Trong chừng mực nào đó, chúng ta đôi khi phải chấp nhận những điều không như ý. Nhưng tuyệt đối không được từ bỏ niềm hy vọng.

Martin Luther King, Jr

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 11927 / 34
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8 -
am chăm chú nhìn người đàn ông ngồi đối diện với mình rồi reo lên:
- A! Mười Hết, vậy mà nãy giờ tôi tưởng ông nào. Bảy tám năm nay anh đi đâu, làm gì mà vừa ốm, vừa già dữ vậy?
Mười Hết thở dài:
- Chuyện dài dòng lặm Nhưng em nhận ra anh là hay đó nghen.
Nam cười:
- Anh có thay đổi gì nhiều đâu mà nhận không rạ Tại lâu quá không gặp nên hơi bất ngờ. Tôi vẫn nhớ hồi đó anh là người đầu tiên dạy tôi cưỡi ngựa, dạy tôi hút thuốc rê, và nhấm nháp rượu để mà. Nhớ tới lần say rượu đầu tiên ấy mà vẫn còn sợ......
Mười Hết chép miệng:
- Đâu phải ai cũng nhớ như mày. Nhiều đứa xưa kia là bạn sanh tử, bây giờ giàu gặp mình nó ngó lơ, thậm chí còn tìm cách tống khứ đến chỗ khác cho rãnh mắt nữa.
Mắt Nam nheo nheo sau khói thuốc:
- Anh ám chỉ Hai Quốc phải không? Ôi! trách làm chi ông ấy. Đến tôi là em ruột mà ổng còn đối xử chẳng ra gì nữa là bạn bè.
Mười Hết mím môi:
- Nhưng nghĩ lại tao tức lắm. Hừ! ngày xưa nếu không có thằng Mười này, Hai Quốc làm sao được như hôm nay.
Đẩy ly cafe chủ quán vừa mới manh ra về phía Mười Hết, Nam hất hàm:
- Anh đã làm gì cho gia đình tôi mà bây giờ kể dữ vậy?
Mười Hết cười nhạt:
- Làm gì à? Hừ! Tao đã xã thân, đã hết mình với Hai Quốc để thành lập trại bò rộng tám mẫu ở chân núi ròng rã ba năm trời. Đến khi đâu đã vào đó, thằng anh mày liền hất cẳng tao bằng một đòn thật độc.
Nam nhíu mày:
- Đòn nào? Sao tôi chẳng biết gì hết vậy?
Mười Hết bật cười:
- Lúc đó mày mới mười mấy tuổi. Đi chơi còn chưa nên thân, làm sao biết chuyện người lớn.
- Nhưng cụ thể thế nào, anh nói thử coi.
Chộp gói thuốc hút con mèo trên bàn, Mười Hết đốt một điếu, rít một hơi dài và nói:
- Tám mẫu đất ở chân núi trước kia là của một tay giàu có ở Phan Rang. Hắn làm ăn thua lỗ nên bán với giá rẻ mạt, nhưng gia đình mày lúc đó không đủ tiền để mua. Tao đã bán nhà để góp vốn với Hai Quốc. Nó hứa sẽ ăn chia sòng phẳng...
Nam cướp lời:
- Thì có thời gian cả năm anh tôi giao khu trại ở ngoài cho anh. Lúc ấy với ai Hai Quốc cũng... ca anh hết mình, đến nỗi trong mắt mọi người tôi như thằng cô tích sự.
Mười Hết nhếch mép:
- Năm đó mày ra Phan Rang học, biết đếch gì chuyện hay ho của Hai Quốc. Chính vì chuyện này mà nó tống tao vào tù đấy.
Nam trợn mắt:
- Chuyện gì mà nghiêm trọng giữ vậy?
Mười Hết cười thật gian xảo. Hắn cố kéo dài sự nôn nóng của Nam bằng cách im lặng rít thuốc. Đến khi thấy Nam nhăn nhó, hắn mới hỏi:
- Mày biết con mẹ Tú Vân vợ góa cũa lão chủ Vạn không?
- Biết, mụ ta thì liên quan gì tới Hai Quốc?
- Hơi ngã người ra sau, Mười Hết cười nửa miệng:
- Tụi nó sống già nhân ngãi non vợ chồng với nhau từ lúc lão Vạn còn sống đấy!
Nam giật mình:
- Láo hoài... cha.
Mắt Mười Het long lên:
- Khi mua xong tám hec-ta đất, Hai Quốc thấy nếu trang trại của chủ Vạn mà rơi vào tay mình luôn thì hướng phát triển khu chân núi sẽ nhân lên gấp ba gấp bốn. Là một người nhiều tham vọng, Quốc định bán ngôi nhà lớn ngoài quốc lộ để mua đất của lão Vạn. Cô Ba Tuyết, mẹ mày phản đối, chính vì vậy Hai Quốc rất bực bội. Nếu lúc đó lão Vạn đồng ý bán đất thì giang sơn của nhà mày đâu phải chia đôi như bây giờ.
Nam nóng nảy:
- Sau đó thì sao?
Mười Hết lơ lững:
- Thuyết phục lão chồng già không xong, Hai Quốc quay qua dụ dỗ con vợ trẻ. Phải nói nếu không có vết sẹo trên mặt thì thằng anh mày là một gã đẹp trai, tướng tá ngon lành. Nhưng dù xấu nửa mặt, Tú Vân cũng mê Hai Quốc như điếu đổ. Mê đến mức thay vì cắm sừng lão Vạn là đủ rồi, cô ả còn làm sao mà lão trúng gió chết không biết...
Nam ngập ngừng:
- Ý anh là...là...
