Fear keeps us focused on the past or worried about the future. If we can acknowledge our fear, we can realize that right now we are okay. Right now, today, we are still alive, and our bodies are working marvelously. Our eyes can still see the beautiful sky. Our ears can still hear the voices of our loved ones.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Georges Simenon
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Ho ngoc hai
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4485 / 46
Cập nhật: 2015-01-12 17:15:03 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8 - Ai Là Thủ Phạm
ng cảnh sát trưởng, có thể ông đồng ý là đã đến lúc chúng ta phải nói chuyện nghiêm túc.
Ông thị trưởng đã nói như thế với một vẻ lịch sự lạnh lùng, còn Leroy thì chưa đoán được cảm xúc của Maigret ra sao khi nhìn thấy ông tuôn ra một đụn khói của tẩu thuốc lá. Đôi môi của ông cảnh sát trưởng như làn chỉ mỏng màu xám từ từ hé mở, còn cặp mi của ông nhấp nháy đến hai ba lần. Rồi ông rút cuốn sổ trong túi, nhìn xung quanh, nhìn người dược sĩ, người bác sĩ, những kẻ hiếu kỳ…
- Xin tuân lệnh ông, thưa ông thị trưởng. Đây là…
Ông thị trưởng vội vàng ngắt lời Maigret:
- Mong ông vui lòng quá bộ đến nhà tôi, chúng ta cùng uống với nhau tách nước trà. Tôi có xe ở cổng, chờ cho ông ra những mệnh lệnh cần thiết. - Lệnh nào cơ?…
- Nhưng… kẻ giết người, tên du đãng, cô gái ấy.
- À! Vâng! Chà, sở cảnh sát không có gì tốt hơn để làm, đến nỗi chỉ có giám sát các bãi đỗ thuyền quanh vùng.
Maigret có cái vẻ rất hồn nhiên:
- Còn anh, anh Leroy, anh hãy đánh điện cho Paris là mong họ chuyển Goyard về cho chúng ta, rồi anh đi ngủ đi.
Ông ngồi vào trong xe của ông thị trưởng do một người lái xe mặc chế phục màu đen cầm lái. Ở phía trước khu vực Cát Trắng một ít, người ta thấy ngôi biệt thự xây ở ngay vách đá, có dáng như một cung điện của vua chúa. Các cửa sổ đều sáng sủa. Trong khi đi đường, hai người đàn ông không trao đổi với nhau đến hai câu.
- Ông cho phép tôi dẫn đường.
Ông thị trưởng cởi chiếc áo lông, đặt lên tay một người hầu.
- Bà đi ngủ rồi chứ?
- Dạ, bà chờ ông Thị trưởng trong thư viện ạ…
Người ta đã thấy bà vợ ông Thị trưởng ở đấy. Mặc dù tuổi đã trạc tứ tuần, bà có vẻ còn rất trẻ bên cạnh người chồng đã sáu lăm. Bà gật đầu ra hiệu chào ông cảnh sát trưởng.
- Thế nào?
Là con người rất lịch thiệp, ông thị trưởng hôn tay bà, vẫn giữ nguyên bàn tay bà trong tay ông và nói:
- Bà cứ yên tâm? Một nhân viên hải quan bị thương nhẹ. Và tôi mong rằng sau câu chuyện trao đổi giữa ông cảnh sát trưởng Maigret và tôi, cơn ác mộng không thể chấp nhận được ấy sẽ kết thúc.
Bà bước ra, trong tiếng sột soạt của nhung lụa. Một tấm màn cửa bằng nhung xanh buông xuống. Phòng thư viện rất rộng, các bức tường được ốp bằng ván đẹp, trần nhà được ghép bằng những thanh xà lớn như ở các trang viên của nước Anh. Người ta nhìn thấy khá nhiều bìa sách đẹp nhưng những cuốn sách đẹp nhất để ở trong một tủ sách đang kín bao phủ cả một vạt tường.
