Số lần đọc/download: 1690 / 37
Cập nhật: 2016-12-18 07:44:43 +0700
Chương 8: Sa Vào Bãi Lầy
S
au những cuộc phiêu lưu xa hơn nữa, tôi trở lại Phnompenh và thu xếp để gặp Quốc trưởng, Thái tử Norodom Sihanouk. Tôi chưa biết chắc mình sẽ được tiếp như thế nào. Tôi đã vào đất nước của ông ta với giấy tờ căn cước giả và đã vượt qua vượt lại biên giới với Nam Việt nam một cách phi pháp.
Khi tôi vào buồng khách tại Điện Săm-ca Mon, ông ta nắm lấy tay tôi trong cả hai tay của mình và nói: “ông Burchett, tôi được biết rằng ông đã đạt được một kỳ công phi thường. Xin chúc mừng!”. Cùng lúc một chai sâm banh được mở ra và một thợ ảnh đã chụp khi hai cốc chạm nhau..
Tôi có mang theo một quà tặng của ông Nguyễn Hữu Thọ, nguyên luật sư của Sài Gòn và hiện là chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam. Một vài ngày sau khi tôi đến miền Nam, du kích Mặt trận dân tộc giải phóng đã chiếm một trại huấn luyện của lực lượng đặc biệt ở Hiệp Hoà cách Sài gòn khoảng 20 dặm về phía tây bắc. Trong các tài liệu lấy được, có những tài liệu liên quan đến các kế hoạch huấn luyện và tác chiến của bọn phản bội Khơme Xơ-rây (Khmer tự do) nhắm lật đô chế độ trung lập của Sihanouk. Sihanouk đánh giá rất cao và cũng rất thích thú với một bản đồ cho thấy rằng phần lớn vùng biên giới ở phía miền Nam Việt nam đã thuộc Việt cộng một cách chắc chắn. Mắt ông ta tròn xoe vì bất ngờ, khi ông ta trải bản đồ lên trên bàn và reo lên: Bây giờ tôi thấy tôi phải thảo luận các vấn đề biên giới với ai.
Sihanouk đã hỏi những câu thông minh về tình hình và khi tôi xin lỗi nếu điều tôi làm đã làm rắc rối cho lập trường của Campu-chia, thì ông ta trả lời: “Chúng tôi trung lập, nhưng chúng tôi cũng độc lập và do đó mà có quyền chọn bạn bè của chúng tôi”. Chúng tôi chia tay nhau, thân thiết hơn bao giờ hết.
Rời Phnompenh, tôi đến dự một cuộc chiêu đãi khó tin được ở Hà Nội; trước tiên gặp Cụ Hồ Chí Minh và báo cáo những ấn tượng của tôi, rồi gặp ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt nam để nói lại một lần nữa những điều đó và trả lời những câu hỏi sâu sắc của ông. Rồi gặp ông Võ Nguyên Giáp. Ông đã cho tôi một bản của quyển “Chiến tranh nhân dân, quân đội nhân dân” với một lời đề tựa viết tay về chuyến đi “anh dũng” của tôi, và ông còn hỏi những câu hỏi cụ thể hơn nữa. Cuối cùng là một cuộc chiêu đãi chưa từng có của toàn Bộ Chính trị đối với một người nước ngoài và còn thêm nhiều những câu hỏi nữa. Tất cả họ đều rất thích thú trước sự dũng cảm của một người nước ngoài có kiến thức nhất định về quân sự và chính trị.
Khi tôi về nhà với gia đình ở Moscow, những câu hỏi còn chi tiết hơn nữa. Các con tôi lúc đó đã 6, 9 và 11 tuổi. Vét-xa đã dựa vào một vài cảnh lửa trại lãng mạn để giải thích việc “vắng mặt lâu ngày của tôi”. Sự giải thích đó còn gợi thêm nhiều câu hỏi hơn nữa. Việt nam đối với tôi đã trở thành một điều ám ảnh.
Vì vậy cuối năm 1964 đầu năm 1965 tôi lại trở lại đó. Đối với tôi mọi việc vẫn như cũ, trừ một điều rất thích thú khi tôi được biết rằng trong năm qua các đại đội đã phát triển thành những tiểu đoàn, các tiểu đoàn thành các trung đoàn và đã thực hiện được việc tiêu chuẩn hoá quan trọng về vũ khí. Trong chuyến đi thăm đầu tiên, tôi mang theo một máy quay phim 16 mi-li-mét để quay phim lần đầu tiên. Với sự giúp đỡ của một người quay phim của Mặt trận dân tộc giải phóng, người mà luôn luôn giật lấy máy từ tay tôi để tự quay khi xảy ra những nguy hiểm lớn, tôi đã trở về với khối lượng phim đủ để cho một nhà sản xuất phim vô tuyến truyền hình Pháp, Hô-giơ Píc làm được một phim tài liệu 42 phút. Đây là cuốn phim đầu tiên về Chiến tranh Việt nam được chiếu ở “phía bên kia” và được chiếu trên khắp thế giới, trừ Australia. (Sau đỏ một cuộc phỏng vấn đã được tiến hành, ông Tơ-ni Phơ-gu-xơn thuộc Uỷ ban Phát thanh Australia cho biết, cuốn phim đó không những không được sử đụng mà còn bị đốt đi, có lẽ để tránh làm ô nhiễm các hồ sơ lưu trữ).
