Đôi khi, những thành quả tuyệt vời lại xuất phát từ những thất bại sớm gặp phải.

Thomas H. Huxley

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Thể loại: Trung Hoa
Dịch giả: Nhược Thủy
Biên tập: nguyen trieu
Upload bìa: Hoàng Huyền
Số chương: 20
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 897 / 39
Cập nhật: 2020-03-12 22:18:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Nữ Oa Nương Nương
ữ Oa Nương Nương
Nữ Oa Nương Nương tương truyền là một vị nữ thần của thời thượng cổ, là vị Nữ Đế cổ nhất, là Mẹ của tất cả nhân loại.
Nữ Oa Nương Nương còn gọi là “Nữ Oa Thị”, “Nữ Hy Thị”, “Oa Hoàng”, “Địa Mẫu”.
Cũng theo truyền thuyết, bà Nữ Oa họ Phong, là vợ của Thần Thái Dương Phục Hi.
*Sách “Hoài Nam Tử--Lãm Minh Huấn” nói rằng:
-“OA, là vị thần thánh nữ, sinh ra vạn vật. Tên có âm đầu là Nữ, kế là thanh Oa” và “Nữ Oa, vị vua phần âm, trợ giúp đắc lực cho vua Hi”. Lại có truyền thuyết:
“Thời mới khai thiên lập địa, bốn cực bị hỏng, chín châu bị đè, nước từ sông trời chảy xuống làm ngập lụt thế gian…Lúc bấy giờ, bà Nữ Oa luyện “đá ngũ sắc” để vá khoảng trời xanh bị sụp, chặt bốn chân con ngao (loại rùa lớn) làm bốn cột chống trời, giết rồng đen để cứu giúp Ký Châu, tích chứa tro đốt cây lau làm ngăn nước sông trời... Ngồi xe sấm, hàng phục rồng, chỉ dạy cho quỉ thần, thăng lên trời nơi Linh môn ở ngôi đế”.
*Sách “Phong tục thông nghĩa” nói rằng:
- “Lúc mới mở ra trời đất, bà Nữ Oa nặn đất sét để tạo thành người. Nhưng số lượng người nặn ra quá ít ỏi dù bà đã tận lực làm việc. Sau cùng, nẫy ra một sáng kiến:- Bà lấy một sợi dây leo dài nhún vào trong đất bùn. Khi Bà dở nó lên, bùn ướt nhễu xuống từ sợi dây leo và trở thành những con người”.
*Trong “Đế Vương thế kỷ tập tồn” thì chép:
- “Bà Nữ Oa họ Phong, trợ giúp vua Phục Hi trị nước, có hình dáng “đầu người mình rắn”, mỗi ngày biến hóa bảy mươi lần”.
*Những sách thần thoại cổ xưa nhất Trung Quốc cũng đều nói rằng bà Nữ Oa tạo ra con người, là người mẹ sớm nhất của cộng đồng người Trung Quốc. Hình tượng bà Nữ Oa căn cứ theo hình khắc trên đá ở Miếu Vũ Lương đời nhà Hán thì là “đầu người mình rắn”.
* Theo truyện Thần thoại Trung hoa, một ngày kia, Nữ Oa đi đến một khu đất rộng. Bà rất vui vì thế giới nơi này tràn đày tiếng chim hót và hương hoa thơm khiến Bà không muốn trở về trời. Nhưng Bà có một cảm giác ray rứt như có một cái gì còn thiếu. Cảm giác đó không ngưng khi Bà bước đi trên suốt con đường dẫn đến bờ nước. Bà quì xuống uống nước. Nhìn thấy hình ảnh đẹp đẽ của mình trên mặt nước khiến Bà nảy sanh ý tưởng tạo ra sự sống. Lúc đầu, bà dùng đất sét trộn với nước để nặn thành hình người và thổi hơi vào để truyền sự sống. Nhưng số lượng “người” do bà dù làm việc hết sức vất vả mà cũng chẳng dược bao nhiêu. Bà liền nẫy ra sáng kiến thay đất sét bằng bùn để đở tốn công trộn đất sét với nước.Bà chụp lấy một nắm đất bùn, và đắp thành một hình tượng nhỏ, dựa theo hình ảnh của chính mình bà. Lạ lùng thay, khi Bà để tượng hình xuống đất, nó liền sống động ngay tức thì! Thật là thần diệu! Nó còn cả gọi kêu Bà bằng hai tiếng ‘Mẹ Mẹ’ và nhảy nhót không ngừng. Bà vui vẻ đắp thêm một tượng hình nhỏ khác, rồi thêm một tượng nữa, và một tượng nữa. Bà làm việc nhiều đến nổi các ngón tay bà phát sưng lên. Nhưng các tượng nhỏ mà Bà đắp vẫn còn quá ít oi; làm sao chúng có thể làm đày tràn cả khu đất rộng này? Bà liền nảy sanh ra một ý kiến: Bà lấy một sợi dây leo dài nhún vào trong đất bùn. Khi Bà dở nó lên, bùn ướt nhễu xuống từ sợi giây leo và trở thành những con người. Bà Nữ Oa rất thương quí sự tạo dựng này của Bà, Bà quá sung sướng và chạy khắp núi sông, và không bao lâu mặt đất tràn đầy loài người. Do đó, Bà Nữ Oa chính là “thần sáng thế và thần tạo ra con người”.