Toàn thể là một sự lộng lấy thực sự, không thiếu vẻ trang nhã, hoàn toàn tiện nghi. Mặc dù đã có hệ thống sưởi trung tâm, vẫn có những súc củi rực cháy trong một lò sưởi lớn.
Không có một nét trùng hợp nào với sự xa hoa hão kiểu ngôi biệt thự của người bác sĩ. Ông thị trưởng chọn một điếu thuốc trong hộp xì gà đưa cho Maigret.
- Cảm ơn, nếu ông cho phép, tôi sẽ hút cái tẩu này của tôi.
- Ông ngồi xuống đi, xin mời ông… Ông dung whisky nhé?
Ông quẹt một que diêm, châm một điếu xì gà. Người hầu đến phục vụ họ. Và Maigret có lẽ cố ý, có cái dáng vụng về của một kẻ phàm tục được đón tiếp trong một ngôi nhà quý tộc. Những nét sắc sảo của ông dường như thô hơn; cái nhìn của ông mơ hồ.
Chủ nhà chờ người đầy tớ đi rồi mới nói:
- Ông cánh sát trưởng, ông phải hiểu rằng không thể nào để cho một loạt vụ
ám sát như vậy tiếp diễn. Đấy, chúng ta thấy… thế là năm ngày ông ở đây và trong năm ngày ấy…
Maigret rút trong túi ra cuốn sổ tay của chị thợ giặt bọc bằng vải đánh xi:
- Ông cho phép chứ? Maigret ngắt lời - ông nói đến một loạt vụ ám sát.
Nhưng tôi để ý rằng tất cả những nạn nhân đều sống, chỉ trừ một người chết thôi: đấy là ông Le Pommeret. Về trường hợp người nhân viên hải quan, ông sẽ thừa nhận rằng nếu một kẻ nào thực sự muốn mưu sát ông ta thì hắn đã không bắn vào bắp chân… Ông biết nơi viên đạn bắn ra. Không ai nhìn thấy kẻ tấn công. Hắn đã có đủ thì giờ. Nếu không, hắn chẳng bao giờ cầm được một khẩu súng ngắn chứ?
Ông thị trưởng ngạc nhiên nhìn Maigret, cầm chiếc cốc lên và nói:
- Thế là ông cho rằng…?
- Người ta muốn làm cho ông ấy bị thương cẳng chân, chứng cứ chẳng có gì khác…
- Người ta cũng định bắn ông Mostaguen vào cẳng chân phải không?
Đấy là lời nói kháy. Cánh mũi của ông thị trưởng phập phồng. Ông muốn từ tốn giữ bình tĩnh, vì ông đang ở tại nhà của ông. Nhưng trong giọng nói của ông có một tiếng rít khó chịu.
Maigret bằng thái độ của một viên chức tốt, trình bày sự việc lên cấp trên, đã nói tiếp:
- Nếu ông muốn điều ấy là rõ ràng, chúng ta sẽ soát lại những cái tôi đã ghi từng điều một. Một viên đạn bắn ra từ hộp thư của một ngôi nhà không có người ở về hướng ông Mostaguen. Trước tiên ông sẽ nhận thấy không có ai cả, ngay cả nạn nhân là ông Mostaguen, trong một lúc nào đấy lại có ý nghĩ nấp trên thềm cửa để châm điếu thuốc. Trong thời gian ấy có gió, và tội ác chưa xảy ra được!… Nhưng, tuy vậy, có một người đàn ông cầm súng ngắn nấp sẵn sau cửa. Hoặc đấy là một kẻ điên rồ, hoặc là hắn đang chờ một người nào đến… Bây giờ ông nhớ lại giờ đã Mười một giờ đêm, toàn thành phố đang ngủ, trừ cái nhóm nhỏ ở quầy cà phê Amiral?
- Tôi không kết luận. Chúng ta hãy xét những người có thể phạm tội ác. Các ông Le Pommeret và Jean Servières cũng như cô Emma, không ai có liên quan gì vì lúc ấy họ đang ở trong quầy cà phê.
- Còn lại là bác sĩ Michoux đi ra sớm hơn mười lăm phút và tên du đãng có những đấu vết đặc biệt. Thêm một người lạ nữa mà ta tạm gọi là X. Chúng ta đồng ý chứ?