Tháng 2 năm 1965, trong khi tôi còn ở miền Nam Việt nam thì Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt nam một cách có hệ thống và trong tháng tiếp theo sau đó, lính thuỷ đánh bộ Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, do đó Mỹ bắt đầu dính vào một cuộc chiến tranh dài và tốn kém khác trên lục địa châu Á.
Tháng 4, tôi ở Jakarta ở dự lễ kỷ niệm lần thứ 10 Hội nghị Á - Phi (Băng-đung). Tại cuộc chiêu đãi của Tổng thống Sukarno, Chu Ân Lai phát hiện ra tôi, và lập tức kéo tôi riêng ra một góc của phòng tiệc, mà một số trợ lý của ông ta đã vây lại. Ông ta nói: “Bạn lại mới ở Việt nam lần nữa. Cho tôi biết tình hình đã diễn ra như the nào? Tôi không trực tiếp đọc các bài báo của bạn, nhưng vợ tôi Đặng Dĩnh Siêu, thường xuyên đọc các bài đó và cũng có đọc cho tôi nghe một ít”.
Tôi cho ông ta biết tóm tắt những cảm tưởng của tôi, và đưa ra những minh hoạ về việc nhân dân rất gắn bó với cuộc đấu tranh vũ trang, đồng thời cho biết lòng tin của tôi dựa vào chuyến đi thăm thứ hai rằng dù Mỹ có can thỉệp vào một cách ào ạt cũng không thể thay đổi được tình hình. Ông ta đưa ra một vài câu hỏi, rồi nói: “Thật là phi thường. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã đưa cuộc chiến tranh du kích đến một mức hoàn hảo ít nhất định, nhưng các đồng chí Việt nam của chúng ta còn đưa nó lên những đỉnh cao mà chúng tôi chưa hề mơ ước đến. Hãy đến Bắc Kinh và nói chuyện với các tướng lĩnh của chúng tôi. Họ sẽ say mê”. Lợi dụng cuộc gặp, tôi hỏi liệu ông ta có đồng ý cho phép một cuộc phỏng vấn có quay phim về thái độ của Trung Quốc đối với sự can thiệp của Mỹ ở Việt nam hay không?
Cuộc phỏng vấn đã diễn ra vài ngày sau, ngày 25 tháng 4 năm 1965. Nhiều tuần trước đó, đã có thông tin đồn có tính chất đe doạ từ Washington, rằng mọi cố gắng của Trung Quốc nhằm can thiệp vào các hoạt động của Mỹ ở Việt nam sẽ có những hậu quả tàn khốc. Chu Ân Lai đã tự phát biểu như sau:
“Mỹ đã bị chìm vào một địa vị khốn khổ nhất ở Việt nam. Giống như tất cả những kẻ xâm lược trong lịch sử, chủ nghĩa đế quốc Mỹ chắc chắn phải thất bại hoàn toàn ở Việt Nam. Ngay những chính khách của Pháp, nước đồng minh của Mỹ cũng vạch ra rằng không có lối thoát cho Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt nam.
Sự viện trợ lẫn nhau của nhân dân Việt nam để chống lại sự xâm lược của nước ngoài là quyền thiêng liêng không thể xâm phạm của họ. Nhân dân Trung Quốc kiên quyết ủng hộ lập trường vững chắc và không khoan nhượng của nhân dân Việt nam. Cũng như nhân dân Việt nam, nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận logic kẻ cướp của Mỹ. Nếu Mỹ lấy cớ sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân Bắc Việt nam đối với nhản dân Nam Việt để ném bom Việt nam, thế thì làm sao nó không có thể lấy cớ Trung Quốc ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt nam làm cái cớ như vậy để ném bom Trung Quốc? Đỏ là một vấn đề nguyên tắc không thể có bất kỳ sự mơ hồ nào được. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc sẽ không nhường một tấc đất trước những đe doạ của Mỹ.
