Số lần đọc/download: 2881 / 5
Cập nhật: 2016-06-03 16:19:40 +0700
Chương 8
S
ong Lan vừa đến cổng trường thi có tiếng gọi tên cô. Cô dừng xe nhìn quanh. Mỹ Trinh đứng trước một quán nước bên kia đường đang vẫy tay lia lịa. Cô còn đang ngần ngừ, Mỹ Trinh đa tươi cười chạy qua:
- Còn sớm lắm, thầy chưa vào đâu, cứ qua đây ngồi uống nước đi, tui giới thiệu cho Lan mấy ông anh.
Đẩy xe lên lề đuòng, cô theo bạn đến bàn thấp ngay bên lề, nơi có hai nguoi đàn ông đang ngồi sẳn. Kéo bạn ngồi xuống ghế, Mỹ Trinh chị tay liếng thoắng:
- Để tui giới thiệu cho Lan biết nhe, đay là anh Bằng, ông anh bà con của mình, ảnh làm phó đoàn cải lương tỉnh tui, hôm trước tui có nói với Lan rồi đó. Còn đây là anh Thế, bạn của ảnh.
Song Lan chào hai nguoi, Mỹ Trinh chưa kịp lên tiếng thì nguoi được giới thiệu tên Bằng đã ngắt lời:
- Trinh khỏi giới thiệu thêm. Đây là cô bạn tên Lan mà từ nãy đến giờ em nhắc nhở, khen ngợi không tiếc lời đó chứ gì?
Mỹ Trinh cười gật đầu:
- Anh nói đúng rồi đó. Là Song Lan, nó nhỏ hơn em một tuổi, dân Vĩnh Long.
Bằng mĩm cười nói với Song Lan:
- Tụi anh ghé kiểm tra nhỏ em họ có đến lớp không đó mà, nghe nó nhắc về em hoài, hôm nay mới được gặp mặt. Nghe nói trong lớp em học khá lắm?
Song Lan đỏ mặt:
- Da, đâu có, em thì chỉ một môn hát là tàm tạm, còn môn nào cũng bị thầy la dở, chỉ có Mỹ Trinh mới khá đều các môn thôi.
Mỹ Trinh chen vào:
- Đừng khiêm tốn nữa, giọng Lan hát hay nhất khóa mà.
Cô quay về anh mình:
- Em đăng ký chỗ trước cho anh rồi đó nha, khi ra trường, đoàn của anh nhận hai đứa tụi em vào làm đi. Tụi em chịu đi đoàn tỉnh, không sợ cực như nhiều người khác đâu.
Bằng gắt:
- Ừ, để xem. Trước mắt thì ráng học cho giỏi đi cái đã, từ giờ đến khi ra trường cũng còn dài ma, em chưa chi đã lo sớm rồi.
Mỹ Trinh trợn mắt:
- Tụi em sống ở thành phố cũng đã vài tháng, cũng phải thích ứng với sự thực tế của thành phố thôi, lo trước chắc ăn mà, phải không? Huống chi khóa tụi em là đào tạo ngắn hạn, chớp mắt một cái là ra trường rồi, đến chừng đó không kiếm chỗ trước thì lại thất nghiệp sao?
Lý lẽ của cô làm hai người đàn ông nhìn nhau mà lắc đầu phì cười. Người có tên Thế quay qua hỏi Song Lan:
- Em uống gi? Nãy giờ chưa gọi.
Song Lan ngần ngại lắc đầu:
- Dạ thôi. Cũng sắp đến giờ vô lớp rồi, em chỉ ngồi chơi với Mỹ Trinh chút thôi.
Thế cười:
- Ngồi một chút cũng uống chứ, dù nhà có gần, nhưng em đạp xe đi qua mấy con đường chắc cũng mệt, để anh gọi nước ngọt như Trinh cho em dễ uống.
Nói rồi anh búng tay chỉ vào chai nước ngọt của Mỹ Trinh ra hiệu với người phục vụ. Khi nước đem ra, anh mau mắn rót vào ly cho cô.
Thái độ ân cần của anh ta làm Song Lan hơi lúng túng. Mỹ Trinh che miệng cười, Bằng cũng phải mỉm cười lên tiếng:
- Lan đừng ngại, em cứ uống nước đi. Ngồi nói chuyện với tụi anh một chút rồi vào học.
