Số lần đọc/download: 1685 / 17
Cập nhật: 2015-08-03 11:23:35 +0700
Chương 7: Nạn Nhân Thứ Hai
T
òa nhà Quảng trường Đông Đô tầng mười tám, thứ tư ngày bảy tháng sáu. Mười một giờ năm nhăm phút trưa, tổng giám đốc Hồng Diệc Minh được phát hiện đã chết tại phòng làm việc. Nguyên nhân của cái chết là do trúng kịch độc. Đúng chín giờ sáng hôm nay ông ta vẫn còn tới văn phòng làm việc, mọi việc diễn ra như bình thường. Người thư ký riêng tên Lâm còn pha cho ông ra một cốc trà xoắn ốc 1 tiếp đó Hồng Diệc Minh còn ký kết một số văn bản giấy tờ của công ty. Kể từ lúc ấy ông ra không hề ra khỏi văn phòng, buổi sáng cũng không hề có cuộc hẹn với ai. Mười một giờ mười phút, ông ta gọi điện thoại cho thư ký Lâm bảo báo cho lái xe riêng mười một rưỡi đợi sẵn dưới tầng hầm cho ông ta. Buổi trưa hôm nay, ông ta sẽ đi dự tiệc ở nhà hàng Tinh Đô. Nhưng tới tận mười một giờ bốn mươi lăm phút người lái xe vẫn không thấy Hồng Diệc Minh xuống. Vốn xuất thân từ quân ngủ thường ngày ông ta rất đúng giờ. Người lái xe phân vân sợ mình nghe lầm nên nán đợi thêm mười phút nữa nhưng vẫn không thấy ông ta xuống, sau đó lái xe lo lắng gọi điện hỏi thư ký Lâm.
Thư ký Lâm lấy máy nội bộ gọi vào phòng tổng giám đốc nhưng không có ai nhấc máy. Cô vội vã qua đó gõ cửa cũng không có tiếng trả lời. Khi mở cửa ra thì phát hiện Hồng Diệc Minh ngoẹo người trên chiếc ghế da toàn thân bất động, khuôn mặt tái xám, máu mũi trào ra, bên miệng còn rớt dòng dãi màu trắng đục trông rất đáng sợ. Thư ký Lâm bủn rủn chân tay, hét lên kinh hãi.
Mọi người trong công ty nghe thấy tiếng kêu chạy lại, họ vội vã gọi 110 báo cho cảnh sát.
Cảnh sát hình sự thuộc cục trinh sát thành phố là những người đầu tiên có mặt tại toà nhà Điền Đông Khi đội trưởng Thôi dẫn theo Tiểu Xuyên, Đào Lợi và vài đồng sự khác đến nơi, tầng đặt trụ sở Đại Đông đã được ngăn lại bằng sợi dây màu vàng của cảnh sát. Năm, sáu nhân viên của cục trinh sát thành phố đã tới trước họ được vài phút, người đứng đầu là tổ trưởng tổ trọng án. Đội trưởng Thôi và anh trao đổi qua thông tin với nhau sau đó đội trưởng dẫn các tổ viên ngay lập tức nghiên cứu hiện trường.
Điều tra sơ bộ ban đầu cho thấy Hồng Diệc Minh chết do trúng độc cấp tính, trào máu mũi, miệng chảy dớt dãi trắng... những triệu chứng rất rõ ràng của việc bị trúng độc. Căn cứ vào biểu hiện bên ngoài của xác chết và lời khai của thư ký Lâm có thể khẳng định thời gian tử vong khoảng từ mười một giờ mười phút đến mười một giờ bốn mươi lăm phút.
Các trinh sát viên đã chụp ảnh hiện trường. Trong cả căn phòng không phát hiện được điều gì khác lạ, tuy nhiên dựa trên những nếp nhăn của tấm thảm dưới chân Hồng Diệc Minh, rất có khả năng trước khi chết ông ta đã giẫy giụa, khiến tứ chi co rút, đây cũng là một trong những biểu hiện của việc trúng độc. Ngoài ra, trên tấm thảm gần chiếc ghế tựa bằng da phát hiện một vỏ giấy màu vàng loại kẹo chocolate nhân rượu. Đào Lợi cúi người nhặt vỏ kẹo đó lên chăm chú quan sát bất giác cảm thấy ớn lạnh, cô đưa mắt nhìn Tiểu Xuyên, Tiểu Xuyên dường như cũng hiểu ra, khuôn mặt cậu bàng hoàng.
Chiết đĩa thủy tinh hình lá sen vẫn còn hai mươi lăm viên kẹo bạc hà, mười bảy viên kẹo chocolate nhân rượu. Đào Lợi bỏ tất cả số kẹo đó vào chiếc túi nhựa lưu giữ vật chứng.
Thẩm vấn tất cả nhân viên có mặt trong công ty, bao gồm cả thư ký Lâm và người lái xe riêng của Hồng Diệc Minh, bọn họ đều phản ánh tổng giám đốc Hồng dạo này tính khí có chút bất bình thường. Không giống như trước kia lúc nào phong độ cử chỉ cũng khoáng đạt tự tại, cười nói thoải mái. Thư ký Lâm cảm giác dường như Hồng Diệc Minh đang có tâm sự nào đó, thái độ dao động bất an, có lần ông ta còn thổ lộ nửa đêm mộng mị bắt gặp thần Thọ Tinh toàn thân đỏ rực truy đuổi ông ta khiến bừng tỉnh giấc, toát mồ hôi lạnh.
Ông ấy và vợ không hề có mâu thuẫn, gia đình luôn hòa thuận, con gái hiện du học ở Canada, mấy ngày trước bà vợ vừa sang bên đó thăm con. Công ty đã gọi điện thông báo hung tin này cho bà.
Không có di thư để lại, song khi kiểm tra trong ngăn kéo bàn làm việc cảnh sát phát hiện một tờ giấy, trên đó có hình giống chữ U và một dãy số hoàn toàn giống như tờ giấy khổ A4 tìm thấy trong túi xách Hồ Quốc Hào.
"Lại là hình Hồng Tháp Sơn!". Đào Lợi bồn chồn.
Đội trưởng Thôi cầm tờ giấy soi xét kỹ.
Lẽ nào đây thực sự là "Giấy chiêu hồn?"
Biểu tượng giống hình chữ "U" hàm ý điều gì?
Ngoài ra, cái chết của Hồng Diệc Minh hoàn toàn không phải do tự sát? Vậy động cơ gây án là gì?
Không lẽ khi nhận được tờ "Giấy chiêu hồn" ông ta quá hoảng sợ mà tự tước đi mạng sống của mình?
Những người tự sát thông thường sẽ để lại di thư nhưng Hồng Diệc Minh không hề làm điều đó...
Người đội trưởng đội cảnh sát hình sự cảm thấy có hàng trăm mối nghi vấn chưa có lời giải đáp.
Sau khi việc kiểm tra hiện trường kết thúc, thi thể Hồng Diệc Minh được đưa đến bệnh viện công an để khám nghiệm.
Cơ quan pháp y đã lấy chất dịch mà Hồng Diệc Minh nôn ra và dịch vị dạ dày xét nghiệm, kết quả phân tích cho thấy loại độc tố giết chết ông ta là Tetramine thường được gọi với cái tên "Tứ nhị tử" hay thuốc diệt chuột cực mạnh. Đây là loại độc dược màu trắng, không mùi, không vị. Độc gấp hàng trăm lần so với độc dược Potassium-cyanidc và thạch tín, chỉ cần từ sáu đến mười hai miligam là có thể lấy mạng con người. Kết quả khám nghiệm tử thi: Hồng Diệc Minh chết do uống hoặc ăn phải thuốc diệt chuột.
Thuốc diệt chuột "Tử nhị tứ" ra đời từ năm 1949 do công ty Bayer của Đức thí nghiệm ngẫu nhiên tạo thành. Nó vốn rất hiệu quả trong việc diệt chuột, nhưng sau này phát hiện nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, tuy rất dễ phức hợp song lại khó phân giải, do độc tính cực lớn nên có thể gây chết nhiều đời. Nghe nói những nhà khoa học nghiên cứu hợp chất đó sau này đều chết vì nó. Chính bởi lạm dụng thuốc diệt chuột đã gây ra cho con người nhiều tác hại to lớn, những năm gần đây thuốc diệt chuột đã bị nghiêm cấm sử dụng. Song do giá thành sản xuất rẻ, lợi nhuận cao và về mặt nào đó cũng có tác dụng nhất định nên một lượng lớn chất độc hại này vẫn được lén lút sản xuất, người bình thường cũng có thể mua được.
Đào Lợi đem những viên kẹo thu được tại hiện trường đi xét nghiệm, hai mươi tám viên kẹo bạc hà không phát hiện độc chất, nhưng trong số mười bảy viên kẹo chocolate nhân rượu phát hiện một viên bị rút hết lõi, nhân được thay thế bằng chất thuốc diệt chuột không màu. Từ đó có thể phán đoán, có kẻ đã lén bỏ hai viên kẹo chocolate nhân rượu chứa chất độc vào trong đĩa, hung thủ bằng cách nào đó đã bí mật vào phòng tổng giám đốc, rồi lén bỏ trộm kẹo độc đã chuẩn bị từ trước. Loại kẹo chocolate nhân rượu này sản xuất tại Thượng Hải, có bán trong khắp các siêu thị lớn ở Thâm Quyến. Sáng nay Hồng Diệc Minh đã ăn phải một trong những viên kẹo độc, dẫn đến trúng độc cấp tính, tử vong ngay lập tức. Điều đó loại trừ giả thuyết ông ta tự sát, từ vỏ kẹo màu vàng trên tấm thảm thu được hai dấu vân tay không hoàn chỉnh, khi phân tích đối chiếu kỹ đều là dấu vân tay của Hồng Diệc Minh, ngoài ra không có dấu vân tay nào khác.
