Books are the bees which carry the quickening pollen from one to another mind.

James Russell Lowell

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1760 / 120
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 20
iệc Làm Và Tiền Công ở Nước Thiên Đàng
Mátthêu 20,1-16
C.G.Montefiore gọi dụ ngôn này là “một trong những dụ ngôn lớn nhất và rực rỡ nhất”. Khi mới nói ra lần đầu thì nó có một phạm vi áp dụng giới hạn tương đối, nhưng thật ra nó chứa đựng một chân lý chính yếu của Kitô giáo. Chúng ta sẽ bắt đầu với ý nghĩa tương đối giới hạn lúc đầu.
1. Xét theo một khía cạnh, nó là lời cảnh cáo cho các môn đệ, như thể Chúa nói với họ rằng: “Các ngươi đã nhận được đặc ân rất lớn khi đến với Hội Thánh trước, ngay từ ban đầu. Trong tương lai, những người khác sẽ gia nhập Hội Thánh, các ngươi không nên đòi hỏi một vinh dự đặc biệt và địa vị đặt biệt vì mình là những Kitô hữu trước họ. Tất cả mọi người không phân biệt người đó đến lúc nào, đều quý giá như nhau và có giá trị đối với Chúa”. Nhiều người suy nghĩ rằng vì họ là thành viên của Hội Thánh từ
¿u, i-iU
TIN MUNG MATTHEƯ - TẠP 2​1​y​1
lâu nên Hội Thánh thuộc về họ, và họ có thể điều khiển đường lối của Hội Thánh. Trong Hội Thánh của Chúa thâm niên không hẳn là vinh dự.
2. Nó là lời cảnh cáo đối với người Do Thái. Người Do Thái biết họ là dân được chọn, và họ không bao giờ quên sự chọn lựa đó. Kết quả là họ coi khinh người ngoại. Thường thường họ ghét, và khinh bỉ người ngoại, chỉ muốn cho người ngoại bị hủy diệt. Thái độ này có nguy cơ được đem vào trong Hội Thánh Chúa. Nếu người ngoại được cho vào vòng thân hữu của Hội Thánh thì phải vào như những kẻ thấp kém hơn.
Trong Kitô giáo không có quan niệm ưu đãi một dân tộc nào. Chính những người tin Chúa lâu năm có thể học hỏi được nhiều nơi những tân tòng, những người mới bước vào cộng đồng đức tin.
3. Đó là những bài học nguyên thủy của dụ ngôn này, tuy nhiên ngày nay chúng ta đọc lại, hàng thế kỷ sau khi nó được viết ra thì dụ ngôn đó có thêm nhiều điều dạy dỗ cho chúng ta.
Trong dụ ngôn có sự yên ủi của Chúa. Dù bước vào Nước Trời sớm hay muộn, lúc thiếu thời, khi đứng tuổi hay lúc về chiều, người ta đều được Chúa yêu thương, quý chuộng như nhau. Hình ảnh thành phố thánh ở sách Khải huyền có mười hai cửa. Có những cửa ở phía đông là hướng mặt trời mọc, có người bước vào đó từ thuở ban mai của đời sông; có những cửa ở hướng tây là hướng mặt trời lặn và người khác có thể bước vào đó khi tuổi đã về chiều. Dù người đó đến với Chúa Kitô vào lúc nào thì vẫn được Thiên Chúa yêu thương quý trọng.
Chúng ta cũng nên suy nghĩ xa hơn về sự yên ủi này. Đôi khi một người qua đời sau những năm tháng đầy vinh dự. Người ấy đã làm xong công việc, đã hoàn thành công tác mình. Đôi khi có người Chúa cất đi lúc còn trẻ, trước khi cánh cửa của đời sống mở ra. Đối với Chúa, cả hai đều được Ngài hoan nghênh như nhau và được Chúa Kitô chờ đợi, vì trong cái nhìn của Chúa không có người nào có một đời sống chấm dứt quá sớm hay quá trễ.
