Số lần đọc/download: 3633 / 20
Cập nhật: 2015-10-11 19:25:20 +0700
Chương 9 -
M
ẫn Huy quên dặn dò Hồng Cát phải giữ phong cách đài các quý phái của tiểu thư con nhà giàu.
Hồng Cát nói năng không ý tứ, đi đứng chẳng khoan thai sang trọng khiến bà Tâm Khuê không hài lòng.
Là một cô gái miền biển, Hồng Cát nói năng mộc mạc, tính tình phóng khoáng, bộc trực, cử chỉ chẳng rụt rè khép nép gì cả.
Bà Tâm Khuê thì khe khắt để ý cháu dâu từng chút và hay bắt bẻ.
Về nữ công gia chánh thì Hồng Cát rất vụng về. Hồng Cát không thể cáng đáng một bữa ăn sang trọng.
Ngày trước, lúc còn ở quê miền biển, những bữa cơm của hai cha con Hồng Cát rất đơn sơ đạm bạc, cô chẳng biết nấu nướng gì nhiều. Đến khi đi học đi làm cũng vậy, Hồng Cát ăn cho qua bữa chứ có biết đến việc nấu các món ăn ngon đâu.
Thấy Hồng Cát thái thịt, bà Tâm Khuê đã cằn nhằn:
– Con phải xắt mỏng chút nữa, xắt gì đâu to xề như bửa khúc thế nầy thô quá, làm sao mà ăn?
Hồng Cát mím môi cầm dao cố gắng thái mỏng từng lát thịt.
Đến lúc xắt củ cà rốt, củ su thành hạt lựu tỉa hoa, Hồng Cát lóng ngóng bị bà Tâm Khuê la ngay:
– Xắt hạt lựu gì cái to cái nhỏ không đều chút nào vậy.
Bà Huệ Ngân thì tỏ vẻ dễ dãi hơn:
– Hồng Cát không biết để con chỉ nó từ từ mẹ à!
Bà Tâm Khuê nhìn cô cháu dâu ác cảm.
– Chẳng lẽ xắt rau củ đơn giản nầy mà con không biết làm?
Đúng là Hồng Cát không biết làm. Hồng Cát ứa nước mắt muốn thú nhận với bà nội chồng. Hồng Cát là đứa con gái nghèo khổ, mồ côi. Lo học hành và mưu sinh có thời gian đâu mà tập tành nữ công gia chánh.
Hồng Cát tự nhủ những người nấu ăn khéo léo cũng phải học qua những khóa nữ công gia chánh, có ai tự nhiên mà biết đâu.
Chẳng dám nói gì, Hồng Cát ngồi im re. Vừa làm vừa nhìn bà Huệ Ngân học hỏi. Còn bà Tâm Khuê thì xét nét chỉ trích:
Tưởng là con nhà giàu rồi không làm gì cả sao? Là phụ nữ thì phải khéo léo bếp núc, nấu ăn giỏi để lo cho chồng con, còn quán xuyến tiệc tùng trong gia đình nữa. Con biết chưa?
– Dạ!
– Sao mà tệ quá vậy. Cái gì cũng không biết!
Mới một tuần lễ làm dâu mà Hồng Cát thấy gò bó khổ sở quá. Hồng Cát cố giấu tiếng thở dài.
Cô mong được đến công ty làm việc hơn. Ở nhà suốt ngày với bà nội hay xét nét thế nầy làm sao Hồng Cát chịu nổi.
Có lẽ thấy sự buông thùa không khéo léo cóa Hồng Cát, bà Huệ Ngân ân cần dặn dò:
– Con sống trước kia ở nước ngoài sao cũng được, bây giờ đã về nhà nầy rồi cố gắng giữ gìn nề nếp, phép tắt hãy làm vui lòng nội đừng để nội buồn.
Hồng Cát gật đầu thật nhanh:
– Dạ, con biết rồi!
Bà Tâm Khuê la ngay:
– Biết rồi! Biết rồi mà làm đâu hư đó.
Bà Tâm Khuê càng nói, Hồng Cát càng lúng túng. Cô luôn căng thẳng vì lúc nào cũng lo làm cho vừa lòng bà.
Càng cố gắng, Hồng Cát càng có nhiều sai sót khiến bà Tâm Khuê phật ý.
Bà Tâm Khuê rất cầu chuộng hình thức. Làm gì bà cũng đòi hoàn hảo và tuyệt đối.
