Sometimes the dreams that come true are the dreams you never even knew you had.

Alice Sebold

 
 
 
 
 
Tác giả: James Rollins
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Black Order
Dịch giả: Đỗ Trọng Tân
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 498 / 28
Cập nhật: 2019-12-06 08:58:33 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6 - Vịt Con Xấu Xí
giờ 22 phút đêm
Himalayas
Đã quá nửa đêm, Lisa ngâm mình trong nhà tắm hơi của thứ nước khoáng thiên nhiên ấm nóng. Cô có thể nhắm mắt tưởng tượng mình đang trong một nhà tắm hơi đắt tiền nào đó ở châu Âu. Bố trí của căn phòng chắc chắn cũng đủ sang trọng: khăn tắm vải bông Ai Cập, một cái giường bốn cọc chất đầy chăn trên nền trải thảm lông ngỗng dày một gang. Trên các bức tường treo tranh thảm cổ đại, và dưới sàn, những lọ bình Thổ Nhĩ Kỳ đặt đứng ngay ngắn.
Painter ở phòng ngoài, đang cời lửa trên chiếc lò sưởi bé tẹo.
Họ cùng nhau ở trong cái xà lim dễ chịu này.
Painter đã nói với Anna Sporrenberg rằng họ sẽ cùng nhau về Hoa Kỳ. Một sự giả dối có chủ định để giữ họ khỏi phải xa nhau.
Lisa không tranh luận phản đối chuyện này.
Cô không muốn ở đây một mình.
Mặc dù nhiệt độ của nước chỉ thấp hơn nước lọc vài độ, Lisa run lẩy bẩy. Là bác sĩ, cô nhận ra những dấu hiệu riêng của cơn choáng vì chất kích thích tố adrenaline đã giữ cô suốt từ nãy đến giờ đã cạn. Cô còn nhớ mình đã tru tréo với mụ người Đức như thế nào, gần như là đánh nhau với mụ ấy. Chẳng hiểu mình đã nghĩ gì nữa? Cô không thể để cả hai người bị bắn.
Suốt lúc đó thì Painter đã bình tĩnh lại. Thậm chí bây giờ, cô gắng lấy lại sức nghe Painter lăn một khúc gỗ nữa vào lò sưởi, đơn giản chỉ là những cử chỉ chăm sóc và an ủi. Anh ấy chắc hẳn mệt rũ rồi. Anh đã ngâm mình trong bồn tắm to đùng ấy, không hẳn vì cho sạch sẽ mà là một phương cách chống lạnh. Lisa trước đó đã để ý thấy những mảng trắng trên vành tai anh ấy và giục anh ấy tắm trước.
Vì mặc áo ấm hơn, cô cảm thấy dễ chịu hơn anh nhiều.
Vẫn dầm cả thân mình trong bồn tắm, ngập hết cả đầu, để mái tóc bông ra như gối. Nước ấm truyền thấu qua cơ thể cô, sưởi ấm đến từng tế bào. Các giác quan giãn ra. Tất cả những gì cô làm hít một hơi thật sâu, và lặn ngập toàn thân xuống nước. Chỉ một thoáng hơi hoảng, rồi sẽ qua. Tất cả nỗi sợ hãi, tình trạng căng thẳng. Cô sẽ kiểm soát được số phận của mình, lấy lại thứ mà những kẻ kia đã bắt cô làm con tin.
Chỉ cần một lần hít hơi thật sâu…
— Cô chắc sắp tắm xong rồi chứ? - Lòi nói bị nghẹt qua làn nước nghe xa xăm vẳng đến tai cô. - Họ vừa bưng đến cho ta bữa ăn tối nhẹ đấy.
Lisa chuyển mình, nổi mình lên khỏi làn hơi nước, nước tắm chảy xuôi xuống từ tóc và khuôn mặt.
— Tôi… tôi, một phút nữa ra ngay.
— Cứ thoải mái đi. - Painter gọi to từ phòng chính.
Cô nghe thấy anh lăn thêm một khúc gỗ nữa vào lò sưởi.
Làm sao mà anh ta vẫn có thể nhúc nhích được nhỉ? Nằm bẹp giường ba ngày, đánh nhau trong hầm rễ cây, lần mò trong lạnh buốt đến đây… vậy mà anh ta vẫn cứ hùng hục như thế. Điều này cho cô hy vọng. Có thể đó chỉ là những cố gắng tuyệt vọng cuối cùng, nhưng cô cảm được rất rõ sức mạnh trong anh ngoài sức mạnh thể chất.
Cô nghĩ về anh, rốt cuộc cô cũng đõ run.
Cô leo ra khỏi bồn tắm, những giọt nước bám trên da, chiếc khăn tắm chà lăn những giọt nước xuống. Một chiếc áo choàng dày treo trên móc. Cô cứ để áo treo trên đó thêm một lúc. Một cái gương chạy dài suốt chiều dọc nhà tắm cạnh một cái bồn rửa mặt kiểu cổ. Mặt gương mờ nước, nhưng cả thân hình trần của cô vẫn có thể trông rất rõ. Cô xoay chéo bắp đùi, không phải để tự ngắm mình mà để xem lại những mảng thâm tím. Cái đau sâu nhói ở bắp chân nhắc cô nhớ đến chuyện gì đó rất cốt yếu.
Cô vẫn còn sống.
Cô liếc nhìn vào bồn tắm.
Cô sẽ không cho họ yên. Cô sẽ xem cho ra nhẽ chuyện này.
Cô leo vào chiếc áo choàng rộng thùng thình. Sau khi xiết đai áo chặt ngang eo lưng, cô nhấc chiếc then sắt nặng trịch của phòng tắm và mở cửa. Phòng cạnh buồng tắm ấm hơn. Một làn hơi nước lơ lửng làm cho căn phòng trông có sinh khí, nhưng thứ lửa mới khời trong hốc sưởi làm cho căn phòng có vẻ ấm áp mời chào. Những lưỡi lửa nhảy múa, nổ lách tách reo vui, làm cả căn phòng bập bùng bừng sáng. Một chùm nến cạnh giường làm tăng thêm không khí gia đình, thứ ánh sáng duy nhất ngoài ánh lửa lò sưởi.
Không có điện trong phòng.
Khi còn đang bị cầm tù ở đây, Anna Sporrenberg đã giải thích rất tự hào về cách thức mà điện năng ở đây đã được lấy từ địa nhiệt như thế nào, dựa trên một thiết kế cách đây trăm năm của Rudolf Diesel, một kỹ sư người Đức sinh ra tại Pháp mà sau này đã tiếp tục sáng chế ra động cơ điêzen. Cho dù thế đi nữa thì điện năng ở đây không phải để lãng phí, chỉ để dùng giới hạn cho một số khu vực của tòa lâu đài.
Không phải ở đây.
Painter quay lại nhìn cô khi cô bước vào. Cô nhận thấy tóc anh lúc khô trông bù xù làm sao, mang lại cho anh cái dang con trai, tinh nghịch. Chân đất và mặc bộ áo choàng, anh rót nước ủ nghi ngút hơi nước vào hai cái cốc bằng đá.
— Chè ướp hoa nhài, - anh nói, tay vẫy cô đến một chiếc ghế bành nhỏ trước lò sưởi.
Một cái đĩa nhỏ nằm trên chiếc bàn thấp: pho - mát cứng, một cái bánh mì đen, vài lát thịt bò nướng, và một bát dâu tầy đen cùng một hộp nhỏ đựng kem ngọt.
— Bữa cuối cùng của chúng ta à? - Lisa hỏi, cố ra giọng vô tâm, nhưng không thể hiện được. Việc đầu tiên trong buổi sáng là họ sẽ bị thẩm vấn.
Painter vỗ nhẹ vào chiếc ghế ngay gần mình và ngồi xuống.
Cô ngồi cùng anh.
Lúc anh cắt bánh mì từng lát, cô nhón một lát pho - mát chua. Cô ngửi ngửi và đặt xuống. Vô vị không thấy ngon miệng.
— Cô nên ăn đi - Painter nói.
— Tại sao vậy? Để tôi khỏe hơn khi chúng tống thuốc vào người chúng ta sao?
Painter vo một mẫu thịt bò, bỏ vào mồm. Anh vừa nhai vừa nói:
— Chẳng có gì chắc chắn cả. Nếu tôi đã từng học hỏi được chẳng cái thá gì trong đời, thì ít ra tôi đã học được điều này.
Không bị thuyết phục, cô lắc đầu.
— Vậy ý anh muốn nói gì? Hy vọng những gì tốt đẹp nhất chăng?
— Riêng tôi, tôi thích có một kế hoạch hơn.
Cô nhìn vào mắt anh
— Tức là anh có một kế hoạch rồi sao?
— Đơn giản thôi. Không phải là súng - khạc lửa, lựu đạn - nổ tung.
— Vậy là cái gì?
Anh nuốt ực miếng thịt bò nướng và quay sang cô
— Thứ tôi tìm ra nhất định sẽ được việc, tốn khá nhiều thời gian đấy.
Cô đợi một câu trả lòi. - Sao nữa nào?
— Chân thành nhé.
Cô nhón chân lùi lại, vai thõng xuống
— Tuyệt.
Painter nhón thêm một lát bánh mì, phết thêm mù tạt, bổ sung thêm một lát thịt bò, và đặt một miếng pho - mát xanh lên trên cùng. Anh chìa ra đưa cho cô. - Ăn đi này.
Thở dài, cô cầm lấy tác phẩm sáng tạo của anh, cũng là để làm vừa lòng anh.
Painter làm thêm miếng thứ hai cho mình.
— Ví dụ nhé, tôi là giám đốc một vụ của DARPA, gọi là vụ Sigma. Chúng tôi chuyên điều tra nghiên cứu những hiểm họa cho Hoa Kỳ, thuê một đội lính đặc biệt cực kỳ tinh nhuệ. Cánh tay hùng mạnh cho DARPA ngoài hiện trường.
Lisa cắn cắn vào gờ miếng bánh kẹp giòn trong tay, vô ngay được vị cay nồng của mù tạt tươi.
— Ta có thể mong những người lính này cứu ta chăng?
— Nghi lắm. Không được trong khoảng thời gian chúng ta có. Phải mất nhiều ngày họ mới có thể phát hiện ra xác chúng ta trong đống đổ nát của tu viện này.
— Vậy thì tôi chẳng thấy…
Painter giơ một cánh tay lên, nhồi một miếng bánh kẹp vào đầy mồm và nhồm nhoàm nói:
— Đây là chuyện chân thành. Đặt vấn đề ra đó, công khai, cởi mỏ. Xem chuyện gì xảy ra. Có chuyện gì đã lôi cuốn đội Sigma chú ý đến chốn này. Báo cáo về căn bệnh kỳ lạ. Sau khi hoạt động rất bí mật trong rất nhiều năm, tại sao tất cả những việc này lại chuội đi trong những tháng đã qua. Tôi không phải là người đặt quá nhiều chuyện tình cờ trùng lặp. Tôi có nghe lỏm Anna nói với kẻ ám sát. Cô ấy có hàm ý nhắc tới vấn đề ở đây. Có chuyện làm cho họ rối trí. Tôi nghĩ rằng hai mục đích của chúng ta có thể không phải những mục đích đối chọi như vậy. Có thể vẫn còn chỗ cho chúng ta hợp tác.
— Và họ để chúng ta sống? - Cô hỏi, nửa tin nửa ngờ, nhưng có phần hy vọng. Cô cắn miếng bánh kẹp để giấu dốt.
— Tôi không biết. - Anh nói, vẫn chân thành. - Chừng nào chúng ta chứng minh là hữu dụng. Song, nếu chúng ta có thêm được vài ngày nữa…cơ hội được cứu thoát sẽ mở rộng hơn, hoặc tình hình có thể chuyển biến.
Lisa nhai miếng bánh, trầm tư. Trước khi cô biết là mình đang ăn thì chẳng còn gì trên các ngón tay nữa. Cô vẫn còn thấy đói. Họ chia nhau bát dâu tây, đổ kem vào bát quả.
Cô nhìn Painter với vẻ tươi tắn. Anh hơn là một sức mạnh ngoan cường. Đằng sau đôi mắt xanh là một ánh rực rỡ và đầy vẻ biết điều. Như thể cảm nhận được vẻ soi mói của cô, anh liếc nhìn cô. Cô nhanh mắt quay lại nhìn vào đĩa thức ăn.
