Books can be dangerous. The best ones should be labeled "This could change your life."

Helen Exley

 
 
 
 
 
Tác giả: Khaled Hosseini
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Ha Ngoc Quyen
Upload bìa: Ha Ngoc Quyen
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 109
Cập nhật: 2021-02-23 22:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
ảy
MÙA HÈ NĂM 2009
“Cha em là một người đàn ông vĩ đại.”
Adel ngước lên. Chính cô giáo Malalai đang nghiêng mình thì thầm vào tai cậu. Một phụ nữ trung niên đậm người, quàng chiếc khăn đính hạt màu tím quanh vai, nhắm mắt mỉm cười với cậu.
“Còn em là một cậu bé may mắn.”
“Em biết ạ,” cậu thì thầm đáp lại.
Tốt, bà mấp máy môi.
Họ đang đứng trên bậc thềm của một trường nữ sinh mới mở tại thị trấn, một tòa nhà màu xanh lục nhạt hình chữ nhật với mái bằng và những khung cửa sổ lớn, trong khi cha của Adel, Baba jan, đọc lời cầu nguyện ngắn gọn sau một bài diễn văn hùng hồn. Tập trung trước mặt họ giữa cái nóng thiêu đốt ban trưa là một đám đông nheo nheo mắt gồm trẻ con, cha mẹ, người già, khoảng một trăm người dân địa phương từ thị trấn Shadbagh-e-Nau, “Shadbagh Mới”.
“Afghanistan là mẹ của tất cả chúng ta,” cha Adel nói, ngón tay trỏ thô kệch chỉ lên trời. Ánh nắng phản chiếu trên chiếc nhẫn mã não. “Nhưng bà cũng là một người ốm yếu, và bà đã phải chịu đựng một thời gian dài. Vâng, đúng là một người mẹ cần đến các con trai của mình để phục hồi. Phải, nhưng bà cần cả con gái nữa - tương đương như vậy, nếu không muốn nói là nhiều hơn.”
Bài nói thu hút một tràng pháo tay lớn cùng vài tiếng kêu gọi và huýt sáo ủng hộ. Adel lướt nhìn những khuôn mặt trong đám đông. Họ say sưa ngước nhìn cha. Baba jan, với hàng lông mày đen và hàm râu rậm rì, hiện diện với dáng vẻ cao to vạm vỡ phía trên họ, đôi vai gần như đủ rộng để che kín lối vào trường sau lưng ông.
Cha cậu nói tiếp. Còn Adel hướng mắt về phía Kabir, một trong hai vệ sĩ của Baba jan đang đứng lạnh lùng phía bên kia của Baba jan, cây súng Kalashnikov trong tay. Adel có thể thấy đám đông phản chiếu trong mắt kính phi công đen sì của Kabir. Kabir thấp còi, gần như ẻo lả, thường vận những bộ com lê màu mè - tím oải hương, xanh ngọc, da cam - nhưng Baba jan nói rằng anh ta là một con diều hâu và đánh giá thấp anh ta là một sai lầm mà ta mạo hiểm mắc phải.
“Vậy nên ta nói điều này với các cháu, những cô con gái nhỏ của Afghanistan,” Baba jan kết luận, đôi cánh tay dài, chắc nịch dang rộng vẻ chào đón. “Giờ các cháu có một nhiệm vụ trang trọng. Học hỏi, chuyên tâm mài giũa bản thân, học tập thật tốt, để mang lại niềm tự hào không chỉ cho cha mẹ mình mà còn cho người mẹ quen thuộc với tất cả chúng ta. Tương lai của Người nằm trong tay các cháu, không phải ta. Các cháu đừng nghĩ ngôi trường này là món quà ta dành cho các cháu. Đó chỉ là một tòa nhà chứa những tài năng đích thực bên trong, và đó chính là các cháu. Các cháu là tài năng, những chị em gái trẻ tuổi, không chỉ với ta mà còn với cả cộng đồng Shadbagh-e-Nau, nhưng quan trọng hơn cả, là với bản thân Afghanistan! Thượng đế phù hộ cho các cháu.”
Thêm nhiều tràng pháo tay nổ ra. Mấy người còn hét, “Thượng đế phù hộ cho ông, tư lệnh Sahib!” Baba jan giơ nắm đấm lên, cười rạng rỡ. Mắt Adel suýt nữa rưng rưng vì tự hào.
Cô giáo Malalai đưa cho Baba jan một cây kéo. Một dải băng đỏ đã được chăng ngang qua lối vào lớp học. Đám đông nhích gần lại để nhìn rõ hơn, Kabir bèn ra hiệu cho mấy người lùi lại, đẩy vào ngực vài người. Những bàn tay giơ lên từ đám đông, cầm điện thoại để quay lại cảnh cắt băng. Baba jan cầm kéo, ngừng lại, quay sang bảo Adel, “Nào, con trai, con hãy nhận lấy vinh dự này đi.” Ông đưa kéo cho Adel.
Adel chớp mắt. “Con ạ?”
“Làm đi,” Baba jan nói, nháy mắt với cậu.
Adel cắt băng. Tràng pháo tay nổ ra không ngớt. Adel nghe thấy tiếng máy ảnh bấm lách tách, những giọng nói hét vang “Allah-u-akbar!*”
Thượng đế vĩ đại nhất (tiếng Ả Rập).
Rồi Baba jan đứng bên ngưỡng cửa trong khi từng học sinh một xếp hàng vào lớp. Đó là những em gái tuổi từ tám đến mười lăm, tất cả đều quàng khăn trắng và vận bộ đồng phục kẻ đen xám mà Baba jan đã trao tặng. Adel nhìn từng học sinh bẽn lẽn giới thiệu mình với Baba jan trên đường vào. Baba jan mỉm cười ấm áp, vỗ nhẹ đầu các em, và nói đôi lời động viên. “Ta chúc cháu thành công, Bibi Mariam. Học chăm chỉ nhé, Bibi Homaira. Hãy làm chúng ta tự hào nhé, Bibi Ilham.”
Lát sau, bên chiếc Land Cruiser màu đen, Adel đứng cạnh cha, túa mồ hôi vì nóng, nhìn cha bắt tay với người dân địa phương. Baba jan lần chuỗi hạt cầu nguyện trong bàn tay còn lại, kiên nhẫn lắng nghe, hơi nghiêng mình, nhíu mày, gật đầu, để tâm tới từng người khi họ nói lời cảm ơn, cầu nguyện, chào hỏi, nhiều người còn có cơ hội xin cha giúp đỡ. Một bà mẹ có con bị bệnh cần đưa đi khám ở Kabul, một người đàn ông cần vay tiền để mở cửa hàng sửa giày, một anh thợ máy xin một bộ đồ nghề mới.
Tư lệnh Sahib, nếu ngài có thể…
Tôi không còn nơi nào khác để nhờ vả, tư lệnh Sahib…
Adel chưa từng nghe thấy bất kỳ ai ngoài gia đình thân thiết gọi Baba jan bằng cách nào ngoài cái tên “tư lệnh Sahib”, kể cả khi người Nga đã đi từ lâu và Baba jan không còn nã đạn cả thập kỷ qua. Quanh phòng khách ở nhà treo kín những bức ảnh lồng khung của Baba jan thuở chiến tranh Hồi giáo. Adel nhớ như in từng bức ảnh: cha dựa vào thanh chắn bùn của một chiếc xe jeep cũ xỉn bụi bặm, ngồi xổm trên tháp pháo của một chiếc xe tăng cháy sém, tạo dáng đầy tự hào bên những người anh em của mình, băng đạn vắt qua ngực, bên một chiếc trực thăng mà họ bắn hạ. Còn có bức cha mặc áo chống đạn và dây đeo súng, lông mày áp sát mặt sa mạc để cầu nguyện. Hồi đó ông gầy hơn nhiều, cha Adel ấy, và trong những bức ảnh, sau lưng cha luôn chẳng có gì ngoài núi và cát.
Baba jan đã hai lần bị trúng đạn của người Nga trong chiến tranh. Ông đã cho Adel xem vết thương, một ngay bên dưới lồng ngực trái - ông nói rằng viên đạn đó đã cướp đi lá lách của ông - còn vết kia cách rốn khoảng một ngón tay cái. Ông nói, xét trên mọi mặt thì mình là người may mắn. Có những người bạn của ông mất đi tay, chân, mắt; những người bạn mà khuôn mặt bị bỏng nham nhở. Họ đã làm vậy vì đất nước mình, Baba jan nói, họ đã làm vậy vì Chúa trời. Đó chính là cuộc chiến Hồi giáo, ông nói. Hy sinh. Anh hy sinh tứ chi, thị lực - thậm chí cả sinh mạng mình - và anh làm điều đó một cách hăm hở. Cuộc chiến Hồi giáo cũng mang lại cho anh những quyền lợi và ưu đãi nhất định, ông nói, vì Chúa trời đảm bảo rằng những ai hy sinh nhiều nhất sẽ được đáp đền xứng đáng.
Cả đời này lẫn đời sau, Baba jan nói, chĩa ngón tay thô kệch xuống dưới, rồi hướng lên trên.
Nhìn vào những bức ảnh, Adel ước chi có thể kề vai sát cánh chiến đấu cùng cha trong những tháng ngày phiêu lưu đó. Cậu mường tượng mình và Baba jan cùng nhau bắn hạ trực thăng Nga, cho nổ tung những cỗ xe tăng, tránh tên bay đạn nổ, sống trên núi và ngủ trong hang động. Cha và con trai, những anh hùng chiến tranh.
Có cả một bức đóng khung lớn chụp Baba jan mỉm cười bên tổng thống Karzai tại Arg, Phủ Tổng thống tại Kabul. Bức này mới hơn, chụp trong một buổi lễ nhỏ mà Baba jan được trao giải thưởng vì công việc nhân đạo của mình tại Shadbagh-e-Nau. Đó là giải thưởng mà Baba jan còn hơn cả xứng đáng. Trường nữ sinh mới mở chỉ là dự án gần đây nhất của ông. Adel biết rằng thị trấn này thường xuyên có phụ nữ qua đời khi sinh nở. Nhưng giờ thì không còn nữa vì cha cậu đã mở một phòng khám lớn, do hai bác sĩ và ba bà đỡ quản lý với mức lương được trả bằng tiền túi của chính ông. Tất cả người dân trong thị trấn đều được chăm sóc sức khỏe miễn phí tại phòng khám; không đứa trẻ nào ở Shadbagh-e-Nau không được tiêm chủng. Baba jan đã cử các đội ngũ đi dò tìm mạch nước khắp thị trấn và đào giếng cho dân. Chính Baba jan là người rốt cuộc đã giúp Shadbagh-e-Nau có điện cả ngày lẫn đêm. Ít nhất một tá doanh nghiệp được mở là nhờ ông cho vay, mà Adel nghe Kabir nói lại, hiếm khi, nếu có đi chăng nữa, được trả lại.
Những lời Adel nói với cô giáo lúc trước là hoàn toàn thực lòng. Cậu biết mình thật may mắn khi được làm con trai của một người đàn ông như vậy.
Ngay khi loạt bắt tay kết thúc, Adel để ý thấy một người đàn ông mảnh khảnh đi về phía cha. Ông ta đeo cặp kính tròn gọng mỏng, có bộ râu xám ngắn ngủn và hàm răng nhỏ như đầu que diêm cháy. Đi theo ông ta là một cậu nhóc trạc tuổi Adel. Những ngón chân to đùng thò cả ra ngoài qua những vết thủng trên thân giày. Tóc nó rũ rượi trên đầu thành một đống rối nùi bết dính. Quần bò thì cứng đơ vì bụi cát, mà lại còn quá ngắn nữa. Trong khi đó, áo phông của nó lại dài tới gần đầu gối.