Hồng Cát thì trái ngược lại với bà nội chồng. Cô làm gì cũng thật nhanh và không để mất thì giờ cho những chuyện ăn uống, cô chủ trương đơn giản.
Chủ trương đơn giản và làm nhanh nên bà Tâm Khuê cho là làm ẩu.
Hồng Cát vừa bắt nồi nước luộc rau thì bà căn dặn:
– Luộc rau phải để chút muối cho cọng rau xanh, chờ rau chín mềm mới gắp ra nghe chưa!
Bà cứ làm như Hồng Cát bỏ rau vào và lấy ra ngay vậy.
Có lẽ Hồng Cát sẽ nói với Mẫn Huy để cô đi làm ở công ty hoặc phòng tranh cát cùng được chứ ở nhà cô chịu không thấu.
Khi nghe tiếng chuông cửa reo vang, Hồng Cát nhanh chân chạy ra mở cổng, lát sau bị bà Tâm Khuê phê bình:
– Đi đứng phải từ tốn, có đâu mà chạy ào ào vậy.
Hồng Cát phân bua:
– Con gấp mà nội, sợ khách chờ lâu.
Bà Tâm Khuê rầy rà:
– Gấp cũng không được hấp tấp. Như con lật đật số chẳng sang giàu được đâu.
Rồi bà còn dẫn câu ca dao:
“Đi đâu mà vội mà vàng.
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây”.
Vốn tính thẳng thắn, Hồng Cát nói lên điều suy nghĩ:
– Những lúc gấp công việc thì đâu thể từ tốn được hở nội.
Bà Tâm Khuê vẫn giữ quan niệm:
– Gấp gì gấp cũng phải khoan thai. Con nên nhớ khoan thai, là nét duyên dáng của phụ nữ đó.
Hồng Cát khó mà tập tành được cử chỉ, khoan thai đài các của tiểu thư quý tộc.
Bà Tâm Khuê luôn khó chịu với Hồng Cát, hầu như cô làm gì cũng phật ý bà. Càng lúc bà càng có ác cảm với cháu nội dâu.
Hồng Cát là con nhà giàu có quyền quý mà chẳng có nét sang trọng chút nào. Cử chỉ vụng về, lời ăn tiếng nói chẳng giống giới thượng lưu.
Bà Tâm Khuê bực dọc vì dạy bảo mà Hồng Cát không chịu nghe lại còn lý sự với bà.
Tức bực ác cảm với cô cháu dâu, khi Mẫn Huy đi làm về bà Tâm Khuê tố khổ ngay:
- Nội không thể nào chịu nổi con vợ của con.
Mẫn Huy lo lắng hỏi:
– Hồng Cát sao hở nội?
– Con bảo nó con chủ hiệu buôn sang trọng ở nước ngoài về mà nội thấy nó thua xa con Xuân giúp việc nhà mình.
Mẫn Huy nhăn mầy:
– Nội nói gì quá đáng. Hồng Cát đâu đến đỗi nào.
Bà Tâm Khuê phán ngay:
– Không đến nỗi nào à? Nó đi như chạy giặc. Nói năng thì quá mộc mạc chẳng ra vẻ con nhà giàu sang chút nào.
– Nội quá câu nệ hình thức rồi.
Bà Tâm Khuê lườm Mẫn Huy:
– Con nói thế mà nghe được à? Nhà mình sang trọng nhiều người biết tiếng.
Nó thì như con sen chẳng biết người ta có nhận ra con dâu nhà nầy hay không?
Mẫn Huy phân trần:
– Tưởng chuyện gì quan trọng, phong cách mỗi người khác nhau. Tính tình Hồng Cát rất giản dị, thật thà, cô ấy chẳng câu nệ hình thức.
Bà Tâm Khuê nhấn mạnh:
– Hình thức là nề nếp của gia đình cũng rất quan trọng. Hồng Cát phải theo chứ.
– Nội khe khắt quá! Sao bắt Hồng Cát phải theo hình thức nầy nọ.
– Nói xuề xòa, bỗ bã ai mà coi cho được.
Mẫn Huy phản đối:
– Nội nói thế chứ con thấy Hồng Cát sống rất tốt, tính hiền hậu, bộc trực vui vẻ. Nội còn đòi hỏi gì nữa?
Bà Tâm Khuê phàn nàn Mẫn Huy:
– Con thì bênh vực bao che cho nó. Mèo khen mèo dài đuôi mà.