Im lặng, họ kết thúc bữa ăn, nhấm nháp chén chè. Trong bụng thì đầy thực phẩm, mệt mỏi đè nặng lên cả hai, làm cho việc nói chuyện cũng trở thành gánh nặng.. Cô cũng thích thưởng thức giây phút im lặng ngồi bên anh. Cô nghe thấy anh đang thở. Cô cũng có thể ngửi thấy mùi da vừa tắm rửa sạch sẽ của anh.
Khi cô uống hết chén chè mật ong của mình, cô để ý thấy Painter xoa xoa tay vào thái dương bên phải của anh, nheo nheo một mắt. Anh ta đang nhức đầu. Cô không muốn đóng vai bác sĩ, nói chuyện triệu chứng và làm anh lo thêm, song cô nhìn kỹ anh vẻ dò hỏi. Các ngón tay kia của anh trông run run. Cô nhận thấy con ngươi anh hơi giật giật lúc anh nhìn vào đống lửa đang tàn dần.
Painter đã lưu ý đến sự chân thành, nhưng anh có muốn nghe sự thật về thể trạng của anh không nhỉ? Cái đau dường như đang đến liên tiếp nhiều hơn. Một phần ích kỷ của cô đủ để thấy lo sợ - không phải là lo cho sức khỏe của anh,.mà lo cho hy vọng mong manh được sống sót mà anh vừa hun đúc thêm cho cô. Cô cần có anh.
Lisa đứng dậy
— Ta nên ngủ đi một chút. Chẳng mấy chốc là trời sáng.
Painter ậm ừ, nhưng gật đầu. Anh đứng dậy. Cô phải đỡ khuỷu tay anh vì thấy anh hơi run.
— Tôi khỏe mà, - anh nói.
Như thế là rất chân thành.
Cô dìu anh đến bên giường, và kéo chăn.
— Tôi có thể ngủ trên ghế sô - pha. Anh nói, cưỡng lại.
— Đừng dớ dẩn. Vào đi. Giờ không phải lúc kiểu cách. Chúng ta đang ở trong pháo đài của bọn Quốc xã.
— Quốc xã cũ
— Ừ, ở đó sẽ dễ chịu.
Lặng lẽ, anh trèo vào giường với một tiếng thở dài, vẫn khoác áo choàng và mọi thứ. Đi quanh giường, cô cũng leo vào, thổi tắt các cây nến bên giường. Bóng căn phòng dày hơn, nhưng ánh lửa từ lò sưởi đang tàn vẫn giữ cho căn phòng sáng nhẹ, dễ chịu. Lisa không biết là mình có thể xử lý được hay không tình hình tối đen hoàn toàn.
Cô thu mình dưới chăn, kéo chăn che đến tận cằm. Cô giữ một khoảng cách giữa hai người, lưng quay về phía Painter. Anh chắc hẳn cảm nhận được nỗi lo sợ của cô liền xoay người quay mặt về phía cô.
— Nếu chúng ta chết, - Painter lầm bầm. - Chúng ta sẽ chết cùng nhau.
Cô nuốt nước bọt. Đó không phải là những lời cô mong được nghe thấy, nhưng đồng thời cô cũng cảm thấy được an ủi kỳ lạ. Trong giọng nói của anh, có vẻ chân thành, có lời hứa đằng sau những lời nói, rất thành công ở những nơi mà sự khẳng định yếu đuối sẽ thất bại.
Cô tin anh.
Vươn đến gần hơn, tay cô lần tìm tay anh, các ngón tay đan vào nhau, chẳng có gì là dục vọng cả, chỉ là hai con người cần động chạm vào nhau. Cô lôi tay anh quàng quanh thân mình.
Anh siết chặt tay cô, bảo đảm, và siết rất chặt.
Cô lôi anh sát vào mình hơn, và anh xoay người để ôm chặt cô hơn.
Lisa nhắm mắt lại, không phải để mong được ngủ.
Nhưng trong vòng tay anh, cô thực sự đã ngủ rất say.
***
• 10 giờ 39 phút đêm
Copenhagen, Đan Mạch
Gray nhìn đồng hồ đeo tay.
Họ đã nấp trốn hơn hai tiếng đồng hồ. Anh và Fiona đã chui lủi trong cái đường ống kỹ thuật mà người ta gọi là Minen hay Mỏ. Đây là khu vui chơi giải trí kiểu cổ, chỗ những chiếc xe lăn qua ảnh các con thú trông giống chuột trũi trong khu mỏ, tạo ra một mỏ sâu không đáy giả tưởng. vẫn làn điệu của điệp khúc cứ vang lên, thứ âm thanh tra tấn của nước.
Ngay sau khi biến vào đám đông của khu công viên giải trí Tivoli, Gray và Fiona đã ngồi chỗm chệ trên xe chạy, chơi trò đóng giả là bố đi cùng con gái. Nhưng ở vòng quay không có giám sát đầu tiên, họ bị văng khỏi xe rơi lọt vào tổ chim câu dịch vụ đằng sau một cánh cửa trên đó có biển báo cẩn thận điện giật chết người. Chẳng bao giờ đi hết vòng cưỡi xe, Gray chỉ có thể tưởng tượng đến kết cục: mấy mô hình chuột trũi vui vẻ náu mình trên những chiếc giường bệnh viện, đang bị bệnh bụi phổi.
Hoặc là anh hy vọng như vậy.
Cái điệp khúc vui nhộn bằng tiếng Hà Lan cứ láy đi láy lại lần thứ một nghìn rồi. Có lẽ trò chơi này cũng không kém trò cưỡi xe ‘Thế giới này nhỏ lắm” ở Disneyland, song cũng phải xếp thứ hai.
Trong khoang chật chội, Gray mở cuốn Kinh thánh Darwin, kê vào đùi. Anh lần theo các trang bằng chiếc đèn pin gắn ở đầu chiếc bút, dò tìm đầu mối có tầm quan trọng, từng trang một. Đầu óc anh đập thập thình theo nhịp nhạc.
— Anh có súng không? - Fiona hỏi, ngồi co mình trong góc, hai cánh tay ôm người đan chéo nhau. - Nếu có thì bây giờ bắn em đi.
Gray thở dài.
— Chúng ta chỉ có một tiếng đồng hồ nữa thôi.
— Em sẽ không bao giờ làm được.
Kế hoạch là đợi cho đến lúc khu công viên đóng cửa. Khu công viên này chỉ có một lối ra chính, nhưng Gray chắc rằng tất cả các lối ra hiện đang được cảnh giới. Cơ hội duy nhất của họ là cố thoát ra lúc mọi người đổ xô ra về vào lúc nửa đêm. Anh đã cố khẳng định là Monk đến sân bay Copenhagen lúc nửa đêm, nhưng khung sắt khung đồng trong tòa nhà cổ đã làm rối các cuộc nhận gọi trên máy điện thoại di động của anh. Họ cần phải đến tận sân bay.
— Anh có thấy ra điều gì từ Kinh thánh không? - Cô bé hỏi.
Gray lắc đầu. Căn nhà cổ của các bậc tiền bối vẽ ở bìa ngoài trông rất hấp dẫn, cây tiến hóa của gia đình nhà Darwin. Nhưng mặt khác, những trang còn lại mà anh đã mày mò đến giờ, những trang sách mỏng tang, cứng queo chẳng cho thêm đầu mối gì cả. Tất cả những gì anh phát hiện ra chỉ là vài chữ viết nguệch ngoạc. Mấy chữ đó lặp đi lặp lại, ở nhiều chỗ khác nhau và hiện ra hiện vào.
Gray liếc nhìn vào sổ ghi chép. Anh đã đánh dấu những ký hiệu lúc chúng xuất hiện, được viết trong cuốn Kinh thánh - hoặc là do chính bàn tay của Charles Darwin hoặc là của người sở hữu cuốn Kinh sau đó, anh cũng không biết nữa.
Anh đẩy cuốn sổ về phía Fiona.
— Có thứ gì trông quen mắt không?
Fiona thở dài và rướn người về phía trước, bung cánh tay ra. Cô nheo mắt nhìn vào những ký hiệu.
— Vết chân chim chân cò, - cô bé nói. - Chẳng có gì đáng xem cả.
Gray long mắt lên, nhưng kìm lưỡi lại. Tâm trạng của Fiona đã xuống màu u tối mất rồi. Anh khoái cái vẻ thích thú trả thù và vẻ tức giận điên dại của cô hơn. Với sự hiện diện của họ ở đây, dường như cô bé đang thu mình lại. Gray nghi ngờ rằng cô bé đã hướng tất cả buồn bực và năng lượng của cô vào âm mưu lấy được cuốn Kinh thánh, hành động nhỏ để trả thù kẻ sát hại bà mình. Và giờ đây, trong bóng tối, thực tế đã tạo điều kiện sẵn sàng.
Anh có thể làm gì nhỉ?
Cầm cái bút và tờ giấy lên, anh tìm cách lôi kéo chú ý của cô bé vào hiện tại. Anh lại vẽ thêm một biểu tượng nữa, một nét xăm nhỏ trên mu bàn tay của người đàn ông đấu giá.
Anh chuyển dấu hiệu này qua cô bé.
— Thế cái này thì sao?
Bằng một tiếng thở dài, thậm chí còn to hơn, cô bé vươn người về phía trước để nhìn. Cô lắc đầu.
— Một lá cây ba nhánh. Em không biết nữa. Cái gì đáng để ta chờ… - Cô bé vớ lấy cuốn sổ và nhìn sát vào hơn. Hai mắt mở to.
— Em đã trông thấy cái này rồi!
— Ở đâu cơ?
— Trên một tấm bưu thiếp, - Fiona nói.
— Có điều nó không giống cái này.
Cô bé vố lấy cái bút của anh và bắt đầu làm việc.
— Bưu thiếp của ai?
— Một thằng ngu đến cách đây mấy tháng và lục lọi hồ sơ nhà em. Thằng ngu này thôi miên nhà em bằng thẻ tín dụng giả mạo. - Fiona tiếp tục làm việc.
— Em trông thấy nó ở đâu?
— Nó được vẽ trên mu bàn tay của gã đó, cái người đã mua cuốn Kinh thánh.
Fiona như gầm lên.
— Em biết nó rồi! vẫn chính là thằng khốn đó đằng sau những chuyện này. Đầu tiên là nó muốn ăn trộm. Rồi sau nó xóa dấu vết bằng cách sát hại Mutti và đốt cháy cửa hàng.
— Em có nhớ tên ghi trên tấm bưu thiếp không? - Gray hỏi.
Cô bé lắc đầu.
— Chỉ nhớ biểu tượng thôi. Bởi vì em nhận ra nó.
Cô đẩy hình vẽ về phía anh. Đó là họa tiết rõ hơn của một hình xăm nổi, thể hiện bản chất rối rắm của biểu tượng nhiều hơn.
Gray vỗ vào trang giấy.
— Vậy là em đã nhận ra cái này à?
Fiona gật đầu.
— Em đã sưu tầm đầu đinh khuy. Tất nhiên là không thể đính chúng vào thứ quần áo lạc mốt này.
Gray nhớ ra cái áo khoác bò của cô bé bấm đầy đầu đinh khuy, cái áo mà lần đầu anh nhận ra cách ăn mặc của cô bé, bấm tràng hoa bằng khuy đủ các cỡ các loại.
— Em đã qua một thời Celtic, - Fiona nói. - Hồi đó em chỉ nghe nhạc điệu thời ấy và phần lớn những kim khuy của em đểu có thiết kế Celtic.
— Thế còn cái biểu tượng ở đây?
— Được gọi là Hình vuông Trái đất hay còn gọi là Thánh giá Hans. Nó là bảo bối, gọi xin bốn góc Trái đất cho uy lực. - Cô bé vỗ tay vào vòng tròn lá bồ đề đan nhau. - Đó là lý do vì sao đôi khi được gọi là nút thắt giáp trụ. Ý là bảo vệ cho bạn.
Gray tập trung nghe nhưng không tìm ra được ý nghĩa gì từ đầu mối này.
