The mere brute pleasure of reading - the sort of pleasure a cow must have in grazing.

Lord Chesterfield

 
 
 
 
 
Tác giả: Mai Thảo
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Dinh Dung Nguyen
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4781 / 129
Cập nhật: 2017-08-30 02:57:35 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8 -
au tiệc cưới tưng bừng của Nhã, buổi tối hôm ấy thật đẹp trời. Những ngày mưa lớn bắt đầu. Mưa bắt đầu, hay chỉ là mưa bẫn tiếp tục? Tôi cũng không nhớ nữa. Một mùa lướt thướt qua đi cho chói chang một mùa nắng tới cũng thế mà thôi! Với tôi sống không còn trí nhớ.
Hai vợ chồng Nhã đưa nhau đi Đà Lạy, Nha Trang hưởng tuần trăng mật. Khi về, chúng nó đến thăm tôi luôn. Nhưng sự viếng thăm chỉ siêng năng ở tháng đầu tiên, sau đó thưa dần. Tôi cũng chẳng buồn rầu, chẳng phiền trách gì Nhã. Nó có cuộc đời của nó, những bổn phận và những bận rộn của nó, đâu còn như lúc sống chung dưới một mái nhà với tôi như ngày xưa. Chính tôi cũng không muốn Nhã về thăm tôi luôn luôn để làm gì. Tôi đã quan lắm với cô đơn. Từ khi những lá thư Trường được đốt đi, nấm mộ tình yêu đã xanh cỏ rồi. Tâm hồn tôi chỉ còn là một mặt phẳng lặng lờ, không còn rung động. Một cái gì đó trong tôi đã chết. Nếu quá khứ và kỷ niệm còn lưu lại được một cái gì thì đó chỉ là tôi đang âm thầm để tang một cái gì đã chết.
Trong khi đó, mưa rơi, mưa đổ từng sáng lê thê, từng chiều hắt hiu, từng đem lạnh buốt. Tôi ăn, ngủ, đi đứng, và đi theo từng ngày bằng những bước chân vô định.
Vào cuối tháng 10, người u già xin nghỉ:
-Tôi về dưới tỉnh sống với con tôi, cô ạ! Nó lập gia đình rồi, nó muốn tôi về ở cùng, không chịu cho tôi ở xa nó nữa.
Tuy mến người u già đã ở với chị em chúng tôi từ ngày mẹ tôi mất, tôi cũng không giữ người u già ỏ lại. Nếu muốn, tôi có htể giữ được. Nhưng tại sao lại giữ? Tôi chỉ hỏi u già đã nghĩ kỹ chưa, thì u trả lời là đã, tôi đã cho u về quê.
Cùng với người u già xin nghỉ việc, tôi mất nốt người thân yêu gần gủi cuối cùng. Ai rồi cũng bỏ tôi thật sao? Những gần gủi rồi kế tiếp nhau biến thành những ly cách. Lòng tôi đã hết rồi, những trời xanh và những nắng hồng lại nặng trĩu thêm một lớp mây u uất. Mùa mưa có thể đã chấm dứt. Sắp cuối năm rồi. Đã gần Giáng Sinh. Đã gần Nguyên Đán. Nhưng trong tôi có đích thực là một mùa mưa phùn buồn bã đã bắt đầu?
Một đêm tôi nằm mơ thấy Yến, người bạn gái của những ngày nằm trong bệnh viện. Yến mặc một cái áo dài trắng toát, mỏng như sương khói, tới đứng cạnh đầu giường. Tôi mời Yến ngồi xuống. Mái tóc Yến ngắn, nhưng trong cơn mơ nó khác, nó dài như một dòng suối chảy.
Yến hỏi:
-Chị có gặp nhà tôi ở đâu không?
Tôi trảo lời:
-Có! Anh ấy về kiếm chị, đã từ tuần trước. Chị chưa gặp sao?
Yến gật đầu:
-Gặp rồi.
Tôi ngạc nhiên:
-Gặp nhau rồi sao còn hỏi? Sao chị lại đi một mình thế này? Và sao mái tóc chị lại dài quá vậy?
Yến không giải thích về mái tóc, chỉ buồn bã đáp:
-Gặp rồi, anh ấy lại đi. Hai đứa chưa nói với nhau được một lời nào, anh ấy đã đi mất!
Yến biến mất và tôi tỉnh dậy sau mẩu đối thoại nửa chừng vô nghĩa. Một đêm khác, tôi nằm mơ thấy Trường. Chỉ biết là thấy chàng, không khí giấc mơ thảm sầu hoang vắng, còn thì không nhớ được gì hết. Giấc mơ trắng toát ấy đồng nghĩa với hư vô. Một đêm khác, tôi thấy tôi ở giữa một đám đàn ông đàn bà lạ mặt. Họ cười nói ngả nghiêng ầm ĩ. Tôi ngơ ngác chưa kịp xem mình đang ở chốn nào đây thì tỉnh dậy. Nhiều buổi trưa, chợp mắt một lát thôi, thần trí tôi cũng chập chờn trong mộng ảo. Tôi mơ nhiều quá. Thần kinh căng thẳng, đầu óc mê mẩn. Và mùa mưa trong hồn tôi vẫn trắng xóa đất trời trong lướt thướt mưa bay.