4. Nơi đây cũng thể hiện lòng thương xót vô bờ bến của Chúa. Không có gì bi đát hơn một người không được sử dụng, một người
192 WILIIAM BARCLAY
ZU,l-lo
CÓ những nén bạc bị bỏ không, vì không có việc gì để làm. Hugh Martin nhắc đến một giáo sư thường nói rằng lời buồn thảm nhất trong vở kịch của Shakespeare là câu: “Nghề của Othello đã mất”. Trong những khu chợ ở Palestin có những kẻ đứng chờ vì không ai mướn họ. Vì thương, chủ vườn cho họ việc làm. Ông không chịu nổi khi thấy họ ở không, lòng ông xúc động trước cảnh một người không có công ăn việc làm. Hơn nữa, theo lẽ công bình, ai làm ít giờ thì sẽ được ít lương. Nhưng người chủ vườn biết rằng một đồng một ngày không phải là số lương lớn. Ông biết rằng nếu người làm công trở về nhà với số tiền ít hơn nữa, vợ anh sẽ lo lắng và con anh sẽ bị đói, vì vậy người chủ đã vượt qua lẽ công bình và trả cho họ nhiều hơn số tiền họ đáng được. Như đã nêu ra, dụ gnôn này nói lên hai chân lý làm mẫu mực cho người làm công, đó là quyền của mỗi người được làm việc và quyền của một số người có số lương đủ sống theo việc làm của minh.
5. ở đây chúng ta cũng thấy lòng đại lượng của Chúa. Tuy những người này không làm việc như nhau nhưng được trả tiền bằng nhau. Có hai bài học lớn ở đây. Thứ nhất, như đã nói: mọi công việc đối với Chúa đều bằng nhau, vấn đề không phải ở số lượng công việc nhưng ở tình yêu thúc đẩy làm việc đó. Một người có sẵn tiền tặng chúng ta một món quà cả trăm đồng, chúng ta rất biết ơn người đó. Một em bé có thể tặng chúng ta một món quà sinh nhật chỉ đáng giá vài đồng nhưng đó là món tiền dành dụm đầy nỗ lực và yêu thương của nó, dù món quà nhỏ không có giá trị bao nhiêu nhưng nó khiến chúng ta cảm động nhiều hơn. Chúa không nhìn vào số lượng công việc của chúng ta. Bao lâu còn làm việc, chúng ta đều được xếp như nhau trước mặt Chúa.
Bài học thứ hai là bài học lớn hơn. Đó là tất cả mọi sự Chúa ban cho ta là bởi ân sủng Ngài. Chúng ta không thể làm ra những điều Chúa ban cho, chúng ta không xứng đáng với điều đó. Chúa ban cho chúng ta là bởi lòng tốt của Ngài, bởi ân sủng của Ngài. Tất cả những gì Chúa ban cho, không phải là để trả công, nhưng là quà tặng, đó không phải là phần thưởng nhưng là ân sủng.
6. Điều này đưa chúng ta đến bài học cao nhất của dụ ngôn. Điểm chính yếu nhất của sự làm việc là tinh thần làm việc. Những người làm công thỏa thuận với chủ, họ có hợp đồng, họ nói rằng: “Chúng tôi làm việc nếu ông trả từng ngày lương cho chúng tôi”.
ZU,I /-iy
TIN MƯNG MÀTTHÊU - TẬP 2​193
Họ làm việc vì đồng lương và thái độ họ cho thấy tất cả những gì họ lưu tâm tới là làm việc chỉ để kiếm tiền, càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, những người đến sau không hề có một lời giao kèo hay thỏa thuận nào. Điều họ muốn là được làm việc, họ sẵn sàng để cho chủ định đoạt phần thưởng.
Đó là điểm khác biệt căn bản. Một người làm việc chỉ nghĩ đến tiền công không phải là tín đồ của Chúa Giêsu Kitô. Đó chính là điều Phêrô đã hỏi: “Chúng tôi sẽ được thưởng chi?” Người Kitô hữu làm việc vì niềm vui của sự làm việc và niềm vui của sự phục vụ Chúa cùng đồng loại mình. Đó là lý do kẻ đứng đầu trở nên rốt hết và kẻ rốt hết trở nên hàng đầu. Nhiều người ở đời này được phần thưởng lớn, nhưng họ sẽ có một địa vị rất thấp ở trong Nước Trời vì họ chỉ nghĩ đến phần thưởng của mình. Nhiều người ở trên thế gian là những người nghèo nhưng sẽ là lớn trong Nước Trời vì họ không bao giờ nghĩ đến phần thưởng, họ làm việc vì được làm việc và vì niềm vui phục vụ. Điều trái ngược của đời sống là kẻ nào nhắm vào phần thưởng thì sẽ mất phần thưởng, còn người nào quên phần thưởng thì sẽ được phần thưởng.
Hưởng về Thập Giá
Mátthêu 20,17-19
17 Lúc sắp lên Giêrusalem, Đức Giêsu đưa Nhóm Mười Hai đi riêng với mình, và dọc đường, Người nói với các ông: ‘H “Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, 19 sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và, ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy".