Mười Hết ngăn không cho Nam nói tiếp:
- Hoàn toàn không có ý tao trong này. Tao chỉ kể lại thôi. Sau khi lão Vạn chết, Tú Vân lên làm bà, cô ả đâu có ngốc mà bán đất cho Hai Quốc. Anh mày phải năn nỉ để thuê một con đường đi. Tao là thằng mục kích từ đầu việc vụng trộm của nó. Chỗ bạn bè tao khuyên hoài, Hai Quốc ghét nên sau khi lão Vạn lăn đùng ra chết bất đắc kỳ tử, nó đã vu cho tao tội trộm bò. Tao bị nhốt hết mấy năm, lang bạt khắp nơi và bây giờ mới quay đầu về. Cứ tưởng nó và Tú Vân đã lấy nhau rồi chứ. Ai ngờ đứa nào cũng tính toán quá nên chẳng đi tới đâu.
Nam nhíu mày:
- Họ tính toán cái gì? Tôi thật không hiểu
Mười Hết xoa cằm:
- Khi chủ Vạn chết, Tú Vân tin chắc Hai Quốc sẽ cưới mình, còn anh mày thì nghĩ sẽ dụ được cô ả bán đất. Nhưng thật ra cả hai đều ôm mộng mở rộng... lãnh địa nên đâu ai nhường ai. Tú Vân muốn làm bà chủ lớn, vợ của vua bò vùng này, nhưng Hai Quốc đâu ham gái như lão Vạn. Nó ngu dại gì rước về nhà một con bọ ngựa cái sẵn sàng giết chồng sau khi đã đoạt được mục đích. Thế là bên đào kép cứ diễn trò với nhau suốt bảy tám năm nay.
Liếm môi thật đểu, Mười Hết nói:
- Như Hai Quốc cũng sướng, có chỗ... mần ăn không tốn tiền, lại không sợ sida... Hôm rồi tao có gặp Tú Vân. Nghe đâu dạo này anh mày dang cô ả rồi. Hai Quốc đang bao một em dân Sài Gòn.
Nam sửng sốt:
- Sao anh biết?
- Chậc! Thì Tú Vân thân với tao. Bị bỏ rơi, bà nào chẳng tức, khổ nỗi không danh tránh ngôn thuận để đi đánh ghen thôi.
Chép miệng, Mười Hết nói tiếp:
- Con bé ấy vừa trẻ vừa đẹp lại dân thành phố, Tú Vân làm sao bì được.
- Anh biết mặt nó à?
- Ờ! Tình cờ tao gặp Hai Quốc với nó một lần. Hình như con nhỏ tên Khanh thì phải.
- Hả?
- Điếu thuốc trên tay vụt rơi xuống đất, anh hấp tấp hỏi:
- Cái gì Khanh?
- Ai mà biết! nhưng tao biết chỗ con nhỏ ở.
Nam gằn giọng:
- Ở đâu?
Mười Hết đốt điếu thuốc thứ hai:
- Ở nhà bà giáo Điệp. Con nhỏ gọi bà giáo là cô. Hai Quốc mê đến đổi tặng không con nhỏ chiếc citi để chạy vòng vòng trong thị trấn chơi.
Nam Bỗng nghĩ tới Hoài Khanh, nhưng anh vẫn thản nhiên khen Mười Hết:
- Anh tài thật, mới về mà nắm nhiều thông tin quá.
Mắt lim dim sau khói thuốc, Mười Hết ra vẻ bí mật:
- Tao còn biết nhiều chuyện động trời về cô Ba Tuyết...
- Mẹ tôi có gì đâu đáng nói?
Mười Hết cười khan:
- Vậy là mày lầm to. Tại sao Hai Quốc coi thường mày và cô Ba, chỉ có tao rành thôi.
Mặt Nam đanh lại:
- Tôi không muốn ai nói động tới mẹ mình.
Mười Hết cười gượng:
- Vậy thì thôi, tao xin lỗi.
Nam bực bội bưng ly cafe lên. Giọng Mười Hết vẫn sởi lởi:
- Mày thi ra trường rồi phải không? Có định làm việc gì chưa?
Nam buột miệng:
- Tôi tính về đây
Mười Hết vỗ đùi:
- Ý mày hay đó! đất rộng mênh mông, một mình Hai Quốc quản gì nổi. Nhưng không về là mất phần đấy nhóc. Anh mày là thằng tham lam, tính toán, chưa chắc nó chia phần cho mày.
Nam nóng mặt:
- Giỡn chơi hoài...
Nam gườm gườm nói tiếp:
- Coi bộ anh nhiều chuyện quá đó.
Mười Hết nhún vai đứng dậy:
- Rồi mày sẽ tìm đến tao để năn nỉ tao nhiều chuyện cho mày nghe.
Nam hậm hực nhìn theo Mười Hết. Nếu Nam nhớ không lầm thì hắn là một tên nát rượu, nghiện ngập và hám gái. Hắn từng là bạn thân của Hai Quốc, từng vào nhà Nam như nhà của hắn. Không hiểu sao sau khi Nam ra Phan Rang thì hắn cũng biến khỏi khu trại của Quốc. Chắc chắn hắn đi phải có nguyên do. Nhưng những lời hắn vừa nói có đáng tim không nhỉ?
Nam rời quá cafe và phóng chiếc cup 80 về nhà. Anh thảy chìa khoá xe lên bàn rồi quyền hành gọi to:
Tý nhỏ hớt hải chạy vào:
- Cậu Ba gọi con:
Nam hất hàm:
- Dẫn tao đến nhà cô Điệp
Tý nhỏ lấm lét:
- Con không biết nhà cổ.
Nam nhếch môi:
- Cậu Hai bảo nếu tao muốn tới đo thì kêu mày dẫn, sao mày lại nói khong biết nhỉ? Chắc hết muốn chăn bò ở đây rồi phải không?