- Chúng ta ghi thêm ngoài lề là ông Mostaguen không chết và trong vòng mười lăm hôm nữa sẽ khỏi.
- Chúng ta sang thảm kịch thứ hai. Ngày hôm sau thứ Bảy, tôi đang ở trong quầy cà phê cùng với thanh tra Leroy. Chúng tôi đang dùng rượu khai vị với các ông Michoux, Le Pommeret và Jean Servières thì ông bác sĩ nghi ngờ, nhìn vào chiếc cốc của mình. Qua phân tích xét nghiêm chứng tỏ trong chai rượu Pernod có thuốc độc. Người có khả năng thủ phạm trong việc này là: các ông Michoux, Le Pommeret, Servières, cô gái hầu phòng và người đã có thể lọt vào quầy cà phê ngày hôm ấy mà không ai trông thấy - và cuối cùng là kẻ lạ mặt mà chúng ta gọi là X.
Chúng ta lại tiếp tục: Sáng ngày Chủ nhật, Jean Servières biến mất. Chiếc xe con của ông ấy đã được tìm thấy không xa nhà ông ấy, chiếc xe bị vấy máu.
Ngay khi sự việc được phát hiện, toà báo Hải Đăng Brest nhận được một bản trường thuật về những sự cố, cố ý để gieo rắc sự hoảng sợ ở Concarneau.
Thế mà người ta đã gặp ông ta đầu tiên ở Brest, sau đấy ở Paris, dường như
ông ta ẩn náu ở đấy và ở đấy dĩ nhiên đối với ông ta thú vị hơn. Chỉ có một kẻ phạm tội duy nhất: đó là Servières. Cùng ngày chủ nhật ấy, ông Le Pommeret dùng rượu khai vị với người bác sĩ, rồi về nhà ăn bữa tối và chết sau những hậu quả của một vụ trúng độc bởi strychinine.
Những người có khả năng phạm tội: nếu ông ấy bị đầu độc ở quầy cà phê thì thủ phạm có thể là người bác sĩ hoặc Emma và cuối cùng là tên X. Ở đây, quả nhiên tên du đãng được loại trừ vì gian phòng không một lúc nào vắng vẻ và không còn cái chai nào bị nhiễm độc mà chỉ có một cái cốc duy nhất thôi.
Nếu tội ác xảy ra trong nhà của Le Pommeret, thì những người có khả năng phạm tội là: người đàn bà cho ông ấy thuê nhà, tên du đãng và tên X.
Ông đừng sốt ruột… Chúng ta đi đến cùng… Tối hôm ấy một nhân viên hải quan lãnh một viên đạn vào căng chân khi ông ta đi qua một đường vắng… người bác sĩ không rời khỏi nhà tù nơi anh ta bị giám sát chặt chẽ… Le Pommeret đã chết… Servières còn ở Paris trong tay của Tổng cục An ninh…
Emma và tên du đãng ngay trong giờ ấy, dưới con mắt của tôi thì chúng đang bận… ăn một con gà…
Vậy kẻ phạm tội duy nhất có thể là: tên X.
Tức là tên mà chúng ta chưa gặp trong các sự kiện. Một kẻ có thể hoàn toàn chỉ mắc phải tội ác vừa rồi…
- Tên ấy, chúng ta chưa biết. Chúng ta chưa có nhận dạng của hắn. Chỉ có một chỉ dẫn độc nhất: đêm ấy hắn có nhiệm vụ phải gây ra một thảm kịch… Một lợi ích quan trọng. Vì phát súng không phải do một tên lang thang bắn ra.
Bây giờ ông đừng đòi hỏi tôi bắt hắn… Vì ông thị trưởng ạ, ông sẽ đồng ý rằng mỗi người trong thành phố, nhất là tất cả những ai biết những nhân vật chính quần tụ trong câu chuyện này và đặc biệt là những ai năng lui tới quán cà phê Amiral đều có thể là tên X này… Kể cả ông nữa…
Những lời vừa rồi được nói ra bằng một giọng nhẹ nhàng khi mà Maigret ngồi ngửa ra trên chiếc ghế bành, duỗi hai chân đến tận những khúc củi.