Chúng tôi đã đáp ứng một cách kiên quyết lời kêu gọi ngày 2 tháng 3 của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam (kêu gọi quân đội và cán bộ Việt nam cũ ở miền Bắc trở về miền Nam và kêu gọi tất cả các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc đấu tranh ở miền Nam Việt nam) và sẵn sàng đưa người chúng tôi đến chiến đấu vai kề vai với nhản dân miền Nam Việt nam nếu họ yêu cầu như vậy. Chúng tôi cũng hoàn toàn ủng hộ lập trưởng của Quốc trưởng Campuhia, Thái tử Sihanouk tức là một Hội nghị Giơ-ne-vơ mới về vấn đề Campuchia, không được đụng đến vấn đề Việt nam. Để giải quyết vấn đề Việt nam, Mỹ phải chấm dứt cuộc xâm lược chống lại Việt nam và rút tất cả các lực lượng vũ trang của minh ra khỏi miền Nam Việt nam. Vấn đề miền Nam Việt nam chỉ có thể do chính nhân dân Việt nam tự giải quyết. Độc lập, thống nhất, và toàn vẹn lãnh thổ Việt nam phải được bảo đảm. Dù cho có làm gì đi nữa, Mỹ cũng không thể tự cứu mình khỏi thất bại chắc chắn ở Việt nam”.
Liền sau khi phỏng vấn Chu Ân Lai, tôi cũng đã phỏng vấn ông Phạm Văn Đồng. Ông xác nhận rằng Bắc Việt nam chỉ cần nêu yêu cầu là quân Trung Quốc sẽ vào phía ông. Nhưng ông nói thêm trên thực tế tôi thấy trước rằng sẽ không có tình hình như vậy vì chúng tôi không thiếu nhân lực.
Về sau một chi tiết có liên quan đến cuộc phỏng vấn Chu Ân Lai đã được tiết lộ. Tôi đã thoả thuận với ông ta trước rằng cuộc phỏng vấn đó sẽ được công bố cùng với phỏng vấn ông Phạm Văn Đồng, Xu-pha-nu-vông, Thái tử Sihanouk và Nguyễn Văn Hiếu, tất cả cùng một đề tài giống nhau, vào thứ sáu ngày 4 tháng 3 trên chương trình vô tuyến truyền hình hàng tháng rất có tiếng của Pháp, gọi là “Năm cột trên trang một”. Nhưng trong khi còn ở Jakarta, tôi nhận được một bức điện của Chu Ân Lai trên đường về ghé lại Quảng Châu, yêu cầu tôi công bố ngay bài phỏng vấn của ông ta. (Việc này không thể làm được vì quá chậm nên không thể sửa lại chương trình). Có phải Chu muốn công bố trước khi Mao có thể can thiệp để chặn lại không? Mao sẽ biết nội dung cuộc phỏng vấn chỉ vài phút sau khi máy bay của Chu đến Bắc Kinh và Mao đã nói rõ ông ta không muốn Trung Quốc dính đến Việt nam. Đó là một suy nghĩ trớ trêu cũng như câu hỏi trớ trêu rằng quan điểm của Mao hay của Chu sẽ thắng?
Qua những tư liệu mà Việt nam công bố năm 1979, rõ ràng là Mao đã thẳng. Ví dụ, đã có cuộc thoả thuận bí mật rằng Trung Quốc phải cho phi công chiến đấu sang Việt nam trong tháng 6 năm 1965. Nhưng ngày 16 tháng 7 năm 1965, Bắc Kinh điện cho Hà Nội rằng “thời điểm chưa đúng lúc” và không có cách nào “ngăn chặn địch tăng cường ném bom”. Trong những cuộc thảo luận giữa hai bên tháng 8 năm 1966, Việt nam được báo rằng Trung Quốc “không có sức mạnh không quân sẵn có để bảo vệ Hà nội”.
Trong tháng 12 năm 1964, như Việt nam về sau tiết lộ, Đặng Tiểu Bình, Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc đã gửi một thông điệp của Chủ tịch Mao cho cụ Hồ Chí Minh bằng lòng cung cấp mọi thứ cần thiết kể cả quân sự, với điều kiện là Việt nam khước từ bất cứ viện trợ nào của Liên Xô. Tất nhiên đề nghị này bị bác hỏ.
Tôi không thể thực hiện lời nói của Chu Ân Lai gặp các tướng lĩnh ở Bắc Kinh. Nhưng về sau ông ta nói với tôi rằng ông ta rất quan tâm đến điều tôi đã biết và đã nói với ông ta ở Jakarta. Ông ta nói thêm: “Tất nhiên chiến tranh nhân dân được đưa lên mức cao hơn trong chiến đấu. Nếu trước kia chúng tôi có những kinh nghiệm của các đông chí Nam Việt nam, thì có lẽ chẳng phải có cuộc trường chinh).