Tý nhỏ gãi đầu:
- Con đưa cậu đi rồi ai làm phần việc của con?
Nam cười cười:
- Mày khéo lo, trong trại còn thiếu gì người.
- Cậu nói vạy chớ đâu còn ai. Hổm rày trại chân núi bị mất bò hoài, cậu Hai điều thêm vô trỏng bảy tám người.
Nam bật đứng dậy:
- Chậc! mày đưa tao đó rồi về ngay. Được không?
Tý Nhỏ riu ríu gật đầu. Vậy là thông tin của Mười Hết đúng chín mười phần trăm. Kẻ ăn người ở đều biết việc Hai Quốc làm. Chỉ có mình với mẹ là không. Thật là tức chết... Ổng bớt tiền của mình xuống để đem bao gái rồi bảo rằng đang cần vốn để phát triển bò. Hừ! đồ đạo giả. Phen này mình sẽ cho ổng biết tay.
Ngồi sau lưng Tý Nhỏ, Nam nóng hơ. Anh không hiểu nếu gặp Hoài Khanh anh sẽ ra sao, sẽ nói gì khi suốt thời gian qua anh vẫn nghĩ tới cô. Nam trở lại với Lan Chi cũng vì muốn biết tin tức của Khanh. Anh phải chịu đựng sự nhàm chán khi ở bên cô em cùng cha khác mẹ của Khanh, và những lúc ấy anh nhớ cô biết bao. Nam cố nén tiếng thở dài. Ôi! Hoài Khanh, anh không thể mất em...
Dừng xe trước một căn nhà xung quanh có rào cao cổng kín, Tý Nhỏ nói:
- Đây là nhà cô giáo Điệp, con về à!
Nam cộc lốc:
- Ừ! về đi!
Nhìn qua hàng rào, Nam nhói ngực khi thấy Hoài Khanh. Cô đang ngồi xích đu với một bầy con nít xúm xung quanh.
Anh thản thốt gọi:
- Khanh...
Cô ngước lên nhìn dáo dát và thoáng sững sờ khi thấy Nam.
Bỗng dưng Nam chua xót đến não nề khi nghĩ Khanh đã hùa theo Quốc lừa dối anh.
Giọng Khanh vang lên nghe thân quen đến mức làm anh đau đớn:
- Sao anh biết em ở đây?
Nam nhếch môi:
- Anh tìm,tìm mãi cũng phải ra em thôi. Em làm gì nơi này nhỉ?
- Em phụ trông trẻ với cô Điệp
- Chỉ vậy thôi sao?
Hoài Khanh bối rối vì cái nhìn đầy trách móc của Nam. Cô hiểu anh đã biết mối quan hệ giữa cô và Quốc nên mới hỏi thế. Khanh chưa kịp nói gì thêm thì Nam lại lên tiếng:
- Em bây giờ đang rất thân với Hai Quốc phải không?
Khanh chớp mắt:
- Sao anh lại hỏi vậy?
Nam nhếch môi:
- Một người quen nói với anh về một cô gái tên Khanh đang được Hai Quốc bảo bọc. Anh cố tin đó không phải là em, vì em rất ghét Hai Quốc. Nào ngờ sự thật làm anh choáng váng.
Khanh ngập ngừng nói dối:
- Em với anh Quốc chỉ là bạn, như em với anh trước đây. Em không nhận sự bảo bọc của ai hết.
Mắt Nam long lanh lên cơn thịnh nộ:
- Vậy sao ảnh đem citi tới cho em chạy rong khắp thị trấn này?
Không ngờ Nam hỏi thế, cô ấp úng:
- Đó là vấn đề khác
Nam gằn giọng:
- Vấn đề gì chứ?
Hoài Khanh lắc đầu:
- Em không nói đâu.
Nam im lặng. Lâu lắm anh mới thở dài:
- Anh vẫn chưa quên được em dù suốt mấy tháng nay anh đã cố quên.
Khanh nói nhanh:
- Tại anh nghĩ vậy thôi, chớ em chả có gì để anh phải nhớ tới. Dạo này Lan Chi thế nào? rồi Dì Ninh nữa? Nghe nói anh vẫn thường tới lui nhà họ mà.
Nam phân trần:
- Anh tới đó vì muốn biết tin em. À! Bác trai đã bắt đầu gởi tiền về lại, dì Ninh cũng bớt nợ nần rồi, em về Sài Gòn đi Khanh.
Khanh cười nhạt:
- Ngôi nhà ấy còn chỗ cho em sao?
- Nhưng chả lẽ em sống như vầy hoài?
Khanh nói:
- Thị trấn này rất bình yên. Em thấy an tâm khi ở đây.
Nam ngạc nhiên:
- Em không buồn vì sự đơn điệu nghèo nàn của nó sao?
Khẽ lắc đầu, Khanh lơ lững:
- Nghèo nàn hay không là ở tâm hồn. ở đây em thấy mình giàu có hơn về cảm xúc.
Nam cười cười:
Hoài Khanh hôm nay khác hẳn Hoài Khanh ở Sài Gòn. Anh nghĩ không ra điều gì đã làm em thay đổi đến thế.
Hoài Khanh so vai:
- Có gì đâu. Môi trường thay đổi, con người phải thay đổi theo. Ở đây em có ai để quậy chứ.
Nam nheo nheo mắt:
- Còn anh Quốc thì sao? Em quen được quái vật trong trường hợp nào vậy?
Hoài Khanh ngập ngừng:
- Anh ấy thường tới chơi với bọn trẻ vì quen với cô Điệp rồi quen luôn em. Thì ra Hai Quốc không đáng sợ đáng ghét như em nghĩ
Nam nghi ngờ:
- Hai Quốc mà quan tâm tới trẻ con à? Thật đáng ngạc nhiên. Hay anh ấy quan tâm tới em nên mới bày trò với trẻ.
