I've never known any trouble that an hour's reading didn't assuage.

Charles de Secondat, Baron de la Brède et de Montesquieu, Pensées Diverses

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 68
Cập nhật: 2023-03-26 21:25:55 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9: Lâm Lập Quả Chuẩn Bị Đảo Chánh
âm Lập Quả rất thù ghét Mao Trạch Đông và tin rằng Mao Trạch Đông đang quyết tâm triệt hạ thân phụ mình. Lâm Lập Quả cực kỳ căm phẫn sự sỉ nhục mà Lâm Bưu phải chịu đựng trong kỳ đại hội đảng năm 1970 tại Lư Sơn. Lâm Lập Quả nghĩ rằng Mao Trạch Đông thèm muốn cái danh tiếng của Các Mác và quyền lực của một hoàng đế, nhưng lại thiếu khôn ngoan và khả năng để đạt được một trong hai điều ước muốn ấy. Theo Lâm Lập Quả thì sở dĩ Mao Trạch Đông được tôn sùng là vì sự mù quáng của quần chúng, và kỷ luật chặt chẽ của quân đội.
Lâm Lập Quả rất buồn phiền vì nghĩ rằng Lâm Bưu không nhìn thấy rõ chân tướng Mao Trạch Đông, và phải cúi đầu nhường nhịn Mao Trạch Đông quá nhiều. Lâm Lập Quả nhận thấy mình có bổn phận phải ra tay hành động để hạ Mao, vì Lâm Bưu và các bạn bè của Lâm Bưu đã già quá rồi, không thể làm được những điều cần phải làm.
Hành động đầu tiên của Lâm Lập Quả sau kỳ đại hội đảng tại Lư Sơn là thống nhất hai nhóm Thượng Hải và Bắc Kinh của mình thành một lực lượng liên kết, và đặt tên là “Liên Hạm Đội”, một cái tên lấy ra từ một cuốn phim chiến tranh của Nhật Bản. Lâm Lập Quả đặt bản doanh tại Bắc Kinh, và chia lực lượng làm ba nhóm chính: một nhóm chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Liên Hạm Đội do chính Lâm Lập Quả và Chu Vũ Trì cầm đầu; nhóm thứ hai có nhiệm vụ liên lạc với các đơn vị quân sự khác do phụ tá tham mưu trưởng không quân Hoàng Phế lãnh đạo; và nhóm thứ ba nằm dưới quyền chỉ huy của chính ủy không quân Giang Đằng Giao, có nhiệm vụ soạn thảo mọi kế hoạch.
Ngoài các đơn vị tại Bắc Kinh, Lâm Lập Quả còn có hai đơn vị đặc biệt tại Thượng Hải và Quảng Châu nữa. Đơn vị đặc biệt tại Thượng Hải vẫn do nhóm Thượng Hải cũ của Lâm Lập Quả điều khiển. Đơn vị này thi hành những nhiệm vụ bí mật và huấn luyện. Nhóm huấn luyện có chừng hai trăm người, hăng say huấn luyện tất cả nhân viên thuộc đệ tứ quân đoàn không quân. Đơn vị đặc biệt tại Quảng Châu cũng được thành lập, và hoạt động giống như đơn vị Thượng Hải.
Ít lâu sau, chính Lâm Bưu thấy cần phải chuẩn bị tích cực cho một cuộc bạo động sẵn sàng khi tình thế đòi hỏi. Lâm Bưu kết hợp tổ chức bí mật của Lâm Lập Quả với tổ chức riêng của mình tại Bắc Kinh. Tổ chức bí mật của Lâm Bưu có danh hiệu là “Đại Hạm Đội” do bà Diệp Quần và Tứ Đại Kim Cương lãnh đạo. Lâm Bưu được gọi là “Thủ Trưởng 101” và là lãnh đạo tối cao của cả hai tổ chức. Lâm Bưu phân công cho Liên Hạm Đội của Lâm Lập Quả có nhiệm vụ ám sát, bắt cóc bất cứ ai, và phải sẵn sàng cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang, trong khi Đại Hạm Đội tại Bắc Kinh dưới ảnh hưởng của Diệp Quần, là một lực lượng chiến lược, và sẽ lãnh đạo cuộc đảo chánh.
