Những trận chiến lớn nhất chính là những trận chiến trong tâm trí chúng ta.

Jameson Frank

 
 
 
 
 
Tác giả: Thái Trí Hằng
Thể loại: Tiểu Thuyết
Dịch giả: Wasabee
Biên tập: Xuân Hồng
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1740 / 32
Cập nhật: 2017-01-29 18:11:05 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9
ãy nói cho em, làm sao để tung bay mà không gãy cánh
Tới thẳng nơi anh.
Em đã mất khả năng đi thăng bằng, bởi vì nơi đây
Mọi tâm trí, hơi thở giẫy dụa
Nước mắt như lên men kháng cự
Có lỗ hổng thì sẽ vỡ đê
Anh thân yêu ơi
Em nhớ anh biết chừng nào
“Xin lỗi, xin nhường đường giùm.”
Sau khi tàu vào ga, một anh chàng cắt đầu đinh đi tới cạnh cửa toa, gật đầu ra hiệu.
Tôi đứng dậy, mở cửa toa, xuống tàu trước, đứng đợi trên sân ga.
Có khoảng hơn mười người xuống tàu, người cuối cùng, là một bà mẹ trẻ dắt theo một cậu bé.
“Tạm biệt chú đi con.” Bà mẹ trẻ nói.
“Chào chú.” Cậu bé mỉm cười chào tạm biệt.
Đó là cậu bé cảm thấy tôi rất kỳ cục.
Trước khi lên tàu, tôi quay người đưa mắt nhìn sân ga.
Thì ra đã tới quê hương của tôi, Gia Nghĩa.
Mặc dù từ thành phố Gia Nghĩa tới nhà tôi còn phải đi xe buýt thêm một tiếng nữa.
Lên tàu, liếc mắt vào trong toa, đã có một số chỗ trống.
Chỉ còn 50 phút nữa là tới Đài Nam, thôi thì đứng đợi luôn cạnh cửa toa vậy.
Mở cửa toa, nhìn sắc trời.
Không hổ là Nam Đài Loan, dù nhiệt độ còn hơi lạnh, nhưng dù gì trời cũng trong.
Gỡ mắt kính xuống, dụi mắt, đeo kính lên.
Rút điếu thuốc thứ chín ra đọc.
“Đừng lo. Em đứng nguyên tại chỗ, anh sẽ đi tìm em.”
Tôi nhìn những dòng chữ trên điếu thuốc, lẩm bẩm.
Đoàn tàu đang lăn bánh trên bình nguyên Gia Nghĩa mênh mông ngút ngàn, thu vào tầm mắt đều là đồng ruộng.
Đây chính là sân khấu tuổi thơ tôi.
Minh Thanh từng nói, hy vọng sau này sẽ được ở trên một thảo nguyên xanh thẳm.
Nếu cô ấy sinh ra ở nơi này, có lẽ sẽ rất vui.
Tiếc là đối với tôi, phong cảnh này chỉ thân thiết và quen thuộc, chứ không đặc biệt yêu thích.
Tôi đối với Minh Thanh, cũng là cảm giác đó sao?
Còn đối với Thuyên, tôi luôn có một cảm giác không nói được thành lời.
Đó là một cảm giác vô cùng thân thuộc, nhưng lại vô cùng xa lạ.
Thân thuộc là em ở kiếp trước, xa lạ là em nơi kiếp này.
Đảo ngược lại, hình như cũng được.
Nếu tình cảm mặn nồng bắt buộc phải đi kèm với thời gian lâu dài, vậy ngoài dùng việc đã quen biết từ kiếp trước để lý giải ra, tôi không nghĩ ra cách giải thích nào khác.
Cách nói này rất dị đoan, đi ngược lại những kiến thức khoa học mà tôi đã tiếp thu suốt mấy năm.
Tôi hổ thẹn với những điều đã học.
Tôi đã học tổng cộng 18 năm đèn sách, mấy năm cuối cùng còn luôn vật lộn với những định luật vật lý.
Dù sách vở chẳng học được bao nhiêu, nhưng muốn tôi tin vào những thứ như ký ức từ kiếp trước, là không thể nào.
Ký ức, là thứ phi vật chất, cũng phi năng lượng, làm thế nào để chuyển dịch trong không gian và thời gian?
Trừ khi có thể số hóa ký ức.
Nhưng kiếp trước của tôi, có lẽ chưa có máy tính.
Ký ức từ kiếp trước, đã biến mất từ lâu. Còn ký ức kiếp này, vẫn vẹn nguyên như cũ.
Nhất là những gì liên quan đến Minh Thanh, hoặc Thuyên.
Còn nhớ khi mới kết thúc đời sinh viên, đối diện với áp lực tìm việc sau đó, quả thật phiền não một thời gian.
Tôi và Bách Sâm đều không phải nhập ngũ, tôi thì là vì cận thị nặng, còn Bách Sâm là vì bị cường tuyến giáp trạng.
Anh Tử Nghiêu đã từng làm lính, nên không phải tòng quân.
Sau khi tốt nghiệp, trong số ba người bọn tôi, anh ấy là người đầu tiên tìm được việc làm ở một xưởng xây dựng.
Chị Tú Chi cũng thuận lợi tốt nghiệp, sau đó làm giáo viên thực tập dạy môn Quốc văn ở một trường cấp ba công lập tại Đài Nam.
Minh Thanh chuẩn bị học nghiên cứu sinh năm thứ ba, tới lượt cô ấy đối mặt với áp lực của việc viết luận văn.
Tôn Anh tới Chương Hóa làm việc, dần dần mất liên lạc.
Cô ấy trở thành cây chủ đầu tiên rời bỏ tôi.
Nhà Bách Sâm ở Đài Bắc, vốn cậu ấy định tới làm việc tại Công viên khoa học Tân Trúc.
Nhưng khi đọc được hai bài thơ của một sinh viên đang làm việc ở Công viên khoa học trên BBS, ý định trở về miền Bắc làm việc của cậu ấy bèn tan thành mây khói.
Bài đầu tiên tên là:
“Lời cảm thán của thằng con trai ế ở Công viên khoa học không ai hẹn hò đi chơi vào lễ Tình nhân đành đi thăm mộ.”
Suốt đêm ngày cắm đầu cực khổ
Người ta hẹn hò tôi quét mộ
Bước vào Công viên sâu như biển
Phấn son từ đó trừ mặt mỗ
Bài thứ hai có tên:
“Trong tiệc cưới có bạn hỏi tôi lúc nào kết hôn khiến tôi nức nở khóc òa”
Tốt nghiệp hai tư tuổi
Làm trong viện sáu năm
Một tiếng thành thân chửa?
Hai hàng lệ ròng ròng.
Sau này Bách Sâm tìm được việc làm trong một công ty tư vấn công trình ở Cao Hùng.
Cậu ấy mua một chiếc xe second-hand, hàng ngày lái xe đi làm, mất khoảng một tiếng mười phút, cũng coi là gần.
Tôi trầy trật suốt một tháng, cuối cùng quyết định quay về trường, làm trợ lý nghiên cứu.
Buổi tối đi dạy gia sư hoặc các lớp ôn thi, kiếm thêm chút tiền.
Dù mỗi người đều có công việc riêng, nhưng tôi, Bách Sâm, anh Tử Nghiêu và chị Tú Chi, vẫn ở chỗ cũ.
Trước khi bảo vệ luận văn, Thuyên từng gọi điện cho tôi.
Khi biết tôi đang chuẩn bị bảo vệ luận văn, em hỏi ngày thi, rồi nói:
“Cố lên, em sẽ cầu nguyện cho anh. Em cũng chỉ có thể làm vậy mà thôi.”
Dùng chữ “cầu nguyện” có hơi kỳ quặc, dù gì có phải tôi ra trận hay vào bệnh viện đâu.
Nhưng Thuyên là như vậy, từ ngữ em dùng tuy hơi kỳ cục, nhưng rất thẳng thắn.
Sau lễ tốt nghiệp, Thuyên lại gọi điện cho tôi.
Lúc đầu cứ ấp a ấp úng mãi, tôi rất ngờ vực, hỏi em đã xảy ra chuyện gì, em nói:
“Anh… anh tốt nghiệp thành công rồi chứ?”
“Tốt nghiệp thành công?” Tôi bật cười, “Nhờ phúc của em, anh đã tốt nghiệp một cách thuận lợi.”
“Thật tốt quá.” Thuyên như thở phào một hơi, “Em còn tưởng rằng… tưởng rằng…”
“Em tưởng anh không tốt nghiệp được à?”
“Không phải là tưởng, mà là lo lắng.”
“Giờ anh tốt nghiệp rồi, em vui không?”
“Có.” Thuyên cũng cười, “Em rất vui.”
Sau khi quyết định ở lại trường làm trợ lý nghiên cứu, tôi dọn sách vở và những đồ lặt vặt trong phòng nghiên cứu tới phòng trợ lý.
Địa điểm pha cà phê, cũng dời từ phòng nghiên cứu sang phòng trợ lý.
Dù công việc này cũng có cái gọi là thời gian vào làm và tan làm, nhưng lúc chạy báo cáo, vẫn cứ phải tăng ca.
Bởi vì vừa kết thúc cuộc đời nghiên cứu, nên tôi vẫn duy trì thói quen thức đêm trong phòng trợ lý.
Có lúc Bách Sâm sẽ tới chơi với tôi, chúng tôi cùng nhau uống cà phê, nói chuyện công việc và những dự định cho tương lai.
Có lần lan man rất xa, nhắc tới Tôn Anh.
“Cậu có biết Tôn Anh đối với cậu rất tốt không?” Tôi hỏi Bách Sâm.
“Dĩ nhiên là biết rồi, tớ có lề mề chậm chạp giống cậu đâu…”
“Thế sao cậu…”
“Tớ chọn người con gái tớ thích, chứ không chọn cô gái thích tớ.”
Bách Sâm ngắt lời tôi, đưa mắt nhìn tôi rồi nói tiếp:
“Sâu Rau, khi thích một cô gái, phải nói cho cô ấy biết. Khi không thích một cô gái, cũng nên nói cho cô biết càng sớm càng tốt. Dĩ nhiên cái mà tớ gọi là thích, là sự thích giữa nam và nữ.”
“Ồ.” Tôi ậm ờ.
“Tính cách của cậu cần phải thay đổi đi.” Bách Sâm uống một ngụm cà phê, nhìn ra ngoài cửa sổ.
“Tại sao?”
“Cậu không dám tích cực theo đuổi cô gái cậu thích, lại không đành lòng từ chối cô gái thích cậu…”
Bách Sâm ngoảnh đầu lại, “Tính cách này chẳng lẽ không nên thay đổi?”
“Thật sự nên thay đổi sao?”
“Cậu nhất định phải thay đổi, nếu không sẽ rất thê thảm.”
“Phải vậy không?”