Đây là lần thứ ba Chúa Giêsu báo cho các môn đệ Ngài biết là Ngài đang trên đường đến thập giá (Mt 16,21; 17,22.23). Máccô và Luca cũng thêm vào những nét đặc biệt riêng của các ông cho câu chuyện này và cho thấy bầu không khí căng thẳng giữa các tông đồ. Họ linh cảm một cái gì không may sắp xảy ra. Máccô nói răng Chúa Giêsu đi trước một mình và các môn đệ lấy làm ngạc nhiên, sợ hãi (Mc 10,32-34). Họ không hiểu điều gì sắp xảy ra nhưng họ có thể nhìn thấy mỗi dáng vẻ bên ngoài của Chúa Giêsu
194 WILIIAM BARCLAY
đều bộc lộ cuộc chiến trong tâm hồn Ngài. Luca cũng cho biết Chúa Giêsu đã đem các môn đệ riêng ra để Ngài có thể tỏ cho họ hiểu những gì đang chờ đợi đằng trước (Lc 18,31-34). Chúng ta thây đây là bước quyết định đầu tiên cho màn cuối cùng của vở bi kịch sắp tới. Tại đây Chúa Giêsu chủ tâm đi đến Giêrusalem, và tới thập giá.
Sự đau thương mà Chúa đang hướng tới bao gồm một cách kỳ lạ mọi đau thương của lòng, của trí và của thân thể con người. Ngài sẽ bị phản bội, bị nộp vào tay các thượng tế và các Kinh sư. ở đây chúng ta thấy nỗi đau của một tấm lòng tan nát vì bạn bè bất trung. Ngài sẽ bị người ta kết án tử hình, một sự bất công khó lòng chịu nổi. Ngài sẽ bị những người Rôma nhạo báng, chịu chà đạp nhân phẩm, sỉ nhục và mạ lỵ, Ngài bị đánh đập. ít có sự hành hạ nào trên đời này có thể sánh với sự đánh đập của người Rôma, thân xác phải quằn quại đau đớn. Cuối cùng Ngài phải chịu đóng đinh. Tại đó, chúng ta thấy nỗi đau đớn tận cùng của sự chết. Hầu như tất cả sự đau đớn của thân xác, tình cảm và tinh thần của thế gian đều tập trung trên con người của Ngài.
Tuy nhiên lời Ngài không chấm dứt ở đó. Ngài kết thúc bằng lời tiên báo chắc chắn về sự Phục Sinh. Sau bức màn đau khổ có vinh quang chiếu rạng, sau thập giá là triều thiên, sau thất bại là chiến thắng và sau sự chết là sự sống.
Tham Vọng Đúng Và Sai
Mátthêu 20,20-28
20 Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dêbêđê đến gặp Đức Gỉêsu, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều. 21 Người hỏi bà: “Bà muốn gì?” Bà thưa: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy”. 22 Đức Giêsu bảo: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?" Họ đáp: “Thưa uống nổi”. 23 Đức Giêsu bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được”.
ZlUU-28
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​195
24 Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó. 25 Nhưng Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người leim lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. 26 Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. 27 Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. 28 Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”.
Chúng ta thấy các tham vọng trần thế thể hiện qua các môn đệ. Chỉ có một sự khác nhau rất nhỏ giữa tường thuật của Mátthêu và Máccô về sự việc này. Trong Máccô 10,35-45 thì chính Giacôbê và Gioan đến hỏi Chúa Giêsu, còn trong Mátthêu thì ghi là mẹ của họ.
Có thể có một lý do rất tự nhiên trong lời thỉnh cầu này vì Giacôbê và Gioan là bà con rất gần với Chúa Giêsu. Chúng ta biết rằng mẹ của Giacôbê và Gioan là Sa-ômê, là chị của Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Vậy hai ông là anh em bạn dì với Chúa Giêsu, và có thể họ cảm thấy quan hệ gần gũi đó với Chúa Giêsu nên họ muốn được một vị trí đặc biệt trong nước Chúa.
Đây là một trong những đoạn có nhiều ý nghĩa nhất trong Tân Ước và đặc biệt trong Phúc Âm. Nó chiếu rọi ánh sáng ba chiều khác nhau.