— Đây là lý do mà em đã bảo với Mutti tin ông ta, - Fiona nói. Cô bé hạ giọng xuống mức thì thầm, cứ như thể sợ phải nói chuyện. - Bà em không thích ông ta. Ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng khi em nhìn thấy cái đó trên tấm bưu thiếp của ông ta, em nghĩ ông ta chắc hẳn được việc.
— Em không thể biết được sự thể.
— Nhưng Mutti thì biết, - cô bé nói sắc đanh. - Và bây giờ bà chết rồi. Chết vì lỗi của em.
Trong lòi nói của cô bé vang lên sự ân hận, đau buồn.
— Vớ vẩn nào, - Gray đến gần hơn và quàng tay quanh cô bé. - Bất kể chúng nó là ai, thì ngay từ đầu chúng nó đã định thế rồi. Em biết thế mà. Chúng nó sẽ tìm cách lấy thông tin từ cửa hàng nhà em. Để có câu trả lòi chúng có thể làm mọi thứ. Nếu như em không thuyết phục bà để chúng xem qua phần hồ sơ, thì có thể chúng đã giết cả hai bà cháu ngay tại chỗ rồi còn gì.
Fiona tựa vào anh.
— Bà của em…
— Đó không phải bà ruột của em. - Cô cắt lời trống không.
Gray đã đoán ra nhiều, nhưng anh cứ im lặng, để Fiona nói.
— Bà tóm được em lúc em đang cố thó mấy thứ trong cửa hiệu của bà. Cách đây hai năm. Nhưng bà già đã không gọi cảnh sát. Thay vì thế bà già nấu xúp cho em ăn. Xúp cháo gà đại mạch.
Gray không cần phải nhìn trong bóng tối để biết Fiona hơi mỉm cười.
— Bà già có cách đối xử như thế. Luôn giúp bọn trẻ bụi đường. Luôn thu nạp những sinh linh lạc loài.
— Như con Bertal.
— Và em nữa. - Cô bé im lặng một lát. - Cha mẹ em chết vì tai nạn ô - tô. Họ là dân nhập cư Pakistan. Bang Punjabi. Gia đình em có một căn nhà nhỏ ở rừng Waltham, tại Luân Đôn, thậm chí còn có cả một khu vườn, cả nhà đang nói đến chuyện nuôi một con chó. Rồi… rồi họ chết.
— Anh xin lỗi, Fiona.
— Cô và chú của em đưa em về… họ vừa mới từ bang Punjab đến. - Cô bé ngừng nói khá lâu. - Sau một tháng vào ban đêm ông chú bắt đầu mò vào buồng em.
Gray nhắm mắt lại. Lạy Chúa lòng thành…
— Thế là em chạy… Em sống trên đường phố Luân Đôn hai năm, nhưng em gặp rắc rối với những người xấu. Nên phải chạy. Rồi em rời Anh quốc và du lịch ba lô xuyên châu Âu. Tạt qua đây. Kết cục dừng ở đây.
— Và thế là bà Grette giữ em lại.
— Và bây giờ bà cũng chết rồi. - Lại một lần nữa vẳng tiêng chuông của cảm giác mắc lỗi. - Có lẽ em chỉ mang lại điềm gở thôi.
Gray kéo Fiona sát lại phía mình chặt hơn.
— Anh đã trông thấy cách nhìn của bà già. Em đi vào cuộc đời bà già không phải là điềm gở. Bà già yêu em đó.
— Em…Em biết mà. - Fiona quay mặt đi. Hai vai cô bé rung lên, thổn thức.
Gray chỉ biết ôm cô bé. Cô bé thậm chí còn quay lại và vùi mặt vào vai anh. Bây giờ đến lượt Gray phải chống trả nỗi day dứt tội lỗi. Grette đã hết sức hào phóng, nuôi dưỡng và theo bản năng, tốt bụng và thương cảm. Giờ thì bà già đã chết. Anh có cái lỗi riêng của mình để cân bằng ở đây. Giá như anh tiến hành công việc cẩn trọng hơn một chút… bớt khinh xuất vụ điều tra này đi một chút thì…
Và cái giá phải trả cho sự xao nhãng của anh.
Fiona tiếp tục khóc thổn thức.
Cứ cho rằng vụ sát hại và đốt nhà vừa rồi đã được lên kế hoạch từ trước bất chấp có hay không kiểu chất vấn ngớ ngẩn của anh, Gray phán xét hành động của mình. Anh đã bỏ chạy, để mặc Fiona trong đám hỗn loạn, để mặc cô bé trong nỗi buồn. Anh nhớ lúc cô bé gọi anh giúp lúc đầu thì cáu, sau đó thì van xin.
Anh vẫn chưa thôi.
— Bây giờ em không còn ai nữa. - Fiona khóc thút thít trong chiếc áo khoác của anh.
— Em có anh đây mà.
Cô chui đầu ra, đẫm nước mắt - Nhưng mà anh cũng sẽ đi cơ mà.
— Và em sẽ đi với anh.
— Nhưng anh nói…
— Đừng bao giờ để ý điều anh nói nữa.
Gray biết rằng cô bé không còn được an toàn ở đây nữa. Cô bé sẽ bị khử, nếu như không phải vì cuốn Kinh thánh thì cũng nhằm mục đích bịt miệng cô bé lại. Cô bé đã biết quá nhiều. Như là…
— Em có nói là em biết địa chỉ qua hóa đơn bán cuốn Kinh thánh?
Fiona nhìn anh với vẻ nghi ngờ ra mặt. Cô bé hết thổn thức. Cô thu mình lại và nhìn anh, nhận định xem thái độ thương cảm của anh có phải chỉ là nhằm để cô phun ra những gì cô biết. Anh hiểu thái độ cảnh giác của cô bé sinh ra trên đường phố.
Gray biết tốt hơn cả là phải mở hết bài.
— Anh có một người bạn đang bay đến đây trên máy bay tư nhân. Anh ấy sẽ hạ cánh lúc nửa đêm. Chúng ta có thể liên lạc với anh ấy và bay đi bất cứ đâu. Em có thể nói với anh chỗ nào ta phải đến một khi cả hai anh em đã lên máy bay. - Gray chìa tay ra, chuẩn bị chạm tay cam kết.
Một mắt nheo nheo nghi ngại, Fiona nắm lấy bàn tay anh.
— Xong, - cô nói.
Đó là một lỗi nhỏ của Gray trong ngày qua, nhưng mới chỉ là bắt đầu. Cô bé cần phải nhấc khỏi con đường đầy tai ương, cô bé cần phải được an toàn trên máy bay. Cô bé có thể ở trong khoang máy bay, chịu bị canh giữ, trong khi anh và Monk điều tra thêm.
Fiona đẩy cuốn sổ về phía anh cùng tất cả những ký hiệu loằng ngoằng.
— Cứ như anh đã biết… chúng ta cần đi đến Paderborn, miền trung nước Đức. Em sẽ cho anh địa chỉ cụ thể một khi chúng ta tới đó.
Gray cầm lấy cuốn sổ của cô bé coi như một cách thế hiện độ tin cậy nhỏ.
— Thế là tốt rồi.
Cô bé gật đầu.
Cuộc thỏa thuận đã được ký kết xong.
— Bây giờ giá mà anh có thể chặn được cái thứ nhạc ngu xuẩn này đi. - Cô bé nói thêm cùng một tiếng than mệt mỏi.
Cứ như thể có tín hiệu, thứ nhạc triền miên đó chết lịm luôn. Âm thanh đệm bè trầm và tiếng lanh canh của những chiếc xe trên đường ray cũng dừng luôn. Trong sự im lặng bất ngờ đó, nghe rõ tiếng chân người phía ngoài chiếc cửa hẹp.
Gray đứng dậy.
— Đứng sau anh nhé, - anh thì thào.
Fiona vơ lấy cuốn Kinh thánh và nhét vào túi ví. Gray nắm lấy một thanh sắt anh vớ được lúc nãy.
Cánh cửa mở ra và ánh sáng rực rõ chiếu vào mắt họ.
Người đàn ông mở cửa nói choang choác, giật cục. Ông ta dùng tiếng Đan Mạch.
— Hai người đang làm gì ở đây hả?
Gray thuỗn người ra và hạ thanh sắt xuống. Suýt nữa thì anh xiên tái người đàn ông trong bộ đồng phục bảo dưỡng máy này.
— Hết giờ cưỡi xe rồi, - người thợ bảo dưỡng nói, và đứng tránh sang một bên. - Ra khỏi đây ngay trước khi tôi gọi bảo vệ.
Gray tuân lệnh. Người đàn ông cau có nhìn anh khi anh đi qua. Anh biết thừa cái ánh mắt nhìn đó có vẻ gì rồi. Một người đàn ông đứng tuổi cùng một thiếu nữ nhỏ tuổi chui lủi trong một vòm ấm cúng ở một công viên giải trí.
— Cô không sao chứ? - Người công nhân hỏi. Chắc hẳn anh ta vừa để ý đến đôi mắt sưng vù và quần áo tả tơi của cô bé.
— Chúng tôi vui khỏe mà. - Cô bé khoác tay Gray và hơi khệnh khạng lắc háng. - Anh đã trả thêm tiền cho chuyến cưỡi xe này rồi.
Người công nhân chau mày tỏ vẻ không ưa.
— Cửa sau ở kia kìa. - ông ta chỉ tay vào một biển đèn nê - ông.
— Đừng có để tôi lại tóm được các người ở đây nữa đấy. Đi thơ thẩn khu vực phía sau này là nguy hiểm đấy.
Chẳng nguy hiểm bằng đi phía ngoài kia. Gray tiến ra phía cửa và đẩy cửa đi ra. Anh xem đồng hồ. Quá 11 giờ đêm một chút. Công viên sẽ còn mỏ cửa hơn một tiếng nữa. Có lẽ họ cần cố thử tìm một lối thoát ra.
Khi họ đi qua góc tòa nhà cưỡi xe, đến một khu vực của công viên trông như bỏ hoang. Khỏi phải phân vân gì cả, rõ là khu cưỡi xe này đã đóng cửa sớm.
Gray nghe thấy tiếng nhạc và âm thanh vui vẻ phát ra từ hướng cái hồ của công viên.
— Mọi người đang tụ tập để diễu hành điện. - Fiona nói. - Hoạt động đó đóng cửa công viên cùng lúc với bắn pháo hoa.
Gray cầu nguyện cuộc bắn pháo hoa đêm nay không kết thúc bằng cảnh mọi người bị chảy máu, la hét vì sợ hãi. Anh quan sát khu đất công viên quanh đó. Đèn lồng chiếu sáng rực bầu trời đêm. Hoa tu - líp nở đầy trên những luống hoa tú ụ. Những con đường mòn và khoảnh đất đứng nghỉ quanh đây ít người qua lại. Những chỗ này quá lộ liễu.
Gray phát hiện hai người bảo vệ, một nam, một nữ đang rảo bước với mục đích quá rõ ràng về phía họ. Hay là anh chàng công nhân bảo dưỡng đã báo cho bảo vệ rồi?
— Lại đến lúc lạc đường rồi đây, - Gray nói và lôi Fiona về hướng đối diện với hướng đi của hai người bảo vệ. Anh hướng về phía đám đông đang tụ tập. Họ đi rất nhanh, cô bám vào những bóng tối hơn dưới tán cây. Chỉ như là hai khách du lịch đang muốn xem cuộc diễu hành.
Họ ra khỏi đường mòn của công viên và đi vào khu chợ bên cạnh cái hồ lớn, lung linh ánh điện và ánh đèn lồng của những ngôi nhà gỗ và lâu đài bao quanh. Bên kia đường một tiếng reo hò nổi lên khi chiếc xe trang trí diễu hành đầu tiên trôi vào khu chợ. Xe cao ba tầng mô tả một cô người cá ngồi trên tảng đá, được chiếu sáng bằng đèn màu xanh huyền ảo. Cánh tay ai đó vung lên đón chào. Những chiếc xe diễu hành khác chạy nối theo đằng sau, tưng bừng với những con rối cử động, cao năm mét. Tiếng sáo réo rắt vui tươi, tiếng trống vọng thùm thùm.
— Cuộc diễu hành vì Hans Christian Andersen, - Fiona nói. - Tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà văn. Ông ta là thánh bảo trợ cho thành phố này.
