"It's very important that we re-learn the art of resting and relaxing. Not only does it help prevent the onset of many illnesses that develop through chronic tension and worrying; it allows us to clear our minds, focus, and find creative solutions to problems.",

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Lê Văn Siêu
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Quoc Tuan Tran
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1109 / 17
Cập nhật: 2016-06-17 12:51:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6: Cuộc Sống Thanh Thản
hông có gì là vội vàng đối với người dân đã quen với nếp sống giản dị ấy.
SỰ ĂN: Ăn đi trước, lội nước đi sau, đến ăn là cái việc thật cần và đã có lời dậy khôn như thế, vì đến trễ thì có thể người ta sẽ ăn hết, nhưng hãy lưu ý mà xem nhà quê có đám tiệc mời khách, thì không phải như lối ở thành thị, người ta mời và hẹn ngày hẹn giờ trên giấy trắng mực đen, rồi thôi, ai đến trễ hay không đến thì hết cỗ.
Ở nhà quê mời nhau ăn là mời nội trong ngày ấy, bất cứ giờ giấc nào đến cũng có cỗ. Chính cỗ cũng được sửa soạn thể theo cái điều kiện thì giờ ấy, để hễ có đủ bốn người (nếu cỗ đóng bốn) thì bầy luôn ra phản và mời ngồi ăn luôn. Khách khác đến sau lại ngồi vào mâm khác. Trừ khi cỗ mời làng thì cần đông đủ quan viên và có sự sắp đặt chỗ ngồi đúng ngôi thứ các cụ. Còn nếu là cỗ thường thì nhà chủ sẽ liệu thu xếp cho cỡ tuổi nào ngồi với cỡ tuổi ấy. Nếu thiếu người và không muốn để khách chờ lâu thì phải chạy sang hàng xóm tái thỉnh người qua. Ông hàng xóm này thường thủng thẳng làm rốn một vài công việc nhà chớ có cần qua ngay đâu. Thành ra nhiều khi tái tái thỉnh mãi không chờ được, thì lại phải xin lỗi khách để cho một vài người nhà ra ngồi thù tiếp khách vậy. Nhiều khi những người nhà này đã phải thù tiếp liên miên như thế đến bốn năm mâm.
Đặc biệt là đại khái cái ông khách tái tái thỉnh mãi kia vừa quần áo chỉnh tề ra tới ngõ lại gặp ba bốn người khách từ tỉnh hay từ làng bên qua chơi, thì ông ấy lại quay về để trà nước tiếp các bạn đã. Trẻ con sang mời, ông ghé tai nói nhỏ, cho nó về thưa lại thì nhà chủ lập tức khăn áo chỉnh tề chạy sang và có lời mời luôn cả mấy người khách ấy nữa, lấy sự nhận lời của họ là một điều hân hạnh lớn. Cỗ không vì thế mà thiếu. Bởi nhà lúc nào cũng sẵn gà vịt, rau, xôi, rượu. Thấy cỗ có vẻ thiếu là người ta lo làm thêm liền ngay. Nếu cần làm thịt thêm con heo, người ta cũng thịt.
Cái lối ăn uống thanh thản như thế theo lối nông dân, không phải là ở tỉnh và ngay bây giờ đã không còn. Ta để ý thấy nhiều đám cưới mời ăn bẩy giờ chiều mà có khi tám giờ rưỡi, chín giờ mới đủ khách đến để bắt đầu cầm đũa.
Bảo rằng như thế là kém văn minh, người đi trễ làm bực mình người đi đúng giờ phải chờ đợi, thì người ta nghĩ rằng vẫn có thể cãi lại được là tại tổ chức làm cỗ của gia chủ không thể theo nếp sống của người ta, định ép sự ăn uống và thú thưởng thức món ăn theo cái kim đồng hồ, và bắt thiểu sổ phải mất cả sự thanh thản cho đa số. Trong khi ấy, thì có ai cấm rằng hãy lo tổ chức cho người đến trước cứ việc ngồi vào bàn trước và để riêng một số bàn cho người đến sau? (một thí dụ cụ thể này chứng tỏ trong buổi giao thời người ta cố chấp danh từ và hình thức văn minh tân tiến, nên đã khôrg ý thức cách tổ chửc linh động, và đã chỉ làm khổ nhau một cách vô ích mà thôi).