Khi sẵn sàng thi hành cuộc đảo chánh, Thủ Trưởng 101 sẽ ra hiệu lệnh. Tại Bắc Kinh, Thủ Trưởng 101 sẽ dùng Đại Hạm Đội làm đảo chánh, bắt và giết Mao Trạch Đông, hoặc ép Mao phải nhường chức chủ tịch ngay, trong khi đó, lực lượng của Lâm Lập Quả tại các tỉnh sẽ phát động phong trào hưởng ứng, và tiêu diệt ngay những phần tử chống đối lại Lâm Bưu. Đó là ý đồ của Lâm Bưu, nhưng Lâm Bưu không dè tới một sự phân hoá kình chống nhau ngay trong nội bộ. Đây là sự tranh chấp giữa hai mẹ con Diệp Quần và Lâm Lập Quả. Diệp Quần thì muốn dùng Đại Hạm Đội và đảo chánh ngay tại Bắc Kinh, như thế bà ta sẽ có công lớn, và đoạt được quyền lãnh đạo chính trị. Diệp Quần muốn tranh chức Nữ Hoàng Đỏ của Giang Thanh, và sẽ cai trị Trung Hoa cùng với người tình Hoàng Vĩnh Thắng. Trong khi đó Lâm Lập Quả chủ trương phải giết Mao Trạch Đông trên đường đi kinh lý, và muốn rằng Đại Hạm Đội chỉ ra tay khi tổ chức của Lâm Lập Quả đã thành công. Hai mẹ con đều gờm nhau, người này sợ người kia chiếm được công đầu. Lâm Lập Quả không ưa Hoàng Vĩnh Thắng và các tướng già nên nhất quyết không để Đại Hạm Đội của Diệp Quần ra tay trườc, và cũng nhất quyết không nhượng bộ bà mẹ. Sau này chính vì Diệp Quần dùng ảnh hưởng của Lâm Bưu, cố tình ngăn cản việc thi hành kế hoạch 571 của nhóm Lâm Lập Quả, khiến cho Lâm Lập Quả thất bại không giết được Mao Trạch Đông, trong khi Lâm Lập Quả sắp đạt được mục tiêu.
Những nhân vật nóng cốt trong Liên Hạm Đội của Lâm Lập Quả bao gồm 375 người, trong đó có nhiều người giữ những chức vụ rất cao, có người mang cấp bậc trung tướng. Lâm Lập Quả xác định mục tiêu cho mọi người biết rõ. Lâm Lập Quả giải thích cho mọi người trong Liên Hạm Đội biết rằng Lâm Bưu rất tin tưởng về việc kế vị Mao Trạch Đông, nhưng sự chờ đợi năm, mười năm đến khi Mao chết rồi thì không hấp dẫn lắm. Điều gì cũng có thể xảy ra trong thời gian đó. Ai cũng biết rõ rằng Mao Trạch Đông có khuynh hướng tấn công triệt hạ những nhân vật có địa vị gần với mình nhất. Hiện nay Trương Xuân Kiều đang có vẻ thắng thế, và Lâm Bưu e sợ rằng sẽ bị loại khỏi địa vị thừa kế Mao Trạch Đông.
