Nguyên tác: Tù Nhân Của Nhà Nước – Nhật Ký Bí Mật Của Triệu Tử Dương
Số lần đọc/download: 0 / 57
Cập nhật: 2020-10-15 22:04:14 +0700
Sơ Yếu Lý Lịch Của Triệu Tử Dương
D
ựa vào một phiên bản tiếng Hoa do Lí Thụ Kiều, cựu thư ký của Triệu Tử Dương, soạn.
1919, 17, tháng Mười
Sinh tại Huyện Hoạt, Tỉnh Hà Nam
1932
Tham gia Liên đoàn Thanh niên Cộng sản
1933, tháng Tám
Ghi danh học Trường trung học cơ sở Khai Phong Tỉnh Hà Nam
1935, tháng 12
Tham gia hoạt động của Đảng Cộng sản; tổ chức các cuộc biểu tình sinh viên chống Nhật, bước đầu tiên trên con đường hoạt động chính trị
1936, tháng Tám
Ghi tên vào Trường Trung học Phổ thông Vũ Xương Tỉnh Hồ Bắc
1937, tháng Bảy
Bỏ trường học khi Quân đội Hoàng gia Nhật khởi động cuộc xâm lấn toàn bộ Trung Quốc; quay về quê ở tỉnh Hà Nam, mà mau chóng trở thành vùng bị chiếm đóng và nơi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức một cuộc kháng cự có tổ chức chống lại người Nhật
1938, tháng Hai
Gia nhập ĐCSTQ
1939, tháng Giêng
Trở thành bí thư Đảng Huyện Hạt, bắt đầu sự nghiệp của ông như một nhà quản lý dân sự bên trong tổ chức ĐCSTQ
1949, tháng Ba
Trở thành bí thư ĐCSTQ của Khu Nam Dương, tỉnh Hà Nam
1951
Rời quê Tỉnh Hà Nam đi Quảng Đông, bắt đầu một sự nghiệp dài và thành công như một nhà quản lý tỉnh
1958–60
Chiến dịch Đại Nhảy Vọt của Mao
1962
Trở thành bí thư thứ hai của Tỉnh Uỷ Tỉnh Quảng Đông và tham gia trong cuộc họp—được biết đến như Hội nghị Công tác Bảy Ngàn Cán bộ—nơi đảng viên kỳ cựu Lưu Thiếu Kỳ công khai không đồng ý với Mao về các vấn đề chính sách then chốt. Thử nghiệm với việc ngừng các công xã và giao khoán lại đất cho các nông dân tư nhân như một biện pháp “tạm thời” để phục hồi từ Đại Nhảy Vọt tai hại
1965
Vào tuổi bốn mươi sáu, trở thành người đứng đầu Đảng cấp tỉnh trẻ nhất đầu tiên khi ông lên chức bí thư thứ nhất của Tỉnh Uỷ Quảng Đông
1966–76
Cách mạng Văn hoá của Mao
1967
Bị tạm giam tại Trung tâm Chỉ huy Quân sự Quảng Châu như một phần của sự thanh trừng Cách mạng Văn hoá để làm trong sạch giới quan chức ủng hộ các chính sách “xét lại” (các chính sách đã ôn hoà ngược với các chính sách của Mao)
1970
Làm việc như một thợ lắp ráp tại các Nhà máy Cơ khí Tương Trung Huyện Liên Nguyên, Tỉnh Hồ Nam
1971, tháng Tư
Được bổ nhiệm làm bí tư ĐCSTQ của Khu Tự trị Nội Mông và phó giám đốc Uỷ ban Cách mạng; việc này đánh dấu sự phục chức của ông sau khi bị thanh trừng
1972, tháng Ba
Trở thành bí thư Đảng của Tỉnh Quảng Đông
1973, tháng Tám
Trở thành uỷ viên Uỷ ban Trung ương của ĐCSTQ
1974
Trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng ở Tỉnh Quảng Đông
1975, tháng Mười
Được Đặng Tiểu Bình cử làm bí thư thứ nhất của Tỉnh Uỷ Tỉnh Tứ Xuyên; chính sách cải cách nông thôn mà ông khỏi xướng ở Tứ Xuyên là cải cách đầu tiên thuộc loại này và trở thành mô hình thành công trong cố gắng để dỡ bỏ các công xã của Mao
1977, tháng Tám
Được bổ nhiệm làm uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị, bắt đầu của sự đi lên của ông tới các vị trí lãnh đạo chóp bu
1978
Trở thành Phó chủ tịch của Uỷ ban Trưng ương Đảng
1979, tháng Chín
Trở thành uỷ viên Bộ Chính trị
1980, Tháng Hai
Trở thành uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị (BTV)
1980, tháng Ba
Phụ trách công việc kinh tế của quốc gia với tư cách lãnh đạo của Nhóm Lãnh đạo Kinh tế và Tài chính Trung ương
1980, tháng Tư
Trở thành Phó Thủ tướng Quốc Vụ Viện
1980, tháng Chín
Trở thành Thủ tướng Quốc Vụ Viện
1981, tháng Sáu
Trở thành Phó Chủ tịch của Uỷ ban Trung ương của ĐCSTQ
1982, tháng Chín
Được bầu lại vào BTV Bộ Chính trị tại Hội nghị Toàn thể lần thứ Nhất của Uỷ ban Trung ương khoá 12
1984, 19 tháng Mười Hai
Ký Tuyên bố Chung Trung-Anh với Thủ tướng Anh Margaret Thatcher ở Bắc Kinh cho việc trả lại chủ quyền đối với Hong Kong cho Trung Quốc vào ngày 1 tháng Bảy, 1997.