1. Nó soi rọi cho thấy tâm tư các môn đệ, cho chúng ta biết ba điều về họ. Nó cho chúng ta biết tham vọng của họ. Họ vẫn còn đang nghĩ về danh vọng cá nhân, phần thưởng cá nhân, địa vị cá nhân và thành công cá nhân chứ không nghĩ đến hy sinh cá nhân. Họ muốn Chúa Giêsu đảm bảo cho họ một đời sống vương giả. Mọi người cần nhận biết rằng sự vĩ đại thật không nằm ở quyền thê nhưng ở phục vụ. Trong mọi lãnh vực của đời sống, mọi sự vĩ đại, lớn lao đều phải trả giá.
Trên một khía cạnh khác, không có sự kiện nào bày tỏ lòng tin sắt đá của họ nơi Chúa Giêsu bằng sự kiện này. Chúng ta hãy suy nghĩ đến thời điểm họ đưa ra lời thỉnh cầu này. Nó được đưa ra sau những lời tiên báo của Chúa Giêsu về một thập giá không tránh được đang chờ đợi Ngài. Nó được đưa ra ngay lúc bầu không khí nặng nề và linh tính báo trước thảm kịch sắp tới. Thế mà giữa bầu
196 WILIIAM BARCLAY
20,20-28
không khí đó, các môn đệ vẫn nghĩ đến một vương quốc. Đó là một điều hết sức có ý nghĩa vì ngay giữa một thế giới tối tăm, các môn đệ cũng không hề nghĩ đến sự thâ't bại của Chúa Giêsu. Dù sao, khi mọi sự dường như đi ngược thì các môn đệ vẫn tin chiến thắng thuộc về Chúa Giêsu. Trong Kitô giáo người ta luôn luôn tìm thấy sự lạc quan đời đời bất diệt ngay trong những giây phút mà mọi sự hầu như đang đẩy người ta đến chỗ thất vọng. Ngoài ra, sự kiện này bày tỏ lòng trung thành không hề lay chuyển của các môn đệ. Ngay khi Chúa Giêsu nói rõ rằng chén cay đắng đang chờ họ ở đằng trước thì họ cũng không nản lòng tháo lui, họ cương quyết uống chén ấy. Nếu chiến thắng với Chúa Giêsu có nghĩa là chịu khổ với Chúa thì họ sẵn lòng đối diện với sự chịu khổ đó.
Người ta dễ lên án các môn đệ, nhưng chúng ta không được quên đức tin và lòng trung thành nằm phía sau tham vọng của họ.
Tâm Tình của Chúa Giêsu
Mátthêu 20,20-28
2. Đoạn này soi rọi ánh sáng lên đời sống tín đồ, Chúa Giêsu nói rằng ai muốn chia sẻ sự chiến thắng của Ngài thì phải uống chén của ngài. Chén đó là gì? Đó là điều Chúa Giêsu cho biết sẽ xảy đến cho Giacôbê và Gioan. Thế gian đã đối đãi với hai ông rất khác nhau. Giacôbê là tông đồ chết vì đạo đầu tiên (Cv 12,2). Đối với ông, chén phải uống là sự chết vì đạo. Còn Gioan sống rất cao tuổi ở thành Êphêxô và chết khi gần trăm tuổi. Đối với Gioan, chén phải uống là phải sống đời kỷ luật và chiến đấu liên tục của người tín đồ Chúa Kitô suốt những năm tháng dài.
Chúng ta sẽ sai lầm nếu nghĩ rằng đối với Kitô hữu chén của họ luôn luôn có nghĩa là chiến đấu gay go, cay nghiệt, đau đớn của tử đạo. Vì chén đó có thể là những công việc bình thường của đời sống với sự hy sinh và chiến đấu mỗi ngày, với sự đau lòng, phiền nhiễu và nước mắt. Người ta đã tìm thấy một đồng tiền Rôma, trên đó đúc hình một con bò đang đứng trước một cái bàn thờ và một cái lưỡi cày, dưới ghi dòng chữ “Hãy sẵn sàng chọn một trong hai”. Con bò phải sẵn sàng, một là cao điểm của hy sinh làm của lễ trên bàn thờ, hai là lao tác lâu dài trong việc cày xới
z,u,z,vj-/.o
HIN MUNG MATTHEU - TẠP 2 iy7
trên cánh đồng. Kitô hữu chỉ uống một chén, chén đó có thể trong khoảnh khắc hoặc cũng có thể uống suô"t đời mình. Uống chén chỉ có nghĩa là theo Chúa Giêsu bất cứ nơi nào Chúa dẫn đến và sống giống như Chúa Giêsu trong bất cứ hoàn cảnh nào.