Gray đồng bước cùng cô bé về phía đám đông đang nối thành hàng dọc hai bên tuyến đường diễu hành quanh hồ giữa trung tâm công viên. Phản chiếu trên mặt nước phẳng lặng, một quả bóng to nổ tung trên bầu trời, vang theo một tiếng ùm đầy ấn tượng. Những dải băng cờ sặc sỡ phần phật bay và cuốn lộn ngang bầu trời đêm.
Gần phía rìa đám đông, Gray luôn cảnh giác những người quanh mình. Anh cảnh giác với bất cứ ai xanh xao mặc áo đen. Nhưng mà đây là Copenhagen. Cứ năm người thì có một người tóc vàng hung. Và nếu như có tóc đen, hình như có, thì là mối đến trong mùa này tại Đan Mạch.
Tim Gray đập thùm thụp theo nhịp trống. Một loạt pháo hoa ngắn ngủi phả sức ép vào ngực và màng tai anh. Rồi rốt cuộc họ cũng đến được chỗ đám đông.
Ngay trên đầu họ, bùng lên lửa hoa cà hoa cải, bay loằng ngoằng cháy rực, vỡ tan ra và nổ tiếp.
Fiona vấp ngã.
Gray bắt đỡ cô bé, tai anh nghe inh inh.
Khi những tiếng nổ vẳng xa, Fiona ngước lên nhìn anh, phát hoảng. Cô bé giơ bàn tay từ sườn mình lên. Cô chìa ra cho anh xem, khi ấy anh kéo cô bé chạy tụt ngay vào đám đông.
Bàn tay cô bé dính đầy máu.
***
• 4 giờ 2 phút sáng
Himalayas
Painter tỉnh giấc trong bóng tối, đống lửa đã nguội. Anh đã ngủ bao lâu nhỉ? Không có cửa sổ, mất hẳn khái niệm thời gian. Nhưng anh cảm giác là cũng không lâu lắm.
Có gì đó làm anh tỉnh táo ngay.
Anh chống tay ngóc đầu dậy.
Phía bên kia chiếc giường, Lisa cũng đã tỉnh giấc, liếc nhìn về phía cửa ra vào.
— Anh có cảm thấy…?
Căn phòng rung lên vì một chấn động mạnh. Một luồng áp khí từ xa lan đến chỗ họ, cảm nhận được từ ruột gan.
Painter ném chiếc chăn lại. - Có chuyện rồi.
Anh chỉ tay về phía đống quần áo mới mà chủ nhà mang đến cho họ. Họ mau chóng mặc quần áo: đồ lót dài, quần bò nặng trịch, và áo chui đầu to tướng.
Ngang phía bên kia phòng, Lisa châm lửa vào những ngọn nến bên giường. Cô xỏ chân vào đôi ủng da chắc nịch dành cho nam giới thì đúng hơn. Họ im lặng chờ đợi một lát… khoảng hai mươi phút, nghe chấn động lịm dần.
Cả hai lại ngả người xuống giường.
— Anh nghĩ xem chuyện gì đã xảy ra? - Lisa thì thào.
Văng vẳng đâu đây tiếng quát tháo.
— Không biết nữa… nhưng tôi nghĩ chúng ta sắp biết ngay thôi.
Tiếng giày ủng nện trên nền đá phía ngoài cửa dày bằng gỗ sồi. Painter đứng lên vểnh tai nghe.
— Đang đi đến đây đấy, - anh nói.
Khẳng định lời nói này là tiếng gõ cửa gấp gáp. Nắm một vật làm vũ khí trong tay, Painter giữ Lisa lại, bản thân anh cũng lùi lại một bước. Một tiếng cào mạnh tiếp sau đó, nhả thanh chốt sắt đã cài họ trong phòng.
Cánh cửa bị kéo mở ra. Bốn người chạy ùa vào phòng, súng chĩa vào họ. Người thứ năm bước vào. Trông hắn rất giống tên ám sát có tên là Gunther. Gã đàn ông giống một con bò đực, tóc lởm chỏm như gốc rạ, màu bạc hoặc hơi xám. Hắn mặc chiếc quần bùng nhét vào đôi ủng đen cao đến giữa đùi và chiếc áo sơ mi nâu.
Chỉ thiếu băng tay và chữ thập ngoặc, hắn trông giống hệt tên lính dù đặc nhiệm Phát xít.
Hay nói đúng hơn là tên lính dù đặc nhiệm Phát xít ngày trước.
Hắn cũng có bộ mặt tái xám như Gunther, chỉ có điều hơi khác. Bên trái bộ mặt đó sệ xuống như mặt một nạn nhân bị đấm. Tay trái lủng lẳng như bị liệt khi hắn chỉ tay về phía cửa ra vào.
— Hãy đi với tôi! - Hắn nói giọng lanh lảnh.
Chúng ra lệnh cho họ đi ra. Tên chỉ huy to đùng quay người và chạy ra, cứ như thể bất kể ý nghĩ bất tuân lệnh nào đều có thể khó hiểu. Lại một lần nữa, súng gí vào lưng chắc chắn củng cố thêm khẳng định đó.
Painter gật đầu với Lisa. Cô đi cùng anh, theo sau là nhóm lính gác. Hành lang kín rất hẹp, khoét vào đá, chỉ đủ khoảng rộng cho hai người đi. Ánh sáng duy nhất là từ chiếc đèn pin gắn trên súng bọn lính gác, làm cho những bóng người trước mắt họ nhảy múa. Rõ ràng là ngoài hành lang lạnh hơn trong phòng, nhưng không có vẻ quá băng giá.
Chúng dẫn họ đi không xa. Painter đồ rằng họ bị dẫn đến cổng hang. Anh đoán đúng. Anh còn nghe thấy cả tiếng gió rít. Cơn dông chắc hẳn đã lại nổi gió lên phía ngoài.
Trước mặt, tên lính gác to đùng đá vào một cánh cửa gỗ khắc hoa văn. Có tiếng rù rù nhắc hắn mở cánh cửa ra. Ánh đèn ấm áp tràn vào đường hành lang cùng một luồng khí nóng.
Tên lính gác bước qua cửa vào trong và tay giữ cửa.
Painter dẫn Lisa vào trong phòng và quan sát xung quanh. Hóa ra là một phòng làm việc, một thư viện nhỏ thô thiển. Nó leo cao hai tầng, bốn bức tường đều có giá sách hở. Tầng trên có một ban công bằng thép, trông nặng nề không bài trí. Lối lên duy nhất là qua một thang dốc.
Nguồn nhiệt là từ một lò sưởi đá to, đang cháy một đám củi nhỏ. Một bức tranh sơn dầu hình một người Đức mặc quân phục nhìn vào họ.
— Ông nội của tôi đó, - Anna Sporrenberg nói, nhận thấy Painter đang chăm chú.
Mụ ta vươn mình đứng dậy từ sau một chiếc bàn làm việc chạm khảm quái dị. Mụ mặc quần bò sẫm màu và cả chiếc áo chui đầu cũng vậy. Rõ ràng đó là mật phục cho lâu đài này.
— Ông tôi đã chiếm lâu đài này sau chiến tranh.
Mụ động đậy xoay một vòng trên chiếc ghế đặt trước lò sưởi. Painter chú ý đến những nét viền dưới mắt mụ. Trông như là mụ chẳng ngủ tí nào. Anh cũng ngửi thấy mùi khói, chẳng khác gì mùi thuốc súng.
Hay thật.
Painter bắt gặp đôi mắt của mụ lúc mụ đi đến bên những chiếc ghế to nặng. Anh thấy dựng cả tóc gáy. Cho dù mệt mỏi, mắt mụ vẫn sáng và sắc. Painter nhận ra tia mắt tinh quái, đầy dục vọng và thăm dò. Có người đang theo dõi sát sao. Mụ dường như đang thẩm định anh chăm chú, xem anh ở trình độ nào.
Chuyện gì đã xảy ra thế nhỉ?
— Xin ngồi xuống đi. - Mụ nói, gật đầu về hướng những chiếc ghế.
Painter và Lisa ngồi kề cạnh nhau. Tên lính gác đứng bên cửa, khoanh hai tay trước ngực. Painter biết rằng bọn lính gác kia vẫn đang đợi bên ngoài. Anh dự lượng căn phòng tìm lối thoát. Chỗ thoát ra duy nhất là những cửa sổ kính màu dày, lạnh mồ và có đan gióng sắt.
Không thoát lối ấy.
Painter quay sang chú ý Anna. Có lẽ có cách thoát khác. Thái độ của Anna thận trọng, những họ bị gọi đến đây chắc hẳn là có lý do. Anh cần càng nhiều thông tin càng tốt, nhưng anh lại phải xử lý tình huống này khéo léo. Anh để ý thấy nét hao hao gia tộc của Anna với người đàn ông trong bức tranh sơn dầu. Một điểm bắt đầu là đây.
— Chị nói ông nội chị chiếm lâu đài này. - Painter nói, tọc mạch mong được trả lời, bám lấy một nền tảng an toàn nào đó. - Vậy ai giữ lâu đài này trước ông?
Anna ngả lưng tựa vào ghế, rõ ràng thả mình trước lò sưởi trong giây lát im lặng, vẫn vậy, thái độ của mụ tập trung, tay đặt lên vạt áo, mắt đánh sang phía Lisa, rồi trở lại nhìn anh.
— GranitschloB có một lịch sử lâu dài và đen tối, thưa ngài Crowe. Ngài có biết Heinrich Himmler không?
— Tổng tư lệnh thứ hai của Hitler à?
— Đúng vậy. Chỉ huy trưởng lực lượng S.S. Cũng là một tay đồ tể và điên khùng.
Painter ngạc nhiên khi nghe thấy kiểu phân loại này. Đây là cái bẫy chăng? Anh linh cảm thấy một trò bịp bợm dưới chân. Chỉ có điều anh không biết từng bước của nó thế nào… ít ra thì chưa bắt đầu.
Anna tiếp tục nói:
— Himmler tự nhủ rằng ông ta là hiện thận của vua Heinrich, nhà vua Đức hồi thế kỷ thứ 10 trị vì người Saxons. Thậm chí ông ta còn nhận được những thông điệp tâm linh từ nhà vua.
Painter gật đầu:
— Tôi có nghe nói là ông ta rất hứng thú những chuyện huyền bí.
— Thực ra là bị ám ảnh. - Anna nhún vai. - Nó là niềm đam mê của nhiều người ở Đức. Hãy quay trở lại với đức bà Blavatsky, người có tên là Aryan trên đồng xu. Bà ta kêu rằng đã cảm nhận được kiến thức bí mật hồi còn học tập tại một thiền viện Phật giáo. Các sư thầy bí mật đã dạy cho bà biết loài người đã tiến hóa thế nào từ một cuộc đua siêu đẳng và đến một ngày nào đó sẽ hậu hóa ngược lại.
— Chủng tộc siêu đẳng như người đời vẫn nói. - Painter nói.
— Chính xác đó. Một thế kỷ sau, Guido Von List, trộn đức tin của bà với thần thoại Đức, khéo léo gắn nguồn gốc Nordic vào chủng tộc Aryan.
— Và thế là người Đức đã mua cả chì lẫn chài câu chuyện này. - Painter nói, hơi có vẻ câu mồi mụ.
— Tại sao không? Sau khi chúng tôi bị thua Thế chiến thứ Nhất, một tư tưởng như vậy là tự phụ tâng bốc lẫn nhau. Nó được lôi ra và nảy nở trong các nhóm sùng tín huyền bí ở Đức. Hội Thule, Hội Vril, Nhóm Trật tự của những thánh đường mới.
— Và như tôi nhớ thì chính Himmler thuộc Hội Thule.
— Vâng, nhóm Reichsfủhrer hoàn toàn tin vào truyền thuyết này. Thậm chí ngay cả trong ma thuật của chữ Run Nordic. Đó là lý do vì sao ông ta đã chọn hai chữ Run móc vào nhau, hai tia chớp sinh đôi, để thể hiện trật tự các nhà sư chiến binh riêng cho mình, nhóm thiện chiến Schutzstaffel, nhóm SS. ông ta trở nên càng tin, sau khi nghiên cứu công trình của đức bà Blavatsky, rằng chủng tộc siêu đẳng Aryan bắt đầu từ rặng núi Himalayas, và chính từ đây, chủng tộc này sẽ lại vươn mình dậy.