*Chú thích:
- Đoạn nầy, dịch theo lối phóng tác cho nên thơ một chút, các bạn đừng căn cứ vào nguyên tác mà cho rằng tôi phóng đại nhé!-NT.
*Cũng theo truyền thuyết, trước khi tạo ra con người, Bà Nữ Oa đã sáng tạo các con vật trước, như là:
- “Vào mùng một tháng giêng tạo ra gà, mùng hai tạo ra chó, mùng ba tạo ra dê, mùng bốn tạo ra heo, mùng năm tạo ra trâu, mùng sáu tạo ra ngựa, đến hết ngày thứ bảy thì mới tạo ra con người. Vì thế, ngày mùng bảy tháng giêng được gọi là “Nhân Nhật” (ngày của người). Sau khi tạo ra con người, phát sinh ra vấn đề là sau nầy làm sao để loài người có thể tồn tại và phát triễn lâu dài được? Nếu cứ sau khi người chết lại phải tốn công tạo ra con người lần nữa thì chẳng phải là quá nhiêu khê vất vả sao? Do đó, Bà mới chọn ra và thổi tiên khí vào để phân thành hai giới tính nam nữ, rồi dạy cho họ việc kết hợp, gả cưới vợ chồng, cách thức truyền giống để tự sinh sôi nẫy nở mà tồn tại mãi mãi.
Theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc thì cho rằng, chính Bà Nữ Oa đã dạy dỗ về nguyên tắc “cùng huyết thống thì không được cưới gả”, một vấn đề quan trọng mà các nhà sinh học hiện nay rất quan tâm. Cho nên, dân gian tôn sùng Bà là “đệ nhất môi nhân” (bà làm mai mối đầu tiên), nhờ sự kết hợp nầy mà nhân loại mới có thể tồn tại phát triển lâu dài được. Người sau cảm niệm công đức cống hiến đối với việc hôn nhân của Bà, nên tôn xưng Bà là “Môi thần chi Tổ” (Tổ của việc mai mối) hoặc “Cao Môi” (bà mối cao nhất).
*Khi đã có con người rồi thì phát sinh việc tranh chấp nhau, kế đó là gây chiến tranh. Thần thoại nói rằng: “Thuở xưa có thần nước Cộng Công làm phản, bị thần lửa Chúc Dung đánh bại, thần Cộng Công đụng đầu vào vách núi Bất Chu ở hướng Tây. Núi Bất Chu vốn là một trong những cây trụ chống Trời, cây trụ Bất Chu ấy bị Thần Công Công húc làm gãy. Thế là một nửa bầu Trời phía Tây bị nghiêng sụp, có nhiều lỗ thủng, gây ra lắm tai họa cho trần gian. Thần Nữ Oa lo tu bổ lại, bà chọn đá ngũ sắc bỏ vào nồi, dùng lửa đốt nóng tạo thành một thứ keo đặc biệt. Bà đem thứ keo ấy dán, vá lại những lỗ thủng trên bầu Trời. Để chống vững bầu Trời, bà chọn một con ngao (loại rùa lớn), chặt lấy 4 chân rồi làm phép biến thành 4 cây trụ chống đỡ bầu Trời. Sau đó, bà còn dạy dân đốt những cây lau sậy rồi lấy tro mà đổ vào những vùng đất thấp ngập nước sình lấy biến thành ruộng cao ráo, dạy cho dân cày cấy để có phương tiện sinh tồn. Nhờ vậy, thế gian được phục hồi đời sống yên ổn và ấm no hạnh phúc, Rồi bà còn dạy vễ lễ nghi văn hóa cho con người nữa. Nhờ đó, ngày nay nhân loại mới tồn tại và phát triển, nền văn minh ngày càng cao thêm. Ngày mà Bà Nữ Oa vá trời đó là ngày hai mươi tháng giêng, do đó người đời sau gọi ngày nầy là “Bổ thiên nhật” (ngày vá trời), có người còn chế tạo ra hình tượng Bà đặt trên nóc nhà, gọi là “Hiệu pháp Nữ Oa Bổ Thiên” để hóa giải những ngôi nhà bị phạm phong thủy bớt ảnh hưởng xấu, ngày nay thì tập tục nầy ít thấy.
