Hãy biến vết thương lòng thành những bài học có ý nghĩa.

Oprah Winfrey

 
 
 
 
 
Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Upload bìa: Van Kien
Số chương: 17
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1760 / 120
Cập nhật: 2016-09-17 19:41:37 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 19
iệc cưới Hỏi Và Ly DỊ
Mátthêu 19,1-9
' Khi Đức Giêsu giảng dạy những điều ấy xong, Người rời khỏi miền Galilê và đi đến miền Giuđê, bên kia sông Giođan. 2 Dân chúng lũ lượt đi theo Người, và Người đã chữa họ ở đó. 3 Có mấy người Pharisêu đến gần Đức Giêsu để thử Người. Họ nói: “Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không? ” 4 Người đáp: “Các ông không đọc thấy điều này sao: ‘Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã lcim ra con người có nam có nữ’, 5 và Người đã phán: ‘Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gan bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. ’ 6 Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”. 7 Họ thưa với Người: “Thế sao ông Môsê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ? ” 8 Người bảo họ: "Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu. 9 Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình”.
ở đây Chúa Giêsu đề cập đến một vấn đề nóng bỏng, gây tranh luận rất nhiều trong thời của ngài cũng như trong thời của chúng ta. vấn đề ly dị là vấn đề không được sự nhất trí trong dân Do Thái, có mấy Pharisêu hỏi câu đó nhằm kéo Chúa Giêsu vào vòng tranh luận.
Không nước nào có quan niệm cao cả về hôn nhân hơn người Do Thái. Hôn nhân là một nhiệm vụ thiêng liêng, ơ độc thân sau tuổi hai mươi - trừ trường hợp cần tập trung tinh thần để học hỏi luật - là vi phạm mệnh lệnh tích cực, mệnh lệnh “Hãy sinh sản nhiều và làm đầy mặt đất”. Kẻ nào không có con, là “tiêu diệt hậu tự của mình” và “làm giảm đi hình ảnh của Chúa trên mặt đât”, “khi đôi vợ chồng xứng đáng thì Chúa ở với họ”.
Không thể bước vào hôn nhân một cách bất cẩn và khinh suất, Josephus đưa ra quan niệm hôn nhân của người Do Thái căn cứ trên luật Môsê (Antiquities of the Jews 4.8.23). Người đàn ông cưới vợ phải cưới một cô gái đồng trinh thuộc gia đình gia giáo, không dụ dỗ vợ người khác, không được cưới người đàn bà từng
168 WILIIAM BARCLAY
19,1-9
làm nộ lệ hay gái làng chơi. Nếu người đàn ông tô" cáo vợ mình không còn trinh tiết khi cưới nàng thì anh phải có bằng chứng. Cha nàng hay anh nàng phải bênh vực nàng. Nếu cô gái được biện minh thì người đàn ông phải cưới nàng và không được bỏ nàng, trừ khi nàng phạm tội quả tang. Nếu sự tô" cáo được chứng minh là do hấp tấp, bất cẩn và ác ý thì người đàn ông phải bị đánh ba mươi chín roi, và phải trả cho cha cô gái năm mươi siếc lơ (bằng 10 chỉ bạc). Nhưng nếu lời tố cáo được chứng minh đúng, cô gái thật có tội, thì luật quy định nếu là thường dân nàng bị ném đá đến chết, nếu nàng là con thầy tư tế thì bị thiêu sống.
Nếu một người đàn ông dụ dỗ một cô gái đã đính hôn và có sự ưng thuận của nàng thì cả hai sẽ bị giết chết. Nếu một người đàn ông cưỡng bức một cô gái ở nơi vắng vẻ thì sẽ bị xử tử. Nếu người đàn ông dụ dỗ một cô gái chưa đính hôn thì anh ta phải cưới nàng, nếu cha nàng không đồng ý cho anh ta cưới nàng thì anh ta phải trả cho cha nàng sáu mươi siếc lơ (bằng 120 chỉ bạc).