3. Đoạn này soi rọi ánh sáng lên Chúa Giêsu. Nó cho ta thấy lòng nhân từ của Chúa Giêsu. Điều ngạc nhiên về Chúa Giêsu là Ngài không bao giờ mất bình tĩnh mà tức giận ai cả. Mặc dầu Ngài đã nói bao nhiêu lần, thế mà ở đây những người này và mẹ họ vẫn nói về những địa vị trong một chính quyền, một vương quốc ở trần gian. Tuy nhiên Chúa Giêsu không nổi giận vì sự u mê tối tăm của họ, hay thất vọng vì sự đần độn của họ. Ngài tìm cách dẫn họ đến chân lý bằng những lời nhẹ nhàng, thông cảm và thương yêu, Ngài không bao giờ thốt ra một lời lẽ nóng nảy. Điều ngạc nhiên nhất cho chúng ta là Chúa Giêsu không bao giờ thất vọng về con người.
Trong đoạn này chúng ta thấy sự thành thật của Chúa Giêsu. Ngài biết rõ chén cay đắng phải uống, và Ngài không ngần ngại nói ra. Không ai có thể nói rằng lúc đầu họ theo Chúa Giêsu vì bị lừa. Chúa Giêsu không bao giờ giấu việc họ phải mang thập giá trước khi nhận được triều thiên.
Đoạn này cũng cho thấy Chúa Giêsu tin cậy con người. Ngài không nghi ngờ lòng trung thành của Giacôbê và Gioan. Họ có những tham vọng sai lầm, họ đui mù, họ có những ý tưởng lầm lạc, nhưng Ngài không bao giờ thất vọng về họ. Ngài tin rằng họ có thể và sẽ uống chén và cuối cùng người ta thấy họ vẫn ở bên Ngài. Một trong những nền tảng lớn lao mà chúng ta phải nắm giữ đó là ngay cả khi chúng ta chán ghét, khinh bỉ chính mình thì Chúa Giêsu vẫn tin chúng ta. Kitô hữu là người được Chúa Giêsu tôn trọng.
Cuộc Cách Mạng Mátthêu 20,20-28
Điều Giacôbê và Gioan xin dĩ nhiên làm bực lòng các môn đệ khác. Họ không thấy lý do nào để hai anh em này “chơi gác”
198 WILIIAM BARCLAY
20,2U-Z»
họ như vậy, mặc dù anh em này là bà con của Chúa Giêsu đi nữa. Họ không thấy lý do nào để hai người kia được quyền đòi hỏi một địa vị hơn những người khác. Chúa Giêsu biết những gì đang xảy ra trong tâm trí của họ, và Ngài nói với họ những lời được coi như nền tảng căn bản cho đời sống môn đệ. Chúa Giêsu nói rằng đối với thế gian, kẻ làm lớn là kẻ sai khiến người khác, là người làm chủ, là kẻ ra lệnh điều khiển, là kẻ chỉ tay năm ngón, là kẻ được người khác cung phụng cả đến nhu cầu nhỏ nhặt nhất. Giới cầm quyền Rôma có đoàn tùy tùng, những vương tôn công tử ở Phương Đông có nô bộc, có con buôn có đoàn nô lệ. Thế gian cho họ là lớn, là cao trọng, nhưng trong Kitô giáo chỉ có phục vụ mới là cao trọng. Cao trọng không nằm ở sự sai khiến người khác phục vụ cho mình, mà trong phục vụ người khác, và càng phục vụ thì vinh dự càng cao. Chúa Giêsu dùng một tiêu chuẩn khác. Ngài phán: “Nếu các ngươi muốn làm lớn thì phải làm đầy tớ, nếu các ngươi muốn làm đầu thì hãy làm nô bộc”. Đây chính là cuộc cách mạng, đây chính là sự đảo lộn mọi tiêu chuẩn trần thế, đây là một hệ thống giá trị hoàn toàn mới được đem vào cuộc đời.
Điều lạ lùng là bởi bản năng, chính thế gian đã chấp nhận ngay những tiêu chuẩn này. Thế gian vẫn biết người tốt là người phục vụ đồng bào đồng loại mình. Người đời thường kính trọng, thán phục và đôi khi sợ kẻ cầm quyền nhưng họ sẽ yêu thương những người biết yêu thương. Bác sĩ sẵn sàng ra đi bất cứ lúc nào dù ngày hay đêm để phục vụ cứu chữa sinh mạng bệnh nhân. Người phục vụ Chúa biết thăm viếng, chăm sóc anh em mình. Người chủ quan tâm đến đời sống và những khó khăn của công nhân. Những người mà ta có thể tiếp xúc và không bao giờ họ cảm thấy chúng ta là mối phiền toái, chính đó là những người được mọi người yêu mến và trong họ người ta trực giác thấy được Đức Kitô.
