao như quanh vùng Lowood, một làng nhỏ men theo các sườn đồi, nhà cửa nép mình dưới những hàng cây. Người ta có thể thấy một tháp chuông nhà thờ gần cái cổng ngăn các lãnh điạ Thronfield với đường cái.
Tôi đang ngẫm nghĩ một ngôi nhà to lớn như vậy mà chỉ có một bà già như bà Fairfax sống, thì bà liền xuất hiện trên ngưỡng cửa chào tôi:
– Chào cô Eyre, qủa cô là người thức dậy qúa sớm. Cô có thấy thích Thornfield không?
Tôi nói với bà là tôi thích lắm. Bà bảo:
– Vâng, đây là một nơi xinh đẹp, nhưng tôi sợ nó sẽ lộn xộn mất, trừ khi ông Rochester quyết định sống luôn ở đây. Những ngôi nhà rộng rãi, những đất đai, cần phải có mặt của chủ nhân.
Tôi thốt lên:
– Ông Rochester! Ông ta là ai vậy?
Bà đáp:
– Chủ nhân của Thornfield. Thế cô không biết tên ông ta à?
Dĩ nhiên là tôi không biết. Tôi chưa bao giờ nghe tên ông ta, nhưng bà già cứ ngỡ là ai cũng biết đến ông ta. Tôi nói:
– Tôi cứ nghĩ Thornfield là của bà đấy.
– Của tôi à? Mong Ơn trên gia hộ cho tôi, ý nghĩ hay qúa! Tôi chỉ là quản gia mà thôi. Thực ra thì tôi có bà con với nhà Rochester bên mẹ tôi, nhưng tôi chỉ xem mình như một người quản gia bình thường mà thôi.
Thế còn cô bé học trò của tôi?
– Ông Rochester là người giám hộ của cô ta. Ông ta yêu cầu tôi tìm cho cô ấy một nữ gia sư. Kìa cô bé đây rồi, có cả chị giữ trẻ nữa đấy.
Một cô gái nhỏ khoảng tám tuổi chạy băng qua bãi cỏ, tóc bé uốn quăn xõa xuống lưng. Bà Fairfax nói:
– Chào cô Adela. Đến chào cô giáo dạy cháu đi, cô ấy sẽ giúp cháu một ngày nào đó trở thành người thông minh lanh lợi.
Tôi nghe cô bé nói tiếng Pháp với chị giữ trẻ. Khi họ đi về phía chúng tôi, tôi hỏi:
– Cả hai đầu là người ngoại quốc à?
– Cô giữ trẻ là người Pháp và Adela sinh ra ở lục địa, chỉ bỏ đấy về đây mới có sáu tháng.Khi lần đầu cô ấy đến đây, cô không nói được một chữ tiếng Anh nào. Tôi không hiểu lắm vì cô ấy thường pha tiếng Pháp vào. Tôi chắc là cô rồi cũng thế thôi.
May thay tôi hiểu Adela không khó khăn lắm, và khi chúng tôi ăn điểm tâm, cô bé bắt đầu nói tiếng Pháp, kể cho tôi nghe chuyện vượt eo biển Anh quốc vào mùa thu
Cô bé bảo:
– Cháu bệnh, Sophie và cả ông Rochester cũng vậy. Giường cháu như cái kệ và cháu gần văng ra khỏi giường.
Bằng thứ tiếng Pháp lưu loát, cô bé kể cho tôi nghe về tuần lễ tuyệt diệu họ sống ở Luân Đôn sau đó.
Bà Fairfax hỏi tôi:
– Cô bé nói nhanh như vậy cô có hiểu không? Cô hỏi bé về gia cảnh của bé ra sao.
Cô bé trả lời:
– Cháu ở với má lâu rồi. Má thường dạy cháu khiêu vũ, hát và ngâm thơ. Rất nhiều các ông các bà htường đến thăm má và cháu nhảy với họ, ngồi trên đầu gối họ. Bây giờ cô muốn nghe cháu hát không?
Bé đã ăn xong điểm tâm, cho nên tôi để bé xuống ghế. Nó đến đứng bên tôi, nắm hai bàn tay bé bỏng lại với nhau, ngước mắt nhìn trần nhà khi bắt đầu hát một bài trong các vở nhạc kịch. Bài hát kể một câu chuyện về một thiếu nữ bị tình phụ- tập cho một em bé còn nhỏ hát một bài như vậy thì thật qúa kỳ lạ. Rồi bé ngâm một bài thơ tiếng Pháp.Vào tuổi của bé mà có nhiều tài như thế qủa cũng hiếm. điều này chứng tỏ bé được luyện tập khá kỹ càng. Tôi bèn hỏi bé:
– Có phải má em đã dạy cho em không?
