Số lần đọc/download: 2160 / 41
Cập nhật: 2015-12-15 07:35:42 +0700
(Nothing) - Chương 2/8
B
uổi sáng trời mưa thật sớm. Cơn mưa đổ xuống từ lúc Hạ thức dậy học bài. Con mèo nhỏ trốn lạnh rúc dưới chân Hạ, nó vẫn làm Hạ giật mình mỗi khi lơ đãng huơ chân đụng lên tấm da mềm mại lành lạnh của nó. Con mèo kêu gừ gừ mấy tiếng, rồi lại im lặng với giấc ngủ muộn, làm Hạ mắc cười. Hạ cũng thấy lạnh, những giọt mưa nhỏ gây thành tiếng động lộp bộp ngoài cửa sổ, tiếng cây lá rung động và tiếng sét thỉnh thoảng nổi lên bất chợt trên bầu trời. Cơn mưa kéo dài, bùi ngùi đến cả những trang sách học.
Chuông nhà thờ đổ cho buổi lễ sớm, lúc những ngọn đèn đường trước nhà Hạ còn thắp cái bóng vàng nhòe nhọet trong màn mưa. Hạ mở hé một cánh cửa sổ nhìn sang khu nhà thờ. Những người đi lễ mặc áo mưa băng qua đường một cách chậm chạp men theo những mái hiên nhà, hay những tàn cây rậm rạp trên cao. Hạ tắt ngọn đèn bàn, xếp quyển sách lại để trước mặt và nhìn sang những cái hoa sứ trắng hình như mới nở trong đêm nay, trước lúc có cơn mưa. Trên bàn học của Hạ có tách cà phê sữa còn bốc khói. Hạ uống một ngụm nhỏ, nghe hơi ấm nơi đầu lưỡi nhưng đồng thời Hạ cũng đón nhận một buổi sáng sớm đầy hơi lạnh. Không hẳn là nỗi buồn, nhưng Hạ chợt nghe hồn mình lao đao với những giọt mưa gõ nhẹ và buổi sáng không thấy được ánh mặt trời qua những khoảng cây trống như mọi ngày. Từ đây Hạ nhìn thấy tháp chuông của ngôi nhà thờ vươn cao lên, lờ mờ trong màn mưa. Những con bồ câu nhỏ nhà Hạ nuôi sáng hôm nay chưa buồn thức dậy.
Những chú chim bồ câu cũng trốn hơi rét, trốn những giọt mưa nhẹ nhàng lạnh bạc kia. Trước mặt Hạ, qua khung cửa sổ, những cây sứ trắng trổ đầy hoa sắp thành một hàng ngang trong khu giáo đường, xung quanh màu xanh và màu đỏ thẫm của hoa cỏ, dây leo trên khoảng rào song sắt im lìm. Tiếng chuông từ trên cao lưng chừng trời vọng xuống, tỏa rộng ra một khu phố đang còn nhắm mắt ngái ngủ. Hạ có thể là người thức dậy sớm trước đầu ngày, trước khu phố, và trước cả những người đi lễ. Hạ ngồi đây với tách cà phê bốc khói, bốc hương thơm và một buổi sáng mưa ngầy ngật u buồn.
Tiếng chuông nhà thờ buổi sáng nghe như quánh đặc hơi mưa. Một người đi chậm chậm dưới hàng cây nhiều lá non, và một người im lặng trước những bước thật đều như đang cầu nguyện.
- Chị Hạ ơi, thức chưa?
Tiếng gọi của Ðông dưới nhà. Tiếng gọi của những buổi sáng sớm chỉ
có Ðông và Hạ thức. Ðông bưng lên một ly sữa nóng, nó vừa đi vừa húp, bất chợt ánh chớp bên ngoài loé lên cho thấy dáng Ðông, đi lom khom chầm chậm về phía Hạ. Ðông kêu lên:
- trời đất ơi, sao tối thui vậy, bộ chị tắt đèn hả?
Hạ quay lại, tia chớp lóe sáng một lần nữa. Và Ðông với tay bật đèn,
nó bưng ly sữa đ trước mặt bên cạnh tách cà phê của Hạ. Ðông ngó ra cửa sổ nói như than thở:
- Lại mưa buổi sáng, đi học cực ghê gớm.
- Ðông có lạnh không?
- Lạnh chứ, nên phải uống một ly sữa nóng, thật nóng cho ấm bụng.
- Chứ không phải tranh uống sữa với em bé hả?
Ðông cười, nụ cười tươi t¡n như giọt mưa đọng trên chấn song cửa sổ.
Ðông là con gái lớn của cậu Bảo. Hạ ở nh nhà câụ đ đi học. Ít lâu nay ba má Hạ vẫn gửi thư về bảo Hạ tính chuyện xin chuyn trường về Ðà Lạt học. Hạ chưa muốn xa thành phố này, vẫn thích ở trọ nhà câụ Bảo. Ðà Lạt là thành phố tuổi thơ của Hạ, người ta chỉ về với tuổi thơ khi nào tâm hồn ngầy ngật với những cơn sóng đi. Hạ cũng nghĩ thế, và Hạ không về đó với bước chân của người con gái vừa bước vào tuổi mười bảy. Hãy đợi hai, ba năm nữa, Ðà Lạt nhé!
- Chị tắt đèn chi thế?
- Chị thích ngồi nhìn mưa qua một khoảng tối. Ðông thấy không,
bên kia là khu nhà th. Chị chưa bao giờ qua bên đó đ ng¡m những bông sứ trắng như tuyết, những chùm hoa leo đỏ th¡m, tím nhạt. Những thứ đó đang nhòe trong làn mưa. Chị thích mưa trong bầu trời mù mù như sáng hôm nay.
- Cậu mợ đã thức chưa Ðông?
- Ðang ở dưới nhà.
- Sáng nay Ðông định đi học bằng cách nào?
- Mang theo áo mưa.
- Cái đó dĩ nhiên rồi.
- Hai chị em mình đi bộ nhé?
Hạ cười:
- Thôi, đi xích lô đạp. Cái ông xích lô đạp quen của mình ở bên kia đường trước cổng nhà thờ đấy.
- Ði xích lô đạp chật thấy mồ mà cũng bị ướt nữa.
- Kêu ông ấy che mấy tấm bạt bằng vải nhà binh lên.
- Cũng ướt như thường.
- Vừa lạnh, vừa run, vừa tới trường mới thích.
Ðông rũ ra cười:
- Trời ơi, thú cái gì mà thú. Lúc này chị nhiễm mấy nhân vật tiểu thuyết nặng rồi.
- Tại Ðông còn nhỏ, Ðông chưa biết.
- Ðông mà còn nhỏ, năm nay Ðông mười ba rồi chớ bộ. Ðông đã biết có khối ông thi sĩ ca ngợi tuổi mười ba, bởi vì tuổi mười ba là tuổi mới lớn, một tuổi quan trọng.
- Nhưng mười bảy còn quan trọng hơn.
- Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu hả?
Hạ cấu cổ tay Ðông, rồi trêu lại:
- Còn tuổi mười ba vừa la vừa khóc.
- Bậy, tuổi mười ba cài hoa trên đầu.
- Hoa gì?
- Hoa Ngọc Lan.
- Không phải, hoa Phù Dung. Vì đi người con gái như hoa Phù Dung sớm nở tối tàn.
- Chị Hạ nói gì nghe buồn thấy mồ.
- Chị nói lại lời má của chị đấy. Câu này chị nhớ từ ngày còn nhỏ lận cơ. Lúc ấy chị chưa mười ba tuổi như Ðông.
- Chị nhớ dai ghê.
- Bởi cái câu nghe buồn, và có vẻ đúng. Ðông nghĩ một chút xem có đúng không.
- Cái gì buồn buồn là không bao giờ Ðông nghĩ tới rồi.