Quên không nói là u già xin nghỉ việc, tôi chưa tìm được người làm mới, phải đi ăn cơm tiệm mấy ngày. Phan bận việc, phải đi xa suốt mấy ngày đó, tôi lủi thủi đến tiệm ăn một mình, ăn xong trở về một mình, làm một sự im lặn nhỏ cộn vào sự im lặng lớn, và đầy đủ của ngôi nhà hoang vắng. Những bữa ăn ở tiệm không ngon miệng chút nào. Những khách ăn chung quanh ngó sang người đàn bà vào tiệm một mình thẫn thờ và lặng lẽ khiến tôi mất hết tự nhiên. Nhiều bữa, gần như là tôi bỏ, không ăn, đứng lên gọi trả tiền trong khi những đĩa đồ ăn trên mặt bàn còn đầy ắp.
Chỉ trong vài tuần ăn ngủ thất thường như thế, tôi gầy đi trông thấy. Bao nhiêu nghị lực đều tiêu tán theo sức khỏe suy giảm. Lúc nào tôi cũng có cảm tưởng hãi hùng như mình ngã bệnh đến nơi.
Phan hẹn chỉ đi vắng có 3 ngày, xuống tỉnh giải quyết gấp một công việc khẩn cấp. Sau 3 ngày, Phan trở về thật, như đã hẹn. Tôi mừng không thể tả được. Tôi đang cần có một người đàn ông ở bên cạnh, bất cứ là một người nào. Người ta không thể sống một mình suốt đời. Tôi cũng vậy. Sự chịu đựng cô đơn đã tới giới hạn cuối cùng. Tôi không chịu đựng thêm được nữa.
Ngay trong tuần lễ đó, khi Phan ngỏ lời lấy tôi, tôi nhận lời ngay. Lễ cưới chúng tôi được ấn định vào khoảng trước tết Nguyên Đán. Khi Phan đeo vào ngón tay tôi chiếc nhẫn đính hôn, tôi chảy nước mắt.
-Tại sao Tuyền khóc?
Tôi quay mặt đi, không trả lời. Tôi nhận lời lấy Phan rồi, nhưng tôi có quên được Trường không? Tôi đã làm cho một người đàn ông sung sướng. Nhưng cuộc hôn nhân sắp tới có đích thực là một giải quyết tốt đẹp? Không rõ! Chỉ biết là cùng với chiếc nhẫn đính hôn trong ngón tay, đường chỉ định mệnh trong lòng tay tôi đã ngừng lại ở một điểm nào, và một người đàn bà nào đó trong tôi đã chết.
Một vài trận mưa cuối cùng lác đác đổ xuống. Thường là lúc nửa đêm về sáng, đánh dấu cho một mùa mưa, một mùa mưa từng đã có những trận mưa ào ạt kín trùm đã phai tàn, đang lùi dần vào một quá khứ thời tiết. Sang năm, mưa sẽ trở lại, làm lướt thướt nhữn lùm cây, làm lênh láng những lề đường, làm nhòa nhạt những khung kính.
Nhưng năm nay, mưa đã thôi cho một mùa nắng bắt đầu. Tháng 10 rồi. Tháng 10 qua. Đãn tháng 11 tới. Chỉ còn ngót 60 ngày nữa là đã đến tết Nguyên Đán. Tuy chưa có một quyết định cụ thể nào về cuộc hôn nhân giữa hai chúng tôi, nhưng đời sống của tôi, từ khi có một chiếc nhẫn đính hôn trong tay, đã thuộc về Phan.
Nhận lời lấy Phan, sự nhận lời này không được đọc bởi tình yêu. Tôi và Phan cũng biết rõ như vậy. Nhưng tôi đã nhận lời, và tôi muốn đối xửa với Phan chân thành, không lừa dối. Nghĩa là không ‘ăn gian’, không đóng kịch. Phan yêu tôi chân thực. Phan đợi chờ tôi, kiên nhẫn và bình tĩnh, Phan xứng đáng được đáp lại, ít nhất cũng bằng một thái độ thẳng thắn, và tôi cũng nhất định với tôi như thế, là thẳng thắng với Phan đến tận cùng. Chuyện cũ giữa tôi và Trường, tôi cũng đã nói rõ cho Phan biết một phần nào.
Hôm đó, chính là lúc Phan ngỏ lời và trao nhẫn đính hôn cho tôi mà tôi nói đến Trường lần cuối cùng.
-Em thấy cần thiết phải nói rõ cho anh một điều.
Chừng như đoán thấy tôi muốn đề cập tới chuyện gì. Phan ngăn lại:
-Có cần thiết thật không?
Tôi gật:
-Cần, anh ạ! Em đã yêu một người, yếu rất nhiều năm trước đây. Người đó tuy ở xa, anh chưa từng gặp lần nào, nhưng tới giờ phút này vẫn có mặt.