– Còn nội thì cứ chê bai Hồng Cát con thấy cô ấy có khuyết điểm gì đâu.
Bà Tâm Khuê phật ý hỏi gằn:
– Con tưởng nó không có khuyết điểm à? Con đi hoài mà biết gì.
Mẫn Huy khổ sở nghe bà nội ca cẩm Hồng Cát. Đúng là hai thế hệ không hiểu nhau. Bà Tâm Khuê đòi hỏi cháu dâu như ý bà, mà Hồng Cát làm sao đáp ứng được.
Sợ nhất là chuyện bị bại lộ chứ bà chưa biết gì thì không sao. Mẫn Huy trân mình chịu nghe bà nội tố khổ vợ.
Bà Tâm Khuê nhìn Mẫn Huy:
– Con biết khuyết điểm lớn nhất của Hồng Cát là gì không? Nó rất vụng về nữ công gia chánh, làm đâu thì hỏng đó.
Mẫn Huy bình thản đáp:
– Nếu vợ con chưa biết gì thì nội chỉ dạy.
– Chỉ dạy mà nó nghe à? Nó cứ lý sự cãi bướng với nội.
– Chẳng lẽ Hồng Cát lại như thế?
Bà Tâm Khuê phật ý:
– Con cho là bà nội nói oan, nói thêm cho nó à?
Mẫn Huy nhẹ giọng thanh minh:
– Con không có ý nói như thế.
Bà Tâm Klluê vẫn bực dọc chê bai Hồng Cát:
– Con nhà giàu thượng lưu gì mà thua cả nông đân.
– Hình thức không đáng kể nội ơi, miễn sao cái tâm Hồng Cát tốt là được.
– Nó mới làm dâu có một tuần mà làm cho nội phật ý bao điều. Chẳng biết rồi thế nào nữa đây.
Mẫn Huy cố nằn nì:
– Nội đừng quá khe khắt! Nội hãy bao dung thoải mái với Hồng Cát đi!
Bà Tâm Khuê giận dữ nạt ngang:
– Con đừng có dạy khôn nội. Hãy dạy vợ con đi. Bảo nó nên sửa đổi tính tình và làm theo ý nội.
Bảo Hồng Cát sửa đổi tính tình làm theo ý nội. Một mệnh lệnh đơn giản nhưng cũng phức tạp vô cùng.
Tính tình Hồng Cát có gì sai trái đâu mà bắt cô sửa đổi và làm theo ý nội.
Khó chịu, bỗng dưng Mẫn Huy thốt lên:
– Nội muốn Hồng Cát làm gì theo ý nội thì cứ nói ngay với cô ấy.
Bà Tâm Khuê vặn lại:
– Con tưởng nội nói mà nó chịu nghe à? Thứ cứng đầu cứng cổ đó.
– Con thấy Hồng Cát rất thông minh nhạy cảm và biết nghe lời. Cô ấy không phải là dạng cứng đầu cứng cổ đâu.
– Con nói tốt thì cứ sửa đổi nó đi.
Mẫn Huy nhăn mặt:
– Hồng Cát có sai sót gì đâu mà sửa hở nội?
Bà Tâm Khuê đăm đăm nhìn cháu nội:
– Với con thì nó không sai sót gì cả, bởi vì con có thấy lỗi của nó đâu.
Mẫn Huy tươi cười khẽ giọng:
– Thì nội cứ thoải mái như con đi! Đừng xét nét nhìn thấy lỗi lầm của ai cả!
– Trời đất! Phải nhìn thấy lỗi để chỉ ra cho người ta sửa chứ.
Nội chỉ ra để bắt bẻ thì có, Mẫn Huy định nói thế nhưng thôi, bà sẽ cho là anh phạm thượng.
Vẫn chưa vừa lòng, bà Tâm Khuê còn tố khổ Hồng Cát:
– Vợ con nó không phù hợp với cách sống của nhà ta.
Mẫn Huy thản nhiên:
– Không phù hợp thì thôi cứ để Hồng Cát sống theo cách của cô ấy.
Bà Tâm Khuê đùng đùng nổi giận:
– Con nói thế à? Sống theo nó sao được? Lấy chồng thì phải sống theo cung cách của nhà chồng chứ!
Mẫn Huy hỏi lại bà nội:
– Cách sống của Hồng Cát cói gì sai đâu nội?