Quá cảnh qua Hà Nội, trên đường từ Jakarta về Moscow tôi hỏi cụ Hồ Chí Minh nghĩ gì về lời rêu rao trên báo chí Mỹ rằng, việc xây dựng nhanh chóng lực lượng Mỹ ở Đã Nẵng báo trước một cuộc xâm lược Bắc Việt nam của Mỹ. Hồ Chủ Tịch cười và nói: “Tốt hơn bạn nói việc đó với đồng chí Võ Nguyên Giáp. Nhưng ý kiến đó làm cho tôi nhớ lại hình ảnh một con chồn bị mắc một chân vào bẫy. Nó bắt đầu giẫy giụa để tìm cách thoá thì “ụp” một chân thứ hai lại mắc vào một bẫy khác”. Tôi có hỏi tướng Võ Nguyên Giáp, đọc cho ông nghe vài đoạn trích từ báo chí Mỹ chế nhạo ông là một tín đồ của chiến tranh nhân dân với một đội quân trang bị bằng những vũ khí cũ lấy được ở Điện Biện Phủ. Với nụ cười mỉa mai, ông nói: “Hãy để cho họ thử, chúng tôi sẽ tiếp đón họ nơi nào chúng tôi gặp họ với những vũ khí hiện đại mà các đồng chí của chúng tôi ở miền Nam không có... Nhưng họ cũng sẽ tự thấy mình mắc vào cuộc chiến tranh nhân dân. Toàn dân đoàn kết lại như dưới thời tổ tiên chúng tôi và bọn xâm lược sẽ thấy rằng mỗi xã là một tổ ong bò vẽ. Bất kỳ lúc nào, và bất kỳ ở đâu chúng tôi chiến đấu ở đó luôn luôn sẽ là cuộc chiến tranh nhân dân”.
Trong cuộc nói chuyện với Sihanouk ở Phnompenh trên đường đi Jakarta, tôi đã nêu khả năng chuyển trụ sở của tôi đến Campuchia để theo dõi cái mà chúng tôi đều đồng ý sẽ là một cuộc đối đầu quân sự lâu dài, nguy hiểm trong vùng. Ông ta đã biết rằng tôi ủng hộ một cách không do dự chính sách trung lập của ông ta. Ông ta nói: “Xin mời ông cùng với gia đình đến bất kỳ lúc nào ông muốn”.
Vấn đề là phải thuyết phục trẻ con để chúng đồng ý di chuyển một nửa vòng thế giới một lần nứa. Chúng đã có những bạn tốt ở tất cả các cấp, từ bạn học ở nhà trường cho đến “các bác” như Coóc-nây, Su-cốp-ki nhà văn Xô-viết lỗi lạc. Nhiều dịp cuối tuần chúng đi đến Pi-ri-đen-ki-nô, khu nhà ở của các nhà văn trong rừng ngoại ô Moscow, nơi mà Su-cốp-ki và “các bác” nhà văn dễ thương khác có biệt thự của họ. Chúng tôi phải gợi lên những hình ảnh của “các bác” trong rừng như chúng tôi định gọi bất kỳ người du kích nào có thể đến nhà chúng tôi ở Phnompenh; của những con khỉ và các thú nuôi ưa thích khác trong nhà, của việc câu cá trong biển ấm, ngoài trời mở rộng chứ không phải trong một lỗ đục qua băng ở sông Volga, v.v..., để đánh bại việc trẻ con không muốn có một sự thay đổi chỗ ở nữa.
Khi những hành trang đã được chuẩn bị xong đêm đó, chúng tôi nghi đến rất nhiều tình bạn nồng nhiệt đã được hình thành, nhất là giữa những nhà báo, nhà văn với nhau như Borít Pa-xtơ-nác và I-lia E-ren-bua cũng như cộng đồng khoa học mà chúng tôi có nhiều tiếp xúc do kết quả của sự quan tâm trong vấn đề vũ trụ...
Vì Vét-xa là người Bun-ga-ri và các con chúng tôi có nhiều bạn mà cha mẹ chúng đã trở thành bạn của chúng tôi; nên chúng tôi có nhiều người tiếp xúc hơn là phản đông các phóng viên khác. Chúng tôi có đầy đủ lý do để ghi nhở lòng nồng nhiệt và tính rộng rãi tự nhiên của nhản dân Xô-viết.
Đầu tháng 9 năm 1965, chúng tôi rời căn nhà Vi-xốt-ky đi Cairô, đoạn đầu của cuộc đi trú mới đến Campuchia. Và lúc này hai cháu trai đã nói thông thạo tiếng Pháp (ngôn ngữ gia đình) và đang bắt đầu nói một vài tiếng Anh học ở trường chuyên ngữ Nga-Anh; tất cả ba đứa đều nói thông thạo tiếng Nga ở trường và ở vườn trẻ, và tiếng Bun-ga-ri như là “tiếng nói mùa hè” của chúng khi nghỉ hè với gia đình Vét-xa.