* Nữ Oa Nương Nương còn được tôn xưng là “Địa Mẫu” hoặc “Vô Thượng Hư Không Địa Mẫu” hay “Đại Đạo Huyền Huyền Hư Không Địa Mẫu”, “Vô Thổ Hư Không Địa Mẫu Vô Lượng Từ Tôn”. Sách “Địa Mẫu Chân Kinh” chép:- “Thưở sơ sanh Bàn Cổ, ta lấy hai khí âm dương mà lập thành hôn nhân cho con người”. Lại còn nói:- “Thiên quân bổn thị huyền đồng tử--Tha lung ngã á phối thành song” (Vua trời vốn thiệt là huyền tử, Ông điếc bà câm hóa thành đôi). Thuyết nầy cho rằng Ông Bàn Cổ và Bà Nữ Oa sinh cùng thời, nhưng đa số thuyết lại nói khác là Ông Bàn Cổ sinh ra trước rồi mới có trời, đất, người. Kế đó mới đến thời kỳ của Tam Hoàng Thần Nông Phục Hi Nữ Oa v.v…
*Nếu xem xét từ thời đại nguyên thủy của con người thì cây cối và sinh vật chính là thịt, gân của đất đai; đá và núi là xương cốt của đất đai. Trong hầu hết các truyện thần thoại đều gọi trời là “thiên phụ” (cha trời) còn đất gọi là “địa mẫu” (mẹ đất) ý nói rằng trời đất là cha mẹ sanh ra muôn vật.
*Quan điểm tôn sùng “mẹ đất” nầy phát sinh từ khi loài người qua thời kỳ săn bắt thú vật để ăn, tiến lên bước trồng trọt gieo cấy, nên rất coi trọng về đất. Việc tôn sùng nầy có hai ý nghĩa:-
-một là, cầu cho ngũ cốc được trúng mùa, thu hoạch được dồi dào sung túc.
-hai là, khi nông dân cày cuốc cấy gặt… thế nào cũng phải va chạm tổn thương đất đai, sợ bị thần đất nổi giận, nên phải cúng lạy “Địa Mẫu” để cầu xin tha tội.
*Cũng có thuyết nói rằng, sau khi Bà Nữ Oa đã làm cho trời đất yên bình rồi thì mới có Đông Vương Công và Tây Vương Mẫu xuất hiện, được con người tôn hai vị nầy là “Thiên Hựu và Địa Mẫu”.
* Nữ Oa Nương Nương được ai nấy xem là thủy tổ loài người, nhưng trong dân gian đặt nặng việc “vá trời” hơn, nên gọi bà là “Đại Nữ Thần chấp vá”. Riêng trong nghề chế tạo dù, lộng thì tôn bà làm Tổ Sư. Ngoài ra, hai ngành thêu may và gốm sứ cũng thờ bà làm “Thần Thủ Hộ” cho nghề nghiệp của họ.
*Ngày thánh đản của Nữ Oa Nương Nương là ngày hai mươi tháng giêng âm lịch. Thói quen trong dân gian gọi là ngày “thiên xuyên nhật” (ngày trời lủng) và tất cả hảng xưởng xí nghiệp đều nghỉ việc để dự lễ cúng tế Nữ Oa Nương Nương.
Thần Thánh Trung Hoa Thần Thánh Trung Hoa - Sưu Tầm Thần Thánh Trung Hoa