Luật về hôn nhân và trinh tiết của người Do Thái đặt tiêu chuẩn rất cao. Người ta ghét ly dị. Chúa phán: “Ta ghét người nào bỏ vỢ” (MI 2,16). Người ta nói rằng bàn thờ phải chảy nước mắt khi một ngườn đàn ông ly dị vỢ mình đã cưới lúc còn trẻ.
Tuy nhiên lý tưởng và thực tế không đi đôi với nhau. Có hai yếu tố nguy hiểm và tai hại trong tình trạng trên. Thứ nhất, theo luật Do Thái, đàn bà là một đồ vật. Nàng là vật sở hữu của cha hoặc của chồng và vì vậy theo luật pháp nàng không có quyền pháp định gì cả. Hầu hết những đám cưới Do Thái đều do cha mẹ sắp đặt hay những người mai mối. Một cô gái có thể bị dính hôn lúc còn nhỏ và thường đính hôn với một người cô chưa hề gặp mặt. Có một điều khoản phòng ngừa, đó là đến mười hai tuổi cô có thể khước từ người chồng mà cha cô đã chọn cho. Nhưng trong vấn đề ly dị, luật chung vẫn cho việc khởi xướng ly dị phải do người chồng. Luật quy định: “Đàn bà có thể bị ly dị dù đồng ý hay không, nhưng đàn ông chỉ có thể bị ly dị nếu anh ta đồng ý”. Người đàn bà không bao giờ được khởi xướng việc ly dị, nàng không thể ly dị, nàng bị ly dị.
Nếu một người đàn ông ly dị vỢ không phải vì tội ngoại tình thì phải hoàn lại cho nàng của hồi môn, điều này ngăn trở sự ly dị
iy,i-y
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 169
VÔ trách nhiệm, tòa án có thể áp lực trên người đàn ông để anh ta ly dị vợ trong trường hợp anh ta không chịu chăn gối với vợ, hoặc anh ta bị bất lực, hoặc không đủ sức bảo dưỡng nàng. Người vợ có thể buộc chồng ly dị nếu anh ta mắc phải một chứng bệnh kinh tởm như bệnh cùi hay anh là thợ thuộc da liên hệ đến việc đi nhặt phân chó, hay nếu anh ta buộc nàng phải rời bỏ đất thánh... Nhưng nói chung, luật không cho người đàn bà có quyền pháp lý nào, và quyền ly dị vẫn hoàn toàn nằm trong tay người đàn ông.
Thứ hai, thủ tục ly dị dễ dàng là một điều tai hại. Thủ tục ly dị căn cứ vào một câu của luật Môsê mà những người hỏi Chúa đã đề nghị tới: “Khi một người nam cưới vợ, nếu nàng chẳng được lòng chồng, bởi anh thấy nơi nàng một sự xấu hổ nào, thì anh được viết một tờ để, trao vào tay nàng và đuổi khỏi nhà mình” (Đnl
24,1). Tờ giấy rất đơn giản, chỉ có một câu nói rằng chồng đã bỏ vỢ. Sử gia Josephus viết: “Người nào muốn ly dị vợ vì bất cứ lý do gì, thì người ấy phải viết giây bảo đảm rằng anh sẽ không bao giờ lấy nàng làm vợ nữa. Điều này có nghĩa là nàng có thể tự do lấy chồng khác”. Thủ tục ly dị dễ dàng như thế thật tai hại. Như đã nói, chỉ có một biện pháp bảo vệ duy nhất là người chồng phải trả lại của hồi môn cho vợ, nếu nàng không phải là kẻ hư hỏng.
Những Lý Do Ly Dị của Người Do Thái
Mátthêu 19,1-9
Rõ ràng một trong những vấn đề lớn về ly dị của người Do Thái nằm trong luật Môsê. Luật đó nói rằng người đàn ông có thể ly dị vỢ “nếu nàng chẳng làm vui lòng khi thấy nơi nàng một sự không tinh sạch nào”. Câu hỏi cần giải thích là: thế nào là không sạch?