Hai tháng sau khi ổn định cuộc sống ở Phnompenh, tôi trở lại miền Nam Việt nam. Mục đích chính là xem Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam giải quyết như thế nào trước quy mô tăng nhanh sự can thiệp của Mỹ và xem giới lãnh đạo nhìn những phát triển tương lai như thế nào. Từ điểm vượt biên giới mà một toán hộ tống nhỏ đang đợi, chúng tôi đạp xe 11 tiếng đồng hồ, với mỗi giờ nghỉ 10 phút theo quy định, đến thẳng khu vực đóng trụ sở của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam. Trong hai ngày và hai đêm nói chuyện với Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Văn Châu một quan chức cấp cao của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam đã thấy xuất hiện một triển vọng rõ ràng và một thực tế lạc quan. Tất nhiên, tôi nhớ lại những thông báo tình hình mà cụ Hồ Chí Minh chủ toạ trong Tôtng hành dinh trên rừng của Người hơn 11 năm trước đây. Nhưng đó là hai con người rất khác nhau. Cụ Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng tự rèn luyện, ăn mặc và hành động bình thường, giản dị. Ông Nguyễn Hữu Thọ là một nhà trí thức thành thị được Pháp giáo dục đã bỏ nghề luật rất có lợi ở Sài gòn để đem tài năng và lòng yêu nước phục vụ cuộc kháng chiến thứ nhất chống Pháp. Ông mặc rất lịch sự dù đó chỉ và bộ quần áo may bằng vải ka-ki. Cách nói và điệu bộ là của một trí thức thạo đời. Nhưng các vấn đề khác đều giống nhau. Các lực lượng cách mạng có thể đứng vững được không trước ưu thế trội hẳn về kỹ thuật quân sự và về tài lực kinh tế? Mặt trận dân tộc giải phóng sẽ đối phó với bộ máy quân sự mạnh nhất của thế giới như thế nào? Trả lời một trong các câu hỏi, ông Nguyễn Hữu Thọ đã cho tôi một hình ảnh còn đọng mãi với tôi trong suốt cuộc chiến tranh, cũng như hình ảnh chiếc mũ lưỡi trai của cụ Hồ Chí Minh về Điện Biên Phủ.
“Chiến tranh, đôi khi có thể so sánh nhu một ván cờ. Nhưng cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt nam chắc chắn không phải là một ván cờ. Khi Lầu Năm góc quyết định dùng đến quân Mỹ, đó là vì họ đã thua trong cuộc chiến tranh đặc biệt (đó là cuộc chiến tranh trong đó Mỹ cung cấp mọi thứ trừ quân chiến đấu). Ai đã thua trong một ván cờ, bàn cờ sẽ bị xoá sạch. Mỗi bên sắp xếp lại quân của mình rồi hai bên bắt đầu lại. Trong chiến tranh không phải như vậy. Khi người Mỹ chuyển sang “chiến tranh hạn chế” (không phải hạt nhân mà hạn chế về địa lý) họ chuyển vào một tình hình trong đó người của chúng tôi đã ở trong vị trí chiến thắng trên bàn cờ. Về mặt quân sự thì chúng tôi nắm chủ động chiến lược. Người Mỹ chỉ có sự tự do lựa chọn hạn chế về nơi mà họ có thể đặt quân và tướng của họ. Họ không thể vạch ra một con đường ranh giới rồi nói: “Phía nam là của các anh, phía bắc là của chúng tôi. Hãy chiến đấu đi rồi sẽ thấy ai thắng”.
Một trong những nhân tố quyết định là cuộc chiến tranh sẽ được tiến hành theo những điều kiện của aỉ. Nếu người Mỹ có thể gán ép những điều kiện của họ, thì các lực lượng vũ trang của chúng tôi sẽ sớm ẹi tiêu tan. Chúng tôi không có máy bay, không có tàu biển, xe tăng và phà lớn. Nhưng vì chúng tôi làm chủ tình hình, chúng tôi có núi và có dân, chúng tôi sẽ đề ra những điều kiện của chúng tôi. Chính chúng tôi là người quyết định những cuộc chiến đâu quyết định sẽ diến ra ở đâu, khi nào và như thế nào.
Chúng tôi sẽ buộc họ đánh theo cách của chúng tôi không để cho họ có quyền tập trung hoặc phân tán. Nếu họ muốn phân tán, chúng tôi buộc họ phải tập trung. Nếu họ thấy rằng tập trung sẽ tốt hơn thì chúng tôi sẽ buộc họ phải phân tán”.