Bà Tâm Khuê nhăn trán đầy vẻ khó chịu:
– Sao con cứ hỏi như bất bẻ nội vậy? Con thấy nó có giống con nhà thượng lưu chút nào không? Dáng vẻ thì cục mịch chẳng thấy sang trọng quý phái chỗ nào.
Không biết đến bao giờ bà Tâm Khuê mới chấm dứt câu chuyện tố khổ Hồng Cát. Ở đây có nguy cơ bị nghe mãi, Mẫn Huy bỗng thay đổi chiến thuật:
– Được rồi, nội muốn con nói gì với Hồng Cát con sẽ nói.
Và anh đi thẳng về phòng.
Ở công ty bị Bội Hà quấy rầy phiền phức, Mẫn Huy chịu không nổi. Về nhà chưa kịp nghỉ ngơi lại phải nghe bà nội chì chiết Hồng Cát Mẫn Huy khổ tâm hết sức.
Tại sao Hồng Cát mới làm dâu có một tuần mà bà Tâm Khuê đã thành kiến với cháu dâu rồi?
– Anh cho em ra công ty phụ với anh hoặc làm ở phòng tranh cát cũng được.
Mẫn Huy ngạc nhiên nhìn Hồng Cát:
– Mới cưới mà em đòi ra công ty làm ngay không sợ người ta cười cho à?
– Cười gì? Em thích ra công ty làm việc chứ ở nhà chịu hết nổi rồi.
– Tại sao?
Hồng Cát khổ sở kể:
– Bà nội chê bai em đủ điều. Cho là em vụng về bếp núc phong cách thì không giống người thượng lưu sang trọng.
Đã phớt lờ nhừng lời bà nội chê bai Hồng Cát mà nghe cô nhắc, Mẫn Huy cũng phải lên tiếng:
– Thì em hãy cố điều chỉnh theo ý nội.
Hồng Cát thở dài ảo não:
– Bếp núc thì còn cố học được chứ học làm người thượng lưu đài các làm sao em học được.
Mẫn Huy mỉm cười:
– Anh đùa thôi, chứ em hãy sống và giữ phong cách của mình.
Hồng Cát kêu lên:
– Như vậy thì nội không chịu, nội ác cảm với em và cứ la em hoài.
Mẫn Huy nhìn vợ, nhẹ lời an ủi:
– Em cũng đừng buồn! Nội hơi khắt khe như thế.
Hồng Cát than thở:
– Em muốn nghẹt thở đây nầy. Bị nội xét nét dòm ngó từng chút, em cảm thấy bị gò bó không chịu đựng được.
– Em hãy cố gắng chiều nội đi!
– Chiều thì em cũng cố chiều nhưng nội cứ chê bai em mọi chuyện.
Mẫn Huy cà rỡn:
– Vậy để anh nói nội khen một chuyện nha!
Hồng Cát tức tối đấm lên vai Mẫn Huy:
– Em khổ sở muốn chết mà anh còn giỡn được à?
– Đừng khổ sở căng thẳng chi cho mệt, cứ giỡn cho vui vẻ thoải mái em ạ!
Hồng Cát phụng phịu muốn khóc:
– Cũng tại anh tất cả.
– Tại anh cái gì?
– Anh bắt giả làm con hiệu buôn nhà giàu mà em chẳng có phong cách thượng lưu.
Mẫn Huy động viên:
– Đã phóng lao thì phải theo lao. Cố gắng đừng để bà nội biết.
– Có lẽ bà nội nghi ngờ nên mới có thành kiến với em.
Mẫn Huy tự tin đáp:
– Bà nội không biết gì đâu.
– Làm sao biết được điều đó khi anh suốt ngày ở công ty?
Mần Huy căn dặn:
– Nếu em thấy nội có nghi ngờ điều gì thì né tránh đi.
Hồng Cát lắc đầu vẻ ngao ngán:
– Thôi, đừng nói chuyện nầy nữa, anh nhức đầu lắm. Suốt ngày giải quyết bao nhiêu chuyện của công, bây giờ lại nghe chuyện nhà rắc rối nữa, anh muốn phát khùng.
Hồng Cát phân trần:
– Em muốn nói cho anh biết để anh thông cảm cho em đi làm.
Mẫn Huy phẩy tay:
– Đi làm để rồi anh tính. Còn chuyện nhà em tự giải quyết với bà nội.
Hồng Cát hờn dỗi:
– Anh nói chẳng có trách nhiệm gì cả. Em làm sao giải quyết với bà nội đây?
– Có gì em hãy nói với mẹ.