Kabir đứng chắn giữa ông già và Baba jan. “Tôi đã bảo ông là chưa phải lúc rồi mà,” anh ta nói.
“Tôi chỉ muốn nói vài lời ngắn gọn với ngài tư lệnh thôi,” ông già phân bua.
Baba jan nắm tay Adel và nhẹ nhàng đưa cậu vào ghế sau chiếc Land Cruiser. “Đi thôi con. Mẹ đang đợi con đấy.” Ông trèo vào ngồi bên cạnh Adel và đóng cửa xe lại.
Trong xe, khi tấm cửa kính nhuộm màu cuộn lên, Adel nhìn Kabir nói gì đó mà cậu không nghe thấy với ông già. Rồi Kabir vòng ra trước chiếc SUV và ngồi vào ghế lái, đặt khẩu Kalashnikov vào ghế phụ trước khi khởi động xe.
“Có chuyện gì thế ạ?” Adel hỏi.
“Không có gì quan trọng đâu,” Kabir đáp.
Họ lên đường. Mấy chú nhóc ban nãy đứng trong đám đông đuổi theo xe họ một lúc trước khi chiếc xe lăn bánh. Kabir lái xe qua dải đất chính đông đúc chia đôi thị trấn Shadbagh-e-Nau, bấm còi liên hồi khi lách xe qua dòng xe cộ. Ai nấy đều nhường đường. Có người còn vẫy tay. Adel nhìn vỉa hè hai bên đông người qua lại, ánh mắt dừng lại rồi lướt qua những cảnh tượng quen thuộc - những tảng thịt lủng lẳng trên móc nơi hàng thịt, những bác thợ rèn mướt mải bọc sắt cho bánh xe gỗ, tay bơm ống bễ, những người bán hoa quả phe phẩy đuổi ruồi khỏi nho và anh đào, anh thợ cắt tóc ven đường ngồi trên ghế mây mài dao cạo. Họ đi qua mấy quán trà, tiệm kabob, hàng sửa chữa ô tô, nhà thờ, trước khi Kabir ngoặt xe qua quảng trường công rộng lớn của thị trấn, mà tọa lạc tại trung tâm là một đài phun nước màu xanh lam và một bức tượng chiến binh Hồi giáo bằng đá đen cao gần ba mét, nhìn về hướng Đông, khăn turban quấn trang nhã trên đầu, súng phóng lựu RPG đeo trên vai. Baba jan đã đích thân mời một nhà điêu khắc từ Kabul về để xây bức tượng này.
Phía Bắc của dải đất là vài khu dân cư, chủ yếu là những con phố hẹp không rải nhựa và những ngôi nhà nhỏ mái bằng sơn màu trắng, vàng hoặc xanh dương. Chảo vệ tinh ngự trên vài mái nhà, cờ Afghanistan rủ trên mấy cánh cửa sổ. Baba jan từng nói với Adel rằng phần lớn những ngôi nhà và công xưởng ở Shadbagh-e-Nau được xây trong khoảng mười lăm năm qua. Nhiều công trình trong số đó là do ông góp tay xây dựng. Hầu hết người dân sống ở đây đều xem ông là người sáng lập Shadbagh-e-Nau, và Adel biết rằng các bậc trưởng lão còn đề nghị đặt tên thị trấn theo tên Baba jan, nhưng ông đã từ chối vinh dự đó.
Từ đằng kia, con đường chính chạy về phía Bắc hơn ba cây số trước khi nối với Shadbagh-e-Kohna, Shadbagh Cũ. Adel chưa bao giờ được nhìn thấy ngôi làng trong dáng vẻ của hàng thập kỷ trước. Khi Baba jan đưa mẹ con cậu từ Kabul đến Shadbagh, ngôi làng gần như đã biến mất hoàn toàn. Tất cả nhà cửa đều không còn. Tàn tích duy nhất còn lại của quá khứ là một cối xay gió tiêu điều. Đến Shadbagh-e-Kohna, Kabir ngoặt trái từ đường cái vào một con đường rộng rãi không rải nhựa, dài khoảng bốn trăm mét, nối đường chính với những bức tường dày, cao gần bốn mét của một khu nhà nơi Adel sống cùng cha mẹ - khối kiến trúc duy nhất hiện diện tại Shadbagh-e-Nau, ngoài chiếc cối xay gió. Giờ Adel đã có thể thấy những bức tường trắng khi chiếc SUV xóc nẩy trên đường. Những vòng dây thép gai chạy dọc trên đỉnh bức tường.
Một người bảo vệ mặc đồng phục luôn đứng túc trực ở cổng chính khu nhà ra chào và mở cổng. Kabir lái chiếc SUV qua bức tường, vào một con đường rải sỏi dẫn về phía ngôi nhà.
Ngôi nhà cao ba tầng được sơn màu hồng tươi và xanh ngọc lam. Nơi đây có những cây cột cao vút, mái đua nhọn, và những tấm kính gương cao chọc trời lấp lánh trong nắng. Ngôi nhà có tường chân mái, sân hiên được khảm óng ánh, và những ban công rộng rãi với hàng lan can làm bằng thép rèn uốn lượn. Bên trong có cả thảy chín phòng ngủ và bảy phòng tắm, và có những lúc khi Adel và Baba jan chơi trốn tìm, Adel phải lòng vòng quanh nhà cả tiếng đồng hồ hoặc hơn mới tìm thấy cha. Tất cả các kệ trong phòng tắm và nhà bếp đều được làm từ đá granite và đá cẩm thạch màu vàng chanh. Mới đây, trước sự vui sướng của Adel, Baba jan đã nói về việc xây một bể bơi dưới tầng hầm.
Kabir táp xe vào lối đi hình tròn bên ngoài cánh cổng chính cao ngất. Anh ta tắt máy.
“Cho chúng ta một phút nhé?” Baba jan nói.
Kabir gật đầu và ra khỏi xe. Adel nhìn anh ta bước lên những bậc đá cẩm thạch về phía cổng và bấm chuông. Người ra mở cổng là Azmaray, người vệ sĩ còn lại với vóc người thấp đậm, thô kệch. Hai người trao đổi vài câu, rồi nán lại trên bậc thềm, mỗi người châm một điếu thuốc.
“Cha phải đi thật ạ?” Adel nói. Cha cậu sẽ đi miền Nam trong sáng nay để giám sát những cánh đồng bông ở Helmand và gặp gỡ công nhân nhà máy bông mà ông xây ở đó. Ông sẽ đi trong hai tuần, khoảng thời gian mà với Adel, dường như dài vô tận.
Baba jan quay sang nhìn cậu. Vóc dáng ông vượt trội Adel, chiếm tới hơn nửa ghế sau. “Giá mà cha không phải đi, con trai à.”
Adel gật đầu. “Hôm nay con tự hào lắm. Con tự hào về cha.”
Baba jan đặt đôi bàn tay to nặng lên đầu gối Adel. “Cảm ơn con, Adel. Cha cảm kích lắm. Nhưng cha đưa con tới những sự kiện như vậy là để con biết, để con hiểu rằng với những người may mắn, những người như chúng ta, quan trọng là phải sống xứng với trách nhiệm của mình.”
“Con chỉ mong sao cha không phải đi suốt nữa.”
“Cha cũng thế, con trai à. Cha cũng thế. Nhưng mai cha mới đi. Lát nữa đến tối cha sẽ về nhà.”
Adel gật đầu, cúi xuống nhìn đôi tay.
“Nghe này,” cha cậu nhẹ nhàng nói, “người dân ở thị trấn này, họ cần cha, Adel à. Họ cần cha giúp xây nhà, tìm việc, kiếm kế sinh nhai. Kabul có vấn đề riêng của nó. Nó không thể giúp họ. Vì thế nếu cha không làm thì sẽ chẳng có ai làm cả. Và người dân sẽ phải chịu đựng khổ sở.”
“Con biết ạ,” Adel lí nhí.
Baba jan khẽ siết đầu gối cậu. “Con nhớ Kabul, cha biết, và cả các bạn con nữa. Thích nghi ở đây thật khó khăn với cả con và mẹ con. Cha cũng biết mình thường xuyên vắng nhà đi đây đi đó, họp hành đủ kiểu, và rằng rất nhiều người muốn cha dành thời gian cho họ. Nhưng… Nhìn cha này, con trai.”
Adel ngước lên nhìn vào mắt Baba jan. Đôi mắt đó trìu mến nhìn lại cậu từ dưới vòm lông mày rậm rạp.
“Không ai trên đời này quan trọng với cha hơn con, Adel à. Con là con trai của cha. Cha sẵn lòng từ bỏ mọi thứ vì con. Cha có thể từ bỏ cả cuộc đời mình vì con, con trai.”
Adel gật đầu, mắt ngân ngấn nước. Những lúc Baba jan nói vậy, Adel lại cảm thấy trái tim mình sưng phồng lên mãi đến khi cậu thấy khó mà thở nổi.
“Con có hiểu cha không?”
“Có ạ, thưa Baba jan.”
“Con có tin cha không?”
“Con có ạ.”
“Ngoan lắm. Thế thì thơm cha một cái nào.”
Adel vòng tay quanh cổ Baba jan và cha liền ôm cậu thật chặt và kiên nhẫn. Adel nhớ hồi nhỏ, khi cậu vỗ nhẹ lên vai cha lúc nửa đêm, vẫn còn run rẩy vì cơn ác mộng, cha bèn vén chăn ra để cậu trèo vào giường, ôm và thơm lên đỉnh đầu Adel cho đến khi cậu thôi run rẩy và trôi trở lại vào giấc ngủ.
“Có thể cha sẽ mang về cho con thứ gì đó nho nhỏ từ Helmand,” Baba jan nói.
“Không cần đâu cha ơi,” Adel nói, giọng nghèn nghẹn. Cậu đã có nhiều đồ chơi hơn những gì cậu biết phải làm gì với chúng. Và rằng chẳng có thứ đồ chơi nào trên đời này có thể lấp đầy sự vắng mặt của cha cậu cả.
Lát sau, Adel ngồi ở giữa cầu thang và lén theo dõi chuyện đang xảy ra bên dưới. Chuông cửa reo, Kabir bèn ra mở. Giờ Kabir đang khoanh tay dựa vào khung cửa, chặn đứng lối vào, tiếp chuyện với người đứng đối diện. Đó là ông già Adel đã thấy ở trường lúc trước, người đàn ông đeo kính với hàm răng như diêm cháy. Cậu bé đi giày thủng lỗ cũng ở đó, đứng bên cạnh ông ta.
Ông già cất tiếng hỏi, “Ông ấy đi đâu?”
Kabir đáp, “Công chuyện. Ở miền Nam.”
“Tôi nghe nói mai ông ấy mới đi.”
Kabir nhún vai.
“Ông ấy sẽ đi bao lâu?”
“Hai, có lẽ ba tháng cũng nên. Ai mà biết được.”
“Tôi đâu nghe nói thế.”
“Giờ ông đang thử thách lòng kiên nhẫn của tôi đấy, ông già,” Kabir nói, đoạn bỏ đôi tay đang khoanh trước ngực xuống.
“Tôi sẽ đợi ông ấy.”
“Không phải ở đây, ông không được phép.”
“Bên đường cái, ý tôi là thế.”
Kabir sốt ruột đổi chân. “Cứ tự nhiên,” anh ta nói. “Nhưng tư lệnh bận lắm. Không biết khi nào ngài ấy về đâu.”
Ông già gật đầu quay bước, cậu bé theo sau.
Kabir đóng cửa lại.