Toyohiko Kagawa, một vị thánh hiện đại, lần đầu tiếp xúc với Kitô giáo, ông đã thây sức thu hút mãnh liệt cho đến một ngày nọ ông bật lên rằng: “Ôi Thiên Chúa, xin hãy làm cho con giống như Chúa Giêsu”. Để giống như Chúa Giêsu, ông đến sinh sống ở khu phô" tồi tàn trong lúc ông đang mắc bệnh phổi.
Cecil Northcott trong cuốn Những Quyết Định Nổi Tiếng của Cuộc Đời kể lại những điều mà Kagavva đã làm. Ông đến sông trong một căn nhà lá chật chội 3,5m2 ở khu ổ chuột tại Tokyo.
20,20-28
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​199
Đêm đầu tiên, một người bị bệnh lác đến xin ông cho ngủ chung, đây là một thử thách cho đức tin, nhưng ông không nao núng và cho người ấy ngủ chung với mình. Sau đó, một người ăn mày đến xin ông chiếc áo đang mặc và đem đi. Ngày hôm sau người đó lại đến và xin cái áo choàng và quần dài của ông. Kagawa chỉ còn lại trên mình chiếc kimono cũ đã sờn rách. Những người cùng xóm với Kagawa chế nhạo ông, nhưng rồi lại kính nể ông. Ông đã đứng giữa trời mưa vừa giảng vừa hoạt động, ông la lên rằng: “Thiên Chúa là tình yêu, nơi nào có tình yêu, nơi đó có Thiên Chúa”. Ông thường té xỉu vì kiệt sức và người ta khiêng ông về căn nhà tồi tàn của ông.
Chính Kagawa đã viết: “Chúa ở trong những kẻ hèn mọn nhất. Ngài ngồi dưới đất giữa những kẻ bị tù. Ngài đứng với những thiếu niên phạm pháp. Ngài có mặt trong đám hành khất; Ngài ở giữa những kẻ bệnh hoạn, đứng với kẻ thất nghiệp. Vì vậy ai muốn gặp Chúa hãy đến thăm những nhà tù trước khi đến đền thờ. Trước khi đi nhà thờ hãy đến thăm các bệnh viện. Trước khi đọc Kinh Thánh hãy giúp đỡ những kẻ ăn mày”.
Người đời có thể đánh giá người vĩ đại qua số thuộc cấp mà người đó chỉ huy, hay qua trình độ thông minh, kiến thức của người đó hoặc qua số hội đoàn người đó tham dự, hoặc qua số tiền bạc, của cải người đó có, nhưng Chúa Giêsu không đánh giá con người qua những điều đó. Tiêu chuẩn của Ngài rất đơn giản “Anh đã phục vụ, giúp đỡ được bao nhiêu người?”
vương Quyền của Thập Giá
Mátthêu 20,20-28
Những gì Chúa kêu gọi môn đệ Ngài làm thì chính Ngài đã làm. Chúa đến không phải để được người ta phục vụ nhưng để phục vụ người ta. Ngài đến không phải để chiếm một ngôi báu nhưng là nhận một thập giá. Đó là một điểm mà những người theo Chính Thống Giáo ở thời Ngài không thể hiểu Ngài. Qua lịch sử, người Do Thái mơ ước một Đấng Mêsia, nhưng Đấng Mêsia mà họ mơ ước luôn luôn là một vị vua chiến thắng, một vị tướng dũng mạnh, một đấng sẽ đạp tan kẻ thù của dân Do Thái và lấy quyền
200 WILIIAM BARCLAY
zu,zu-¿o
uy cai trị một vương quốc toàn cầu. Họ tìm kiếm một vị vua chiến thắng thì nhận được một Đấng tan nát trên thập giá. Họ trông đợi một sư tử gầm thét của Giuđa thì nhận được một Chiên Con hiền lành của Thiên Chúa. Rudolf Bulmann viết: “Trên thập giá của Chúa Kitô thì những tiêu chuẩn của người Do Thái và những quan niệm trần gian về huy hoàng của Đấng Mêsia bị đạp đổ”. Nơi đây vinh quang mới và tầm vóc vĩ đại của tình yêu chiu khổ và sứ mạng hy sinh, phục vụ được thể hiện. Tại đây, vương quyền được minh định và tái tạo.
