We have to walk in a way that we only print peace and serenity on the Earth. Walk as if you are kissing the Earth with your feet.

Thich Nhat Hanh

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoa Thiên Lý
Thể loại: Tuổi Học Trò
Số chương: 51
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1417 / 12
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8/51
ơn đi nhanh vào lớp, đặt cái túi xách lên bàn, anh bước xuống bục gỗ đi một lượt các dãy bàn học trò. Một số đông học sinh đã có sẵn tập vở trước mặt, nhìn theo. Vài người khác còn đang mở cặp...
Lúc trở lại, Sơn đứng giữa bục giảng nói:
- Các em đã sẵn sàng chứ?
Sơn đưa mắt nhìn một lượt đám học trò và dừng lại ở Hồng:
- Mời em Hồng.
Hồng nhìn Quỳnh rồi đứng lên:
- Em hãy kể một chi tiết trong truyện Kiều tố cáo bọn quan lại phong kiến.
Hồng chần chừ một lát rồi đáp:
- Thưa thầy, đó là đoạn tả cảnh sai nha nghe theo lời vu cáo đến bắt cha con Vương Ông, tra tấn, vơ vé của cải của gia đình Kiều.
- Ðúng, và chính vì thế nên Kiều đã phải bán mình để cha và em khỏi bị bắt tội, phải không em?
- Dạ đúng ạ.
Chợt Sơn dừng lại. Cả lớp hướng mắt nhìn về phía Thanh, đang cúi đầu bước vào lớp. Thanh đến chào Sơn rồi về chỗ ngồi. Nhìn theo Thanh, Sơn nghĩ: “Cô bé này một lần nữa lại đi trễ, cô học đâu có kém nhưng nếu đi trễ hoài thế này, thì sẽ thiệt thòi biết bao. Ðể xem hôm nay cô bé học bài thế nào...”
- Mời em Thanh. Em sẵn sàng chứ?
Thanh gật đầu:
- Em nghĩ thế nào về nhân vật Từ Hải?
- Thưa thầy, Từ Hải là một người anh hùng, tượng trưng cho lòng khát khao tự do, công lý trong chế độ phong kiến đầy áp bức bóc lột.
- Ðược, em ngồi xuống.
Khi Thanh ngồi xuống, Sơn gọi Dũng:
- Còn em, em nghĩ gì về nhân vật Từ Hải?
Dũng lúng túng. Nãy giờ cậu ngồi nghe nhưng chỉ hiểu lờ mờ. Nhớ lại những gì Thanh vừa trả lời, Dũng nói lắp bắp, vừa nói vừa gãi đầu. Cái đầu bù xù và vẻ mặt nhăn nhó của cậu làm nổi lên nhiều tiếng cười khúc khích.
- Dạ... thưa thầy... khi công lý... công lý...
- Có tiếng Kỳ ở dưới vọng lên.
- Dạ khi công lý ngứa đầu...
Nhiều tiếng cười rộ nổi lên. Sơn ra hiệu cảnh cáo Kỳ. Lớp im lặng trở lại, Dũng nói tiếp:
- Dạ, dạ, bởi vì công lý bất lực nên Từ Hải, thay mặt công lý trừng trị kẻ ác ạ.
Ra hiệu cho Dũng ngồi xuống, Sơn chỉ ngay vào Kỳ:
- Còn em, em nghĩ gì về nhân vật Từ Hải?
- Dạ, Từ Hải là người anh hùng ạ!
- Tại sao?
- Từ Hải đã trả thù cho Thúy Kiều.
Bỗng Sơn nhìn thấy Tài đang ngủ gục. Học ngồi cạnh Tài, thấy được cái nhìn của thầy, vội lay vai bạn. Tài giật mình mở mắt, ngơ ngác, rồi chợt hiểu những gì đang xảy ra.
Sơn gọi:
- Mời em Tài.
Tài đứng lên.
- Em hãy nói nhận xét của em về nhân vật Từ Hải trong truyện Kiều.
- Dạ... dạ... Từ Hải là một tên cướp ạ!
Cả lớp cười rần, Sơn ra hiệu giữ trật tự. Rồi anh bắt gặp cái nhìn của Quỳnh. Anh gọi ngay cô học trò giỏi nhất của mình:
- Mời em Quỳnh... Em có ý kiến gì không?
Mọi cặp mắt đổ dồn về Quỳnh:
- Thưa thầy, Từ Hải qua cái nhìn của Nguyễn Du là một tên giặc làm loạn ngang tàng và si tình ạ.
Cả lớp vỗ tay tán thưởng. Sơn mỉm cười, thú vị vì câu trả lời khá tinh tế của cô học trò:
- Thế còn em? Cái nhìn của em thế nào?
- Dạ... Ðó là một người anh hùng.