Ngày 20-3-1971, Lâm Lập Quả và một số nhân vật đầu não của tổ chức Liên Hạm Đội về Thượng Hải bàn định chương trình hành động. Trong hai ngày 22 và 23 tháng 3, Liên Hạm Đội đã hoàn thành được kế hoạch đảo chánh mà Chu Vũ Trì đã đúc kết lại thành một văn kiện được gọi là “Đại Cương Kế Hoạch 571” như sau đây:
Phần mở đầu của Kế Hoạch 571 xác định mục tiêu đảo chánh của giai cấp cách mạng chống lại nhóm cai trị tham những, ngu dốt và bất tài. Kế Hoạch kêu gọi đưa Trung Hoa tới chế độ xã hội, và tố cáo Mao Trạch Đông đã biến Trung Hoa thành một lò giết người. Kế Hoạch dùng mật mã “B52” để ám chỉ Mao Trạch Đông, và buộc tội Mao mặc quần áo của Các Mác và Lê Nin, nhưng áp dụng các luật lệ của bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng. Tất cả sinh viên, công nhân và nông dân đều bị bóc lột, và hiện có một sự bất mãn khắp nơi; quốc gia đang rơi vào một tình trạng kinh tế bế tắc. Nhưng tiếc thay “B52” vẫn được sự ủng hộ mù quáng của dân chúng. Bởi vậy Liên Hạm Đội của Lâm Lập Quả nhận thấy có sứ mạng giải thoát Trung Hoa khỏi tình trạng nguy ngập hiện nay.
Kế Hoạch 571 đặt ra ba giai đoạn tiến hành cuộc cách mạng.
1. Giai đoạn chuẩn bị: Huấn luyện lực lượng cách mạng, tích trữ vũ khí, thu thập và phân tích tin tức tình báo.
2. Giai đoạn đảo chánh: Ấn định thời gian và phương pháp tiến hành cuộc cách mạng.
3. Giai đoạn hậu cách mạng: Mở rộng và củng cố sự kiểm soát và hướng dẫn quần chúng.
Kế Hoạch 571 dùng chiêu bài “Giải phóng quốc gia” và giương danh Mao Trạch Đông trong cuộc đảo chánh, nhưng sau khi Mao bị giết chết rồi thì phải chứng minh việc loại trừ Mao khỏi chính trường Trung Hoa là một điều cần thiết, vì Mao là một người có đầu óc bệnh hoạn, dâm đãmg và sa đoạ, một người không phục vụ cho quyền lợi của Trung Hoa, mà trái lại, Mao chỉ phung phí tài nguyên quốc gia cho sự hưởng thụ và quyền lợi riêng của cá nhân mình. Kế Hoạch này đòi hỏi mọi người trong tổ chức Liên Hạm Đội phải sẵn sàng chết nếu cuộc đảo chánh thất bại.
Vấn đề khó khăn nhất của Lâm Lập Quả là làm sao bắt được Mao Trạch Đông. Bắt được Mao là một công việc cực kỳ khó khăn, vì Mao là một người rất quỷ quyệt và sống hoàn toàn cách biệt với mọi người. Mao còn lập ra nhiều nơi cư ngụ khác nhau tại Bắc Kinh, lúc ở chỗ này lúc ở chỗ khác, giống như một con thỏ có nhiều hang nối liền nhau. Bởi vậy mối ưu tư số một của Lâm Lập Quả là phải xác định được nơi ở đích xác của Mao. Khi xác định được vị trí nơi ở của Mao rồi thì Lâm Lập Quả sẽ giết Mao bằng bất cứ phương tiện gì thích nghi nhất: hơi ngạt, khí giới hoá học, bom, tai nạn xe hơi, ám sát, bắt cóc hoặc chiến dịch du kích tại thành phố.
Lâm Lập Quả phải công nhận phương pháp bảo vệ an ninh cho Mao Trạch Đông của Uông Đông Hưng thật là sắt thép và hữu hiệu. Đúng lúc đang lo lắng mà chưa tìm cách gì tấn công được Mao, thì Lâm Lập Quả nghe tin Mao đang chuẩn bị một cuộc đi kinh lý về miền nam, có lẽ vào mùa hè năm 1971. Chuyến đi về miền nam của Mao nói là để đi thanh tra các địa phương xa, nhưng thực ra chuyến đi này không nhằm mục đích thanh tra, mà chính là tạo cơ hội cho Mao giải thích trường hợp của Mao với các viên chức bên ngoài Bắc Kinh trước khi Mao tiến hành cuộc đụng độ với Lâm Bưu. Người ta trích lời của Mao:
“Tôi sẽ nói chuyện với phe Lâm Bưu sau khi tôi trở về Bắc Kinh. Nếu họ không đến với tôi thì tôi sẽ đến với họ. Có thể cứu được một số người trong bọn họ, và cũng có thể không cứu được. Tình thế hoàn toàn tùy thuộc vào hành vi của họ.”