Hạ và Ðông cùng cười. Những người xong buổi lễ túa ra đứng trên thềm nhà cao, hay dọc theo các tàng cây nhìn ra đường, ở đó những giọt mưa đang nối dài xuống, với những cơn gió xe lạnh. Khu phố vẫn còn chìm trong một vùng tối lờ mờ, những chiếc xe chạy chậm qua dưới đường có mở cây gạt nước. Bảy giờ, tiếng đồng hồ treo tường gõ dưới nhà, Ðông giật mình:
- Chết rồi. Sửa soạn đi học.
Ðông đứng dậy, uống hết ly sữa rồi đem luôn chiếc ly xuống. Ðông đá trúng con mèo làm nó thức dậy, rên gừ gừ. Hạ ẵm con mèo lên, đi một vòng trong phòng rồi đ xuống giừơng mình. Con mèo tìm được hơi ấm, lại tiếp tục ngủ ngon lành. Hạ đi thay áo, sửa soạn tập vở cho vào cặp da. Hạ tìm chiếc lượt chải mái tóc. Khi đứng trước gương nhìn mặt mình, Hạ bỗng bàng hoàng thấy những chấm mụn nổi lên. Những chấm mụn không làm gương mặt Hạ xấu đi, nhưng làm Hạ sợ, cái sợ vu vơ của một người vừa bước qua một tuổi và cảm thấy tuổi nhỏ không còn theo nhịp đập của trái tim mình nữa. Một ngày nào đó, trái tim không còn đập theo ý ta thì sao?
- Mau đi chị Hạ ơi, mưa vẫn còn to lắm. Ði học kẻo trễ giờ đấy.
Hôm nay Ðông có hai giờ toán đầu, ông thầy khó lắm.
- Hôm nay chị có hai giờ việt văn đầu ông thầy lại khoái ngâm thơ.
- Ðúng là thứ hai, trời mưa. Ðông than thở.
Hạ mỉm cười, quên những chấm mụn vừa mới nổi lên trên da mặt hồi đêm. Khi kéo ngăn tủ lấy viết, Hạ bỗng gặp gói thuốc vơi phân nửa của Nguyện. Có cả bao diêm cũng vơi phân nửa. Hạ nhớ lại khuôn mặt Nguyện, đôi mắt, và dáng ngồi của người con trai xa lạ mới quen trong một lần gặp gỡ. Hạ bỗng thấy bối rối, nóng ran cả hai gò má. Hạ rút một que diêm quẹt lửa, mùi diêm thơm nồng trong không khí lạnh. Hạ thổi phụt cho que diêm tắt rồi bẻ gãy làm đôi ném ra ngoài cửa sổ. Tiếng chuông ngôi nhà thờ đổ vang, tiếng kính koong, kính koong ngân trong tiếng mưa đều. Hạ xách cặp bước xuống cầu thang.
Ðông đã đứng chờ Hạ sẵn trong phòng khách. Cậu mợ Bảo vừa thức dậy ăn sáng, cậu ngồi trong ghế đọc tờ báo một cách vội vã, còn mợ nhìn ra mưa nói với Ðông và Hạ:
- Trời mưa không to nhưng dai dẳng lắm. Hai đứa phải mặc áo mưa kín, trùm cả đầu chứ không thôi sẽ bị ướt như chuột đấy.
Ðông vừa mặc áo mưa vừa cười khúc khích:
- Tại sao không gọi là ướt như mèo mà gọi là ướt như chuột, hả mẹ?
Mợ Bảo lườm:
- Còn hỏi, mèo là mày đấy, người ta tránh cho mà không biết thân.
Ðông rụt cổ, nói:
- Con mà là mèo sao? Ba vẫn gọi con là Rắn Mối vì con hay thè lưỡi.
Cậu Bảo ngửng lên cười:
- Thôi đi học đi nhỏ, ở đó mà đùa, trễ giờ.
- Dạ, con đi ngay.
Hạ nãy giờ đứng một bên cười chứ không góp chuyện. Hạ cũng đã mặc áo mưa xong, cùng cúi đầu với Ðông trước cậu mợ Bảo để chào đi học. Hạ vẫn có cảm tưởng mình chưa thân mật lắm với gia đình này. Nhiều lúc Hạ còn tủi thân với những giây phút một mình, và coi thủ tục cúi đầu chào đi học trước cậu mợ Bảo là một điều vẽ vời, giả dối. Hạ thích được nói một câu ngọt ngào, thích được vuốt lên má, dù Hạ đã lớn, hoặc thay cho lời nói là một nụ cười. Trường học ở đằng trước. Cái tấm bảng thênh thang đó và vòm cây xanh trùm xuống một khoảng không, còn lại trong những ngày Hạ mười bảy tuổi làm Hạ bối rối, Hạ không muốn phải bối rối trước tình cảm trong gia đình. Và lần nào Hạ cũng có cảm giác nóng ran hai bên mang tai khi cúi đầu chào cậu mợ Bảo với câu nói thành ướt lệ "thưa cậu mợ con đi học".
Câu nói không có khả năng làm xích lại tình thương của Hạ và cậu mợ Bảo. Nó vẫn như thế, bình thản. Và tuy nhiên, Hạ biết, cậu mợ Bảo vẫn quí mến Hạ. Trong nhà Hạ chỉ gần gũi được với Ðông và thân thiết với Phượng ở trường học. Hạ biết đời sống của mình như thế và chấp nhận nó tới ngày phải xa trường. Nhưng sáng nay đột nhiên Hạ buồn.
Cơn mưa làm bầu trời mờ đục, tươm nước. Những cánh lá rũ xuống trên con đường lờ mờ với những góc phố, những ngôi nhà. Phía bên kia nhà thờ có chiếc xích lô vừa đưa người vào trở ra. Ðông vẫy lia lịa, hai đứa đứng nép vào nhau chờ chiếc xe băng qua cặp vào lề. Ðông bước lên trước, Hạ lên sau. Những giọt nước long lanh trên lần vải áo mưa làm Hạ lạnh. Ðông đã lấy kính ra đeo vào mắt. Con nhỏ vẫn mắc cỡ khi đeo kính cận thị ngoài đường. Ðông nói:
- Phải đeo kính để nhìn cho rõ phía trước, nhìn những giọt mưa tái tê trong buổi sáng này.
Hạ mỉm cười trước câu Ðông nói. Ðôi khi, Ðông cũng nói được một câu thật dễ thương, bình thường Ðông chỉ nói những câu gọn, thực tế. Ðiều này không lạ, vì Ðông sống trong gia đình thực tế, và còn trẻ con dù Ðông đã có thể được gọi là thiếu nữ. Phải chăng Hạ đã cảm thấy mình không còn giống như Ðông nữa. Ðời sống đã có một thứ ánh sáng tinh tường hơn, và đã được tô bằng một nét màu xám chững chạc. Hạ cũng đã mỉm cười cùng với ý nghĩ này khi nhớ tới Nguyện. Dưới mắt người con trai kia Hạ và Phượng lại được gọi bằng một cô bé.
Chiếc xe chạy chậm qua những con đường quen thuộc. Ngôi chợ họp trong buổi sáng mưa với những chiếc xe hàng to lớn còn chất đầy rau cải và những bóng người lờ mờ xám ngoét. Xe ra đường lớn, ở ngã tư, người cảnh sát vào cái dù che trắng toát phía trên đầu. Hạ như còn nghe thấy tiếng chuông đổ trên các ngọn lá rũ xuống và trong một khoảng không mù ẩm những âm thanh kỳ lạ mơ hồ. Hạ nghĩ tới Phượng giờ này chắc đã tới trường, nó đang đứng trong góc nào đó để chờ Hạ. Tự nhiên Hạ cũng nhớ ngay ra Nguyện, người con trai lạ gặp trong bệnh viện. Ðôi mắt ấy có gì mà lúc nào cũng rình rập theo Hạ, dõi theo những bước chân của Hạ. Bây giờ, trong buổi sáng mưa bay này anh đang làm gì, tờ báo kia chắc chắn anh có đọc hết hay không. Hạ cười thầm, trò chơi đùa nhau hôm trước nghĩ cũng ngộ nghĩnh. Hạ nhớ mình có một gói thuốc lá và một bao diêm để trong ngăn kéo bàn, ở nhà. Hạ chưa bao giờ nghĩ sẽ trả lại cho người con trai kia.