“Dĩ nhiên. Bởi vì tình yêu là một chuyện tuyệt đối ích kỷ, nhưng cậu lại không phải là người ích kỷ.”
“Ích kỷ?”
“Tình yêu không cho phép chia sẻ, vì thế nó ích kỷ. Hoàn toàn khác với tình bạn và tình thân.”
“Hãy thành thật với cảm nhận của mình. Đối diện với cô gái mà cậu thích, phải dũng cảm theo đuổi, không nên do dự. Đối với cô gái thích cậu, chỉ có thể nói xin lỗi, không được cả nể.”
“Bách Sâm, sao hôm nay cậu lại nói với tớ những điều này?”
“Chúng ta là bạn thân đã sáu năm, tớ không thể cứ nhìn cậu do dự không quyết, lằng nhằng không dứt khoát.”
“Tớ là vậy sao?”
“Cậu đối với Lâm Minh Thanh chính là như thế. Chỉ có điều tớ không biết rốt cuộc cậu có thích cô ấy hay không.”
“Tớ…”
Tôi không trả lời được.
Xé miếng bơ, thả vào ly cà phê, lấy thìa khuấy theo chiều kim đồng hồ.
Mắt đăm đăm nhìn xoáy nước trong ly, cho tới khi cà phê dần nhạt màu.
Khi tôi khẽ khuấy thêm hai vòng theo chiều kim đồng hồ, chuẩn bị nâng ly lên, Bách Sâm ngờ vực hỏi:
“Sâu Rau, cậu đang làm gì thế? Sao cậu cứ nhìn chằm chằm vào cái xoáy trong ly cà phê vậy?”
“Tớ đang… A?” Tôi không khỏi khẽ thốt lên.
Bởi vì trong vô thức, tôi đã làm động tác mà Thuyên gọi là “nhung nhớ”.
“Nhưng, mình đang nhớ ai đây?” Tôi lẩm bẩm.
Hình như tôi lại chợt nhớ tới Thuyên.
Đã hai tháng rồi không gặp em, không biết em thế nào rồi?
Thuyên không có số điện thoại phòng trợ lý của tôi, vì thế cho dù thời gian này em gọi điện tới, tôi cũng không biết.
Tối hôm đó, tôi mở tất cả các ngăn kéo, lục tung mọi ngóc ngách.
Cuối cùng tìm được danh thiếp của Thuyên.
Nhưng tìm thấy rồi thì sao?
Tôi luôn cho rằng gọi điện cho con gái, cần tới lý do và cớ.
Nói cách khác, là cần dũng khí.
Tôi do dự hai ngày, rồi lại chạy tới phòng nghiên cứu trước đây đợi điện thoại suốt hai buổi tối.
Bốn ngày liền, tần suất Thuyên xuất hiện trong đầu tôi càng ngày càng cao, thời gian càng lúc càng dài.
Tới ngày thứ năm, trưa Chủ nhật đầu tiên của tháng Tám, tôi nhấc điện thoại gọi cho Thuyên.
Tới tận bây giờ, tôi vẫn nhớ mãi tốc độ nhịp tim tôi lúc đó.
Không hiểu sao, tôi cứ cảm thấy căng thẳng bất an và lo lắng.
Nhất là sau khi nghe thấy giọng Thuyên.
“Em có khỏe không?”
“Em…”
“Sao vậy?”
“Không. Em tưởng anh giận em.”
“Đâu có. Sao anh lại phải giận?”
“Bởi vì em gọi điện cho anh mãi mà không được.”
“Em lấy bút ra, anh đọc cho em số điện thoại mới.”
“Dạ.”
“Giọng em rối loạn quá.”
“Linh tinh.” Cuối cùng Thuyên cũng cười, “Anh mới rối loạn ấy.”
“Vậy sao?”
“Giọng anh bình thường không như thế này.”
“Hửm?”
“Giọng anh hiện giờ, giống như là hòa lẫn giọng nói bình thường và tiếng chuông với nhau vậy.”
“Hòa lẫn với nhau?”
“Ừ. Em không mô tả được âm thanh ấy, nhưng điều đó cho thấy anh rất căng thẳng.”
“Chẳng giấu được em điều gì cả.” Tôi bật cười.
“Xin lỗi, lát nữa em có việc, tạm biệt trước nhé.”
“Ồ? Tạm biệt.”
“Không sao.”
“Vậy… tạm biệt.”
“Ừ. Tạm biệt.”
Cúp điện thoại, tôi có một cảm giác hụt hẫng khó tả.
Tựa như chỉ biết là đã đánh mất một thứ quan trọng, nhưng lại quên mất thứ đó là gì?
Có lẽ là vì lần này gọi điện cho Thuyên, kết thúc có phần vội vã.
Tôi ngồi ngẩn ngơ trong phòng trợ lý một lúc, phát hiện ra mình hoàn toàn không có khả năng tĩnh tâm làm việc, vì thế bèn đi xem một bộ phim, dù sao cũng là Chủ Nhật.
Xem phim xong, về nhà, không ai ở nhà.
Đành làm đại một hộp cơm, mang tới phòng trợ lý ăn tối.
Khoảng bảy giờ, lần đầu tiên tôi nhận được điện thoại của Thuyên ở phòng trợ lý.
“Chào… chào anh.” Giọng Thuyên rất nhẹ.
“Sao vậy? Giọng em nghe hơi kỳ kỳ.”
“Ở đây đông người quá, em không quen lắm.”
“Em đang ở đâu?”
“Em ở sân ga Đài Nam.”
“Gì cơ? Em ở Đài Nam?”
“Vâng. Trưa nay nói chuyện với anh xong, em liền đến Đài Nam.”
“Giờ em phải đi tàu về Cao Hùng à?”
“Vâng.” Giọng Thuyên nghe vẫn có phần thấp thỏm.
“Giọng em cũng giống như đang trộn lẫn với tiếng chuông ấy.”
“Đừng cười nhạo em.”
“Xin lỗi.” Tôi cười.
“Còn 15 phút nữa tàu hỏa mới tới, trước lúc đó, anh có thể nói chuyện với em không?”
“Không thể.”
“Xin… xin lỗi.” Thuyên cúp máy.
Tôi sững sờ, tôi nói đùa mà.
Tôi lượn lờ quanh cái điện thoại ba vòng, bắt đầu đếm nhẩm trong bụng, từ 1 đến 100.
Đoán chừng Thuyên sẽ không gọi lại nữa, tôi cắn răng, cầm chìa khóa xe máy, phi xuống lầu.
Phóng thẳng ra ga.
Trường học ở ngay sát sân ga, đi xe máy chưa tới ba phút đã tới nơi.
Tôi dừng xe ở cửa ga, mua một tấm vé tiễn, rồi chạy vào trong.
Người trên sân ga quả nhiên rất đông, nhưng đa phần mọi người, dù ít dù nhiều, đều có động tác.
Chỉ có Thuyên là tĩnh lặng, nên tôi nhanh chóng phát hiện ra em.
Thuyên dựa vào cây cột trên sân ga, hai tay vẫn xách chiếc túi xách màu đen.
Cúi đầu, tóc xõa trước ngực, mắt như đang chăm chú nhìn đôi giày của mình.
Chiếc giày bên phải nhô cao hơn chiếc giày bên trái chừng nửa bàn chân, nếu phán đoán theo góc nhìn của em, thì có lẽ em đang nhìn chiếc giày bên phải.
“Giày em rất đẹp.” Tôi bước tới gần em, khẽ khàng lên tiếng.
Thuyên ngẩng đầu lên, mắt hơi mở to, nhưng không nói gì.
“Đứng lui về phía sau một chút, em sắp chạm vạch vàng trên sân ga rồi.”
Thuyên đứng thẳng dậy, rời lưng khỏi cây cột, lùi lại một bước.
“Xin lỗi. Vừa rồi trong điện thoại, anh nói đùa thôi.”
Thuyên cắn môi dưới, đầu cúi gằm.
Tôi giơ cao hai tay, cánh tay hơi cong, ngón tay chạm vào nhau, vòng thành một hình tròn.
Năm ngón tay trái chụm vào nhau, giơ thẳng lên phía trên một góc 45 độ.
Tay phải vẽ thành hình chữ Z trong không trung.
Sau đó hai tay bắt chéo, tạo thành hình chữ X.
“Anh lại minh họa linh tinh rồi. Xin lỗi đâu phải làm như thế.” Cuối cùng Thuyên cũng lên tiếng.
“Anh còn chưa làm xong mà. Anh chỉ mới minh họa đến vũ trụ siêu cấp sấm sét vô địch mà thôi, còn chưa minh họa đến từ xin lỗi.”
“Thế thì anh minh họa tiếp đi.”
“À… anh lại quên lần trước minh họa xin lỗi như thế nào rồi.”
Tôi vò đầu, cười ngượng nghịu. Thuyên nhìn tôi, cũng cười.
“Vũ trụ siêu cấp sấm sét vô địch xin lỗi.”
“Ừ.”
“Có thể tha thứ cho anh không?”
“Ừ.”
“Sau này anh không nói đùa bừa bãi nữa.”
“Còn lâu anh mới làm được.”
“Anh sẽ như vậy sao?”
“Lần trước anh hứa với em, sẽ không đột nhiên biến mất. Anh có làm được đâu.”
“Anh đâu có biến mất. Chỉ đổi số điện thoại mà thôi.”
“Ừ.” Thuyên ngừng lại vài giây, rồi gật đầu.
“Cái gì là Vũ trụ siêu cấp sấm sét vô địch xin lỗi?” Thuyên ngẩng đầu lên, tò mò hỏi.
“Tức là vô cùng tới mức không thể vô cùng hơn.”
“Hả?”
“Trong toán học, đó là khái niệm “tiệm cận”.”
“Em không hiểu.”
“Ví dụ có một số, vô cùng vô cùng gần với không, gần tới tít tắp ngút ngàn, nhưng lại không phải là không. Chúng ta có thể gọi nó là “tiệm cận không”.”
“Ừ, em hiểu rồi. Vậy vũ trụ siêu cấp sấm sét vô địch thích, chính là tiệm cận yêu.”
“Tới lượt anh không hiểu rồi.”
“Bởi vì chúng ta đều không hiểu tình yêu, cũng không thể nói ra chữ yêu, đành phải dùng vũ trụ siêu cấp sấm sét vô địch thích, để tiệm cận tình yêu.”
Tàu hỏa vào ga, mọi người chen lên tàu, Thuyên dè dặt đi theo đoàn người lên tàu.
Trong tàu hết sức chật chội, Thuyên đành miễn cưỡng đứng tại chỗ.
Qua lớp cửa kính, tôi thấy hai tay em bám chặt vào tay vịn ghế, người co lại, tránh những người đi ngang.
Em ngẩng đầu lên, nhìn ra bên ngoài, ánh mắt hốt hoảng tìm kiếm.