Trong khi hai nguoi đàn ông mồi thuốc hút, Mỹ Trinh như nhớ ra điều gì, cô quay sang hỏi Song Lan:
- Hôm trước nghe Lan nói là tìm việc phải không? Hay để tui nhờ anh Bằng luôn?
Song Lan nói nhỏ:
- Thôi không sao Ta sợ làm phiền mấy anh.
Mỹ Trinh chắt lưỡi:
- Sợ cái gì. Ở thành phố này tụi mình coi như tứ cố vô thân, có được người quen thì cứ hỏi thăm nhờ giúp đỡ, nếu mấy anh giúp được thì cũng tốt mà.
Thả một hơi khói, Bằng hắng giọng:
- Nhờ anh giúp gì thì nói đại, to nhỏ làm chi vậy.
Mỹ Trinh nhanh nhẩu nói liền:
- Thì nhỏ Lan nè, nó vừa mất việc làm, mấy anh biết chỗ nào có việc làm thêm chỉ giúp nó với.
Bang nhìn Song Lan:
- Em cần việc à?
- Dạ - Song Lan ngượng nghịu gật đầu - Dạ, việc làm thêm ngoài giờ thôi ạ, vì em vẫn còn đang học tiếp.
Thế nãy giờ vẫn im lặng hút thuốc và theo dõi cuộc nói chuyện, bây giờ lại chen vào hỏi:
- Trước đây Lan làm gì rồi?
- Dạ, em phụ bán cho một tiệm cà phê.
- Làm mỗi chiều tối à?
- Da.
- Vậy sao lại nghĩ?
Song Lan thành thật đáp:
- Dạ, tại cách đây mấy ngày, quán phải đóng cửa vì hết hợp đồng, chủ nhà không cho mướn mặt bằng nữa.
Thế gật gù không nói. Bằng nhìn anh cười:
- Sao mày? Giúp đuoc không?
Thế nhướng mày ỡm ờ:
- Để xem đã.
Mỹ Trinh tò mò hỏi:
- Mấy anh biết chỗ cần người à? Đàng hoàng không?
Bang lườm em:
- Vậy mà nghe được, bộ tụi anh lựa chỗ làm bậy bạ nhét bạn em vào làm sao.
Mỹ Trinh trề môi cười:
- Em nói trước, kẻo mấy anh lại dẫn nó vào làm ở cái quán bia của mấy anh thì khổ, trước đây nhỏ Lan làm ở quán cà phê thật, nhưng đó là quán đàng hoàng lắm, không phải mấy cái quán quậy đâu.
- Sao em biết là đàng hoàng lắm? - Bang nheo mắt hỏi lại.
- Thì em cũng có đến một lần rồi chứ bộ.
Bằng trợn mắt dơ một ngón tay hâm dọa:
- Chết em rồi, chú thím cho lên Sài Gòn, đã dặn trước là không được đi đâu phức tạp, em dám vô quán cà phê.
Mỹ Trinh cãi:
- Chỗ đó có gì là xấu đâu, chỉ là một quán cà phê vườn thôi mà, khách đàng hoàng thật chứ bộ, đau có giống mấy cái quán bị lên báo đâu. Với lại Song Lan làm viec ở đó, em ghé qua thăm chỗ nó làm việc thử thôi mà, có la cà gì đâu mà anh dọa.
Bang nhún vai:
- Anh không biết, nhắc nhở em chút thôi. Ở thành phố không phải như dưới thị xã mình đâu, cẩn thận vẫn là tốt nhất.
Mỹ Trinh trề môi:
- Em biết rồi, lo tính chuyện giúp bạn em đi, kê ca hoài. Nhớ là làm gí thì làm, đừng dắt nó đi vô mấy cái quán của mấy anh. Thuong Ca một, Thuong Ca hai gì đó, toàn là quán nhậu không, thấy mà ớn.
- Sao vậy? - Bằng giả vờ không hiểu - Em mới khen bạn em ca hay mà, vô đó mỗi ngày ca vài bài vọng cổ kiếm tiền cũng là một cách luyện giọng vậy chứ bộ.
Mỹ Trinh vung tay phản đối:
- Không được, mấy ông nhậu là ghê lắm, nhỏ Lan nó hiền, dù là chỉ có hát thôi, nhưng vô làm trong mấy cái quán đó dễ bị ăn hiếp lắm, em không chịu đâu.