- Chị Hạ, chị Hạ. Thấy gì không?
- Thấy gì?
- Ðằng kia kìa, ở một ngã tư, có một đám tang. Họ đi trong mưa.
Hạ nhìn theo phía tay Ðông chỉ, quả có một đám tang và người đưa đi dầm trong mưa.
Quay lại Hạ nói với Ðông:
- Gặp đám ma đầu ngày hên lắm.
- Chắc hôm nay Ðông khỏi phải bị trả bài.
Hai đứa cười, Hạ nhìn ra hai bên đường, tự nhiên Hạ thấy yêu thích những cái hoa giấy nở trong khoảng rào cây xanh của một ngôi nhà nằm bên đường. Và Hạ nhớ lại một đoạn phim đã xem với Phượng cách đây rất lâu. Người con gái đi học bằng xe đạp trong buổi sáng sớm qua các ngã đường còn nhiều sương mù. Những chuyến xe điện, những đứa trẻ con băng qua đường cười đùa. Hạ biết đó là một thành phố mộng tưởng của mình, chứ thành phố của Hạ đang ở làm gì có một buổi sáng đẹp như vậy. Nếu không có cơn mưa sáng nay đường sẽ tràn ngập xe cộ, nắng bụi sẽ thay cho sương mù, khói xăng sẽ làm ngộp thở. Kể ra buổi sáng có mưa cũng là một điều thích thú, thành phố sẽ dịu lại, tắm gội sạch sẽ bụi bặm lá cây rác rưởi. Và cho người ta có quyền mơ mộng chốc lát.
Xe tới trường, đậu lại bên lề. Từ trong xe Hạ đã trông thấy Phượng đứng nép vào một thân cây lớn, tàng lá bịt kín bên trên che những giọt mưa xuống. Hạ cùng với Ðông nhảy xuống. Ðông trả tiền rồi chạy vào trường khi thấy Hạ vẫy tay với Phượng.
- Sao tới sớm vậy?
- Ðứa em đi học sớm, nó chở tới quăng ở đây. Ðứng chờ Hạ mà lạnh run.
- Có mặc áo mưa mà lạnh nỗi gì, lại nhỏng nhẻo rồi.
- Áo mưa vẫn lạnh như thường.
Hạ vòng tay ôm ngang lưng Phượng. Hạ ngước lên nhìn tàng cây thà là che phủ những giọt mưa, một chỗ đứng tránh mưa tốt, và thơ mộng. Từ đây có thể nhìn qua bên kia đường thấy vệ cỏ chạy cặp theo hàng rào tường quét vôi vàng nhạt, loang lổ nước mưa. Thiên hạ đứng nói chuyện với nhau dưới các bóng cây, có những điếu thuốc lập lòe của mấy gã con trai đứng bên mấy tà áo trắng. Họ tạo cho buổi sáng một sự đầm ấm, dễ thương, và mưa là một cái cớ để người ta bắt chuyện với nhau để biến thành những nụ cười, Hạ bỗng nói vào tai Phượng:
- Sáng nay lạ lắm Phượng à.
Mắt Phượng sáng lên:
- Có nhiều tiền phải không?
Hạ bĩu môi:
- Bộ tiền rơi trong giấc mơ hay sao mà Phượng hỏi vậy?
Giọng Phượng dài thòng:
- Chứ là cái gì, ai mà hiểu nổi?
- Nói nhỏ thôi nghe.
- Nói lớn cũng được, mưa như thế này, chỉ có hai đứa đứng dưới gốc cây có ai nữa đâu mà Hạ sợ người khác nghe?
- Sợ chứ, không có người nhưng cũng có cây cỏ, những giọt mưa, lá chết dưới chân mình nghe.
- Thôi đi tiểu thư, tính nói chuyện thần tiên, chuyện ngày xưa khi loài vật còn nói được tiếng người hả?
- Ngộ lắm, này nhé, sáng nay lúc đi học Hạ vô tình cầm đến gói thuốc của anh chàng Nguyện, rồi lại vô tình kéo lấy một que diêm bật lửa, kỳ cục chưa, không hiểu là điềm gì, lạ quá?
Phượng nhướng mắt tinh nghịch:
- Ðó là điềm... bị đòi nợ.
- Ai thiếu nợ ai mà đòi?
- Hạ thiếu nợ anh Nguyện chứ còn thiếu ai nữa.
- Bao giờ, cái gì?
- Gói thuốc, bao diêm. Vừa nói đó lại quên:
- Cái đó đâu phải là nợ, Phượng đưa cho Hạ nhờ giữ giùm kia mà?
- Ấy đấy, theo một lý thuyết gia của Chủ Nghĩa tình cảm thì gọi là nợ, en n ơ nơ nặng nợ. Chữ Nợ viết hoa đấy, hiểu không?
Hạ nhăn mặt:
- Ông lý thuyết gia tên Tiểu Phượng chắc.
- Phượng ăn nhằm gì, ông ta là một người vô hình, phiêu bồng và nhẹ nhàng như sương khói. Ông ta màu nhiệm lắm không thấy được đâu, nhưng ông ta lại thấy mình rất rõ, nhất là thấy cái gì đang xảy ra trong mắt mình. Ông ta đang thấy khói xanh um trong đôi mắt của Hạ, cô tiểu thư Ly Hạ đấy.
Hạ dụi mắt:
- Khói nào đâu, mắt Hạ chỉ thấy những giọt mưa thôi.
- Mưa đang bốc thành khói, và khói đang bay về một hướng trời.
- Trời mưa khói không bay nổi.
- Không bay nổi thì khói tích lũy lại, ứ đọng lại, chứa chan làm mắt Hạ thành một rừng sương khói âm u.
Hạ phát vào vai Phượng:
- Rừng nào mà sương khói âm u?
- Rừng của riêng hai người, hai người từ xa lạ tìm đến nhau. Hạ đã thuộc bản "Tìm Nhau" chưa?
- Thuộc từ lâu rồi. Ngày nào Hạ cũng hát, nhưng không biết ai tìm ai.
- Tiểu thư Ly Hạ tìm một người.
- Ông bán bánh cuốn chắc.
Phượng tỉnh bơ:
- Ông ấy cũng đáng tìm lắm, nhất là bây giờ, ngay lúc này bụng Phượng đang có một triệu chứng con kiến đang bò, đang uýnh lộn nhau, cắn xé nhau dữ dội. Nhưng còn một người khác đáng tìm hơn nữa.
- Ai, người nào mà ngon lành hơn ông bán bánh cuốn của Phượng vậy?
Phượng phát vào vai Hạ giả lơ:
- Hạ muốn biết không?
- Dĩ nhiên là rất muốn.
- Hạ biết con đường Ðại Học chứ?
- Quá biết, con đường có mấy cái trường đại học trong tương lai đào tạo nên những anh chàng bán cháo phổi, thầy lang bào chế thuốc đau bụng với lại những anh chàng trồng tỉa, cưa gỗ và sử dụng máy cày.
Phượng cười rũ ra nhưng cũng gắng nói:
- À, đúng quá xá, đi từ đó tới một ngã ba. Hạ đứng ở đấy làm ông cảnh sát Chim Bay Cò Bay một phát giăng hai cánh tay ra, nếu mặt Hạ hướng về mấy ông lính hải quân, hoặc thủy thủ tàu viễn dương, tay trái chỉ vào một ngôi nhà thờ, tay phải chỉ thẳng boong đến người mà Hạ muốn tìm.
Hạ đấm thùm thụp vào lưng Phượng, giẫy nẩy:
- Phượng nói bậy, nói ẩu, bụng chưa có miếng bánh cuốn nào sao chứa toàn là ớt, tiêu, giấm với lại nước mắm mặn không vậy?