Tôi vượt qua vạch vàng trên sân ga, bước tới nơi gần em nhất, mỉm cười.
Hai lòng bàn tay úp xuống, ấn xuống phía dưới vài lần, ra hiệu cho em đừng căng thẳng.
Dẫu Thuyên gật đầu, nhưng ánh mắt vẫn thẫn thờ, như thoáng chút hốt hoảng.
Tựa như một chú mèo con bị hoảng sợ, cong người tránh mưa dưới mái hiên.
Viên quản lý sân ga xua tay, bảo tôi lui lại phía sau.
Tôi nhìn ông ấy, chính là người đã lên lớp cho tôi lần trước, khi tôi nhảy tàu.
Khi tôi đang nghi ngờ không biết ông ấy có nhận ra mình không, tàu hỏa lăn bánh, dường như tôi nhìn thấy một giọt nước.
Là giọt mưa từ hiên nhà rơi xuống? Hay nước mắt rơi từ khóe mắt em?
Mèo con? Thuyên? Nước mưa? Nước mắt?
Trong thời gian hai toa tàu, tôi suy nghĩ rốt cuộc giọt nước này là thứ gì?
Rồi lại trong thời gian của hai toa tàu, tôi do dự xem nên làm gì?
“Bây giờ không có mưa, hơn nữa nơi này cũng không có mèo.”
Tôi thầm kêu.
Sau đó tôi vọt lên, vòng qua người viên quản lý, bỏ lại sau lưng tiếng còi.
Vượt qua một thùng rác, hai cây cột, ba người.
Vùng chạy, tăng tốc, ngắm trúng, hít thở, vọt lên, túm lấy.
Tôi nhảy lên tàu.
“Anh… anh có khinh công à?”
Một cậu học sinh cấp ba mặc đồng phục đeo ba lô màu xanh lá cây đứng trong toa bàng hoàng hỏi tôi.
Lon nước ngọt đã khui trong tay cậu ta, rơi xuống, đổ đầy mặt đất.
“Các hạ thật tinh mắt. Tại hạ phái Võ Đang, chiêu này là Thê Vân Tung.”
Tôi vừa thở hồng hộc vừa cười.
Tôi vượt qua mấy toa tàu, rốt cuộc là bao nhiêu toa, tôi cũng không rõ nữa.
Như loài cá hồi bơi về giữa sông và biển.
“Anh đến rồi.” Tôi len đến bên Thuyên, khẽ vỗ vai em, mỉm cười.
“Vâng.” Em ngoảnh lại, hai tay vẫn bám chặt vào tay vịn, khóe miệng nhếch lên.
“Hình như em chẳng ngạc nhiên chút nào.”
“Em tin nhất định anh sẽ lên tàu.”
“Em biết anh sẽ nhảy tàu à?”
“Em không biết.” Thuyên lắc đầu, “Em chỉ biết, anh sẽ lên tàu.”
“Sự tin tưởng này của em, dễ lấy mạng người lắm đấy.” Tôi cười nói.
“Có thể… vịn vào anh không?”
“Được chứ.”
Thuyên buông tay phải ra, khẽ túm lấy góc áo phía gần thắt lưng của tôi, thuận thế quay người lại đối diện với tôi.
Tôi cầm lấy chiếc túi xách màu đen của em, xách bằng tay trái.
“Ủa? Mắt em khô.”
“Em có khóc đâu, dĩ nhiên là mắt khô rồi.”
“Anh quên mất anh bị cận nặng, lại vẫn tin vào mắt mình.”
“Hả?”
“Không có gì.” Tôi cười, “Em có thể vịn chặt một chút, tàu hay lắc lư lắm.”
“Vừa rồi ở trên sân ga, em nhìn giày bên phải đúng không?”
“Ừ.”
“Thế nghĩa là gì?”
“Đau lòng.” Thuyên đưa mắt nhìn tôi, sững người lại mấy giây, chóp mũi ửng đỏ, khóe mắt ẩm ướt.
“Xin lỗi. Anh biết sai rồi.”
“Ừm.”
“Thế nếu nhìn giày bên trái thì sao?”
“Vẫn là đau lòng.”
“Giống nhau à?”
“Phàm nhân chia thành nam với nữ, đau lòng há lại phân trái phải?” Nói xong, cuối cùng Thuyên cũng bật cười.
Đoàn tàu lắc lư trái phải, tay phải của Thuyên thường chạm vào người tôi.
Dù vẫn cách một lớp quần áo, nhưng Thuyên cứ mỉm cười ngượng nghịu, thảng hoặc lại nói xin lỗi.
Sau đó tay trái Thuyên, cũng túm lấy áo tôi.
“Mệt rồi à?”
“Ừ.” Thuyên gật đầu.
“Sắp tới rồi, đừng lo.”
“Ừ. Anh ở cạnh em, em không lo.”
Tới Cao Hùng, ra khỏi ga, tôi cùng Thuyên đợi xe buýt.
Khi xe buýt sắp tới, tôi hỏi em:
“Lần này em có tin anh sẽ lên xe nữa không?”
“Sao lại hỏi thế?”
“Lúc xe buýt chạy sẽ đóng cửa, anh không thể nhảy lên được.”
“Ha ha, anh về đi. Anh cũng mệt rồi.”
“Điện thoại của anh, muộn thế nào em cũng có thể gọi được. Biết chưa?”
“Dạ.”
Xe buýt vào bến, cửa xe mở ra.
“Chúng ta sẽ còn gặp nhau, em yên tâm.” Tôi đưa túi xách của Thuyên cho em.
“Vâng.” Thuyên nhận chiếc túi xách, khom người, cúi chào.
“Lên xe rồi, đừng nhìn anh.”
“Vâng. Anh cũng đừng nhìn lên xe nhé.”
“Được.”
Thuyên lên xe, đứng cạnh cửa vẫy tay với nhau, tôi gật đầu.
Quay lưng đi được mấy bước, tôi vẫn không nhịn được mà ngoái lại nhìn.
Đúng lúc Thuyên cũng ngồi trên ghế, quay đầu ra.
Nhìn nhau mấy giây, xe chuyển bánh, Thuyên lại vẫy tay cười.
Tới khi xe buýt khuất xa, tôi mới đi về phía ga, trở về Đài Nam.
Ra khỏi ga, không thấy xe máy đâu, nhìn xuống đất, có một đám dãy số viết bằng phấn trắng.
Tôi bắt đầu tìm kiếm biển số xe tôi trong đám chữ số đó, như đang xem bảng điểm thi.
Ừm, không sai, tôi quả nhiên được đề tên trên bảng vàng.
Thi cử thì chẳng được lợi hại như vậy, vừa phạm lỗi đậu xe đã trúng thưởng, đúng là cõi đời bi thảm.
Bãi câu lưu nằm ở đối diện ngõ nhà tôi, sự trùng hợp này không biết là may mắn, hay là bất hạnh.
Bất hạnh là, tôi không thể đỗ xe bừa bãi ở gần nhà.
May mắn là, không cần phải đi quá xa để nhận chiếc xe bị cẩu đi về.
Phí cẩu xe là 200 tệ, phí bảo quản 50 tệ, phạt đỗ xe sai quy định 600 tệ.
Cộng thêm vé tàu hai lượt đi về 190 tệ, vé tiễn 6 tệ, tổng cộng là 1046 tệ.
Đúng thật là không thể nói đùa bừa bãi, cái giá của câu nói đùa này vượt quá 1000 tệ.
Sau này thỉnh thoảng Thuyên sẽ gọi điện tới phòng trợ lý, tôi sẽ gác mọi việc sang một bên, nói chuyện với em.
Thuyên không chỉ không mang mặt nạ trong câu chữ, mà ngay cả giọng nói cũng vậy, vì thế tôi có thể dễ dàng biết được tâm trạng của em.
Ngay cả mọi thay đổi trong cảm xúc của em, cũng đều vô cùng từ tốn.
Cũng giống như nước, dù là cuồn cuộn sục sôi, hay êm đềm phẳng lặng, thì nhiệt độ nước không hề thay đổi.
Đôi lúc, khi em ảo não về chuyện viết bài, tôi sẽ kể em nghe những chuyện khi đi làm gia sư và giáo viên ôn tập.
Tôi làm gia sư cho hai học sinh trường Quốc Nhất, một đứa đeo kính, một đứa không.
Lần đầu tiên lên lớp, để kiểm tra trình độ của chúng, tôi hỏi:
“1/2 cộng 1/2 là bao nhiêu?”
“Thưa thầy, là 4/2 ạ.” Cậu nhóc không đeo kính đáp.
Tôi còn chưa kịp rú lên thê thảm, thì cậu nhóc đeo kính đã nói ngay:
“Sai! 4/2 vẫn còn có thể giản ước, nên đáp án là 1/2.”
“Em lợi hại hơn đấy.” Tôi chỉ vào cậu nhóc đeo kính, “Em vẫn còn biết giản ước.”
Xem ra, dù tôi có dạy tệ đến mức nào, chúng cũng chẳng còn có chỗ để thụt lùi.
Tôi không khỏi bi thương.
Dạy học ở lớp học ôn rất thú vị, học sinh đến học đều là vì kỳ thi công chức ở các cơ quan nhà nước.
Phần lớn học sinh đều hơn tuổi tôi, người tầm ba bốn mươi tuổi, chỗ nào cũng có.
Lần đầu đi dạy, tôi mặc quần bò áo phông, bước lên bục giảng, cầm micro.
“Ê! Thằng nhóc? Chui đâu ra đấy? Đứng trên bục giảng làm gì? Thích ăn đòn à?”
Một người trạc 30 tuổi chỉ vào tôi, hét lên.
“Tôi là thầy giáo.” Tôi chỉ vào mũi mình.
“Lừa nhau à! Nếu cậu là thầy giáo, thì tôi là tổng thống.”
Anh ta nói xong, các học sinh phía dưới đều cười ầm lên.
“Vị hảo hán này, cho dù anh là tổng thống, thì ở đây, anh cũng phải ngoan ngoãn gọi tôi là thầy giáo.”
“Được! Thằng nhóc này được lắm, tôi đồng ý gọi cậu là thầy giáo.”
Học sinh học ôn của tôi chừng hơn hai trăm người, thượng vàng hạ cám đều có cả.
Có sinh viên vừa tốt nghiệp; có dân công sở muốn đổi việc làm; có cả bà nội trợ muốn ra ngoài đi làm.
Có một phụ nữ còn mang theo đứa con gái sáu tuổi cùng đi học.
Mục đích của bọn họ, chỉ là muốn theo đuổi một công việc nhà nước ổn định, dù sao kinh tế cũng không khởi sắc.
Tố chất của sinh viên, có lẽ có giỏi có kém; nhưng thái độ nghiêm túc, lại không phân cao thấp.