Phăn dịu dàng:
-Rồi Tuyền sẽ quên.
Tôi nhìn thẳng vào mặt Phan:
-Em cũng hy vọng như thế. Có hy vọng như thế, em mới dám nhận lời lấy anh. Nhưng một tình yêu không thể xóa bỏ hoàn toàn trong một ngày, một buổi. Em cũng cần nói thêm là người đàn ông ấy đã làm cho em đau đớn, và cuộc tình ấy tan vỡ, trên một ý nghĩa thế nào, đối với em đúng là một vết thương.
Phan ôn tồn:
-Nhưng Tuyền phải lựa chọn, không thể chờ đợi một người suốt một đời mình.
-Anh thấy đó! Em đã lựa chọn. Em xin anh một điều. Anh bằng lòng như vậy thì chúng mình mới lấy nhau được.
-Tuyền cứ nói.
-Em cần một thời gian để lãng quên.
Phan gật đầu:
-Tuyền có cho Tuyền thời gian đó.
Phan ngẫm nghĩ rồi hỏi, lần này tên người vắng mặt được nhắc đến:
-Nếu Trường về trước ngày cưới chúng ta?
-Em không tìm gặp lại, thề với anh như thế. Nhưng nếu Trường cần gặp, đòi gặp, em sẽ gặp nói rõ cho Trường hay. Nói cho Trường biết thôi, chứ em đã nhận lời lấy anh từ phút này...
Tôi nhấn mạnh:
-Từ phút này anh có thể coi em đã thuộc về anh rồi.
Phan nắm chặt tay tôi, nghiêm trọng nói:
-Anh mãi mãi tin em ngay thẳng. Tin không bao giờ ngờ vực.
Phan tin tôi vô điều kiện như vậy, tôi lừa dối Phan sao được nữa. Lừa dối một người như Phan, lừa dối ấy mang ý nghĩa một bội phản đê tiện.
Thế là xong! Cây cầu ở sau lưng tôi đã chặt đứt. Quá khứ và kỷ niệm là cái bờ sông bên kia xa vời và cách biệt không bao giờ tới nữa.
Tin tôi bằng lòng lấy Phan tưởng còn là một bí mật kéo dài, chỉ hai ngày sau đã đến tai Nhã. Hai vợ chồng chúng nó tức tốc đến thăm. Và sau khi tôi ngượng ngập xác nhận là sự thật, Nhã ôm lấy tôi mừng rỡ. Nó luông miệng:
-Có thế chứ! Có thế chứ!
Chẳng hgiểu hai chữ ‘thế chứ’ được nó hiểu như thế nào. Có lẽ là một chuyện phải tới, mọi người đều chờ đợi, bây giờ đã tới.
Thôi, thì cứ cho là như thế đi. Ai cũng mong đợi chuyện này. Người đàn bà không thể sống suốt đời một mình. Tôi cũng vậy. Nhưng còn Trường? Trường có chờ đợi chuyện này đâu! Tôi không hề hứa ra miệng, không thể gọi tôi là thất hứa. Nhưng trong thâm tâm, tôi đã từng nhiều lần đoan chắc (1) với chàng là yêu nhau một đời, là chờ đợi mãi mãi. Thì trên một ý nghĩa nào, cũng là một tờ giá thú tình cảm đã bị hủy bỏ.
Tôi hỏi Nhã:
-Chị dặn anh Phan đừng cho ai biết vội. Anh Phan đến nói chuyện cho em biết rồi sao?
-Anh Phan đến chơi, không nói gì hết. Nhưng cứ trông cái nét mặt anh ấy vui mừng như bắt được của là Thiều và em cùng đoán được ngay. Tra hỏi chừng 5-10 phút thôi là tội nhân thú tội liền.
Nhã cau mày:
-Tại sao chị giấu chúng em?
Tôi gượng cười:
-Định dành cho em một ngạc nhiên chừng nào hai chị em mình gặp nhau.
Nhã gật:
-Ngạc nhiên thì đúng là một ngạc nhiên lớn thật! Ai ngờ...
Nhã bỏ lửng câu nói, nhưng tôi đã hiểu nó định nói gì. Nó ngạc nhiên là phải. ‘Ai ngờ’ đây có nghĩa là ngờ đâu tôi đã hết yêu Trường. Chính tôi cũng không ngờ được, nói gì đến Nhã và những người ngoài cuộc khác.
Nhã hỏi:
-Bao giờ đó chị?
-Ngày cưới?
-Vâng!
Và Nhã cười lớn:
-Và lần này thì là chị đó, chứ không phải là em nữa đâu!
-Anh Phan đòi càng sớm càng hay.
-Nghĩa là trước tết Nguyên Đán?
-Anh Phan muốn thế, chị thì thấy hơi vội vã quá. Em nghĩ thế nào?
-Em đồng ý với anh Phan. Thiết tưởng chị cũng nên đồng ý như vậy. Không nên bắt anh ấy chờ đợi tới sang năm để làm gì. Em thấy ở trường hợp chị càng nhanh chừng nào, càng nên chừng nấy.