Ông thị trưởng rùng mình.
- Tôi mong rằng đấy chỉ là một sự trả thù vặt…
Và đột nhiên Maigret đứng đậy, rảy cái tẩu vào lò lửa, vừa bước từng bước trong thư viện vừa nói:
- Cũng chẳng phải đâu! Ông muốn có những kết luận chứ? Thôi được, thì đây… Tôi chỉ đơn giản muốn bày tỏ với ông rằng một sự việc như việc này không phải là vấn đề đơn giản của cảnh sát mà người ta chỉ ngồi trong ghế bành để chỉ huy bằng những cú điện thoại. Và thưa ông thị trưởng, với tất cả lòng kính nể mà tôi có bổn phận, tôi xin nói thêm rằng khi tôi có trách nhiệm tiến hành một cuộc điều tra, trước hết tôi chống lại những gì mà người ta xoa dịu tôi!
Thế là Maigret đã buột miệng nói ra… điều đã nhiều ngày âm ỉ. Có lẽ để trấn tĩnh lại, ông uống một hớp whisky, nhìn ra cánh cửa như người đã nói xong những điều cần phải nói và chỉ còn chờ để xin phép ra về.
Người đối thoại với ông im lặng một lúc lâu ngắm tàn thuốc lá trắng trên điếu xì gà của mình, rồi để nó rơi vào trong một cái bát sứ màu xanh, xong từ từ đứng dậy, đưa mắt tìm cái nhìn của Maigret.
- Ông hãy nghe tôi nói, ông cảnh sát trưởng…
- Ông phải cân nhắc từng lời bởi vì những lời nói của ông ngắt quãng bằng những dấu lặng.
- Có thể tôi đã nhầm; trong cuộc giao tiếp ngắn ngủi của chúng ta, tôi đã tỏ ra thiếu nhẫn nại chăng…
- Điều ấy thật khá bất ngờ. Nhất là trong khung cảnh ấy, khi ông già có vẻ nhã nhặn hơn bao giờ hết, với bộ tóc bạc trắng, với chiếc áo vét-tông lót lụa, chiếc quần màu xám có đường ly thẳng cứng.
- Tôi bắt đầu đánh giá cao phẩm giá thích đáng của ông… Trong vài phút, nhờ sự tóm tắt đơn giản những sự việc, ông đã làm cho tôi sờ được ngón tay đến điều bí ẩn dễ sợ, thấy được tính phức tạp mà tôi không ngờ, là gốc rễ của sự việc lôi thôi này… Tôi thừa nhận rằng sự phớt lờ của ông đối với những gì liên quan đến tên đu đãng đã làm cho tôi khó chịu mà chống lại ông.
Ông thị trưởng đến gần Maigret. Đặt tay lên vai của ông.
- Tôi đề nghị ông đừng oán giận tôi về việc này… Tôi cũng vậy, tôi có những trách nhiệm nặng nề.
- Ông thị trưởng không thể đoán được tình cảm của Maigret đang bận nhồi thuốc vào tẩu bằng những ngón tay chuối mắn. Túi đựng thuốc của Maigret đã sờn. Ánh mắt ông lướt qua một cái vũng trên phạm vi rộng của biển cả. Bất thình lình ông hỏi:
- Ánh sáng nào kia?
- Đấy là ánh đèn pha…
- Không! tôi nói về ánh sáng nhỏ ở bên phải cơ…
- Nhà của bác sĩ Michoux đấy mà…
- Bà ở đã trở về rồi à?
- Không! Đấy là bà Michoux, mẹ của bác sĩ đã về chiều nay…
- Ông đã gặp bà ấy rồi chứ?
Maigret nghĩ là mình cảm nhận thấy một sự ngượng nghịu nào đấy ở người chủ nhà.