Chính vấn đề này gây chia rẽ trong các Rápbi Do Thái và chính câu hỏi này những kẻ hỏi Chúa Giêsu muốn lôi kéo Ngài vào vòng tranh luận đó. Trường phái Shammai cho rằng không tinh sạch có nghĩa là sự tà dâm và chỉ có sự tà dâm chứ không thể vì một lý do nào khác khiến người đàn ông được ly dị vỢ. Trái lại, trường phái Hillel giải thích vấn đề không tinh sạch này một cách rộng rãi hơn. Theo họ, nó có nghĩa là người đàn ông có thể ly dị
170 WILIIAM BARCLAY
19,1-9
VỢ nếu nàng làm hỏng bữa ăn của anh, nếu nàng ra ngoài không cột tóc, hay nói chuyện với đàn ông ở ngoài đường, nếu nàng hỗn xược với cha mẹ chồng trước mặt anh, nếu nàng đôi co to tiếng khiến người bên cạnh nhà nghe được. Rápbi Akiba đi xa hơn nữa khi ông nói rằng câu nếu nàng chẳng được làm vui lòng chồng, có nghĩa là người đàn ông có thể ly dị vợ nếu anh thích một người đàn bà khác hơn và cho rằng người ấy đẹp hơn!
Hiển nhiên, trường phái Hillel với những lời giải thích của họ dễ được ủng hộ, đã đem lại những hậu quả bi đát. Sự ràng buộc trong hôn nhân bị coi thường và việc ly dị vì những lý do nhỏ mọn nhất lại phổ biến một cách đau lòng. Chúng ta cũng phải thêm vào đó những sự kiện khác. Điều rõ ràng là theo luật của các Rápbi Do Thái, có hai trường hợp bắt buộc phải ly dị: (1) Người đàn bà ngoại tình, (2) Người đàn bà son sẻ, vì mục đích cuộc hôn nhân là lưu truyền con cái. Nếu sau mười năm vỢ chồng không có con thì bắt buộc phải ly dị. Trong trường hợp này người đàn bà có thể có chồng khác nhưng luật đó vẫn có giá trị trong cuộc hôn nhân thứ hai.
Chúng ta phải nêu thêm hai nguyên tắc lý thú khác trong việc ly dị của người Do Thái. Thứ nhất, sự mất tích không bao giờ được coi là lý do để ly dị. Nếu mất tích thì phải chứng minh là người ấy đã chết. Ớ đây, luật Do Thái nới lỏng hơn, không đòi hai người chứng, một người chứng cũng đủ để xác minh sự chết của người phôi ngẫu, khi họ đột nhiên mất tích không thấy trở về.
Thứ hai, và cũng là điều lạ là sự mất trí không được coi là lý do chính đáng để ly dị. Nếu người vợ bị mất trí, người chồng không thể ly dị nàng vì nếu nàng bị ly dị thì sẽ không có ai bảo bọc nàng trong cảnh tuyệt vọng. Luật này chứa đựng tinh thần nhân đạo. Nếu người chồng bị mất trí thì việc ly dị cũng không thể thực hiện được vì trong trường hợp đó, anh ta không thể viết được tờ ly dị, và nếu anh ta không khởi xướng một tờ ly dị như thế thì vấn đề ly dị không thể đặt ra.
Khi Chúa Giêsu bị người ta hỏi câu này thì vấn đề này đã có nhiều cuộc tranh luận và cãi vả xào xáo. Ngài đã trả lời câu hỏi đó một cách khiến cho cả hai phe tranh luận đều phải sững sờ rồi Ngài đưa ra một sự thay đổi tận gốc rễ cho toàn thể vấn đề ây.
19,1-9
TIN MỪNG MÁTTHÊU-TẬP2 171
Câu Trả Lời của Chúa Giêsu Mátthêu 19,1-9
Pharisêu hỏi Chúa tán thành quan niệm nghiêm nhặt của phái Shammai hay quan niệm dễ dãi của phái Hillel, và họ tìm cách kéo Ngài vào cuộc tranh luận.
Chúa Giêsu đưa vấn đề trở về khởi thủy. Ngài trở về với lý tưởng của sáng tạo. Ngài nói ban đầu Thiên Chúa dựng nên Ađam và Evà, người đàn ông và người đàn bà. Trong bối cảnh của câu chuyện sáng tạo, Ađam và Evà được tạo nên cho nhau chứ không cho ai khác. Sự kết hiệp của họ là trọn vẹn không thể phá vỡ. Và Chúa Giêsu nói rằng cả hai là mẫu mực và là biểu tượng cho mọi người về sau. Như A.H.McNeile nói: “Mỗi cặp vỢ chồng là tái bản của Ađam và Evà, vì vậy sự liên kết của họ không thể tan rã được”.