Trên giảng đường, tôi là thầy giáo;
Nhưng về kỹ năng cuộc sống, tôi lại là học trò của họ.
Tuy có làm thêm gia sư và giáo viên bổ túc, nhưng ở lại trường làm trợ lý nghiên cứu, dù sao cũng không phải là kế sách lâu dài.
Công việc ở Cao Hùng của Bách Sâm, hình như cũng không được vui vẻ lắm.
Anh Tử Nghiêu lại được chăng hay chớ, dù công việc ở công trường vô cùng nặng nhọc, nhưng anh ấy luôn vui vẻ chấp nhận.
Chị Tú Chi ổn định hơn, sau khi làm giáo viên thực tập, sẽ tìm được một vị trí chính thức.
Còn Minh Thanh, số lần gặp cô ấy, ít hơn trước đây một chút.
Trong vòng một tháng không tìm được việc, Minh Thanh luôn khuyên tôi không nên sốt ruột, phải từ từ.
Khi tôi bắt đầu làm trợ lý nghiên cứu, Minh Thanh không nói gì nhiều, chỉ nói có công việc là tốt rồi.
Bởi vì tôi và Minh Thanh đều biết, công việc trợ lý nghiên cứu chỉ là tạm thời, hơn nữa cũng không ổn định.
Dù nhà Minh Thanh ở Cơ Long, vùng đất mưa bão, nhưng cô ấy luôn đem ánh dương tới cho tôi.
Khi thời tiết năm đó vừa se lạnh, tôi gặp Minh Thanh trong phòng khách.
Tay phải tì má, đầu nghiêng nghiêng, cô ấy như đang trầm tư, hoặc phiền muộn.
Khi trầm tư, lực đỡ của lòng bàn tay phải trên má rất nhẹ, nên má không lõm vào là mấy.
Nhưng nếu là phiền muộn, lực lòng bàn tay phải khá mạnh, má sẽ lõm hẳn vào.
Tôi đoán Minh Thanh đang phiền muộn.
“Cô Cô, lâu rồi không gặp.” Tôi ngồi xuống, cạnh Minh Thanh.
“Cho mình năm tệ.” Minh Thanh xòe tay trái ra.
“Tại sao?”
“Bởi vì lâu lắm rồi bạn không nhìn thấy mình, cho nên phải đưa mình năm tệ.”
“Bạn có thể nói to hơn chút nữa.”
“Đưa-mình-năm-tệ!”
“Bạn đùa à.” Tôi bật cười.
“Công việc vẫn thuận lợi chứ?” Minh Thanh ngồi thẳng người lên, hỏi tôi.
“Ừ, mọi thứ vẫn ổn. Còn bạn?”
“Mình vẫn ổn. Chỉ có điều đề tài luận văn khiến mình đau đầu quá.”
“Đề tài luận văn của bạn là gì?”
“Nghiên cứu về Kim Bình Mai.”
“Thật không đó?”
“Ha ha, giả đấy.” Minh Thanh cười toe toét.
Tiếng cười của Minh Thanh tuy khẽ, nhưng lại giòn giã, hoàn toàn khác với Thuyên.
Trong lúc Minh Thanh đang nói chuyện, tôi lại nghĩ tới Thuyên, điều đó khiến tôi lâm vào trạng thái bất động.
“Quá Nhi, ngẩn ngơ gì thế?”
“À. Không có gì.” Tôi sực định thần, “Chỉ là cảm thấy tiếng cười của bạn rất dễ nghe mà thôi.”
“Thật thế à?”
“Ừ. Ngọt mà không ngán, mượt mà không yểu điệu, ngát mà không nồng, tươi đẹp mà không sặc sỡ, nhẹ mà không phai.”
“Còn nữa không?” Minh Thanh cười hỏi.
“Tiếng cười của bạn có thể nói là cực phẩm trong số cực phẩm. Âm thanh ấy chỉ có được trên trời cao, nhân gian mấy khi được thưởng thức.”
Tôi nói xong, Minh Thanh nhìn tôi, không nói gì.
“Sao vậy?”
“Quá Nhi, cảm ơn bạn.”
“Sao lại cảm ơn?”
“Bạn biết tâm trạng mình không tốt, nên mới trêu cho mình vui.”
“Chắc bạn đang phiền não vì bài luận văn à?”
“Ừ.”
“Đừng lo. Bạn xem, mình lông bông lang bang thế mà vẫn tốt nghiệp được đấy thôi.”
“Không ai được phép nói bạn lông bông, ngay cả bản thân bạn cũng không được.” Minh Thanh cất cao giọng.
“Tại sao?”
“Bạn cũng đang nỗ lực tìm việc làm mà, chỉ là thời cơ chưa tốt, chưa tìm được công việc thích hợp.”
“Cô Cô…”
“Quá Nhi, không tìm được công việc ổn định, không phải là lỗi của bạn. Biết chưa?”
“Ừ.”
“Bạn còn trẻ, tới khi kinh tế khá khẩm hơn, sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm.”
“Cô Cô, cảm ơn bạn.”
“Không phải nói cảm ơn, phải nói xin lỗi.”
“Tại sao?”
“Vừa rồi bạn nói bạn lông bông, chẳng lẽ không nên xin lỗi?”
“Ừ. Mình nói sai rồi, xin lỗi.”
“Đói chưa? Mình đi ăn cơm đi.” Cuối cùng Minh Thanh cũng nói từ tốn hơn.
“Được.”
“Không được tự khiển trách mình nữa, biết chưa?”
“Cô Cô, cho mình chút thể diện đi.”
“Bạn nói gì thế?”
“Hôm nay lẽ ra là mình an ủi bạn, sao lại thành ra là bạn động viên mình thế?”
“Ngốc ạ.” Minh Thanh cốc đầu tôi, “Ăn cơm thôi!”
Minh Thanh là như vậy, dù tâm tình phiền muộn, cô ấy cũng không coi tôi là thùng rác.
Cô ấy luôn phát ra ánh sáng và hơi ấm, cố gắng soi sáng và sưởi ấm tôi.
Minh Thanh, bạn chỉ biết tự đốt cháy bản thân, để sản sinh ánh sáng và nhiệt lượng.
Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ tới, liệu bạn sẽ vì không ngừng thiêu đốt, mà khiến nhiệt độ của mình trở nên quá cao không?
Minh Thanh, bạn cũng là một người kìm nén.
Năm mới đến, Bách Sâm và anh Tử Nghiêu mỗi người mua một bộ máy tính cá nhân.
Thời gian lên mạng của ba chúng tôi nhiều lên trông thấy.
Tôi và Bách Sâm thỉnh thoảng còn viết truyện trên mạng để giải khuây.
Trước đây tôi toàn viết tản văn trên mạng, không theo chủ đề nhất định.
Sau khi viết truyện, liền bắt đầu có cái gọi là “độc giả”.
Thỉnh thoảng có người viết thư cho tôi: “Chúc độc giả của anh nhiều như rác Đài Loan.”
Minh Thanh sẽ đọc những thứ tôi viết và động viên tôi, có lúc còn góp ý.
Dương như cô ấy biết, mục đích tôi viết truyện, chỉ là vì muốn tìm một lối thoát cho những phiền muộn trong lòng.
Nhưng tôi không cho Thuyên biết, tôi viết truyện trên mạng.
Trước mặt Thuyên, tôi không để lộ những buồn phiền và thất bại trong cuộc sống.
Trước mắt Minh Thanh, tôi che giấu những tình cảm nguyên sơ nhất ở tận đáy lòng.
Tuy đều là kìm nén, nhưng hướng của lực tác động lại không giống nhau.
Trong lòng tôi dần hình thành một cán cân, Thuyên và Minh Thanh mỗi người một đầu cân.
Cán cân này luôn ở trạng thái thăng bằng, có lẽ nên nói là, tôi gắng sức giữ cho nó thăng bằng.
Bởi vì bất luận là bên nào đột nhiên trĩu xuống vì nặng, tôi luôn nghĩ đủ mọi cách để tăng thêm quả cân cho phía bên kia, để hai đầu cân được thăng bằng.
Dường như tôi không muốn thừa nhận, sẽ có một ngày, cán cân sẽ chỉ rõ ra trọng lượng thực tế.
Cũng tức là, tôi không muốn đối diện với việc, Thuyên và Minh Thanh, rốt cuộc ai chiếm vị trí lớn hơn trong lòng tôi.
Cán cân mong manh này, vào một đêm khuya khi Thuyên tới tìm tôi, cuối cùng đã mất đi khả năng thăng bằng.
Hôm đó tôi ở lại phòng trợ lý rất khuya, khoảng hai giờ sáng, Thuyên đột nhiên gọi điện tới.
“Xảy ra chuyện gì thế?”
“Không. Chỉ là muốn nói chuyện với anh mà thôi.”
“Không có chuyện gì thì tốt rồi.” Tôi thở phào.
“Vẫn đang bận à?”
“Ừ. Nhưng sắp xong rồi. Em thì sao?”
“Em lại vừa viết xong một cuốn tiểu thuyết nữa.”
“Chúc mừng chúc mừng.”
“Cảm ơn.” Thuyên cười rạng rỡ.
Lần này Thuyên rất ham chuyện, nói rất nhiều.
Tôi chăm chú lắng nghe em nói, quên mất rằng bây giờ đã rất muộn rồi.
“Muộn lắm rồi đó.” Giữa lúc cả hai đều ngừng lại, tôi nhìn đồng hồ.
“Ừm.”
“Lần sau chúng ta nói chuyện tiếp nhé.”
“Vâng.” Mấy giây sau, Thuyên mới trả lời.
“Sao vậy? Em còn gì quên chưa nói à?”
“Không. Chỉ là đột nhiên rất muốn… rất muốn gặp anh vào lúc này.”
“Anh cũng vậy. Nhưng đã ba rưỡi sáng rồi.”
“Thật không?”
“Thật. Đồng hồ của anh hẳn là chính xác, ba rưỡi không lệch đi đâu được.”
“Không. Em muốn nói, anh thật sự cũng muốn gặp em sao?”
“Ừ.”
“Vậy em đi bắt xe.”
“Hả? Muộn lắm rồi mà?”
“Anh không muốn gặp em à?”
“Muốn thì muốn, nhưng bây giờ là ba rưỡi sáng đó.”
“Nếu muộn quá rồi, thì anh không muốn gặp em nữa à?”
“Dĩ nhiên không phải là như vậy.”
“Nếu anh đã muốn gặp em, thì em cũng muốn gặp anh.” Thuyên cười nói, “Vậy em đi bắt xe đây.”
Thuyên cúp điện thoại.
Trong một tiếng tiếp theo, tôi hiểu được thế nào là sự đằng đẵng của một ngày tựa như năm tháng.
Nhất là tôi không thể rời khỏi phòng trợ lý, chỉ có thể mốc meo chờ đợi tiếng điện thoại reo.