- Nghĩa là bà ấy đã ngạc nhiên khi không thấy con trai của bà. Và đã đến hỏi thăm. Tôi đã báo cho bà ấy việc bắt giữ và giải thích rằng thực ra đấy là một biện pháp để bảo vệ. Bà ấy đã xin phép tôi đến nhà tù thăm… Ở khách sạn, người ta không biết ông như thế nào… Tôi đã tự quyết định cho phép đến thăm… Bà Michoux đã trở về trước bữa cơm tối một tí để có được những tin tức mới nhất. Chính bà vợ tôi đã tiếp đón và mời bà ấy ăn bữa tối.
- Hai bà là bạn của nhau?…
- Cứ cho là như vậy? Đúng hơn, họ là quan hệ xóm giềng tốt với nhau. Mùa đông có rất ít người ở Concarneau.
Maigret lại dạo bước trong thư viện.
- Vậy là cả ba người cùng ăn tối chứ?
- Phải, việc ấy thường như thế… Tôi đã làm cho bà Michoux yên lòng như tôi đã có thể. Bà Michoux rất xúc động với sự quan tâm của Viên đội trưởng. Bà ấy đã nuôi dạy con trai bà không tốt nên sức khỏe không được tốt.
- Không phải vấn đề của Le Pommeret và Jean Servières chứ?
- Bà ấy không bao giờ yêu mến Le Pommeret. Bà lên án anh ta đã lôi kéo con bà vào rượu chè, nhậu nhẹt. Sự việc là…
- Còn Servières?
- Bà ấy ít biết anh ta. Anh ta không thuộc hạng người như thế, một nhà báo bình thường, chỉ quan hệ ở quầy cà phê, cứ cho là như vậy, nhưng cũng là một chàng trai vui nhộn… Nhưng… nguời ta không thể chấp nhận vợ anh ta mà quá khứ không được tốt cho lắm… Đây là một thành phố nhỏ, ông cảnh sát trưởng ạ!
Ông cần phải chấp nhận những sự cách biệt ấy. Chúng cắt nghĩa cho ông một phần tâm trạng của tôi. Ông không biết như thế nào là cai trị một cư dân làm nghề cá là phải tính đến tính nhạy cảm, hay tự ái của những người chủ và cuối cùng là của một giai cấp tư sản nhất định đã…
- Đến mấy giờ thì bà Michoux ở đây ra đi?
- Vào khoảng mười giờ. Vợ tôi tiễn bà bằng xe con.
- Ánh sáng kia chứng tỏ rằng bà Michoux chưa ngủ.
- Đấy là thói quen của bà ấy. Tôi cũng vậy! Đến một tuổi nào đấy, người ta không cần phải ngủ nhiều. Đêm khuya tôi vẫn còn ở đây để đọc sách hoặc liếc qua các hồ sơ.
- Công việc của gia đình Michoux đã khá khẩm lên chưa?
Sự ngượng nghịu, khó chịu mới lại vừa lộ ra.
- Chưa… Phải chờ cho khu Cát Trắng có giá đã. Do chỗ quan hệ của bà Michoux ở Paris thì chẳng mấy chốc… Nhiều lô đã bán được. Mùa xuân người ta mới bắt đầu xây dựng. Trong những chuyến đi bà đã gần như thuyết phục được một chủ ngân hàng mà tôi không thể cho ông biết tên được, để xây dựng một biệt thự lộng lẫy ở mỏm cao của bờ biển.
- Xin có một câu hỏi nữa thưa ông thị trưởng… Trước đây những khoảnh đất được phân lô thuộc về ai?
Người đang nói chuyện với ông không hề do dự.
- Thuộc về tôi đấy là một tài sản của gia đình, cũng như cái biệt thự này.
Trước kia ở đấy chỉ mọc đầy cây thạch thảo và cây kim tước chi, rồi gia đình họ
Michoux mới có ý nghĩ…
Lúc này, ánh sáng ở xa đã tắt.
- Làm một ly Whisky nữa, ông cảnh sát trưởng… Dĩ nhiên tôi sẽ lái xe của tôi đưa ông về.