Lý lẽ quá rõ ràng, trong trường hợp của Ađam và Evà sự ly dị không những không được khuyến khích, không những là sai lầm mà còn là điều hoàn toàn không thể có. Lý do đơn giản là không còn ai khác để họ có thể cưới. Vì vậy Chúa Giêsu đưa ra nguyên lý mọi ly dị đều sai. Chúng ta phải ghi nhận rằng từ ban đầu đó không phải là luật, mà là một nguyên lý, tức là một vấn đề rất khác.
Tại đây, Pharisêu tìm thấy ngay một điểm để công kích. Trong Đnl 24,1 Môsê nói rằng nếu một người muốn ]y dị vì nàng chẳng đẹp lòng chồng hay bởi chồng thấy nơi nàng điều chi không tinh sạch thì người ấy trao cho nàng một tờ ly dị chấm dứt quan hệ hôn nhân. Đây chính là cơ hội Pharisêu đang chờ, bây giờ, họ có thể nói với Chúa Giêsu: “Có phải ông bảo Môsê sai lầm chăng? Có phải ông đang tìm cách hủy bỏ luật của Chúa đã truyền cho Môsê chăng? Có phải ông tự đặt mình trên Môsê để ban bố luật chăng?” Chúa Giêsu trả lời rằng sự thật đó không phải là một luật, chẳng qua chỉ là một sự nhượng bộ bản chất thoái hóa của con người. Trong St 2,23.24 chúng ta có lý tưởng mà Chúa mong muốn, lý tưởng đó là hai kẻ lấy nhau sẽ trở nên một. Chúa Giêsu trả lời rằng: “Đúng, Môsê đã cho phép ly dị, nhưng đó chỉ là một nhượng bộ so với lý tưởng đã bị đánh mất. Lý tưởng của hôn nhân
172 WILIIAM BARCLAY
19,1-9
được tìm thây trong sự kết hợp hoàn toàn không đổ vỡ giữa Ađam và Evà. Đó chính là điều Thiên Chúa quy định cho hôn nhân”.
Bây giờ chúng ta đã đối diện với một trong những điều khó khăn sâu xa và thực tế nhất trong Cựu Ước. Chúa Giêsu muôn nói gì? Lại còn thêm một câu hỏi phải giải quyết trước: Chúa Giêsu đã nói gì? Máccô và Mátthêu đã ghi lại những lời Chúa nói cách khác nhau. Đó chính là điểm khó.
Mátthêu viết rằng: “Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình” (Mt 19,9).
Máccô ghi lại rằng: “Ai rẫy vỢ mà cưới vỢ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mc 10,11-12).
Luca ghi lại câu này một cách khác: “Bất cứ ai rẫy vợ mà cưới vỢ khác là phạm tội ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị chồng rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Lc 16,18).
Sự khó hiểu ở đây là Máccô có ý nói người đàn bà có thể ly dị chồng, đó là một thủ tục không thể xảy ra dưới luật Do Thái như chúng ta đã thấy. Tuy nhiên có thể giải thích điểm đó là Chúa Giêsu phải biết rõ theo luật dân ngoại người đàn bà có thê ly dị chồng, và khi nói điều đó, Ngài đã phóng tầm mắt ra thế giới bên ngoài Do Thái. Điểm khó hiểu nhất là cả Máccô và Luca nói lên sự cấm ly dị một cách tuyệt đối. Theo họ không có trường hợp miễn trừ nào cả. Nhưng Mátthêu đưa ra một trường hợp ngoại lệ, sự ly dị được phép vì lý do ngoại tình. Theo luật Do Thái, cách giải quyết duy nhất cho việc phạm tội ngoại tình là bắt buộc ly dị. Vì vậy, Máccô và Luca nghĩ rằng không cần thiết phải nêu lên điều đó nữa, cũng như chúng ta đã thấy, trong trường hợp không có con cũng buộc ly dị như vậy.