- Không phải đâu! Anh Quốc có đỡ đầu cho mộ con bé. Anh tới là để thăm nó đó.
- Thật vậy sao? con bé nào vậy kìa?
Khanh nói:
- Nó tên Cẩm Tiên. Mẹ anh cũng từng đến thăm nó rồi.
Nam sờ cằm:
- Sao anh không nghe nói nhỉ?
Hoài Khanh giải thích:
- Tính Quốc kín đáo, ảnh không muốn ai biết chuyện này, ngay cả với bác gái ở nhà.
- Thế em có biếtt ba mẹ nó không?
Khanh trả lời:
Em có gặp ba con bé 1 lần. Ông ta tên Mười Hết
Nam vọt miệng:
Còn mẹ nó?
Em khong biết
Nam thừ ra với muôn ngàn thắc mắc. Tại sao Quoc lại nuôi con của mười Hết. Có fải anh ân hận việc đã làm hắn vô tù khong?
Giọng Khanh vang lên:
- Anh Quốc đưa chiếc citi để mỗi ngày em đưa Cẩm Tiên đi học. Ả sợ Mười Hết bắt lại con bé, chớ khong phải để em đi chơi như anh nghĩ đâu.
Nam càng hoang mang hơn vì những lời Khanh nói. Anh có cảm giác Mười Hết cố ý nói tới nơi này để anh tìm đến. Nhưng tại sao lúc nãy hắn không nhắn gì tới con gái mình trong khi luôn mồm nói xấu Quốc.
Nam hỏi:
- Em có biết vì sao Hai Quốc không cho Mười Hết bắt lại con bé không?
Khanh nói:
- Anh ấy bảo nó không xứng đáng làm bố nó. Bản thân lại mới ra tù.....
Nam tỏ vẻ khó chịu:
- Hừ! Lúc nào cũng phán xét người khác bằng suy nghĩ khách quan của mình. Trước đây ảnh luôn bảo thủ cho rằng em là người xấu. Xấu đến mức nhận của ảnh hai triệu rồi bỏ rơi anh. Lẽ nào em đã quên chuyện ấy.
Hoai Khanh trầm giọng:
- Em không quên. Nhưng đó là sự hiểu lầm, anh Quốc đã xin lỗi, em cũng tin là ảnh không cố ý. Đôi lúc nhớ lại chuyện đó em vẫn giận Quốc khủng khiếp, rồi lại thấy khó xử khi nghĩ tới anh.
Nam liếm môi:
- Tại sao lại khó xử?
Hoài Khanh trả lời yếu ớt:
- Em không biết nữa
Nam nghe nhói trong tim. Cách trả lời của cô có nghĩa rằng " Em biết rất rõ..."
Anh đau đớn thốt lên:
- Em yêu anh ấy phải không?
Hoài Khanh van lơn:
- Mình nói chuyện khác nghe!
Nam cay đắng:
- Chuyện gì bây giờ, em chỉ anh đi?
Khanh chớp mắt:
- Anh định chừng nào trở lại Sài Gòn?
- Chưa biết! Anh muốn phụ Hai Quốc chấn chỉnh lại những trang trại ở đây.
Khanh nheo nheo mắt:
- Nghĩa là anh định làm một ông vua bò thứ hai?
Nam hơi thách thức:
- Sao lại không, khi anh có ăn học, có mục đích?
- Thế anh có biết đỡ đẻ cho bò không?
Phá ra cười, Nam nói:
- Chưa biết rồi sẽ biết. Đỡ đẻ cho bò thì khó khăn gì. cái khó là cách quản lý, cách phát triển bò kìa. Nhưng với anh chẳng có cái nào khó hết.
Khanh hất tóc qua một bên:
- Thế anh có lãnh địa chưa mà đòi làm vua bò?
Nam khoát tay:
- Những phần đất Hai Quốc đang quản lý là của anh. Anh sẽ lấy lại nay mai.
Khanh kêu lên:
- Vậy anh Quốc sẽ chăn bò ở đâu?
Nam cười khẩy:
- Em khéo lo. Ảnh còn đất của... vợ
Khanh thản thốt:
- Vợ nào?
Hơi ngã đầu ra sau Nam cao giọng:
- Bà Tú Vân! Em có nghe cái tên này lần nào chưa?
Khanh hơi mất bình tĩnh:
- Có! Nhưng... nhưng... bà ấy đâu phải là... là... vợ...
Nam cố ý nhấn mạnh:
- Chuyện đó sẽ thành hiện thực khi anh Quốc cảm thấy cần. Tại em không biết đó thôi. Hai người già nhân ngãi non vợ chồng từ khi lão chồng của Bà Tú Vân còn sống. Lúc ấy anh mới mười mấy tuổi đời, nhưng cũng để ý biết... Có điền anh không dám nói vì sợ ăn đòn. Bây giờ lớn rồi, anh không ngán ảnh nữ. Đòi lại trại ngoài quốc lộ, Hai Quốc không còn đường ra, đương nhiên phải lấy bà Tú Vân thôi. Hai người cặp nhau lâu quá rồi còn gì?
Hoài Khanh nuốt nghẹn xuống:
- Anh nói thật không?
Nam tự đắc:
- Sao lại không? Hai Quốc đáng sợ lắm! Rất may em chỉ coi ảnh như bạn... Nhưng Quốc cũng từng tống bạn mình vào tù rồi đó.
Khanh gượng gạo:
- Tại sao Quốc phải làm vậy?