- Hướng đó có đúng không, hay lại phải mất công chỉ hướng khác?
Hạ cấu vào cổ tay Phượng những dấu thật sâu đến nỗi Phượng phải nhăn mặt lại năn nỉ xin buông tha. Hạ ra điều kiện:
- Ðược, sẽ tha. Nhưng Phượng phải theo một điều kiện này.
- Ðiều kiện gì?
- Từ bây giờ trở đi Phượng không được nhắc tên anh chàng đó nữa, trước mặt Hạ.
Phượng nháy mắt hỏi:
- Anh chàng nào?
- Anh chàng bà con gì gì của Phượng đấy.
- Anh Nguyện hả?
Hạ mím môi, gật đầu. Phượng dài lưỡi ra hỏi:
- Nhưng tại sao?
- Không tại sao hết.
- Chuyện gì cũng phải có lý do chứ.
Hạ mỉm cười bấm thật sâu hai đầu móng tay vào da thịt Phượng khiến Phượng ứa nước mắt, gật đầu. Bây giờ Hạ mới buông tay ra. Phượng nhăn mặt xoa hoài cổ tay, không nói gì với Hạ nữa. Hạ đứng yên nhìn những chiếc lá rơi bên kia con đường. Những chiếc lá lờ mờ trong mưa, làm cho con đường mang thêm một vẻ u buồn. Hạ quay lại, bắt gặp Phượng với những giọt nước mắt và vẻ giận dỗi trên gương mặt, Hạ nhớ ra là đã nặng tay với Phượng lúc nãy, những dấu móng tay chắc đã rướm máu trên da thịt Phượng. Hạ kéo cổ tay Phượng lên nhìn, bắt gặp những sợi máu rỉ ra trong mấy dấu móng tay sâu. Hạ cuống quít hỏi:
- Phượng đau lắm phải không?
Phượng không trả lời. Hạ càng cuống quít hơn, tưởng những dấu móng tay kia có thể làm chết được Phượng. Hạ mở cặp lấy chiếc khăn mùi xoa trắng tinh lau những sợi máu ứa trên cổ tay Phượng, và lí nhí một lời xin lỗi. Nhưng Phượng vẫn không đáp lại, giữa lúc mà Hạ không ngờ nhất, Phượng lại chạy vụt đi, băng qua đường, vào cổng trường và mất hút trong đó. Hạ buồn bã vô cùng. Buổi sáng mưa hai đứa vui như chim đứng dưới bóng cây đợi giờ chuông reo vào lớp nhưng không ngờ vì một chút sơ ý Hạ đã làm Phượng giận. Phượng giận rồi lại sẽ hoà, nhưng bây giờ Hạ có cảm tưởng buổi sáng hôm nay chỉ có một mình Hạ, trong cơn mưa tràn ngập này. Hạ đứng một mình ngậm ngùi cắn mấy cọng tóc ướt nước trong hai hàm răng lạnh tưởng như cắn một cục đá nhỏ sau khi uống hết ly chanh đường.
- Ly Hạ, đứng đây làm gì thế?
Hạ quay lại bắt gặp nụ cười và cái vỗ vai đầm ấm của Trân. Gương mặt Trân trắng xanh dưới cái mũ áo mưa. Trân cười:
- Phượng đâu rồi?
- Vào trường rồi.
- Sao lạ vậy?
- Phượng giận.
- Có thế chứ. Nhưng bao giờ thì huề nhau?
- Chưa biết.
- Kép kia giận bỏ nàng bơ vơ trong trời mưa dưới gốc cây, vậy cho "kép" này thế chỗ được không?
Hạ cười:
- Thế bao lâu?
- Một hôm thôi.
- Không được, một hôm rồi bỏ người ta bơ vơ lại buồn chết.
- Chứ muốn bao lâu?
- Thế hoài.
Trân cười khúc khích:
- A, như thế là dụ dỗ người ta đấy nhé, xúi giục người ta đánh nhau đấy nhé. Ta không dại đâu, dù cho nàng có một giọng nói ngọt xớt như mía lùi, đôi mắt sâu thăm thẳm như hai cánh nhạn về ngang lưng trời, nụ cười rực rỡ như những bông hoa mười giờ trong bồn cỏ giữa sân cờ ta cũng nhất quyết không nghe. Ta không cướp bồ của bạn, ta không đá bạn bằng mười ngón chân lạnh bạc của ta, mặc dù ta cũng rất mê nàng. Ôi tiểu thư Ly Hạ, nàng rất sầu trong mưa, rất đẹp trong lá rơi tơi bời, rất ngon như giọng rao của ông... bán bánh bao nóng hổi vưà thổi vừa... quăng.
Hạ bá vai Trân hỏi:
- Hồi hôm Trân đóng kịch trên ti vi phải không?
Trân ngạc nhiên:
- Ðóng kịch gì?
- Kịch tình cảm tâm lý xã hội, kịch trong nhà ngoài phố ấy.
- Ðâu có, Trân chưa đóng kịch bao giờ cả.
- Vậy mà con nhỏ nào giống y như Trân vậy, nó cũng nói hay như Trân vừa nói đấy, làm Hạ cảm động, khóc quá xá.
Trân đấm vai Hạ nguýt dài:
- Lưỡi Hạ sắt bén độc hại như cái móc người ta móc dừa. Ðúng là người đẹp có nanh có vuốt.
- Làm như người ta là con diều hâu làm rụng không biết cơ man trái tim của những anh chàng cừu non mới bắt đầu lớn.
- Ê, nói giỡn chơi thì được, chứ không có nói bậy nghe.
- Nói đúng chứ ai nói bậy bao giờ.
Hạ định dùng ngón đòn thiện nghệ của mình là những cái móng tay nhọn hoắt đưa ra cấu vào cổ tay Trân, nhưng con nhỏ nhanh quá né kịp và nhe răng cười hì hì. Hạ tức quá la lớn:
- Người nào nói ẩu tối về ngủ không nhắm mắt được.
- Không nhắm mắt được thì càng vui, tha hồ mà nhìn đỉnh mùng bắt rệp, nhìn muổi bay mà đập, nhìn thằn lằn đuổi nhau...
Hạ giận ghê, không biết nói gì thêm, đành đứng im, Trân lại léo nhéo phía sau:
- Hạ biết tin gì chưa?
- Ðịnh không nói chuyện với Trân nữa nhưng cuối cùng vì tò mò Hạ cũng phải hỏi:
- Tin gì?
- Một tin quan trọng vào bậc nhất thế giới.
- Trân mà tin gì chả quan trọng.
- Lần này quan trọng thật.
- Chuyện gì thế?
- Hạ có nhớ anh nhỏ Thảo không?
Hạ phì cười:
- Nhớ làm gì mới được chứ, Trân hỏi kỳ!
- Không có kỳ đâu nhé, cái anh chàng để tóc mô đen quằn quại chính hiệu con nai vàng ngơ ngác mình gặp hôm sinh nhật nhỏ Thảo đấy. Anh chàng ngồi gần Hạ ấy, nhớ không, không nhớ cũng ráng mà nhớ đi, kẻo mang tội.
- Tội gì mà tội, khi không cái bắt người ta nhớ.
- Bởi rằng thì là cái anh chàng đó kết Hạ lắm lắm.
Hạ khoanh một ngón tay vẽ vòng ra phía sau lưng nói:
- Tiện ni đang đứng trước cửa chùa, ngài đừng đem chuyện đời ra nhằm quyến rũ một tâm hồn đang gửi về cõi phật. Ðạo và đời đã ngăn cách hai ta như hai đường rầy xe lửa chia đôi mặt đường nhựa.
- Rồi nàng định cắt đứt dây chuông thiệt sao?
- Thật.
- Vậy nàng cứ việc cắt đi.
Hạ cười:
- Tiện ni quên sợi dây chuông đó ở chỗ nào rồi, để chút nữa tiện ni sẽ gài sợi... dây điện.