Bây giờ nghĩ lại, ba ngày trước Hồng Diệc Minh khi tiếp đội trưởng Thôi và các cộng sự tại văn phòng tổng giám đốc, ông ta đã nhận được tờ giấy A4 và cảm nhận được nguy hiểm đang bám sát bên mình. Nhưng ông ta hoàn toàn không biết kẻ hung thủ trong lúc mang tờ giấy "báo tử" đến đã lén bỏ độc tố vào trong kẹo. Đó là cách giết người đã từng xảy ra trong lịch sử hình sự, bất cứ lúc nào người bị hại ăn một trong hai viên kẹo cũng sẽ tử vong.
"Vì sao hung thủ lại cho độc vào cả hai viên kẹo?". Đào Lợi thắc mắc.
"Đó là cách sử dụng "song kiếm", làm tăng hệ số thành công". Tiểu Xuyên giải thích.
"Không chỉ là tăng mức thành công". Đội trưởng gợi mở, "Các cậu thử nghĩ xem hai viên kẹo độc có thể làm rút ngắn một lần cấp độ tử vong, mục đích của hung thủ là khiến Hồng Diệc Minh chết nhanh".
"Lại còn tính đến cả việc đó nữa ư?"
Nếu như chỉ một viên kẹo có độc chất mà Hồng Diệc Minh mỗi lần ăn một viên kẹo thì tỷ lệ trúng độc là 1/18. Nếu như hai viên kẹo chứa độc, mỗi lần ăn một viên kẹo thì tỷ lệ trúng độc là 2/18 (tức 1/9).
Đào Lợi thầm nghĩ: "1/9 khả năng tử thần suýt nữa thì rơi xuống đầu mình".
"May mà hôm đó Hồng Diệc Minh mời chúng ta ăn kẹo, chúng ta đều từ chối." Đội trưởng Thôi cũng kinh hãi.
"Chẳng ngờ bốn phía văn phòng tổng giám đốc Đại Đông tràn đầy sát khí."
Tiểu Xuyên hỏi đội trưởng Thôi nhưng cũng như tự hỏi chính mình: "Chuyện này không biết có liên quan đến dự án Điền Đông Bối không nhỉ?".
"Có phải là cậu nghĩ đến việc tranh giành lợi ích trong giới đầu tư bất động sản".
"Vâng".
"Châu Chính Hưng chẳng phải đá từ bỏ dự án này sao?". "Nhưng anh ta đâu có từ bỏ tham vọng của Địa Hào...".
° ° °
Cái chết bất ngờ của Hồng Diệc Minh khiến phía cảnh sát cực kỳ đau đầu, áp lực từ dư luận xã hội là rất lớn. Vụ án Hồ Quốc Hào vẫn chưa có bước tiến triển thì lại xảy ra chuyện Hồng Diệc Minh bị sát hại ngay tại phòng làm việc. Hai vụ án xảy ra trong chưa đầy nửa tháng. Những người bị giết đều là nhân vật tiếng tăm trong giới đầu tư bất động sản Lĩnh Nam hơn nữa trước khi chết họ đều nhận được tờ giấy khổ A4 kỳ lạ...
Buổi chiều ngay ngày hôm đó, cục công an khu Y lập tức triển khai cuộc họp phân tích án. Cục trưởng cục trinh sát hình sự Uông cũng tham gia và truyền đạt chỉ thị của lãnh đạo ủy ban pháp luật hành chính thành phố. Cục trưởng Uông người không cao lắm, mái tóc cắt ngắn, ông mặc chiếc áo sơ mi cổ bẻ màu xanh, quần âu màu nhạt, thái độ rất nghiêm túc. Buổi họp cuối cùng đi đến quyết định cùng một lúc song hành điều tra hai vụ án Hồ Quốc Hào và Hồng Diệc Minh. Cục trưởng Ngũ Kiến cục công an khu Y là tổ trưởng tổ chuyên án, đích thân phụ trách những vụ án này. Đội trưởng Thôi Đại Cân làm tổ phó, cục trinh sát hình sự thành phố sẽ điều thêm cán bộ giàu kinh nghiệm về tăng cường lực lượng. Toàn bộ xuất kích, hạn định nội trong một tháng phải phá xong hai vụ án lớn này.
Đối mặt với sự chú ý của dư luận và thời hạn phá án của lãnh đạo công an, đội trưởng Thôi cảm thấy áp lực lớn đang đè nặng lên mình.
Trên thực tế cái chết của Hồng Diệc Minh đã được báo trước, song phía cảnh sát lại không hề coi trọng. Nếu như họ thực sự chú ý thì biết đâu đã ngăn chặn được cái chết này... Đội trưởng Thôi tự đáy lòng cảm thấy vô cùng hối tiếc. Có lẽ Hồng Diệc Minh đang che giấu điều gì đó với cảnh sát mới dẫn đến kết cục bi thảm của ông ta. Nhưng đó không phải là lý do dẫn đến những sai lầm của đội trưởng đội cảnh sát hình sự.
Trong buổi phân tích án, cục trưởng Ngũ đã nhấn mạnh vật chứng quan trọng phát hiện tại hiện trường nơi Hồng Diệc Minh bị sát hại.
Phòng kỹ thuật cục trinh sát hình sự đã giám định chất liệu tờ giấy A4 trong ngăn kéo bàn làm việc của Hồng Diệc Minh và cỡ giấy A4 phát hiện trong túi xách Hồ Quốc Hào là cùng một kích cỡ, dãy số "4202791" cũng giống hệt nhau. Biểu tượng giống hình chữ "U" (những người trong đội cảnh sát hình sự quen gọi là Hồng Tháp Sơn) được vẽ bằng bút, hình dáng, nét bút tương đối giống nhau. Do đó có thể phán đoán hai tờ giấy này đều do một hung thủ hay một nhóm tội phạm rạo ra.
Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Hồ Quốc Hào và Hồng Diệc Minh có liên quan mật thiết với nhau. Giải đáp được biểu tượng Hồng Tháp Sơn và ý nghĩa của dãy số là khâu then chốt trong quá trình phá án.
Ngoài ra cách thức gây án được lên kế hoạch hết sức chi tiết, sử dụng độc tố đưa vào trong chiếc kẹo chocolate nhân rượu để sát hại mục tiêu là phương pháp "Tùy cơ giết người" hết sức thông minh, thời gian người bị giết chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó kẻ gây án rất dễ có được "chứng cớ ngoại phạm". Tờ giấy M và vỏ kẹo chocolate nhân rượu chứa chất kịch độc chỉ có dấu vân tay của người bị hại, cho thấy hung thủ rất biết đối phó với cảnh sát.
Thế nhưng hung thủ có giỏi đến đâu đi chăng nữa thì vấn đề lại vết tích nhất định. Làm thế nào hai viên kẹo chứa độc lại có thể lọt vào phòng tổng giám đốc? Đây là một đầu mối khác quan trọng không kém giúp cho quá trình đánh án.
Đội trưởng Thôi và hai cảnh sát trẻ Tiểu Xuyên, Đào Lợi báo cáo tình hình điều tra hiện trường. Thư ký Lâm và người phục vụ dọn phòng tổng giám đốc nhân thân tốt có thể loại ra khỏi vòng nghi vấn. Thẩm vấn bảo vệ công ty trong đêm hôm đó cũng không phát hiện biểu hiện bất bình thường. Cuối cùng đi đến nhận định: Những vị khách gặp mặt Hồng Diệc Minh trong quãng thời gian xảy ra vụ án là đáng nghi nhất...
Vào buổi sáng thứ hai ngày mà đội trưởng Thôi cùng với thuộc cấp của mình gặp gỡ Hồng Diệc Minh họ đã nhận ra lúc đó ông ta có vẻ đã mơ hồ biết được nguy hiểm đang cận kề bên mình. Đội trưởng Thôi lấy lời khai của thư ký Lâm quãng thời gian từ sáng thứ hai cho đến chiều thứ tư có ai khác ngoài người của công ty ra vào phòng tổng giám đốc.
Thư ký Lâm lật quyển sổ ghi lịch trình công tác, trong đó ghi rõ:
Sáng thứ hai tổng giám đốc Hồng tiếp đón ba vị khách, trong đó hai người một là tổng giám đốc Trần, một là cán bộ phụ trách phòng kinh doanh của công ty thương mại Vạn Sự Đạt, người thứ ba là Chung Đào của tập đoàn Địa Hào Trí Nghiệp, Chung Đào đến từ lúc mười giờ đến tận mười giờ bốn mươi lăm mới ra khỏi phòng. Theo như thư ký Lâm nhớ lại, Hồng Diệc Minh chủ động hẹn gặp Chung Đào, được biết đó là bàn về việc Hồ Quốc Hào trước khi mất có mượn của Đại Đông một khoản tiền chưa trả. Giữa buổi nói chuyện Hồng Diệc Minh nhận được cuộc điện thoại đường dài từ Canada, là con gái ông ta gọi điện hỏi thăm.
Buổi chiều thứ hai Hồng Diệc Minh có hẹn với ba nhân viên cảnh sát, sau đó ông đóng cửa không tiếp khách.
Buổi sáng thứ ba chỉ gặp trưởng phòng kế hoạch để nghe báo cáo về việc đấu thầu dự án Điền Đông Bối.
Thứ tư Hồng Diệc Minh đi Chu Hải bàn công việc kinh doanh hết cả ngày do đó phòng làm việc khóa cửa.
Đội trưởng Thôi đọc qua một lượt rồi hỏi.
"Tổng giám đốc Địa Hào Trí Nghiệp Châu Chính Hưng có qua đây không?".
"Không ạ!". Thư ký Lâm trả lời.
"Trong này có ghi nhật trình từ thứ năm đến thứ bảy tuần trước không?".