Adel vén tấm rèm trong phòng gia đình và dõi ra ngoài cửa sổ, nhìn ông già và cậu bé men theo con đường rải nhựa nối khu nhà với đường cái.
“Anh nói dối ông ta,” Adel nói.
“Đó là một trong những việc tôi được trả tiền để làm đấy: bảo vệ cha cậu khỏi lũ chim ó.”
“Rốt cuộc thì ông ta muốn gì, việc làm à?”
“Đại loại thế.”
Kabir tới ghế sofa và cởi giày ra. Anh ta ngước lên nhìn Adel và nháy mắt với cậu. Adel quý Kabir, hơn hẳn Azmaray, cái người khó chịu và hiếm khi nói lời nào với cậu. Kabir chơi bài với Adel và mời cậu cùng xem DVD. Kabir mê phim ảnh. Anh ta sở hữu một bộ sưu tập mua ở chợ đen và xem mười đến mười hai bộ phim một tuần - Iran, Pháp, Mỹ, tất nhiên là Bollywood nữa - sao cũng được. Và đôi khi nếu mẹ Adel đang ở phòng khác và Adel hứa không kể cho cha biết, Kabir lại tháo đạn trong khẩu Kalashnikov ra và để Adel bồng súng, như một chiến binh Hồi giáo. Giờ khẩu Kalashnikov đang dựa vào tường cạnh cửa chính.
Kabir nằm xuống sofa và gác chân lên tay ghế. Anh ta bắt đầu lật giở một tờ báo.
“Trông họ khá vô hại mà,” Adel nói, buông rèm ra đoạn quay sang Kabir. Cậu có thể thấy vầng trán của người vệ sĩ qua mép tờ báo.
“Có lẽ tôi nên mời họ vào uống trà nhỉ,” Kabir lẩm bẩm. “Mời họ chút bánh nữa.”
“Đừng đùa chứ.”
“Họ hoàn toàn vô hại mà.”
“Liệu Baba jan có giúp họ không?”
“Có thể,” Kabir thở dài. “Cha cậu là một dòng sông với người dân của ông ấy.” Anh ta hạ tờ báo xuống và ngoác miệng cười. “Câu đó từ đâu nhỉ? Nào nào, Adel. Chúng ta mới xem tháng trước mà.”
Adel nhún vai. Cậu bước lên cầu thang.
“Lawrence,” Kabir nói với theo từ sofa. “Lawrence xứ Ả Rập. Anthony Quinn đóng.” Và rồi, ngay khi Adel lên đến bậc thang trên cùng: “Họ là lũ chim ó, Adel ạ. Đừng bị đánh lừa bởi màn kịch của họ. Họ sẽ rỉa sạch cha cậu nếu có thể đấy.”
Một sáng, vài ngày sau khi cha rời nhà đi Helmand, Adel lên phòng cha mẹ cậu. Nhạc dội ra từ phía bên kia cánh cửa ầm ĩ inh tai. Cậu mở cửa vào thì thấy mẹ, mặc quần soóc áo phông đứng trước màn hình khổng lồ của chiếc ti vi siêu phẳng, tập theo những động tác của bộ ba người phụ nữ tóc vàng đầm đìa mồ hôi, một loạt những động tác nhảy cao, ngồi xổm, bước tấn trước, chống đẩy. Bà nhìn thấy cậu trong chiếc gương lớn của tủ quần áo.
“Muốn tập cùng mẹ không?” bà hổn hển nói át tiếng nhạc xập xình.
“Con chỉ ngồi đây thôi,” cậu đáp. Cậu ngồi xuống sàn nhà trải thảm nhìn mẹ, tên bà là Aria, nhảy cóc từ đầu phòng đến cuối phòng và quay trở lại.
Mẹ Adel có chân tay mảnh mai, chiếc mũi nhỏ hênh hếch, và một khuôn mặt như diễn viên trong một bộ phim Bollywood của Kabir. Bà nhỏ nhắn, nhanh nhẹn và trẻ trung - bà cưới Baba jan khi mới mười bốn tuổi. Adel còn có một người mẹ khác, lớn tuổi hơn, và ba anh trai cùng cha khác mẹ, nhưng Baba jan đã đưa họ tới miền Đông, ở Jalalabad, và Adel chỉ gặp họ độ một tháng một lần khi Baba jan đưa cậu đến thăm. Khác với mẹ đẻ và người mẹ kia, hai người họ chẳng yêu quý gì nhau, Adel và những người anh trai chung nửa dòng máu lại rất hòa hợp. Khi cậu đến thăm họ ở Jalalabad, họ cùng dẫn cậu đi công viên, tới các khu chợ, rạp chiếu phim, và những giải đấu Buzkashi. Họ chơi trò Resident Evil và bắn lũ zombie trong Call of Duty cùng cậu, và họ luôn chọn cậu về đội trong những trận bóng đá cùng hàng xóm. Adel ao ước họ sống ở đây, gần bên cậu.
Adel nhìn mẹ nằm ngửa, giơ thẳng chân lên khỏi sàn nhà rồi lại hạ xuống, một quả bóng nhựa màu xanh dương kẹp giữa hai mắt cá chân trần.
Sự thật là, sự buồn tẻ tại Shadbagh này làm Adel chán muốn chết. Trong hai năm sống ở đây, cậu không có nổi một người bạn nào. Cậu không thể đi xe đạp vào thị trấn, một mình thì chắc chắn không, không phải trong tình hình nạn bắt cóc lan rộng khắp nơi trong vùng - dù thi thoảng cậu có chuồn đi chóng vánh, lúc nào cũng ở trong phạm vi khu nhà. Cậu không có bạn cùng lớp do Baba jan không cho cậu đi học ở trường địa phương - vì “lý do an toàn”, ông nói - bởi thế một gia sư đến nhà mỗi sáng để dạy cậu. Chủ yếu Adel giết thời gian bằng cách đọc sách, đá bóng một mình hay xem phim cùng Kabir, thường là xem đi xem lại vẫn những bộ phim ấy. Cậu uể oải lang thang quanh những hành lang trần cao vút của căn nhà khổng lồ, qua tất cả những căn phòng rộng lớn trống vắng, hoặc nhìn ra ngoài cửa sổ từ phòng riêng trên lầu. Cậu sống trong một dinh thự, nhưng giữa một thế giới bị co rút. Có những ngày cậu buồn chán đến nỗi muốn nhai cả gỗ.
Cậu biết mẹ cậu ở đây cũng cô đơn vô cùng tận. Bà tìm cách lấp đầy mỗi ngày bằng các thói quen, tập thể dục vào buổi sáng, đi tắm, ăn sáng, rồi đọc sách, làm vườn, buổi chiều thì xem những bộ phim truyền hình Ấn Độ trên ti vi. Khi Baba jan vắng nhà, mà chuyện này thì thường xuyên, bà luôn luôn mặc bộ nỉ màu xám, xỏ giày thể thao đi lại quanh nhà, khuôn mặt không trang điểm, tóc búi lại sau gáy. Bà thậm chí còn hiếm khi mở hộp đồ trang sức mà bà cất tất cả vòng vèo, nhẫn, khuyên tai được Baba jan mua tặng từ Dubai. Đôi khi bà dành hàng giờ liền nói chuyện với gia đình ở Kabul. Chỉ khi chị gái và cha mẹ bà đến thăm vài ngày, độ hai, ba tháng một lần, Adel mới thấy mẹ rạng rỡ lên. Bà mặc chiếc váy dài in họa tiết và đi giày cao gót; bà còn trang điểm nữa. Mắt bà sáng bừng, và tiếng cười của bà ngân vang khắp nhà. Và khi đó Adel mới thoáng thấy hình ảnh có lẽ là con người bà trước đây.
Khi Baba jan vắng nhà, Adel và mẹ cố gắng trở thành niềm an ủi của nhau. Họ cùng chơi xếp hình, chơi golf và tennis trên máy trò chơi điện tử Wii của Adel. Nhưng trò tiêu khiển mà Adel thích chơi cùng mẹ nhất là xây nhà bằng tăm. Mẹ cậu sẽ vẽ bản thiết kế nhà 3-D trên giấy, một ngôi nhà hoàn chỉnh với khoảng hiên trước, mái đầu hồi, những bậc thang bên trong, và những bức tường ngăn các phòng với nhau. Họ sẽ xây nền trước, rồi đến tường và cầu thang bên trong, dành hàng giờ liền tỉ mẩn dán keo vào tăm, rồi để đó cho khô. Mẹ Adel nói rằng hồi trẻ, trước khi bà cưới cha Adel, bà từng mơ sẽ trở thành kiến trúc sư.
Một lần khi đang xây một ngôi nhà chọc trời, bà đã kể cho Adel nghe chuyện bà và Baba jan lấy nhau như thế nào.
Thực ra ông ấy định lấy chị của mẹ cơ, bà nói.
Bác Nargis ạ?
Ừ. Chuyện xảy ra ở Kabul. Một ngày ông ấy thấy bác trên phố và thế là xong. Ông ấy phải lấy bác. Hôm sau ông ấy đến nhà, ông ấy và năm người tùy tùng. Họ gần như tự nhiên vào nhà. Tất cả đều đi ủng. Bà lắc đầu cười như thể Baba jan đã làm một việc buồn cười lắm, nhưng khác với kiểu mà bà vẫn cười khi thấy có gì khôi hài. Đáng lẽ con phải thấy nét mặt ông bà con lúc đó.
Họ ngồi trong phòng khách, Baba jan, người của ông, và cha mẹ bà. Bà ở trong bếp pha trà trong lúc họ nói chuyện. Có một vấn đề, bà nói, vì bác Nargis đã đính hôn, hứa hôn với một người anh họ sống ở Amsterdam và khi ấy đang học ngành kỹ sư. Làm sao họ có thể phá vỡ hôn ước đây? cha mẹ bà băn khoăn.
Và rồi mẹ bước vào, mang theo khay trà bánh. Mẹ rót trà cho mọi người và đặt đồ ăn lên bàn, rồi cha con trông thấy mẹ, và khi mẹ quay đi, cha con ấy, ông ấy nói, “Có lẽ ông nói đúng, thưa ông. Thật không công bằng khi phá vỡ một hôn ước. Nhưng nếu ông nói với tôi rằng cô gái này cũng đã được đính ước, thì tôi e là không có lựa chọn nào khác ngoài việc nghĩ rằng ông không quan tâm đến tôi.” Rồi ông ấy cười. Và thế là cha mẹ kết hôn.
Bà cầm một tuýp keo lên.
Mẹ có thích cha không ạ?
Bà khẽ nhún vai. Thành thật mà nói, mẹ cảm thấy sợ hơn là có bất kỳ cảm xúc nào khác.
Nhưng giờ mẹ thích cha mà, phải không ạ? Mẹ yêu cha mà.
Tất nhiên rồi con, mẹ Adel nói. Hỏi thừa quá.
Mẹ không hối hận vì đã lấy cha.
Bà đặt tuýp keo xuống, đợi vài giây rồi mới trả lời. Nhìn cuộc sống của chúng ta xem, Adel, bà chậm rãi nói. Nhìn quanh con xem. Có gì phải hối hận chứ? Bà mỉm cười và khẽ kéo dái tai cậu. Với cả, nếu thế thì mẹ đã không có con.
Giờ mẹ Adel đã tắt ti vi và ngồi xuống sàn, thở hổn hển, lấy khăn lau khô mồ hôi trên cổ.
“Sao sáng nay con không làm gì đó một mình đi,” bà nói, duỗi thẳng lưng. “Mẹ đi tắm rồi ăn đây. Mẹ đang tính gọi cho ông bà nữa. Mấy ngày nay không nói chuyện với họ rồi.”