Tôi buồn cười:
-Phải vội vàng đến thế kia sao? Có để tới sang năm, chị cũng chưa đến nỗi nào, anh Phan cũng vậy.
Nhã nắm lấy tay tôi:
-Em đâu có định nói thế.
Tôi biết Nhã không định nói thế thật, nhưng giục tôi nên ‘thanh toán’ gấp vấn đề hôn nhân. Nó có lý. Phan thấy cần phải cưới ngay, tôi cũng vậy, là bởi vì cả ba chúng tôi cùng có một điểm đồng nhất này, là phải đặt người vắng mặt là Trường đứng trước một sự đã rồi. Trường ở xa, nhưng chàng còn là một ‘nguy hiểm’, nguy hiểm cho Phan trước nhất. Chàng vắng mặt, nhưng chàng hiện hữu ngột ngạt, chính bằng sự vắng mặt của chàng. Cũng may là ngoài một vài lần vô tình, không ai nhắc đến Trường nữa. Chúng tôi cùng né tránh chàng, ngấm ngầm thỏa thuận với nhau là để cho chàng được yêu.
Cuối năm đến dần. Tháng 10 qua, rồi tháng 11 cũng qua, và tháng chạp đã tới. Thành phố đợi chờ mùa xuân từ một năm mới đã tới gần, sửa soạn đón chờ một Nguyên Đán tấp nập. Trong thời kỳ này, Nhã đến chơi tôi luôn luôn. Nó thường đến một mình, bắt chồng nó đánh xe đưa đến tận nơi rồi đuổi chồng nó về, ở lại với tôi cả buổi. Đàn ông ngoan ngoãn thật, nếu ai cũng như Thiều. Vợ đuổi về, cười cười rồi cũng về.
Tôi mắng Nhã:
-Bao nhiêu điều chị dặn em trước khi em đi, em không nghe chị được một điều nào hết! Người đàn bà đẹp nhất ở sự nhu mì hiền hậu. Chỉ những người vợ lăng loàn mới bắt nạt chồng.
Nhã tủm tỉm cười:
-Chị nói em rồi chị cũng bằng 10 em!
Tôi quát lớn:
-Đừng nói láo!
Nhã rụt cổ:
-Thì thôi, không dám nói láo nữa! Đấy rồi chị coi!
Tôi nghĩ đến những câu nói đùa của Nhã, chợt liên tưởng đến những đời sống nhỏ hẹp, hữu hạn ấy là những đời sống đàn bà. Cuối cùng rồi, đời sống của một người đàn bà nào cũng giống với cuộc sống của một người đàn bà nào. Cái bến đậu cuối cùng, cái trạm nghỉ cuối chót nhất của người đàn bà có một đời sống gió bão nhất, có một tâm hồn khác thường nhất, rồi cũng chỉ là một mái gia đình. Rồi cũng chỉ là chồng, con, và một cuộc sống phẳng lặng, qua ngày đoạn tháng.
Ý nghĩ này an ủi tôi được phần nào những lúc hình ảnh Trường còn hiện về trong tâm tưởng.
-“Trên trái đất này, cái người đàn bà xứng đáng tham dự vào cuộc đời ‘sông dài và biển rộng’ của anh, người đàn bà đó chưa hề được sinh ra, hỡi anh yêu dấu! Anh, mà em xin cúi đầu tạ lỗi, vì đã không đi theo anh được tới những chặng đường cuối cùng. Em không xứng đáng với anh đâu, xin cho phép em được nửa đường đứng lại. Em không thề là bạn đường lý tưởng của anh. Những bước chân của em yếu đuối và hụt hẫng, em không thể đi theo anh tới những góc biển, những chân trời. Thôi mất nhau, anh nhé! Mất nhau như hai kích thước khác biệt và chênh lệch một trời một vực, thế nào rồi cũng tới lúc phải lìa nhau. Hãy gìn giữ mãi những cái gì đã có và đã mất. Nghĩ đến em, xin hãy coi em như một kỷ niệm. Em ra khỏi đời anh rồi, và anh lại được hoàn toàn là anh, anh lại tự do!”
Những ngày cuối năm thật đẹp. Ngày tháng chạp nào cũng là một ngày rự rỡ. Nguyên Đán chưa tới, nhưng cái không khí của Nguyên Đán đã bao trùm lên mọi hình thức sinh hoạt của thành phố. Buổi tối, những giàn đèn được chăng trên những đại lộ, ánh sáng lấp lánh khắp nơi tạo cho đêm thành phố một cảnh tượng huy hoàng. Người đi đầy đường. Mỗi vỉa hè là một dòng suối màu sắc lộng lẫy. Trong lúc thiên hạ rủ nhau đi sắm Tết, tôi cũng phải ra đường mua sắm một vài thứ cần thiết cho ngày cưới sắp tới của tôi.
Nhã đến đón tôi đi. Nó cười:
-Lần cưới em, em nhờ chị. Bây giờ tới lượt chị, em bảo gì chị cũng phải nghe theo.