Hạ giọng xuống Nam nói:
- Ngày xưa Mười Hết là bạn thân của Quốc. Anh ta ra vào ăn ở nhà anh như nhà của mình, nhưng chỉ vì Mười Hết khuyên Quốc không nên sa đà vào bà Tú Vân mà anh ta phải vào tù vì bị vu khống ăn cắp bò. Hai Quốc không muốn ai xía vào của ảnh hết.
Khanh lắc đầu:
- Em không tin Quốc là người như vậy?
Nam nhún vai:
- Anh cũng mong em đừng tin, nhưng để ý mà xem trong im lặng.
Khanh khó chịu:
- Lúc nào anh cũng nói tới Hai Quốc bằng cái giọng đó. Nhưng em lại thấy ảnh rất khác....
- Cứ cho là anh sai đi. Đời còn dài, rồi em sẽ có dịp kiểm chứng những việc anh Quốc đã làm mà. Riêng việc ảnh và Tú Vân có tình với nhau không, em cứ hỏi Mười Hết sẽ rõ.
Mặt Khanh nóng lên:
- Sao em lại phải hỏi chuyện đó chứ?
Nam nhìn xoáy vào mắt cô:
- Vì em rất quan tâm tới ảnh. Đúng không?
Khanh hất hàm:
- Chuyển đề tài được rồi đó Nam!
Im lặng quan sát cô một hồi, Nam lên tiếng:
- Lâu quá rồi mình chưa đi uống cafe chung. Ở đây có một quán, nhác khá lắm. Anh mời em nha!
Khanh từ chối:
- Bữa nay em không muốn đi đâu hết. Để hôm khác vậy!
Nam thở dài:
- Anh biết mình mất cơ hội rồi. Ở đất này phải là vua bò mới có những cái mình muốn.
Hoài Khanh bĩu môi:
- Anh nói nghe dễ ghét quá!
Nam bỗng hạ giọng:
- Trở lại Sài Gòn đi Khanh?
- Anh đừng nhắc tới Sài Gon được không?
- Ở đây em đâu có tương lai.
Khanh nói:
- Nhưng em được cái mình muốn.
Nam soi mói:
- Đó là cái gì vậy? Tình yêu à?
Khanh nhăn mặt:
- Em không thích anh hỏi kiểu sộc vào đời người khác như thế đâu.
Nam im lặng. Anh chịu không nổi khi nghĩ trái tim Khanh đanh hướng về Quốc. Dường như số phận luôn dành cho Quốc sự đạt thành trong công việc. Lẽ nào trong tình yêu cũng vậy?
Anh không tin điều này được. Từ nhỏ tới giờ anh chịu phần thua kém Quốc nhiều hơn. Anh khong thể mất Hoài Khanh được. Muốn thế chỉ còn cách dồn Quốc vào bước đường phải đến với Tú Vân thôi. Hai Quốc là con người của công việc lại đầy tham vọng, chắc chắn ảnh không khi nào chịu nổi việc đất đai bị thu hẹp, khu chân núi không tìm được lối ra. Đến với Tú Vân, Quốc sẽ có cơ hội phát triển như ý muốn, còn Nam sẽ có Hoài Khanh.
Phấn chấn với những điền vừa nghĩ, Nam nhỏ nhẹ... vuốt Khanh:
- Anh xin lỗi, nếu em... ghét nghe câu hỏi đó. Tại anh lo nên mới nói nhu thế, còn em thích ở đây, anh hứa sẽ tạo mọi điều kiện để cuộc sống em tốt chả thua gì lúc ở Sài Gòn. Anh sẽ làm được điều đó. Tin anh đi!
Hoài Khanh nhìn Nam:
- Đã là bạn, nhưng anh chưa bao giờ hiểu em hết. Cái em cần là tâm hồn. Không hợp nhau thì không đi tới đâu đâu. Anh đừng quan tâm tới em quá, điều này khiến em khó chịu hơn là thích thú.
Nam khổ sở:
- Vậy anh phải làm sao cho vừa lòng em?
Khanh nhỏ nhẹ:
- Cứ đối xử với em như với Lan Chi hay với Bạch Yến là tốt rồi.
Nam lắc đầu:
- Không thể được! Giữa chúng ta đã từng có biết bao nhiêu kỷ niệm, em quên rồi à?
Hoài Khanh giận dỗi:
- Anh lại thấy ghét nữa rồi!
Giọng Nam xìu xuống:
- Anh xin lỗi. Em khó quá!
Hoài Khanh chợt nao nao lòng. Cô tội nghiệp Nam đến mức khổ sở. Thì ra lâu nay anh vẫn nhớ vẫn nghĩ đến cô. Chính điều này làm Khanh ray rứt. Cô và Quốc yêu nhau sẽ làm tổn thương đến tình cảm của Nam. Anh em họ đã bất hoà càng bất hòa hơn nữa. Giữa ba người là một bi kịch không lối thoát. Trước đây cô và Quốc đều chủ quan rằng Nam đã quên và đã có người con gái khác. Nhưng qua cách nói chuyện nãy giờ Khanh hiểu Nam không bỏ ý định đeo đuổi cô. Anh nói xấu Quốc, nói về chuyện bà Tú Vân là nhằm dò xem quan hệ giữa cô và Quốc thế nào. Nên cho Nam biết sự thật không nhỉ?
Mình Khanh đâu thể quyết định được chuyện này. Cần chờ quyết định của Quốc. Nhưng cô sẽ nói sao với anh đây? Chả lẽ nói Nam vẫn còn tha thiết yêu mình?
Dịu dàng nhìn anh, Khanh nói khéo:
- Sắp tới giờ em cho bọn trẻ ăn cơm rồi, anh về đi......
Nam hỏi:
- Chừng nào chúng ta đi uống cafe được?