Mục đích cuộc mời ăn theo lối Tây ở thời này là thết đãi một bữa ăn ngon, cho người đến ngồi ăn ào ào và nói chuyện với vài ba người ngồi gần, lắm khi không quen và nhạt phếch.
Mục đích cuộc mời ăn theo lối ta ở thời trước là cũng thết đãi một bữa ăn ngon nhưng có thêm một không khí không có gì vội vàng, người ta vừa nhàn nhã nói chuyện với nhau. Nếu thích thú và truyện cà kê thêm truyện nữa thì mấy người một cỗ ấy, cứ việc kéo dài, nhà chủ cứ việc tiếp thêm món ăn, ta tưởng tượng cũng thấy rõ đàng nào vui và đàng nào thì khách thấy thú vị và thân mật.
Ngay cả những món ăn đưa ra theo thực đơn như bây giờ dù có được nghiên cứu để đổi vị cho thực khách được hưởng nhiều món khác nhau, mỗi món ngon một cách nó cũng vẫn có vẻ ào ào vội vã. Mà điều kiện để thưởng thức hương v ị của một món ăn là phải chậm rãi thong thả như khi nhấp chén trà vậy. Có thế mới kịp cho khẩu cái nhận định về vị ngon của món ăn. Có thế mới kịp thấy giá trị của những gia vị.
Gia vị của người Việt Nam ngoài tiêu, ớt, chanh, tỏi, khế, gừng, giềng, hành v.v... như mọi món ăn của mọi giống dân khác, còn có thực là nhiều những lá rau, mỗi thứ lá ăn in ít với một món ăn riêng, hễ dùng lạc điệu đi thì dù món ăn làm thật khéo cũng giảm hẳn giá trị xuống. Đó là đặc điểm về phong thái ăn uống của dân tộc. Người Tầu, người Ấn, ngườiTây phương đều có những món ăn ngon đặc biêt thật, nhưng không hề có những gia vị nhiều và phức tạp cho đến như của người Việt Nam. Nhớ đâu kể đó một cách sơ qua ta thấy:
1. Rau muống xào phải ăn kèm với vài ngọn rau kinh giới sống.
2. Cá xào phải có rau mùi.
3. Phở phải có rau thơm.
4. Giả cầy phải có rau ngò.
5. Thịt gà phải có lá chanh.
6. Tiết canh phải có húng quế
7. Canh cua khoai sọ phải có rau rút.
8. Rươi xào phải có niềng niễng.
9. Mắm ngấu phải có vỏ quít, cần
10. Thịt chó phải có lá mơ, giềng.
11. Thịt nướng phải có lá lốt, sương sông.
12. Cá dấm phải có rau riếp ngô.
13. Cháo lươn, cháo trai, hột vịt lộn phải có rau răm
14. Lòng chó phải có đọt ổi
15. Thịt lợn luộc phải có dưa giá
16. Ốc phải có lá gừng
17. Cá dấm phải có thì là
18. Bún thang phải có cà cuống
19. Cà chua chưng tương phải có hoa chuối
20. Nước rau muống luộc phải có quả cà
21. Cà om phải có tía tô
22. Cá rô nướng nấu canh phải có gừng
23. Cá kho phải có giềng, sung
24. Trứng cáy phải nấu với rau ngót
25. Giò sống phải nấu với hoa lý
26. Cua đồng phải nấu với rau mồng tơi
27. Tôm phải nấu với rau cải cúc
28. Chả mực chả trâu phải có rau thì là
29. Rau dền luộc phải có cà chua hấp
30. Cuốn phải có hẹ, nước mắm cà cuống
31. Thịt vịt phải có khế tỏi
32. Thịt cò phải xáo măng
33. Sường nấu bung phải có dọc mùng
Thật quả kỳ lạ là hễ ăn khác lá rau gia vị thì món ăn không còn ngon nữa. Cho hay, trong cái điều kiện xã hội nghèo, khỏng thể có những sơn hào hải vị quý và đắt tỉền người ta đã thích ứng kịp hoàn cảnh để không những chỉ bằng lòng với điều kiện nghèo và thiếu ấy, mà còn cầu kỳ để tìm tòi ra những gia vị cho các món ăn ngon hơn lên.