- Ông thật quá chu đáo. Tôi thích cuốc bộ hơn, nhất là khi tôi đang cần phải suy nghĩ.
- Ông nghĩ như thế nào về câu chuyện con chó vàng kia? Tôi cho rằng đấy có thể là điều đánh lạc hướng tôi nhiều nhất. Cái ấy và rượu Pernod bị bỏ thuốc độc. Vì chung quy thì…
Nhưng Maigret đã tìm mũ và áo măng-tô. Ông thị trưởng chỉ biết nhấn nút chuông điện.
- Delphin! Áo của ông cảnh sát trưởng!
Im lặng đến nỗi người ta chỉ nghe được tiếng trầm đục ngắt quãng của sóng dồi trên đá dùng làm móng cho biệt thự.
- Ông không muốn đi xe của tôi thật chứ?
- Vâng - Tôi tự hỏi ngày mai tình trạng tinh thần của dân chúng sẽ ra sao? Nếu biển lặng, ít ra là chúng ta sẽ có rất ít những người đánh cá ở lại trong phố, vì họ còn tranh thủ để đi đặt những chiếc lờ của họ.
Maigret nhận chiếc áo măng-tô trong tay của người hầu, chìa bàn tay to bè của ông ra. Ông thị trưởng còn có những câu hỏi đặt ra, nhưng ông dè dặt vì lý do là có mặt của người đầy tớ.
- Ông nghĩ cần phải có bao nhiêu thời gian để …
Đồng hồ đã điểm một giờ sáng.
- Tối nay, tôi mong rằng tất cả sẽ kết thúc.
- Nhanh thế à? Mặc dù điều ông đã nói với tôi hồi nãy?… Trong trường hợp này, ông tính sao về Goyard?… trừ phi…
Đã quá muộn. Maigret bước vào trong cầu thang. Ông thị trưởng tìm một câu cuối cùng để nói. Ông không nghĩ được gì đề thể hiện tình cảm của mình.
- Tôi lấy làm ái ngại để cho ông phải đi bộ về nhà bằng những con đường ấy…
Cánh cửa khép lại. Maigret đã ở trên đường, dưới bầu trời đẹp với những làn mây dày trôi nhanh trước mặt trăng. Không trung rực rỡ. Gió từ ngoài khơi thổi vào thơm mùi tảo giạt mà người ta đoán đã có những đống lớn trên bãi cát.
Người cảnh sát trưởng bước đi chậm rãi, hai tay thọc vào túi, chiếc tẩu ngậm giữa hai hàm răng. Ông ngoảnh mặt lại. Ánh đèn đã tắt trong thư viện, rồi những ánh sáng khác đã thắp lên ở lấu hai mà những tấm màn che đã lám cho chúng mờ đi.
Ông không qua thành phố mà đi dọc theo bờ biển như người nhân viên hải quan đã đi, dừng lại một lát ở góc nơi người đàn ông bị thương. Tất cả đều yên tĩnh. Từng quãng lại có một cột đèn. Concarneau đã ngủ.
Khi ông đến trên bãi rộng chợ, ông thấy những lỗ cửa của quầy cà phê còn sáng đèn và chúng khuấy động sự yên bình của đêm khuya từ quầng sáng độc hại của chúng.
Ông đẩy cửa. Một nhà báo đang đọc vào máy điện thoại: … Người ta không còn biết nghi ngờ ai.
Nhiều người trên đường phố nhìn nhau kinh hoàng. Có thể người này là tên giết người? Có thể người kia? Chưa bao giờ bầu không khí bí ẩn và sợ hãi lại dày đặc đến thế…
Người chủ khách sạn buồn rầu đứng bên cái két. Khi nhìn thấy người cảnh sát trưởng, ông định nói. Người ta đoán trước những lời tố cáo của ông.
Quầy cà phê bừa bãi. Có những tờ báo trên tất cả các bàn; những ly, cốc không, và một người nhiếp ảnh đang bận rộn sấy những ảnh in thử trên lò sưởi?
Thanh tra Leroy bước đến gần cấp trên của mình. Anh vừa nói thầm vừa chỉ một người đàn bà béo tròn đang rủ xuống trên chiếc ghế dài.