Chỉ có tuyệt đốì cấm ly dị mới thỏa mãn được lý tưởng kết hợp trọn vẹn mà Ađam và Evà là tiêu biểu. Những lời ngỡ ngàng của các môn đệ hàm ý có một sự cấm đoán tuyệt đối, nên họ nói (câu 10) nếu như vậy thì thà đừng cưới vợ còn hơn. Rõ ràng tại đây Chúa Giêsu đang đưa một nguyên tắc - chứ không phải là điều luật - là: lý tưởng của hôn nhân là một sự kết hợp không thể phân ly.
iy,1-y
TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2​173
Lý Tưởng Cao cả
Mátthêu 19,1-9
Bây giờ chúng ta tiếp tục xem lý tưởng cao cả của hôn nhân mà Chúa Giêsu đưa ra cho những ai sẵn lòng chấp nhận mệnh lệnh Ngài. Ớ đây chúng ta sẽ thấy lý tưởng của người Do Thái cho chúng ta lý tưởng của nền tảng Kitô giáo. Tiếng Do Thái chữ hôn nhân là kiddushin, có nghĩa là sự thánh hóa hay sự dâng hiến. Chữ này được dùng để diễn tả một cái gì dâng lên cho Chúa. Bất cứ cái gì đặc biệt thuộc riêng về Chúa, và hoàn toàn tuân phục Chúa là kiddushin. Điều này có nghĩa là trong hôn nhân chồng dâng hiến và phó thác đời mình cho vợ, và vợ hiến dâng phó thác đời mình cho chồng. Người này trở nên sở hữu độc quyền của Chúa. Đó là những điều Chúa Giêsu muôn nói khi Ngài nói rằng trong hôn nhân, người đàn ông phải lìa bỏ cha mẹ để gắn bó với vợ mình, và cả hai hoàn toàn hiệp nhất đến nỗi được kể là một xương một thịt. Đó chính là lý tưởng hôn nhân của câu chuyện xưa trong Sáng thế (2,24) và là lý tưởng mà Chúa Giêsu tái xác nhận. Ý tưởng này rõ ràng có một sô" hiệu quả.
1. Sự kết hợp toàn diện này có nghĩa là hôn nhân không chỉ dành cho một sinh hoạt trong đời sống, dù sinh hoạt đó có quan trọng đến đâu đi chăng nữa, nhưng cho tất cả mọi sinh hoạt trong đời sống. Nói thế có nghĩa là dù tình dục là phần tốì quan trọng của hôn nhân nhưng nó không phải là toàn thể hôn nhân. Bất cứ cuộc hôn nhân nào chỉ vì lòng ham muốn nhục dục chắc chắn sẽ thất bại. Hôn nhân được ban cho không phải để cả hai cùng làm chung một việc thôi, nhưng để họ cùng làm chung mọi việc.
2. Hôn nhân là sự kết hợp toàn diện của hai cá tính. Hai người có thể sống chung theo nhiều cách: có người thống trị người bạn đời đến mức độ anh ta chẳng cần biết gì khác ngoài những ước muốn tham dục, tiện lợi và mục đích của mình trong đời sống, trong khi người kia phụ thuộc và sống để chỉ phục vụ những ham muốn và nhu cầu của anh ta. Hai người có thể sống theo kiểu trung lập có vũ trang, giữa họ luôn luôn có tình trạng căng thẳng, chống đối liên tục, đụng độ liên tục giữa những ước muốn, đòi hỏi của cả hai người. Đời sống có thể là một cuộc tranh chấp kéo dài
174 WILIIAM BARCLAY
iy,i-y
và mối tương quan được đặt ra trên một thỏa hiệp không lấy gì làm thoải mái, lại có thể hai người đặt quan hệ của họ trên thái độ chấp nhận ít nhiều cam chịu lẫn nhau, trong khi họ chung sống thì mỗi người sống theo đường lối riêng mình. Họ chia sẻ cùng một mái nhà, nhưng không chia sẻ cùng một gia đình.