Món cao lương phong lưu nhưng lợm
Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon
Cái ngon nói ở đây không phải là cái ngon gượng gạo, mà là cái ngon thực. Nếu ăn uống ào ào như lối Tầu lối Tây thì sẽ chẳng nhận thấy giá trị gì hết. Còn nhắm nhót thủng thẳng như người Việt Nam vừa thưởng thức vừa mỉm cười suy nghĩ, thì sẽ thấy hương vị của các món ăn đã hết sức ngon và thanh quý.
Đời sống thanh thản đã tìm thấy lý do tồn tại ngay trong cách ăn và món ăn vậy.
Thi sĩ Tản Đà là người rất sành điệu về ăn uống đã nói “Món ăn không ngon thì không ngon, chỗ ngồi ăn không ngon thì không ngon, người cùng ăn không ngon thì không ngon”. Ông đã nói ra một chân lý về ẩm thực mà đáng lẽ ông còn nên nói thêm: cách ăn không ngon thì không ngon, thì mới thực đầy đủ.
Cách ăn từ tốn, không một vả gì vất vả vội vàng đã hợp với cuộc sống thanh thản của con người tự đặt mình ngoài vòng ganh đua vì danh vì lợi. Riêng cái đầu óc thanh thản không một chút lo phiền, đã đủ cho người ta ăn gì cũng thấy ngon rồi. Huống lại thêm sự nghiên cứu truyền thụ cho nhau từ bao nhiêu đời, những cách sửa soạn nấu nướng những bữa ăn bằng những thứ ở ngay trong vườn nhà và cũng rất dễ kiếm dễ mua.
Đến cách mời mọc nhau, thù tiếp nhau, gặp những miếng ngon để mời nhau, nhường đũa cho nhau, nghĩa là nhường nhau gắp miếng ngon, quả thực cũng phải hết sức thanh thản trong tâm hồn không bận rộn một việc khác, thì mới có nổi được.
SỰ ĐI ĐỨNG: Sự đi đứng không hấp tấp vội vàng. Bất cứ ở đâu và lúc nào người ta cũng như nhà thi sĩ đương tìm vần thơ, lại càng chứng tỏ cuộc sống thật là thanh thản. Sự việc ấy có lẽ chính tại đôi giầy đôi dép, đôi guốc nó lẹp kẹp, và lúc nào cũng chỉ chực rời chân ra nếu người bước vội; không giống như đôi giầy tây có dây buộc chặt vào chân, cho người tha hồ bước mạnh bạo mà không việc gì cả.
Giầy, dép, guốc đã đành không phải lúc nào người ta cũng đi. Còn có lúc đi chân không để làm việc đồng áng nữa. Nhưng hễ không làm việc người ta đi vào những thứ ấy để dạo chơi, đến thăm nhau, hoặc đi lễ thì như rằng là muốn đi mạnh bạo một cách hấp tấp vội vàng cũng không thể được. Thành ra thói quen nó truyền mãi cho đến thế hệ những người đi giầy tây bây giờ cũng lại vẫn cứ thủng thà thủng thẳng thế thôi. Nhiều người Việt đi ra ngoại quốc, mình đứng sau cứ trông dáng đi là đoán ra được người đồng hương ngay. Tha hồ cho họ thích ứng hoàn cảnh và tha hồ cho họ bị bắt ép phải bước mạnh bạo vội vàng, qua khỏi ngã tư sang đến lề đường là lại thấy những bước chân nhẩn nha của họ. Những bước chân mà người tây phương phải nghĩ rằng đó là của người mới ở bịnh viện ra, hay người đương cấu tứ để làm thơ. Thì ta thấy rõ nguyên ủy chẳng phải những vật dụng đi vào chân mà là ở ngay trong tâm hồn thanh thản và lúc nào cũng chỉ tìm cái thanh thản.
Tâm hồn ấy biểu hiện ra thành phong thái chung của con người nhàn nhã, tự nhiên không thấy cần phải dồn cả cuộc sống của mình theo tiếng tích tắc của máy đồng hồ, và tự nhiên chẳng bao giờ chịu đánh giá bằng tiền bạc những giờ phút qua đi.