– Dạ phải, rồi em đến ở với ông bà Federic. Nhà bà ấy không đẹp bằng nhà má, và em ở đó không lâu.Ông Rochester hỏi em có muốn đến ở với ông ở nước Anh không. Em nói muốn. Em biết ông trước cả bà Federic, ông thường cho em áo quần đẹp và đồ chơi. Nhưng ông lại bỏ đi mất tiêu, và em chưa bao giờ gặp lại ông ấy cả.
Sau buổi điểm tâm, Adela và tôi đến thư viện, nơi đây đã trở thành phòng học. Tất cả những cái gì ở đây chúng tôi cũng có thể dùng cho bài học hết, và cũng có một chiếc đàn dương cầm và một cái giá để vẽ. Tôi quyết định buổi sáng đầu tiên chúng tôi phải được thoải mái, cho nên tôi cho Adela về nghỉ với chị giữ trẻ vào khoảng mười hai giờ trưa.
Khi tôi đi lên lầu để lấy giá vẽ và bút chì, thì bà Fairfax đang đứng trong phòng gần thư viện gọi tôi. Tôi bước vào.
– Phòng đẹp qúa! – Tôi thốt lên
Tôi chưa bao giờ thấy một cái phòng đẹp như thế. Nó rất rộng, rất bề thế, ghế dựa và màn đều màu tím, một tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ, các bức tường đều trang hoàng hình trái hồ đào, một cửa sổ lớn bằng kính màu sặc sỡ, trần nhà cao, thiết kế thật qúy phái.
Bà Fairfax đứng bên chiếc bàn dài đẹp đẽ ở giữ phòng.Bà nói với tôi:
– Đây là phòng ăn. Tôi vừa đến để mở cửa cho không khí và ánh sáng lùa vào một chút, kẻo cái phòng lâu ngày không dùng tới, đồ đạc ẩm mốc hết. Cái phòng khách bên cạnh y như cái nhà kho, tôi cũng phải đến để mở cửa sổ ra cho thoáng.
Bà đưa tay chỉ một của tò vò rộng. Chúng tôi bước tới gần hai bậc cấp rộng để bước qua cửa. Tôi thấy bên kia cửa là một căn phòng qúa đẹp, những tấm thảm màu trắng có thêu những chùm hoa, giường ghế trong phòng màu đỏ sẫm, những đồ trang hoàng bằng kính xứ Bohemian màu đỏ hồng. Giữa nhiều cửa sổ trong phòng là những tấm kính rộng phản chiếu vẻ huy hoàng của căn phòng toàn màu trắng và màu đỏ.
Tôi nói với bà:
– Thưa bà Fairfax, bà đã giữ gìn những căn phòng này đẹp đẽ qúa!
Bà giải thích cho tôi nghe:
– Tôi luôn luôn chuẩn bị những căn phòng này sẵn sàng như thế, bởi vì khách hay đến thăm ông Rochester rất đột xuất, rất bất ngờ. Ông yêu cầu phòng ốc thật đẹp và phải sẵn sàng như vậy.
– Thế bà có mến ông ấy không? Mọi người có mến ông ấy không? – Dĩ nhiên là ai cũng mến ông ấy, nhưng xem ra thì ông ấy cũng hơi đạc biệt. thường thường mình không chắc được ông ta đang đùa hay thật, không chắc ông vừa ý hay hài lòng, nhưng nói chung thì ông ấy là một ông chủ nhà rất tốt.
Dó là tất cả những gì tôi biết về ông chủ của bà Fairfax và của tôi. thế rồi tôi không nghĩ đến nữa
Khi chúng tôi bước ra khỏi phòng ăn, Bà ấy đi lên lầu, tôi đi theo bà, thầm phục ngôi nhà qúa đẹp và qúa ngăn nắp. Tôi nhận ra những phòng ngủ ở phía trước ngôi nhà thật qúa lớn, một số phòng ở tầng ba lại rất hấp dẫn, vì chúng trông có vẻ cổ kính. Có phòng kê những chiếc giường xưa đến hàng trăm năm, và có những chiếc tủ chạm trổ lâu đời bằng gỗ sồi và gỗ hồ đào. Có những chiếc ghế dữa và ghế đậu bọc nệm, lót vải thêi trên chỗ ngồi đã lâu năm, nét thêu rất tinh vi và vẫn còn rõ nét. Tất cả những đồ cổ này tạo cho tầng ba của Thornfield hall không khí của một viện bảo tàng.