Thư ký Lâm lật cuốn sổ ghi chép tìm kiếm đầu mục.
"Thứ bảy ngày mùng một tháng bảy tổng giám đốc Hồng tham dự cuộc hội thảo "tinh anh địa sản Nam Quốc" tại hồ Quan Lạn cả ngày nên không đến văn phòng. Thứ sáu ngày ba mươi tháng sáu, tổng giám đốc đi Quảng Châu, tham gia ký kết hai thương vụ.
Khi ông không có mặt ở Đại Đông, phòng làm việc luôn được khóa cửa cẩn thận. Buổi sáng thứ năm ngày hai mươi chín tháng sáu có hai vị giám đốc của hai công ty trang trí xin được gặp Hồng Diệc Minh song đều bị ông lấy lý do quá bận để từ chối. Khoảng mười giờ ba mươi, cô Chu Mỹ Phượng vợ góa ông Hồ Quốc Hào đến công ty, tổng giám đốc Hồng đón tiếp trong văn phòng, nội dung câu chuyện không được rõ".
"Ngày thứ năm cô Chu cũng tới đây sao?". Đội trưởng Thôi cầm quyển sổ kiểm tra lại, trên đó có ghi rõ họ tên cũng như thời gian Chu Mỹ Phượng đến đây.
"Khi cô Chu rời khỏi công ty, tổng giám đốc Hồng còn lịch sự tiễn ra tận thang máy, tôi vô tình còn nghe thấy ông ấy nói với cô ta "Cầu chúc cho ông Hào sớm được lên thiên đường...". "Thư ký Lâm xác định thêm.
Làm sao lại khéo thế nhỉ? Trước sau chỉ trong vòng có hai, ba ngày cả Chu Mỹ Phượng và Chung Đào đều lần lượt có mặt tại văn phòng Hồng Diệc Minh.
Hoàn toàn có thể tồn tại khả năng: Cả hai người đó đều có cơ hội tiếp xúc với chiếc đĩa thủy tinh để kẹo... Đương nhiên không thể loại trừ họ thực sự đến đây vì công việc. Hai lần gặp mặt có lẽ chỉ xoay quanh những vấn đề liên quan đến công việc còn dang dở của Hồ Quốc Hào trước đây, nhưng cũng không thể loại trừ nhân cơ hội gặp mặt Hồng Diệc Minh một trong hai người đã lén đưa loại kẹo chocolate nhân rượu chứa độc vào đĩa kẹo.
Trong cuộc họp phân tích án cũng có người đề cập đến nghi can quan trọng, Châu Chính Hưng.
"Trong vụ án Hồ Quốc Hào, chứng cớ ngoại phạm của Châu Chính Hưng là yếu nhất. Từ mười hai giờ đêm ngày hai mươi tư cho đến một giờ sáng ngày hai mươi lăm thừa đủ cho anh ta ám sát Hồ Quốc Hào".
"Ý kiến của vị cảnh sát vừa rồi không thể xem nhẹ". Lãnh đạo cục trinh sát hình sự thành phố, cục trưởng Uông lên tiếng.
"Thế nhưng bám theo đầu mối Nam Áo vẫn chưa thu được kết quả đột phá. Việc điều tra Châu Chính Hưng trên thực tế đang rơi vào bế tắc". Đội trưởng Thôi cay đắng thừa nhận.
Cục trưởng Ngũ đưa ra cách nhìn mới: "Hồ Quốc Hào và Hồng Diệc Minh đều là mục tiêu của cùng một kẻ sát nhân trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng và nhà đất. Nếu như xét ở mặt cạnh tranh thông thường thì nghi can số một vẫn là Châu Chính Hưng ". Ông tiếp tục phân tích: "Một người cản trở anh ta bước lên bục cao nhất trong tập đoàn Địa Hào, người còn lại là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Địa Hào".
"Tôi tán thành việc tiếp tục điều tra Châu Chính Hung". Đội trưởng Thôi ủng hộ ý kiến của Cục trưởng Ngũ.
Đào Lợi đưa ra phát hiện của cô: "Chúng tôi từng nghe Hồng Diệc Minh nói rằng, ông ta và Hồ Quốc Hào cùng quê Hà Nam, chắc hẳn hai người ấy còn có mối quan hệ nào đó khác nữa?".
Cục trưởng Uông hết sức để ý đến chi tiết này: "Tôi cho rằng có thể dựa vào hướng đó để truy tìm dấu vết. Vấn đề Nam Áo tạm thời gạt sang một bên, đợi có thời cơ sẽ điều tra tiếp".
Buổi họp phân tích án đi đến quyết định cuối cùng: Tiến hành giám sát tất cả những đối tượng có liên quan đến vụ án.
° ° °
Sau khi buổi họp phân tích án kết thúc, Nhiếp Phong nhận được điện thoại Tiểu Xuyên thông báo thông tin về cái chết của Hồng Diệc Minh. Điều này vừa nằm trong vừa nằm ngoài dự liệu của anh, từ những biểu hiện căng thẳng và lo lắng của ông ra vài ngày trước đây có thể đoán được Hồng Diệc Minh đã nhận ra nguy hiểm đang đến gần mình. Nhưng ngay cả cảnh sát cũng không tính đến hung thủ dám ra tay một cách đột ngột và liều lĩnh đến như vậy.
Trong điện thoại Tiểu Xuyên đặc biệt lưu ý hung khí gây án là hai viên kẹo chocolate chứa độc tố.
"Hai viên kẹo độc! Điển hình của phương thức gây án "Tùy cơ hội ra tay giết người" hay còn gọi là "giết người từ xa". Đó là một kế hoạch mưu sát cực kỳ thâm hiểm và che giấu được vết tích. Khi vụ án xảy ra hung thủ hoàn toàn có được "chứng cớ ngoại phạm".
"Buổi chiều ngày thứ hai Hồng Diệc Minh có hẹn gặp đội trưởng Thôi và bọn em, ông ấy còn mời mọi người ăn kẹo chocolate nhân rượu".
"Chắc các cậu không ăn".
"Việc ấy khỏi phải nói! Nếu đã ăn thì chắc cũng giống Hồng Diệc Minh thôi! Mười tám viên kẹo trong đó có hai viên có độc, ăn một viên tỷ lệ là 1/9 nguy hiểm tới tính mạng".
"Không phải là 1/9 đâu". Nhiếp Phong khẳng định "Nếu như kẻ đầu độc cố ý để kẹo độc lên bên trên thì người ăn phải nó có tỷ lệ là 1/3 thậm chí là 1/2".
"A, thế mà em không nghĩ ra". Giọng nói của Tiểu Xuyên có chút biến đổi.
"Lát nữa chúng ta gặp nhau nhé!". Nhiếp Phong thật sự muốn tìm hiểu kỹ càng việc này.
"Được ạ! Anh Nhiếp, mình hẹn ở đâu vậy?".
"Câu lạc bộ cà phê 110?".
"Ok". Tiểu Xuyên hiểu ý bật cười trong điện thoại.
Nhiếp Phong bấm số máy của tổng biên tập Ngô, báo cáo tin tức mới nhất: "Anh ạ! Vụ án ngày hôm nay có thêm sự kiện mới, lại một nhân vật quan trọng nữa bị giết chết".
Giọng hỏi của ông kèm theo sự hứng khởi,
"Hả? Là ai vậy?".
"Tổng giám đốc công ty địa ốc Đại Đông, Hồng Diệc Minh". "Lại một con cá bự trong ngành bất động sản".
"Em vốn định ngày mai bay về...".
"Không được! Không được! Cậu không thể ở Thâm Quyến thêm nữa. Ở nhà còn có rất nhiều bài phỏng vấn quan trọng".
Nhiếp Phong hiểu ra, tổng biên tập không muốn phải bỏ thêm chi phí công tác...
"Cho em thêm vài ngày nữa đi, vụ án này nhất định sẽ còn hé lộ nhiều điều khác nữa".
"Cậu là thám tử hả? Không được!".
"Em đã phát hiện bóng dáng hung thủ rồi".
"Lúc thì dấu vết, lúc thì bóng dáng. Dựa vào việc đuổi hình bắt bóng có thể phá được án hả?".
"Không bám theo vụ án thì bài báo này sẽ khó có hồi kết...". Nhiếp Phong cố thuyết phục.
"Chỉ có thể cho cậu thêm tối đa là ba ngày". Tổng biên tập Ngô nhượng bộ.
"Ba ngày thôi ạ?". Nhiếp Phong có vẻ thất vọng.
"Đúng, nếu quá ba ngày mọi chi phí do cậu tự chịu". Tổng biên tập Ngô không hổ là "một sát thủ kinh tế".
"Thuộc hạ tuân mệnh!". Nhiếp Phong nói vui.
2.
Quán cà phê Nam Viên Danh Điền.
Nhiếp Phong chọn chiếc ghế màu lông gà sắc cạnh cửa sổ trên lầu, có nhân viên phục vụ mặc đồng phục màu xanh mang đến cho anh một cốc nước lọc. Lại vẫn là cô gái có cái mũi củ tỏi tóc đuôi ngựa.
"Anh dùng đồ uống gì ạ?". Cô phục vụ mỉm cười rạng rỡ.
Nhiếp Phong lật qua lật lại quyển thực đơn: "Lấy cho tôi hai suất cơm cá trèn kiểu Nhật".
Tiểu Xuyên vừa đến đúng lúc dĩa cơm cá trên được mang ra, món cá được đặt trong chiếc đĩa gốm sứ sang trọng màu đỏ. Mỗi người còn được phục vụ thêm một bát nước tương đậu phụ, mùi vị thơm ngon.
Hai người vừa ăn vừa nói chuyện.
Tiểu Xuyên nhắc đến việc Hồng Diệc Minh nhận được tờ "Giấy chiêu hồn".