Lisa lên tiếng nói lần đầu:
— Vậy là Himmler đã cử các đoàn thám hiểm đến Himalayas.
Cô cùng lúc liếc nhìn Painter. Trước đó họ đã nói chuyện với nhau về việc này. Vậy là họ vẫn chưa đi quá xa khỏi cơ sở vấn đề. Song Painter vẫn phân vân về những lời nói bí ẩn của Anna.
Chúng tôi không phải Phát xít. Không còn là Phát xít nữa.
Anh kích cho người phụ nữ nói, trong khi mụ vẫn giữ vẻ thích giao du. Anh cảm thấy một mưu đồ gì đó, nhưng chẳng biết nó sẽ dẫn đến đâu. Anh ghét cái kiểu u u mờ mờ này, nhưng anh không thể hiện thái độ.
— Thế Himmler tìm kiếm cái gì ở đây? Một bộ tộc lạc loài của chủng tộc Aryan chăng? Hay là một thiên đường Shangri - La của người da trắng?
— Không hẳn thế. Nấp dưới vỏ bọc nghiên cứu nhân chủng học và động vật học, Himmler đã phái thành viên đội SS đến tìm kiếm bằng chứng của một chủng tộc siêu đẳng từ lâu đã đi vào dĩ vãng. Và mặc dầu ông ta chẳng tìm thấy cái gì, ông ta càng quyết tâm hơn và càng điên khùng hơn. Khi ông ta bắt đầu xây dựng một thành trì SS vững vàng ở Đức, pháo đài tư nhân có tên là Wewelsburg, ông ta đã xây một pháo đài y sì nữa ở đây, chở công nhân nô lệ từ các trại tập trung của Đức đến đây bằng máy bay. Ông ta cũng chuyển đến đây một tấn vàng. Để cho chúng ta tự xài mà. Mà số tiền này phải được đầu tư cẩn thận.
— Nhưng tại sao lại xây ở đây? - Lisa hỏi.
Painter có thể đoán ra.
— Ông ta tin rằng chủng tộc siêu việt Aryan sẽ lại vươn lên từ những rặng núi này. Ông ta xây tòa lâu đài đầu tiên ấy mà.
Anna gật đầu, như thể thừa nhận mình thua một ván.
— Ông ta cũng tin rằng các vị sư phụ ẩn mình, những người đã một lần dạy cho đức bà Blavatsky, vẫn còn sống. Ông ta sẽ xây cho họ một pháo đài, một nơi trung tâm để tập trung tất cả các kiến thức và kinh nghiệm của họ lại.
— Các sư phụ ẩn mình đó có lần nào xuất hiện không? - Painter hỏi xỏ xiên.
— Không. Nhưng ông nội tôi đã làm được vào cuối cuộc chiến. Ồng đã mang theo mình điều thần diệu, thần diệu tới mức có thể biến ước mơ của Himmler thành hiện thực.
— Cái đó là gì vậy? - Painter hỏi.
Anna lắc đầu.
— Trước khi chúng ta nói chuyện thêm, tôi phải hỏi ngài một câu hỏi. Và tôi đánh giá ngài cao nếu nhận được một câu trả lòi thành thật.
Painter cau mày suy nghĩ về kiểu thay đổi chiến thuật bất ngờ.
— Chị biết rằng tôi không thể hứa điều đó.
Anna lần đầu tiên mỉm cười.
— Tôi đánh giá ngài cao ngay cả cách thể hiện chân thành như vậy, thưa ngài Crowe.
— Vậy câu hỏi của chị là gì? - Anh hỏi, tò mò. Đây chắc hẳn là trọng tâm của vấn đề.
Anna nhìn chằm chằm vào anh.
— Ngài bị ốm phải không? Tôi nói vất vả thế. Còn ngài thì dường như đầu rỗng không.
Mắt Painter mở to. Anh đã không hề mong chờ câu hỏi đó.
Trước khi anh có thể đáp lại, Lisa trả lời - Đúng vậy.
— Kìa Lisa… - Painter cảnh báo.
— Kiểu gì thì chị ấy cũng sẽ biết. Chẳng cần có bằng cấp ngành y cũng nói được. - Lisa quay sang Anna. - Anh ấy có dấu hiệu rối loạn tiền đình, chứng giật cầu mắt và mất phương hướng.
— Thế có bị đau nửa đầu kèm theo hình bị chớp khi nhìn không?
Lisa gật đầu.
— Tôi nghĩ y như vậy.
Mụ ngả người tựa vào ghế. Thông tin này dường như tái khẳng định cho người đàn bà hiểu thêm.
Painter chau mày. Tại sao nhỉ?
Lisa nói dồn thêm. - Chuyện gì đã tác động đến anh ta? Tôi nghĩ rằng chúng tôi… anh ta có quyền được biết.
— Chuyện đó cần phải bàn thêm, nhưng tôi có thể cho các vị biết tiên lượng chẩn đoán về bệnh của ngài.
— Và đó là?
— Anh ta sẽ chết sau ba ngày nữa. Cái chết khủng khiếp.
Painter kiềm chế không phản ứng.
Lisa giữ vẻ không bối rối, giọng lãnh đạm:
— Có phương thuốc điều trị không?
Anna liếc nhìn Painter, rồi lại nhìn Lisa.
— Không có đâu.
***
• 11 giờ 18 phút tối
Copenhagen, Đan Mạch
Anh phải đưa cô tới bác sĩ để đảm bảo an toàn. Trong lúc đỡ cô, Gray thấy máu chảy từ vết thương thấm qua áo xuống tay mình.
Đám đông chen chúc xung quanh họ. Đèn camera loé sáng, Gray cảm thấy bực mình. Nhạc và tiếng hát vang vọng lại từ phía hồ lúc đoàn xe diễu hành đầy ánh điện đi qua. Những con rối khổng lồ cao lêu đêu, đầu gật gật, lắc lư trên đầu đám đông.
Pháo hoa tiếp tục bùng sáng trên mặt hồ.
Gray tảng lờ tất cả. Anh cố giữ bình tĩnh để tìm thủ phạm đã bắn Fiona. Anh liếc nhìn vết thương. Chỉ là vết cứa, cháy da và đang gỉ máu. Nhưng cô cần phải được chăm sóc y tế. Vết đau làm mặt cô tái nhợt đi.
Viên đạn được bắn từ phía sau. Điều này nghĩa là thủ phạm phải đứng ở đâu đó, từ bụi rậm hoặc bụi cây. May mà họ chạy đến được chỗ đám đông. Tuy nhiên, vì họ đã bị phát hiện, bọn thợ săn này hẳn đã khu biệt được vùng chú ý. Chắc chắn, phải có vài đứa đã lẫn trong đám đông.
Gray nhìn đồng hồ. Còn bốn mươi lăm phút nữa công viên đóng cửa.
Anh cần có một kế hoạch, một kế hoạch mới. Họ không thể đợi đến nửa đêm để thoát khỏi đám đông đang phấn khích này. Anh và Fiona có thể bị phát hiện trước thời điểm đó. Vì vậy, họ cần rời đi ngay bây giờ.
Tuy nhiên, quãng đường đoạn giữa chỗ diễu hành và lối ra gần như vắng vẻ vì tất cả khách thăm quan đều tụ tập xung quanh khu vực hồ. Nếu họ cố gắng điên rồ chạy đến lối ra, thì họ sẽ tự phơi mình và cũng dễ bị phát hiện ở khoảng trống. Và chắc chắn, cổng công viên cũng bị kiểm soát rất chặt chẽ.
Bên cạnh anh, Fiona lấy tay giữ chặt vết thương. Máu bắt đầu ứa ra giữa các ngón tay cô. Cô nhìn vào mắt anh, hoảng sợ.
— Chúng ta sẽ làm gì tiếp theo đây? - Cô thì thầm vào tai anh.
Anh kéo cô nhích đi trong đám đông. Trong đầu chỉ có một ý nghĩ. Điều đó thật nguy hiểm, nhưng cẩn trọng lúc này sẽ là không thể đưa họ ra khỏi công viên. Anh xoay người Fiona về phía mình.
— Anh cần phải làm tay anh dính máu.
— Gì cơ?
Anh kéo chiếc áo sơ mi của cô.
— Cẩn thận! - Cô cau mày, kéo vạt áo lên.
Anh nhẹ nhàng lau vết thương cho cô. Cô khẽ co người vì đau và thở nhẹ.
— Anh xin lỗi. - Anh nói.
— Ngón tay anh đang lạnh cứng rồi kìa. - Cô làu bàu.
— Em ổn chứ?
— Em sẽ sống.
Và đó chính là mục tiêu.
— Anh sẽ đưa em đi trong giây lát. - Gray đứng lên nói.
— Anh định?
— Chỉ cần em sẵn sàng gào thét lên khi anh nhắc nhé.
Cô nhăn mũi tỏ vẻ băn khoăn, nhưng rồi gật đầu.
Đợi đúng thời điểm, khi tiếng trống và tiếng sáo bắt đầu vọng lại từ xa, Gray đưa Fiona lách theo hướng cổng chính. Khi ngang qua một nhóm học sinh, Gray phát hiện một dáng hình quen thuộc, mặc áo khoác rộng, cánh tay đeo băng quàng qua cổ - chính là kẻ đã giết Grette. Hắn đang len lỏi trong đám học sinh, mắt đảo điên tìm kiếm.
Gray lủi vào một đám đông người Đức đang hát một bài dân ca hòa với những tiếng sáo và tiếng trống. Và khi bài hát kết thúc, một tiếng nổ lớn của pháo hoa cũng kết đoạn bằng một loạt tiếng nổ lạch tạch.
— Chúng ta đi thôi. - Gray nói và cúi xuống. Mặt anh đầy máu và anh nâng Fiona trong tay mình. Vừa đỡ cô ấy lên, anh vừa nói to và hét lên bằng tiếng Đan Mạch: - Có bom đấy!
Những tiếng nổ lốp đốp xen giữa những tiếng bom vang dội.
— Hét lên đi. - Anh thì thầm vào tai Fiona.
Anh lại nâng khuôn mặt cô lên, một khuôn mặt đầy máu. Fiona rên rỉ và đau đốn tột cùng trong vòng tay của anh.
— Bom đấy! - Gray lại hét lên lần nữa.
Mọi gương mặt đều đổ dồn về phía anh ta. Pháo hoa nổ. Máu đỏ dính đầy trên má anh. Thoạt đầu không ai động đậy. Sau đó, như một cơn triều dâng, một người lùi chạy và đâm sầm vào người kia. Những tiếng kêu thét hỗn độn, những tiếng gọi nhau vang lên. Những người khác bắt đầu chạy trốn.
Gray chạy theo những người đang bỏ chạy, lẫn trong số những người hoảng loạn nhất.
Fiona khóc và vùng vẫy liên tục, cô vung cánh tay với những ngón đang rỏ máu.
Sự rối loạn lan nhanh như lửa cháy. Tiếng gầm thét của Gray như ngọn lửa châm vào một đống bùi nhùi khô làm nó bốc cháy, và càng được kích thích bằng các cuộc tấn công phá hoại ở Luân Đôn và Tây Ban Nha. Càng có thêm nhiều tiếng hô có bom, xuyên dội qua đám đông, chuyển từ hơi thở của người này sang người khác.
Như một bầy đàn súc vật đang hoảng sợ, đám đông nháo lên hoảng loạn và chạy đâm sầm vào nhau. Nỗi lo sợ bị mắc kẹt làm tăng lo lắng. Phía trên pháo hoa đã tắt, nhưng giờ đây, những tiếng gào thét thất thần vang lên dọc tuyến diễu hành. Khi một người bỏ chạy, thì hai người khác bay theo, liên hồi, lần lượt. Những bàn chân chạy rầm rập trên vỉa hè, một cuộc chạy trốn mà cái đích là tìm lối thoát.
Một dòng chảy nhỏ bây giờ đã trở thành một cơn lũ dâng tràn.
Xô đẩy nhau toán loạn chạy tìm lối thoát.
