A book is like a garden carried in the pocket.

Chinese Proverb

 
 
 
 
 
Tác giả: Đạo Hiếu
Thể loại: Tuổi Học Trò
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 9
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 291 / 8
Cập nhật: 2019-12-23 22:17:35 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8 - Cuộc Hội Thảo Trên Bến Sông
ỗng nhiên ông già được mơi tham dự cuộc hội thảo. Các sinh viên của giáo sư Văn chỉ nghe Sơn kể lại sơ sơ chuyện truyền thống chiến khu Ð đã mê ông già ngay. Thế là đích thân giáo sư Văn phải đến làm quen với người chiến sĩ lão thành ấy.
Ông già đến, gặp ngay các kỹ sư người Liên Xô đang ngồi nói chuyện vui vẻ với các sinh viên địa chất. Chị Lút-mi-la thấy ông già đến vội đứng dậy bắt tay ông. Chị nói với một nụ cười rất tươi:
- Không ngờ chúng tôi lại được dự một buổi họp mặt của ba thế hệ nối tiếp nhau trên vùng đất sắp mọc lên nhà máy thủy điện. Thế là chúng ta có đại diện cho một quá khứ hào hùng đánh Pháp, đánh Mỹ của Trị An, chúng ta cũng có đại diện cho lớp người hiện tại đang góp sức xây dựng nhà máy thủy điện, đó là kỹ sư trẻ, những người thợ trẻ Việt Nam và các kỹ sư Liên Xô, các sinh viên Việt Nam và chúng ta còn có đại diện của lớp người sẽ kế tục sự nghiệp của chúng ta trong tương lai, đó là bé Sơn.
Mọi người quay nhìn bé Sơn làm em đỏ mặt. Giáo sư Văn giới thiệu "ông già" với các bạn Liên Xô rồi tiếp tục phần việc của mình với cây thước và tấm bản đồ móc trên một nhánh cây.
- Tôi xin được phép tiếp tục. Lúc nãy tôi đã trình bày đến phần cấu trúc nền móng đập. Năm 1933, một nhà địa chất lỗi lạc của Pháp là Saurin đã khảo sát và định tuổi đá của Trị An là 100 triệu năm. Ðến năm 1980 thì viện định tuổi của Liên Xô đã xác nhận điều này và còn xác nhận thêm là chiều dày của đá phiến và đá cát ở đây là từ 2000 đến 3000 mét. Với một chiều dày như vậy thì đập thủy điện Trị An của chúng ta quả là đã có được một nền móng đá trầm tích vững chắc và bình ổn.
Sự vắng mặt của đá vôi cũng là một thuận lợi rất cơ bản trong việc xây đập vì đá vôi chính là ung thư của đất, nó dễ dàng bị nước mưa phá hủy, tạo thành những khoảng trống giữa lòng đất đá và gây ra những vụ sụp đổ khủng khiếp đã từng xảy ra trong lịch sử địa chất thê giới. Như trường hợp đập Malpassé của Pháp. Do việc điều tra cơ bản về cấu trúc nền móng không chu đáo nên không phát hiện ra sự có mặt của đá vôi trong vùng khiến cho đập bị sụp đổ. Trường hợp đập Fréjus lại là sự sụp đổ của một trái núi do đất bị sạt lở. Trái núi đổ xuống hồ chứa tạo nên một đợt sóng thần làm trôi cả một ngôi làng đông dân trong thung lũng.
Sơn ngồi nghe say sưa. Ðó là những điều nó chưa từng được nghe nói tới bao giờ. Ngồi giữa cuộc họp này, nó cảm thấy mình trở nên rất quan trọng vì rõ ràng là ở đây người ta nói toàn là những chuyện to lớn vĩ đại, chuyện dời non lấp biển, chuyện xẻ núi lấp sông. Một phần vì ham thích, một phần vì đã được Phượng giảng giải cho hiểu những nét chính về địa chất và thủy điện cho nên khi nghe giáo sư Văn nói nó cũng hiểu được phần nào. Ðến khi kỹ sư Liên Xô lên nói thì nó ngổi chồm tới. Ðây là lần đầu tiên trong đời nó nghe một người nước ngoài nói chuyện mà có thông dịch cho nó hiểu hẳn hoi. Người thông dịch ấy lại chính là Phượng nên nó càng khoái. Sơn vừa nghe vừa nhìn miệng người nói:
- Trên thế gian này ngày nay thủy điện đóng một vai trò rất quan trọng. Hiện nay, ở Liên Xô thủy điện chiếm 20 phần trăm tổng số sản lượng điện cả nước. Hiện nay đập thủy điện cao nhất thế giới là của nhà máy thủy điện Nurếch ở nước Cộng Hòa Tatgikixtan Liên Xô, cao 300 mét. Trước đây đập cao nhất thế giới là đập Ðích-xen của Thụy Sĩ cao 285 mét. Các bạn nên nhớ rằng, Thụy Sĩ là nước có hệ thống thủy điện quimô nhất thế giới với 99,5 phần trăm số điện sử dụng là thủy điện.
Sơn suýt kêu lên vì khoái chí. Nó kề tai Phượng nói nhỏ:
- Vậy thì Thụy Sĩ đâu có cần dùng xăng. Chắc xăng ở đó rẻ lắm hả chị Phượng?
Phượng nhéo lưng thằng bé một cái rồi cười, không ngờ từ chuyện thủy điện nó lại liên tưởng tới giá xăng.
Ðồng chí kỹ sư Liên Xô lại nói về một công trình thủy điện lớn khác đang được xây dựng của Liên Xô.
- Chỉ cách đập Nurếch – đập cao nhất thế giới hiện nay – có tám chục kilômét, chúng tôi đang xây dựng một nhà máy thủy điện khổng lồ, đó là nhà máy Rôgunxcain với đập chắn nước cao 350 mét, trữ lượng nước là 13 kilômét khối và công suất lên tới ba triệu rưỡi KW.
Sơn lại ồ lên. Nó nói với Phượng:
- Vậy là lớn gấp ba lần rưỡi nhà máy thủy điện Sông Ðà của mình.
- Ðúng đấy. Và lớn gấp mười lần Trị An.
- Dễ sợ.
Sơn lại hỏi nữa nhưng Phượng ngăn em lại để dịch. Thực ra thì Phượng dịch cũng không trôi chảy lắm vì chị học tiếng Nga chỉ mới hơn bốn năm ở đại học. Tuy vậy, chị vẫn truyền đạt được gần hết ý của người kỹ sư bạn.
Phần nói chuyện của người kỹ sư Liên Xô mất đúng một tiếng đồng hồ. Mọi người giải lao bằng nước ngọt, mít và đu đủ chín. Trong lúc ăn, Phượng đến bên "ông già" và nói nhỏ với ông:
- Lát nữa bác kể chuyện về chiến khu Ð cho tụi cháu nghe. Các chuyên gia Liên Xô cũng rất muốn nghe.
Ông già nói:
- Tôi kể chuyện không có đầu, có đuôi. Hay là để cho Sơn nó kể đi. Nó kể chuyện khá lắm.
Phượng nói:
- Chính bác kể mới hay. Bác cứ kể y như kể với Sơn vậy là hay lắm rồi.
Vùng Biển Mất Tích Vùng Biển Mất Tích - Đạo Hiếu Vùng Biển Mất Tích