Khanh cong môi:
- Em ghét cách hỏi bắt buột phải trả lời lắm. Mọi cái tính toán trước đều miễn cưỡng. Nếu gặp dịp thì mình lại ngồi nghe nhạc với nhau. Em nghĩ thật dễ chịu khi không phải mắc nớ một lời hẹn.
- Em vẫn... yêu quái như xưa. Anh xin thua, nhưng không có nghĩa là bỏ cuộc đâu. Một ngày nào đó anh sẽ.....
Khanh ngắt lời bằng giọng phụng phịu:
- Thôi về đi và đừng dọa... ngày nào đó với em, nếu không sẽ không có ngày nào hết.
Nam nuối tiếc đứng dậy. Anh nhất định phải có một ngày nào đó cho tình yêu của mình.
o O o
Quốc dảo mắt nhìn toàn bộ quán cafe rồi nói bằng giọng trầm ngâm:
- Hình như đây là lần đầu tiên anh em mình vào quán uống cafe đường hoàng như hai gã đàn ông.
Nam cười cười:
- Tại từ trước tới giờ anh luôn nghĩ tôi là con nít, không xứng đáng ngồi chung bàn với bậc lão làng như anh?
Quốc nhíu mày:
- Sao mày lại nói vậy? Tại mình chưa có dịp thôi.
Nam nhếch môi:
- Mình là người tạo ra cơ hội. Đã không thử thì sẽ không có dịp nào hết. Bao nhiêu lần anh đi Sài Gòn, nhưng chưa lần nào anh rủ tôi đi chơi với anh.
- Tao muốn mày lo học. Bây giờ ra trường rồi muốn chơi cái gì, thì tao dắt đị
Nam châm thuốc hút:
- Nói thì nói thế thôi chớ tôi đâu thích được dắt đi như một thằng ngố. Lẽ nào khi ăn chơi tôi cũng không thoát khỏi cái bóng của anh?
Quoc mệt mỏi ngã lưng ra chiếc ghế vải. Anh vừa từ Buôn Ma Thuộc về thì Nam tới mời anh đi uống cafe. Lẽ ra anh từ chối nhưng nghĩ lại, anh đã đồng ý
Dường như Nam có chuyện muốn nói chớ không phải chỉ là một buổi cafe bình thường. Nam về đây đã nửa tháng. Anh cũng đi nữa tháng. Thời gian đó có xảy ra việc gì không nhỉ?
Lừ mắt nhìn Nam, anh bảo:
- Sao lúc nào mày cũng cay cú với tao hết vậy? Muốn gì cứ nói đị
Nam thản nhiên:
- Uống cafe đã, vội vành làm chi chứ!
Thong thả khuấy ly cafe lên, Nam buông một câu:
- Cách đây vài hôm, tôi có gặp Mười Hết. Anh có nhớ ổng không?
Quốc im lặng. Rồi anh chậm rãi nói:
- Tao làm sao quên cái thằng đã dụ mày uống rượu sau đến mức vồ vào mặt tao một cái ly để tao mang thẹo suốt đời như vầy.
Nam hơi ngượng:
- Anh cứ nhắc mãi cái lỗi của người khác. Chuyện đó cũ quá rồi và tôi cũng đã ăn năn lắm rồi.
- Nhưng với tao nó vẫn mới, vì ngày nào tao cũng soi gương và nhìn mặt mình hết.
- Chính vì cái thẹo ấy mà anh luôn khe khắt với tôi đúng không?
Quốc lạnh lùng:
- Mày nghĩ sao tùy ý. Riêng cái tâm của tao thế nào, chỉ tao biết thôi.
Nam lầm lì nhìn Quốc:
- Vẻ bề trên gia ân của anh luôn làm nặng hơn cái mặc cảm tội lỗi của tôi. Nó khiến tôi không ngẩn mặt lên để ngang bằng anh. Suốt thời gian niên thiếu tôi đã chịu nhiều thiệt thòi vì anh lấn lướt, nhưng bây giờ thì không. Tôi đã tốt nghiệp đại học theo ý anh muốn. Tôi đủ tư cách làm chủ những gì thuộc về mình rồi chứ?
Lặng lẽ đốt thuốc, Quốc nói:
- Mời tao đi uống cafe là vì vấn đền này à?
Nam nhẹ lắc đầu:
- Không! vì chuyện khác kìa. Tại anh khơi lại trong toi cái lỗi lầm cũ kỹ ấy, tôi mới nghĩ xa xôi một tí về tương lai của mình.
Quoc hất hàm:
- Nói đại cái chuyện khác ấy đị
Mặt Nam bỗng tươi rói:
- À! Tôi đã gặp lại Hoài Khanh. Thật là bất ngờ khi cô bé cũng quen anh và hai người đã hết hiểu lầm nhau. Điều này làm tôi nhẹ nhõm. Gặp tôi Khanh mừng đến khóc luôn. Thì ra cô bé vẫn còn yêu tôi tha thiết.
Quoc rít thuốc thật mạnh và nghe cổ mình đắng nghét. Vẫn biết sớm muộn gì cũng phải đương đầu với việc này nhưng anh không ngờ nó diễn ra trong khung cảnh này, và người chủ động lại là Nam.
Giọng Nam vẫn hào hứng vang lên:
- Tôi dự định chủ nhật sau sẽ mời Khanh về ra mắt mẹ.
Đến nước này Quốc không dửng dưng được nữa. Anh vội hỏi?
Khanh đồng ý rồi à?
Nam thản nhiên:
- Ờ! cô bé muốn gặp cả anh. Nếu nghĩ tới thằng em này, anh nên về cho vui.
Nhìn chầm chầm vào mắt Nam như muốn đo coi mức độ hư thật cỡ nào. Quốc lơ lững:
- Để xem. Nếu rảnh tao sẽ có mặt.
