No man can be called friendless who has God and the companionship of good books.

Elizabeth Barrett Browning

 
 
 
 
 
Tác giả: Khái Hưng
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Lê Huy Vũ
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1845 / 39
Cập nhật: 2017-05-20 09:11:27 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Câu Chuyện Văn Chương
ỊCH MỘT HỒI
Nhân vật: Quang, Khanh
Phòng riêng của Khanh.
KHANH ngồi đánh cờ một mình. Trên bàn, sách, giấy bề bộn. Bàn cờ để trên một cái ghế đẩu.
KHANH, cặm cụi suy tính nước cờ - Hừ! Nhảy con mã thấp quá chừng... Bỗng dưng làm ngòi cho pháo của nó...
NHỎ vào - Báo đây ạ.
Để bảo lên bàn rồi ra.
KHANH xóa bàn cờ, - Thôi chịu thua. Chốc gỡ! (cầm báo mở tìm) Đây rồi! (cúi đầu lẩm nhẩm đọc, nói) Một con vật vừa ở nước vừa ở cạn dài mười một chữ!.. Thế là con gì?.. À phải rồi. (Cầm bút húy hoáy viết, bỏ bút nghĩ ngợi... tra tự điển.,.)
Quang vào đứng ngắm mỉm cười, trong khi ấy Khanh vẫn cặm cụi làm việc.
QUANG - Làm gì thế?
KHANH ngửng lên bẽn lẽn và thu xếp báo, giấy bút lại.
- Mời anh ngồi chơi.
QUANG.- Đương viết văn đấy à?
K- Viết lách gì đâu. Đương tìm chữ ở đây.
Q cười - Giời đất này mà đi tìm chữ ô?
K cũng cười, - Giời đất này mới đi tìm chữ ô, chứ giời đất khác đã chả đi tìm chữ ô. À này! báo người mình xoàng quá, có mỗi một tờ Chính Nghĩa ra được vài kỳ chữ ô rồi tịt. Làm tôi cứ phải mua báo Pháp về tìm chữ ô Pháp vậy. Mấy tờ tuần báo Pháp đấy, anh coi, tôi có thèm rọc đâu, tôi chỉ xem có mỗi một mục chữ ô. Làm xong bằng chữ ô, là tôi xếp lại. Anh tính còn có cái gì đáng xem nữa. Mà xem để làm gì!
Q - Xem để biết.
K - Biết để làm gì?
Q - Biết vì tò mò.
K - Thiếu gì cái tò mò muốn biết. Chẳng hạn chữ đồng nghĩa vài ménagera và dài mười một ô mà mình lại chả tò mò muốn biết là chữ gì à?
Q cười - Không ngờ nay anh lẩn thẩn, được đến thế. (Nhìn thấy cái bàn cờ). Anh vừa đánh cờ với ai thế?
K. - Tôi đánh cờ với tôi.
Q - Đánh cờ một mình?
K - Đánh cờ một mình thế mà nhiều khi gặp nước bí cũng tức uất lên đấy.
Q - Nhưng đánh cờ và tìm chữ ô thì làm gì hết được ngày giờ. Cũng phải làm việc gì nữa chứ.
K - Đánh Belote nữa.
Q - Cũng đánh một mình?
K - Chà đánh một mình thì đánh với ai! Cờ thì một giữ địa vị hai địch thủ thôi, chứ Belote thì một giữ những bốn cửa, hai phe, hai mặt trận... Lắm khi phe nọ cứ là vỡ mặt ra với phe kia!
Q lắc đầu - Anh buồn nản lắm phải không?
K - Việc gì mà buồn nản, vui chứ. Trước kia vui vẻ viết văn, ngày nay vui vì không viết văn. Một nghệ sĩ thì bao giờ mà không vui, không sướng, bao giờ mà không tận hưởng. Tận hưởng cái thú làm việc cũng như tận hưởng cái thú chẳng làm gì, cũng như tận hưởng cái thú tìm chữ ô và đánh cờ một mình.
Q- Không được! Không thể thế được! Ngày nay ta đương ở vào thời kỳ kiến thiết quốc gia. Ai ai cũng phải làm việc tận kỳ lực. Không thể coi công việc của mình như một lạc thú ở đời...
K - Cả công việc xúc tiến tới sự sinh sản tăng nhân số?
Q - Anh không đứng đắn một tý nào. Anh dám coi thường cái nhiệm vụ thiêng liêng của anh, trong thời kỳ kiến thiết triệt để này. Trong khi hết thảy mọi người đều phải nhúng tay vào công cuộc xây dựng cái lâu đài Việt Nam, mới bắt đầu thì một mình anh, anh khoanh tay đứng …cũng không đứng nhìn nữa.