(Winfred Burchett: Việt nam sẽ thắng - New York, Sách Người bảo vệ, 1968, trang 66-67)
Sự phân tích cơ bản này của một con người không được rèn luyện về các vấn đề quân sự, luôn luôn giữ được giá trị của nó trong suốt cuộc chiến tranh. Muốn làm cho sự phân tích đó mất hiệu lực, các nhà vạch kế hoạch chiến tranh Mỹ phải làm được hai việc cơ bản: chiếm được cao nguyên Trung Bộ và biến nó thành lãnh thổ của họ, chiếm được tinh thần, quả tim và khôi óc của nhân dân miền Nam Việt nam. Các chỉ huy quân sự Mỹ liên tiếp nhau không giành được tiến bộ nào trong cả hai hướng nên thất bại là tất yếu.
Khi còn là một công dân bình thường, Henry Kít-sinh-giơ đã ý thức được điều đó. Nhưng khi trở thành cố vấn an ninh quốc gia của Ri-sớt Nixon thì ông ta đã gạt lẽ phải sang một bên và khuyến khích Nixon rằng ông ta có thể thắng lợi trong khi các tổng thống khác đã thua. Ông ta nhắm mắt trước cái lô-gích của chính ông ta, đã được bày tỏ một cách rất có ý thức khi ông ta viết: “... chúng ta đã để mất một câu thâm ngôn chủ yếu của chiến tranh du kích... người du kích thắng khi nó không thua: quân đội chính quy thua nếu nó không thắng”.
Sau một năm Mỹ trực tiếp dính líu vào cuộc chiến tranh mà không đạt được kết quả hấp dẫn nào, thì cuộc tấn công bằng không quân chống lại Bắc Việt nam đã được đẩy mạnh, và đã xuất hiện ở Washington và Sài gòn một lý thuyết về việc “thắng cuộc chiến tranh ở miền Nam bằng cuộc ném bom miền Bắc”.
Ngày 24 tháng 4 năm 1966, một vài ngày sau khi B52 đã được sử dụng lần đầu tiên để chống lại miền Bắc, tôi hỏi tướng Võ Nguyên Giáp xem lý thuyết đó như thế nào. Trong một cuộc phỏng vấn ghi âm cho truyền hình Pháp, ông ta cười một cách khinh bỉ và nói:.
“Các nhà chiến lược Mỹ không thiếu những lý thuyết. Có những lý thuyết mà bạn vừa nói đến, nhưng cũng có những lý thuyết khác, hợp lý hơn, nó xác định rằng chính ở miền Nam Việt nam mà kết quả của cuộc chiến tranh sẽ được quyết định.
“Lý thuyết đúng đắn duy nhất là: cuộc chiến tranh mà chính phủ Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt nam là một cuộc chiến tranh xâm lược, một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới. Còn đối với nhân dân ở miền Nam họ đang chiến đấu để tự vệ hợp pháp, để bảo đảm quyền lợi dân tộc của mình...
“Bằng việc dùng không quân tấn công chống Việt nam Dân chủ Cộng hoà, người Mỹ đã đưa cuộc chiến tranh ra toàn nước Việt nam. Trong những hoàn cảnh như vậy, chúng tôi nắm vũ khí trong tay chống lại sự xâm lược của Mỹ, để cứu nước. Đó là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi một người yêu nước Việt nam và của toàn dân Việt nam. Nhân dân chúng tôi quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và thực hiện hoà bỉnh thống nhất Tổ quốc...
Tướng Giáp đã nói điều mà không một người Việt nam nào khác đã nói cho đến lúc đó: Đó là bằng cách đưa cuộc chiến tranh không quân ra miền Bắc, Mỹ đã đưa lại một sự thống nhất quân sự trên thực tế của Việt Nam. Nếu thấy bay ném bom Mỹ có thể đố1 xử với Việt nam như một thực thể duy nhất thì tại sao quân đội trên bộ của ông Giáp lại không có thể làm như vậy? Nhưng Washington làm ngơ trước một kiểu cảnh cáo rõ ràng như vậy.
Trong khi một cuộc phỏng vấn ông Phạm Văn Đồng về một đề tài tương tự như vậy đang được quay phim ở dinh Chủ tịch vài ngày sau đó, cụ Hồ Chí Minh bước vào, chào Vét-xa và tôi. Với máy quay phim ở tư thế sẵn sàng, tôi không thể không hỏi: “Người Mỹ đang nói họ sẽ thắng cuộc chiến tranh ở miền Nam bằng việc ném bom miền Bắc. Vậy Cụ sẽ nói gì?”
“Không bao giờ. Chúng tôi sẽ chiến đấu 10, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Sự nghiệp của chúng tôi là chính nghĩa. Chúng tôi có sự ủng hộ của nhân dân thế giới. Chúng tôi sẽ thắng”.