Rõ ràng không có quan hệ nào trên đây là lý tưởng. Lý tưởng là trong hôn nhân hai người đều tìm thấy sự bổ túc của hai cá tính. Plato có một ý rất lạ, ông có một huyền thoại nói rằng con người nguyên thủy có hình dạng gấp đôi bây giờ, vì hình vóc và sức mạnh khiến họ cao ngạo nên thần mới tách họ ra làm đôi, và hạnh phúc thật chỉ đến khi nào hai phần người đó tìm gặp nhau, cưới nhau, bổ túc cho nhau.
Hôn nhân không phải thu hẹp đời sống nhưng là làm cho đời sống được trọn vẹn. Vì nó phải mang lại cho hai người một sự trọn vẹn mới, một sự thỏa mãn, một sự hài lòng mới cho cuộc sống. Chính sự kết hợp của hai cá tính mà cả hai sẽ bổ túc cho nhau. Điều này không có nghĩa là không cần phải điều chỉnh, hy sinh, nhưng có nghĩa là quan hệ cuối cùng được đầy đủ hơn, vui thỏa hơn, hài lòng hơn bất cứ đời sông độc thân nào.
3. Có thể nói một cách thực tế hơn: hôn nhân phải là sự chia sẻ mọi hoàn cảnh sống. Có một điều nguy hiểm trong những ngày mới quyến luyến nhau. Trong thời gian đó, hai người hầu như chỉ nhìn thấy ở nhau những điểm tốt đẹp nhất, đó là những ngày hoa mộng nhất. Họ nhìn nhau trong những bộ quần áo đẹp nhất, chiều theo sở thích của nhau và thường tiền bạc chưa trở thành một vấn đề. Nhưng khi đã thành hôn, hai người phải nhìn nhau không phải chỉ ở những khía cạnh tốt đẹp nhất nữa, mà phải nhìn nhau khi họ chán ngán và mệt mỏi, khi con cái mang những phiền toái về nhà, khi tiền bạc trở nên eo hẹp, khi thực phẩm, quần áo và những giấy nợ trở thành vấn đề, khi ánh trăng và những đóa hồng thay bằng nồi niêu bề bộn trong bếp và cảnh thức đêm để dỗ con. Nếu hai người không được chuẩn bị để đối diện với những công việc thường nhật, cũng như những vẻ đẹp của đời sống chung với nhau, thì hôn nhân chắc phải thất bại.
4. Từ đó có một điều, không hẳn là luôn luôn đúng nhưng ít nhiều là một sự thật, đó là, nếu có thời gian dài quen nhau trước
X UN 1V1U1NU MA 1 I Htu - 1 Ạh* i i /0
khi cưới thì hôn nhân có cơ hội thành công hơn. Khi hai người thật sự biết rõ lai lịch nhau, càng hiểu biết nhau nhiều càng có nhiều cơ hội để nhìn thấy nhau rõ hơn thì cuộc hôn nhân càng có cơ hội thành công. Hôn nhân có nghĩa là chung sống liên tục với nhau. Những thói quen đã in sâu, những hành vi vô thức, những phương thức giáo dục của mỗi người có thể đụng chạm nhau. Càng hiểu biết nhau đầy đủ hơn trước khi quyết định kết hợp với nhau thì càng hay hơn. Nói thế không phải là phủ nhận tình yêu có thể có trước và tình yêu có thể chinh phục mọi sự nhưng có nghĩa là hai người càng hiểu biết nhau rõ ràng thì cuộc sống hôn nhân càng dễ thành công hơn.
5. Tất cả những điều này đưa chúng ta đến một kết luận thực tế sau cùng. Căn bản của hôn nhân là chung sống, và nền tảng của đời sống chung không có gì khác hơn là quan tâm đến nhau. Muôn hôn nhân thành công, vỢ chồng phải luôn luôn nghĩ đến nhau hơn là nghĩ đến mình. ích kỷ là tên sát nhân của mọi tương quan giữa mình với người khác, điều đó càng đúng khi hai người kết hợp với nhau trong hôn nhân.