Adel thở dài đứng lên.
Trong phòng cậu, nằm ở tầng dưới và ở chái khác của ngôi nhà, cậu nhặt quả bóng đá lên và tròng vào chiếc áo phông Zidane mà cha tặng cậu nhân dịp sinh nhật mười hai tuổi năm ngoái. Khi xuống cầu thang, cậu thấy Kabir đang chợp mắt, tờ báo mở rộng trên ngực như tấm chăn. Cậu lấy một lon nước táo trong tủ lạnh rồi ra ngoài.
Adel bước trên con đường rải sỏi về phía cổng chính của khu nhà. Trạm gác nơi người gác cổng vẫn đứng giờ trống không. Adel biết giờ giấc của các lượt gác. Cậu cẩn thận mở cổng bước ra, khép cổng lại sau lưng. Gần như ngay lập tức, cậu cảm thấy mình thở khoan khoái hơn nơi bên này bức tường. Có những ngày, khu nhà mang lại cảm giác giống hệt nhà tù.
Cậu bước trong bóng râm rộng lớn của bức tường ra sau khu nhà, cách xa đường cái. Ở nơi đó, đằng sau khu nhà, là vườn quả mà Baba jan rất đỗi tự hào. Vài mẫu đất trải dài những hàng cây song song nào lê, nào táo, mơ, anh đào, sung, và cả sơn trà nữa. Những khi Adel đi dạo thật lâu với cha trong những vườn quả này, Baba jan sẽ bế cậu lên vai và Adel sẽ hái cho họ hai quả táo chín. Giữa khu nhà và vườn quả là một khoảng đất thưa, gần như trống không, chỉ dựng một căn chòi để người làm vườn cất dụng cụ. Thứ duy nhất khác nữa ở đó là một gốc cây phẳng mà nhìn bề ngoài thì có lẽ từng một thời là cây cổ thụ khổng lồ. Có lần Baba jan đã đếm số vòng trên thân cây với Adel và kết luận rằng cây này có thể đã chứng kiến cuộc hành quân của Thành Cát Tư Hãn. Ông nói, với cái lắc đầu buồn bã, rằng người chặt cái cây này, dù là ai, cũng chỉ là kẻ ngu dại mà thôi.
Đó là một ngày nóng nực, mặt trời chói chang trên bầu trời xanh biếc như bầu trời trong những bức tranh Adel từng vẽ bằng sáp màu thuở nhỏ. Cậu đặt lon nước táo xuống gốc cây rồi tập tâng bóng. Kỷ lục của cậu là sáu tám lần tâng mà không để bóng rơi xuống đất. Cậu đã lập kỷ lục này vào mùa xuân, giờ là giữa hè và cậu vẫn chưa vượt qua được. Adel tâng được hai tám lần thì phát hiện có người đang nhìn mình. Đó là một thằng nhóc, kẻ đi cùng ông lão tìm cách tiếp cận Baba jan trong lễ khánh thành trường học. Nó đang ngồi xổm dưới bóng căn chòi gạch.
“Mày làm gì ở đây?” Adel nói, cố gắng gằn từng tiếng giống Kabir khi nói chuyện với người lạ.
“Hưởng chút bóng mát thôi,” thằng nhóc đáp. “Đừng tố tao.”
“Mày không được phép ở đây.”
“Mày cũng thế.”
“Cái gì?”
Thằng nhóc cười khúc khích. “Thôi bỏ đi.” Nó duỗi dài hai tay rồi đứng lên. Adel cố nhìn xem túi quần nó có đầy không. Có lẽ nó vừa hái trộm quả. Thằng nhóc đi tới chỗ Adel, hất quả bóng lên bằng một chân, tâng nhanh hai cái, rồi đá gót về phía Adel. Adel bắt bóng, ôm dưới cánh tay.
“Chỗ mà tên côn đồ đó bắt bọn tao đợi, bên đường, tao và cha tao ấy, chả có bóng râm nào cả. Cũng chả có một gợn mây chết tiệt nào trên trời hết.”
Adel thấy cần phải đứng lên bảo vệ Kabir. “Anh ấy không phải côn đồ.”
“Chậc, hắn đảm bảo bọn tao nhìn rõ khẩu Kalashnikov, tao nói cho mày biết.” Nó nhìn Adel, một nụ cười uể oải, thích chí dần ngoác ra trên môi. Nó nhổ một bãi nước bọt xuống chân. “Hóa ra mày là fan của gã húc đầu*.”
Ám chỉ cầu thủ bóng đá người Pháp Zidane. Trong trận chung kết World Cup 2006 giữa Pháp và Italy, Zidane đã húc đầu vào cầu thủ đội bạn là Materazzi. Trong bối cảnh truyện, lúc đó Adel đang mặc áo phông in hình Zidane.
Phải mất một lúc Adel mới nhận ra nó đang nói tới ai. “Mày không thể đánh giá chú ấy chỉ vì một sai lầm được,” cậu nói. “Chú ấy là đỉnh nhất. Chú ấy là phù thủy ở khu vực giữa sân đấy.”
“Tao thấy còn có người đỉnh hơn.”
“Hả? Như ai nào?”
“Như Maradona.”
“Maradona?” Adel nói, vẻ bất bình. Hồi trước cậu đã từng tranh luận điều này với một ông anh trai cùng cha khác mẹ ở Jalalabad. “Maradona là kẻ lừa đảo! ‘Bàn tay của Chúa’*, nhớ không?”
Trong trận tứ kết World Cup 1986 giữa Anh và Argentina, cầu thủ Maradona của Argentina đã ghi một bàn thắng đầy tranh cãi bằng tay. Trong buổi họp báo sau trận đấu, ông đã phát biểu rằng: “Tôi đã ghi bàn bằng cái đầu của tôi và bàn tay của Chúa.”
“Ai mà chẳng lừa đảo, ai mà chẳng nói dối.”
Thằng nhóc ngáp dài, đoạn dợm bước đi. Nó cao ngang Adel, có lẽ cao hơn nhờ tóc, và tuổi chắc cũng chừng bằng cậu, Adel nghĩ. Nhưng không hiểu sao nó đi như một kẻ già hơn tuổi vậy, không vội vã, và toát lên cái vẻ như thể nó đã chứng kiến mọi chuyện trên đời và không có gì làm nó ngạc nhiên nữa.
“Tao tên là Adel.”
“Gholam.” Hai đứa bắt tay. Bàn tay Gholam rất chắc, lòng bàn tay khô và chai sần.
“Mà mày bao nhiêu tuổi rồi?”
Gholam nhún vai. “Mười ba, chắc thế. Có lẽ giờ là mười bốn rồi.”
“Mày không biết sinh nhật của mình à?”
Gholam ngoác miệng cười. “Tao cá là mày biết ngày sinh của mình. Tao cá là mày còn đếm ngược nữa kìa.”
“Tao không có,” Adel nói vẻ phòng thủ. “Ý tao là, tao không đếm ngược.”
“Tao đi đây. Cha tao đang đợi một mình.”
“Tao tưởng đấy là ông mày.”
“Mày nhầm rồi.”
“Mày muốn chơi sút bóng không?” Adel hỏi.
“Ý mày là đá luân lưu á?”
“Mỗi người năm quả… ai vào nhiều hơn là thắng.”
Gholam lại nhổ nước bọt, nheo mắt nhìn ra phía đường rồi lại nhìn Adel. Adel để ý thấy thằng nhóc có chiếc cằm hơi nhỏ so với khuôn mặt và mấy chiếc răng nanh mọc lộn xộn ở hàm trên, trong đó một chiếc đã nứt mẻ và bị sâu. Lông mày trái của nó bị chẻ đôi bởi một vết sẹo ngắn mảnh. Nó còn bốc mùi nữa. Nhưng gần hai năm nay Adel chưa nói chuyện - nói gì đến chơi - với một thằng nhóc bằng tuổi mình, không kể những chuyến thăm hằng tháng tới Jalalabad. Adel đã chuẩn bị sẵn tinh thần để thất vọng rồi, nhưng Gholam nhún vai nói, “Khỉ thật, sao lại không chứ? Nhưng tao phải được sút trước.”
Để làm cầu môn, chúng dùng hai hòn đá đặt cách nhau tám bước chân. Gholam sút năm quả. Trúng một, trượt hai, còn lại Adel dễ dàng bắt được. Kỹ năng bắt bóng của Gholam còn tệ hơn khả năng sút bóng. Adel sút trúng bốn quả, lần nào cũng lừa nó đổ người sai hướng, còn quả duy nhất cậu sút trượt thậm chí còn chẳng hướng về khung thành.
“Đồ khỉ,” Gholam nói, gập đôi người, chống tay lên đầu gối.
“Đấu lại không?” Adel cố ghìm vẻ hả hê, nhưng thật khó. Cậu đang rất hưng phấn trong lòng.
Gholam đồng ý, nhưng kết quả thậm chí còn chênh lệch hơn nhiều. Nó lại chỉ sút trúng một quả, còn lần này Adel ăn ngon cả năm.
“Thôi được rồi, tao hết hơi rồi,” Gholam nói, giơ hai tay lên. Nó lê đến chỗ gốc cây cụt rồi ngồi xuống với tiếng rên rỉ mệt nhoài. Adel ôm quả bóng ngồi cạnh nó.
“Mấy thứ này chắc chẳng ích gì,” Gholam nói, rút một bao thuốc từ túi quần trước ra. Nó còn lại một điếu. Nó châm thuốc bằng một lần quẹt diêm duy nhất, hít vào khoan khoái, rồi đưa cho Adel. Adel thèm được cầm lấy, chỉ để gây ấn tượng với Gholam thôi, nhưng cậu kìm lại, sợ Kabir hay mẹ sẽ ngửi thấy mùi thuốc lá trên người cậu.
“Khôn đấy,” Gholam nói, ngửa đầu ra sau.
Chúng uể oải nói chuyện về bóng đá một lúc, và Adel ngạc nhiên thích thú khi thấy kiến thức của Gholam hóa ra không tồi chút nào. Chúng trao đổi về những trận đấu ưa thích và câu chuyện về những bàn thắng ưng nhất. Mỗi đứa liệt ra danh sách năm cầu thủ hàng đầu, phần lớn giống nhau, khác mỗi chỗ Gholam chọn Ronaldo của Brazil, còn Adel chọn Ronaldo của Bồ Đào Nha. Không thể tránh khỏi, chúng lại nhắc đến trận chung kết 2006 và ký ức đau buồn, với Adel, về cú húc đầu ấy. Gholam nói nó đã đứng xem cả trận đấu giữa một đám đông bu trước cửa sổ một cửa hàng bán ti vi cách trại không xa.
“Trại á?”
“Nơi tao lớn lên. Ở Pakistan.”
Nó bảo với Adel rằng đây là lần đầu tiên nó đến Afghanistan. Nó đã sống cả đời ở Pakistan trong trại tị nạn Jalozai nơi nó được sinh ra. Nó nói Jalozai giống như một thành phố, một mê cung khổng lồ đầy những căn lán và túp lều trát bùn cùng những căn nhà làm từ giàn khung bằng nhựa và nhôm trong một mê lộ các con ngõ hẹp đầy phân và bụi đất. Đó là một thành phố ở giữa một thành phố còn lớn hơn. Nó và các em trai - nó hơn đứa kế ba tuổi, là con cả - lớn lên trong trại, ở đó nó sống trong một ngôi nhà trát bùn nhỏ xíu cùng các em, mẹ nó, cha nó, tên là Iqbal, và bà nội Parwana. Nó và mấy thằng em đã học đi, học nói trong lối ngõ ấy. Chúng đi học ngay trong khu. Nó chơi với mấy cây gậy và bánh xe đạp cũ gỉ trên đường phố lấm lem bụi đất, chạy quanh với những đứa trẻ tị nạn khác, cho đến khi mặt trời lặn và bà gọi nó về nhà.