– Sức khỏe của mẹ không tốt lắm, em không muốn mẹ lo phiền.
Mẫn Huy cũng biết điều đó. Mẹ anh đau ốm hoài nên mọi việc trong nhà bà nội quán xuyến, bà nội quyết định.
– Nội thành kiến với Hồng Cát chứ mẹ thì rất yêu thương Hồng Cát.
Thương vợ, sợ vợ ở nhà mãi đối mặt với bà nội chồng khắt khe, Mẫn Huy để Hồng Cát đến công ty làm việc.
Hồng Cát đảm nhiệm vẽ họa tiết trang trí nội thất cho các ngôi nhà của công ty.
Làm đúng công việc yêu thích, Hồng Cát rất vui. Hồng Cát luôn mầy mò nghiên cứu tay nghề ngày càng vững. Cô đã sáng tạo nhiều họa tiết mới lạ.
Được làm việc Hồng Cát thấy yêu đời và yêu cuộc sống hơn. Và có lẽ điều làm Hồng Cát thấy phấn khởi được thoát khỏi chiếc lồng son, được thoát khỏi sự xét nét của bà nội chồng.
Không thể nào Hồng Cát sống như cô tiểu thư kiểu cách được. Cũng không bao giờ Hồng Cát tập tành để có cử chỉ đài các khoan thai như cô tiểu thư.
Rời khỏi bà nội chồng, Hồng Cát thấy nhẹ nhõm. Đến công ty làm việc cô như con chim được sống giữa bầu trời tự do. Lại cùng làm với Mẫn Huy lo phụ công việc cho anh Hồng Cát thấy vui tươi lạ thường. Hãnh điện vì mình là người vợ biết giúp ích cho chồng. Buổi trưa hai vợ chồng cùng đi ăn.
Khi về nhà thì có Mẫn Huy bên cạnh, Hồng Cát đỡ sợ bớt lo hơn lúc có một mình với bà nội.
Đang hạnh phúc nên Hồng Cát đâu có nhìn thấy một đôi mắt luôn nhìn cô với vẻ hậm hực soi mói.
Bội Hà khó chịu trước hạnh phúc của Hồng Cát. Tại sao một cô công nhân tầm thường lại trở thành bà giám đốc. Hồng Cát như cô lọ lem quê mùa chứ có thanh tao sang trọng gì mà tấn công được Mẫn Huy.
Đã bao lần Bội Hà chủ động mời mọc Mẫn Huy mà anh phớt lờ. Bội Hà tức anh ách. Chắc Mẫn Huy nghĩ anh là giám đốc cao sang, còn cô như đỉa mà đi đeo chân hạc. Cơn tức như lửa bốc lên đầu Bội Hà. Tại sao anh làm lơ với cô.
Cô sẽ cho anh biết tay.
Con lọ lem Hồng Cát có ma thuật, bí quyết gì làm cho anh xiêu đổ và cưới.
Bội Hà không sao hiểu nổi. Vì không hiểu nên cô ôm một núi tức trong lòng.
Tức khí, Bội Hà gọi điện đến nhà Mẫn Huy. Cô muốn chọc phá những người lớn:
– Cháu muốn nói chuyện với bà nội ông giám đốc Mẫn Huy.
– Tôi là bà nội của Mẫn Huy đây.
– Bà ơi tưởng vợ của giám đốc phải là gì có chức vụ cao sang, ai ngờ cô ta chỉ là nhân viên vẽ họa tiết tầm thường ở công ty. Làm thế mất mặt giám đốc quá.
– Cô nói sao?
– Cháu dâu bà là nhân viên, bà không biết à?
Bà Tâm Khuê bực dọc khôn cùng. Tưởng Hồng Cát đến công ty cùng làm việc trong văn phòng với Mẫn Huy ai ngờ làm nhân viên. Thật hết biết.
Bà Tâm Khuê tức tối cúp máy. Chờ đợi hai vợ chồng Mẫn Huy về.
Buổi tối, Mẫn Huy và Hồng Cát về nhà. Khi mọi người quây quần bên mâm cơm, bà Tâm Khuê nói nhanh:
Bắt đầu ngày mai, Hồng Cát ở nhà không đến công ty làm nữa.
Bỏ chén cơm xuống, Hồng Cát hỏi ngay:
– Ủa! Sao vậy nội? Con đi làm phụ với anh Mẫn Huy.