- Bà Goyard đấy.
Bà đứng dậy dụi mắt.
- Kìa, ông cảnh sát trưởng! Có đúng thế không? Tôi không còn biết tin ai. Có vẻ như Jean còn sống chứ? Nhưng không thể như thế được, có phải không?…
Làm gì đến nỗi phải chơi cái trò hề này! Anh ấy đáng lẽ không nên làm điều đó với tôi! Không để cho tôi phải lo âu như thế! Hình như tôi điên lên mất rồi Anh ấy đến Paris để làm gì cơ chứ?… Ông nói đi!. Và không có tôi!
Bà khóc. Bà khóc như một số người đàn bà biết khóc; những giọt nước mắt lăn trên má. Bà dùng tay ép lên ngực đầy thịt. Rồi bà sịt mũi. Bà tìm khăn tay.
Bà lại muốn nói thêm:
- Tôi thề với ông rằng như thế là không thể được! Tôi biết rõ anh ấy là một con người hơi lăng nhăng chim chuột. Nhưng đáng lẽ anh ấy không nên làm như vậy! Khi nào về anh ấy sẽ xin lổi tôi. Ông có hiểu không? Họ nói…
Bà chỉ các nhà báo.
- Họ nói rằng chính anh ấy đã bôi những vết máu trong xe, để cho người,ta tin đấy là vụ ám sát.
Nhưng như vậy là chính anh ấy không có ý định trở về. Tôi biết, ông nghe đây, tôi chắc rằng anh ấy sẽ trở về!… Anh ấy sẽ không bao giờ chơi bời, rượu chè trác táng nếu những người khác không lôi kéo anh ấy. Ông Le Pommeret, ông bác sĩ. Và ông thị trưởng, và tất cả, họ cũng không chào hỏi tôi ngay trên đường phố vì rằng tôi đã có nhiều chuyện về họ!
Người ta nói cho tôi biết anh ấy đã bị bắt. Tôi không tin điều ấy. Anh ấy đã làm điều gì xấu đâu? Anh ấy đã kiếm được khá, đảm bảo cho cuộc sống của chúng tôi. Chúng tôi sung sướng mặc dù những chầu nhậu nhẹt đôi khi do anh ấy bỏ tiền ra bao đãi.
Maigret nhìn bà, thở dài, nhấc một chiếc ly trên bàn, uống cạn một hơi rồi thầm thì:
- Bà thứ lổi cho, thưa bà… Tôi phải đi ngủ.
- Ông cũng vậy à, ông tin là anh ấy phạm tội, ở chỗ nào?
- Tôi không bao giờ tin gì cả. Bà hãy làm như tôi, thưa bà. Ngày mai, còn rộng ngày cơ mà.
Rồi ông leo lên cầu thang bằng những bước chân nặng nề, trong khi ấy, anh nhà báo không rời máy điện thoại, tranh thủ đọc nốt câu cuối cùng. Tin cuối cùng, ấy là ngày mai, cảnh sát trưởng Maigret định làm sáng tỏ hẳn điều bí ẩn…
Anh nói thêm bằng giọng khác:
- Thế là hết, cô ạ. Nhất thiết cô hãy nói với ông chủ đừng thay đổi một dòng nào ở bài báo của tôi… Ông ấy không thể hiểu… Cần phải có mặt tại những nơi…
Khi đã treo lại ống nghe, anh vừa bỏ tập giấy bút vào vừa gọi: Cho một ly gơ-rốc, ông chủ… Cho nhiều rum vào và ít nước nóng thôi.
Lúc này bà Goyard nhận lời đề nghị của một phóng viên tiễn bà về. Và trong khi đi đường bà bắt đầu nói chuyện riêng của bà:
- Trừ việc anh ấy có chút hơi lăng nhăng… Nhưng anh hiểu cho, anh ạ. Tất cả mọi người đàn ông đều thế cả!
Con Chó Vàng Con Chó Vàng - Georges Simenon Con Chó Vàng