1986, tháng Mười
Trở thành lãnh đạo của một nhóm mới với nhiệm vụ về đề xuất một gói cải cách chính trị, Nhóm Nghiên cứu cho Cải cách Hệ thống Chính trị. Các thành viên khác là Hồ Khởi Lập, Điền Kỳ Vân, Bạc Nhất Ba, và Bành Xung
1987, tháng Giêng
Trở thành Quyền Tổng Bí thư của ĐCSTQ
1987, tháng Mười
Tại Đại hội Đảng thứ Mười ba, tuyên bố rằng Trung Quốc đang ở “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội,” bằng cách ấy dọn đường cho những biến đổi thị trường thêm nữa; cũng đề xuất một gói cải cách chính trị duy nhất trong lịch sử ĐCSTQ, thử thay đổi “cách ĐCSTQ cai quản,” tức là, để đưa ra những cải cách như tách quyền lực giữa Đảng và nhà nước. Trở thành tổng bí thư và phó chủ tịch thứ nhất của Hội đồng Quân sự Trung ương, và vẫn là uỷ viên BTV BCT
1989, 15 tháng Tư
Hồ Diệu Bang chết, châm ngòi các cuộc biểu tình sinh viên
1989, 22 tháng Tư
Đề xuất một cách tiếp cận ba-điểm đối với các cuộc biểu tình sinh viên: động viên quay về lớp học, tổ chức các đối thoại, và sử dụng luật chỉ để trừng phạt những người đã phạm tội
1989, 26 tháng Tư
Nhân dân Nhật báo đăng sự lên án của Đặng về các cuộc biểu tình sinh viên, khiến căng thẳng leo thang thành một khủng hoảng chính trị nghiêm trọng
1989, 4 tháng Năm
Trình bày bài phát biểu cho các đại biểu Ngân hàng Phát triển Á châu kêu gọi xử lý các cuộc biểu tình “dựa trên các nguyên tắc của dân chủ và luật”
1989, 17 tháng Năm
Tham gia cuộc họp tại nhà Đặng Tiểu Bình nơi Đặng quyết định áp đặt quân luật; Triệu nói ông thấy khó để thực hiện một quyết định như vậy
1989, 19 tháng Năm
Thăm các sinh viên biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn và trình bày một bài phát biểu ngẫu hứng nài xin họ rời khỏi quảng trường, biết rằng một cuộc tấn công quân sự sắp xảy ra. Nó là sự xuất hiện công khai cuối cùng của ông
1989, tháng Sáu
Một cuộc họp Bộ Chính trị Mở rộng được tổ chức để phê phán Triệu và tước mọi chức vụ của ông. Việc này bắt đầu mười sáu năm cô lập và quản thúc tại gia của ông
1997, 19 tháng Hai
Đặng Tiểu Bình chết
1997, 12 tháng Chín
Gửi một bức thư trong khi dưới sự quản thúc tại gia cho Đại Hội Đảng thứ 15 kêu gọi các lãnh đạo đánh giá lại sự đàn áp thẳng tay những người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn trong năm 1989
2005, 17 tháng Giêng
Chết tại Bắc Kinh