K - Nhưng tôi có khoanh tay đứng nhìn hay không nhìn đâu. Tôi cũng vẫn bận bịu như xưa. Xưa tôi viết văn thì nay tôi tìm chữ ô, đánh cờ một mình. Hai công việc ấy phỏng có khác gì nhau?
Q - Tôi nhận xét thấy một điều, là ít lâu nay trong làng văn chúng ta có nhiều người trở nên nhẹ dạ, khinh bạc. Tôi không hiểu đó có phải là kết quả của một cuộc đổi đời không? Bước chân vào một cuộc đời mới mẻ, các anh bỡ ngỡ, hoang mang, rồi các anh dần dần để tiêu tán mất cả chí hoạt động phấn đấu, các anh chán nản...
K cười - Chúng tôi? Còn anh thì anh không bỡ ngỡ không hoang mang, không để tiêu tán dần dần mất chí hoạt động phấn đấu? Có phải thế không? Nếu đúng thế thì điều nhận xét của anh hãy còn thiếu sót, hoặc giả anh không muốn nói hết ý nghĩ của anh. Quả có nhiều người bỡ ngỡ, hoang mang, mỗi khi xảy ra một cuộc biến cải, một cuộc Cách mệnh. Nhưng vì sao mà họ bỡ ngỡ hoang mang? Há chẳng phải vì họ xông vào trong cuộc đời mới ấy.
Họ như những người lính chưa tập đi bỗng lăn sả nhập ngay vào hàng ngũ một đội quân tinh nhuệ. Thử hỏi làm gì mà họ không bở ngỡ hoang mang? Còn anh, và một số ít người như anh đã có sẵn thiên tư đồng hóa, nên chẳng bao giờ bỡ ngỡ hoang mang hay có bỡ ngỡ hoang mang cũng chỉ bỡ ngỡ hoang mang trong giây phút, rồi chỉ « một hai » vài bước là đi thẳng hàng, đồng nhịp ngay với giây người đời trên con đường đời thẳng tắp. Đối với những người siêu việt ấy thì biến một quan niệm cũ thành một quan niệm mới chỉ giản dị như bỏ một bộ quần áo mỏng để mặc một bộ quần áo dầy cho ấm. Phỏng có khó gì.
Q cười - Anh mỉa mai tôi, tôi biết lắm. Dẫu sao sự nhận xét của anh cũng đúng đấy. Nhưng nếu anh cho rằng tôi thay đổi quan niệm dễ dàng như thay đổi một bộ y phục thì có lẽ anh nhầm. Thay đổi được quan niệm, tôi cho cũng là một việc khó khăn. Nói chi phường a dua xu thời và tôi chắc anh không nỡ đặt bạn anh vào bọn đó, còn những người thành thực muốn theo một quan niệm mới mà họ tin chắc là hợp lý hơn, hợp lẽ sống hơn cái quan niệm cũ của họ, thiết tưởng những người ấy đã không thể không qua một thời kỳ suy nghĩ, do dự, nhút nhát, sợ hãi. Mà, nói câu này anh đừng vội giận, chính anh, biết đâu anh hiện giờ không ở trong thời kỳ đó. Biết đâu không phải vì suy nghĩ tìm tòi mãi mà không thấy lối ra, biết đâu không phải vì do dự nhút nhát, sợ hãi mà anh lẫn thẫn đi đánh cờ một mình, và mất hàng giờ đi tim một chữ dài mười một ô dòng nghĩa với chữ ménagera?
K - Anh nói đúng, nhưng cũng chỉ đúng một phần nào đó. Sự thực thì tôi có do dự, nhút nhát, song không phải do dự, nhút nhát trước khi bước vào hàng ngũ của các anh. Không, không khi nào tôi sẽ gia nhập hàng ngũ các anh, cũng như không khi nào tôi bỏ được cái lý tưởng mà tôi thờ phụng trong thâm tâm một khi tôi đã nhận nó là lý rường duy nhất của tôi. Sở dĩ tôi do dự, nhút nhát là chỉ do dự nhút nhát về một phương diện theo đuổi cái quan niệm của tôi, cái quan niệm văn chương, nghệ thuật mà bao giờ tôi cũng vững chắc tin tưởng.Luôn luôn tôi tự bảo tôi: «Xưa nay mình chỉ viết cho mình, chỉ viết để thỏa mãn lòng sốt sắng muốn viết, để thỏa mãn những nhu cầu của một tâm hồn bứt rứt, trong một xã hội dưới một chính thể không thích hợp với nó...»
Q cười - Và nay anh không viết là vi tâm hồn anh không đòi hỏi một nhu cầu nào nữa, là vì cái xã hội hiện thời, cái chính thể hiện thời thích hợp với tâm hồn anh, Có phải thế không?