Vấn đề sắm sửa cho tôi trước ngày cưới tạo cho Nhã cái cơ hội nó thích thú nhất là đi dạo phố ‘với chị’ qua những hành lang, qua những cửa hàng. Nhiều buổi sáng liên tiếp đều được khởi đầu như vậy. Nhã đến tôi từ sớm. Nó đánh thức tôi dậy, bắt mặc quần áo, rồi hai chị em kéo nhau ra khỏi nhà.
-Đàn ông họ lười lắm chị ơi!
-Lười như thế nào? Chuyện gì?
-Lười đưa vợ đi phố. Em lấy chồng rồi em mới biết đó. Chị nhớ không? Hồi hai em đính hôn với nhau, em bảo Thiều đi đâu, bận mấy cũng bỏ hết công việc đưa em đi ngay. Nhiều khi không đi còn gợi cho mà đi nữa.
Tôi cười:
-Thế là chăm, sao gọi là lười được?
-Chị để em nói hết đã. Chỉ chăm được dạo đó thôi. Bây giờ động đề nghị đi đâu là kiếm cớ thoái thác để ở nhà không à. Đàn ông gì mà lại thích ở nhà hơn đàn bà mới lạ chứ!
-Thế là yêu gia đình.
Nhã ngẫm nghĩ rồi gật đầu:
-Có lẽ đúng như thế thật đấy. Em cũng thích ở nhà săn sóc việc nhà, nhưng một buổi, mộ lúc thôi. Đàng này, Thiều không thế, được ở nhà là thích lắm, phải đi đâu là nhăn nhó dễ ghét, nói ngại lái xe, ngại mặc quần áo, ngại ra đường. Thiều phải là đàn bà, cho em làm đàn ông mới đúng. Chừng như anh Phan cũng vậy, phải không chị?
-Phải, anh Phan cũng vậy.
-Thảo nào mà hợp nhau, là thích nhau ra mặt.
Những câu chuyện nghiêng vào phẩm bình (2) đàn ông như vậy đáng lẽ còn kéo dài thêm đến một người đàn ông khác là Trường. Nói đến người đàn ông nào cuối cùng rồi Nhã cũng nói đến Trường. Như thế đã thành một thói quen. Có điều là từ khi biết tôi đã chánh thức đính hôn với Phan, Nhã cố gắng giữ ý, không đả động đến tên Trường nữa. Chính sự lảng tránh cố ý của nó lại gợi cho tôi nghĩ đến chàng. Có hai loại đàn ông thật. Một phía là như những người như Thiều và Phan, mà gia đình là một ràng buộc thắm thiết. Mái gia đình là nơi chốn trú ẩn không rời. Gia đình như bến đậu, như quê hương, buổi sáng có thể ra đi, nhưng buổi chiều không thể không trở về, và không bao giờ có chuyện ngủ đêm ở trên những chiếc giường và chăn đệm xa lạ. Phía đối nghịch là những người như Trường. Chỉ có chàng như một mẫu người khác thường và duy nhất. Gia đình đối với chàng thật nhẹ, bởi vậy, chàng đã thoát ly gia đình từ tuổi nhỏ, gia đình của chàng là thế giới, quên hương của chàng là bốn biển. Chàng không thể ở yên vĩnh viễn một chỗ nào.
Nhưng thôi! Hãy để cho người ở xa, người mà tôi đã mất từ đây, được mãi mãi là một cánh chim bằng như chàng hằng muốn vậy. Hãy nói chuyện tôi. hãy nói chuyện Nhã. Tuần lễ đầu của tháng chạp rồi sang tới tuần lễ thứ nhì, chúng tôi đi phố liên miên. Tôi không thích mua sắm gì nhiều. Mua những thứ cần thiết, không thể không có thôi. Nhưng Nhã không chịu như vậy.
-Một đời mới có một lần. Chị phải ăn diện ngất trời cho em mới được.
Thế là nó kéo tôi đi hết tiệm kim hoàn này đến tiệm kim hoàn kia; hết tiệm tơ lụa này đến tiệm tơ lụa nọ. Nó đẩy tôi vào thế thụ động, nắm lấy quyền chủ động, mặc nhiên đóng đúng cái vai trò tôi đã đóng với nó ngày nào.
Dần dần rồi tôi cũng vui lây niềm vui của Nhã. Đi với nó, không có buồn vào đâu được. Gaỉn dị là cái chuyện nó không để cho ai có thì giờ buồn. Cảnh tượng phố phường chung quanh thật tấp nập, nhộn nhịp. Nguyên Đán còn mấy tuần nữa mới tới, nhưng trong không khí tưng bừng của cả một thành phố náo nức, đã có trừ tịch (3), đã có mùa xuân. Trên những hè phố chung quanh chợ Bến Thành, suốt hai dọc đại lộ Lê Lợi, những tiệm hàng bán hàng Tết đã mọc lên như nấm. Những núi trái cây bên cạnh, một rừng kẹo mứt. Mỗi góc phố là một tụ họp. Mỗi vỉa hè là một dòng suối người.