Bang bật cười:
- Thôi được rồi, em lo cho ban còn hơn là lo cho bồ nữa. Ừ, thì không làm mấy chỗ đó chứ gì. Vậy đợi đi, chuyện tìm việc làm thêm này anh không bằng Thế đâu. Nó là dân ở đây mà, để nó tính trước đã.
Vừa nghe vậy, Mỹ Trinh đã quay qua Thế hỏi dồn:
- Sao anh Thế? Anh có biết chỗ nào khong? Giới thiệu cho bạn em với.
Thế lơ đãng hỏi hai cô gái:
- Hôm nay lớp có giờ ca không?
Hai cô ngơ ngác nhìn nhau rồi cùng lắc đầu:
- Không có. Hôm nay học vũ đạo.
- Vậy hôm nào mới có giờ học hát?
Mỹ Trinh vẫn luôn nhanh hơn:
- Ngày mai đó anh Thế.
- Mấy giờ?
Mỹ Trinh ngạc nhiên:
- Dạ, 9giờ, nhưng... anh hỏi để làm chi?
Thế gật đầu:
- Vậy để vài bửa nữa đi, anh sẽ tìm việc thích hợp cho.
Song Lan tròn mắt mừng rỡ, Mỹ Trinh cũng cười theo:
- Vài bửa thôi à? Nếu đúng vậy thì tụi em hứa sẽ khao anh một chầu cà phê đó, phải không Song Lan?
Song Lan gật đầu:
- Dạ nếu mấy anh tìm cho em một việc làm thì tốt quá, em nhất định sẽ đãi các anh, mấy chầu cà phê cũng được.
Bằng nhìn đồng hồ rồi cười:
- Thôi được rồi, chuyện tìm việc cho Lan để tụi anh sẽ tìm cách. Vào học đi, hình như trễ năm phút rồi đó.
Hai cô gái giật mình nhìn xuống đồng hồ rồi chợt luýnh quýnh kêu lên:
- Chết! Vậy mà nãy giờ mấy anh hông nhắc, thôi tụi em vào nha.
Bằng cười:
- Ừ, vào học đi.
Hai cô gái quảy giỏ xách đứng lên. Sau những lời chào vội vàng qua quít, hai cô gái dắt xe trở vào trường.
Bằng nhìn theo bóng em gái và cô bạn của nó, anh hỏi:
- Sao mậy?
Thế cười buông gọn:
- Đẹp dễ sợ.
Bằng bật cười phát vào vai bạn:
- Thằng quỷ, thấy mày đột nhiên ngồi im re hà tiện lời nói để ngắm con người ta là tao biết ngay rồi. Thích con bé đó à? Cú sét ái tình?
Thế cười:
- Không phải, nhưng mà thấy con gái đẹp thì nhìn ngắm thôi, quy luật muôn đời của những cặp mắt đàn ông mà, bộ mày không có cặp mắt giống tao sao?
Bằng bĩu môi:
- Cặp mắt tao cũng là cặp mắt đàn ông chính hiệu, nhưng lại là màu mắt lịch sự và chừng mực, chứ không phải cặp mắt đa tình như mày. Nhìn ngắm người ta đến độ tao còn phát ngượng cho mày, nói gì con nhỏ đó. Đã vậy khi nghe em muốn tìm việc, là sốt sắng hỏi han ngay.
Thế búng tay tuyên bố:
- Chưa biết quan niệm sống của tao à? Giúp một cô gái đẹp vẫn được xem là nghĩa vụ cao cả.
Bằng phì cười:
- Cao cả cái con khỉ, toan tính cua con gái người ta thì nói đại ra đi. Nhưng mà nói gì thì nói, tao thấy con bé cũng dễ thương thôi, làm gì mà đẹp đến dễ sợ như mày nhận xét.
Thế lắc đầu:
- Ngồi đối diện gần như vậy mà mày không nhìn kỹ sao? Nét mặt đẹp lắm chứ bộ, nếu tính cả làn da, cả dáng vóc thì chín điểm chứ không dưới đâu.
Bằng trợn mắt đùa:
- Chín điểm? Sao không là 10 cho chẵn? Hà tiện bớt lại làm gì?
Thế nhún vai:
- Thua một điểm là không biết cách ăn mặc, không biết cách để tóc. Tao trừ đi một điểm là cái búi tóc đó, mặt thì non choẹt mà búi một cục để đi học, nhất là lại học cái trường nặng về hình thức này thì thật là buồn cười.