K - Không hẳn thế. Và tôi nghỉ viết, tạm nghỉ viết, không phải là không viết nữa. Tôi đã bảo anh rằng tôi do dự, nhút nhát. Nào có phải tôi sợ hãi gì đâu, sợ hãi ai đâu. Nhưng tâm hồn tôi muốn lắng lại để mà chờ đợi một cái gì, tôi cũng chưa biết là cái gì, nhưng chắc là một cái mới mẻ, lạ lùng, đẹp đẽ lắm, tâm linh tôi như báo cho tôi biết thế...
Q cười - Vì thế mà anh tạm tiêu phí thời giờ bằng cách tìm chữ ô và đánh cờ một mình. Về phần tôi, thì tôi không thể bình tĩnh được. Tâm hồn tôi không bao giờ chịu lắng xuống để chờ đợi. Lúc nào nó cũng dương lên, réo lên như nước thủy triều. Hoạt động! Hoạt động! Chỉ có hoạt động là đáng kể! Hoạt động là sống, đợi chờ là chết. Lại điều này nữa, bao giờ tôi cũng muốn gõ cùng một nhịp với mọi người, hơn thế bao giờ tôi cũng muốn có liên lạc giữa tôi và đại quần chúng. Trái ngược với người chơi đồ cổ đi tìm giữ những cái hiếm không một ai có, tôi, tôi chỉ thích có những cái mà ai ai cũng có, làm những việc mà ai ai cũng làm. Anh đã thấy đấy, tôi rất ghét sách quý, và dù nhà xuất bản có dành cho tôi một ít sách quý, tôi chỉ sung sướng khi đọc những cuốn sách thường, vì tôi tưởng tượng trong lúc tôi đọc, có biết bao nhiêu người cùng đọc với tôi, và có lẽ cũng có những cảm tưởng như tôi.
K mỉm cười, đột ngột - Anh có đặt tin tưởng vào ba cái tính cách đại chúng, dân tộc và khoa học của nền văn chương mới không? Chắc có?
Q - Có mà không.
K - Sao lại có mà không?
Q - Có, là vì, dù tôi không tin, văn chương vẫn cứ phải đi vào ba con đường ấy. Không, là vì tôi cho văn chương trước hết phải là văn chương. Nếu cứ câu nệ với ba điều kiện dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa thì rồi có khi văn chương sẽ không là văn chương nữa...
K cười to nói tiếp luôn - Mà sẽ chỉ là những thí dụ, những trình bày của sự dân tộc hóa, sự khoa học hóa và sự đại chúng hóa. Tôi không thể nhịn cười được khi nghe một... không phải một văn sĩ mà một nhà Cách mạng dạy tôi ba cái hóa ấy ngay mấy hôm sau ngày khởi nghĩa, ông ấy lại xui tôi đăng báo để tuyên cáo với quốc dân cái quan niệm mới ấy của tôi về văn chương nghệ thuật nữa. Thì ra những lời sám hối, những bản tuyên ngôn đổi hẳn quan niệm về văn chương mà chúng ta thường được đọc trên báo có lẽ cũng chỉ dò lời khuyên bảo, thúc dục của một ông bạn cách mệnh mà có, chứ vị tất đó đã là kết quả của suy xét, và tin tưởng.
Q. - Nhưng anh có tin rằng thế nào cũng phải dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa văn chương không?
K - Tôi không cần tin hay không tin. Mà văn chương cũng không cần đến tôi tin hay không tin những điều đó. Tôi chỉ nhận thấy rằng nhà tiểu thuyết đã đưa nghệ thuật tiểu thuyết lên tới bực cao nhất là Dostoievski. Mà đại chúng thì chả thể nào hiểu được Dos vì muốn nói sao mặc lòng, chúng ta có viết cho ai đâu, chúng ta chỉ viết cho chúng ta. Bao giờ một nhà văn cũng chỉ ích kỷ, và chính nhờ về lòng ích kỷ ấy mà họ đã giúp ích cho nhân loại bằng cách đem phô diễn những cái sâu kín, âm thầm, băn khoăn, uất ức mà người ta chỉ thành thực viết ra khi nào người ta viết cho người ta, viết để được trút cái gánh, nặng đè trĩu tâm hồn. Những cái sâu kín, âm thầm, băn khoăn, uất ức của nhà văn ấy cũng là những cái sâu kín âm thầm, băn khoăn, uất ức của nhân loại, hay nói giọng người đời nay, của đại chúng. Văn chương chỉ có tính cách đại chúng hiểu theo nghĩa ấy. Nhưng người ta lại cứ muốn hiểu theo nghĩa: «Văn chương phải giản dị, thẳng như ruột ngựa để cho đại chúng hiểu nổi! ». Thực là tai hại! Còn khoa học hóa là thế nào? Thực tôi cũng không hiểu rõ đấy.
Q - Là bất cứ việc gì xảy ra cũng phải hợp khoa học không thể tả một vật nặng rơi lên giời được chẳng hạn.