Mẫn Huy cũng ngạc nhiên:
– Hồng Cát đi làm cho vui lại phụ con được nhiều việc. Chính nội cũng đồng ý mà.
Bà Tâm Khuê phẫn nộ:
– Nhưng nó ra công ty biêu riếu gia đình.
Ngạc nhiên không thể yên lặng được, Hồng Cát hỏi ngay:
– Con có làm gì sai đâu nội?
Bà Tâm Khuê nghiến răng chất vấn:
– Không à! Làm vợ giám đốc mà ra công ty làm nhân viên chẳng ra thể thống gì cả, người ta cười cho đấy!
Ai cười chưa thấy, trước mắt là trong bàn ăn, Mẫn Huy cười phá lên:
– Hồng Cát thích làm gì cứ làm phù hợp khả năng là được. Vả lại, công ty cũng đang cần người họa tiết. Thiết kế trang trí nội thất cũng quan trọng lắm chứ nội.
Bà Tâm Khuê thản nhiên:
– Để công việc đó cho người khác làm.
Hồng Cát phân trần:
– Cũng có nhiều người làm với con. Công việc nầy con rất thích nội ạ!
Bà Tâm Khuê không hài lòng:
– Nhưng con là vợ giám đốc, phải giữ thể diện chứ sao làm chung với công nhân. Con phải ở cương vị chỉ huy mình là chủ mà.
Mẫn Huy nhăn mặt:
– Đời giờ mà nội còn phân biệt chủ tớ. Tất cả đều bình đẳng nội ơi.
Bà Tâm Khuê cau mầy vặn lại:
– Giám đốc và công nhân đểu bình đẳng à? Phải có ranh giới rạch ròi chứ.
Mẫn Huy lý giải.
– Mình làm việc hòa hợp, gần gũi với mọi người, cả công ty sẽ có sự đoàn kết vui vẻ nội ạ ...
Hồng Cát bổ xung thêm lời chồng:
– Phải đó nội, con làm việc tiếp xúc với nhân viên thấy ai cũng vui vẻ cởi mở.
Bà Tâm Khuê khó chịu gắt lên:
– Chẳng còn ra thể thống gì cả.
Rồi bà nghiêm giọng phán lệnh:
– Ngày mai Hồng Cát ở nhà không được đến công ty nữa.
Hồng Cát lo lắng nhìn bà Tâm Khuê:
– Nội cho con đi làm phụ với anh Mẫn Huy.
Bà Huệ Ngân chen vào:
– Phải đó mẹ, để Hồng Cát đi làm cho có nhau.
Mẫn Huy thấy mẹ rất tâm lý. Còn bà Tâm Khuê thì chịu, bà giải quyết theo ý bà:
– Hồng Cát không được đến công ty làm nữa. Nhà ta đâu có nghèo khổ gì mà để con dâu đi làm.
Hồng Cát cố phân giải:
– Con chỉ nghĩ đơn giản là đi làm để phụ với anh Mẫn Huy.
Bà Tâm Khuê nhấn mạnh:
– Con muốn làm gì thì ở nhà làm. Công việc của phụ nữ là tề gia nội trợ?
Mẫn Huy kêu lên:
– Nhưng ở công ty con rất cần Hồng Cát vẽ họa tiết trang trí mà nội.
Bà Tâm Khuê hừ giọng:
– Cần thì thuê thêm người. Có thiếu nhân công đâu mà sợ.
Hồng Cát nhanh nhẩu:
– Nhưng con biết làm việc, thuê thêm người chi cho tốn kém.
Bà Huệ Ngân đồng tình với con dâu:
– Hồng Cát làm việc cho công ty cũng tốt chứ. Nó tính vậy là phải.
Bà Tâm Khuê nhìn xoáy vào Hồng Cát:
– Con là con gái ông chủ hiệu buôn vàng bạc đá quý mà biết làm thiết kế cho công ty địa ốc sao?
Hơi chột dạ, Hồng Cát đưa mắt nhìn Mẫn Huy giải thích ngay:
– Con đã nói với nội là Hồng Cát ở nước ngoài có học ngành thiết kế.
Bà Tâm Khuê phán gọn:
– Có học cũng bỏ! Không được đến công ty làm công nhân. Ảnh hưởng uy tín giám đốc của chồng, con biết chưa.
Hồng Cát thở dài. Tất cả những lời của bà Tâm Khuê là dành cho cô. Hồng Cát lúng túng không dám nói gì nữa. Bởi vì cô rất sợ mình nói hớ.