Sau đó, như để chuẩn bị cho thính giả của mình đón nhận một bản án sắp đưa ra, Mao kể tên những nhà lãnh đạo của đảng đã bị lật đổ trong chín cuộc tranh quyền trước đây với Mao. Sau khi hỏi xem họ đã sửa chữa các sai lầm của họ hay không, Mao trả lời chính câu hỏi của mình: “Không, họ không sửa chữa.”
Lúc đó đã là cuối mùa xuân rồi. Lâm Lập Quả vội vàng bắt tay vào việc ngay, vì không còn nhiều thời giờ nữa. Đây là một cơ hội lý tưởng: con thỏ đã ra khỏi hang rồi thì dễ bắt hơn. Lâm Lập Quả hết bay đi Thượng Hải rồi lại Hàng Châu và Nam Kinh để tìm ra phương cách di chuyển của Mao để áp dụng kế hoạch tấn công Mao dọc đường.
Trong những chuyến bay đi thăm dò này, Lâm Lập Quả gặp được một người cựu bí thư của Mao Trạch Đông, chuyên lo việc di chuyển của Mao năm năm về trước. Lâm Lập Quả long trọng mời người cựu bí thư ấy về bản doanh, trọng đãi như một thượng khách, và dò hỏi suốt một ngày một đêm về thói quan di chuyển của Mao. Sau khi khai thác xong, người của Lâm Lập Quả giết chết người cựu bí thư trên đường đưa ông ta về nhà, để bảo mật.
Nhờ những tiết lộ của người cựu bí thư của Mao Trạch Đông, Lâm Lập Quả biết được cung cách đi kinh lý của Mao như thế nào. Các chi tiết về một chuyến đi của Mao bao giờ cũng được coi như một bí mật quốc gia hàng đầu. Các nhân viên sắp đặt chuyến đi của Mao không được phép về nhà cho đến khi Mao đã đi tới nơi bình yên. Các chương trình đều có tính cách linh động, và không ai biết trước giờ khởi hành. Xe lửa phải sẵn sàng, nhưng chỉ chuyển bánh vào lúc nào, và đi về hướng nào thì chỉ vào phút cuối cùng mới được biết. Không ai biết trước được giờ đến và giờ đi của chuyến xe lửa của Mao.
Lâm Lập Quả dự liệu đối phó với cả hai trường hợp: dù Mao Trạch Đông di chuyển theo đúng chương trình ấn định trước hay không cũng vậy. Ngày 25-7-1971, Lâm Lập Quả hội họp các nhân vật đầu não của Liên Hạm Đội tại trường huấn luyện không quân tại ngoại ô phía tây Bắc Kinh. Một điều khôi hài là mười năm sau cũng chính trường huấn luyện này đã được dùng làm nơi xử những người phản loạn trong phe Lâm Bưu. Trong buổi họp này, nhóm Lâm Lập Quả biết chắc chắn Mao sẽ bắt đầu cuộc đi kinh lý về miền nam vào giữa tháng 8, có cả Uông Đông Hưng đi theo. Chuyến đi sẽ ghé lại những thành phố lớn, như Thượng Hải, Hàng Châu, Nam Kinh, Trường Sa, Vũ Hán, Nam Xương và Quảng Châu. Về phương tiện di chuyển, Mao sẽ dùng xe lửa.
