Thất bại rất cần cho sự trải nghiệm và trưởng thành của mỗi chúng ta. Tất cả những gì tôi đạt được ngày hôm nay đều do trước đây tôi dám cho phép mình phạm sai lầm.

Rick Pitino

 
 
 
 
 
Tác giả: Marie Kondo
Dịch giả: Thanh Minh
Biên tập: Đỗ Quốc Dũng
Upload bìa: Gia Hân
Số chương: 65
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3116 / 135
Cập nhật: 2020-09-12 18:05:07 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phân Loại Theo Nhóm, Chứ Không Theo Vị Trí
hi học trung học cơ sở, tôi bắt đầu nghiêm túc tìm hiểu về việc dọn dẹp và cơ bản thì tôi thực hành thường xuyên. Hàng ngày tôi chọn một nơi để dọn dẹp – phòng riêng, phòng của anh trai, phòng của em gái, phòng tắm. Mỗi ngày tôi đều lập kế hoạch dọn dẹp ở đâu và đơn độc triển khai những chiến dịch tương tự chiến dịch bán hàng vậy. “Ngày mùng 5 hàng tháng là ngày phòng khách!”, “Hôm nay là ngày dọn dẹp bát đĩa”, “Ngày mai, mình sẽ chinh phục các tủ đồ trong phòng tắm!”
Tôi vẫn giữ thói quen này thậm chí tới khi lên trung học phổ thông. Khi trở về nhà, thậm chí không buồn cởi đồng phục học sinh, tôi đi thẳng đến nơi mà tôi quyết định dọn dẹp vào ngày hôm đó. Nếu mục tiêu là bộ ngăn kéo bằng nhựa trong tủ đồ nhà tắm, tôi sẽ mở cửa tủ đồ và đổ mọi thứ trong từng ngăn kéo ra, bao gồm mỹ phẩm, xà phòng, bàn chải đánh răng và dao cạo. Sau đó tôi sẽ phân loại chúng thành từng nhóm, sắp xếp chúng vào những hộp chứa và cất lại chúng vào ngăn kéo. Cuối cùng, tôi sẽ lặng yên chiêm ngưỡng những thứ vừa được sắp xếp gọn ghẽ trước khi tiếp tục xử lí chiếc ngăn kéo tiếp theo. Tôi sẽ ngồi trên sàn hàng giờ để phân loại đồ trong tủ đồ cho đến khi mẹ gọi vào ăn tối.
Rồi tới một ngày, khi đang phân loại những thứ trong một chiếc ngăn kéo ở tủ đồ hành lang, tôi dừng lại vì ngạc nhiên. Tôi nghĩ: “Đây chắc chắn là cái ngăn kéo mà mình đã dọn hôm qua.” Thực ra không phải vậy nhưng những thứ trong ngăn kéo thì giống hệt – mỹ phẩm, xà phòng, bàn chải đánh răng và dao cạo. Tôi đang phân loại chúng theo từng nhóm, để chúng vào hộp và cất vào ngăn kéo y như ngày hôm qua. Đó là khoảnh khắc khiến tôi nhận ra: Dọn dẹp theo vị trí là một sai lầm tai hại. Thật buồn khi phải thừa nhận rằng phải mất đến ba năm tôi mới phát hiện ra điều này.
Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi nghe chuyện một phương pháp có vẻ khả thi như thế lại là một cạm bẫy phổ biến. Gốc rễ của vấn đề nằm ở thực tế là người ta thường cất giữ cùng một loại vật dụng ở những chỗ khác nhau. Khi dọn dẹp riêng rẽ từng chỗ một, chúng ta sẽ không thể nhận ra mình đang làm cùng một công việc ở nhiều vị trí khác nhau và mắc kẹt trong cái vòng dọn dẹp luẩn quẩn. Để tránh tình trạng này, tôi khuyên bạn hãy dọn dẹp bằng cách phân loại đồ dùng theo nhóm. Ví dụ, thay vì quyết định hôm nay bạn sẽ dọn dẹp một phòng nào đó, hãy đặt các mục tiêu như “hôm nay quần áo, ngày mai sách vở”. Lí do chính khiến nhiều người trong chúng ta không bao giờ thành công trong việc dọn dẹp là vì chúng ta bối rối trước quá nhiều thứ. Sự thừa thãi này là do chúng ta phớt lờ trước việc có quá nhiều thứ mà chúng ta đang sở hữu. Khi cất giữ cùng một loại đồ vật ở khắp nơi trong nhà và chỉ dọn dẹp mỗi lúc một chỗ, thì chúng ta không bao giờ có thể nắm được tổng số lượng của đồ vật đó và vì vậy không bao giờ kết thúc được việc dọn dẹp. Để thoát khỏi vòng xoáy tiêu cực này, hãy dọn dẹp bằng cách phân loại đồ dùng theo nhóm, chứ không phải dọn dẹp theo vị trí.
Đừng thay đổi phương pháp để phù hợp với tính cách của bạn.