"Vâng ạ! Theo cách nói của Đào Lợi đó lại là một Hồng Tháp Sơn nữa".
"Đúng đấy, hình dáng biểu tượng rất giống Hồng Tháp Sơn lúc đầu chẳng ai để ý đến". Nhiếp Phong chợt nhận ra.
"Đào Lợi rất khâm phục anh, cô ấy bảo em gửi lời hỏi thăm anh".
"Cô ấy nói thế thật hả?". Nhiếp Phong bông đùa.
Tiểu Xuyên gãi gãi đầu, cười không nói.
"Tờ giấy đó có ý nghĩa đặc biệt gì ạ?" Cậu hỏi Nhiếp Phong.
"Nó cho thấy kẻ sát hại Hồ Quốc Hào và Hồng Diệc Minh là một! Đó là kế hoạch giết người hàng loạt một cách tinh vi. Kẻ gây án không hề đơn giản".
Cách nhận định vụ án của Nhiếp Phong khiến Tiểu Xuyên thực sự khâm phục.
Cho dù có rơi vào mê lộ thì chân tướng vụ án cuối cùng cũng bắt đầu hé mở những đường nét lờ mờ.
Nhiếp Phong tiếp tục phân tích: "Hơn nữa từ việc xem xét địa điểm xuất hiện tờ "Giấy chiêu hồn" kẻ phạm tội cố ý tạo tâm lý khủng bố săn lùng đối tượng và khiến con mồi rơi vào trạng thái tuyệt vọng của người bị săn đuổi. Đây thường là đặc điểm tâm lý của những kẻ báo thù. Cho nên vụ án này rất có khả năng là... giết người báo thù".
"Giết người báo thù!". Tiểu Xuyên lặp lại.
"Đúng. Nếu như phán đoán này đúng". Nhiếp Phong dừng một lát nhìn Tiểu Xuyên rồi nói: "Khâu then chốt là cần giải mã động cơ báo thù rốt cuộc là gì?".
"Anh nhấn mạnh từ "giải mã".
"Đúng vậy. Không phải là điều tra mà phải là giải mã. "Hồng Tháp Sơn", hàng chữ số và còn vòng hoa kỳ bí nữa... Không phải đã bày hết ra trước mặt chúng ta đó sao? Rốt cuộc là chúng truyền đạt thông tin gì? Đằng sau còn ẩn chứa những bí mật gì? Mình nghĩ những người trước khi bị giết đều đã biết rất rõ".
"Vậy chúng ta sẽ giải mã như thế nào?".
"Mình chỉ còn ba ngày. E là không thể giúp cho các cậu được nhiều!".
"Sau khi về Tứ Xuyện, anh vẫn quan tâm đến vụ án này chứ ạ?". Tiểu Xuyên có cảm giác lưu luyến.
"Có chứ". Nhiếp Phong đáp: "Mình vẫn sẽ theo sát để truy tìm chân tướng, cũng như việc bài "độc" cho báo của mình. Có thêm điều gì mới đừng quên gọi điện cho mình nhé!".
Tiểu Xuyên hiểu ra. Tin "độc" là ham muốn của bất kỳ nhà báo nào.
"Chuyện ấy không thành vấn đề".
"Cậu lái xe đến đây hả?". Nhiếp Phong suy nghĩ một lát rồi hỏi.
"Vâng".
"Đi, đi cùng mình tới chỗ này".
"Đi đâu cơ ạ?".
"Không phải cậu muốn giải mã vụ án sao? Cứ đến đấy rồi biết".
Hai người vội vã lên chiếc xe trinh sát của Tiểu Xuyên, chạy thẳng đường phía nam Thâm Quyến. Địa chỉ mà Nhiếp Phong nói đến thì ra là nhà sách Thâm Quyến. Tuy trời đã trở về chiều nhưng lượng người tới đây mua sách và tham quan vẫn rất đông.
Tiểu Xuyên cho dừng xe phía sau lưng toà nhà lớn, hai người tắt chuông di động rồi mới lên tầng hai nhà sách, bước qua khu giới thiệu sách mới, những loại sách bán chạy, ngay phía trước mặt là tủ sách về kinh tế.
"Chúng ta chia nhau ra tìm các loại sách liên quan đến nghiên cứu Hán tự". Nhiếp Phong phân công cho Tiểu Xuyên.
"Những loại sách nào ạ?".
"Sách giáo dục văn hóa, sách cổ".
Tiểu Xuyên gật đầu, bóng cậu khuất hẳn khi rẽ vào đường vòng trong nhà sách.
Nhiếp Phong quay người sang bên cạnh, trên các giá sách ở tầng hai, ngoài các loại sách kinh tế và quản trị kinh doanh còn có sách lịch sử, truyện kí nhân vật, Anh hỏi cô nhân viên bán hàng được biết các loại sách thuộc loại "Ngôn ngữ văn hóa" nằm trên tầng bốn. Tầng ba là nơi trưng bày và bán các loại sách văn học, truyện tranh nhi đồng và bổ trợ kiến thức giáo dục.
Bước lên tầng bốn, có cảm giác nơi đây sách rất phong phú, đa dạng và cũng đông khách hàng. Bày ngay trước mắt anh là các loại sách thời thượng liên quan đến nấu ăn, thời trang, làm đẹp. Bên cạnh là khu tủ sách khoa học kỹ thuật, máy tính, phía sau là sách về y học. Đứng ở giữa biển người và biển sách bao la, Nhiếp Phong chợt cảm thấy lòng trĩu nặng, các loại sách "Ngôn ngữ văn tự" dường như đang bị người đời lãng quên. Trong một loạt các giá kệ để sách, khó khăn lắm anh mới tìm được quyển Thuyết văn giải tự do Trung Hoa Thư Cục ấn hành. Đây là cuốn sách trong bộ sách cổ tự sớm nhất Trung Quốc.
Loại sách này là ấn bản phát hành đã lâu, xem ra không còn mấy tác dụng với thời đại điện tử ngày nay. Vị trí đặt giá sách ít người qua lại nên khá yên tĩnh. Nhiếp Phong chọn một cái ghế rồi ngồi xuống nhẫn nại lật từng trang, cuối cùng anh tìm thấy đầu mục chữ "Sơn" ở trang 190.
Liên quan đến chữ sơn có chữ thể cổ, hình dáng giống dạng chữ tiểu triện.
Nhiếp Phong tỉ mẩn xem xét, chữ "Sơn" hình tiểu triện có chút giống một "dãy núi" nhưng nhìn kỹ lại nét bút rất mỏng, không giống với biểu tượng trong tờ "Giấy chiêu hồn".
Anh lại chú ý dòng chữ phía dưới đầu mục"... để chỉ nơi khí tản mát, vạn vật sinh sôi nảy nở, có đá mà lại cao...". Có lẽ đây là lời người xưa giải thích về chữ "Sơn". Nhiếp Phong dường như càng nhìn càng cảm thấy mơ hồ, không thể lĩnh hội được.
Chữ tiểu triện là loại văn tự sử dụng sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc. Nhiếp Phong nhớ lại hồi học món cổ văn ở trường Đại học C, các giáo sư đã từng giảng qua về chữ triện, nói một cách đơn giản loại chữ ấy khi việc nét chữ bị kéo dài và được phân làm đại triện và tiểu triện. Hai kiểu chữ đa phần giống nhau. Chẳng qua người đời sau đơn giản hóa đi một chút. Chữ đại triện ra đời vào thời Chu Tuyên Hoàng, cuối thời Tây Chu, tiểu triện xuất hiện vào giai đoạn Chiến Quốc. So với đại triện giản lược hơn, nét bút cùng rõ ràng hơn.
Những loại cổ tự ra đời sớm hơn cả chữ triện cũng gần giống chữ tượng hình chỉ có thể là chữ giáp cốt. Đó cũng là chữ khắc lên xương bả vai bò và mai rùa.
"Vậy phải tra cứu chữ giáp cốt thôi!". Nhiếp Phong thầm nghĩ. Nhưng cả bốn tầng của nhà sách rộng lớn này đều không tìm thấy một quyển sách liên quan đến chữ giáp cốt. Không chịu bó tay Nhiếp Phong gọi cho tổng đài, nhân viên trực tại đó tra trên máy tính may mắn tìm được một quyển có tân Trung Quốc giáp cốt học sử do Thượng Hải xuất bản. Anh mỏi mắt tìm kiếm quyển sách đó trên các giá nhưng không tìm thấy. Trong lúc hoàn toàn thất vọng thì một nữ nhân viên bán sách dáng người gầy gò đeo kính trắng lấy từ giá sách phía dưới nơi lưu trữ sách tồn kho một quyển sách bám đầy bụi. Nhiếp Phong đưa tay đón nhận, luôn miệng cám ơn.
Nhìn kỹ, đó là quyển sách Trung Quốc giáp cốt học sử nội dung chuyên ngành nghiên cứu lịch sử chữ giáp cốt. Trang bìa in dòng chữ màu đỏ "Chu Cốt Thành chủ biên. Tủ sách "văn hóa sử Trung Quốc", tác giả là hai vị chuyên gia văn tự cổ, một người họ Ngô, một người họ Phan. Giáp cốt học là một bộ môn khoa học nghiên cứu chữ giáp cốt. Cuốn sách giới thiệu lịch sử phát triển của môn khoa học này, mức độ nghiên cứu kỹ hơn nhiều so với các điển sách văn tự giáp cốt thông thường. Điều may mắn là nội dung trong đó không chỉ tương đối phong phú mà còn có cả những sử liệu phát hiện sưu tầm, khai thác chữ giáp cốt, bao gồm phương pháp chia cách giai đoạn lịch sử, phân loại chữ giáp cốt cho đến khảo chứng và giải thích cũng như kết cấu hình dáng của chữ giáp cốt, tất cả đều rất tỉ mỉ.