Giờ này đã không còn tàu hỏa nữa, Thuyên chỉ có thể đi xe khách loại chạy 24/24.
Khi tiếng chuông điện thoại đầu tiên chưa kịp dứt, tôi nhấc máy lên nhanh như chớp.
“Em đến rồi.”
“Em chờ anh ở chỗ nào sáng sáng một chút, tuyệt đối không được chạy linh tinh.”
“Dạ.”
Tôi lại nhào xuống lầu phóng xe đi, hình như mỗi lần sắp gặp Thuyên, đều giống như những bước nước rút cuối cùng của cuộc thi chạy 100 mét.
Tôi vòng một vòng quanh địa điểm nơi Thuyên có khả năng xuống xe, cuối cùng nhìn thấy em, trước một cửa tiệm 7-11.
“Chào anh.” Thuyên vừa cười vừa cúi chào.
“Lên xe đi đã.” Tôi gượng gạo nặn ra một nụ cười.
Trên đường quay về phòng trợ lý, tôi không nói năng gì.
Bởi vì tôi cứ nghĩ mãi phải làm sao để giải thích cho Thuyên hiểu, một cô gái đi xe khách giữa đêm hôm khuya khoắt là một chuyện vô cùng nguy hiểm.
“Uống cà phê không?” Vào tới phòng trợ lý, tôi hỏi Thuyên.
“Em không uống cà phê.”
“Ừ.” Vậy là tôi chỉ pha cà phê cho một người.
Thuyên lặng lẽ nhìn tôi xay cà phê, thêm nước, lọc ra một tách cà phê.
Pha cà phê xong, lúc cho bơ vào khuấy, Thuyên rất hứng thú với cái thìa của tôi.
“Cái thìa này dài quá.”
“Ừ. Dùng để khuấy và múc đường rất tốt.”
Thuyên ngó nghiêng khắp nơi, thỉnh thoảng lại cất tiếng hỏi, tôi luôn trả lời một cách ngắn gọn.
“Em…”
“Dạ.” Thuyên ngừng hết mọi động tác, quay sang đối diện tôi, như đang đợi tôi ra lệnh.
“Sao thế?”
“Không. Anh muốn nói, vì thế em phải chăm chú lắng nghe.”
“Em có biết, em đi xe giữa đêm như thế rất nguy hiểm không?”
“Xin lỗi.”
“Anh không có ý trách em, anh chỉ đang nói với em, em đã làm một chuyện rất nguy hiểm.”
“Xin lỗi. Xin anh đừng giận.” Thuyên cúi gằm đầu, dường như rất tủi thân.
“Anh không giận, chỉ là cảm thấy…” Tôi thoáng không đành lòng.
Tôi còn chưa dứt lời, đã thấy Thuyên cúi gằm, nước mắt lã chã rơi.
“Hả? Sao thế?” Tôi luống cuống.
“Không.” Thuyên ngừng khóc, ngẩng đầu lên, lau nước mắt.
“Có phải anh đã nói gì sai không?”
“Không. Nhưng mà anh… anh dữ dằn quá.”
“Xin lỗi.” Tôi bước tới gần Thuyên, khẽ nói, “Anh lo cho em, vì thế hơi to tiếng.”
“Vâng.” Thuyên lại cúi đầu.
Tôi nhìn em, không an lòng, rồi cũng cúi xuống, chăm chú nhìn vào mắt em.
“Anh… anh đừng nhìn em như thế.”
“Hửm?”
“Tim em đập nhanh lắm… nhanh lắm, đừng nhìn em… như thế.”
“Xin lỗi.” Tôi không biết phải làm gì, chỉ có thể nói xin lỗi.
“Không phải là lỗi của anh. Em không biết, nó…” Tay phải Thuyên áp lên ngực, thở dồn:
“Sao lúc này nó lại đập nhanh như vậy.”
“Là vì mệt à?”
“Không phải… không phải…”
“Vậy… sao lại như vậy?”
“Xin đừng hỏi em…” Thuyên ngước lên nhìn tôi, “Anh càng nhìn em, tim em đập càng nhanh.”
“Tại sao vậy?” Tôi vẫn không kìm chế được mà cất tiếng hỏi.
“Em không biết… không biết.” Hơi thở của Thuyên bắt đầu dồn dập, nước mắt lại bỗng tràn mi.
“Sao thế?”
“Em… em đau… em đau quá… em đau quá!”
Thuyên ra sức nói trọn câu nói này.
Lần đầu tiên nghe thấy Thuyên dùng tới dấu cảm thán, tôi không khỏi bàng hoàng.
Tôi vô thức sờ lên phía tim mình, phát hiện ra nó cũng đang đập rất nhanh.
Chỉ có điều tôi không hề cảm thấy đau đớn.
Từng nghe người ta nói, khi bạn thích một người, trái tim bạn sẽ run lên vì cô ấy.
Xét từ góc độ này, do khiếm khuyết của tim, Thuyên dễ dàng biết rõ tim mình đập vì ai.
Còn người bình thường như tôi, ngược lại khó mà biết được rốt cuộc tim mình đập vì ai.
“Như thế có được tính là, cảm giác… vũ trụ… siêu cấp… sấm sét… vô địch… thích không?”
“Chắc là, có thể, đại khái, hẳn là, đúng vậy.”
“Anh lại kìm nén rồi…”
Tôi đưa tay chạm vào nhịp tim một lần nữa, càng lúc càng nhanh, tôi như có thể nghe được tiếng tim mình đang đập.
“Có lẽ… là vậy.”
“Hả?” Thuyên nhìn tôi, mắt lấp lánh sáng vì nước mắt.
Bắt gặp ánh mắt Thuyên, tim tôi chấn động, mồm hơi há ra, thở dốc từng hồi.
Cuối cùng tôi đã biết, cán cân trong lòng tôi, đã nghiêng về phía Thuyên.
Chẳng bao lâu sau khi cán cân mất thăng bằng, Minh Thanh cũng tốt nghiệp nghiên cứu sinh.
Lễ tốt nghiệp, Minh Thanh mặc đồ thạc sĩ, tay ôm ba bó hoa, tới phòng trợ lý tìm tôi.
“Quá Nhi, bắt này!” Minh Thanh gỡ chiếc mũ vuông xuống, lia về phía tôi.
Tôi hơi né người, dùng ba ngón tay phải kẹp lấy.
“Hảo thân thủ.” Minh Thanh gật gù tán thưởng.
“Lễ tốt nghiệp kết thúc rồi à?”
“Ừ.” Minh Thanh đặt bó hoa lên bàn, tìm một cái ghế, ngồi xuống.
Sau đó rút khăn tay ra, lau mồ hôi:
“Trời nóng quá.”
“Mẹ bạn không đến dự lễ tốt nghiệp à?”
“Trong nhà có việc, mẹ về trước rồi.”
“Ồ.” Tôi đáp.
Minh Thanh cởi bộ đồ thạc sĩ ra, rồi vờ khóc hờ mấy tiếng:
“Tôi… tôi thật là tội nghiệp, vừa tốt nghiệp mà chẳng có ai đi ăn với tôi.”
“Diễn xuất của bạn chẳng tiến bộ gì cả.” Tôi cười cười, “Mình mời bạn đi ăn cơm nhé.”
“Tiệm máy lạnh cơ.”
“Được.”
“Haizzz… Đúng là việc này chưa qua, việc khác đã tới.” Minh Thanh bắt đầu thở dài, lắc đầu.
“Lại sao nữa đây?”
“Tuy có cơm ăn rồi, nhưng ăn xong thì sao đây?” Minh Thanh vẫn than vãn.
“Cô Cô, bạn muốn nói gì?”
“Không biết trên thế giới con người có chỗ nào, bên trong vừa có máy lạnh vừa không có ánh sáng. Phía trước lại có một màn bạc cực lớn, rồi có rất nhiều hình ảnh động đậy trên đó hay không?”
“Có. Chúng tôi thường gọi đó là rạp chiếu phim.” Tôi nhịn cười, “Ăn cơm xong, đi xem phim nhé.”
“Mình biết ngay mà, Quá Nhi là tốt với mình nhất.” Minh Thanh vỗ tay.
Nhìn Minh Thanh rạng rỡ, nghĩ tới cán cân trong lòng đã nghiêng về một phía, một cảm giác áy náy bất giác dâng lên trong lòng tôi. Vai phải bắt đầu đau âm ỉ.
Minh Thanh, nhìn từ góc độ của bạn, người tốt nhất với bạn, có lẽ là mình.
Nhưng đối với mình, mình chưa chắc đã tốt với bạn nhất.
Bởi vì, còn có Thuyên.
“Quá Nhi, sao vậy?”
“Cô Cô, bạn vẫn còn có những ưu điểm khác, nhưng mình không biết phải không?”
“Ha ha, bạn định làm gì?”
“Mình muốn thêm quả cân cho bạn.”
“Quả cân?”
“Ừ. Đầu cân của bạn, hơi nhẹ.”
“Bạn đang nói nhăng nói cuội gì thế.”
“Nếu không bạn ăn cho béo lên một chút, xem có nặng lên tí nào không.”
“Đừng nói linh tinh nữa, đi ăn cơm thôi.”
Có thể vì cuối cùng đã được tốt nghiệp, ngày hôm đó Minh Thanh tỏ ra đặc biệt phấn khởi.
Nhưng cô ấy càng cười rạng rỡ, thì vai phải của tôi lại càng đau nhức.
Khi ở rạp chiếu phim, tôi căn bản chẳng còn lòng dạ nào để xem phim, chỉ thẫn thờ nhìn màn ảnh.
Những thứ chuyển động trên màn ảnh, không phải là tình tiết của bộ phim, mà là những kỷ niệm của bốn năm quen biết Minh Thanh.
Hai tháng sau, nhờ thầy giáo giới thiệu, tôi vào làm tại một công ty tư vấn công trình ở Đài Nam.
Bách Sâm cũng nghỉ làm ở Cao Hùng, vào làm cùng công ty với tôi.
Anh Tử Nghiêu dĩ bất biến ứng vạn biến, còn chị Tú Chi cũng đã đi dạy tại một trường trung học ở huyện Đài Nam.
Minh Thanh dọn ra khỏi ký túc xá, đến ở một căn hộ nhỏ cách chúng tôi hai dãy phố.
Cũng như chị Tú Chi, cô ấy cũng đi làm giáo viên thực tập trước.
Tôi lắp riêng một máy điện thoại trong phòng tôi, để tiện cho Thuyên gọi điện tới.
Lâu dần, hình như Bách Sâm và anh Tử Nghiêu đã biết, có một cô gái thỉnh thoảng sẽ gọi điện cho tôi.
Bọn họ cũng biết, đó không phải là Minh Thanh.
Địa điểm pha cà phê, lại được di dời từ phòng trợ lý về nhà.