“Tao thích ở đó,” nó nói. “Tao có bạn. Tao biết tất cả mọi người. Nhà tao sống cũng không đến nỗi nào. Tao có một người bác ở Mỹ, người anh chung nửa dòng máu với cha tao, bác Abdullah. Tao chưa bao giờ gặp bác ấy. Nhưng cứ vài tháng một lần bác ấy lại gửi tiền về cho nhà tao. Cũng đỡ. Đỡ được nhiều lắm.”
“Thế sao mày lại rời đi?”
“Phải vậy thôi. Người Pakistan đã đóng cửa khu trại. Họ nói người Afghanistan thuộc về Afghanistan. Bác tao cũng ngừng gửi tiền. Thế là cha tao bảo bọn tao có thể về nhà làm lại từ đầu, vì đằng nào Taliban cũng đã chạy tới biên giới giáp với Pakistan rồi. Ông ấy nói bọn tao là khách ở Pakistan, ở lâu đến nỗi người ta không muốn tiếp nữa. Tao suy sụp lắm. Nơi đó…” - nó phẩy tay - “với tao đây là nơi xa lạ. Còn mấy đứa trong trại nữa, những đứa từng tới Afghanistan ấy. Chẳng ai có lời nào tốt đẹp để nói về nơi này cả.”
Adel muốn nói rằng cậu hiểu cảm giác của Gholam. Cậu muốn nói với nó rằng cậu nhớ Kabul, và những người anh chung nửa dòng máu ở tít Jalalabad biết chừng nào. Nhưng cậu có cảm giác Gholam sẽ cười. Thế nên cậu chỉ nói, “Ừm, ở đây có hơi buồn tẻ.”
Đằng nào thì Gholam cũng cười. “Tao không nghĩ ý bọn nó là như vậy đâu.”
Adel mơ hồ hiểu rằng đó là một lời trách cứ.
Gholam rít một hơi rồi nhả ra những vòng khói. Chúng cùng nhau nhìn những vòng khói nhẹ trôi đi rồi tan biến.
“Cha tao nói với tao và mấy thằng em, ông ấy nói, ‘Cứ đợi đi… đợi cho đến khi chúng mày được hít thở không khí ở Shadbagh, mấy đứa ạ, và nếm cả nước nữa.’ Ông ấy sinh ra ở đây, cha tao ấy, và lớn lên ở đây luôn. Ông ấy nói, ‘Chúng mày chưa bao giờ biết đến thứ nước ngọt mát dường này đâu, mấy đứa.’ Ông ấy lúc nào cũng kể với bọn tao về Shadbagh, mà tao đoán hồi ông ấy sống ở đây, nó chỉ là một ngôi làng nhỏ tí. Ông ấy bảo nơi đây có một loại nho chỉ có thể mọc ở Shadbagh, không nơi nào khác trên thế giới có cả. Chắc mày nghĩ ông ấy đang miêu tả thiên đường đấy.”
Adel hỏi giờ nó đang ở đâu. Gholam búng đầu mẩu thuốc lá đi, ngước lên nhìn trời, đoạn nheo mắt vì chói. “Mày biết chỗ đồng không bên cối xay gió không?”
“Biết.”
Adel đợi thêm, nhưng chẳng có gì nữa.
“Mày ở ngoài đồng à?”
“Giờ thì thế,” Gholam lầm bầm. “Bọn tao có lều.”
“Ở đây mày không có gia đình à?”
“Không. Họ hoặc chết hoặc đi hết cả rồi. Ừm, cha tao có một ông bác ở Kabul. Hoặc là từng có. Ai biết ông ấy còn sống hay không. Ông ấy là anh của bà tao, làm thuê cho một nhà giàu có ở đó. Nhưng tao đoán ông Nabi và bà tao cả mấy chục năm không nói chuyện với nhau rồi - năm mươi năm hoặc hơn, chắc thế. Họ gần như là người xa lạ. Tao nghĩ nếu bắt buộc, cha tao cũng tìm tới chỗ ông bác kia. Nhưng cha tao muốn tự tay gây dựng ở đây. Đây là nhà của ông ấy.”
Chúng ngồi trên gốc cây, im lặng vài phút, nhìn lá cây rung rinh trong những cơn gió ấm. Adel nghĩ về chuyện Gholam và nhà nó phải ngủ đêm trong lều, khắp xung quanh là bọ cạp và rắn bò trên đồng.
Adel không rõ lắm rốt cuộc tại sao cậu lại kể cho Gholam nghe lý do cậu và cha mẹ chuyển từ Kabul về đây. Hay, đúng hơn, cậu không thể chọn lựa trong số các lý do. Cậu không chắc có phải cậu làm vậy để xua tan ấn tượng của Gholam rằng cậu được bảo bọc trong nhung lụa chỉ vì cậu sống trong một ngôi nhà rộng lớn. Hay là loại tìm cách giành lợi thế trên sân nhà. Có lẽ là để nài xin sự thông cảm. Cậu làm vậy để thu hẹp khoảng cách giữa chúng? Cậu không biết nữa. Có lẽ là tất cả những điều trên. Adel cũng không biết tại sao việc Gholam quý cậu dường như lại quan trọng đến vậy, cậu chỉ lờ mờ hiểu rằng nguyên nhân thực sự phức tạp hơn nhiều cái lý do đơn thuần là cậu thường xuyên cô đơn và thèm có một người bạn đến nhường nào.
“Nhà tao chuyển về Shadbagh vì ở Kabul có người tìm cách giết chúng tao,” cậu nói. “Một hôm có một chiếc xe máy đỗ bên ngoài nhà tao và người lái nã đạn vào nhà tao như điên. Hắn không bị bắt. Nhưng ơn trời là không ai bị thương cả.”
Cậu không biết mình trông đợi Gholam sẽ phản ứng thế nào, nhưng cậu ngạc nhiên khi thấy nó chẳng phản ứng gì. Vẫn nheo mắt nhìn mặt trời, Gholam nói, “Ừ, tao biết.”
“Mày biết á?”
“Cha mày ngoáy mũi thôi là ai cũng biết.”
Adel nhìn nó vo viên bao thuốc rỗng rồi nhét vào túi quần trước.
“Ông ấy đúng là có kẻ thù, cha mày ấy,” Gholam thở dài.
Adel biết điều đó. Baba jan đã giải thích với cậu rằng một số người từng sát cánh chiến đấu bên ông hồi thập niên tám mươi đã trở nên quyền lực nhưng cũng bị tha hóa. Họ đã lầm đường lạc lối, ông nói. Và vì ông không tham gia vào kế hoạch tội ác của họ, nên họ luôn tìm cách hạ uy tín của ông, bôi nhọ tên tuổi ông bằng cách lan truyền những lời đồn gây tổn thương và sai sự thật. Đó là lý do tại sao Baba jan luôn tìm cách bảo vệ Adel - ông không cho phép trong nhà có báo, ví dụ thế, không muốn Adel xem tin tức trên ti vi hay lướt Internet.
Gholam nghiêng người nói, “Tao còn nghe nói ông ấy đích thị là nông dân* nữa.”
Farmer ngoài nghĩa là nông dân còn có nghĩa là người trồng thuốc phiện (tiếng lóng). Ở đây nhân vật Gholam muốn ám chỉ ý đó.
Adel nhún vai. “Mày có thể tự mình xem. Chỉ là vài mẫu đất trồng cây ăn quả thôi mà. Ừm, cả mấy cánh đồng bông ở Helmand nữa, chắc là cho nhà máy.”
Gholam dò xét mắt Adel trong khi nụ cười dần ngoác ra trên mặt nó, để lộ chiếc răng sâu. “Bông. Mày đúng là kỳ khôi. Tao không biết nói gì nữa.”
Adel không hiểu ý nó lắm. Cậu đứng lên tâng bóng. “Mày có thể nói, ‘Đấu lại!’”
“Đấu lại!”
“Chơi thôi.”
“Chỉ có điều, lần này tao cược là mày không ghi nổi một bàn.”
Giờ đến lượt Adel cười ngoác miệng. “Mày muốn cược gì thì nói đi.”
“Dễ thôi. Áo Zidane.”
“Thế nếu tao thắng, à không, khi tao thắng thì sao?”
“Tao mà là mày,” Gholam nói, “tao sẽ không lo đến chuyện không thể ấy đâu.”
Đó là một cú lừa khôn ngoan. Gholam nghiêng trái nghiêng phải, đỡ được hết những cú sút của Adel. Cởi áo ra, Adel thấy thật ngớ ngẩn vì đã để bị lừa lấy mất thứ thực sự là của mình, thứ có khi là tài sản quý giá nhất của cậu. Cậu đầu hàng. Giật mình cảm thấy khóe mắt cay cay, cậu bèn kìm lại.
Ít nhất Gholam cũng biết ý không mặc áo trước mặt cậu. Khi rời đi, nó ngoái đầu lại cười, “Cha mày ấy, ông ấy không thực sự đi ba tháng, có phải không?”
“Mai tao sẽ chơi để đòi lại,” Adel nói. “Cái áo.”
“Để tao nghĩ đã.”
Gholam quay ra đường cái. Đi được nửa đường, nó dừng lại, moi bao thuốc vo viên từ túi quần ra, quăng qua bức tường nhà Adel.
Trong khoảng một tuần, mỗi ngày sau giờ học sáng, Adel lại ôm bóng chuồn khỏi khu nhà. Hai lần đầu, cậu căn chuẩn được thời gian đổi gác của lính canh để chuồn đi trót lọt. Nhưng lần thứ ba, cậu bị tóm và không được đi. Adel quay về nhà, rồi trở lại đó với một chiếc iPod và một chiếc đồng hồ. Kể từ đó, người lính canh lén để Adel ra vào, miễn là cậu không đi quá rìa vườn quả. Còn với Kabir và mẹ cậu, họ hầu như không để ý đến sự vắng mặt của cậu trong khoảng một, hai giờ đồng hồ. Đó là một lợi thế của việc sống trong ngôi nhà rộng lớn nhường này.
Adel chơi một mình sau khu nhà, bên gốc cây chết trên khoảnh đất trống, mỗi ngày đều hy vọng thấy Gholam thơ thẩn bước tới. Cậu cứ nhìn ra con đường không rải nhựa kéo dài tới đường cái trong khi tâng bóng, khi ngồi trên gốc cây ngắm máy bay chiến đấu bay qua bầu trời, khi cậu lơ đễnh búng những viên sỏi vào hư không. Sau một lúc, cậu nhặt bóng lên và lê bước trở về khu nhà.
Rồi một ngày Gholam xuất hiện, mang theo một túi giấy.
“Mày biến đi đâu thế?”
“Đi làm,” Gholam đáp.
Nó kể với Adel rằng cha con nó được thuê đóng gạch vài ngày. Việc của Gholam là trộn vữa. Nó phải xách nước ngược xuôi, kéo những bao xi măng và cát xây dựng nặng hơn cả chính nó. Nó giải thích với Adel về chuyện trộn vữa trong xe cút kít, dùng cuốc nhào hỗn hợp đó trong nước, nhào đi nhào lại, thêm nước, thêm cát, cho đến khi mẻ vữa đạt đến độ đặc nhuyễn, không bị rời rạc. Xong nó đẩy xe cút kít đến chỗ người thợ nề rồi lại lóc cóc chạy về làm mẻ vữa mới. Nó xòe lòng bàn tay ra cho Adel xem những vết phồng rộp.