Nhã dắt tay tôi đi băng băng trong cái biển người ào át chảy. Đời sống, tới những ngày tháng cuối năm được hâm nóng lên. Nét mặt của những người đi đường cũng là một nét mặt đầy khích động. Thôi, tôi lấy chồng cũng phải. Sắp hết một năm nữa. Thêm một tuổi đời chất nặng trên vai. Thôi, tôi lấy chồng cho xong. Phan yêu thương tôi thật tình. Ý nghĩ này làm cho tôi yên tâm.
Đôi khi đi với Nhã vào một cửa tiệm, đứng với Nhã trên một hè đường chờ đèn đỏ chuyển sang xanh để đi sang hè phố bên kia, tôi lại thấy bâng khuâng vì một thoáng buồn bã vẫn còn vương vất. Đời tôi, chuyện nhỏ không lỡ, nhưng chuyện lớn đã lỡ mất rồi. Biết làm thế nào? Tôi lắc đầu, cố xua đuổi cái thoáng buồn ra khỏi đầu óc, và qua đường.
Hôm đó, tôi nhớ là một ngày thứ sáu. Còn một vài thứ cuối cùng chưa mua, đi mua trong một buổi sáng nữa thì xong. Nhã hẹn đến đón tôi vào khoảng 9 giờ. Tôi thức dậy, trang điểm qua loa rồi ra phòng khách ngồi chờ Nhã tới. Đêm qua, tôi không ngủ được mấy, hơi cảm thấy mỏi mệt trong người. Tôi muốn ở nhà nằm nghỉ, nhưng Nhã thật đúng hẹn. Chuông đồng hồ vừa điểm xong 9 tiếng, đã có tiếng giầy của nó ngoài cửa, và tiếng nó lanh lảnh:
-Chị Tuyền dậy chưa?
Tôi lắc đầu, chép miệng:
-Chưa thấy người, đã thấy tiếng. Chồng con nào mà chịu được mày, tao cho là tài. Rồi, vào đây!
-Chị mệt sao?
-Hơi! Đêm qua ít ngủ, đang muốn ở nhà.
-Đi ăn sáng với em là hết mệt ngay. Chị hay mệt chính vì lúc nào chị cũng muốn đóng cửa nằm nhiều quá!
Tôi gắt:
-Thôi, đừng dạy tao nữa! Đúng là trứng khôn hơn vịt! Đi thì đi. Nhưng hôm nay nói trước, chị về sớm đấy nhé!
Chúng tôi ra khỏi nhà, đi ăn sáng đến 9 giờ 30 rồi vào Chợ Lớn. Mua vội vã xong mấy thứ đồ mà cũng gần đến 12 giờ mới xong. Trên xe từ Chợ Lớn trở lại từ Chợ Lớn trở lại Sàigòn, tôi hỏi Nhã:
-Chị đưa em về?
-Về nhà chị.
-Sao vậy?
-Thiều đi vắng. En xin phép đến chị, ở lại ăn cơm luôn, chiều mới về.
-Cũng được. U già mới có rồi. Nhà có cơm, không đến nỗi phải đưa em đi ăn tiệm.
Chúng tôi xuống xe, vào trong nhà và sự bất ngờ, niềm bàng hoàng lớn lao đã đến với tôi liền ngay phút đó.
Người u già vừa mở cửa xong đã nói:
-Thưa cô, có điện tín.
Tôi đón lấy tấm giấy, nói trong hơi thở:
-Trường.
Nhã hỏi:
-Chị nói gì vậy?
Tôi nhìn tấm giấy đăm đăm:
-Điện tín của anh Trường.
Bỏ Nhã một mình ngoài phòng khách, tôi lững thững đi vào phòng trong với bức điện tín trong tay. Dáng điệu tôi thật ung dung thản nhiên mà kỳ thực là thần trí tôi đã vô cùng rối loạn.
Tôi ngồi xuống giườ, mở điện tín ra coi. Sự rối loạn ở tôi gia tăng gấp 10 lần khi tôi đọc hết dòng chữ ngắn ngủi:
“Tới Tân Sơn Nhất chiều thứ bảy, 5 giờ. Mong gặp em ở phi trường. Yêu. Trường.”
Trường trở về thật sao? Trường trở về, chiều mai chàng đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Chiều mai... Chiều mai... Dòng chữ của bức điện tín vang lên tron đầu tôi, mang hiệu lực của một luồng điện mạnh làm rung động tất cả những đầu dây thần kinh, tất cả những đường dây cảm giác. Trên cái mặt hồ vừa được yên lặng một thời gian là hình ảnh đời tôi, một hòn đá thật lớn vừa ném xuống làm cho xôn xao, náo động hơn bao giờ. Tôi cố gắng định thần. Thực tình là tôi chưa biết xử trí thế nào cho phải, chưa biết nên có một thái độ nào thích hợp. Để nghĩ lại sau, Nhã đang chờ tôi ở phòng ngoài. Tôi ngồi lâu trong này quá, nó sẽ ngạc nhiên và hỏi này nọ lôi thôi. Cất bức điện tín vào ngăn tủ, tôi làm bộ thản nhiên trở ra.