Sơn nhìn cả lớp nói:
- Ðúng thế đấy các em. Nguyễn Du đã mô tả Từ Hải đúng như vậy. Từ Hải “Chọc trời khuấy nước mặc dầu. Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”... Từ Hải nghĩ gì khi Hồ Tôn Hiến dụ hàng? Hải nghĩ “Vào luồn ra cúi công hầu mà chi!”. Vậy mà sau đó, Hải lại nghe lời Thúy Kiều, mắc mưu Hồ Tôn Hiến, ra hàng rồi bị giết. Thật ra chi tiết này cũng logic thôi phải không các em? Các dũng tướng xưa nay thường như thế. Về ý kiến của Dũng phải chỉnh lại đôi chút. Ở đây không phải công lý bất lực, mà luật pháp phong kiến đã bất lực hoặc dung dưỡng cho kẻ ác (Cần nhớ là luật pháp không phải lúc nào cũng là công lý – như luật pháp của Hitler). Hành dộng diệt ác trừ gian của Từ Hải là hành động thực hiện công lý. Từ Hải qua turyện Kiều đúng như lời nhận xét của bạn Thanh, chính là tượng trưng cho lòng khao khát công lý, tinh thần vùng dậy chống áp bức bất công của nhân dân dưới chế độ phong kiến.
Sau đó, Sơn hỏi chung cả lớp:
- Người ta nói những nhân vật trong truyện Kiều rất sống động, có tính khái quát cao đã trở thành tiêu biểu... Em nào nói cho lớp nghe thử một vài nhân vật như thế.
Nhiều cánh tay đưa lên. Sơn gọi Minh. Minh đứng lên, đáp:
- Thưa thầy, Tú Bà, Sở Khanh, Hoạn Thư.
- Tại sao em lại chọn ba nhân vật đó?
- Thưa thầy, người chuyên chứa gái tiếp khách người ta thường tọi là Tú Bà, người thanh niên lường gạt ái tình thường gọi là thằng Sở Khanh, còn người đàng bà hay ghen người ta nói có máu Hoạn Thư.
- Những nhân vật đó đã từ tác phẩm bước ra đời thực, hay từ đời thực bước vào tác phẩm? - Sơn hỏi tiếp:
- Thưa thầy từ tác phẩm bước ra ạ
Minh vừa dứt lời thì Quỳnh giơ tay. Sơn gật đầu, Quỳnh đứng lên, cô nói một cách hăng say, hồn nhiên, vừa nói vừa liếc nhìn Minh lúc đó đang quay xuống nhìn cô:
- Thưa thầy, em nghĩ là Nguyễn Du không tự tưởng tượng ra nhân vật. Ít có nhàn văn, nhà thơ nào xây dựng nhân vật của mình hoàn toàn xa lạ với cuộc sống, vì như thế nhân vật khó có được hơi thở nồng ấm của cuộc sống. Nhà văn có tài là người mang được những gì là tiêu biểu nhất trong tính cách của một tầng lớp, một giai cấp, một hạng người... làm chất liệu xây dựng nhân vật của mình.
- Khá lắm, ý kiến của em đã bổ túc thêm ý của bạn Minh.
- Nào bây giờ trước khi sang bài hôm nay, có ai muốn hỏi gì không?
Cả lớp im lặng. Vũ rụt rè giơ tay lên rồi rút tay xuống. Sơn đã thấy, anh nói:
- Ðược, mời bạn Vũ.
Vũ đứng lên:
- Thưa thầy, em muốn hỏi...
Vũ chợt dừng lại, ấp úng nhìn bạn bè. Sơn giục:
- Nào, anh bạn trưởng lớp, mạnh dạn lên chứ!
- Thưa thầy, em muốn hỏi tại sao ta lên án chế độ phong kiến là xấu xa, ca ngợi chế độ ta là tốt đẹp, nhưng tại sao trong xã hội ta cũng có... có Tú Bà, có gái “thanh lâu”...
Kỳ bỗng hăng hái nói lớn:
- Phải đó thầy, chế độ ta hiện nay đầy rẫy Tú Bà đó thầy!
Tức thì Tú phản đối:
- Không có đâu thầy, bạn ấy nói xấu đấy.
Thích thú vì cuộc tranh luận, Sơn mỉm cười hỏi đùa Vũ:
- Em đã gặp Tú Bà rồi chứ?
- Thưa thầy chưa ạ.
- Sao em biết có?
- Thưa thầy em đọc sách báo ạ.
Có nhiều giọng con trai cùng nói một lượt:
- Vũ đúng đó thầy ơi, em cũng nghe nhiều người nói như thế.
- Ðúng, có thật đấy thầy ơi. Ở tổ dân phố của em, ông tổ trưởng có mang một bà Tú Bà ra kiểm điểm trong buổi họp tổ đó thầy.
Sơn chợt hạ giọng, buồn bã nói – như một người không thể trốn chạy trước sự thật phủ phàng. Biết trả lời cho học trò thế nào đây. Nhưng ở cương vị người thầy không cho phép anh trốn tránh.
- Ai nói xã hội ta không có nạn mãi dâm là nói dối. Sự thật là có. Các em biết không, mãi dâm không phải là sản phẩm của chế độ phong kiến. Lễ giáo phong kiến lên án rất nghiệt ngã việc đó. Nhưng nó vẫn có. Nó cũng có trong chế độ tư bản và đang có ở nước ta. Vậy thì tại sao có nạn mãi dâm? Mãi dâm là một tệ nạn xã hội có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính là do sự tha hoá về tinh thần và sự nghèo đói về kinh tế. Ðó là một trong nhiều nỗi đau của chúng ta hiện nay. Bây giờ chúng ta sang bài hôm nay, các em lật sách trang ba mươi mốt...
Mưa Bay Vào Cửa Lớp Mưa Bay Vào Cửa Lớp - Hoa Thiên Lý Mưa Bay Vào Cửa Lớp