Trong cuốn sách có chương "Những chữ giáp cốt thường dùng" Nhiếp Phong tìm kiếm mục lục chữ tình cờ phát hiện một dòng chữ "Hỏa". Trong văn tự giáp cốt, chữ "Hỏa" có ba kiểu chữ: kiểu chữ thứ nhất hình rất giống ngọn tháp, kiểu chứ thứ hai dường như rất trùng khớp biểu tượng có trong tờ "Giấy chiêu hồn".
Nhiếp Phong vội vã lấy tờ giấy khổ A4 photo từ tờ giấy A4 phát hiện trong vụ án Hồ Quốc Hào tỉ mỉ so sánh. Quả nhiên biểu tượng đó gần như hoàn toàn trùng khớp với chữ "Hỏa" giáp cốt. Anh bất chợt tĩnh ngộ: Thì ra biểu tượng đó không phải là chữ "Sơn" mà là chữ "Hỏa"!
Đúng là đi vẹt giày sắt ắt tìm thấy, thật bổ công sức bỏ ra.
"Tôi tìm thấy rồi! Tìm thấy rồi!". Nhiếp Phong hưng phấn la lên giống như nhà toán học Archimedes phát hiện ra định luật lực đẩy.
Những người đến mua sách ngạc nhiên nhìn anh.
Nhiếp Phong lúng túng có vẻ xin lỗi.
Là một người cẩn thận, để chắc chắn anh tiếp tục so sánh với hàng loạt các chữ giáp cốt khác, Nhật, Nguyệt, Tinh, Thổ, Thủy, Mộc đều tra thật kỹ, hoàn toàn không có chữ giáp cốt nào giống với biểu tượng đó ngoài chữ "Hỏa".
Trong lúc anh đang bồn chồn chờ đợi thì đột nhiên di động rung lên, là điện thoại của Tiểu Xuyên.
"Anh Nhiếp! Anh đang ở tầng mấy?". Giọng nói của chàng cảnh sát trẻ khá mừng rỡ.
"Mình đang ở tầng bốn, tầng bán sách "Ngôn ngữ văn tự" góc trong cùng".
"Em đã tìm thấy cuốn sách anh bảo rồi, cuốn Câu chuyện về chữ Hán".
"Nội dung của nó thế nào?".
"Rất dễ hiểu, nhìn cái là biết ngay".
"Thật tốt quá! Cậu nhanh tới đây".
Tiểu Xuyên tìm thấy Câu chuyện về chữ Hán ở tầng ba tủ sách văn hóa do công ty xuất bản Hữu Nghị Trung Quốc phát hành. Sách dày gần năm trăm trang, có cả ảnh minh họa sinh động. Lật trang 271 Tiểu Xuyên tìm thấy chữ "Hỏa" có hình dạng tương đồng với chữ hỏa trong Trung Quốc giáp cốt học sử nét cuối của chữ hình vòng cung. Nhìn kỹ cũng có nét giống thỏi vàng!
Nhiếp Phong soi kỹ chữ "Hỏa" tượng hình cổ, thái độ có chút kích động.
Chẳng ngờ trong quyển sách chuyên ngành học thuật lại phát hiện ra bí mật và trong một quyển sách thông thường lại tìm được chứng cứ phụ. Đó quả là mệnh trời đã định.
"Hôm nay cậu khá lắm!". Nhiếp Phong thật sự tin tưởng Tiểu Xuyên.
Tiểu Xuyên đỏ mặt ngượng ngùng, cậu cũng cảm thấy rất vinh dự.
Nhiếp Phong lật đi lật lại quyển sách trong một trang khác anh tìm thấy chữ "Sơn" cổ viết bằng bút lông. Đó là một minh chứng không thể phản bác.
Một phần vụ án đã được hé mở,
Biểu tượng thần bí trên tờ giấy khổ A4. Đó chính là chữ "Hỏa".
Tiểu Xuyên thỉnh giáo Nhiếp Phong giải thích vì sao lại nghĩ đến việc tìm kiếm đầu mối từ văn tự giáp cốt.
"Mình xuất phát từ sự gợi mở của Đào Lợi "Hồng Tháp Sơn" mới nghĩ đến văn tự tượng hình".
Biểu tượng đó không ít người nhận nhầm là chữ "Sơn", có người cho là hình "Tháp" người khác lại nhìn giống "Thỏi vàng". Tất cả phán đoán đều từ trực quan. Nhiếp Phong rất tự nhiên liên tưởng tới việc giải mã từ đầu mối văn tự tượng hình.
Tiểu Xuyên vẫn còn chút nghi ngờ; "Biểu tượng ấy rõ ràng là biểu thị chữ "Hỏa" song Hồ Quốc Hào, Hồng Diệc Minh đều không học văn tự giáp cốt, bọn họ làm sao có thể hiểu được?".
Nhiếp Phong giải thích: "Kỳ thực có những việc cực kỳ đơn giản, nhưng chúng ta lại biến nó thành phức tạp. Đối với biểu tượng này cũng vậy... Kẻ gây án viết rất đơn giản đó là chữ "Hỏa". Người nhìn biểu tượng này nếu như trong lòng có "Hỏa" thì sẽ nhận ra nó là "Hỏa". Nếu như sẵn đã không có ý niệm "Hỏa" thì sẽ nhìn thành chữ "Sơn", hình "Thỏi vàng" hoặc là giống như cách nói của Đào Lợi "Hồng Tháp Sơn".
"Thật ạ?".
"Nếu còn không tin, chúng ta thử làm một trắc nghiệm tâm lý học nhé"
"Được ạ!". Tiểu Xuyên bán tín bán nghi đáp lời. Nhiếp Phong hỏi xin nhân viên trong nhà sách một tờ giấy trắng và mượn một chiếc bút dạ. Trên tờ giấy anh vẽ hai hình cổ tự, bên trái là chữ "Sơn", bên phải là chữ "Hỏa". Anh gấp tờ giấy làm đôi chỉ chìa ra hình bên trái sau đó anh hỏi những người mua sách đi ngang qua.
"Anh có nhận ra chữ này là chữ gì không?".
"Là chữ Sơn". Một người nói.
"Giống như Thỏi vàng".
"Tôi có cảm giác giống chữ Hỏa".
Anh hỏi bảy người tại đó, đều là những đáp án như vậy.
Nhiếp Phong nhìn Tiểu Xuyên mỉm cười rồi mở tờ giấy ra, bây giờ có thể nhìn thấy cả hai chữ.
Anh cầm tờ giấy hỏi một cô gái đang xem quyển tạp chí thời trang: "Xin lỗi, xin hỏi cô có thể nhận ra hai chữ tượng hình này chữ nào là chữ hỏa không?".
"Ồ, chữ bên trái là chữ Hỏa". Cô gái có vẻ buộc miệng nói ra.
"Thế còn chữ bên phải".
"Chữ bên phải là... chữ Sơn".
Nhiếp Phong đắc ý nheo mắt nhìn Tiểu Xuyên, rồi lại hỏi người đàn ông đeo kính bên cạnh: "Thưa ông, ông có thể phân biệt hai chữ tượng hình này được không ạ?".
"Là trắc nghiệm có thưởng hả?". Người đàn ông nói vui.
"Ấy ấy, chúng tôi chỉ làm một trắc nghiệm tâm lý nho nhỏ thôi".
"Chữ này là chữ Sơn người đàn ông đeo kính chỉ vào chữ bên trái sau đó ngó sang bên phải xem".
"Chữ này đúng là chữ Hỏa".
"Hoàn toàn chính xác, rất cám ơn ông".
Tiếp sau đó Nhiếp Phong cùng Tiểu Xuyên làm trắc nghiệm với hơn mười người qua lại, kết quả trắc nghiệm cho thấy có tới 80% số người được hỏi đều ngay lập tức nhận ra chữ bên phải là chữ Hỏa.
Khi chữ bên trái đứng độc lập có người nói là Sơn cũng có người nói là Hỏa, cá biệt còn có người nhìn nó giống "Thỏi vàng". Nhưng khi nhìn cả hai chữ thì đại đa số đều dễ dàng nhận ra đó là chữ "Hỏa".
Nhiếp Phong và Tiểu Xuyên phấn khởi bước xuống lầu.
"Phát hiện nay thật có giá trị". Tiểu Xuyên mừng ra mặt.
"Chúng ta phải đợi đến khi tìm được chìa khoá giải vụ án này đã".
"Chìa khóa phá án?".
"Đúng thế, bí ẩn của biểu tượng đã được giải, sẽ dân chúng ta đi đúng hướng điều tra".
Rời khỏi nhà sách Nhiếp Phong thanh toán tiền mua hai cuốn sách Trung Quốc giáp cốt học sử và Câu chuyện về chữ Hán.
Tiểu Xuyên suy nghĩ rồi nói với Nhiếp Phong: "Có thể nói thế này, cái chết của hai ông chủ lớn trong giới bất động sản, Hồ Quốc Hào và Hồng Diệc Minh đều liên quan đến Hỏa".
"Đúng, có lẽ còn liên quan đến cả kẻ gây án".
"Cả kẻ gây án ạ?".
"Hiện tại mới chỉ là suy đoán của mình". Nhiếp Phong phân trần "Nếu như thời gian cho phép mình muốn sẽ làm một trắc nghiệm tâm lý".
"Có cần em giúp không?".
"Không cần, mấy ngày hôm nay cảnh sát đang điều tra trên tất cả các hướng, cậu cũng đủ bận lắm rồi".
Nhiếp Phong đắn đo suy nghĩ rồi khẽ nhắc Tiểu Xuyên.
"Bí ẩn của chữ Hỏa tạm thời đừng nói cho đội trưởng Thôi của các cậu nhé".
"Vì sao vậy?".