Bằng lắc đầu:
- Ừ, mày từng là thợ chụp hình người mẫu mà, chắc là tinh mắt nhận ra nét đẹp của con gái hơn tao. Tao thì thấy giờ này mà con nhỏ còn mặc mấy cái áo sơ mi sọc xám dài tay rồi xắn lên tới khuỷu, áo rộng lùng nhùng kiểu đó thì xấu quá, mày còn nói là dáng đẹp thì tao cũng bái phục luôn.
Anh chắt lưỡi:
- Mày thấy con Trinh không, hồi còn ở thị xã đã ăn mặc hợp thời trang như dân thành phố rồi, chứ đâu như con bé Vĩnh Long của mày, lên học trường này mấy tháng rồi vẫn còn quê mùa đặt sệt kiểu đó.
Thế cười:
- Mỹ Trinh khác mà. Còn người ta chắc nhà nghèo, lên thành phố tính đổi đời thôi, một thân một mình nên e ngại chuyện thay đổi này nọ.
Bằng nhún vai nói lãng:
- Không nói đến chuyện này, tao muốn hỏi mày định giới thiệu cho con bé làm việc gì? Em gái mày làm tổ trưởng nhóm tiếp thị rượu bia mà, phải mày nghía việc đó cho con nhỏ không?
- Không phải đâu - Thế lắc đầu - Là việc khác.
- Sao lại không phải, việc đó làm lương cũng khá, mà chỉ làm có buổi tối thôi, tiện cho mấy cô sinh viên làm thêm như cô Song Lan đó lắm chứ.
Thế lắc đầu:
- Cô bé tên Lan này, ngoài cái đẹp nhu mì ra, khiếu giao tiếp thì hơi yếu. Ngồi cả buổi, hỏi tới thì nói mấy câu, nhát quá như vậy làm sao mà tiếp thị được, tiếp thị phải duyên dáng, lanh lẹ cỡ Mỹ Trinh thì mới hợp chứ. Nếu mà là Mỹ Trinh thì có giới thiệu..
Bằng xua tay:
- Ê, stop ngay! Đừng nhắc Mỹ Trinh vào với bất cứ công việc gì. Nhà nó giàu nhất nhì thị xã. Năm ngoái mày ghé xuống dưới được tiếp đãi ra sao, mày quên à? Nó không cần việc làm đâu.
Thế cười:
- Biết rồi, tao chỉ so sánh thôi mà.
- Khỏi so sánh, mày cứ nói ngay tao nghe xem mày đã tính việc gì cho con bé Vĩnh Long đó rồi?
Thế lắc đầu cười:
- Việc thì có đó, nhưng tao vẫn chưa biết thích hợp hay không, đợi vài bữa đi, tao kiểm tra kỹ càng rồi nói cho mày hay, yên chí là cho mày toàn quyền thông tin với con nhỏ em họ đó.
Thấy Bằng gật gù chịu ý, Thế cười một mình, anh ngẫm nghĩ một lúc rồi chợt nói:
- Nghĩ cũng lạ, Mỹ Trinh con nhà khá giả, tính tình lại được trời phú lanh lẹ. Còn con nhà nghèo một thân một mình lên Sài Gòn vừa học vừa làm như Song Lan thì sao có vẻ khờ khạo, chậm chạp quá chừng.
Bằng gật đầu đồng tình:
- Ừ, thật thà và cù lần như vậy ở thành phố này đâu có hợp.
- Nhưng về sắc diện thì hợp. - Thế cười nói vớt.
Bằng xí một cái:
- Sắc diện có đẹp mà khù khờ dễ tin thì chỉ có nước mau chết mà thôi, nhất là lao vào những cái nghề đầy hào nhoáng nhưng có hai mặt như cái nghề Sân Khấu, tao chả thích hạng con gái như vậy, càng đẹp càng khổ.
Thế nheo mắt trêu:
- Biết mà, ít nhất cũng phải thông minh, khéo nói và con gái nhà giàu như Mỹ Trinh chứ gì? Ê, theo tao biết thì luật không có cấm anh em họ xa lấy nhau đâu.
Bằng lúng túng nạt khẽ:
- Nói bậy gì vậy, tới tai Mỹ Trinh thì mất công nhỏ đó quê rồi giận ẩu tao làm sao.