Vẫn chưa yên tâm với lời phán, bà Tâm Khuê còn cất giọng sang sáng nói tiếp:
– Nội đã nói rồi không được cãi! Đi làm chỉ thêm tai tiếng. Hãy ở nhà!
Không hiểu sao Hồng Cát bật thốt lên mà không cần suy nghĩ gì cả:
– Thế thì con sẽ phụ làm tranh cát với anh Mẫn Huy.
Bà Tâm Khuê nói nhanh:
Mẫn Huy đang điều hành công ty địa ốc dẹp tranh cát qua một bên.
Mẫn Huy nhăn nhó:
– Sản xuất tranh cát là niềm đam mê, thích thú của con mà nội bảo dẹp.
Bà Tâm Khuê hỏi gằn:
– Không dẹp thì sao? Một mình con hai ba thứ công việc làm sao xuể.
Bà Huệ Ngân thì ôn tồn bảo:
– Khi nào con rảnh rang thì làm tranh cát.
Mẫn Huy lầm bầm:
– Điều hành công ty, suốt đời cũng không rảnh được.
Bà Tâm Khuê buông giọng đầy bản lĩnh:
– Con làm giám đốc điều hành công ty, biết sắp xếp mọi việc thì sao mà không rảnh.
– Nói như nội thì thì con làm giám đốc chỉ ký tên thôi chứ gì?
– Cái thằng!
Trong thâm tâm Hồng Cát nghĩ bà Tâm Khuê đã già rồi cứ nghỉ ngơi, mọi việc của con cháu làm, bà can thiệp chi cho mệt.
Nhưng bà lại can thiệp để tỏ uy quyền sức mạnh của mình:
– Con cứ lo công việc giám đốc của con đi!
Mẫn Huy thầm nhủ. Tất nhiên lo công việc cua giám đốc nhưng anh vẫn không bỏ việc sáng tác tranh cát mà quyết làm nhiều hơn để triển lãm.
Bà Tâm Khuê nói xong với Mẫn Huy thì quay sang Hồng Cát:
– Con không đến công ty làm, ở nhà thấy buồn thì tập tành nữ công gia chánh thêu thùa may vá.
Mẫn Huy kêu ca dùm cho vợ:
– Đó là công việc của những người ở không nhàn rỗi nội ơi?
– Thì vợ con ở không nhàn rỗi.
Bà Tâm Khuê giải thích ngay với Mẫn Huy còn cao giọng phân tích:
– Phụ nữ là phải biết tề gia nội trợ giỏi, đảm đang vén khéo việc gia đình thì người ta mới nể trọng. Nhất là con nhà Đanh giá càng phải giỏi, như nội ngày xưa vậy.
Hồng Cát rụt cổ nhìn Mẫn Huy.
Mẫn Huy đính chính cho Hồng Cát:
– Hồng Cát cũng biết làm các việc chứ đâu có dở tệ đâu nội.
Bà Tâm Khuê chứng minh:
– Việc nữ công gia chánh, nó có biết giỏi giang gì đâu.
Mẫn Huy ra vẻ dễ dãi:
– Biết nấu cơm cho cả nhà ăn là được rồi nội ơi.
– Còn đám tiệc thì sao?
– Thì đặt nhà hàng!
Mẫn Huy trả lời tỉnh bơ khiến bà Tâm Khuê nổi đóa:
– Nói đặt nhà hàng rồi không cần làm gì hả con? Mà nào con Hồng Cát có nấu cơm cho ra hồn đâu. Làm gì cũng vụng về hư hại.
Bị bà nội chồng chê bai, Hồng Cát ấm ức vô cùng. Đúng là Hồng Cát có vụng về trong việc nấu nướng. Nhất là việc bày biện các món ăn cầu kỳ.
Đâu phải Hồng Cát không biết nấu cơm mà bà nội than phiền. Cô chủ trương nấu nhanh, ăn gọn còn bà thì thích tô vẽ, chưng bày phô trương, hình thức.
Hai bà cháu trái ngược nhau về nhiều mặt. Hồng Cát làm gì cũng không vừa ý bà bị la là lẽ đương nhiên. Hồng Cát chỉ còn biết lặng thinh. Ấm ức nhưng phải nén lòng nín chịu.
Lấy chồng và có được mái gia đình êm ấm đủ bà nội cha mẹ, Hồng Cát rất vui. Nhưng thái độ của bà Tâm Khuê làm cho Hồng Cát thấy ngột ngạt quá.