“Ồ,” Adel thốt lên - thật ngớ ngẩn, cậu biết, nhưng cậu chẳng thể nghĩ ra cách phản ứng nào khác. Lần gần nhất cậu từng động đến việc lao động chân tay là vào một buổi chiều cách đây ba năm, khi cậu giúp bác làm vườn trồng mấy cây táo non trong khu vườn sau nhà ở Kabul.
“Ngạc nhiên chưa này,” Gholam nói. Nó thò tay vào túi rồi quăng cái áo Zidane cho Adel.
“Tao không hiểu,” Adel nói, ngạc nhiên xen lẫn hồi hộp cảnh giác.
“Có một hôm tao gặp một thằng trên thị trấn mặc cái áo này,” Gholam nói, ngón tay ra hiệu đòi quả bóng. Adel đá bóng về phía nó, Gholam vừa tâng bóng vừa kể chuyện. “Mày tin được không? Tao đến chỗ nó bảo, ‘Này mày đang mặc áo của bạn tao đấy.’ Nó nhìn tao. Tóm lại là, bọn tao giải quyết chuyện đó trong ngõ. Cuối cùng, nó xin tao lấy cái áo đi!” Nó bắt quả bóng ở giữa không trung, nhổ nước bọt, rồi ngoác miệng cười với Adel. “Được rồi, hình như tao đã bán cái áo đó cho nó mấy ngày trước.”
“Thế không đúng. Nếu mày bán rồi, thì đấy là của nó.”
“Cái gì, giờ mày không muốn nữa à? Sau khi tao phải làm bao nhiêu chuyện để lấy lại nó cho mày? Không phải chỉ từ một phía thôi đâu, mày biết đấy. Nó cũng đấm được vài cú ra trò đấy.”
“Nhưng…” Adel lí nhí.
“Với cả, tao lừa mày trước và tao thấy hơi áy náy. Giờ thì lấy lại áo đi. Còn tao…” Nó chỉ xuống chân, và Adel thấy một đôi giày thể thao mới màu xanh trắng.
“Nó có ổn không, thằng kia ấy?” Adel hỏi.
“Nó sẽ sống thôi. Giờ thì bọn mình cãi nhau hay chơi tiếp đây?”
“Cha mày có đi với mày không?”
“Hôm nay thì không? Ông ấy đang ở tòa án Kabul. Thôi nào, chơi đi.”
Chúng chơi một lúc, đá bóng qua lại, vờn đuổi quanh trái bóng. Lát sau chúng đi dạo, Adel phá vỡ lời hứa với người lính gác mà dẫn cả hai vào vườn quả. Chúng ăn sơn trà hái từ trên cây và uống Fanta lạnh mà Adel đã lén mang đi từ trong bếp.
Chẳng bao lâu sau, chúng bắt đầu gặp gỡ theo cách đó hầu như hằng ngày. Chúng chơi bóng, đuổi nhau qua những hàng cây song song trong vườn quả. Chúng tán gẫu về thể thao và phim ảnh, và khi chẳng còn gì để nói, chúng lại nhìn ra thị trấn Shadbagh-e-Nau, nhìn những sườn đồi mềm mại đằng xa và những dãy núi mờ sương còn xa hơn nữa, và rồi cũng ổn cả.
Giờ đây mỗi ngày Adel đều thức dậy với niềm háo hức được thấy Gholam lén lút men theo con đường bụi đất, được nghe giọng nói lớn đầy tự tin của nó. Cậu thường sao nhãng trong những giờ học sáng, sự tập trung của cậu trôi dần đi khi cậu nghĩ về những trò chơi mà lát nữa chúng sẽ chơi, những câu chuyện mà chúng sẽ kể nhau nghe. Cậu lo mình sẽ mất Gholam. Cậu lo cha của Gholam, Iqbal, sẽ không tìm được công việc ổn định ở thị trấn, hoặc một nơi để sống, và Gholam sẽ chuyển đến một thị trấn khác, một nơi khác trên đất nước này, và Adel cố gắng chuẩn bị tinh thần cho khả năng ấy, gồng mình đối mặt với cuộc chia tay sẽ diễn ra sau đó.
Một hôm, khi chúng đang ngồi trên gốc cây, Gholam hỏi, “Mày đã bao giờ ở cùng con gái chưa, Adel?”
“Ý mày là…”
“Ừ, ý tao là thế đấy.”
Adel cảm thấy tai mình nóng bừng lên. Trong một thoáng cậu định nói dối, nhưng cậu biết Gholam sẽ nhìn xuyên thấu mình. Cậu lí nhí, “Mày rồi à?”
Gholam châm thuốc rồi đưa cho Adel. Lần này Adel cầm lấy, sau khi liếc qua vai để đảm bảo lính gác không theo dõi xung quanh hay Kabir không quyết định ra ngoài. Cậu rít một hơi rồi ngay lập tức tuôn ra một tràng ho sặc sụa khiến Gholam cười mỉa và đập đập vào lưng cậu.
“Thế mày thì đã hay chưa?” Adel khò khè, nước mắt trào lên.
“Bạn tao ở trại,” Gholam nói giọng bí ẩn, “anh ta lớn tuổi hơn, anh ta từng đưa tao tới một nhà thổ ở Peshawar.”
Nó kể chuyện. Căn phòng bé tí, bẩn thỉu. Rèm màu cam, tường nứt vỡ, một bóng đèn đơn độc lủng lẳng trên trần nhà, con chuột mà nó thấy chạy vọt qua sàn. Tiếng xe kéo bên ngoài, kẽo kẹt ngược xuôi trên phố, tiếng ô tô ầm ì. Cô gái trẻ nằm trên đệm, ăn nốt đĩa biryani*, vừa nhai vừa nhìn nó với vẻ mặt vô cảm. Nó có thể nhận ra, ngay cả trong ánh sáng lờ mờ, cô có một khuôn mặt xinh xắn và nom chỉ bằng tuổi nó là cùng. Cách cô vét những hạt cơm cuối cùng bằng mẩu bánh naan gập lại, đẩy cái đĩa ra, nằm xuống, và chùi tay vào quần trong lúc tụt quần xuống.
Cơm trộn Ấn Độ gồm cơm, thịt gà hoặc cừu, và nhiều loại gia vị khác nhau.
Adel lắng nghe với vẻ say sưa, mê mẩn. Cậu chưa từng có một người bạn như thế. Gholam trải đời hơn cả những người anh chung nửa dòng máu với Adel trong khi họ lớn hơn nó cả vài tuổi. Còn đám bạn của Adel ở Kabul? Chúng đều là con của các nhà kỹ trị, quan chức và bộ trưởng. Chúng đều sống trong những phiên bản khác của cuộc đời Adel. Những gì mà Gholam cho Adel liếc nhìn vào cuộc đời nó cho thấy một sự tồn tại đầy rẫy khó khăn, không thể đoán định, nhọc nhằn, nhưng cũng lại là một cuộc phiêu lưu, một cuộc đời tách biệt với cuộc đời Adel, dù nó trải ra gần như ngay bên cậu. Nghe chuyện của Gholam, đôi khi Adel thấy đời mình buồn tẻ một cách vô vọng.
“Thế sau đó mày có làm không?” Adel hỏi. “Có không, mày biết đấy, vào trong cô ta?”
“Không. Bọn tao uống một chén chai* và nói chuyện về Rumi. Mày nghĩ gì thế?”
Trà Ấn Độ.
Adel đỏ mặt. “Chuyện đó như thế nào?”
Nhưng Gholam đã chuyển chủ đề. Đó là kiểu nói chuyện quen thuộc của chúng, Gholam chọn chủ đề, mở đầu chuyện với vẻ khoái trá, dẫn dụ Adel, chỉ để mất hứng và bỏ cả câu chuyện lẫn Adel chênh vênh ở đó.
Giờ thì, thay vì kể nốt câu chuyện nó đã bắt đầu, Gholam nói, “Bà tao nói chồng bà, tức ông nội Saboor của tao, có lần kể cho bà nghe chuyện về cái cây này. Ừm, tất nhiên là từ lâu trước khi nó bị ông đốn hạ. Ông đã kể cho bà nghe khi họ còn nhỏ. Chuyện là nếu mày có một điều ước, mày phải quỳ trước cây mà thì thầm. Và nếu cây đồng ý, nó sẽ rụng đúng mười chiếc lá xuống đầu mày.”
“Tao chưa bao giờ nghe chuyện đó cả,” Adel nói.
“Ừm, mày chưa bao giờ nghe à?”
Đến lúc đó Adel mới ngộ ra điều Gholam thực sự muốn nói. “Đợi đã. Ông mày đã đốn hạ cái cây nhà tao à?”
Gholam quay sang nhìn cậu. “Cây nhà mày? Đây chẳng phải cây nhà mày.”
Adel chớp mắt. “Ý mày là gì?”
Gholam nhìn xoáy sâu hơn vào mặt Adel. Lần đầu tiên, Adel không thấy vẻ sinh động quen thuộc của thằng bạn hay nụ cười mỉa đặc trưng hoặc sự láu lỉnh vô tư của nó. Mặt nó thay đổi, biểu cảm điềm tĩnh, người lớn một cách bất ngờ.
“Đây là cây nhà tao. Đây là đất nhà tao. Nó thuộc về chúng tao hàng thế hệ rồi. Cha mày đã xây dinh thự trên đất nhà tao. Trong khi chúng tao ở Pakistan hồi chiến tranh.” Nó chỉ vào vườn quả. “Những thứ này á? Chúng từng là nhà của người dân. Nhưng cha mày đã san bằng hết. Tương tự như cách ông ta đã hạ ngôi nhà nơi cha tao được sinh ra, nơi ông ấy lớn lên.”
Adel chớp mắt.
“Ông ta đã nhận đất này là của mình và xây cái…” - đến đây nó nhếch mép và gí nắm đấm về khu nhà - “… cái thứ này thế vào đó.”
Cảm thấy hơi xây xẩm mặt mày, tim đập thình thịch, Adel nói, “Tao tưởng mình là bạn. Sao mày lại nói láo trắng trợn thế?”
“Nhớ lúc tao lừa lấy áo của mày không?” Gholam nói, má đỏ phừng lên. “Mày đã suýt khóc. Đừng chối. Tao thấy rồi. Đây còn hơn cả một cái áo. Một cái áo. Tưởng tượng xem nhà mày sẽ cảm thấy thế nào, khi lặn lội từ Pakistan về đây, chỉ để xuống xe buýt và thấy thứ này trên đất nhà mình. Và rồi tên côn đồ mặc bộ vest tím ra lệnh cho chúng tao rời khỏi đất nhà mình.”
“Cha tao không phải kẻ trộm!” Adel độp lại. “Cứ hỏi bất kỳ ai ở Shadbagh-e-Nau này đi, hỏi xem ông ấy đã làm gì cho cái thị trấn này.” Cậu nghĩ đến chuyện Baba jan đã tiếp đón người dân ở nhà thờ làng như thế nào, ngồi xuống đất, tách trà trước mặt, chuỗi hạt cầu nguyện trong tay. Một hàng người trang nghiêm, trải dài từ đệm ngồi của ông tới cửa chính, những người đàn ông tay lấm bùn, những bà già móm mém, những góa phụ trẻ với đàn con nheo nhóc, mỗi người họ đều cần giúp đỡ, mỗi người đều đợi đến lượt mình để hỏi xin một ân huệ, một công việc, một khoản vay nhỏ để sửa mái nhà hay con kênh tưới nước hay để mua sữa công thức. Cha cậu gật đầu, lắng nghe với vẻ kiên nhẫn vô hạn, như thể mỗi người trong hàng đều quan trọng với ông như người nhà vậy.