Thế nhún vai cười cười lãng sang chuyện khác:
- Mà nè, sao Mỹ Trinh có điều kiện, không chịu vào đại học, học mấy khoa thực tế hơn để về giúp cho chuyện làm ăn của gia đình, học chi cái khoa cải lương này?
Bằng nhún vai:
- Nó thích, vả lại chú thím tao có tính là nếu nó tốt nghiệp, tao kéo nó về đoàn mình để có thể coi chừng nó kỹ hơn. Vài năm chừng nào chán nghề, ông bà kiếm chồng cho rồi cho nó quán xuyến công việc nhà sau.
Anh chắt lưỡi:
- Nhưng mày coi đó, đoàn của tao với tình hình hiện nay cũng đóng màn dài dài, đến nỗi một phó đoàn như tao phải trồi về đây hùn với mày mở máy quán nhậu ca cổ mới sống nổi thì làm sao còn có chuyện hân hoan nhận đào kép mới ra trường.
- Đoàn của mày dạo này vẫn bi đát như vậy à? - Thế cười hỏi.
Bằng thở dài:
- Ừ, thỉnh thoảng nhân lễ lạc xin đi lòng vòng miền Tây lưu diễn đỡ buồn thôi. Thu không đủ bù chi, tao sợ đến khi em tao ra trường, đoàn đã phải cất bảng hiệu, nghỉ hát rồi.
Anh hắng giọng:
- Thôi đừng nhắc chuyện tao nữa, tao vừa nhớ ra một chuyện mà cứ quên hỏi mày, hôm trước nghe nói mày cho Thanh Liễu nghỉ hát ở quán Thương Ca. Sao lại như vậy?
Thế nhíu mày:
- Thanh Liễu? À, nhớ rồi. Cái cô đào cũ ở đoàn mày chứ gì. Trời ơi, bà đó đã không nổi tiếng, không đẹp mà hát toàn lựa những bài khóc chồng rên rĩ thấy mà nóng lạnh, khách chê quá nên tao mới cho lên đường.
Bằng lắc đầu nhè nhẹ:
- Mày chắc là hơi nặng tay đó, chị Thanh Liễu tuy có lớn tuổi, nhưng vô vọng cổ mùi nhất đoàn tao đó, chị đó cũng khổ lắm, chồng bỏ, lại phải nuôi hai đứa con nhỏ, tao thấy...
Thế xua tay:
- Ê, đã giao hẹn trước rồi, quán của tụi mình là kinh doanh kiếm tiền, không có màn làm công tác xã hội đâu.
- Nhưng dù gì chị Thanh Liễu cũng hát ở quán mình từ ngày mới mở, liên tục từ hai năm nay mà, chỉ thỉnh thoảng đoàn có sô diễn mới tạm rút đi thôi...
Thế vẫn lắc đầu:
- Nếu mày thích làm công tác xã hội quá thì tao có thể đồng ý trích một vài trăm ngàn cho bả, coi như tiền bồi thường nghỉ việc, hoặc coi như tiền giúp đỡ gì đó. Nhưng nhận cái bà đó vô hát thì không được.
Bằng cau mày:
- Tại sao lại không được?
Thế nhún vai nói một mạch:
- Tao đang lên kế hoạch trẻ hóa nghệ sĩ trình diễn ở quán mà, bả trụ lại đâu có được.
Bằng cố thuyết phục:
- Sao lại không được, mày cứ mời mấy cô trẻ kèm vào, còn những người cũ thì giọng hát hay vẫn có thể giữ lại chứ.
Thế lắc đầu:
- Mấy cô đào trẻ vừa vui vẻ, vừa thích ứng nhanh nhạy với mọi tình huống khách yêu cầu. Hát vọng cổ chán, khi khách yêu cầu thì chuyển qua hát tân nhạc luôn, vậy mới ăn khách, chứ cứ mấy bài thê lương kia thì ai mà muốn nghe hoài.
Thế vỗ vai Bằng:
- Mấy quán nhậu có ca cổ bây giờ đua nhau mọc lên nhiều quá, tao đang muốn cải tiến một chút để thu hút khách thêm mà, mày để tao lo mấy chuyện này cho.
- Nhưng...
Thế lắc đầu:
- Đừng nhưng nhị gì nữa, tao quản lý xưa nay ngon lành mà, mày cũng dư biết cái gì tình cảm thì ra tình cảm, nhưng làm ăn phải rõ ràng là làm ăn chứ, mày cứ để yên, tao tính toán không sai đâu.