Tôi và Bách Sâm gần như ngày nào cũng uống cà phê, anh Tử Nghiêu thỉnh thoảng cũng làm một cốc, chị Tú Chi thì không.
Lúc uống cà phê, Bách Sâm như luôn có gì đó muốn nói với tôi, nhưng cuối cùng chỉ thở dài.
Tôi nhanh chóng thích ứng với công việc mới, tuy khá bận rộn, nhưng cũng thoải mái.
Phương thức sống không có biến động gì lớn. Điều duy nhất thay đổi là, tôi bắt đầu hút thuốc.
Nhưng tôi mãi không thể nào nhớ nổi, tôi bắt đầu hút điếu thuốc đầu tiên từ khi nào.
Nếu bạn hỏi tôi tại sao lại hút thuốc, tôi cũng như rất nhiều người hút thuốc khác, có thể cho bạn rất nhiều lý do.
Ngày tháng phiền não, khi tăng ca mọi người đều hút, ở công trường rất ít người không hút, vân vân và vân vân.
Nhưng trong lòng tôi biết, đó chỉ là viện cớ.
Tôi chỉ biết, khi vai phải vì Minh Thanh mà trở nên đau nhức, tôi sẽ hút thuốc.
Khi trái tim tôi đập rộn vì Thuyên, tôi cũng sẽ hút thuốc.
Tôi còn nhớ ánh mắt ngỡ ngàng của Minh Thanh, lần đầu tiên nhìn thấy tôi hút thuốc.
“Quá Nhi!”
“Cô Cô, mình biết.”
“Biết mà còn hút!”
“Một thời gian nữa sẽ cai.”
“Cai thuốc không có giai đoạn bước đệm.” Minh Thanh cau mày, thở dài:
“Đừng hút nữa, được không?”
“Được.” Tôi cười gượng gạo.
“Có phải đang buồn chuyện gì không?” Minh Thanh bước tới gần tôi, khẽ hỏi.
Minh Thanh, mình có thể nói với bạn, mình không đành lòng nhìn vào ánh mắt bạn không?
Lần đầu tiên thấy tôi hút thuốc, ngoài ngỡ ngàng, Thuyên còn hốt hoảng.
“Có thể, đừng hút thuốc được không?”
“Ừ.”
“Hút thuốc, rất không tốt.”
“Ừ.”
“Em không có ý gì khác, chỉ lo lắng cho sức khỏe của anh thôi.”
“Anh biết.”
“Bóng lưng anh khi hút thuốc, trông rất cô đơn.”
Thuyên, có em ở bên, anh không cô đơn, anh chỉ là áy náy.
Cán cân trong lòng anh, tuy đã sớm mất thăng bằng, nhưng vẫn còn tồn tại.
Đầu cân trĩu xuống, đè thẳng lên trái tim bên trái của anh.
Còn đầu cân bổng lên, lại đâm vào vai phải anh đau nhức.
Đầu năm 1999, tôi và Bách Sâm phải đi Hồng Kong công tác năm ngày, khảo sát hệ thống thoát nước của tuyến tàu điện Hồng Kong.
Trước khi đi, Minh Thanh dúi vào va li của tôi một đống thuốc men.
“Đó là cái gì thế?”
“Ra khỏi nhà mang theo một chút thuốc, sẽ tốt hơn.”
“Đây không phải là “một chút”, mà là “rất nhiều” đó.”
“Ai da, cứ mang đi là được.”
“Nhưng mà…” Tôi vốn định nói tiếp, nhưng tôi nhìn thấy ánh mắt Minh Thanh.
Và ngón tay cô ấy không ngừng sượt nhẹ, trên đôi mày khẽ chau.
Tôi nghĩ, thứ thuốc tôi cần nhất, là thuốc giảm đau cho vai phải.
Từ Hong Kong trở về, tôi nhận được điện thoại của Thuyên.
“Cuối cùng anh đã về.”
“Em lại dùng từ “cuối cùng” rồi. Anh mới đi có năm ngày thôi mà.”
“Dạ.”
“Ở Hong Kong có một nơi tên là “Vịnh Thuyên”, không liên quan gì đến em đấy chứ?”
“Không.”
“Sao vậy? Hình như em không có tinh thần.”
“Bởi vì em… em cứ luôn lo lắng.”
“Lo lắng điều gì?”
“Anh đi rồi, em cảm thấy hòn đảo Đài Loan này như nhẹ hẳn đi. Em sợ Đài Loan sẽ trôi trên biển, anh sẽ không về được.”
Thuyên, Đài Loan không hề nhẹ đi. Bởi vì con tim anh, vẫn luôn ở lại.
Chẳng bao lâu sau, Minh Thanh kết thúc giai đoạn thực tập, đạt tư cách giáo viên của một trường trung học nữ ở Đài Nam, được làm giáo viên chính thức.
“Sao không về Cơ Long dạy học?”
“Ở Đài Nam với bạn, không tốt à?” Minh Thanh cười.
Tôi không biết như thế là tốt? Hay là không tốt?
Bởi vì tôi thích Minh Thanh ở lại Đài Nam, nhưng lại sợ Minh Thanh ở lại Đài Nam.
Nếu tôi nói “thích”, tôi cảm thấy có lỗi với Thuyên.
Nếu tôi “sợ hãi”, thì lại có lỗi với Minh Thanh.
Có lẽ là vì sự dằn vặt và mâu thuẫn trong nội tâm, cảm thấy không khuây khỏa, tôi bắt đầu tới phòng anh Tử Nghiêu đọc sách.
Tôi thường xem mấy sách nói về tướng số, tử vi hay bát tự.
Bởi vì tôi muốn biết, tại sao tôi lại có tính cách do dự không quyết đoán này?
“Sao suốt ngày em cứ đọc mấy cái sách kiểu này thế?” Anh Tử Nghiêu chỉ vào quyển sách về lý số trên tay tôi.
“Chỉ là muốn đọc thôi ạ.”
“Lý số là một phương thức do người xưa viết ra, dùng để miêu tả quy trình và quỹ đạo của cuộc sống.”
Anh Tử Nghiêu gấp quyển sách đang đọc lại, đặt trên bàn, bước tới gần tôi:
“Điều này không có khác biệt gì lớn với việc em dùng thuật toán để miêu tả lại các hiện tượng vật lý.”
“Dạ.”
“Chỉ là để tham khảo mà thôi, đừng quá để tâm. Đôi lúc ý chí vượt xa nó.”
“Dạ.”
“Anh cũng có nghiên cứu một chút về lý số.” Anh Tử Nghiêu nhìn tôi, “Nói đi, gặp vấn đề gì? Tình cảm hả?”
“Anh Tử Nghiêu… em có thể hỏi anh không?”
“Dĩ nhiên là được. Nhưng nếu là chuyện tình cảm, thì đừng có hỏi anh.”
“Tại sao?”
“Em có yêu cô ấy không, thì phải hỏi cậu; cô ấy có yêu em không, thì phải hỏi cô ấy. Hai người rốt cuộc có yêu nhau không, thì phải hỏi hai người, sao lại hỏi loại giang hồ thuật sĩ như anh? Nếu số mệnh em đã định rằng Lâm Minh Thanh phù hợp với em, nhưng em lại yêu người khác, thì em phải làm thế nào? Chỉ có thể tự mình quyết tâm mà thôi.”
“Anh Tử Nghiêu, cảm ơn anh.” Thì ra anh ấy đang điểm hóa tôi.
“Ngốc ơi là ngốc ơi.” Anh Tử Nghiêu vỗ đầu tôi.
Anh Tử Nghiêu nói không sai, tôi nên hạ quyết tâm.
Cán cân đã mất thăng bằng, đã tới lúc gỡ nó xuống.
Một buổi trưa thứ Bảy, tôi tan làm về nhà, mở cánh cửa sát đất ở phòng khách ra.
“Quá Nhi, bạn về rồi.”
“Cô Cô, đây là…” Tôi nhìn bảy cô bé học sinh cấp ba đang ngồi trong phòng khách, thoáng ngạc nhiên.
“Đây là thành viên tổ báo chí trong trường, mình đưa các em ấy đến đây để thảo luận, bạn không để ý chứ?”
“Dĩ nhiên là không rồi.” Tôi cười cười.
“Cô Cô… Quá Nhi…” Một cô bé buộc tóc đuôi ngựa hét to, “Dương Quá và Tiểu Long Nữ!”
“Đẹp quá.” “Thật lãng mạn.” “Cảm động quá.” “Quá đỉnh.” “Vấn vương ghê.”
Sáu cô gái còn lại bắt đầu trầm trồ.
“Cô làm Tiểu Long Nữ thì tư cách có thừa, nhưng Dương Quá này, coi như tàm tạm vậy.”
Một cô bé cắt tóc rất ngắn, ngồi bên cạnh Minh Thanh, hạ giọng nói với cô bé ngồi bên cạnh.
“Khụ khụ…” Tôi húng hắng hai tiếng, “Tai tôi thính lắm đấy nhé.”
“Đúng ha. Trong ngũ quan của chú, cũng chỉ có tai là đẹp nhất thôi.”
Cô bé tóc ngắn nói xong, bảy cô bé cười ngặt nghẽo.
“Không được bất lịch sự.” Minh Thanh cười nói, “Đây là anh Thái, là người rất tốt.”
“Cô đau lòng rồi.” “Đúng là nghĩa nặng tình thâm nha.” “Lại thêm phu xướng phụ tùy nữa.”
Bảy cô bé lại bắt đầu đùa bỡn.
Cô bé tóc ngắn đứng dậy nói:
“Bọn mình mỗi người chúc phúc cho cô giáo và anh Thái đi. Mình nói trước…”
“Lời thề bạc đầu phải khắc ghi.”
“Trên trời dưới đất, nhân gian biển khơi, sinh tử luôn bên nhau.”
“Ngọt ngào như mật, gắn bó keo sơn, mãi không chia lìa.”
“Trên trời nguyện làm chim liền cánh, dưới đất nguyện làm cây liền cành, chúc hai người luôn gắn bó.”
“Nghĩa nặng tình thâm tựa Minh Hoàng với Quý Phi không nỡ bỏ người đi.”
“Tình sâu nghĩa nặng mãi nhớ về nhau như Ngưu Lang Chức Nữ.”
“Nguyện học theo Trọng Khanh Lan Chi bay về Đông Nam, kiên trinh mãi không rời!”
Bảy cô bé, mỗi người một câu.
“Hôm nay chúng ta không đến đây để bàn về Thần điêu hiệp lữ đâu.”
Dù nở nụ cười rạng rỡ, nhưng Minh Thanh vẫn đảm bảo giữ nguyên phong độ giáo viên.
“Cô ơi, cô với anh Thái tai cực thính này quen nhau như thế nào ạ?” Cô bé buộc tóc đuôi gà nói.
“Cô kể đi kể đi.” Mấy cô bé khác cũng hùa theo.