Sau khi nghiên cứu lộ trình của Mao Trạch Đông, các cố vấn của Lâm Lập Quả đồng ý nơi lý tưởng nhất để hạ “B52” là Thượng Hải hoặc Hàng Châu, và thời giờ thuận tiện nhất là ngay khi Mao bắt đầu chuyến đi. Cuối cùng nhóm Lâm Lập Quả dự liệu ba phương pháp tấn công như sau:
1. Trong lúc Mao Trạch Đông ở trên xe lửa, trên trục lộ Nam Kinh-ThươngHải-Hàng Châu, thì xe lửa sẽ bị phá nổ tan ngay trên đường rầy, và một lữ đoàn tiền phong sẽ tiến ra kết liễu Mao, nếu Mao còn sống sót trong khi xe lửa bị phá hủy.
2. Ám sát Mao trong lúc Mao không có mặt trên xe lửa.
3. Trong trường hợp Mao dùng phi cơ tại bất cứ chặng nào của chuyến đi kinh lý, thì bộ tư lệnh không quân sẽ dùng hoả tiễn địa không để hạ phi cơ chở Mao.
Về sau điểm thứ hai của kế hoạch trên phải bãi bỏ, sau khi nhóm đảo chánh biết rõ hơn về xe lửa của Mao Trạch Đông. Mao có thói quen tiếp khách ngay trên toa xe lửa riêng của mình. Toa xe này được trang bị đầy đủ các dụng cụ an toàn. Không ai được mang vũ khí khi lên toa này. Bất cứ một vi phạm nào cũng sẽ gây nên một sự báo động tức khắc. Mao rất trông cậy tin tưởng vào hệ thống an ninh trên xe lửa nên rất ít khi Mao rời khỏi toa xe lửa dành riêng cho mình. Ngay cả khi tới những thành phố lớn, Mao vẫn tiếp tục ở trong toa xe lửa đó.
Điểm thứ ba tấn công phi cơ của Mao Trạch Đông có lẽ nhẹ nhàng an toàn hơn cả. Nếu Mao thay đổi ý định và dùng phi cơ thì nhóm đảo chánh trong không quân sẽ biết mọi chi tiết về phi cơ cũng như lộ trình bay của phi cơ. Nhiệm vụ tấn công phi cơ của Mao sẽ được giao phó cho đơn vị tại Thưởng Hải hoặc Hàng Châu, vì các sĩ quan phòng vệ tại hai thành phố này đã được chỉ thị phải tuân lệnh của bộ tư lệnh không quân.
Các hoả tiễn để tấn công phi cơ của Mao Trạch Đông thuộc loại tối tân nhất và chính xác nhất. Đấy là loại hoả tiễn Cờ Đỏ do Trung Cộng chế tạo và đã sử dụng rất hữu hiệu trong chiến tranh Việt Nam, và đã hạ được nhiều phi cơ thám thính của Trung Hoa Quốc Gia. Mức độ trúng đích của các hoả tiễn Cờ Đỏ lên đến 98%. Lâm Lập Quả hy vọng rằng các hoả tiễn này sẽ hoàn thành được mục tiêu hạ phi cơ của “B52”. Lâm Lập Quả cũng muốn kết thúc Mao mau lẹ và êm thấm để không ai có thể tìm ra người chủ mưu. Sau đó Lâm Lập Quả sẽ đổ tội cho chính Giang Thanh muốn hạ Mao để lên thay thế.
Các đồng chí của Lâm Lập Quả trong không quân đã biết chiếc phi cơ riêng của Mao Trạch Đông mang dấu hiệu mặt trời rất lớn, nên rất dễ nhận biết mục tiêu. Kế hoạch tấn công phi cơ chở Mao bằng hoả tiễn tỏ ra là kế hoạch đơn giản nhất và dễ thành công nhất. Nhưng tất cả đều lo ngại là Mao Trạch Đông sẽ không sử dụng phi cơ cho chuyến đi kinh lý. Do đó nếu hai phương pháp hai và ba bị loại thì Liên Hạm Đội của Lâm Lập Quả sẽ phải thực hiện kế hoạch cuối cùng: tấn công xe lửa của Mao.
Cái Chết Của Lâm Bưu Cái Chết Của Lâm Bưu - Nguyễn Vạn Lý Cái Chết Của Lâm Bưu