Lời tuyên bố rất đơn giản đó, tuyên bố duy nhất của “Bác Hồ” trong cuộc phỏng vấn truyền hình, đã nhanh chóng truyền đi khắp thế giới.
Ba tháng sau tôi trở lại tổng hành dinh của ông Nguyễn Hữu Thọ. Cuối tháng 8 năm 1966, tôi gặp và phỏng vấn ông. Tôi đặt vấn đề: “Trong ước tính ban đầu của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara cho rằng lực lượng Mỹ lúc đó đã lên đến 300.000 quân, do đó ngay dù cho Bắc Việt nam và Trung Quốc có tham gia vào cuộc chiến tranh, thì số quân trên bộ tối đa cần thiết của Mỹ cũng chỉ là 205.000 quân. (lúc đó đã có dư luận đến 500.000 quân). Mặt trận dân tộc giải phóng xem việc này như thế nào? Ông có thể chịu đựng được sức mạnh quân sự ghê gớm như vậy không? Những người bạn lạc quan nhất của các ông ở nước ngoài nói: cho rằng người Mỹ không thể thắng là điệu tất nhiên, nhưng Mặt trận dân tộc giải phóng cũng không thể thắng. Những người ít lạc quan thì nói: “Thế là hết đối với Mặt trận dân tộc giải phóng! Nhiều người bạn của chúng tôi, kể cả một số chủ bút, nghĩ rằng tôi quá tay mê mới nhấn mạnh rằng các ông có thể tiếp tục và cuối cùng sẽ thắng. Vậy thì ông thấy tình hình như thế nào?”.
Ông Nguyễn Hữu Thọ với mái tóc húi cua bắt đầu điểm bạc, mà 3 năm trước đây chưa hề thấy, đã trả lời:
“Chúng tôi cho rằng sức mạnh của một quân đội trong thời chiến gồm có nhiều nhân tố mà những nhân tố quyết định lại thuộc về chính trị và tinh thần. Chúng tôi có ưu thế tuyệt đối đối với người Mỹ trên các mặt chính trị và tinh thần. Toàn dân chúng tôi tiến hành cuộc chiến tranh này và không lùi bước trước bất khó khăn hoặc hy sinh nào. Chúng tôi cũng mạnh hơn người Mỹ trong các mặt căn bản khác của cuộc đấu tranh, như vị trí chiến lược hậu phương và cách tiến hành thực tế chiến tranh của chúng tôi. Các lực lượng trên bộ cũng hơn các lực lượng của họ, đó là những nhân tố quyết định kết quả trên chiến trường. Mặc dù người Mỹ mạnh về dụng cụ và trang bị, nhưng họ cũng có những điểm yếu căn bản; về chính trị và vật chất, về chiến lược và chiến thuật... Chúng tôi có thể thành công trong việc đương đầu chống lại mọi việc tăng quân của Mỹ và có thể đánh bại về quân sựr bọn xâm lược Mỹ trong bất cứ tình huống như thế nào. Trên thực tế, nếu việc Mỹ không thể đưa lại một chiến thắng quân sự ở miền Nam Việt nam là một sự thật, thì cũng thật rõ ràng đối với chúng tôi rằng nhân dân miền Nam Việt nam và các lực lượng vũ trang của mình có thể đưa lại thắng lợi cuối cùng, bất chấp sức mạnh quân sự và kinh tề của Mỹ như thế nào.
Ông Trương Ký, một nhân viên khác của ông Nguyễn Hữu Thọ, đã giải thích rằng vì sự cần thiết phải mở rộng các căn cứ hậu cần và do đó phải tăng thêm số quân để giữ các khu vực mở rộng đó, cho nên với tổng số 500.000 quân Bộ tư lệnh Mỹ sẽ có ít quân chiến đấu hơn lúc nó đã có trong các chiến dịch mùa khô năm 1965-1966 mặc dù lúc đó tổng số quân chỉ có 50.000”. Trương Ký nói:
“Chúng tôi sẽ tiếp tục bao vây và bám sát những căn cứ của họ dù cho các căn cứ đó được thiết lập ở đâu. Các lực lượng của chúng tôi cũng đang tăng lên về lượng cũng như về chất. Khi chúng tôi trở nên mạnh hơn thì họ sẽ có nhu cầu tương ứng như vậy để bảo vệ những căn cứ đó... Tăng gấp đôi số quân trong những hoàn cảnh như vậy, sẽ có nghĩa là tăng lớn hơn gấp đôi những khó khăn... Lực lượng cơ động của họ sẽ nhỏ hơn dần, chứ không phải lớn hơn”.