- Nàng chưa cắt được dây chuông là chưa muốn đoạn tuyệt với đời.
Vậy ta cho nàng một tin hấp dẫn, lâm ly bi đát, còn hơn tiếng chuông chùa của nàng nữa.
- Chẳng hay đó là tin gì vậy Ngài? Tin người yêu của ngài ăn xoài tượng nhiều quá nên đau bụng phải đi nhà thương?
Trân cố nhịn cười nói:
- Không phải, tin người yêu của nàng chứ. Chàng tên là Hảo, nước suối Vĩnh Hảo. Cái tên nghe thấy mát cổ họng rồi. Chàng vốn là một thanh niên rất mực quái chiêu, thời trang đúng mốt. Chàng đã mê nàng, điên dại vì nàng, mới hay cách đây mấy ngày chàng đã ốm tương tư nằm liệt giường không ngóc đầu dậy nổi.
- Chàng có ăn uống gì không?
- Chàng chỉ uống sữa, ăn lai rai mấy bột cháo, chàng sắp chết.
- Cho chàng chết luôn.
Trân giẫy nẩy:
- Hạ không được nói tàn nhẫn như thế, Hạ không thể nhẫn tâm giết chết một người.
- Hạ giết ai đâu?
- Hảo, nước suối Vĩnh Hảo.
- À, cái tên nghe có vẻ mát cổ lắm, những lúc học bài chắc cần.
- Lại cái giọng độc ác đó nữa. Hạ phải biết rằng anh chàng nước suối Vĩnh Hảo đang nằm chờ chết nếu Hạ không nhỏ vài giọt cam lồ tình yêu.
Hạ nhảy tới nắm tay Trân, và lần này Trân không tài nào tránh kịp.
Hạ sử dụng ngón đòn ruột của mình, nghĩa là năm móng tay cùng cấu một lượt vào cổ tay Trân, cấu thật mạnh. Và Trân co rúm người lại, nhăn nhúm mày, kêu xin rối rít. Hạ gằn:
- Trân còn nói ẩu nữa hết?
- Nói cách sao mà gọi là nói ẩu.
- Gán anh chàng nước suối Vĩnh Hảo là người yêu của Hạ.
- Ủa, bộ không phải sao?
Hạ nhấn mạnh mấy móng tay nhọn:
- Phải cái gì mà phải.
- Không phải thì thôi.
- Ai bày chuyện đó?
- Không ai bày hết.
- Vậy là Trân phịa ra phải không?
- Không, có thật, có thật. Anh Hảo đau ngất ngư mấy hôm nay, nhỏ Thảo bảo anh Hảo mê Hạ lắm và ốm tương tư.
- Kệ ông ta chứ, nói với Hạ làm gì?
- Ðể vậy ổng chết làm sao?
- Còn lâu, ổng đòi tiền đi cắt mái tóc Mô Ðen Quằn Quại của ổng đó.
- Nới tay một chút Hạ ơi, đau quá.
- Muốn hết đau thì đừng nói bậy nữa.
- Rồi, hết rồi.
- Nhớ đừng quên à?
- N... h... ớ!
Giọng Trân dài thòng, nhão nhòe đến tức cười. Hạ buông tay Trân ra, Trân hít hà luôn miệng và xoa xoa cổ tay mình. Hạ cười hỏi:
- Có đau lắm không?
- Ðau gần chết.
- Vậy cho đáng đời, ai biểu nói ẩu.
Trân muốn khóc, Hạ kéo tay Trân chạy vào những bậc tam cấp. Trân gỡ mũ áo mưa xuống, gương mặt hiện ra sáng rỡ. Hạ co người lại tránh những giọt mưa bắn tới dưới chân nói:
- Lạnh quá.
- Tính sao hả Hạ?
Hạ ngạc nhiên:
- Tính gì?
- Chuyện anh Hảo?
Hạ hoàn toàn không để ý gì đến Hảo cả, mặc dù hôm sinh nhật Thảo và trước đó, Hạ có nói chuyện nhiều lần với Hảo, khi thì gặp ở trường những hôm Hảo tới rước Thảo về, khi gặp ngoài phố tình cờ. Khi nói chuyện, Hạ vẫn kêu Hảo bằng anh và xưng tên, xem Hảo như một người lớn, quen, thế thôi. Hạ không đ ý gì thêm. Bất ngờ điều Trân nói làm cho Hạ suy nghĩ, nhưng suy nghĩ chỉ thoáng qua một chốc rồi Hạ lại cười:
- Ðau tương tư một chút cho đời có ý nghĩa chưa chết chóc gì ai mà Trân lo.
- Trời ơi, sao không chết. Ổng đau đến thi kỳ thứ ba rồi đó.
- Kệ, Hạ đâu biết gì.
- Không biết... nghĩa là sao?
Hạ rụt cổ:
- Không biết nghĩa là không biết, chứ còn sao nữa.
Bỗng Hạ cười nheo mắt hỏi Trân:
- Này, hỏi thật, hôm nay Trân nhận hối lộ của anh chàng nước suối Vĩnh Hảo bao nhiêu mà lo lắng ghê quá vậy, lại còn có vẻ thuyết phục người ta nữa?
Trân giữ vẻ mặt giận hờn nói:
- Nói cho Hạ nghe thế thôi, chứ chả có ai nhờ cả. Nếu nhờ, chỉ có con Thảo nhờ thôi, vì nó nói với Hạ nó ngượng.
Hạ đáp bâng quơ:
- Việc chả có gì quan trọng cả, đừng làm cho nó ra vẻ quan trọng.
Hạ phải lo học thi. Năm nay phải đậu, không đậu phiền ghê lắm.
- Sao lại phiền?
- Nghĩa là sẽ có nhiều thay đổi không do nơi ý mình nữa.
- Má Hạ bắt Hạ Cóng Chò hả?
Hạ đấm vai Trân:
- Lại nói bậy, Cóng Chò đâu mà sớm thế, mình mới vừa mười bảy tuổi.
Trân ba hoa:
- Mười bảy tuổi là tuổi đẹp nhất để... đi vào gia đình người lạ.
- Hạ nhường khoảng đường chim ca hoa nở đó cho Trân đó. Hạ đi đường khác.
Trân cong môi:
- Nói thế chứ ai mà thèm.
- Tiếng chuông bỗng vang lên, Trân giật mình kéo tay Hạ chạy băng trong mưa về cổng trường. Hạ suýt bị té bởi đám đông chen chúc nhau vượt vào cánh cổng nhỏ để tránh kịp những giọt mưa dữ dội. Tiếng chuông reo một lúc mới dứt. Hạ ngước nhìn lên bầu trời mù, mưa đan kín những cánh cửa sổ lớp học. Trân nhắc:
- Hôm nay mình có 2 giờ Việt văn đầu. trời mưa, tha hồ nghe ông Hóan ngâm thơ.
- Thơ cổ phong hay đường thi?
- Thơ Tự Ro.
- Thơ Tự Ro mà ngâm nga nỗi gì, ngâm thơ vần, Tủ của ông Hóan là Nguyễn Bính.
- Còn "tủ" của Hạ là Nguyễn Nhược Pháp.
Hạ gật đầu:
- Ừ, Hạ yêu cô bé 15 tuổi đi chùa Hương trong thơ của Nguyễn Nhược Pháp ghê.
- Trân cũng yêu Nó nữa.
- Tại sao mình không 15 tuổi mà 17 tuổi làm chi hả Trân?
Trân ngẩn ngơ một lúc rồi cười:
- Tại mình sinh ra không coi ngày, nên mới 17 tuổi, nhưng ê, chỉ có Hạ thôi nhé, Trân mới 16.5 tuổi thôi.
- Vậy thì kêu Hạ bằng chị đi.
- Chị xách cái bị đi xin tiền, hả?
- Chị ăn trái thị chứ.
- Còn lâu.