K - Nghĩa là không được tả ma quỷ, hồ, tinh? Như thế thì bộ Liêu trai sẽ bị đốt mất. Tôi thì tôi hiểu khác. Là nhà văn phải áp dụng các phương pháp khoa học trong cách kết cấu và sự hành văn. Nếu thế thì văn chương được khoa học hóa đã từ lâu rồi. Và khoa học đây chỉ là kỹ thuật trong sáng tác, có chi lạ. Một tác giả ít học rất có thể thiếu kỹ thuật, và sự thành công của y, nếu y thành công chỉ là một sự may mắn, một sự hú họa.
Q. - Anh nói đến Dos, khiến tôi lại nghĩ đến cái hộ Dostoievskiens của người mình.
K. - Người mình mà cùng có cái hội ấy như ở bên Pháp, bên Âu? Điều ấy kể cũng hơi ngộ, nhưng nó chứng tỏ rằng cái mộng dân tộc hóa văn chương của anh là một ảo mộng. Trái lại, theo ý tôi, muốn nâng cao trình độ giá trị văn chương nước mình, mình phải nhân loại hóa nó đi. Mình tả người, nhân vật của mình trước khi là người Việt Nam phải là người. Mà khi nó là người, nghĩa là nó sống chứ không ngọ ngoạy như thằng lật đật thì nó sẽ gần được hết mọi hạng người và hết mọi giống người. Dân tộc hóa? Pearl Buck, có dân tộc hóa những tác phẩm của bả không? Mà nếu bà dân tộc hóa chúng nó thì trong bản khai sinh chúng nó sẽ khai là Trung hoa hay là Hoa kỳ? Dân tộc hóa? Trời ơi, các anh định đặt luật lệ khuôn mẫu cho nhà văn? Các anh định trói chúng tôi lại, rồi khi chúng tôi lấy tư cách là người, người của nhân loại, chúng tôi phản đối lại bằng cách tìm chữ ô và đánh cờ một mình thì các anh bảo chúng tôi là bọn lạc hậu. Các anh thì không lạc hậu, nhưng các anh cứ ồn ào lên, bắng nhắng lên, rồi các anh sẽ lạc lõng cho mà xem,
Q cười - Làm gì mà anh tức giận vô lý thế?
K - Dân tộc hóa? Ừ tôi hãy hỏi anh, những nhân vật tả trong những tác phẩm của Pearl Buck có hoàn toàn Tàu không? Có thể so sánh được với những nhân vật trong Thủy Hử hay Hồng Lâu Mộng không? Không kém, không hơn, anh có thấy thế không? Thế thì khi người ta đã tới nghệ thuật, khi người ta đã có một kỹ thuật vững chắc, thì người ta bất chắp cái « dân tộc hóa » của các anh. Bây giờ, ví thử Bồ tùng Linh của tôi sống lại, và ví thử ta đem ném ông sang Paris thì rồi ông sẽ viết những truyện Liêu trai, Paris một trăm phần trăm cho mà xem. Các anh, các anh chỉ nói «hóa» suông chứ một «nghệ sĩ », thì bao giờ cũng thực hành «hóa», mà hóa của người ta có muôn hình vạn trạng, trăm màu nghìn sắc của con người sống giữa vạn vật.
Q cười - Bạn tôi hôm nay mới thực thố lộ can trường. Mà như thế bạn càng có tội với sự kiến thiết quốc gia, hay ít ra cũng với nền văn chương nước nhà. Là vì nếu cái. «hóa » của anh đã theo muôn hình vạn trạng, trăm màu nghìn sắc của người và vật, thì vì có gì anh được phép bỏ qua cái hình trạng và những màu sắc rất rực rỡ của cái giờ phút, anh đương sống?
K mở tự vị tìm chữ - Tôi có bỏ qua đâu, tôi đương sống, sống triệt để.
Q. cười - Bằng cách tìm chữ ô?
K - Và đánh cờ một mình. Trong khi ấy thì tâm hồn tôi đương lắng xuống, như tôi đã nói với anh... Các anh nhộn lắm kia!
Q cười đứng dậy - Thôi tôi xin về để anh tìm chữ ô. Và tôi mong...
K. cũng đứng dậy cười tiếp -...Đọc bản tuyên ngôn thay quan niệm văn chương của tôi chứ gì.
Q. bắt tay Khanh - Nhưng dầu sao tôi cũng rất lạc quan vì anh. Anh chưa chết được.
K bắt tay - Cảm ơn anh. Nhưng tôi cũng nhất định không sống để mà chỉ đi theo một cái gì.
Q - Thôi chào anh.
K. — Chào anh.
Quang ra
Khanh đứng sững suy nghĩ một phút rồi ngồi xuống cúi đọc bản chữ ô.
MÀN HẠ
Lời Nguyền Lời Nguyền - Khái Hưng Lời Nguyền