-Rửa mặt rồi đi ăn cơm.
Rõ ràng là tôi không muốn đả động tới bức điện tín. Nhã hiểu ngay như vậy. Nó lẳng lặng xuống sân sau rửa mặt. Người u già bưng cơm lên, hai chị em ngồi vào bàn ăn. Tôi cười:
-Em ăn rồi phê bình cho chị về tài nấu bếp của u già này thế nào?
Nhã gắp một miếng nhai, ngẫm nghĩ:
-Tạm được.
-Tạm được thôi ấy à?
-Thua u già cũ của nhà mình, nhưng lại hơn anh bếp nhà em.
-Bếp nhà em dở đến thế sao?
-Đã dở lại bướng. Cơm không bữa nào nuốt được. Em nhờ người tìm bếp mới. Chừng nào thay được người mới dám mời chị đến xơi cơm.
Tôi gắp đồ ăn vào bát cho Nhã:
-Ăn đi chứ!
-Ăn nhiều sợ mập.
Tôi nhìn cáo thân hình đã mất đi những nét thiếu nữ thanh thoát của đứa em gái đã lấy chồng, hỏi:
-Lên bao nhiêu ký rồi?
Nhã giơ cao 3 ngón tay:
-Ba!
Tôi trợn mắt:
-Đã thế rồi sao?
Nhã cười:
-Còn là lên nữa. Suốt ngày em chỉ ăn rồi ngủ không à! Làm gì mà không phát phì ra?
Tôi nói:
-Càng tốt! Bây giờ em phải tẩm bổ, cháu sau này mới mạnh được.
Chúng tôi im lặn ăn cho tới gần hết bữa thì Nhã thình lình trỏ lại chuyện tôi muốn giấu, muốn bỏ qua:
-Chị chưa cho em biết về anh Trường.
Tôi gưọng gạo:
-Cũng chẳng có chuyện gì.
-Bao giờ anh ấy về?
-Mai.
Nhã kêu lớn:
-Mai? Nghĩa là thú bảy này?
-Phải! Chiều mai anh Trường về tới Tân Sơn Nhất.
Nhã buột miệng:
-Về làm gì nữa mới được chứ!
Tôi đặt đũa xuống bàn, quắc mắt:
-Nhã! Không được nói hỗn!
Nhã biết nói lỡ lời, tuy lỡ lời một cách rất thành thật:
-Em định nói là nếu anh Trường về trước từ đầu năm thì hay hơn.
Tôi nghiêm trang:
-Anh Trường về lúc nào cũng là một tin vui mừng thật lớn lao cho chị. Được thấy anh Trường, với chị vẫn nguyên vẹn là một bất ngờ sung sướng. Ban nãy, ngồi trong buồng ngủ đọc điện tín, chị nghĩ chị có thể khóc được vì sung sướng.
Nhã ngập ngừng:
-Bây giờ khác.
Tôi lắc đầu:
-Những ý nghĩ của chị về anh Trường trước sau vẫn vậy, không thay đổi.
-Nhưng hoàn cảnh mới giữa chị và anh Trường đã là một thay đổi.
-Cứ hoàn cảnh thay đổi thì ý nghĩ cũng thay đổi theo hay sao? Chị biết em muốn nhắc đến anh Phan. Chị đã nhận lời lấy anh Phan rồi, lời hứa danh dự ấy sẽ được thực hiện đến cùng. Tới cuối năm này, sẽ cưới như đã định. Nhưng không vì thế mà chị nghĩ khác về anh Trường.
Nhã ngẫm nghĩ:
-Chị có cho anh Phan biết?
-Biết cái gì?
-Đó! Về bức điện tín.
-Không! Nhưng nếu anh Phan hỏi chị sẽ không chối, cũng không giấu diếm gì hết. Những chuyện cũ giữa Trường và chị, anh Phan đều biết rõ. Chỉ còn một chuyện anh Trường về, chẳng lẽ chị lại gấu hay sao?
Nhã gật đầu công nhận:
-Em đồng ý với chị.
Nó nhún vai nói tiếp:
-Tuy vậy, em cũng thấy rằng chị đang ở giữa một tình thế thật khó xửa.
Tôi chép miệng:
-Làm thế nào được!
Tiếng thở dài của tôi còn kéo dài với câu nói tiếp theo:
-Cái số chị nó thế.
Chúng tôi đã ăn xong bữa cơm. U già lên dọn bàn, chúng tôi ra phòng khách ngồi uống nước. Tôi hy vọng Nhã để cho tôi được yên. Tôi cần yên tĩnh một mình để suy nghĩ. Bức điện tín của Trường vẫn còn làm cho tôi bàng hoàng xúc động. Nhưng Nhã không để tôi yên. Nó muốn chia sẻ sự bối rối với tôi, và kết quả là càng làm cho tôi bối rối hơn.
-Ngày mai chĩ có ra đón anh Trường ở Tân Sơn Nhất?