“Vậy hả? Thế sao cha tao lại có giấy tờ sở hữu?” Gholam nói. “Đống giấy tờ mà ông ấy đã trình lên thẩm phán ở tòa án ấy.”
“Tao chắc là nếu cha mày nói chuyện với Baba…”
“Baba mày sẽ không nói chuyện với cha tao đâu. Ông ta sẽ không thừa nhận những gì đã làm. Ông ta đi qua như thể bọn tao là lũ chó lạc vậy.”
“Các người không phải chó,” Adel nói. Nó phải gồng mình để giữ giọng bình tĩnh. “Các người là lũ chim ó. Như Kabir đã nói. Đáng lẽ tao phải biết từ trước mới phải.”
Gholam đứng lên, đi một hai bước, rồi dừng lại. “Nói để mày biết,” nó nói, “tao không chấp mày. Mày chỉ là một thằng nhãi chẳng biết gì cả. Nhưng lần sau Baba mày đi Helmand, hãy bảo ông ta đưa mày tới nhà máy. Xem ông ta cho trồng gì ngoài đó. Tao gợi ý cho mày đấy. Không phải bông đâu.”
Lát sau, trước bữa tối, Adel nằm trong bồn tắm ngập nước xà phòng ấm áp. Cậu có thể nghe thấy tiếng ti vi dưới nhà, Kabir đang xem một bộ phim cướp biển cũ. Cơn giận đeo bám cậu suốt cả buổi chiều đã dịu bớt, và giờ cậu nghĩ mình đã quá cộc cằn với Gholam. Baba jan từng nói với cậu rằng, dù cậu có làm bao nhiêu chăng nữa, thì đôi khi người nghèo vẫn nói xấu kẻ giàu. Họ làm vậy phần lớn vì thất vọng với chính cuộc đời mình. Chẳng ích gì. Nhưng cũng là lẽ tự nhiên thôi. Và chúng ta không được trách họ, Adel à, ông nói.
Adel không ngây thơ đến nỗi không biết rằng thế giới này về cơ bản là một nơi bất công; cậu chỉ phải liếc ra cửa sổ phòng ngủ của mình là thấy. Nhưng cậu tưởng tượng với những người như Gholam, việc thừa nhận sự thật đó chẳng mang lại chút thỏa mãn nào. Có lẽ những người như Gholam cần ai đó để chịu tội, một mục tiêu bằng xương bằng thịt, một ai đó để họ tiện quy cho là tác nhân gây nên nỗi cơ cực của họ, ai đó để chỉ trích, trách mắng, để giận dữ. Và có lẽ Baba jan đã đúng khi nói rằng phản ứng thích hợp là thấu hiểu, là không phán xét. Thậm chí đáp lại bằng lòng tử tế. Nhìn đám bọt xà phòng nổi lên mặt nước và vỡ tan, Adel nghĩ đến việc cha cậu đã xây những ngôi trường và bệnh viện trong khi biết rằng có những người trong thị trấn loan tin đồn xấu xa về ông.
Khi cậu đang lau khô người, mẹ cậu thò đầu vào qua cửa phòng tắm. “Con xuống ăn tối đi nhé?”
“Con không đói,” cậu đáp.
“Ồ.” Bà bước vào, lấy chiếc khăn trên giá xuống. “Nào. Ngồi xuống. Để mẹ lau tóc cho.”
“Con tự làm được mà,” Adel nói.
Bà đứng sau cậu, ánh mắt dò xét cậu trong gương. “Con không sao chứ, Adel?”
Cậu nhún vai. Bà đặt tay lên vai cậu và nhìn cậu như thể đợi con trai cọ má vào tay mình. Cậu không làm.
“Mẹ à, mẹ đã bao giờ thấy nhà máy của Baba jan chưa?”
Cậu thấy mẹ khựng lại. “Tất nhiên rồi,” bà đáp. “Con cũng thế mà.”
“Ý con không phải là qua ảnh. Mẹ đã bao giờ thấy tận mắt chưa? Đến tận nơi ấy?”
“Sao mẹ tới được?” mẹ cậu nói, nghiêng đầu trong gương. “Helmand không an toàn. Cha con sẽ không bao giờ đặt mẹ hay con vào vòng nguy hiểm cả.”
Adel gật đầu.
Dưới nhà, đạn bác nổ vang rền và đám cướp biển cất lên những tiếng thét xung trận.
Ba ngày sau, Gholam lại xuất hiện. Nó rảo bước tới chỗ Adel rồi dừng lại.
“Tao mừng là mày đến,” Adel nói. “Tao có cái này cho mày.” Cậu lấy chiếc áo khoác đặt trên gốc cây mà ngày nào cậu cũng mang theo mình kể từ vụ cãi nhau lần trước. Đó là chiếc áo da màu nâu sô cô la, với lớp lót lông cừu mềm mại và mũ kèm khóa kéo tháo ra cài vào được. Cậu chìa ra cho Gholam. “Tao mới chỉ mặc vài lần thôi. Nó hơi rộng. Chắc vừa với mày đấy.”
Gholam không nhúc nhích. “Hôm qua bọn tao bắt xe buýt đi Kabul để đến tòa án,” nó vào đề luôn. “Đoán xem thẩm phán nói gì với bọn tao? Ông ta nói có tin xấu. Rằng có một vụ tai nạn. Một vụ cháy nhỏ. Toàn bộ giấy tờ sở hữu của cha tao đã bị cháy hết trong đó. Mất sạch. Cháy thành tro.”
Adel chầm chậm hạ bàn tay đang cầm chiếc áo xuống.
“Và khi ông ta nói chẳng thể làm gì nếu không có mớ giấy tờ đó, mày có biết trên cổ tay ông ta có gì không? Một chiếc đồng hồ vàng mới tinh mà lần trước cha tao gặp, ông ta còn chưa đeo.”
Adel chớp mắt.
Gholam liếc xuống chiếc áo. Đó là một cái nhìn sắc bén, trừng phạt, nhằm khơi lên sự nhục nhã. Đã có tác dụng. Adel co rúm lại. Cậu cảm thấy chiếc áo trong tay mình biến đổi, từ vật làm hòa trở thành của hối lộ.
Gholam quay ngoắt đi và vội trở ra đường chính trong nhịp bước hối hả, thoăn thoắt.
Buổi tối cùng ngày Baba jan trở về, ông tổ chức một bữa tiệc tại gia. Adel ngồi cạnh ông ở phía đầu tấm vải được trải ra trên sàn để ăn tối. Đôi khi Baba jan thích ngồi đất ăn bốc hơn, nhất là khi ông gặp lại những người bạn từ thuở đi lính. Nhắc tôi nhớ lại những ngày ăn hang ở hốc, ông đùa. Cánh phụ nữ ngồi bàn dùng bữa với thìa dĩa trong phòng ăn, mẹ Adel ngồi đầu bàn. Adel có thể nghe tiếng nói chuyện vang vọng khắp những bức tường cẩm thạch. Một người trong số họ, một phụ nữ có bộ hông nở nang và mái tóc dài nhuộm đỏ, đã đính hôn với một người bạn của Baba jan. Vừa nãy, bà đã cho mẹ Adel xem trên máy ảnh kỹ thuật số cửa hàng áo cưới mà họ đã ghé qua ở Dubai.
Trong khi dùng trà sau bữa tối, Baba jan kể chuyện về cái lần đơn vị của ông mai phục một đoàn quân Xô viết để ngăn họ tiến vào thung lũng ở mạn Bắc. Ai nấy đều chăm chú lắng nghe.
“Khi chúng tiến vào vùng chiến,” Baba jan nói, một tay lơ đãng xoa đầu Adel, “chúng tôi bắt đầu khai hỏa. Chúng tôi bắn trúng chiếc xe dẫn đầu, rồi đến mấy xe jeep. Tôi nghĩ chúng sẽ rút lui hoặc tìm cách đi xuyên qua làn đạn. Nhưng lũ khốn đấy lại dừng lại, xuống xe, và giao chiến với chúng tôi. Mọi người tin được không?”
Tiếng xì xào lan khắp căn phòng. Những cái lắc đầu. Adel biết ít nhất nửa số đàn ông trong phòng là cựu chiến binh Hồi giáo.
“Chúng tôi đông hơn, có lẽ là gấp ba, nhưng chúng có vũ khí hạng nặng và chẳng mấy chốc chúng đã tấn công chúng tôi! Tấn công các vị trí của chúng tôi trong vườn quả. Chẳng bao lâu, mọi người chạy tán loạn. Chúng tôi chạy trối chết. Tôi và cái gã Mohammad hay gì đó, chúng tôi chạy cùng nhau. Chúng tôi sát cánh trên cánh đồng nho, không phải loại leo trên cột hay dây thép đâu mà là loại người ta để mọc hoang trên đất ấy. Đạn bay tứ phía còn chúng tôi thì chạy thục mạng, rồi bỗng nhiên, cả hai vấp ngã. Trong đúng một giây, tôi đã đứng lên chạy tiếp ngay, nhưng không thấy gã Mohammad gì đó đâu nữa. Tôi ngoái lại hét lên, “Đứng cha nó lên đi, thằng ngốc này!”
Baba jan ngừng lại để tạo sự hồi hộp. Ông ấn nắm đấm vào môi để nén cười. “Và rồi hắn bật dậy và bắt đầu chạy. Và - mọi người tin được không? - gã khùng ấy tay ôm đầy nho! Mỗi tay một ụ!”
Tiếng cười nổ ra. Adel cũng cười. Cha xoa lưng cậu và kéo cậu vào gần hơn. Ai đó bắt đầu kể chuyện khác, còn Baba jan với tay lấy điếu thuốc bên cạnh đĩa. Nhưng ông không bao giờ có cơ hội châm lửa bởi đâu đó trong nhà bỗng vang lên tiếng kính vỡ.
Cánh phụ nữ hét lên từ phòng ăn. Tiếng gì đó như tiếng kim loại, có lẽ là dĩa hay dao cắt bơ, rơi đánh keng trên đá cẩm thạch. Cánh đàn ông đứng bật dậy. Azmaray và Kabir lao vào phòng, đã kịp rút súng ngắn ra.
“Tiếng động từ dưới cổng,” Kabir nói. Và ngay khi anh ta vừa nói xong, tiếng kính vỡ lại vang lên lần nữa.
“Xin đợi ở đây, tư lệnh Sahib, chúng tôi đi xem thế nào,” Azmaray nói.
“Cứ như ta sẽ làm theo không bằng,” Baba jan gầm gừ, xông lên phía trước. “Ta không định núp náu dưới mái nhà của chính mình đâu.”
Ông đi ra sảnh, theo sau là Adel, Azmaray, Kabir, và tất cả cánh đàn ông. Trên đường đi, Adel thấy Kabir cầm theo một cái que kim loại mà mùa đông họ thường dùng để cời lửa trong lò. Adel cũng trông thấy mẹ chạy theo để đi cùng, khuôn mặt tái nhợt và rúm ró. Khi họ đến sảnh, một hòn đá bay qua cửa sổ và những mảnh kính rơi xuống sàn nhà vỡ vụn. Người phụ nữ tóc đỏ, kẻ sắp làm cô dâu, rú lên. Bên ngoài, ai đó đang la hét.
“Thế quái nào mà chúng đi qua được lính gác,” ai đó nói sau lưng Adel.
“Tư lệnh Sahib, không!” Kabir gào lên. Nhưng cha Adel đã mở cửa chính.