Gray cứ mặc cho dòng người cuốn anh đi, Fiona trong vòng tay anh. Anh cầu nguyện đừng có ai bị giẫm đạp chết. Nhưng tới giờ, cuộc bỏ chạy vẫn chưa đến mức hoảng loạn cùng cực. Tiếng nổ của pháo hoa đã kết thúc, bối rối nhiều hơn là kinh hoàng. Dòng người vẫn trôi nhanh về phía cổng chính.
Gray đặt Fiona xuống, duỗi cánh tay đỡ mỏi. Anh lau sạch mặt bằng ống tay chiếc áo choàng kiểu Armani của mình. Fiona ở bên cạnh anh, một tay giữ chặt thắt lưng anh để neo mình đứng vững giữa đám đông.
Chiếc cổng đã hiện ra trước mắt.
Gray gật đầu hướng về phía cổng:
— Nếu có bất kì chuyện gì xảy ra… cứ việc chạy. Cứ chạy thôi.
— Em không biết là có chạy được không. Bên sườn đau như quỷ quái.
Gray thấy cô đang đi cà nhắc, mồm hơi nghiến răng.
Ở phía trước, Gray thấy những nhân viên bảo vệ đang cố gắng điều khiển đám đông đi qua cổng, giữ tách những khối người không để nghiền nát nhau. Lúc quan sát, Gray phát hiện hai nhân viên bảo vệ đứng tách ra ở phía bên cạnh, nhưng rõ ràng không hề giúp gì điều khiển đám đông. Một cô gái và một chàng trai trẻ. cả hai đều có bộ tóc vàng óng. Hai kẻ đã gặp tại khu bán đấu giá. cả hai đều có bao đeo súng lục, tay đang để sẵn trên bao súng.
Trong một thoáng, ánh mắt của cô gái bắt gặp ánh mắt anh trong đám đông.
Nhưng lại di chuyển ngay sang hướng khác.
Rồi chớp nhìn lại.
Nhận ra nhau rồi.
Gray lộn ngược hướng đi của đám đông, cố chen chúc ngược dòng người.
— Cái gì thế? - Fiona thúc lưng anh hỏi.
— Quay lại. Chúng ta cần tìm đường khác thôi.
— Bằng cách nào?
Gray từ từ né xa bên đường, bươn bả ngược dòng. Thật quá khó để lùi thẳng lại phía sau. Một lúc sau, anh thoát hẳn dòng người. Chỉ có một nhúm người chạy nháo nhác quanh anh, một xoáy nhỏ trong dòng người lốn.
Họ cần giấu mình tốt hơn.
Gray nhận ra anh đã đến được rìa một tuyến xe diễu hành bỏ dở. Mấy chiếc xe diễu hành có chỗ để dừng, ánh sáng đèn vẫn nhấp nháy, nhưng không có tiếng nhạc. Dường như sự hoảng loạn đã lan đến những người lái xe diễu hành này. Họ đã bỏ rơi những chiếc xe của mình và bỏ chạy. Ngay cả nhân viên bảo vệ cũng đã ra đến cổng.
Gray phát hiện ra cánh cửa mở tới buồng lái của một chiếc xe diễu hành.
— Lối này. - Anh giục.
Anh dìu Fiona ra khỏi đám đông và chạy tới chỗ chiếc xe.
Trên chiếc xe, người ta dựng một con rối khổng lồ được chiếu sáng trông như con vịt với cái đầu to quá khổ. Gray nhận ra hình dáng này. Từ truyện cổ tích Vịt con xấu xí của Hans Christian Andersen.
Họ lao vút vào dưới một trong những cái cánh vàng đỏ rực sáng lấp lánh, trông lũ vịt như đang có ý định bay. Gray đỡ Fiona vào trong xe, tưởng chừng như có thể bị bắn vào lưng bất cứ lúc nào. Anh bò vào trong ngay sau cô và đóng cửa lại nhẹ nhàng hết sức có thể để không gây ra tiêng động.
Anh thận trọng liếc nhìn ra ngoài tấm kính chắn gió.
Một gã trong bộ đồ đen xuất hiện, đi ra khỏi đám đông. Kẻ giết Grette. Hắn ta chẳng hề giấu khẩu súng ngắn. Tất cả sự chú ý đều hướng về phía trước công viên. Hắn đi quanh bên rìa đám đông đang kéo ra, mắt nhìn chằm chằm về phía cái hồ và tuyến diễu hành.
Gray cúi xuống sát Fiona.
Gã đàn ông đi sát qua chỉ vài mét và tiếp tục đi dọc theo hàng xe diễu hành bỏ không.
— Thế là xong - Fiona thì thào. - Chúng ta nên….
— Suỵt. - Gray đặt ngón tay lên môi cô. Khuỷu tay anh chạm vào một cần gạt. Có tiếng cách kêu trong hộp số
Ôi thôi….
Chiếc loa được giấu ở trong con vịt phía trên đầu họ phát ra tiếng kêu.
Quạc, quạc, quạc…. quạc, quạc, quạc…
Chú vịt con xấu xí đã bị đánh thức.
Và ai cũng biết điều đó.
Gray dóng thẳng người dậy. Cách đó khoảng ba mươi mét, gã đàn ông có súng quay ngoắt lại.
Bây giờ chẳng thể trốn đi đâu được nữa.
Bất thình lình, động cơ chiếc xe gào lên. Nhìn liếc sang, anh thấy Fiona ngồi ngay đơ, bấm chốt.
— Tìm thấy chìa khóa trong ổ điện, - cô nói và vào số. Chiếc xe diễu hành lảo đảo tiến lên, lắc nghiêng ra khỏi tuyến đường.
— Fiona, để anh…
— Lần trước anh lái rồi. Và xem kìa, chỗ đã bắt chúng
ta.
Cô bé nhằm thẳng vào gã cầm súng.
— Thêm đó em còn nợ cái thằng con hoang này.
Vậy là cô bé cũng đã nhận ra mặt tên đó. Kẻ đã giết hại bà của cô. Cô đã cài số hai khi hắn nâng súng lên. Cô bé lao xe cán bừa về phía hắn, chẳng thèm để ý đến nguy hiểm.
Gray tìm cách giúp đỡ, lục lọi trong xe ô tô.
Quá nhiều cần gạt…
Tên ám sát khai hỏa.
Gray nhăn mặt, nhưng Fiona đã xoay tay lái, đả dự tính trước rồi. Một góc kính chắn gió vỡ rạn hình mạng nhện, lỗ thủng khá to. Fiona giật bánh lái lùi xoay tròn, cố chẹt lên tên kia.
Vì quay xe đột ngột, chiếc xe diễu hành đầu bồng đít tóp lộn chúi xuống chổng hai bánh lên.
— Bám chặt vào! - Fiona hét toáng lên.
Chiếc xe diễu hành lại rơi xuống, bật lên bật xuống trên bốn bánh, nhưng đã cho tên kia đủ thì giờ chuyển sang bên trái. Hắn nhanh nhẹn kinh người, đã sẵn bắn tiếp, chuẩn bị tìm điểm bắn xuyên qua cửa bên khi chiếc xe diễu hành đi qua.
Họ không có thì giờ lái chệch tuyến đường xe chạy nữa.
Nhìn lại các loại cần gạt điều khiển, Gray nắm chộp lấy cần điều khiển ngoài cùng phía trái. Cũng có nghĩa đấy. Anh giật cần xuống, về đất. Cánh trái con vịt nâng lên trước đó, liền hạ nhanh xuống. Cánh đập mạnh vào gáy tên xạ thủ, xé toạc mối chỉ quần áo bên cạnh và giáng vào xương sống. Tên này bị nâng lên và hất sang một bên.
— Đi ra phía cổng ngay! - Gray giục.
Vịt con xấu xí lần đầu đã nếm vị máu.
Quạc, quạc, quạc…. quạc, quạc, quạc….
Tiếng còi của chiếc xe diễu hành dẹp đường. Mọi người chạy dạt sang hai bên! Đám đông xô đẩy nhóm người bảo vệ lùi lại. Kể cả những người ngụy trang bằng đồ thường phục. Cửa phụ cạnh cổng chính, trước đó đã bị đẩy rộng ra để cho đám đông dễ đi qua vẫn còn đang mở.
Fiona nhằm vào cửa đó.
Con vịt quàng quạc lao xuyên qua cửa phụ, xé tung cánh cửa bên trái. Chiếc xe giật mạnh, và họ đã ở ngoài đường phố. Fiona phóng đi.
— Rẽ góc đầu tiên, - Gray chỉ tay nói.
Cô bé tuân lệnh, chuyển hướng lao vào chỗ ngoặt như một tay lái lành nghề. Con vịt diễu hành bay vòng chỗ góc phố. Sau khi vòng ngoặt hai lần nữa. Gray giục cô bé giảm tốc độ.
— Chúng ta không thể lái như thế này được. - Anh nói. - Như thế này quá dễ bị phát hiện.
— Anh nghĩ thế à?
Fiona liếc nhìn anh và cáu tiết lắc đầu.
Gray tìm thấy một chiếc cờ - lê dài trong bộ đồ sửa chữa. Anh dừng xe trên đỉnh một ngọn đồi và vẫy tay bảo Fiona đi ra. Đổi chỗ, Gray bật vào chốt, cài cái cờ - lê vào chân ga và nhảy vào bàn phanh.
Chiếc xe diễu hành Con vịt xấu xí lao đi, đèn chiếu sáng rực, xé vào đám ô tô đỗ phía dưới khi nó lao xuống đồi. Thôi thì bất kể nó dừng ở đâu, khu vực tai nạn cũng sẽ làm lạc hướng bất cứ kẻ đeo bám nào.
Gray đi vào hướng ngược lại. Họ sẽ an toàn sau vài tiếng đi nữa. Anh xem đồng hồ. Còn nhiều thời gian đến sân bay. Còn Monk nữa chứ. Anh ta sẽ sắp hạ cánh.
Fiona chạy cà nhắc bên anh, mắt cứ liếc nhìn lại phía sau.
Sau lưng họ, tiếng kèn con vịt thổi vào đêm tối.
Quạc, quạc, quạc..\quạc, quạc, quạc….
— Em sẽ nhớ nó lắm. - Fiona nói.
— Anh cũng vậy.
***
• 4 giờ 35 phút sáng
Himalayas
Painter đứng bên lò sưởi. Anh đã đứng dậy từ chiếc ghế khi nghe lời tuyên bố tử hình.
Tên lính gác khổng lồ đã tiến về phía trước ba bước khi Painter đứng dậy, nhưng Anna đã kéo giữ tên này lại bằng một cánh tay giơ lên.
— Không, Klaus. Mọi chuyện ổn thôi.
Painter chờ cho tên lính gác, Klaus, quay trở lại vị trí cạnh cửa.
— Không có cách chữa à?
Anna gật đầu:
— Tôi nói thật đấy.
— Thế thì vì sao Painter không thể hiện bệnh điên như các vị tu hành kia? - Lisa hỏi.
Anna liếc nhìn Painter.
— Ngài ở cách xa tu viện đúng không? Ó cái làng phía ngoài. Phần phơi nhiễm của ngài ít hơn. Thay vì hệ thần kinh nhanh chóng bị thoái hóa, thì ngài bị chậm hơn, suy sụp chung về thể chất mà thôi. Tuy nhiên, đó cũng là án tử hình rồi.
Anna chắc hẳn đã đọc được điều gì đó trên khuôn mặt anh.
— Trong khi không có phương thuốc nào chữa trị, vẫn có một hy vọng là chậm tiến trình phá hủy. Qua nhiều năm tháng, thí nghiệm với động vật, chúng tôi đã phát triển một số mô hình tỏ ra có triển vọng. Chúng tôi có thể kéo dài cuộc sống của anh. Hoặc ít nhất thì chúng tôi cũng đã vừa làm được việc đó đúng không?
— Ý chị là gì?
Lisa hỏi.
Anna đứng nguyên.
— Đó là lý do vì sao tôi cho gọi các người xuống đây. Để cho các vị xem.
Mụ gật đầu ra hiệu cho tên lính gác Klaus mở chiếc cửa ra vào.
— Theo tôi. Và có lẽ chúng ta sẽ tìm ra cách giúp đỡ lẫn| nhau.