Hai anh em bỗng yên lặng với suy nghĩ riêng trong đầu. Quốc không tin những lời Nam vừa nói, nhưng anh thấy thật khó xử khi nó cố tình vừa tung vừa hứng một mình như vầy.
Nam bỗng hỏi:
- Anh nhận xét thế nào về Khanh?
Quốc buột miệng:
- Rất dễ thương
Nam có vẻ đắc ý:
- Đã khối gã chết vì đôi mắt ấy rồi đó.
Bưng ly cafe lên, Quốc trầm giọng:
- Ăn thua gì. Quan trọng là Hoài Khanh chết vì đôi mắt ai kìa.
Nam nhếch môi khinh khỉnh. Quốc phà khói thuốc mịt mù. Anh nghĩ anh ít nói về Khanh càng tốt. Nhưng nhìn vẻ đắc thắng trên mặt Nam, lòng anh ray rứt quá. Nam luôn đố kỵ với anh, chuyện tình cảm này với nó đúng là sự đả kích nặng nề. Nó đã hiểu quan hệ giữa anh và Khanh hơn mức bình thường nên mới dựng lên vở kịch sẽ mời cô bé về nhà ra mắt mẹ. Nó muốn đẩy anh ra rìa một cách tự nhiên. Nam không còn là thằng bé con nữa. Nó đã đủ lớn để đối chọi lại anh. Điều đó đáng mừng hay đáng lo nhỉ?
- Anh đang nghĩ gì vậy?
Giọng Nam vang lên làm Quốc không tập trung được nữa. Anh lấp lững:
- À! Tao đang tính toán chuyện trang trại.
Nam dò dẫm:
- Có khó khăn à?
- Không!
Nam xoa cằm:
- Tôi định ở lại chớ không đi Sài Gòn nữa. Công việc ở đây bề bộn quá, tôi sẽ phụ quản lý trang trại ngoài lộ cho anh đỡ vất vả.
Quốc thản nhiên:
- Tốt thôi! Bao giờ mày bắt đầu?
Nam vươn vai:
- Càng sớm càng tốt. Ở không chán lắm!
Quốc gật gù:
Ngày mai mày theo phụ Tý Nhỏ đếm bò.
Nhướng mắt lên, Nam hỏi:
- Cái gì! Đếm bò à? Anh không đùa chứ! Tôi mà phải đếm bò hả?
Giọng Quốc lạnh tanh:
- Mày là gì mà không muốn làm việc đó? Quản lý số bò trên giấy tờ là chết. Muốn làm chủ phải biết hết mọi việc công nhận làm, nếu không họ sẽ qua mặt mình. Rồi mày còn phải học đỡ đẻ, chữa bệnh cho bò, bán phân bò nữa.
Nam bĩu môi:
- Có ăn học cần gì phải biết ba cái việc tay chân đó. Tôi sẽ quản lý công nhân theo cách riêng của mình.
Quốc cương quyết:
- Tao không cần biết cách làm việc của mày trong tương lai. Ngày mai cứ theo thằng Tý Nhỏ vào trại chân núi đếm bò.
Nam nhấn mạnh:
- Tôi muốn làm việc ngay trại thuộc sở hữu của mình.
Quốc nghiêng giọng:
- Tất cả các trại là tài sản chung của gia đình, nó không thuộc về quyền sở hữu của cá nhân nào hết.
Nam gạt ngang:
- Hồi trước khác bây giờ khác. Tôi đã lớn, tôi muốn có cái riêng.
Quốc lầm lì phán:
- Cứ làm việc cho tốt trước đã
Nam vuốt mặt, giọng ấp úng:
- Tới chừng nào anh sẽ giao trại cho tôi?
Quốc cười khẩy:
- Việc đó tùy thuộc ở mày. Tao không thể giao công sức bao nhiêu năm cực nhọc của mình vào tay một thằng nhóc con nhưng tham lam, háo thắng.
Nam làm thinh còn Quốc lại thấy mệt mỏi. Anh biết khi Nam mở lời xin phụ việc với anh là nó có mục đích. Phụ việc chỉ là cái cớ để nó đi vòng quanh cái cốt lõi nó muốn từ lâu naỵ
Nam hằn học nói:
- Tôi thù cái tiếng nhóc con anh gán cho tôi. Rồi anh sẽ thấy ai tài hơn ai. Tô không thua anh đâu, ngay trong tình yêu cũng thế. Hừ! Anh đừng hòng đem cái từng trải, cái giàu có, cái thế lực của mình ra để mê hoặc Hoài Khanh.
Quốc cong tay lại thành quả đấm rồi anh lại duỗi ra, giọng đầy uy quyền:
- Tao nhắc lại, ngày mai mày theo Tý Nhỏ vào trại chân núi đếm bò.
Rồi không đợi Nam nói lời nào, anh cho tay vào túi quần thong thả bước ra cửa.
Nửa tháng rồi không gặp Hoài Khanh, anh nhớ cô cuồng điên. Lòng anh bị dằng xé bởi khao khát đến thăm cô, trong khi lí trí lại bảo đừng. Quốc không muốn anh em anh trở mặt thành địch trước mặt Khanh. Điều ấy sẽ làm cả hai đau khổ. Nhưng nếu không có cô, không được nghe cô ríu rít bên tai, anh thấy cuộc đời thật vô nghĩa.
Trước đây cuộc sống vớc anh đồng nghĩa với công việc. Anh lao vào bò, vào trại, vào những cánh đồng và xem đó là niềm đam mê duy nhất của mình, một niềm đam mê khô khan nhưng không kém phần dữ dội.