Minh Thanh nhìn tôi, cười nói:
“Cô với anh này hả, quen nhau khi đi giao lưu. Lúc đó trước khi lên xe, bọn cô phải rút…”
Minh Thanh bắt đầu kể về lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau.
Cô ấy kể rất tường tận, một số chi tiết thậm chí tôi cũng đã quên mất.
Minh Thanh vừa nói vừa cười, vẻ mặt rạng ngời và ánh mắt sáng lấp lánh của cô ấy, tôi sẽ vĩnh viễn không bao giờ quên.
Loay hoay suốt buổi chiều, bảy cô bé cuối cùng cũng phải ra về.
“Đừng bắt chước Trần Thế Mỹ đó nhé.” “Phải đối xử tốt với cô giáo nha.” “Không được lăng nhăng.”
Trước khi ra về, mấy cô bé đó còn quẳng lại cho tôi vài câu dọa dẫm.
“Quá Nhi, xin lỗi. Học sinh của mình nghịch quá.” Sau khi mấy cô bé ra về, Minh Thanh cười xin lỗi.
“Không sao. Học sinh cấp ba vốn nên hoạt bát mà.” Tôi cũng cười.
“Quá Nhi, cảm ơn bạn. Bạn không hề phủ nhận.” Minh Thanh khẽ nói.
“Phủ nhận gì cơ?”
Minh Thanh nhìn tôi, đỏ mặt, cúi đầu.
Hình như tôi đã biết, điều tôi không phủ nhận, là điều gì rồi.
Thì ra tuy tôi có thể hạ quyết tâm.
Nhưng tôi lại vẫn không thể nhẫn tâm.
Mấy ngày sau, Thuyên lại tới Đài Nam gặp bạn phỏng vấn của em.
Trước khi Thuyên về Cao Hùng, chúng tôi hẹn nhau đi ăn tối, ở quán ăn lần đầu gặp em.
Khi ăn cơm, Thuyên thường nhìn hoa trong bình hoa trên bàn, đó là một bông hồng đỏ.
Trước khi rời khỏi nhà hàng, tôi xin phục vụ bông hoa đó, tặng cho Thuyên.
Thuyên nhận bông hoa, ngẩn ngơ nhìn mất mấy giây, rồi rơi nước mắt.
“Sao vậy?”
“Không.”
“Đau lòng sao?”
“Không. Em rất vui.” Thuyên ngẩng đầu lên, lau nước mắt, hết khóc lại cười:
“Lần đầu tiên anh tặng hoa cho em.”
“Nhưng không phải là anh mua.”
“Không khác gì cả. Chỉ cần là của anh tặng, là em vui lắm rồi.”
“Vậy sao lại khóc?”
“Em sợ đóa hồng này tàn úa. Đành phải dùng nước mắt của em, để gìn giữ nó.”
Tôi ngoảnh lại nhìn nhà hàng này, đây không chỉ là nơi lần đầu tiên tôi gặp Thuyên, mà cũng là nơi tôi và Minh Thanh đã tới hai lần liên tiếp trong cùng một ngày.
Người ta luôn nói hoa hồng nhung tượng trưng cho tình yêu, nhưng nếu hồng nhung thật sự có thể tượng trưng cho tình yêu, vậy thì để gìn giữ đóa hồng này, ngoài nước mắt của Thuyên, e rằng còn phải cần thêm nước mắt của tôi.
Thậm chí là của Minh Thanh.
Mùa thu tới, miền nam Đài Loan không hề có cái quy luật hễ thu sang là lá rụng, chỉ có thời tiết không còn oi bức nữa.
Tôi ở nhà chạy hồ sơ, khó khăn lắm mới làm được hòm hòm, vươn vai, chuẩn bị pha ly cà phê.
Lúc rửa ly ở bồn rửa bát, điện thoại reo, trong lúc hốt hoảng, chiếc thìa rơi tọt vào đường ống nước.
Tôi quay về phòng nghe điện thoại, là Thuyên gọi.
“Anh có bị làm sao không?”
“Bị làm sao? Không có. Sao lại hỏi vậy?”
“Vừa rồi, em làm vỡ chiếc vòng ngọc.”
“Quý lắm phải không?”
“Không phải vấn đề quý hay không quý, mà là em đã đeo nó suốt mấy năm rồi.”
“Ồ. Vỡ rồi thì thôi, không sao đâu.”
“Em không đau lòng lắm, chỉ là lo cho anh.”
“Lo cho anh điều gì?”
“Em cứ ngỡ… cứ ngỡ đây là một điềm không tốt, nên mới hỏi anh có bị làm sao không.”
“Anh không sao, đừng lo lắng.”
“Thật không?” Hình như Thuyên rất không an lòng.
“Chắc là không sao đâu. Nhưng cái thìa anh dùng để uống cà phê vừa bị rơi vào ống nước rồi.”
“Vậy phải làm thế nào?”
“Tạm thời lấy cái gì khác dùng thay vậy, dù sao cũng chỉ là một đồ vật nhỏ mà thôi.”
“Ừ.”
“Đừng lo, không sao đâu.”
“Vâng.”
“Ăn cơm phải cầm đũa, uống canh phải dùng thìa, biết chưa?”
“Vâng.”
“Lúc ngủ phải đắp chăn, lúc tắm phải cởi quần áo, biết chưa?”
“Vâng.” Thuyên cười.
Hôm sau, trời đổ mưa to, Thuyên đột nhiên tới Đài Nam, đợi tôi ở trước một cửa hàng bán dụng cụ pha cà phê.
“Sao bỗng dưng em lại tới Đài Nam?”
Thuyên lấy từ trong túi xách ra một chiếc thìa, giống hệt như cái tôi đã làm rơi.
“Cái thìa của anh có phải giống như thế này không? Em mới chỉ nhìn có một lần, không chắc lắm.”
“Đúng thế.”
“Em tìm mười mấy cửa hàng, khó khăn lắm mới tìm thấy đấy.”
“Đến mỗi cửa hàng, em đều nhờ họ mang hết thìa ra, sau đó tìm từng chiếc một.”
“Sau đó, em lại còn vẽ lại nữa.”
Nói xong một tràng, Thuyên cười cười, rút khăn tay ra lau nước mưa trên trán.
“Nhưng em cũng không cần phải vội vã đi mua trong ngày mưa đâu.”
“Em sợ anh không có thìa, uống cà phê sẽ không quen.”
“Em…” Tôi nhìn những giọt nước rơi từ trên tóc, lăn qua gò má Thuyên, nói không nên lời.
“Khi trời mưa, đừng chỉ chú ý tới những giọt nước trên mặt em, phải nhìn nụ cười không thay đổi của em.” Thuyên bật cười: “Chỉ có nụ cười trên mặt, là chân thật.”
“Cả người em ướt sũng rồi. Sao không mang ô theo? Anh sẽ lo cho em đấy.”
“Chỉ là em quên mang ô thôi, em không cố ý.”
“Lúc em ăn cơm có quên cầm đũa không?”
“Không giống nhau mà.” Thuyên vén những sợi tóc ướt ra sau tai:
“Đũa vì ăn cơm mà tồn tại, nhưng ô che mưa đâu có vì được gặp anh mà tồn tại.”
“Nhưng…”
“Với em, trước khi quen anh, phương hướng là ở phía trước mặt, em chỉ cần đi về phía trước là được.”
“Còn sau khi quen anh?”
“Nơi có anh, chính là phương hướng.”
Dẫu nụ cười của Thuyên chỉ nhạt nhòa, nhưng tôi đọc được, sự kiên định trong nụ cười ấy.
Ba ngày sau, cũng tức là ngày 21 tháng 9 năm 1999, vào lúc 1 giờ 47 phút sáng, Đài Loan xảy ra trận động đất Tập Tập cực lớn chấn động thế giới.
Khi đó tôi còn chưa đi ngủ, động tác trong vô thức là bám vào giá sách.
Cơn động đất đánh thức tôi, Bách Sâm, anh Tử Nghiêu và chị Tú Chi.
Việc đầu tiên sau khi chúng tôi tỉnh dậy, là gọi điện về nhà hỏi thăm tình hình.
Minh Thanh và Thuyên cũng lần lượt gọi điện cho tôi, ngoài việc bị hoảng sợ ra, họ đều không bị thương.
Nhà tôi, Bách Sâm và chị Tú Chi đều có thể coi là bình an.
Chỉ có anh Tử Nghiêu, điện thoại ở nhà mãi không ai nghe máy.
Không khí đêm hôm đó rất căng thẳng, bốn người chúng tôi đều không nói gì, anh Tử Nghiêu chỉ không ngừng đi vòng quanh phòng khách.
Hơn năm giờ lại có một cơn dư chấn lớn, sau cơn dư chấn, anh Tử Nghiêu bần thần ngồi xuống.
“Anh Tử Nghiêu, em lái xe đưa anh về nhà xem thế nào.” Bách Sâm lên tiếng.
“Em cũng đi.” Tôi nói tiếp.
“Tôi…” Chị Tú Chi còn chưa dứt lời, anh Tử Nghiêu đã lập tức lắc đầu với chị:
“Nơi đó quá nguy hiểm, cô đừng đi.”
Xe cộ trên đường rất nhiều, dù là đường cao tốc quốc lộ hay đường tuyến tỉnh.
Qua kính chiếu hậu, tôi thấy anh Tử Nghiêu nếu không cúi gằm đầu, thì lại nhìn ra ngoài cửa sổ, không nói không rằng.
Nhà anh Tử Nghiêu ở xã Danh Gian huyện Nam Đầu, rất gần tâm chấn.
Khi qua trấn Trúc Sơn, hai bên đường hoang tàn đổ nát, đôi lúc lại vẳng lên tiếng khóc thê lương.
Anh Tử Nghiêu bắt đầu lẩm bẩm, không nghe rõ anh ấy đang nói gì.
Khi chuẩn bị vượt qua cầu Danh Trúc bắc ngang sông Trọc Thủy để đến huyện Danh Gian ở bờ bên kia, ở đầu cầu bên phía Trúc Sơn, chúng tôi dừng xe lại, bàng hoàng vì cảnh tượng trước mắt.
Mặt cầu Danh Trúc nứt toác nhiều chỗ, các mố cầu cũng bị phá hủy hoặc xiêu vẹo nghiêm trọng.
Đầu cầu ùn lên khoảng ba mét, mặt đất cạnh đó cũng nứt toác.
Anh Tử Nghiêu xuống xe, nhìn về phía huyện Danh Gian cách chừng 700 mét, bỗng quỳ sụp xuống, ôm đầu khóc nấc.
Sau đó chúng tôi vòng qua cầu Tập Tập, cuối cùng cũng tới được Danh Gian.
Nhà anh Tử Nghiêu bị sập, thi thể của mẹ và anh trai đã được tìm thấy, bố vẫn bị vùi lấp trong đống gạch đá.