Painter chìa tay dắt Lisa khi Anna bước đi. Anh nóng lòng vì tò mò. Anh linh cảm thấy cả hai thứ: một cái bẫy và một chừng mực hy vọng.
Cái gì là mồi câu tốt hơn?
Lisa ngả tựa về phía anh lúc cô đứng dậy.
— Chuyện gì đang diễn ra thế? - Cô thì thào vào tai anh.
— Tôi không chắc nữa. - Anh liếc nhìn Anna lúc mụ đang nói gì đó với Klaus.
Có lẽ chúng ta sẽ tìm ra cách giúp đỡ lẫn nhau.
Painter đã lên kế hoạch đề nghị đúng như thế với Anna, thậm chí còn thảo luận với Lisa trước đó rồi, để mặc cả lấy cuộc sống của họ, để mua thêm thời gian. Hay là họ đã bị nghe trộm? Bị bí mật theo dõi? Hay là vấn đề ở đây trở nên tồi tệ hơn đến nỗi chúng thật tình muốn hợp tác?
Bây giờ đây anh thấy lo.
— Chắc hẳn có chuyện gì đó cần phải xử lý với tiếng nổ mà chúng ta nghe thấy. - Lisa nói.
Painter gật đầu. Anh cần có thêm thông tin. Bây giờ anh xem xét những liên quan về sức khỏe của riêng mình… mặc dầu việc đó rất khó khăn khi lại xuất hiện một chỗ đau sau mắt anh, làm đau hàm sau, nhắc anh căn bệnh căng thẳng hồi hộp theo từng hơi thở.
Anna đi qua họ. Klaus bước lùi lại. Hắn trông không vui. Rồi lại một lần nữa, Painter phải xem tên này vui như thế nào. Và rồi vì một lý do gì đó, anh hy vọng là không bao giờ phải như vậy. Những gì làm cho tên này vui chắc hẳn phải liên quan đến tiếng la thét và máu đổ.
— Nếu ngài sẽ đi với chúng tôi, - Anna nói với vẻ lịch sự lạnh lùng.
Mụ đi trước ra ngoài cửa, hai bên có hai tên lính gác phía ngoài. Klaus theo sau Lisa và Painter, hai kẻ cầm súng kia đi theo.
Họ đi theo một hướng khác với hướng vào cái xà lim nhung lụa. Sau khi vòng vèo, một đường hầm ngầm thẳng, rộng hơn bất cứ đoạn nào khác mà họ đã qua, kéo thẳng vào tâm ngọn núi. Đường hầm ngầm cũng được một dãy bóng đèn chiếu sáng, bọc trong các lồng che bằng dây thép dọc theo tường. Đó là dấu hiệu đầu tiên của tiện ích hiện đại.
Họ đi dọc theo hành lang.
Painter để ý thấy có khói trong không khí. Mùi khói sặc hơn khi họ tiến vào. Anh quay lại chú ý đến Anna.
— Vậy là chị biết cái gì đã làm tôi ốm, - anh nói.
— Đó là tai nạn, như tôi đã nói rồi mà.
— Một tai nạn liên quan đến cái gì? - Anh hỏi dồn.
— Câu trả lời không dễ. Nó kéo dài trở lùi lại lịch sử.
— Lùi lại cái thời khi chị còn là Phát xít?
Anna liếc nhìn anh.
— Lùi lại thời nguồn gốc của cuộc sống trên hành tinh này.
— Thật thế ư? - Painter nói. - Vậy thì câu chuyện này dài bao lâu? Nhỡ rằng tôi chỉ còn lại ba ngày nữa trên đời.
Mụ mỉm cười và lắc đầu.
— Trong trường hợp đó, tôi sẽ nhảy lên trước khi ông nội tôi lần đầu đến Granitscholob. Vào lúc cuối cuộc chiến tranh. Anh có biết những chuyện loạn lạc thời đó không? Hỗn loạn ở châu Âu khi nước Đức sụp đổ.
— Thò ra cái gì người ta cướp mất cái đó.
— Và không chỉ đất đai cùng tài nguyên của người Đức, mà cả những phần nghiên cứu của chúng tôi. Lực lượng đồng minh cử đến những đảng cạnh tranh nhau, các nhà khoa học, binh lính, nạo vét các vùng thôn quê nước Đức, cướp bóc để truy tìm công nghệ bí mật. Tự do cướp phá. - Anna chau màu. - Thuật từ đó có đúng không nhỉ?
Painter và Lisa cả hai đều gật đầu.
— Chỉ riêng Anh quốc cũng đã gửi đến năm nghìn lính và nhân viên dân sự, dưới mật danh là Lực lượng T. Lực lượng Công nghệ. Mục tiêu phương châm của họ là tìm và gìn giữ công nghệ của Đức khỏi bị cướp phá và khi trong thực tế cướp phá lại là mục đích hành động thật của họ, họ đã cạnh tranh với người Mỹ, người Pháp và các đối tác Nga. Các người có biết ai là người thành lập Lực lượng T của nước Anh không?
Painter lắc đầu. Anh không thể không so sánh Lực lượng Sigma của anh với các đội đặc nhiệm Anh thời Thế chiến thứ Hai. Anh rất thích tranh luận chính vấn đề này với nhà sáng lập Sigma, ngài Sean McKnight. Nếu anh sống lâu như thế.
— Ai là lãnh tụ của họ?
Lisa hỏi.
— Một người có tên là Tư lệnh lan Fleming.
Lisa khịt mũi khinh bỉ.
— Nhà văn đã tạo ra nhân vật James Bond?
— Như nhau. Người ta nói rằng ông đã thả mẫu hình tính cách của chính mình vào một số người cùng đội. Để cho hiểu đôi chút về tính hoa mỹ kỵ sĩ và vó ngựa của đoàn quân cướp bóc công nghệ này.
— Chiến lợi phẩm rơi vào tay kẻ thắng. - Painter nhún vai trích dẫn câu tục ngữ.
— Có lẽ thế. Nhưng chính là nhiệm vụ của ông tôi phải bảo vệ công nghệ đó. Ông là một sĩ quan trong đội Sicherheỉtsdeinst.
Mụ liếc nhìn Painter, thử thái độ.
Vậy là cuộc chơi vẫn chưa hết. Anh đang bị thách thức.
— Đội Sicherheitsdeinst là một chi đội của quân đặc nhiệm SS liên quan đến việc sơ tán kho báu của Đức: nghệ thuật, vàng, đồ cổ và công nghệ.
Mụ gật đầu đồng ý với anh.
— Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi quân Nga chọc qua tuyến phòng thủ phía đông, ông nội tôi được giao một việc mà người Mỹ gọi là thâm vụ. Ông nội nhận lệnh trực tiếp từ Heinrich Himmler trước khi Reichsfủhrer bị bắt và tự sát.
— Và những mật lệnh của ông ta là gì?
Painter hỏi.
— Chuyển đi, bảo vệ và phá hủy tất cả những bằng chứng của một dự án có mật danh là Chronos. Cốt lõi của dự án này là một thiết bị đơn giản gọi là Die Glocke. Hay là Cái chuông. Phòng thí nghiệm nghiên cứu được chôn giấu sâu dưới đất, trong một cái mỏ đã bỏ hoang ở rặng núi Sudeten. ông không biết mục đích của dự án, thực ra sau đó có biết. Lúc ấy ông hầu như đã phá hủy hết, nhưng rồi ông có mật lệnh của mình.
— Thế là ông tẩu thoát cùng với Cái chuông. Bằng cách nào được?
— Hai kế hoạch được đặt ra. Một chuyến bay về hướng bắc xuyên qua Na Uy, một chuyến bay khác về phía nam xuyên qua Adriatic. Có các nhân viên mật vụ đợi ở đó để hỗ trợ ông trên cả hai tuyến. Ông nội tôi chọn chuyến đi về hướng bắc. Himmler đã nói cho ông nội biết về GranitschloB. Ông đã bay đến đây cùng một nhóm nhà khoa học Phát xít, một số người có tiền sử bị giam trong các trại tập trung. Tất cả đều cần một nơi ẩn trốn. Thêm vào đó ông nội tôi nhử họ có một dự án mà ít nhà khoa học nào có thể cưỡng lại được.
— Cái chuông, - Painter kết luận.
— Chính xác. Dự án này hứa hẹn thứ gì đó mà nhiều nhà khoa họe hồi đó đang tìm kiếm bằng nhiều biện pháp khác nữa.
— Vậy là cái gì vậy?
Anna thở dài và liếc nhìn lại phía Klaus.
— Sự hoàn thiện.
Mụ im lặng một lát, bẵng đi trong vẻ buồn riêng tư.
Phía trước cuối cùng cũng hết đường. Hai cánh cửa gỗ to tướng bọc đai sắt mở ra ở cuối đường. Phía sau ngưỡng cửa, một cầu thang xoắn bằng thép thô uốn lượn vòng xuống ăn sâu vào núi. Hố xuống cắt vào thành núi đá, những cầu thang lại bám vòng quanh một trụ bằng thép to như thân cây. Các bậc thang cuốn xung quanh.
Painter nhìn lên. Khối trụ sắt xiên vào đỉnh mái tiếp tục dẫn lên cao hơn… có thể đi suốt đường ra sườn núi. Dây thu lôi, anh nghĩ. Anh cũng ngửi thấy mùi ozone trong không khí, sặc mùi hơn cả khói.
Anna đế ý thấy vẻ quan sát của anh.
— Chúng tôi dùng trụ sắt đó để thông bớt năng lượng quá mức ra khỏi núi.
Mụ chỉ tay lên trên.
Painter nghển cổ lên. Anh thấy những ánh sáng ma quái như đã được báo cáo trong khu vực. Đây là nguồn phát ra chăng? cả cái ánh sáng và cái bệnh quái quỷ?
Kìm nỗi bực dọc, Painter tập trung vào các bậc cầu thang. Lúc đầu anh như đập thình thịch, các bậc thang dẫn vòng tròn làm anh thêm choáng váng. Tìm cách phân tâm, anh tiếp tục cuộc hội thoại:
— Quay lại với câu chuyện Cái chuông? Các vị đã làm gì?
Anna bừng tỉnh khỏi vẻ mơ mộng của mụ.
— Đầu tiên không ai biết. Nó vượt ra ngoài phạm vi nghiên cứu thành một nguồn năng lượng mới. Có người nghĩ nó thậm chí có thể là máy thời gian thô thiển. Đó là lý do vì sao nó được mật danh là Chronos.
— Đi theo thời gian à?
Painter nói.
— Ngài cần phải nhớ rằng, - Anna nói. - Phía Phát xít bỏ xa các dân tộc khác nhiều năm ánh sáng trong một số công nghệ nhất định. Đấy là lý do vì sao lại có đợt sôi sục cướp bóc thành tựu khoa học sau chiến tranh. Nhưng hãy để tôi rà lại nhé. Trong những năm đầu thế kỷ, có hai hệ thống lý thuyết cạnh tranh với nhau: học thuyết tương đối và học thuyết lượng tử. Và khi hai học thuyết này không nhất thiết mâu thuẫn với nhau, thậm chí Einstein, người phát minh ra học thuyết tương đối, cũng nói về hai học thuyết này là kỵ nhau. Các học thuyết đã chia rẽ cộng đồng khoa học thành hai khối. Và chúng ta hiểu rất rõ thế giới phương Tây tập trung nhiều theo phía nào.
— Thuyết tương đối của Einstein.
Anna gật đầu.
— Thuyết đó đã dẫn đến nguyên tử, bom, và năng lượng hạt nhân, cả thế giới đã trở thành dự án Manhattan. Tất cả đều dựa vào công trình của Einstein. Bên Phát xít đi theo một tuyến khác, nhưng cũng không kém phần sôi động. Họ có cái tương tự với dự án Manhattan nhưng dựa trên trường phái lý thuyết khác, Học thuyết lượng tử.
— Tại sao lại đi theo tuyến đó?
Lisa hỏi.
— Vì một lý do đơn giản.
Arma quay sang cô.
— Bởi vì Einstein là người Do Thái.
— Cái gì?