- Nhưng ai nhỏ tuổi hơn phải gọi ta bằng chị, khỏi cần biết chị gì.
Trân chậc chậc lưỡi, kéo tay Hạ băng qua một vũng nước đọng. Hạ nâng vạt aó dài phía sau lên tránh những vũng nước dơ bẩn do những bàn chân vô ý dẫm mạnh. Vào tới hành lang lớp học, Trân phà hơi thở nóng sau gáy Hạ nói nho nhỏ:
- Gáy Hạ thơm quá chừng, anh chàng nào có hân hạnh đứng sau Hạ hít phải mùi hương kỳ ảo này chắc phải lăn quay ra mà chết. Bộ hôm sinh nhật Thảo, chàng Hảo đã đứng sau lưng Hạ à?
Hạ quay lại thụi vào bụng Trân một cái, con nhỏ thót bụng lại khúc khích cười.
- Ê Hạ, sao vào trễ thế?
Tiếng gọi của Xuyên rối rít và bàn tay con nhỏ vẫy lia trên những cái đầu ngổn ngang chưa yên vị. Tiếng cười nói nhao nhao làm Hạ chóng mặt:
- Ê, tiểu thư, giận hờn ai mà làm bánh bao sớm thế.
- Bán cho một cái với giá rẻ đi.
- Trước mua ăn, sau làm việc nghĩa. Ðược không?
Hạ lắc đầu không nói gì, Hạ bị vướng cặp mắt lạnh lùng của Phượng nhìn lên. Hạ tìm nụ cười đối lại nhưng Phượng quay đi chỗ khác. Hạ muốn ứa nước mắt. Xuyên từ bàn sau nhảy lên chống nạnh một bên hỏi:
- Hai đứa mi vừa giành ăn bánh bao với nhau hay sao mà cấu xé dữ vậy?
Ðào cũng nhe răng cười:
- Dợt nhau bằng nhu đạo hay ca ra tê?
- Con Phượng bể bụng rồi.
- Nó bị tét hộ khẩu.
- Nhỏ Hạ ác như gì ấy.
- Không, nó dễ thương nhưng mà... khó ưa.
Hạ tiếp tục lắc đầu vào chỗ ngồi. Xuyên ngẩn ngơ:
- Ủa, sao lạ vậy?
Ðào đứng ở đầu bàn gõ gõ cây thước nói:
- Giận nhau thật sao?
- Răng không nói?
Trân tới chen vào giữa khoảng trống của Xuyên và Ðào chưng cái mặt dễ ghét của nó ra cười:
- Răng đau, răng biếng nói biếng cười, nhưng răng nhai bò bía như chớp.
Hạ đang muốn khóc nhưng trước sự chọc cười hùng hồn của mấy đứa bạn lắm mồm lắm miệng cũng phải cười, nụ cười méo xệch. Chỉ có Phượng là ngồi "thiền", nó hướng mắt ra cửa sổ, trầm ngâm, im lặng. Ðào bẹo má Phượng ca:
- Mưa có buồn bằng đôi mắt em không mà em nhìn dữ vậy. Em định thôi miên mưa sao?
Xuyên dành lấy cây thước thọt vào cổ Phượng:
- Học "thiền" được bao lâu rồi nhỏ?
Trân hô lớn:
- Nhà ngọai giao muôn thuở đâu rồi, trình diện gấp.
- Có... có ta đây.
Thư đủng đỉnh bước tới với cái mồm chưa kịp nuốt. Trân kéo tay Thư hét:
- Trời ơi đại chiến bùng nổ mà nhà ngươi còn ăn được sao?
- Ăn lỡ rồi.
- Nhả ra gấp.
Thư nheo mắt:
- Ðói lòng ăn trái cóc dầm, nuốt vô thì khoái nhả ra lại thèm.
Trân phết vào vai Thư một cái đau điếng rồi đẩy Thư vào chỗ ngồi.
Thư ngẩn ngơ:
- Cái gì vậy quí vị?
- Làm bộ nữa, đại chiến bùng nổ. Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến, hận thù đằng đằng - ghế bàn rung chuyển.
Thư hết nhìn Phượng tới nhìn Hạ, chợt hiểu:
- A, không sao, có ông già tủ lạnh đây thì bao nhiêu sức nóng cũng xẹp ngay. Bây gi quí vị hãy tường trình diễn biến của cuộc chiến tranh nóng khốc liệt này xem.
Xuyên tằng hắng:
- Phượng bị Hạ tấn công trước, Phượng bị bể bụng.
- Trời, có thật vậy không Phượng?
Thư hoảng hốt ôm Phượng hỏi rối rít, nhưng chừng thấy bụng Phượng còn nguyên, ngon lành, thoi thóp thở. Thư mới gắt:
- Xuyên tạc, sì tốp mấy vị quá khích này lại.
- Phượng bị tét hộ khẩu, máu chảy như trời mưa.
- Ðâu, đưa cổ tay coi, Phượng!
Thư dằn lấy bàn tay Phượng đang giấu dưới gầm bàn lên xem. Trân bỗng báo động:
- Chết cha, hội nghị tan vỡ vì ông Hoán vô lớp.
Lớp học đột nhiên im lặng, mấy đứa mồm mép cũng tan hàng ngũ chạy về chỗ ngồi. Ông Hóan che cây dù đen đi vào, lỗ mũi ông vẫn đỏ giống trái cà chua như thường lệ.
- Thầy ạ.
- Thầy ạ... ạ.
- Người đi trong mưa gió.
Câu nói đầy ý nghĩa làm cả lớp cười, thầy Hoán cũng cười, ông đủng đỉnh gấp dù lại, dựng vào vách tường, rồi bước lên bục gỗ, rút khăn mù soa ra lau những giọt nước bám trên da mặt. Tiếng cười khúc khích vẫn nổi lên phía cuối lớp. giờ Việt văn của ông Hoán coi như là hai giờ cởi mở nhất, thầy rất dễ. Lớp có quyền lén lút ăn quà vặt, nói chuyện nhỏ nhưng phải coi chừng bà Tổng Giám Thị. Thầy có thấy cũng giả lơ đi với điều kiện phải nghe giảng bài và đừng ồn quá. Thỏa ướt ngầm đã giao kết như thế. Ðôi khi cao hứng học trò đi quá trớn, thầy trách những câu thật nhẹ nhàng nhưng cũng thật đau. Ðó là những câu thơ bất ngờ, và đáng ghi nhớ nhất trong giờ Việt văn của thầy Hoán. Nhưng ngoài trường hợp ngoại lệ đó, thầy rất thích xen kẽ giữa bài giảng nhiều bài thơ của các thi sĩ làm thí dụ, những bài thơ làm học trò ngẩn ngơ, mơ mộng nhìn ra cửa lớp với bầu trời, cây lá và mây. Nhỏ Trân cũng nổi tiếng là cây cười của lớp học. Nó được cả lớp đặt cho cái hỗn danh là bé Bự. Bởi nó vừa là đối thủ của cái cân trong nhà thuốc tây, vừa có hy vọng cướp nghề của anh hề Bảo Quốc trên ti vi. Thầy Hoán vẫn hay bận rộn vì Trân, vì lỗ mũi của thầy là điểm tốt nhất để cho Trân chú ý.
- Mưa buồn quá thầy ơi.
- Có một tin vui báo cho các em mừng.
- Tin chi đó thầy.
Cả lớp nhao nhao lên hỏi và chờ câu trả lời bằng những đôi mắt mở thật lớn. Thầy chầm chậm vuốt mũi đáp:
- Sửa soạn lên trả bài.
Cả lớp kêu một tiếng ồ bi thiết. những gương mặt dài thòng ra, Trân tìm kế hoãn binh:
- Cây dù thầy bị lỗ kẽm gai móc rách một lỗ bự.
Thầy đang dở sổ điểm ra, chợt à một tiếng vui mừng rồi nói:
- Nghĩ mãi chẳng biết chọn ai trước, may người hùng lên tiếng. Thế nào Bé Bự, hôm nay ăn được mấy chén cơm, có khỏe không, đem tập lên cho hỏi thăm một chút coi.