"Anh ấy chưa chắc đã chấp nhận".
"Được ạ!".
3.
Buổi chiều cuối tuần ngày hôm sau.
Châu Chính Hưng ngồi trên chiếc Audi đen bóng đi ra từ cửa toà nhà Địa Hào, một chiếc Santana màu đen đối diện từ từ chuyển động bám ngay sau đuôi. Ngồi trong xe là Trịnh Dũng và một trinh sát khác. Hai người đều mặc thường phục.
"Trung tâm, đây là số một, mục tiêu đã di chuyển". Trịnh Dũng cầm ống nghe nói nhỏ qua máy vô tuyến điện.
"Theo sát đối tượng!". Ống nghe truyền đến giọng nói của Thôi Đại Cân.
"Rõ!".
Trịnh Dũng đạp mạnh chân ga, bám đuổi chiếc Audi đang chạy về hướng nam Thâm Quyến. Sau hai mươi phút, một chiếc BMW màu hồng cũng từ cửa toà nhà Địa Hào đi ra, người lái chiếc xe đó là Chu Mỹ Phượng, cô ăn mặc rất lộng lẫy, dáng vẻ kiều diễm. Một chiếc xe Mianhao (loại xe do Trung Quốc sản xuất thường là loại chín và mười hai chỗ) màu trắng khác đỗ đối diện cũng khởi động theo ngay phía sau.
"Đội trưởng Thôi, đây là tổ hai, phượng hoàng rời lồng, phượng hoàng rời lồng!".
"Được, chú ý bám sát".
"Rõ!".
Sau nửa giờ chiếc Audi rẽ vào UBND thành phố. Châu Chính Hưng xuống xe bước vào bên trong. Xem ra anh ta đến đây để bàn công việc. Người lái xe của Châu Chính Hưng đưa chiếc Audi đỗ lại bãi gửi xe bên cạnh rồi tắt máy ngồi đợi ông chủ.
"Trung tâm, đây là tổ một. Mục tiêu đã vào UBND thành phố". Trịnh Dũng cho xe đỗ lại từ khoảng cách khá xa chăm chú quan sát.
"Tiếp tục theo dõi nhất cử nhất động".
Đội trưởng Thôi ngồi tại đội cảnh sát hình sự cục công an khu Y điều hành công tác chỉ huy.
Qua mười phút, có hai báo cáo qua điện đài.
"Đội trưởng, đây là tổ hai phượng hoàng đã về tổ".
Về tổ là ám hiệu chị Chu Mỹ Phượng trở về thẩm mỹ viện.
"Ừm, tiếp tục bám sát". Đội trưởng Thôi có vẻ hơi thất vọng.
Đúng lúc này, tiếng chuông điện thoại vang lên, là điện thoại của Tiểu Xuyên: "Sư phụ, em tổ ba đây, mục tiêu đã di chuyển".
Đội trưởng Thôi cầm lấy ống nghe cao giọng: "Được, tiểu tử nhà ngươi nhớ theo sát đấy".
Chung Đào lái chiếc xe Buick màu đen từ trong Địa Hào đi ra. Tiểu Xuyên và Đào Lợi khởi động xe bám theo, chiếc Buick chạy theo hướng đông nam Thâm Quyến vượt qua nhà hát, tòa nhà Truyền thông... sau đó rẽ sang hướng nam. Tiểu Xuyên duy trì khoảng cách trên dưới ba mươi mét theo sát ngay phía sau.
Cuối cùng chiếc xe Buick màu đen đi vào đường Nam Viên, từ từ dừng bánh lại trước một quán cà phê sang trọng. Chung Đào xuống xe rồi rảo chân bước vào bên trong. Tiểu Xuyên cho xe đỗ lại gần một nhà hàng đối diện. Cậu cùng Đào Lợi ngồi yên trong xe quan sát. Cửa quán cà phê trang trí màu vàng gạo, rất sáng, độc đáo và đầy hiện đại. Phía trên treo biển hiệu bắt mắt ghi dòng chữ "Tây Tây Lý cà phê quán".
"Sư phụ, tổ ba đây ạ! Mục tiêu đã vào quán cà phê trên đường Nam Viên hình như có hẹn gặp ai đó".
"Được, chú ý điều tra xem người gặp mặt là ai?".
"Rõ".
Tiểu Xuyên không rời mắt khỏi quán cà phê.
Buổi chiều thời tiết nóng nực ngồi trong xe giống như ngồi trong chiếc lồng hấp. Tiểu Xuyên kéo cửa kính xe xuống thấp một chút. Khoảng mười phút sau, một bóng dáng quen thuộc xuất hiện trước mắt cậu. Người đó dáng đi nhẹ nhàng, thần thái vui vẻ, anh mặc chiếc áo phông cổ tròn màu xanh ô liu, vai đeo chiếc túi màu trắng.
Tiểu Xuyên và Đào Lợi tròn mắt nhìn nhau.
"Sao lại là anh Nhiếp nhỉ?". Đào Lợi kinh ngạc thốt lên.
Xem ra Nhiếp Phong chuẩn bị bước vào quán cà phê.
"Ta hiểu rồi".
Nói xong Tiểu Xuyên lấy di động gọi cho Nhiếp Phong: "A lô! Anh Nhiếp hả? em Tiểu Xuyên đây, em đang ở trong chiếc xe Mianhao đỗ bên kia đường".
"Ờ!". Nhiếp Phong dừng bước quay đầu lại khẽ nháy mắt "Mình nhìn thấy rồi",
"Là anh hẹn gặp Chung Đào hả? Có cần bọn em phối hợp không?.
Nhiếp Phong phản ứng rất nhanh khẽ giọng nói: "Qua hai mươi phút nữa gọi điện, cứ nói là có tư liệu đem đến cho mình".
"Em biết rồi!"
Nhiếp Phong tắt máy rồi bước vào quán.
Quán cà phê rất rộng, trần nhà hình ô van, treo rèm màu đỏ sẫm. Nơi khách ngồi uống nước phân làm hai tầng, bài trí rất trang nhã, lịch sự. Tầng dưới được ngăn ra làm bảy, tám gian nhỏ ấm cúng mà kín đáo. Ghế sofa phủ lụa kiểu gia đình, bàn mây tròn, đèn chụp mang phong cách châu Âu, bên cạnh dán đầy nhãn hiệu, biểu tượng quảng cáo cà phê và bản đồ của các vùng miền trên thế giới.
Trên một chiếc bàn gỗ trưng bày dụng cụ pha cà phê, đủ kiểu dáng, chủng loại khác nhau. Trên trần nhà treo hai chiếc đèn chùm màu da cam.
Nhiếp Phong vừa bước vào cửa thì đã được một cô phục vụ mặc váy trắng nghênh tiếp: "Thưa anh, có người đang đợi anh ở trên lầu".
Nhiếp Phong ngước mắt nhìn lên, anh thấy Chung Đào đang hướng về phía mình gật đầu, sàn cầu thang lát gỗ tự nhiên màu gạch non nằm chính diện tầng một, hai bên lan can bằng sắt. Trên các bức tường thấy treo đầy ảnh của các minh tinh màn bạc nổi tiếng thế giới.
Ngồi vào ghế, Nhiếp Phong khen ngợi: "Chỗ này quả không tồi".
"Bạn bè của tôi thỉnh thoảng tổ chức tụ họp ở đây, tôi cũng không thường đến nơi này". Chung Đào nói.
Địa điểm này là do Chung Đào lựa chọn. Sáng nay Nhiếp Phong gọi điện cho anh nói là chỉ còn hai ngày nữa phải về Tứ Xuyên, hy vọng có cuộc gặp mặt. Chung Đào rất vui vẻ nhận lời. Ngày hôm nay anh mặc chiếc áo màu vàng nhạt, phong thái hết sức thoải mái.
"Nhà báo Nhiếp uống gì?".
"Tôi thế nào cũng được".
"Ở đây mọi người thường gọi cà phê Lam Sơn cao cấp".
"Tôi không uống được loại cà phê này, nó hơi chua".
"Mùi vị hơi chua, hương thơm đậm đà, vị giữ được lâu. Đó mới chính là phong vị của Lam Sơn".
Xem ra Chung Đào có kiến thức khá sâu rộng về cà phê.
Nhiếp Phong cho gọi một cốc Moka, Chung Đào gọi cà phê Lam Sơn loại đặc biệt. Cà phê được cô phục vụ mang ra đựng trên chiếc tách thuỷ tinh màu xanh, hương thơm lan tỏa.
"Cậu thích uống cà phê Moka". Chung Đào nói "Khẩu vị mạnh đấy!".
"Tôi chưa từng tìm hiểu về cà phê, chỉ gọi bừa thôi".
Nhiếp Phong bỏ thêm sữa và đường vào trong tách rồi lấy thìa khoắng đều lên, uống một ngụm, quả thật vị khá đậm.
"Bình thường bận rộn quá tôi chỉ uống cà phê pha sẵn thôi".
"Từng giọt thơm nồng, hương vị còn mãi". Chung Đào khẽ mỉm cười thuận miệng đọc một câu slogan quảng cáo cà phê.
Nhiếp Phong bật cười. Anh chợt phát giác thái độ của Chung Đào có chút thay đổi, chuyển từ cách nói cười khách sáo thường ngày sang thân mật. Không biết tại sao, có lẽ là gặp được người vừa là đồng hương vừa là bậc trưởng bối học cùng trường, Nhiếp Phong cũng cảm thấy trong lòng mình dấy lên thứ tình cảm thân thiết kỳ lạ.
Chung Đào nhấc tách cà phê Lam Sơn đặc biệt lên, trên bề mặt cà phê nổi lên lớp váng màu vàng xậm. Anh nhấp một ngụm, mùi vị thơm tuyệt.