Vì chế độ Sài gòn của Nguyễn Văn Thiệu lúc đó đang đưa những yêu sách về lãnh thổ đối với Campuchia và tuyên bố rằng các biên giới chưa hề bao giờ được xác định, tôi đã hỏi những câu hỏi về điểm đó và ông Nguyễn Hữu Thọ trả lời rằng “Mặt trận dân tộc giải phóng thừa nhận độc lập và chủ quyền của Vương quốc Campuchia trong giới hạn của biên giới hiện nay”. Việc đó đã trở thành một công thức quan trọng về mặt lịch sử.
Tôi trở về Phnompenh một vài phút sau nửa đêm ngày 30 tháng 8 năm 1966. Một vài giờ sau đó Tổng thống Charles De Gaull đến thăm chính thức Campuchia. Đêm đó, văn bản về cuộc phỏng vấn ông Nguyên Hữu Thọ, chi tiết hơn nhiều so với phân tích trong các trang sách này, đã nằm trong tay Thái tử Norodom Sihanouk và Tổng thống Charles De Gaull.
Tôi bảo đảm rằng cả hai đã nghiên cứu tài liệu đó với sự quan tâm lớn và kết quả là Charles De Gaull đã bổ sung cho bản thảo của diễn văn lịch sử mà ông ta đọc hai ngày sau tại một cuộc mít tinh quần chúng ở sân thể thao Olem-pich của Phnompenh. Những phần đặc biệt xúc phạm đến Tổng thống Lin-đơ Giônxơn của Mỹ, trích từ bản tiếng Anh của diễn văn và đã được phân phát là:
“Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ năm 196l được ký kết. Campuchia với lòng dũng cảm và sáng suốt đã chọn chính sách trung lập, một chính sách mà các hiệp định đó đưa lại và vì trách nhiệm của nước Pháp không còn có hiệu lực nữa nền chính sách đó có thể tránh cho Đông Dương trở thành khu vực đối đầu giữa các nền thống trị và tư tưởng đối địch nhau và trở thành nơi thúc đẩy sự can thiệp của Mỹ. Đó là lý do tại sao, trong khi nước của ngài thành công trong việc cứu được thể xác và tinh thần của mình vì đã làm chủ được chính ngôi nhà của mình, thì quyền lực chính trị và quân sự của Mỹ nhảy vào miền Nam Việt nam và gây ra ở đó một cuộc chiến tranh dưới hình thức kháng chiến quốc gia.
Do đó tôi tuyên bố rằng nước Pháp hoàn toàn tán thành những cố gắng của Campuchia nhằm đứng ngoài cuộc xung đột và vì mục đến đó, nước Pháp sẽ mở rộng sự ủng hộ và giúp đỡ. Vâng, nước Pháp đã xác định lập trường của mlnh. Nước Pháp đã bày tỏ việc đó bằng sự lên án của mình đối với các sự kiện hiện nay”.
Và bài diễn văn tiếp tục, theo cùng một mạch suy nghĩ như vậy. Trong diễn văn táo bạo đó. Charles De Gaull đã xác định nguyên nhân của chiến tranh là mưu đồ của Mỹ thay Pháp ở Đông Dương; tính chất của cuộc chiến tranh là sự xâm lược của Mỹ và cuộc kháng chiến cả nước chống lại sự xâm lược đó; giải pháp của chiến tranh là đàm phán trên cơ sở rút quân Mỹ. Ông ta cũng nhấn mạnh việc nước Pháp không chịu bỏng tay để kéo Mỹ ra khỏi đám lửa Đông Dương Không có gì lạ nếu các nhà vạch chính sách Mỹ chết điếng người đi trước bài diễn văn đó.
Ngày chủ nhật tiếp theo sau ngày ra đi của Charles De Gaull, Sihanouk tổ chức một bữa tiệc trưa cho các nhà báo nước ngoài còn ở lại Phnompenh. Khi bày tỏ sự hài lòng lớn của minh đối với cuộc đi thăm, nhất là đối với đoạn trong thông cáo chung nói lên rằng: “Nước Pháp, về phần mình, xác nhận sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong giới hạn của các biên giới hiện tại”. Sihanouk nâng cốc với tôi và nói: “Tôi phải cảm ơn ông Burchett, người đã mang lại công thức đó của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam. Từ nay trở đi việc chấp nhận công thức đó sẽ trở thành tiêu chuẩn cho bất cứ nước nào muốn thiết lập các quan hệ ngoại giao với Vương quốc Campuchia và ngay cả cho những nước muốn duy trì những quan hệ đã được thiết lập từ trước”.
Đó là một tuyên bố long trọng và trong vòng vài tháng sau đó, bắt đầu từ nước Việt nam dân chủ cộng hoà, đã có một lần sóng bảo đảm “tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong giói hạn của các biên giới hiện tại”.
Đó là một công thức mà Washington bắt buộc phải cố nuốt trong việc lập lại các quan hệ ngoại giao 3 năm sau đó.