Chị dâu bị thương nặng, đã đưa vào bệnh viên, đứa cháu trai năm tuổi kỳ diệu sao chỉ bị thương nhẹ.
Chúng tôi ở lại gần hai ngày, bên cạnh căn nhà đổ nát của anh Tử Nghiêu.
Đội cứu hộ Nhật Bản tới, dùng máy thăm dò sự sống, xác định trong đống đổ nát không còn dấu vết của sự sống.
Họ bày tỏ, nếu dùng máy móc cỡ lớn để đào, có thể sẽ tổn hại đến di thể, xin gia đình định đoạt.
Anh Tử Nghiêu thắp hai nén hương, đốt một ít vàng mã, xin bố thứ cho tội bất hiếu.
Đội cứu hộ Nhật Bản nhanh chóng đào được di thể của bố anh Tử Nghiêu ra, sau đó quây lại thành một vòng tròn, bày tỏ sự xót thương tới người quá cố.
Trước khi rời đi, họ còn tỏ ý xin lỗi anh Tử Nghiêu.
Anh Tử Nghiêu nói cảm ơn bằng tiếng Nhật.
Anh ấy nói với bọn tôi, trong Thế chiến II, ông nội anh ấy bị người Nhật bắt đi lính.
Sau khi trở về, bị què một chân, từ đó căm thù người Nhật Bản.
Do bị ảnh hưởng, bố anh ấy cũng vô cùng ghét người Nhật Bản.
“Không ngờ, cuối cùng lại được người Nhật Bản giúp đỡ.”
Anh Tử Nghiêu cười khổ.
Sau đó anh Tử Nghiêu thường đi đi về về giữa Nam Đầu và Đài Nam, cũng đem đứa cháu trai năm tuổi nhờ chúng tôi chăm sóc mấy ngày.
Dạo ấy, chỉ cần xảy ra dư chấn, đứa cháu của anh Tử Nghiêu sẽ gào khóc.
Tôi vĩnh viễn không quên được tiếng khóc xé lòng ấy.
Chẳng bao lâu sau, không chịu nổi cú sốc, chị dâu anh Tử Nghiêu treo cổ tự tử trong bệnh viện.
Trong lúc người dân Đài Loan còn đang lo hậu sự cho người đã khuất, lo an ủi những người còn sống, thì những chính trị gia Đài Loan vẫn không quên cuộc bầu cử tổng thống năm 2000.
Hơn một tháng sau cơn động đất, giữa đêm khuya, tôi bị tiếng động dưới lầu đánh thức.
Bước xuống lầu, phòng anh Tử Nghiêu có thêm vài chiếc thùng các-tông.
“Sâu Rau, mấy thứ này đợi anh ổn định rồi, cậu gửi đi giúp anh.”
“Anh Tử Nghiêu, anh muốn dọn đi sao?”
“Ừ. Anh xin nghỉ việc rồi, về Nam Đầu. Anh phải chăm sóc cháu anh.”
Anh Tử Nghiêu vừa trả lời, vừa dọn dẹp đồ đạc.
Tôi gọi Bách Sâm dậy, cùng giúp anh Tử Nghiêu thu dọn.
“Được rồi, cũng hòm hòm rồi. Số sách còn lại, cho các cậu hết đấy.” Anh Tử Nghiêu nói.
Tôi và Bách Sâm nhìn anh Tử Nghiêu, không biết phải nói gì.
“Nào, mỗi đứa một mẩu.” Anh Tử Nghiêu lần lượt cho tôi và Bách Sâm mỗi đứa một mảnh bê tông.
“Đây là?” Bách Sâm hỏi.
“Mảnh vỡ nhà anh. Nếu sau này các cậu theo nghiệp chính trị, hãy mang theo thứ này?”
“Dạ?” Tôi hỏi.
“Động đất là chính khách không có ý thức dân tộc nhất, bởi vì những người chết dưới tay nó, không phân nội tỉnh ngoại tỉnh, không chia người Hẹ người gốc. Những người nó cướp đi sinh mạng, đều là người Đài Loan.”
Tôi và Bách Sâm gật đầu, nhận lấy mảnh vỡ.
Trước khi anh Tử Nghiêu đi ra xe, chị Tú Chi bỗng mở cửa phòng bước vào.
“Anh cứ đi như thế, không để lại lời nào sao?” Chị Tú Chi nói.
“Thứ tôi tặng cô khi cô thi đỗ nghiên cứu sinh, vẫn còn chứ?”
“Dĩ nhiên là còn. Tôi để trong phòng.”
“Những gì muốn nói, tôi đều đã nói trong đó.”
Anh Tử Nghiêu xách hành lý lên, vẫy tay với chị Tú Chi:
“Tạm biệt.”
Tiễn anh Tử Nghiêu đi xong, tôi và Bách Sâm quay về phòng khách.
Chị Tú Chi ngồi trên ghế, thẫn thờ nhìn cái chậu hình vuông màu trắng anh Tử Nghiêu tặng mình.
“Rốt cuộc là muốn nói gì đây?” Chị Tú Chi lẩm bẩm.
Tôi và Bách Sâm cũng ngồi xuống, săm soi thật kỹ.
“A!” Tôi bỗng hét lên, “Em biết rồi.”
“Là gì?” Bách Sâm hỏi tôi.
“Tôi yêu Dương Tú Chi.”
“Hả?” Chị Tú Chi bàng hoàng.
Tôi chỉ vào chữ “tôi” trong câu “Gặp lại chính mình nơi Minh Kính Đài”, và chữ “Tú” trong câu “Tử trúc lâm ngoại sơn thủy tú”, và cả chữ “yêu” (ái) trong câu “Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi. Đó là đại ái”.
“Tôi yêu Tú? Sau đó thì sao?” Bách Sâm hỏi.
“Tay của Quan Thế Âm Bồ Tát cầm thứ gì?” Tôi lại chỉ vào viên đá trông giống hình quan âm.
“Cành dương liễu (dương chi).” Bách Sâm đáp.
“Ghép lại, chẳng phải chính là “Tôi yêu Dương Tú Chi” sao?”
Nghe xong, chị Tú Chi sững sờ. Rất lâu sau, hình như có nước mắt lăn ra từ khóe mắt.
Chị ấy đứng bật dậy, quay phắt về phòng, đóng cửa lại.
Mấy phút sau, chị ấy lại bước ra, mắt đỏ hoe, ôm chiếc chậu về phòng.
Hai tuần liền, tôi không nghe thấy chị Tú Chi nói năng gì.
Anh Tử Nghiêu, người bạn cùng phòng với tôi tám năm ròng, kể từ năm thứ nhất đại học, cuối cùng đã ra đi.
Anh ấy trở thành cây chủ thứ hai rời khỏi tôi.
Sau khi anh Tử Nghiêu ra đi, tôi thường nhớ tới đống sách còn la liệt trong phòng anh ấy.
“Ngốc ơi là ngốc ơi.” Anh Tử Nghiêu luôn thích xoa đầu tôi và nói câu này.
Dẫu anh ấy chỉ lớn hơn tôi năm tuổi, đôi khi tôi cứ cảm thấy, anh ấy là bậc trưởng bối của tôi.
Anh ấy đã từng nhắc nhở tôi phải hạ quyết tâm, nhưng quyết tâm của tôi lại luôn tan rã trước ánh mắt của Minh Thanh.
Anh Tử Nghiêu, em đã phụ sự dạy bảo của anh.
Khi chị Tú Chi cuối cùng cũng đã mở miệng nói chuyện, tôi lại nhận được điện thoại của Thuyên.
Đợt này vì chuyện của anh Tử Nghiêu và cơn động đất, Thuyên rất ít khi gọi điện tới.
Nghe thấy tiếng Thuyên, lại nhớ tới sự nuối tiếc giữa anh Tử Nghiêu và chị Tú Chi, tôi chợt rất muốn gặp Thuyên.
“Dạo này anh ổn chứ?”
“Có thể gặp nhau không?”
“Anh…”
“Sao vậy? Không được à?”
“Không không không…” Giọng Thuyên có phần căng thẳng, rồi nhanh chóng nói tiếp, “Chỉ là anh chưa bao giờ chủ động nói muốn gặp em trước, em… em rất ngạc nhiên.”
“Chỉ ngạc nhiên thôi sao?”
“Còn… em còn rất vui nữa.” Giọng Thuyên thật khẽ.
“Còn nữa không?” Tôi cười nói.
“Còn “Có thể gặp nhau không?” là lời thoại của em, anh ăn cắp lời thoại của em.” Thuyên cũng cười.
“Thế… có được không?”
“Ừm. Mai em đi tàu tới Đài Nam.”
“Có việc bận à?”
“Vâng. Em sẽ cố gắng xong trước năm giờ, lúc đó em sẽ đợi anh trước cổng trường đại học Thành Công, được không?”
“Được.”
“Mai gặp nhé.”
“Ừ.”
Uổng công tôi làm sinh viên đại học Thành Công bao nhiêu năm, thế mà không nắm rõ tình hình.
Trừ đi khu trường học An Nam, thì trong thành phố Đài Nam, đại học Thành Công chí ít phải còn năm sáu khu học hiệu nữa.
Mỗi học hiệu, dù không tính cửa ngách, cũng còn có cửa trước và cửa sau.
Và vấn đề lại nảy sinh, cái gọi là “cổng trường Đại học Thành Công”, là chỗ nào?
Tôi đành cưỡi xe máy, đi qua từng nơi có thể được gọi là “cổng trường đại học Thành Công”, để tìm Thuyên.
Cuối cùng khi tới cái cổng thứ tám, tôi nhìn thấy Thuyên.
“Xin lỗi, để em phải đợi lâu.” Tôi chạy lại gần Thuyên, thở dốc.
“Lâu sao?” Thuyên nhìn đồng hồ, “Còn chưa tới 5 giờ 10 mà.”
“Thế à?” Tôi cười, “Hình như lần nào anh cũng bắt em đợi, thật ngại quá.”
“Không sao. Em đã quen với cảm giác chờ đợi anh rồi, em sẽ tĩnh lặng.”
“Tĩnh lặng?”
“Ừ. Em sẽ lẳng lặng chờ đợi, không chạy lung tung. Anh có thể tới từ từ, không cần phải vội.”
“Nếu anh rời khỏi Đài Nam thì sao?”
“Em đợi anh về Đài Nam.”
“Nếu anh rời khỏi Đài Loan?”
“Em đợi anh về Đài Loan.”
“Nếu anh rời khỏi Trái Đất tới thám hiểm sao Hỏa?”
“Em đợi anh trở về Trái Đất?”
“Nếu anh rời khỏi nhân gian?”
“Vẫn còn có kiếp sau, chẳng phải sao?”
Thuyên, em thật sự, sẽ luôn chờ đợi sao?
Cây Tầm Gửi Cây Tầm Gửi - Thái Trí Hằng