Somerset Maugham nói về mẹ của ông bà đẹp, đáng yêu và được mọi người mến chuộng. Cha ông không đẹp trai, rất ít tài năng, không mây tao nhã. Một lần kia có người nói với mẹ ông: “Có rất nhiều người yêu chị, chị có thể lấy bất cứ người nào chị thích, tại sao chị vẫn trung thành với ông chồng thấp bé xấu xí của chị thế?” Bà trả lời thật đơn giản: “Vì anh ấy không bao giờ làm thương tổn tôi”. Thật không có lời ca tụng nào đẹp hơn.
Nền tảng đúng đắn của hôn nhân không phức tạp, tỉ mỉ và khó hiểu. Nó chỉ là tình yêu khiến ta nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là đến bản thân. Nó là tình yêu khiến ta hãnh diện phục vụ, khiến ta có thể thông cảm và vì vậy luôn luôn có thể tha thứ. Có thể nói đó là tình yêu giông Chúa, nghĩa là quên mình để tìm được chính mình, bỏ mình đi để cho mình được trọn vẹn.
176 WILIIAM BARCLAY
iy,iU-1¿
Nhận Thức về Lý Tưởng
Mátthêu 19,10-12
10 Các môn đệ thưa Người: “Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ CÒIĨ hơn " Nhưng Người nói với các ông: “Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu. 12 Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiêu”.
Khi các môn đệ nghe lý tưởng hôn nhân mà Chúa Giêsu đặt ra trước họ thì họ hoảng sợ. Nhiều câu ngạn ngữ của các Rápbi chắc đã hiện lên trong tâm trí họ. Các Rápbi Do Thái có nhiều câu ngạn ngữ về những cuộc hôn nhân không hạnh phúc. “Những ai có vợ ác xấu sẽ được ở trong số những người chẳng bao giờ phải nhìn thấy hỏa ngục”, những người ấy được cứu khỏi hỏa ngục vì đã chịu hình phạt bởi người vợ ác xấu lúc ở trần gian này rồi. “Những người bị vỢ cai trị thì sống không phải là sống!” “Có một người vợ xấu tính thì cũng giống như mắc bệnh cùi”. “Nếu một người có người vỢ không tốt thì việc ly dị nàng là một bổn phận tôn giáo”. Đối với những người lớn lên giữa những câu nói như vậy thì mệnh lệnh của Chúa Giêsu hầu như là một điều làm cho họ khiếp sỢ. Phản ứng của các môn đệ là như thế. Nếu hôn nhân là một sự ràng buộc tối hậu và việc ly dị bị cấm thì thà đừng lấy vợ, vì theo họ nghĩ không còn con đường nào để thoát cảnh quái ác ấy. Chúa Giêsu đưa ra hai câu trả lời:
1. Ngài nói rõ ràng không ai có thể chấp nhận tình trạng này chỉ có những người được ban cho như vậy mới có thể lãnh được lời này mà thôi. Điều Chúa Giêsu thật sự nói là chỉ có Kitô hữu mới có thể chấp nhận được đạo đức Kitô giáo. Chỉ có những ai được sự nâng đỡ liên tục của Chúa Giêsu và sự hướng dẫn liên tục của Thánh Thần mới có thể xây dựng được môi tương quan cá nhân mà lý tưởng hôn nhân đòi hỏi. Chỉ nhờ ơn Chúa Giêsu người ta mới có thể phát huy sự giao cảm, hiểu biết, tinh thần tha thứ, tình yêu ân cần mà cuộc hôn nhân đích thực đòi hỏi. Không có ơn Chúa, những điều này hoàn toàn không thể thực hiện được.