Chúa Giêsu đã tóm tắt đời sông trong một câu thấm thìa: “Con Người đã đến để phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người”. Đến đây, chúng ta cần dừng lại để nhìn xem những gì dàn dựng quanh câu nói đáng yêu đó. Nhiều người đã nói: Chúa Giêsu phó mạng sông Ngài làm giá chuộc cho nhiều người, vậy giá chuộc đó trả cho ai? Origen đã quả quyết rằng giá chuộc đó trả cho ma quỷ: “Tiền chuộc đó không thể trả cho Đức Chúa Trời, nó phải trả cho Xatan là kẻ nắm chặt chúng ta cho đến chừng nào nó đã nhận được giá chuộc, ngay cả đến mạng sống của Chúa Giêsu”. Gregory ở Nyssan đã nhìn thấy lầm lỗi quá hiển nhiên trong thuyết đó, nó đặt Xatan ngang hàng với Thiên Chúa, nghĩa là Xatan có thể đưa ra điều kiện cho Thiên Chúa trước khi nó buông tha người ta. Vì vậy Gregory đưa ra một ý kỳ lạ, ông cho rằng ma quỷ bị Đức Chúa Trời đánh lừa. Nó bị đánh lừa vì tưởng Chúa Giêsu bất lực, không ai giúp đỡ, nó xem Chúa như một con người tầm thường, nó cô" gắng cầm giữ Chúa Giêsu và khi cố gắng làm như vậy nó mất đi quyền năng và sụp đổ vĩnh viễn. Gregory còn tô vẽ bức tranh thêm nữa, trong một chiều hướng quái gỡ hơn và hầu như tà đạo. Ông nói rằng sự nhập thể là một mưu kế thiêng liêng để câu bắt Xatan. Thần tính của Chúa Giêsu là cái lưỡi câu và thân xác của Ngài là miếng mồi. Miếng mồi được đem nhử trước Xatan, nó đã nuô't mồi và bị mắc câu. Trí tưởng tượng kỳ quặc đáng kinh ngạc đó còn được Peter Lombard đẩy tới cùng. Ông nói: “Thập giá là một cái bẫy để bắt ma quỷ được gắn mồi bằng máu của Chúa Giêsu”.
Đó là tất cả những gì xảy ra khi người ta cố đổi vần thơ tình yêu thành những lý thuyết nhân tạo. Chúa Giêsu đến để phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người. Ý của lời nói đó là gì? Ý
¿*\J y~
UN MUNU MATTHEU - TẠP 2 2U1
nghĩa thật đơn giản: loài người ở dưới quyền lực của ma quỷ mà hoạt động của họ không thể phá vỡ được, tội lỗi của họ kéo họ xuống, tội lỗi của họ phân rẽ họ khỏi Thiên Chúa, tội lỗi của họ làm chìm đắm đời sống họ. Và giá chuộc bây giờ là một cái gì để trả hay ban cho hầu giải phóng con người khỏi tình trạng mà chính họ không thể tự cứu mình. Vì vậy điều câu này nói hoàn toàn đơn giản. Chúa Giêsu phải trả giá bằng sự sống và sự chết của Ngài để đem loài người trở về cùng Thiên Chúa.
Không có vấn đề Chúa Giêsu phải trả giá chuộc đó cho ai. Chỉ có một chân lý đơn giản và vĩ đại là nếu không có Chúa Giêsu, nếu không có sự sống phục vụ của Ngài và sự chết yêu thương Ngài đã thực hiện, thì chúng ta không bao giờ tìm được con đường trở lại với tình thương của Thiên Chúa. Chúa Giêsu ban cho tất cả để mang con người trở lại với Thiên Chúa, và chúng ta cũng phải bước theo dấu chân Ngài là Đấng vêu thương chúng ta sâu đậm nhất.
Tinh Thương Thỏa Đáp Nhu cầu
Mátthêu 20,29-34
29 Khi Đức Giêsu và môn đệ ra khỏi thành Giêrikhô, dân chúng lũ lượt đi theo Người. 30 Và kìa có hai người mù ngồi ở vệ đường, vừa nghe Đức Giêsu đi ngang qua đó, liền kêu lên rằng: “Lạy Ngài, lạy Con vua Đavít, xin rủ lòng thương chúng tôi!" 31 Đám đông quát nạt, bảo họ im đi, nhưng họ càng kêu lớn hơn nữa: “Lạy Ngài, lạy Con vua Đavít, xin rủ lòng thương chúng tôi!” 32 Đức Giêsu dừng lại, gọi họ đến và nói: “Các anh muốn tôi làm gì cho các anh? ” 33 Họ thưa: “Lạy Ngài, xin cho mắt chúng tôi được mở ra! ” 34 Đức Giêsu chạnh lòng thương, sờ vào mắt họ; tức khắc, họ nhìn thấy được và đi theo Người.