Mặt Trân thễu xuống, nó xách tập lên bàn thầy giữa những tiếng cười khúc khích. Ðào nhờ một đứa ngồi phía sau chuyển cho Hạ một mảnh giấy vo tròn, nhầu nát. Hạ mở ra đọc:
"Hai đứa huề chưa, chưa huề thì mau mau huề đi, nguy hiểm lắm.
Hôm nay ông Hoán dở chứng truy bài, đứa nào không thuộc dám ăn trứng vịt. Phải đòan kết lại để nhắc.
Ðào".
Hạ chưa kịp trả lời, Xuyên cũng gửi lên một cái thông điệp khác.
"Hạ ơi! thơ mới là nghĩa làm "siu"? Giảng nghĩa và dẫn chứng một bài thơ coi, ta mù tịt. Trưa về có một chầu nước đá đậu đỏ nếu... trong cặp còn tiền. Mau lên, không nguy khốn đó, Xuyên".
Bỏ mặc cho những thông điệp khẩn cấp của tụi bàn dưới, Hạ ngồi thừ với những giọt nước mắt lúc nào cũng như muốn ứa ra khi nghĩ tới cái nhìn lạnh lùng của Phượng lúc nãy. Không ngờ con nhỏ giận dai và làm Hạ ức đến thế.
Hạ viết một mảnh giấy nhỏ, dúi vào tay Phượng, đó là những lời xin lỗi của Hạ, những lời xin lỗi duy nhất, cho một người bạn, và chỉ vì một người bạn. Nhưng Phượng từ chối, Phượng dùng tay gạt đi, mảnh giấy rơi xuống đất. Xuyên ngồi phía sau lượm lên đọc:
"Xin lỗi Phượng, ngàn lời xin lỗi Phượng. Sẽ mua một chai dầu xoa mấy dấu móng tay trong giờ chơi. Hối hận lắm, mong hòa, giận nhau như thế đủ rồi. Và chúng nó đang cười".
Xuyên cười khúc khích, dọa đọc thông điệp cho cả lớp biết trong giờ chơi. Phượng vẫn cuối gầm mặt. Hạ ức kinh khủng. Ðã thế thì thôi vậy Phượng nhé, chúng ta chỉ có một lần chơi với nhau. Ngày mai, Hạ một mình, như từ hôm nào về ở trong thành phố xa lạ này. Hạ quay xuống dằng lại mảnh giấy trong tay Xuyên, xé nát vụn, ném qua cửa sổ. Và từ lúc đó Hạ không để ý đến Phượng nữa.
Trân thắc thỏm trở về chỗ ngồi, lưỡi kéo dài liếm bờ môi, háy mắt:
- Hạ chuẩn bị đi, ông Hoán để ý tới Hạ rồi đó.
Hạ thót người.
- Hạ đâu.
- Dạ...
Hạ bối rối tìm cuốn vở, trái tim đánh thình thịch. Không phải Hạ sợ trả bài, nhưng nỗi ấm ức vẫn còn, chắc chắn trái tim Hạ đang nhảy loạn và làm trí óc Hạ rối loạn trước cơn giận. Hạ bước khỏi chỗ ngồi với những cái nhìn. Xuyên bỗng nói:
- Thầy ơi, còn ít ngày nữa bãi trường rồi.
Thầy Hoán lại xoa cái mũi đỏ giống như trái cà, nói:
- Càng gần bãi trường càng truy bài dữ cho các em nhớ, thi chắc đậu hơn.
- Lớp khác người ta viết lâm ly lắm thầy ạ.
- Người ta lo tổ chức tết niên.
- Ngày nào cũng tập hát kịch.
Trân nhóng cổ:
- Thầy ác quá.
Thầy Hoán tỉnh bơ cười. Hạ đã đứng trước bàn thầy, cuốn vở mở ra trên bàn. Thầy cười hỏi:
- Chà, làm bánh bao lúc nào mà to thế?
Ðào đáp nhanh:
- Mới đó thầy ơi, bánh bao buổi sáng.
- Nhà sản xuất bánh bao tiền chế.
- Nóng hổi, vừa thổi vừa quăng.
- Thầy com măng một cái đi thầy.
Thầy Hoán suỵt cho tụi dưới im rồi hỏi Hạ:
- Thuộc bài không?
Hạ nhẹ gật đầu, thầy nói:
- Trả đi, người làm bánh bao sớm nhất trong ngày.
Trân vẫn ồn:
- Một ngày thứ hai ảo não.
Thầy ném trúng đầu Trân một viên phấn, con nhỏ rụt cổ nín im. Hạ nhìn ra cửa sổ, tự nhiên thấy những cánh mây buồn quá, những cánh mây nặng nề sũng nước.
- Hai đứa giận nhau mà thầy bắt trả bài, trả sao nổi.
- Ai giận ai?
- Hạ giận Phượng, Phượng giận Hạ.
- Tụi nó đại chiến đó thầy.
Hạ không sao ngăn được mấy giọt nước mắt ưá ra. Thầy ngó lại bắt gặp Hạ với cặp mắt đỏ hoe, mấy giọt nước mắt đầm đìa. Thầy trả lại tập cho Hạ, cười:
- Thôi về chỗ, trời mưa lớn quá.
Lớp học khúc khích cười. Thầy đứng dậy, Hạ đi nhanh về chỗ ngồi rồi cuối mặt khóc. Thầy nói:
- Không được khóc, can đảm lên người anh hùng.
- Thầy làm nó cảm động.
Hạ thấy mình vô lý, tại sao lại khóc? Hạ ngồi thẳng người, lấy khăn lau khô nước mắt, ngồi ngó lên bảng. Thầy rút một điếu thuốc châm lửa, bắt đầu giảng bài. Hạ tỉnh rói lắng nghe. Bên ngoài trời vẫn mưa, cây lá đứng rũ ngọn với màu xanh chìm trong mây mù. Hơi lạnh làm cho Hạ có cảm giác cô đơn hơn bao giờ hết. Khói thuốc thơm thơm trong lớp học. Hạ nhớ tới cây diêm bẻ gãy ném qua cửa sổ hồi sáng ở nhà. Trân đùa một câu làm cả lớp cười ầm. Hạ cũng cười, thầy nói ngay:
- Ðó, mới khóc bây giờ cười, đúng là con người "dòn cười tươi khóc".
Hạ cuối mặt khi cả lớp quay lại nhìn mình. Thầy cầm điếu thuốc huơ huơ theo với lời giảng. Lớp học cuối năm mang theo cái không khí nhàn hạ lơ đãng. chắc thầy cũng biết vậy, Hạ bỗng yêu cái không khí này. Yêu những cánh cửa sổ mở ra, im lặng như lắng nghe tiếng mưa êm đềm rót xuống trong bầu trời đắm chìm mê mải. Giọng thầy Hoán vẫn ngọt ngào, ướt đẫm, bay múa. Và thầy đang đọc một bài thơ. Chỉ có lúc này lớp học mới có vẻ chú ý và im lặng lắng nghe với những gương mặt, những đôi mắt mơ màng. Dù sao sáng nay vẫn là buổi sáng buồn. Từng lời nói buồn, từng câu thơ buồn, từng cái nhìn buồn. Nỗi buồn có sẵn, đậu sẵn, và không rời Hạ. trời mưa làm Hạ nhớ thành phố của mình. Mưa như sương mù buổi sáng vây kín thành phố. Mưa tạnh như hơi lạnh tẩm đầy áo len. Những con đường thơm ngát hương hoa dại, những đồi thông xanh trùng trùng với mây thấp, nắng vàng nhẹ. Hạ dậy sớm trong khung cảnh đó, ra vườn, Hạ nhớ những cánh hoà quỳ soi mình xuống dòng nước nhỏ, dưới chân cầu. Buổi sáng có những cánh chim bay về nơi nào, cái vẻ u buồn miên man vướng mắc trên từng ngọn cây xanh, từng màu hoa ngó ở xa thấy một con đường quen thuộc. Lâu lắm Hạ chưa về đó. Lâu lắm thành phố đó cũng bị bỏ quên trong bài học, những lo âu. Ngày thi đã gần kề. Tháng bảy, tháng tám. Thời gian đó sẽ là những đổi thay ghê gớm phải không? Chiều nay Hạ sẽ ra bưu điện, trưa nay về ngồi viết một cái thư. Hạ bỗng nghe nhớ Ðà Lạt, nghe nhớ tất cả những gì ở nơi đó.