Với phong thái nhàn nhã ấy thì chẳng có việc gì là gấp rút cả, cứ từ từ rồi cũng đến nơi.
Ngựa long cong ngựa cũng đến bến.
Voi nghễu nghệu voi cũng đến bờ.
Cho đến việc quan là việc cần kíp, mà người ta cũng coi là:
Quan cần nhưng dân không vội.
Quan có vội quan lội quan sang.
Mà cho đến việc đánh giặc là việc cần hết sức thần tốc nữa, ngườỉ ta có danh từ và chủ trương đánh giặc nhàn là chủ trương để cho giặc mệt mỏi chán nản thì chỉ đánh một trận là giặc chạy.
Y PHỤC: Trông con người Việt Nam trong bộ quốc phục cũ thì quả có thấy tiết ra một phong thái nhàn nhã thật.
Đàn ông và đàn bà trong cảnh không giầu có đã chỉ độc một bộ, một kiểu, họ dùng đi chơi, đi làm, đi chợ, đi lễ, cả đi dự tiệc, cả vào cửa quan, cả đi đưa ma, cả đi dự đám cưới. Đó là thứ áo dùng cho tất cả mọi trường hợp phải tiếp xúc với xã hội, không sang nhưng cũng không hèn và đối vớỉ người trên hay người dưới, lúc nào người mặc cũng tỏ ra là rất chỉnh. Mức độ giản dị của y phục đến đấy là cùng. Số tốn kém cho một thứ y phục giản dị ấy quả không làm ai phải lo lắng quá đáng mới có nổi để khiến có hại gì chăng cho cuộc sống thanh thản của người ta. Áo còn có quyền được đổi vai thay tay đối với đàn bà, để bỏ những phần rách thay bằng phần vải mới mà kéo dài tuổi thọ cho cái áo, “áo rách khéo vá hơn lành vụng may”. Áo đàn ông thì cũng được phép vá chút ít hoặc thay cổ. Nhưng mỗi năm áo thường cũng chỉ dùng mươi lần là nhiều, xong lại giặt giũ phơi phóng cất đi, thì đến lúc hư cũng phải trên mười năm là ít.
Không nói đến bộ áo mới canh cải theo Âu Châu phần nào, riêng nói chung về cái áo cũ, nó đã không lượt thượt quá độ, mà cũng không cứng dơ. Phần tay, ngực, cổ, gọn bao nhiêu thì phần tà áo tha thướt bấy nhiêu.
Ta không xét về phương diện kinh tế, xã hội, mỹ thuật. Mà chỉ đưa ra một nhận xét rằng trong cái vỏ áo như thế, con người bắt buộc không thể không có phong thái ung dung. Áo đã hợp với lối sống của ngườỉ, và là nguyên nhân cho lối sống nhàn nhã ấy và cũng vừa là kết quả vậy.
SỰ XÊ DỊCH: Đến sự xê dịch xưa kia bằng cáng, võng, kiệu, thuyền bè, không còn gì thong thả và thủng thẳng được hơn. Qua đến hồi gần đây, và có khi ngay cả bây giờ nữa, người ta ít khi đòi hỏi gắt gao quá đến tốc độ: Cái xe thồ mộ với con ngựa kéo chốc lại dừng. Cái xe xích lô đạp mà người đạp nhẩn nha không có gì gọi là cố gắng cật sức cả. Cho đến cái xe ô tô buýt vừa chạy trong thành phố vừa lo thắng và tránh người. Và cái xe lửa chạy rì rì chỉ chừng 30 cây số một giờ, đến ga xép nào cũng lại ngừng... mà người đi không hề lộ một vẻ bất bình. Muốn bao giờ đến cũng được. Có thứ người dễ tính đến thế là cùng. Cả đến người đi bộ băng qua đường, các thứ xephải dừng lại để chờ, nhưng người ấy cứ thủng thẳng chẳng lộ một vẻ gì là vội vàng câ. Ngay những phiên chợ tết, ai cũng muốn mua bán mau mau chóng chóng mà về, nhưng để ý xem đoàn người đi giữa hai dãy hàng, thì thấy người ta vẫn chẳng vộỉ vàng chen lấn gì nhau hết.
Thì ra cái phong thái người thanh thản có lẽ đã ăn sâu vào tới mạch máu của người ta.