Đây là câu chuyện về hai người tìm đường đến phép lạ. Chuyện này rất có ý nghĩa vì nó cho chúng ta biết về tinh thần, thái độ của lòng và trí như thế nào để nhận ân sủng quý báu nhất của Chúa.
1. Hai người này đang chờ đợi và khi cơ hội đến thì họ giang cả hai tay ra ôm lấy. Chắc chắn họ đã nghe nói về quyền năng kỳ
202 WILIIAM BARCLAY
ZU,Zb>-J>4
diệu của Chúa Giêsu và mong mỏi quyền năng ấy thể hiện trên đời sống mình. Chúa Giêsu đi ngang qua họ, nếu họ để Ngài đi luôn thì cơ hội đó sẽ trôi qua mãi mãi, nhưng nay cơ hội đến, và họ đã nắm lấy nó. Có nhiều điều trọng đại phải làm ngay, nếu không sẽ không bao giờ làm được, có những vấn đề trọng đại cần quyết định ngay, nếu không, sẽ không bao giờ quyết định được. Phút hành động qua đi, sự thôi thúc quyết định tan mất. Có thời kỳ để hành động và có thời kỳ để quyết định. Sau khi Phaolô rao giảng tại Athene, có nhiều người nói rằng: “Lúc khác chúng ta sẽ nghe ngươi nói về việc đó” (Cv 17,32). Họ hoãn lại lúc khác thuận tiện hơn, nhưng thường thời cơ thuận tiện không bao giờ đến lần nữa.
2. Hai người này không hề nản lòng. Đám đông bảo họ im đi vì họ làm phiền người khác. Thói quen của các thầy dạy đạo Do Thái là vừa đi vừa nói. Vì vậy chắc chắn những người đi quanh Chúa Giêsu không thể nghe Ngài nói khi có tiếng kêu la của hai người mù này. Tuy nhiên không điều gì có thể làm hai người mù này câm lặng. Đối với họ, không có gì cản họ được, vì đây là lúc sẽ được sáng mắt hay cứ phải chịu đui mù. Thường thường chúng ta rất dễ nản lòng trong việc tìm kiếm Chúa, nhưng ai kiên trì đến cùng sẽ tìm được Chúa.
3. Hai người này có một đức tin không hoàn toàn đúng, nhưng họ cương quyết hành động trên niềm tin họ có. Họ gọi Chúa là Con vua Đavít, nghĩa là họ tin Ngài là Đấng Mêsia, nhưng cũng có nghĩa là họ đang suy nghĩ chức vụ Mêsia theo ý nghĩa thế quyền. Đó là một đức tin không hoàn hảo, nhưng họ hành động trên đức tin đó và Chúa Giêsu đã nhận. Dù đức tin chúng ta có thể không hoàn toàn nhưng nếu có đức tin thì Chúa Giêsu chấp nhận.
4. Hai người mù này không sợ khi đưa ra một lời cầu xin lớn lao. Họ là những kẻ ăn xin, nhưng lại không xin tiền mà xin được sáng mắt. Không có lời cầu xin nào quá lớn lao đối với Chúa Giêsu.
5. Hai người mù này là những người có lòng biết ơn: Khi đã được ban ơn, họ không bỏ đi và quên ơn, nhưng họ đi theo Chúa Giêsu. Có rất nhiều người được ban cho những điều ao ước, nhưng họ quên ngay, không có lấy một lời cám ơn. Vô ơn là tội xâu xa hơn tất cả mọi tội. Những người mù này được Chúa Giêsu ban cho ánh sáng và họ đáp lại bằng lòng biết ơn trung thành. Mỗi
ZI,1-1 1
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 203
chúng ta không bao giờ có thể đền đáp Chúa về những điều Ngài đã làm cho chúng ta, nhưng chúng ta luôn luôn có thể tỏ lòng biết ơn Ngài.
Chú Giải Mát-Thêu Ii Chú Giải Mát-Thêu Ii - William Barclay Chú Giải Mát-Thêu Ii