Hồng Cát luôn có cảm giác sẽ gây ra lỗi lầm sẽ làm điều sai trái và không tránh khỏi bị bà la rầy. Cho nên với bà, Hồng Cát rất dè dặt không đám để sơ hở điều gì.
Ăn cơm xong, bà Tâm Khuê lên phòng khách bao Hồng Cát lấy bộ ấm chén pha trà.
Rửa bộ ấm chén rồi chậm rãi pha trà. Từng cử động thật nhẹ nhàng, nhẹ nhàng.
Hồng Cát đã phải cố gắng thật nhiều vì cô biết bộ ấm chén rất quý giá.
Pha trà xong, Hỗng Cát bưng lên mời bà nội chồng. Bà Ngân Huệ và Mẫn Huy đã về phòng riêng.
Hồng Cát bưng chiếc khay khảm xà cừ xinh xắn trên là bộ ấm chén có nước men ngọc xanh biếc tuyệt đẹp. Cô rón rén bước đi.
Càng rón rén, Hồng Cát càng căng thẳng thần kinh.
Lên đến phòng khách Hồng Cát vô tình Hồng Cát vấp chiếc tủ để tivi. Bộ ấm chén rơi xuống nền gạch hoa vỡ tan.
Xoảng ... Xoảng ...
Hồng Cát tái xanh tái xám mặt mầy thảng thốt kêu lên:
– Trời ơi!
Và quýnh quáng ngồi xuống lấy tay gom những mảnh vỡ rơi tung tóe.
– Đồ hư!
Bà Tâm Khuê giơ mạnh tay tát vào mặt Hồng Cát một bạt tai nẩy lửa khiến mắt cô nảy đom đóm.
Hồng Cát ngẩng đầu lên thấy mặt bà Tâm Khuê đỏ bừng giận dữ. Giọng bà nặng nề riết róng:
– Trời ơi! Đồ hư! Bộ ấm chén mà bưng không được để rớt bể. Đây là bộ ấm chén quý giá của gia bảo ba đời nhà bà để lại mà không biết giữ gìn.
Hồng Cát lí nhí:
– Con khống cố ý.
Bà Tâm Khuê nạt ngang:
– Mầy cố ý chứ còn gì nữa! Mấy chục năm nay tao giữ được, về tay mầy là bể nát. Đồ con gái hư không có ý tứ gì cả. Làm gì cũng vụt chạt, án nói thì đốp chát, có cái gì mà còn nguyên với mầy. Thằng Mẫn Huy nó nhầm nên mới cưới mầy con nhà giàu quý phái mà chắng ra gì cả, còn thua dân lao động nghèo.
Con Xuân giúp việc nhà nầy còn giỏi hơn mầy nữa.
Bị bà Tâm Khuê chửi mắng một hơi dài, Hồng Cát không thể nào chịu được.
Vốn là một cô bé miền biển thẳng tính, có sao nói vậy.
Hồng Cát nóng nảy buột miệng mà không cần nghĩ đến hậu quả gì cả:
– Con chẳng phải là con của Việt kiều ở Úc về Việt Nam lập nghiệp gì cả.
Con chẳng phải là tiểu thư đài các cao sang quyền quý đâu.
Bà Tâm Khuê mở mắt trừng trừng nhìn Hồng Cát, giọng lắp bắp:
– Mầy ... nói ... gì?
Hồng Cát nói với vẻ cứng cỏi, cô không sợ gì mà giấu giếm thân phận mình.
– Con chỉ là đứa con gái nghèo khổ, mồ côi cha mẹ không nơi nương tựa.
Con chỉ là nhân viên quèn của công ty địa ốc. Vì quá yêu anh Mẫnn Huy nên con vội vã nhận lời làm đám cưới và để cho anh sắp xếp mọi chuyện.
Bà Tâm Khuê giận dữ hét lên:
– Trời ơi! Đồ ... lừa dối!
Rồi bà ngã quỵ xuống bộ trường kỷ bất động.
Hồng Cát hoảng hốt gọi to:
– Nội ơi! Nội ơi!
Bà Tâm Khuê vẫn im lìm, Hồng Cát sợ quá gọi chị Xuân, gọi Mẫn Huy.
Mọi người cuống cuồng lo lắng xúm quanh bên bà Tâm Khuê. Mẫn Huy bình tĩnh nhất. Anh hối hả gọi chú tài xế lấy xe đưa bà nội vào bệnh viện.