"Anh không cho thêm sữa và đường sao?". Nhiếp Phong hiếu kỳ hỏi.
"Uống cà phê để đạt đến độ thưởng thức cao nhất thì phải để nguyên chất và nguyên mùi hương. Có người nói dùng nước đun sôi 92°c để pha cà phê thì sẽ giữ nguyên được hương vị thiên nhiên, làm cho cà phê giải phóng hoàn toàn hương vị tuyệt diệu của nó. Nhưng làm sao có thể đo được độ nóng của nước chính xác đến như vậy. Trên thực tế nước chỉ cần sôi trên 90°c là tốt rồi".
Chung Đào uống một ngụm nữa rồi hoan hỉ nói tiếp.
"Từ trước đến nay tôi uống cà phê đều không bao giờ cho đường cũng như sữa, cà phê lúc đó là thuần khiết nhất. Có lẽ khi vừa đưa vào miệng đã cảm nhận được ngay cái đắng nhưng qua một lát, vị giác hỏi lại cậu sẽ hiểu rõ khổ tận cam lai là như thế nào, mới biết được cà phê không đường ngẫm ra cũng giống như đời người vậy, trước tiên phải nếm trải khổ đau rồi mới có được ngọt ngào,..".
Nghe Chung Đào luận giải Nhiếp Phong thực sự tâm phục con người này từ tận đáy lòng. Rõ ràng nói đến tài năng, phẩm hạnh... cho đến tri thức thương trường Chung Đào đều rất tuyệt vời. Ngoài vẻ hóm hỉnh đặc trưng của người Tứ Xuyên, cả con người anh toác lên vẻ kỳ bí không thể nói rõ và sức hút kỳ lạ của một trang nam tử hán. Con người ưu tú như vậy liệu có thể là hung thủ giết Hồ Quốc Hào hay không? Nhiếp Phong không dám khẳng định. Trừ phi giữa anh ta và Hồ Quốc Hào phải có mối thù không đội trời chung...
Tòa nhà Địa Hào rốt cuộc còn ẩn chứa những bí mật nào nữa đây?
Nhiếp Phong nghĩ lại phong cảnh Địa Hào lần anh đến vừa rồi: "Lần trước tôi đến Địa Hào bất chợt nghe thấy tiếng kèn acmonica".
"Tiếng kèn acmonica? Là khúc nhạc nào vậy?".
"Tiếng đàn khẽ vang lên ở đại sảnh, giai điệu rất quen song không thể nhớ được tên của nó". Nhiếp Phong cũng nói luôn "Thanh âm rất nhỏ, khúc nhạc đó là...".
"Là Mưa hoa hạnh". Chung Đào nhẹ nhàng nói.
"Ồ! Đúng là Mưa hoa hạnh. Tôi nhớ ra rồi! Hồi còn học ở Đại học C đã nghe qua nó trong dịp lễ kỷ niệm thành lập trường".
"Bữa trước cậu có nói đã tốt nghiệp trường Đại học c". Thái độ của Chung Đào đối với anh có vẻ thân mật hơn.
"Đúng ạ! Tôi học khóa 88 khoa Truyền thông".
"Lời bài hát đó là do tôi sáng tác". Chung Đào thản nhiên nói "Giai điệu phổ nhạc là của một thanh niên trí thức thời đó".
"Thảo nào nó lại rung động lòng người đến vậy!".
Chung Đào mỉm cười: "Cậu cũng dễ bị rung động nhỉ?".
"Bài Mưa hoa hạnh có hai ý cảnh". Nhiếp Phong có vẻ muốn múa rìu qua mắt thợ, "Một là trong Thiên gia thi có câu Thấm ướt áo mỏng mưa hoa hạnh, thổi bay gió liễu tạt đông đi" là để miêu tả thời tiết tháng ba khi hoa hạnh nở, trời đất giao mùa mưa phùn rơi".
Chung Đào lặng yên lắng nghe.
Nhiếp Phong tiếp tục bình. "Tôi thích ý thứ hai hơn: "Gió lốc thổi qua, làm róc lá cả những cánh hoa như những hạt mưa bay bay".
Chung Đào bất chợt hát một ca từ trong bài Mua hoa hạnh. Mưa hoa hạnh tung bay trong ánh nắng chiều tàn.
"Đúng rồi! Cảnh sắc đó thật là đẹp".
"Thế nhưng ý chính của câu đó cậu có hiểu không?". Chung Đào khẽ hỏi, dường như trong giọng nói bình thản đó lộ ra chút bi thương.
Nhiếp Phong kinh ngạc.
Ánh mắt Chung Đào như nhìn về phía xa xăm, lúc này đây Nhiếp Phong cảm nhận ở Chung Đào hiện lên vẻ đau thương của một kẻ giang hồ lãng tử ẩn chứa nỗi căm hờn nào đó.
Không khí chùng xuống, chỉ có tiếng kèn saxophone du dương.
Nhiếp Phong hỏi Chung Đào về thời kỳ thanh niên trí thức về nông thôn lao động.
"Năm đó anh xuất thân từ lớp "Thanh niên trí thức" thi vào trường Đại học C đúng không ạ?".
"Đúng vậy, tôi cũng được coi là người may mắn, năm bảy mươi bảy khôi phục lại việc thi đại học, tạo ra sự cạnh tranh công bằng".
"Nghe nói thời kỳ ấy có rất nhiều thanh niên trí thức thành thị đi xây dựng Vân Nam".
"Trường chúng tôi cũng đi xây dựng Vân Nam...".
"Anh đến vùng nào của Vân Nam vậy?".
"Lâm Giang".
"Nó nằm ở đâu nhỉ?".
"Cậu đã từng đi Vân Nam chưa?"
"Chưa bao giờ".
"Vậy nói cũng không biết đâu". Chung Đào dường như không muốn nói thêm nữa, "Nó nằm cách biên giới Myanmar chỉ vài bước chân".
"Tôi được biết thanh niên trí thức có rất nhiều chuyện".
"Thời thanh niên không có gì phải hối hận song cái giá phải trả sao lớn quá". Chung Đào chỉ nói đến vậy rồi ngưng lại.
Đúng lúc này cô phục vụ mang đến cho hai người khăn nóng.
"Chúng ta chụp chung một bức ảnh kỷ niệm có được không anh?". Nhiếp Phong đột nhiên đề nghị.
"Được chứ!". Chung Đào thoải mái nhận lời.
Nhiếp Phong bật máy ảnh, anh đưa cho cô phục vụ đứng bên: "Phiền cô chụp giúp chúng tôi một kiểu ảnh".
Hai người chỉnh đốn lại trang phục, sắp xếp mặt bàn cùng nở nụ cười tươi.
Cô phục vụ bấm nút máy ảnh, sau tiếng "tách" là ánh đèn chớp lóe lên.
Chính vào khi đó, tiếng chuông điện thoại di động của Nhiếp Phong reo vang: "Em là Tiểu Xuyên đây, tìm anh ở nhà khách trên đường Nam Viên không thấy".
"Ồ! Minh đang ngồi ở quán cà phê Tây Tây Lý, đang nói chuyện với anh Chung Đào".
"Những tư liệu anh cần em đã tìm thấy rồi, em mang đến cho anh nhé".
"Thật làm phiền cậu quá".
Nhiếp Phong tắt máy sau đó quay sang Chung Đào nói.
"Là cảnh sát Tiểu Xuyên, cậu ấy mang một số tư liệu đến cho tôi, là tài liệu thông tin theo dấu vụ án".
Chung Đào không hề chú ý, dường như những lời anh nói chẳng có liên quan gì đến mình.
"Còn có một việc nhỏ, mong trưởng bối Chung Đào chỉ giáo". Hơi chút bối rối Nhiếp Phong hạ quyết tâm thử nghiệm.
"Không phải là trắc nghiệm trí tuệ chứ?". Chung Đào nói vui.
Nhiếp Phong hoàn toàn bất ngờ. Trong buổi gặp mặt ngày hôm nay Chung Đào đối xử với anh trước sau giống như một người anh đối với đứa em trai, khoan dung, độ lượng, thân thiết, Nhiếp Phong cảm thấy có gì đó áy náy ngượng ngùng vì mưu kế của chính mình.
"Là một trắc nghiệm tâm lý nho nhỏ". Anh lấy tay gãi đầu tỏ vẻ ngại ngần, anh lấy từ trong túi xách một tờ giấy gấp cẩn thận, đó là tờ giấy đã dùng trắc nghiệm ở nhà sách. Hình vẽ bên trái đã được giấu đi chỉ còn biểu tượng hình thỏi vàng.
"Anh có thể nhận ra chữ tượng hình này là chữ gì không?". Nhiếp Phong chỉ vào đó rồi chăm chú quan sát thái độ của Chung Đào.
Chung Đào có vẻ hơi sững sờ rồi ngay lập tức trở về trạng thái vui vẻ: "Đó là chữ "Thỏi tiền vàng"."
Nhiếp Phong hơi thất vọng, "Đó là từ có một chữ, không phải là ba chữ".
"Ô!". Chung Đào như vẻ hiểu ra "Chữ Sơn" ư, vậy nó là... chữ Sơn.
Nhiếp Phong hoàn toàn thất vọng.
"Tôi dốt lắm, chắc lại đoán sai nữa rồi", khuôn mặt Chung Đào hiện rõ vẻ thành thật.
Nhiếp Phong nở nụ cười ngượng rồi trải tờ giấy ra, hai biểu tượng cùng xuất hiện: "Trưởng bối, nhìn lại thử xem, biểu tượng bên phải là chữ gì?".
Chung Đào chăm chú đưa mắt nhìn kỹ vài lần, dường như đã hiểu ra.
"A, chữ bên phải là chữ "Hỏa" chữ bên trái là chữ "Sơn".
"Lần này thì anh đoán đúng rồi!".