— Hãy nhớ bối cảnh hồi ấy nhé. Einstein là người Do Thái. Trong con mắt Phát xít, họ cho là những phát hiện của ông kém giá trị. Thay vào đó, những người Phát xít giữ khư khư lấy những phát hiện vật lý của các nhà khoa học thuần Đức, coi những công trình của họ thực tế và quan trọng hơn. Những người Phát xít dựa trên dự án Manhattan vào công trình của các nhà khoa học như Werner Heisenberg và Erwin Schrỏdinger, và quan trọng nhất là Max Planck, cha đẻ của thuyết lượng tử. Tất cả đều cội rễ vững chắc ở Tổ quốc. Thế nên những người Phát xít tiến hành một đợt áp dụng thực tế dựa vào cơ khí lượng tử, làm nên những công trình mà cho đến ngày nay vẫn được coi là chấn động. Các nhà khoa học Phát xít tin vào một nguồn năng lượng có thể được giải phóng dựa trên những thí nghiệm với những mô hình lượng tử. Thứ mà ngày nay người ta đang biến thành sự thật. Khoa học hiện đại gọi thứ động lực này là năng lượng điểm không.
— Điểm không à? - Lisa liếc nhìn Painter.
Anh gật đầu, quá quen với khái niệm khoa học.
— Khi vật gì đó bị làm lạnh hoàn toàn đến điểm không tuyệt đối, - 300 độ âm - thì tất cả các nguyên tử đang chuyển động sẽ dừng lại. Dừng hoàn toàn. Điểm không của tự nhiên. Ấy vậy mà thậm chí cả lúc đó, năng lượng vẫn tồn tại. Bức xạ nền sẽ không còn ở đó nữa. Sự tồn tại của năng lượng không thể được lý giải đầy đủ bằng học thuyết truyền thống.
— Nhưng thuyết lượng tử lại lý giải được, - Anna khẳng định. - Nó cho phép chuyển động, thậm chí khi vật chất bị làm lạnh đến mức đứng im tuyệt đối.
— Làm sao có thể thế được? - Lisa hỏi.
— Ở độ không tuyệt đối, hạt vật chất có thể không chuyển động lên, xuống, trái, hay phải, song theo cơ học lượng tử chúng có thể lóe ra lóe vào ở trạng thái đó, sản sinh ra năng lượng. Cái thứ mà ta gọi là năng lượng điểm không.
— Lóe ra lóe vào ở trạng thái à?
Lisa dường như có vẻ bị thuyết phục.
Painter bám luôn lấy cái đó.
— Vật lý lượng tử mang vẻ quái đản. Nhưng khi khái niệm nghe có vẻ điên rồ, thì năng lượng là có thật. Được ghi lại trong các phòng thí nghiệm. Trên toàn thế giới, các nhà khoa học tìm cách giải phóng loại năng lượng này từ lõi của tất cả các trạng thái. Nó cho ta một nguồn nàng lượng vô hạn, phi hạn độ.
Anna gật đầu.
— Và những người Phát xít đã thí nghiệm loại năng lượng này bằng tất cả lòng nhiệt tình của dự án Manhattan của các ngài.
Mắt Lisa lại mở to hơn.
— Một nguồn năng lượng vô hạn. Nếu họ phát hiện ra nó, nó đã thay đổi cục diện cuộc chiến.
Anna giơ một tay lên, chỉnh lại ngay.
— Ai dám nói là họ không phát hiện ra nó nào? Nó đã được ghi chép thành tài liệu vào những tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh, những người Phát xít đã đạt được những bước đột phá xuất sắc. Các dự án có cái tên Feurball và Kugelblitz. Chi tiết của những dự án này có thể tìm thấy trong đám tài liệu chưa phân loại của Lực lượng T Anh quốc. Nhưng những phát hiện đã đến quá muộn. Cơ sở nhà xưởng đã bị ném bom, các nhà khoa học bị giết hại, tài liệu nghiên cứu bị đánh cắp. Những gì còn lại đã biến mất vào những dự án đen thâm của các nước khác.
— Nhưng không phải Cái chuông.
Painter nói, lôi cuộc thảo luận về với điểm gốc của nó. Vẻ buồn nôn của anh sẽ không để cuộc hội thoại này đi lạc quá xa.
— Không phải Cái chuông. - Anna đồng tình. - Ông nội tôi tìm cách trốn thoát cùng tâm điểm của Dự án Chronos, sinh ra để nghiên cứu năng lượng điểm không. Dự án này được ông tôi đặt một cái tên mới Schwarze Sonne.
— Mặt trời Đen, - Painter dịch luôn.
— Rất giỏi.
— Nhưng thế còn Cái chuông này? - Painter nói. - Các vị đã làm gì?
— Đó chính là cái mà đã làm cho ngài bị ốm, - Anna nói. - Làm hỏng cơ thể ngài ở cấp lượng tử, mà không có thứ thuốc nào hoặc phương cách chữa trị nào có thể đến được.
Painter suýt nữa thì trượt ngã. Anh cần phải bẵng đi một lát để tiêu hóa thông tin này. Làm hỏng cơ thể ở cấp lượng tử. Như thế có nghĩa là gì?
Cầu thang cuối cùng xuất hiện phía trước, bị chắn lôi bằng hai thanh gỗ bắt chéo nhau, có hai tên cầm súng gác. Mặc dầu đầu óc quay cuồng, Painter cũng nhận thấy đá lởm chởm dọc theo mái của lần vòng cuối cùng của cầu thang xoáy trôn ốc.
Phía sau mở ra một cái hang làm kho. Painter không thể nhìn xa hơn vào đó, nhưng anh vẫn cảm thấy có nhiệt. Bề mặt đều đen. Một dãy khối hình nằm dưới những tấm nỉ. Xác chết.
Đây chính khu vụ nổ mà anh nghe thấy trước đó.
Bật ra từ đống đổ nát, một bóng người xuất hiện, đen đúa vì tro, nhưng những nét của hắn thì vẫn có thể nhận ra được. Đó chính là Gunther, gã bảo vệ to đùng, kẻ đã thiêu rụi tu viện. Hình như là những người ở đây đã gặt được quả mà chúng đã gieo.
Cháy đổi lấy cháy.
Gunther đi ngang đến chỗ rào chắn. Anna và Klaus đi cùng. Có thằng Klaus và thằng Gunther đi bên cạnh nhau, Painter nhận ra vẻ giống nhau giữa hai thằng khổng lồ này - không phải đặc điểm thể chất mà là vẻ cứng đanh và xa lạ khó có thể gí xuống được. Gunther gật đầu với Klaus.
Những người kia trơ mắt ra nhìn.
Anna cúi đầu chào Gunther, nói tiếng Đức rất nhanh. Tất cả những gì mà Painter có thể nhận ra chỉ là một từ đơn. Trong tiếng Anh và tiếng Đức từ này giống nhau.
Có phá hoại (Sabotage)
Vậy là không phải mọi thứ trong Lâu đài Đá hoa cương này đều ổn cả. ở đây có một kẻ phản bội sao? Nếu vậy, thì đó là ai? Và mục đích của họ là gì? Họ ở đâu? Bạn hay lại là thù khác?
Mắt tên Gunther đổ sang Painter. Môi hắn động đậy, nhưng Painter không thể phân biệt được hắn nói gì. Anna lắc đầu, không đồng ý. Mắt tên Gunther nhíu lại, nhưng hắn cũng gật đầu.
Painter biết rằng anh nên bớt căng thẳng đi.
Bằng một cái nhìn như dao đâm cuối cùng, tên Gunther quay đi và bước trở lại tới đám đổ nát đen đúa.
Anna quay sang.
— Đây là cái mà tôi muốn cho các vị xem.
Mụ vẫy một cánh tay vào đám đổ nát.
— Cái chuông à, - Painter nói.
— Nó bị phá hủy. Một hành động phá hoại.
Lisa nhìn vào đống đổ nát.
— Và chính là Gái chuông này đã làm cho Painter ốm à?
— Và nó nắm giữ cơ hội chữa trị duy nhất.
Painter xem xét phần tàn phá tan hoang.
— Chị có Cái chuông nữa không? - Lisa hỏi. - Hoặc chị có thể chế ra một cái khác nữa không?
Anna từ từ lắc đầu.
— Một trong những hợp phần chủ yếu làm ra nó không thể nào chế tạo được. Chất Xerum 525. Thậm chí sau sáu mươi năm rồi, chúng tôi vẫn chưa có thể làm lại công thức đó.
— Vậy là không có Cái chuông, không phương cứu chữa? - Painter nói.
— Nhưng có thể có cơ hội… nếu chúng ta giúp đỡ lẫn nhau. - Anna chìa tay ra. - Nếu chúng ta hợp tác… tôi xin hứa.
Painter vụng về vươn tối và bắt tay mụ. Ấy nhưng anh vẫn do dự. Anh linh cảm thấy như có mức độ lẩn tránh nào đó ở đây. Có gì đấy Anna vẫn chưa nói ra. Tất cả những điều mụ nói… tất cả những lời lý giải. Chúng tất cả là có ý đánh lạc hướng. Tại sao chúng lại đề nghị với anh vụ này?
Rồi sự thể sáng ra.
Anh biết rồi.
— Vụ tai nạn này… - anh nói.
Anh cảm thấy ngón tay Anna xiết vào ngón tay anh.
— Đây không phải là tai nạn do sự cố phải không? - Anh nhớ từ mà anh đã nghe lỏm được. - Đây là phá hoại.
Anna gật đầu.
— Lúc đầu, chúng tôi nghĩ là sự cố. Chúng tôi hiếm khi gặp vấn đề về xung điện này. Bung nổ trong Cái chuông là sản phẩm. Chẳng có gì là chính cả. Thải năng lượng đi thì có vài vụ ôm quanh đây. Thi thoảng có vụ chết người.
Painter phải cố kiềm chế không lắc đầu. Chẳng có gì là chính cả, Anna vừa nói vậy. Những vụ ốm đau và chết chóc là quá đủ để xuống lệnh cho Ang Gelu gửi đi lời kêu gọi quốc tế đến giúp đỡ, lôi kéo cả Painter đến đây.
Anna tiếp tục nói.
— Nhưng mấy đêm trước, có kẻ đã chỉnh lại hệ cài đặt trong một lần định kỳ thử nghiệm Cái chuông. Làm đầu ra tăng theo cấp số nhân.
— Và quét sạch tu viện cùng ngôi làng.
— Đúng vậy.
Painter bóp chặt tay Anna. Trông như mụ muốn rút tay ra. Anh không để yên được. Mụ đang chênh vênh trên bờ bị lộ tẩy hoàn toàn. Song Painter biết được sự thật chắc chắn như cơn đau đầu giờ đây đang bóp anh. Nó lý giải cho lời mời chào công tác.
— Song không chỉ các vị sư chùa và ngôi làng bị ảnh hưởng, - Painter nói. - Ai ở đây cũng bị hết. Tất cả các vị cũng ốm như tôi. Không chỉ có hệ thần kinh nhanh chóng bị thoái hóa như các vị sư trong thiền viện, mà cả suy sụp chung về thể chất như tôi đang bị đây.
Mắt Anna nheo lại, nhìn anh chăm chú, cân nhắc mức độ nói… rồi thì mụ gật đầu.
— Chúng tôi ở đây có giáp che một phần, ít ra thì cũng có phần nào được bảo vệ. Chúng tôi thải đồ thừa bức xạ của Cái chuông lên trên và ra ngoài.
Painter nhớ đến những ánh sáng ma quái nhảy múa trên đỉnh núi. Để khỏi rắc rối cho chúng, bọn Đức này đã đánh vào vùng cận kề bằng bức xạ, kể cả thiền viện gần đó. Song các nhà khoa học ở đây đã không chạy thoát được mà không bị tổn hại.
Anna gặp cái nhìn của anh, điềm nhiên, không hối lỗi.
— Tất cả chúng ta giờ đây đều cùng chung một án tử hình.
Painter cân nhắc những phương án của mình. Anh chẳng có phương án nào cả. Mặc dầu chẳng bên nào tin bên nào, nhưng cả hai bên đều chung con thuyền số phận, vậy thì họ nên gần gũi nhau hơn. Nắm tay cô, anh lắc mạnh, ký kết bản hiệp ước hòa bình.
Đội quân Sigma và đội quân Phát xít đi cùng nhau.
Trật Tự Đen Trật Tự Đen - James Rollins Trật Tự Đen