Bây giờ đã biết yêu, anh chợt hiểu tình yêu mới là nỗi đam mê khốc liệt nhất. Anh không lý giải được sao phải yêu người này mà không yêu người khác. Sao anh em anh lại cùng yêu một cô gái khi xung quanh có biết bao cô gái xinh đẹp hơn, điều kiện thuận tiện hơi Khanh gấp nhiều lần.
Đi vòng vòng rồi cũng hết cái thị trấn nhỏ xíu. Quốc không biết mình dừng chân trước nhà bà Điệp từ hồi nào. Anh đi quay đi thì nghe tiếng Cẩm Tiên gọi:
- A! Cậu hai!
Nhìn nụ cười rạng rỡ trên gương mặt con bé, anh không đành bỏ đi, rồi còn Khanh nữa, cô cũng đang cười với Quốc bằng đôi môi mà anh biết rất mềm. Ngần ngừ một chút, anh bước vào nhà.
Cẩm Tiên lên tiếng trước sự im lặng của hai người:
- Mình đi chơi nha cậu Hai?
Quốc xoa đầu con bé:
- Hôm nay cậu không rảnh.
Mặt con bé xìu xuống:
- Từ sáng tới giờ em và chị Khanh ngồi chờ cậu mà không được đi chơi. Buồn quá!
Quốc nói:
Mai mốt mình sẽ đi chơi xa, vui hơn.
- Ở đâu lận:
- Sài Gòn. Tiên chịu không?
Con bé hớn hở gật đầu. Quốc dịu dàng:
- Vào pjòng ôn bài để chị Khanh nói chuyện.
Đợi Cẩm Tiên khuất sau cửa, Khanh mới giận dỗi lên tiếng:
- Hình như vừa rồi anh không định vào đây?
Quốc lơ lững:
- Anh không biết em có chờ anh không?
Khanh chớp mắt:
- Sao anh nghĩ kỳ vậy? Phải tại Nam không?
- Em biết rồi còn hỏi làm gì nữa?
Khanh thở dài:
Nam đến đây mấy lần và đó không phải lỗi tại em.
Quốc ray rứt:
- Vấn đề đâu phải chỗ lỗi ở ai, vì yêu không có lỗi. Điền anh bận tâm là chúng ta sẽ đối xử nhu thế nào, giải quyết ra sao cho êm đẹp cả ba. Anh biết Nam còn yêu em lắm. Có thể nó yên em hơn cả anh.
Hoài Khanh tròn mắt nhìn Quốc, sao anh lại nói thế chứ? Tự ái làm cô khó chịu, ghen tuông làm cô trở nên chua ngoa. Cô dài giọng:
- Em hiểu. Vì ngoài em ra anh còn dành hơn nữa trái tim cho bà Tú Vân. Với anh, em đâu có quan trọng bằng trang trại, bằng bò. Nếu cần anh sẵn sàng hy sinh em để mở đất đai của mình mà!
Quốc cau mày:
- Em làm sao vậy Khanh?
Cô nhún vai:
-Có làm sao đâu.
Quốc buồn bã:
- Suốt nữa tháng ở Buôn Mê Thuộc, anh đã làm việc cực lực để mau trở về gặp em. Anh không nghĩ sẽ nghe những lời hồ đồ đó đâu.
Khanh liếm môi:
- Em có cơ sở hẳn hoi.
- Cơ sở gì kia chứ?
Bẻ nhẹ những ngón tay, Khanh lựa lời và ngập ngừng nói:
- Người ta đồn cậu Hai Quốc sẽ cưới bà goá Tú Vân nay mai để...đ ể nối liền hai trại bò của mình...
Quốc gằn giọng:
- Người ta nào nói? Nam phải không? Nói thật, nếu muốn anh đã làm việc này lâu rồi chớ không đợi thiên hạ đồn.
- Bà Vân từng là nhân tình của anh à?
Nhìn gương mặt đỏ ửng và đô mắt long lanh chực khóc của Khanh, Quôc thương chết được. Anh kéo cô vào lòng:
- Anh không phải hạng đa tình, thích lăng nhăng với phụ nữ, nhất là phụ nữ đã có chồng. Nếu yêu anh, em phải hiểu điều đó chứ!
Hoài Khanh nhoài người ra khỏi tay anh:
- Đây không phải là chuyện đa tình hay lăng nhăng của đàn ông. Đây là công việc. Để đạt được mục đích vì công việc, người ta có rất nhiều cách.
Mặt Quốc tái hẳn đi, anh gầm lên:
- Em cho rằng anh quan hệ với Tú Vân để cô ta nhường đường cho anh vào trại chân núi à? Đó là cách làm tồi tệ nhất của đàn ông, là lợi dụng tình cảm của phụ nữ. Em thật quá quắt khi nghĩ về người mình yêu như vậy.
Quốc giận dữ dằn gót bỏ đi. Khanh chết sững vì thái độ đáng sợ của anh.
Người ta nói giận mất khôn. Nhưng ghen còn tệ hại hơn giận, nó làm Khanh trở nên độc ác khi chém vào lòng tự trọng của Quốc một nhát quá mạnh. Cô quên bẵng anh là người ngạo mạn rồi. Lẽ ra cô không nên nói thế.
Lơ ngơ nhu người vừa tỉnh mộng, Khanh chạy xổ ra cửa và thất thanh gọi anh. Quay lại, Quốc lạnh lùng:
- Về đi anh muốn được một mình.
Khanh nghe giọng mình vỡ ra:
- Em xin lỗi.
Quốc lặng lẽ nhìn cô rồi lẳng lặng bước đi, Khanh tuyệt vọng trông theo. Anh không tha thứ cho Khanh, cô không đủ can đảm nói lời xin lỗi lần nữa vì cô cũng là người nhiều tự ái.
Cỏ Biếc Cỏ Biếc - Trần Thị Bảo Châu