Những cuốn sách về dọn dẹp và giải quyết tình trạng bừa bộn thường khẳng định rằng nguyên nhân dẫn đến sự bừa bộn sẽ khác nhau tùy theo mỗi người, do đó chúng ta nên tìm một phương pháp phù hợp nhất với tính cách của mình. Nhìn thoáng qua, lập luận này dường như thuyết phục. Chúng ta có thể nghĩ: “Thảo nào tôi lại không thể giữ cho không gian của mình được gọn gàng. Phương pháp mà tôi đang áp dụng không hợp với tính cách của tôi.” Chúng ta có thể kiểm tra biểu đồ trên đó liệt kê những phương pháp hiệu quả với người lười, người bận rộn, người kiểu cách hoặc người không kiểu cách, và chọn lấy một phương pháp phù hợp cho mình.
Lúc đó, tôi nghĩ mình đã khám phá ra ý tưởng phân loại các phương pháp dọn dẹp dựa trên đặc điểm tính cách. Tôi đọc những cuốn sách tâm lí học, phỏng vấn các khách hàng về nhóm máu của họ, tính cách của cha mẹ họ,… và thậm chí xem cả ngày sinh của họ. Tôi dành hơn năm năm để phân tích những phát hiện trong quá trình nghiên cứu của mình nhằm tìm ra một nguyên tắc chung bao trùm lên các phương pháp riêng lẻ thích hợp nhất với từng loại tính cách. Thế nhưng, tôi lại phát hiện ra rằng chẳng có bất cứ điều gì thay đổi cho dù bạn áp dụng phương pháp phù hợp với tính cách của mình. Khi đến lúc phải dọn dẹp, đa phần mọi người đều lười nhác. Họ cũng bận rộn nữa. Đối với những người kiểu cách, họ chỉ kĩ lưỡng đối với một số đồ vật cụ thể. Khi tôi kiểm tra những loại tính cách được gợi ý, tôi nhận ra rằng mình có những đặc điểm của tất cả các loại tính cách này. Vậy có tiêu chuẩn nào để tôi có thể phân loại những nguyên nhân khiến người ta không dọn dẹp?
Tôi có thói quen cố gắng phân loại mọi thứ, có lẽ vì tôi dành nhiều thời gian để suy nghĩ về cách thức phân loại. Khi mới bắt đầu công việc của một nhà tư vấn, tôi đã cần mẫn phân loại các khách hàng của mình và thiết kế nội dung dịch vụ sao cho phù hợp với tính cách của họ. Tuy nhiên, khi ngẫm lại, tôi nhận thấy mình có một động cơ ngầm. Dù thế nào thì khi đó tôi đã tưởng rằng một cách tiếp cận phức tạp bao gồm những phương pháp khác nhau áp dụng cho những loại tính cách khác nhau sẽ khiến tôi có vẻ chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ cẩn thận, tôi đi đến kết luận là sẽ có ý nghĩa hơn nhiều nếu phân loại khách hàng dựa trên hành động thay vì dựa trên đặc điểm tính cách đã được khái quát.
Khi sử dụng cách tiếp cận này, những người không chịu dọn dẹp có thể được chia thành ba: kiểu “không thể vứt đi”, kiểu “không thể thu dọn” và kiểu “kết hợp hai kiểu trên”. Khi xem xét các khách hàng của mình, tôi nhận ra một điều nữa là 90% trong số họ rơi vào loại thứ ba – kiểu “không thể vứt đi, không thể thu dọn” – trong khi 10% còn lại rơi vào kiểu “không thể thu dọn”. Tôi vẫn chưa tìm ra người nào chỉ thuộc kiểu “không thể vứt đi”, chắc chắn là vì bất kì ai không thể vứt đi thì sớm hay muộn sẽ rơi vào tình trạng không gian cất giữ bị quá tải. Đối với 10% những người có thể vứt đi nhưng không thể thu dọn, khi chúng tôi cùng nhau bắt đầu dọn dẹp một cách nghiêm túc, thì rõ ràng chẳng bao lâu họ đã có thể bỏ đi nhiều hơn trước: giờ đây họ có thể bỏ đi ít nhất 30 túi rác.
Quan điểm của tôi là việc dọn dẹp phải bắt đầu bằng cách bỏ bớt đồ dùng cho dù bạn có thuộc bất kì loại tính cách nào. Miễn là các khách hàng của tôi nắm được nguyên tắc này thì tôi không cần phải thay đổi nội dung giảng dạy để phù hợp với mỗi người. Tôi dạy cho mọi người cùng một phương pháp như nhau. Cách tôi truyền đạt và cách mà mỗi khách hàng áp dụng vào thực tế về bản chất là khác nhau vì mỗi cá nhân là một cá thể duy nhất giống như cách mà họ trang bị đồ đạc cho ngôi nhà của mình. Việc dọn dẹp hiệu quả chỉ gắn với hai hành động cơ bản: từ bỏ vật dụng và quyết định nên cất giữ vật dụng ở đâu. Trong số đó, từ bỏ là hành động phải thực hiện trước tiên. Nguyên tắc này không bao giờ thay đổi. Phần còn lại tùy thuộc vào mức độ dọn dẹp mà cá nhân mỗi người muốn đạt được.
Nghệ Thuật Bài Trí Của Người Nhật Nghệ Thuật Bài Trí Của Người Nhật - Marie Kondo Nghệ Thuật Bài Trí Của Người Nhật