"Phải có so sánh thì tôi mới phân biệt được". Chung Đào có vẻ khá vui.
Nhiếp Phong gấp tờ giấy lại, nhất thời không đoán định được liệu Chung Đào trả lời có thực lòng hay không?
Đúng lúc đó, Tiểu Xuyên chạy đến, nách cặp mấy cuốn tạp chí và một phong bì lớn. Cậu nhìn thấy Nhiếp Phong và Chung Đào tiến lên tầng hai.
"Cảnh sát Tiểu Xuyên, cậu ngồi xuống đây". Chung Đào mời cậu.
"Thật không phải, quấy rầy các anh rồi".
Tiểu Xuyên ngồi xuống, lấy một quyển nội san "Tham khảo trinh sát" đưa cho Nhiếp Phong.
"Cục trưởng Ngũ sai em đưa cho anh cái này".
Trên thực tế, quyển nội san này luôn có trong xe của cậu.
"Ồ! Cho mình gửi lời cám ơn sếp Ngũ". Nhiếp Phong nói với Tiểu Xuyên đầy ẩn ý.
"Mình vừa cùng anh Chung Đào làm một trắc nghiệm vui, hai biểu tượng chữ anh ấy đều nhận ra".
Tiểu Xuyên hiểu ý, lấy từ trong chiếc phong bì lớn mấy tấm ảnh chụp thi thể Hồ Quốc Hào đặt lên mặt bàn, trong đó có bức chụp cận cảnh phần ngực.
"Ở đây cũng có một biểu tượng rất thú vị".
Tiểu Xuyên chỉ vào vết khắc dưới đầu vú tử thi, rồi cậu hỏi Chung Đào: "Chung tiền bối, anh có thể nhận ra biểu tượng này hàm ý gì không?".
Nhiếp Phong quan sát phản ứng của Chung Đào.
"Tôi không biết!". Chung Đào vẫn giữ vẻ mặt bình thường.
"Đây là vết tích lưu lại trên ngực ông Hồ Quốc Hào".
"Như thế thì có liên quan gì đến tôi!". Chung Đào ngạc nhiên hỏi.
"Anh hiểu nhầm rồi, ý em chỉ là nhờ anh Chung phán đoán hộ thôi". Tiểu Xuyên lập tức giải thích.
"Tôi giúp không nổi đâu!". Chung Đào lãnh đạm trả lời.
Lúc ấy, Nhiếp Phong mới lấy từ trong chiếc túi vải của mình một quyển sách, anh lật sang trang 190 rồi chỉ vào đó.
"Có thể chắc chắn vết khắc đó là chữ Hỏa".
Quyển sách anh mang ra là quyển Trung Quốc giáp cốt học sử.
Trong chốc lát, Chung Đào có vẻ hơi giật mình, khóe miệng khẽ nhếch lên lộ ra nụ cười dị thường.
Không khí ở đó giống như hai chú chó săn cắn vào một con gấu dữ.
"Vì sao phần ngực thi thể Hồ Quốc Hào lại có vết khắc chữ "Hỏa" nhỉ?".
Tiểu Xuyên đưa ánh mắt sắc bén chăm chú nhìn Chung Đào.
"Có trời mới biết được!". Chung Đào nói.
"Tôi nghĩ ra rồi, kẻ lập ra kế hoạch giết người này nhất định có duyên nợ nào đó với chứ Hỏa.... Nhiếp Phong cao giọng nói tiếp "Hoặc giả bản thân nạn nhân cũng có nỗi khiếp sợ trước chữ Hỏa".
Chung Đào nghe hết những lời đó, đột nhiên hai mắt nhướn lên, sắc mặt trở nên cực kỳ khó coi, dần dần biến sang màu đỏ tía. Trong khoảnh khắc Nhiếp Phong nhìn thấy ánh mắt anh bừng bừng ngọn lửa thiêu đốt mãnh liệt. Có thể nhận ra Chung Đào đang cố gắng kiềm chế cơn phẫn nộ ngút ngàn.
Nhưng việc đó xảy ra rất nhanh, Chung Đào ngay lập tức trấn tĩnh trở lại: "Cậu em thật có khả năng tưởng tượng".
Tiểu Xuyên đưa mắt trao đổi với Nhiếp Phong rồi đứng dậy cáo từ: "Thật không phải, em còn có việc, xin phép các anh được di trước".
"Anh Chung, tôi cũng phải xin phép cáo từ".
"Tôi còn đợi mấy người bạn nữa, các cậu cứ đi đi".
Chung Đào bắt tay hai người. Nhiếp Phong có cảm giác bàn tay của Chung Đào xiết chặt lấy tay mình.
Nhiếp Phong và Tiểu Xuyên rời khỏi quán cà phê, bước sang đối diện bên kia đường nơi đỗ chiếc Mianhao rồi cùng vào trong xe.
"Nhà báo Nhiếp vất vả quá!". Đào Lợi đưa cho anh chiếc bình chứa hồng trà lạnh.
"Cám ơn cô".
Nhiếp Phong đón lấy bình nước nhưng anh không uống mà trao đổi ngay với Tiểu Xuyên. Tiểu Xuyên cũng nhận ra phản ứng vừa rồi của Chung Đào có chút bất thường song theo cậu có lẽ anh ta thực sự không hề biết hàm ý của chữ Hỏa. Nhiếp Phong ngược lại nhận định: Rất có khả năng Chung Đào đã biết chữ đó là chữ gì. Không lẽ nào anh ta lại tự nhiên chấn động đến như vậy.
"Thế nhưng Chung Đào đang có bằng chứng ngoại phạm hết sức chắc chắn".
"Ngày hôm đó tại văn phòng Địa Hào, trợ lý Chung cũng có biểu hiện như vậy." Tiểu Xuyên bất giác nhớ ra.
Người nói không cố ý, nhưng người nghe lại hiểu ra.
"Là ngày nào?". Nhiếp Phong hỏi.
"Cái ngày em và Đào Lợi lần thứ hai đến Địa Hào, hình như là thứ bảy ngày hai mươi tám tháng sáu".
"Cậu cố nhớ lại xem lúc đó có chuyện gì xảy ra?".
"Một chiếc máy bay Boeing 747 bay qua cửa sổ, nó bay rất thấp. Sau này em có kiểm tra, đó là chiếc máy bay của hãng hàng không Phương Nam. Hành khách trên chuyến bay đó chẳng có ai liên quan đến Chung Đào... Tóm lại, điều tra ở sân bay Hoàng Điền chẳng thu được kết quả gì. Đào Lợi sau đó còn nhớ, đúng lúc ấy Chung Đào chăm chú nhìn ra ngoài còn có đám giấy vụn từ trên cao rơi là tả qua cửa sổ".
"Giấy vụn? Liệu có nhầm không?".
"Em cũng cảm thấy kỳ lạ". Đào Lợi nói.
Nhiếp Phong đăm chiêu một lát rồi hỏi Tiểu Xuyên: "Lúc đó ba người ngồi ở vị trí nào trong phòng làm việc của Chung Đào".
Tiểu Xuyên chịu không thể nghĩ ra.
"Thế lúc đó khoảng mấy giờ?".
"Buổi chiều, khoảng sáu giờ kém năm phút".
"Có chính xác không?".
"Lúc đó em vô tình nhìn giờ trên chiếc đồng hồ treo tường".
"A!". Nhiếp Phong giơ tay lên nhìn đồng hồ đeo tay của mình, dường như trong lòng anh đang có suy tính gì đó.
"Cũng gần với giờ này". Anh như tự nói với chính mình.
"Đi thôi!". Nhiếp Phong bất chợt nghĩ ra điều gì, "Chúng ta cần phải đến hiện trường kiểm tra lại".
Do Tiểu Xuyên đang phụ trách theo dõi Chung Đào nên Nhiếp Phong gọi một chiếc taxi, anh cùng Đào Lợi quay về toà nhà Địa Hào.
A Anh thấy Nhiếp Phong và Đào Lợi xuất hiện ở Địa Hào nên khá ngạc nhiên.
"Cảnh sát Đào có việc gì cần tôi giúp không?".
"Tôi và nhà báo Nhiếp muốn gặp trợ lý Chung". Đào Lợi cố ý nói.
"Chiều nay anh ấy đi ra ngoài rồi".
"Chúng tôi có thể ngồi đợi ở phòng làm việc của Chung Đào được không?".
"Được ạ!" A Anh rất hợp tác.
A Anh cho gọi một nhân viên mở cửa phòng, tự mình dẫn Đào Lợi và Nhiếp Phong lên đó.
"Có cần tôi gọi điện thông báo cho anh Chung về không?".
"Không cần đâu". Nhiếp Phong khẽ bảo A Anh: "Đừng nói cho trợ lý Chung là chúng tôi đến đấy nhé".
"Ờ!". A Anh gật đầu, dường như cô đã hiểu ý.
"Anh chị cứ ngồi đây nhé!". Cô ý tứ rời khỏi phòng.
Nhiếp Phong bước qua rồi đứng vào vị trí sau bàn làm việc của Chung Đào.
"Đúng, đúng là vị trí này". Đào Lợi khẳng định.
Nhiếp Phong phóng ánh mắt về phía tây nam, ngoài cửa sổ mặt trời đang dần lặn xuống, một quảng đỏ bầm màu máu, giống như ngọn lửa bùng cháy dữ dội.
Anh bất giác tĩnh ngộ: Trước mặt hoàn toàn giống như một biển lửa.
Cuối cùng đã phát hiện ra bí mật này - Thứ mà Chung Đào nhìn thấy là đám mây hồng rực.
Nhiếp Phong thầm nói: Nhất định điều này có liên quan đến "Lửa".
--------------------------------
1 Loại chè xanh hình xoắn ốc được sản xuất ở Động Đình, Thái Hồ, Trung Quốc.