Đèn sáng lờ mờ, nhưng đang là mùa hè, nên bầu trời vẫn được phủ trong sắc vàng nhạt. Xa xa, Adel thấy những chùm sáng nho nhỏ, người dân Shadbagh-e-Nau đang sửa soạn ăn tối với gia đình. Những ngọn đồi chạy dọc theo đường chân trời đã thẫm lại, và chẳng mấy chốc bóng tối sẽ lấp kín mọi ngóc ngách. Nhưng trời vẫn chưa đủ tối để phủ bóng xuống ông già mà Adel thấy đang đứng ở chân bậc thềm trước nhà, mỗi tay cầm một hòn đá.
“Đưa nó lên nhà,” Baba jan nói qua vai với mẹ Adel. “Ngay.”
Mẹ Adel nắm vai cậu dẫn lên cầu thang, xuôi theo hành lang, và vào phòng ngủ chính mà bà ở cùng Baba jan. Bà đóng cửa, khóa lại, kéo kín rèm, rồi bật ti vi lên. Bà đưa Adel đến giường và hai mẹ con cùng ngồi xuống. Trên màn hình, hai người Ả Rập, mặc áo kurta* và đội mũ dệt, đang sửa một chiếc xe tải khổng lồ.
Áo sơ mi dài truyền thống của người dân Nam Á.
“Cha sẽ làm gì ông già đó ạ?” Adel hỏi. Cậu không thể ngừng run rẩy. “Mẹ ơi, cha sẽ làm gì ông ta ạ?”
Cậu ngước lên nhìn mẹ thì thấy bà sa sầm nét mặt, và cậu bỗng nhận ra, cậu nhận ra ngay lập tức, rằng bất cứ lời nào thốt ra từ miệng bà đều không đáng tin.
“Cha sẽ nói chuyện với ông ta,” giọng bà run run. “Cha sẽ nói chuyện phải trái với bất kỳ ai ngoài đó. Đó là cách của cha con mà. Ông ấy nói chuyện phải trái với mọi người.”
Adel lắc đầu. Nước mắt cậu đã ầng ậc, cậu nức nở. “Cha sẽ làm gì, mẹ ơi? Cha sẽ làm gì ông già đó ạ?”
Mẹ cậu vẫn cứ nhắc đi nhắc lại như thế, rằng mọi chuyện sẽ đâu vào đó thôi, rằng tất cả hóa ra đều ổn cả, rằng sẽ không ai bị tổn thương hết. Nhưng mẹ càng nói, cậu lại càng nức nở, cho đến khi mệt lả và đến một lúc thì thiếp đi trong vòng tay mẹ.
Cựu tư lệnh thoát khỏi một cuộc mưu sát.
Adel đọc bài báo trong phòng làm việc của cha, trên máy tính của ông. Bài báo miêu tả cuộc tấn công là một hành vi “tàn bạo” còn kẻ tấn công trước đây từng là dân tị nạn “bị tình nghi có liên hệ với Taliban”. Giữa bài báo có trích lời của cha Adel rằng ông lo ngại cho sự an toàn của gia đình mình. Nhất là đứa con trai bé bỏng vô tội của tôi. Bài báo không nhắc đến tên kẻ tấn công cũng như bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chuyện gì đã xảy ra với hắn.
Adel tắt máy tính. Cậu không được dùng nó, thế mà cậu đã xâm phạm, đi vào phòng làm việc của cha. Cách đây một tháng, cậu còn không dám làm vậy. Cậu lê bước trở lại phòng mình, nằm xuống giường, ném quả bóng tennis cũ bật vào tường. Thịch! Thịch! Thịch! Chẳng mấy chốc mẹ cậu đã thò đầu qua cửa hỏi, rồi bảo cậu ngừng lại, nhưng cậu không thôi. Bà nấn ná ngoài cửa một lúc rồi bỏ đi.
Thịch! Thịch! Thịch!
Ngoài mặt, mọi chuyện chẳng có gì thay đổi. Bản ghi chép các hoạt động hằng ngày của Adel cho thấy cậu lại quay trở về nhịp sống bình thường. Cậu vẫn dậy vào giờ ấy, tắm rửa, ăn sáng cùng cha mẹ, học bài với gia sư. Sau đó, cậu ăn trưa rồi nằm dài cả buổi chiều, xem phim với Kabir hoặc chơi game.
Nhưng không có gì còn như cũ nữa. Gholam có lẽ đã hé mở một cánh cửa cho cậu, nhưng chính Baba jan đã đẩy cậu qua cánh cửa đó. Những gì trước đây vẫn nằm im lìm trong tâm trí Adel bắt đầu động cựa. Adel cảm thấy như thể, qua một đêm, cậu đã hấp thu được một khả năng bổ trợ hoàn toàn mới, khả năng cho phép cậu lĩnh hội những gì trước đây cậu chưa từng nhận ra, những gì đã sờ sờ trước mắt cậu suốt ngần ấy năm qua. Cậu thấy, chẳng hạn như, mẹ cậu giấu những bí mật trong lòng như thế nào. Khi cậu nhìn mẹ, những bí mật ấy gần như gợn lăn tăn trên khắp mặt bà. Cậu thấy bà đã phải gồng mình ra sao để giấu cậu tất cả những điều bà biết, tất cả những điều mà bà khóa kín, đóng chặt, canh gác cẩn mật, như hai người bọn họ trong ngôi nhà lớn này. Lần đầu tiên cậu thấy ngôi nhà của cha như một thứ quái vật, một sự sỉ nhục, một tượng đài bất công, mà kẻ khác chẳng hề nhận thấy. Cậu thấy trong vẻ vồn vã làm vừa lòng cha cậu là nỗi e dè, sợ hãi, rằng đó là thứ cảm xúc thực ẩn dưới sự tôn kính, trọng vọng mà người ta trưng ra. Cậu nghĩ Gholam sẽ lấy làm tự hào vì sự thấu hiểu này. Lần đầu tiên, Adel thực sự nhận thấy những chuyển dịch lớn hơn vẫn luôn xoay vần cuộc đời cậu.
Và những sự thật đối lập dữ dội ẩn trong một con người. Không chỉ trong cha cậu, hay mẹ cậu, hay Kabir.
Mà trong cả chính bản thân cậu nữa.
Phát hiện mới nhất này, theo một cách nào đó, là sự ngạc nhiên lớn nhất với Adel. Những hé lộ về những gì mà giờ cậu đã biết là cha từng làm - đầu tiên là nhân danh chiến binh Hồi giáo, rồi đến cái mà ông gọi là phần thưởng xứng đáng cho sự hy sinh - khiến Adel quay cuồng, ít nhất là trong một lúc. Nhiều ngày sau buổi tối những hòn đá ném vỡ vụn cửa kính, bụng Adel cứ quặn lên mỗi lần cha bước vào phòng. Thấy cha hét oang oang vào điện thoại, hay thậm chí nghe tiếng ông ngâm nga trong phòng tắm, là cậu cảm thấy sống lưng bủn rủn, cổ họng khô rát. Khi cha thơm chúc ngủ ngon, bản năng của Adel là co mình lại. Cậu gặp ác mộng. Cậu mơ thấy mình đứng bên rìa vườn quả, xem một trận đánh đập giữa đám cây, ánh sáng lóe lên của cây gậy kim loại vung lên vụt xuống, tiếng kim loại đập vào xương thịt. Cậu bừng tỉnh khỏi những cơn mơ đó với tiếng hét nghẹn lại trong lồng ngực. Những cơn nức nở cứ trào lên trong cậu vào những khoảnh khắc bất kỳ.
Còn nữa.
Còn nữa.
Còn một thứ gì đó khác đang xảy ra đồng thời. Sự nhận thức mới mẻ chưa mờ phai khỏi tâm trí cậu, mà dần dần cũng tìm thấy bạn đồng hành. Một nhận thức khác, một luồng ý thức đối lập giờ đây chiếm lĩnh cậu, một thứ không thay thế cái đầu tiên mà chiếm một chỗ bên cạnh đó. Adel cảm thấy bừng tỉnh với nhận thức khác này, với phần bản thân hỗn loạn hơn trong cậu. Cái phần theo thời gian cứ lớn dần lên, gần như không thể nhận ra, chấp nhận đặc tính mới mà hiện tại cứ gây ngứa râm ran như một chiếc áo len ướt. Adel thấy, cuối cùng thì, cậu có thể chấp nhận mọi chuyện như mẹ cậu. Ban đầu cậu từng giận bà; nhưng giờ đã bao dung hơn nhiều. Có lẽ bà đã cắn răng chấp nhận vì sợ hãi. Hoặc giả đó là sự đánh đổi cho cuộc sống vương giả mà bà đang có. Nhưng chủ yếu, Adel ngờ rằng, bà phải chấp nhận vì một lý do tương tự cậu: bởi vì bà buộc phải làm vậy. Còn lựa chọn nào nữa đây? Adel chỉ có thể trốn chạy khỏi cuộc sống của mình như Gholam là cùng. Người ta học cách sống chung với những điều không tưởng nhất. Như cậu vậy. Đây là cuộc sống của cậu. Đây là mẹ cậu. Đây là cha cậu. Và đây là cậu, dẫu không phải lúc nào cậu cũng nhận ra.
Adel biết mình không thể yêu thương cha như trước được nữa, khi cậu còn hạnh phúc cuộn tròn lại mà ngủ trong vòng tay vững chắc của ông. Giờ đây việc đó là không thể. Nhưng cậu sẽ học cách yêu thương ông lần nữa, dầu cho đó là một việc khác lạ, phức tạp và rối rắm hơn. Adel gần như có thể cảm thấy mình nhảy cóc qua tuổi niên thiếu. Chẳng bao lâu nữa, cậu sẽ đáp xuống vùng đất trưởng thành. Và khi đó, sẽ chẳng còn đường quay về vì tuổi trưởng thành cũng giống như những gì cha từng nói về việc trở thành một anh hùng chiến tranh: một khi ta trở thành ai đó, con người cũ của ta cũng chết đi.
Đêm đến khi nằm trên giường, Adel nghĩ đến một ngày - có lẽ là hôm sau hoặc hôm sau nữa, hoặc có lẽ là một ngày tuần sau - cậu sẽ rời nhà và bước đến cánh đồng bên cối xay gió nơi Gholam kể là nhà nó từng ở tạm. Cậu nghĩ mình sẽ thấy cánh đồng không một bóng người. Cậu sẽ đứng bên vệ đường, tưởng tượng ra cảnh Gholam cùng mẹ nó, các em trai nó, và cả bà nó nữa, cả nhà kéo lê thành một hàng, vác theo những món đồ đạc được nối với nhau bằng dây thừng, cuốc bộ dọc theo lề đường bụi bặm của con đường quê, tìm kiếm một chốn dừng chân. Giờ Gholam là trụ cột gia đình. Nó sẽ phải làm việc. Nó sẽ dành tuổi trẻ của mình để nạo vét kênh, đào mương, đóng gạch và thu hoạch những vụ mùa. Gholam sẽ dần biến thành một trong những người đàn ông lưng còng, mặt nhăn nheo mà Adel vẫn thấy sau những máy cày.
Adel nghĩ mình sẽ đứng trên cánh đồng một lúc, ngắm những ngọn đồi và dãy núi phủ bóng xuống Shadbagh. Và rồi có lẽ cậu sẽ thò tay vào túi lấy ra một thứ mà có lần cậu tìm thấy khi đi qua vườn quả, phần bên trái của một chiếc kính, gãy ra ngay cầu mũi, mắt kính nứt như tơ nhện, gọng kính đọng lại vết máu khô. Cậu sẽ quăng chiếc kính vỡ xuống mương. Adel ngờ rằng khi quay lưng về nhà, phần lớn cảm xúc trong cậu là sự nhẹ nhõm.
Và Rồi Núi Vọng Và Rồi Núi Vọng - Khaled Hosseini Và Rồi Núi Vọng