Tôi hỏi bà quản gia:
– Gia nhân đều ngủ theo dọc hành lang này ư?
Bà Fairfax đáp:
– Không, họ ngủ trong mấy cái phòng nhỏ hơn ở đằng sau. Ai lại đi ngủ ở đây.Người ta cứ đồn đại rằng có ma ở Thornfield Hall. Chắc những cái phòng này đã ám ảnh họ đấy.
Tôi đồng ý với bà:
– Tôi cũng nghĩ như vậy. Làm gì có ma. Mà…thực không có chuyện ma qủy chứ, thưa bà?
– Tôi thì không tin, mặc dù họ cứ bảo nhau dòng học Rochester một thời từng ác liệt lắm. Cô có muốn lên sân thượng để ngắm cảnh không?
Tôi đi theo bà lên một cầu thang hẹp đến gác lửng, rồi leo một cái thang, chui qua một cánh cửa sập, bước ra ngoài một sân htượng là mái bằng suốt toàn bộ ngôi nhà
Chúng tôi ở cao ngang tầm giang sơn của loài qụa. Tôi có thể nhìn thấy tổ của chúng trong những cây du. Tực người trên bao lơn bằng đá, tôi nhìn xuống, thấy vườn tược, ruộng nương trải dài bất tận trước mắt tôi như một bản đồ.
Bãi cỏ non chạy đến tận các bức tường màu xám của ngôi nhà, đồng ruộng lác đác những cây cổ thụ, một lối đi chia cánh rừng làm hai đầy rêu xanh. Nhà thờ màu xám ở ngay cổng nhà, con đường uốn khúc, bên kia là những ngọn đồi yên tĩnh- tất cả tạo thành một bức tranh nhiều màu sắc thanh bình dưới ánh mặt trời mùa thu, bức tranh chạy mãi đến tận chân trời xanh ngắt tuyệt đẹp.
Quen với ánh sáng ngoài trời, khi tôi quay lại thì lối đi xuống bỗng trở nên tối thui. Tôi phải đứng đợi bà Fairfax trong hành lang dài, tối của tầng ba. trong khi bà buộc lại cánh cửa ở gác lửng.
Trong lúc tôi bước đi nhẹ nhàng theo dọc hành lang của những phòng bỏ trống, tôi bỗng nghe có tiếng cười cười: tiếng cười khô khan, gay gắt.Tôi dừng lại, tiếng cười lại nổi lên lớn hơn, tạo thành tiếng vang trong các phòng khác ở hai bên hành lang tối tăm, nhưng tôi đoán chắc tiếng cười chỉ xuất phát ở trong một phòng mà thôi
Tôi gọi bà quản gia vì tôi nghe tiếng chân bà sau lưng tôi.:
– Bà Fairfax ơi! Bà có nghe tiếng cười đó không? Ai vậy thưa bà?
Bà đáp:
– Tuồng như một gia nhân nào đấy. Có lẽ là chị Grace Poole. Chị ấy may vá trong một phòng nào đấy. Thỉng thoảng Leah hay đến chơi với chị và họ làm ồn lên thế đấy.
Tiếng cười cứ lập đi lập lại và hình như sau tiếng cười ấy có tiếng càm ràm nho nhỏ.
Bà Fairfax kêu lên:
– Chị Grace!
Tôi chẳng thấy ai trả lời, bởi vì tiếng cười nghe rất bất thường. Tiếng cười chỉ xảy ra giữa ban đêm chứ không phải ban ngày, cho nên tôi cảm thấy cứ rờn rợn trong người. Thế rồi một cánh cửa gần chỗ chúng tôi bật mở, khiến tôi rất ngạc nhiên. Một gia nhân xuất hiện. Chị ta khoảng bốn mươi: người chị vuông vắn, chắc nịch, mặt mày xấu xí, rắn rỏi. Thật khó tưởng tượng lại có người xấu hơn ma như vậy!
Bà Fairfax bảo:
– Này chị Grace, ồn lắm đấy nhé. Hãy nhớ lệnh mà làm chứ!
Chị ta vâng lời, quày qủa bước vào phòng.
Bà Fairfax nhìn tôi nói tiếp:
– Chúng tôi mướn chị ấy may vá và giúp Leah làm việc nhà. Nhân tiện xin hỏi cô, sáng nay cô đã tìm hiểu học trò mới sao rồi?
Khi chúng tôi đến những phòng bên dưới, tôi mới thấy mình yên ổn và vui sướng, và Adela vội chạy đến đón chúng tôi. Bữa ăn tối đã dọn sẵn chờ chúng tôi.
Jane Eyre Jane Eyre - Charlotte Bronte Jane Eyre