-Chưa biết!
-Tại sao vậy?
-Chị hẹn với anh Phan đi ăn chiều mai. Nhưng ra đón hay không cũng không quan hệ. Nếu anh Trường về thế nào mà anh ấy chẳng đến đây!
Tôi cười buồn, nghĩ đến những lần trở về lần trước của Trường, những lần trở về vui như những ngày hội lớn.
-Chuyến này, chị em chúng mình dành cho anh Trường biết bao nhiêu là chuyện ngạc nhiên, em có nhận thấy như thế không?
-Riêng em đã là một ngạc nhiên rồi.
-Phải! Anh Trường không thể ngờ em lấy chồng sớm như vậy!
-Lại chị nữa.
Tôi mơ màng:
-Phải! lại chị nữa!
Nhã ngồi thêm với tôi chừng 15 phút nữa, đang sắp sửa đứng lên thì Phan bất chợt tới. Đẩy cửa vào, Phan ngạc nhiên reo lên:
-Nhã! Không ngờ gặp ở đây! Không ngờ chút nào đấy nhé!
Nhã đưa mắt nhìn tôi. Hai chị em cũng nghĩ đến bức điện tín vừa nhận được. Nhã tủm tỉm cười:
-Hôm nay thì nhiều chuyện bất ngờ lắm.
Phan ngẩn người:
-Những chuyện gì vậy?
Tôi ôn tồn:
-Nhã nói đùa anh đó. Anh ngồi xuống đây. Anh uống nước đi rồi anh đưa Nhã về nhà nó giùm em. Nó sắp đứng lên thì anh tới.
Nhã gật gù:
-Thu xếp giỏi lắm.
Tôi lặng lẽ nhìn Nhã, cái nhìn có ý muốn nói cho nó biết là tôi có thu xếp gì đâu. Suốt đời tôi, tôi có biết thu xếp chuyện tình cảm cho ổn thỏa bao giờ! Tôi đang rối loạn mà phải cố gắng làm ra bình tĩnh. Tôi đang hoang mang mà phải làm ra thản nhiên, bởi vì hoang mang và rối loạn lúc này không giải quyết được gì hết. Chừng như Nhã chợt hiểu, nó đứng ngay lên:
-Nào, anh Phan cho em về.
Phan hiền lành thật, tốt tính thật. Mới ngồi chưa ấm chỗ, ly nước chưa uống hết mà Nhã ảo thế cũng đứng lên theo, không phản đối. Tôi đưa hai người ra ngoài cửa, Phan hỏi nhỏ:
-Tuyền đi đâu bây giờ không?
-Không, anh ạ!
-Đưa Nhã về rồi anh trở lại.
Tôi nhìn đồng hồ:
-Em muốn nằm nghỉ một lát. Chiều anh hãy đến, chừng 6-7 giờ gì đó.
-Cũng được.
Nhã quay lên xe còn quay đầu lại nhìn tôi. Nó đang băn khoăn cho tôi, không biết tôi sẽ ra thoát cái trường hợp khó xửa như thế nào. Tôi lững thững quay trở vào. Sau khi dặn là bất cứ có ai hỏi trong buổi trưa cũng đều nói tôi đi vắng. Tôi vào buồng ngủ, đóng cửa lại. Thả mình xuống mặt đệm nhắm mắt lại, tôi nghĩ đến một chuyến bay trong không gian mênh mông, trên đó có một người đang từ một phương trời xa trở về quê nhà. Người đó đang nghĩ đến tôi trên từng dặm đường một. Phải, tôi đang hình dung thấy Trường. Chàng ngồi trên một ghế gần cửa kính, chàng ngó ra ngoài. Phi cơ bay giữa những vùng mây trắng toát. Có lúc nó lẩn trong sương mù, đôi cánh lờ mờ, hơi nước vây bọc. Phía dưới, thật sâu tít ở phía dưới là những cánh rừng, những ruộng đồng, những dòng sông và những thị trấn. Nhưng Trường không nhìn thấy gì hết, ngoài cái hình ảnh tôi mà chàng đang nghĩ tới. Nghĩ rằng Trường đang bay về, đang nghĩ đến tôi khiến cho tôi xúc động lạ thường.
Có điều là lần này, tôi không còn được vui mừng như những lần trước nữa. Tất cả đã lỡ. Tất cả đã muộn. Chuyến máy bay có bay với một vận tốc siêu thanh thần tốc đến mực nào thì cũng vẫn là hai ngả đường đã chia cách, hai định mệnh đã tách rời, chỉ còn là sự cách biệt đó của hai bờ phía bên này và phía bên kia một bờ sông.
Chú thích:
(1) Đoan chắc: cam đoan hứa chắc.
(2) Người ta thường hay nói “bình phẩm” nhiều hơn. Có lẽ tác giả (Mai Thảo) thích ngược đời! Đây không phải là lần thứ nhất!
(3) Trừ tịch: đêm cuối năm.
Sống Chỉ Một Lần Sống Chỉ Một Lần - Mai Thảo Sống Chỉ Một Lần