Xuyên chồm lên nói nhỏ:
- Hôm nay con nhỏ Phượng giận dai quá.
Trân cũng phụ vào:
- Giận hoài, kỳ.
Thư ngồi giữa Phượng và Hạ suỵt suỵt. Ðào đấm vào vai nhà ngoại giao bất lực một cái:
- Giờ chơi ta lột chức mi, cho mi đi làm đại sứ lưu động.
- Ta không đồng ý, ta chưa trổ được tài.
- Mi chỉ là một nhà ngoại giao bất tài.
- Giờ chơi sẽ tái họp, hòa đàm sẽ có kết quả.
- Hoà đàm vỡ từ khi mi nhai cóc dầm rồi.
- Ta là cây đũa thần.
- Ðũa của mi chỉ để gắp bún bò.
Thư đành im, tụi nó đang cãi nhau vì Hạ. Chắc chắn sẽ có 2 phe, Hạ không muốn ai về phe mình cả. Hạ chỉ thích một mình với nỗi buồn, thích im lặng để dõi theo những bước chân của tâm hồn mình. Trưa nay Hạ sẽ đi một mình về trên con đường quen thuộc. Qua những ngôi nhà có vườn cây, có hoa sứ. Hạ muốn run lên vì xúc động. Làm sao diễn tả hết được con đường vắng chỉ còn lại một mình với những bước chân lang thang trên cỏ ướt, thơm nồng mùi đất, hương hoa dại trong rào cây xanh. Mái tóc này sẽ bay, sẽ chia từng sợi nhỏ, để đón những chiếc lá me vàng ẻo lả rơi xuống. Bỗng nhiên Hạ nghe được một khúc hát đâu đây, một khúc hát rơi trên đường đi học về.
Ðào bỗng chuyền lên, dúi vào tay Hạ một mảnh giấy vo tròn. Ðào nói:
- Thông điệp của nhỏ Thảo.
Từ nãy nghe Trân nói, Hạ bỗng quên lửng Thảo. Tự nhiên Hạ thấy có một cái gì sượng sùng trong tình bạn. Mặc dù không thân nhau như Phượng, nhưng Thảo cũng như Trân, như Xuyên, như Ðào, như Thư... mà sao Hạ phải ngại ngùng khi nhớ tới Thảo.
"Trưa nay về Thảo đợi Hạ để hai đứa đi cùng. Ðừng buồn, Phượng làm bộ quá. Sẽ nói cho Hạ nghe chuyện này lạ lắm. Thảo".
Hạ ném mảnh giấy xuống chân, tại sao Thảo lại xen vào chuyện riêng giữa Hạ và Phượng? Hãy để yên được không? Hạ bỗng ức Phượng hơn. Nếu Phượng làm lành cười với Hạ một cái, nói với Hạ một tiếng bây giờ cho tụi kia thấy, rồi tha hồ về nhà cho giận. Tại sao Phượng không hiểu điều đó.
- Nó kêu Hạ trả lời gấp.
Hạ quay lại nói với Ðào:
- Không trả lời.
- Sao thế?
- Không có trả lời nào hết, đang thích im lặng.
- Mi khùng hả?
Hạ cười một tiếng nhỏ. Mấy đứa xầm xì phía sau, Hạ biết hết. Nhưng Hạ giả lơ, quay lên với bài giảng của thầy Hoán. Hạ nhìn mũi thầy đỏ ửng, cái mũi kỳ lạ khiến cả lớp đều gọi thầy bằng biệt danh người Mũi Ðỏ. Trân vẫn hay nói: Mũi Ðỏ tới để báo động cho cả lớp im lặng khi thầy Hóan hiện ra ở cửa với cây dù che mưa che nắng đủ bốn mùa, tám tiết. Trân chơi ác lấy cây kim gút xâm mấy lỗ vào cây dù, chả biết đi mưa thầy có bị mấy giọt mưa nhỏ, lạc loài rơi trên tóc không. Hạ nghĩ lớp học bị bà tổng giám thị hăm cho điểm hạnh kiểm xấu cuối năm cũng đúng lắm, nghịch như quỉ. Nhưng ngược lại cũng có mấy tay học xuất sắc vượt hẳn các lớp khác. Nếu kỳ thi này lớp Hạ đậu hết? Hạ lắc đầu quay vội, không nghĩ tới ngày bãi trường và mùa thi nữa. Nó làm Hạ thêm rối rắm và xôn xao bực tức như buổi sáng nay. Ðúng là một buổi sáng đầu tuần xui xẻo.
Hai giờ Việt văn trôi qua nhanh chóng với tiếng mưa còn rắc nhỏ bên ngoài. Ông Hoán chỉ giảng xong bài chứ chưa cho chép vào vở kịp. Ông hẹn tuần tới, và tuần tới cũng là tuần lễ cuối cùng của niên học dài trôi qua. Cuối tuần sẽ là ngày bãi trường. Hạ ngạc nhiên với lớp mình. Chưa có vị nào đưa lưu bút, mời viết lưu bút. Có lẽ những ngày thi đáng chú ý hơn. Mùa hè chỉ có cảm giác xôn xao giao động ở những lớp không thi. Với lớp Hạ, những người sắp sửa "làm bà tú" chắc mùa hè sẽ qua đi nhẹ nhàng. Ông Hoán dương dù chụp lên đầu bước ra khỏi cửa sau khi ngó cả lớp cười ngơ ngác, vuốt chiếc mũi đỏ một cái. Trân cố ráng nói theo:
- Người lại ra đi trong mưa gió.
Tiếng chuông mất hút vào dãy hành lang. Tiếng chuông reo như lẫn trong mưa, học sinh không ồn ào như thường ngày. Từng người, từng bước, nhẹ nhàng trong hơi mưa thấm lạnh. Trân kéo Phượng ra ngoài, nhưng Phượng lắc đầu ngồi ỳ một chỗ. Hạ tỉnh bơ bước ra. Thư rối rít nói:
- Họp hội nghị lại chứ quí vị?
Xuyên lè lưỡi:
- Hội đàm tan vỡ, bế tắc rồi. Bây giờ ra gặp ông bánh cuốn hay hơn.
- Mi khoái bàn tay năm ngón sần sùi của ổng hả?
Xuyên đấm lưng Thư, cả bọn xúm nhau kéo Hạ ra ngoài hành lang, chạy qua khoảng sân đầy mưa ra cổng trường. Hạ gặp Thảo trong đám đông, Thảo lí nhí gì đó Hạ không nghe rõ và cũng không trả lời. Trân cứ kéo Hạ chạy. Hạ chỉ lo vấp té rách tiêu vạt aó dài. Hạ kêu ối ối mấy tiếng chỉ mong Trân buông ra, nhưng cánh tay to khỏe của nó cứ lôi miết và cả bọn chạy phía sau cười tưởng như tan vỡ hết những giọt mưa nhẹ thoảng qua đầu. Hạ vừa chạy vừa nhìn những đỉnh cây xanh ngắt, những cánh hoa cô đơn trơ trọi. Giờ ra chơi nào cũng rộn rã tiếng cười. Và Hạ mong mãi mãi trong đời mình, dù đến một ngày nào, vẫn còn những giờ chơi thơm lừng những giọt mưa trên tóc, rắc đầy những bước chân son tươi thơ dại ngoài cổng trường.