SỰ LÀM VIỆC: Để ý xem người ta làm việc mới lại càng thấy rõ hơn nhiều nữa. Người làm việc ở phòng giấy đã đành là nhàn nhã. Cả những người làm việc lao động chân tay mà cũng vẫn có vẻ nhàn nhã thảnh thơi như sờ vào công việc, chớ không phải hăm hở bắt tay vào làm việc. Cái điệu làm việc cứ từ từ như thế này, trông tức cười lắm, Không hăm hở, không hùng hục, không nỗ lực cố gắng gì hết. Người nào cũng thích nhờ khéo hay sai người khác làm. Người nào cũng muốn tưởng tượng sai xong một cái là xong. Ai cũng lo đi tìm sự nhàn thân cả. Bất đắc đĩ mới phải đích tay mình đặt vào công việc. Mà đích tay mình như thế thì lại còn rất thích dùng sức thiên nhiên để nó làm giúp cho, còn mình thì nhẩn nha trông coi thôi. Chẳng hạn đắp con đường đất. Thay vì phải đầm, phải nện cho đất dẽ và thành đường để xử dụng ngay, người ta chỉ đắp đất thôi, rồi chờ cho mưa nó làm đất dẽ xuống. Hoặc chẳng hạn như phá một rặng tre, thay vì dùng rựa chém dần thì mệt nhưng làm tới đâu gọn tới đó, người ta chờ nắng rồi cho một mớ lửa vào để lửa nó phá rồi sau mới lo dọn dẹp cho quang.
Cái luật về giảm thiểu nỗ lực trong khi làm việc thì đối với bất cứ giống dân nào cũng vậy thôi. Khác một điều là người ta nhàn thân ở việc nào thì lo để công để thì giờ vào việc khác. Còn người mình thì chỉ để nhởn nhơ không làm việc gì khác cả.
Việc không thích mệt xác và mất óc như thế là hay hay dở? Ta nhường người khác bàn luận. Ở đây ta chỉ đưa ra điều nhận xét sự việc nó như thế mà thôi. Để chứng minh người Việt Nam muốn sống thanh nhàn.
NHỮNG THÚ CHƠI: Mặt khác những thú chơi cũng biểu lộ sự thích sống như thế, thì đặc biệt là có cái thú chơi cây cảnh bể cạn và hòn non bộ.
Người chơi tẩn mẩn từng ly từng chút, săn sóc đến cái lá cái cành con con, rồi uốn nắn, xếp đặt cho cây và núi thành các thế gì cho vui mắt. Cả ngày và hết ngày ấy sang ngày khác chỉ thấy họ thong dong như thế thôi, cho đến ai cũng phải sốt ruột lên.
Thú chơi khác là chơi chim, chim bồ câu để dự thi, chim họa mi để chọi, chim gáy, chim sáo, yểng, hoàng yến…v.v… người ta săn sóc cho ăn uống, rồi đêm hôm thì che đậy, cho đến con cái, việc nhà việc cửa, có thể không dòm ngó đến một chút gì cả, chỉ lo có chim mà thôi.
Chơi thả diều cũng là một thú chơi làm người ta say mê. Toàn là những cách chơi gần gũi với thiên nhiên bắt buộc phải thích nhàn nhã và phải có điều kiện sống nhàn nhã mới có thể chơi được.
Thú chơi khác có vẻ nhiều sức bố cục của người là chơi cờ, thì điều kiện yên tịnh giữa thiên nhiên và tâm hồn hoàn toàn thanh thản cũng là một điều kiện căn bản.
Tóm lại, ăn, ở, mặc, đi đứng, xê dịch, làm việc, chơi bời ta đều thấy người Việt Nam chỉ vụ một cuộc sống thanh nhàn mà không muốn có gì làm rộn ràng cuộc sống ấy.
Điều đáng ghi nhớ là thanh nhàn trong cảnh vừa đủ, biết đủ, và cứ đẩy bớt những đòi hỏi thêm về vật chất cho đỡ phải lo. Chớ không phải là thanh nhàn trong cảnh phú, cái gì cũng đã dư dật phủ phê rồi.
Truyền Thống Dân Tộc Truyền Thống Dân Tộc - Lê Văn Siêu Truyền Thống Dân Tộc