111N 1V1U1NU MA1 1 nnu - 1ẠK z 1 / /
Lý tưởng hôn nhân Kitô giáo đòi hỏi hai người cưới nhau phải là tín đồ của Chúa, đây là một sự thật vượt khỏi sự áp dụng đặc biệt này trong hôn nhân. Chúng ta thường nghe người ta nói: “Chúng tôi chấp nhận đạo đức của bài giảng trên núi, nhưng việc gì phải quan tâm đến thần tính của Chúa, sự phục sinh, sự hiện diện của Ngài, của Thánh Linh và đại loại những điều như vậy? Chúng tôi chấp nhận sự kiện Ngài là một người tốt và những dạy bảo của Ngài là cao siêu. Tại sao không để yên đó và tiếp tục sông đạo với những dạy dỗ đó và đừng bao giờ quan tâm đến thần đạo?” Câu trả lời thật đơn giản, không ai có thể sống đạo theo những dạy dỗ của Chúa Giêsu nếu không có Chúa Giêsu. Điều đó không thể làm được, nếu Chúa Giêsu là một người tốt và vĩ đại, dù là người vĩ đại nhất và tốt nhất, thì Ngài chỉ là một tấm gương lớn mà thôi, chứ không phải là sức mạnh vĩ đại. Nếu Chúa Giêsu chỉ sống rồi chết thì những dạy dỗ của Ngài không thể thực hiện được, những dạy dỗ của Ngài chỉ có thể thực hiện khi ta tin rằng Ngài không chết nhưng đang hiện diện ở đây để giúp đỡ chúng ta thực hành những điều đó. Những dạy dỗ của Chúa Giêsu đòi hỏi sự hiện diện của ngài, nếu không nó chỉ là không tưởng, là lý tưởng suông. Vì vậy chúng ta phải đối diện với sự thật là hôn nhân Kitô giáo chỉ có thể thực hiện đối với tín đồ Chúa Kitô thôi.
2. Đoạn này kết thúc với một câu rất khó hiểu về những người hoạn. Có thể Chúa Giêsu nói điều này trong một vài dịp khác, và Mátthêu đặt nó vào đây vì ông đang tập trung những lời dạy của Chúa Giêsu về hôn nhân, vì thói quen của Mátthêu là tập trung những lời dạy của Chúa Giêsu theo một chủ đề nào đó.
Một người hoạn là một người vô phái tính. Chúa Giêsu phân biệt ba loại người. Có những người vì dị tật bẩm sinh, mất bình thường về sinh lý không thể giao hợp. Có những người bị người ta hoạn. Đây là phong tục khá lạ lùng đối với văn minh Âu Mỹ... Thường thường các bầy tôi trong cung điện nhà vua, đặc biệt là các quan thái giám phục dịch các cung phi đều bị hoạn. Cũng vậy, những tu sĩ phục dịch trong đền Diana ở Êphêxô.
Sau đó Chúa Giêsu nói về những người không kết hôn vì Nước Trời. Chúng ta phải biết rõ điều này, không nên hiểu theo nghĩa đen. Một trong những thảm kịch của Hội Thánh đầu tiên là trường hợp của Origen. Khi còn trẻ, ông đã hiểu đoạn này theo
178 WILIIAM BARCLAY
19,13-13
nghĩa đen và đã tự mình hoạn, mặc dù sau đó ông thấy mình đã sai lầm. Clement ở Alexandria hiểu gần với ý của câu này hơn. Ông nói: “Người hoạn thật không phải là người bất lực mà là người không để mình vướng vào những khoái lạc xác thịt”. Câu này Chúa Giêsu muốn nói có những người vì Nước Trời nên cố ý đoạn tuyệt với chuyện hôn nhân, với cảnh gia đình và tình yêu nhục dục của con người.
Như thế có nghĩa gì? Có thể người ta phải chọn giữa tiếng gọi thiêng liêng và tình yêu của con người. Người ta hay nói: “Kẻ đi nhanh nhất là kẻ đi một mình”. Có người chỉ có thể thấy mình có thể phục vụ Chúa ở một Hội Thánh nghèo nàn bằng cuộc sống không vợ con, không gia đình. Họ cảm thấy cần phải vâng theo tiếng gọi đi truyền giáo ở một nơi họ không thể CƯU mang chuyện vỢ con. Anh có thể đang yêu, đồng thời cũng đối diện với một kêu gọi thiết tha, nhưng người anh yêu không chịu chia sẻ với anh. Anh phải lựa chọn giữa tình yêu con người và công tác Chúa kêu gọi anh.
Cảm tạ Chúa, một sự lựa chọn như vậy không thường xảy ra cho chúng ta. Nhưng có những người tự nguyện sống cuộc đời độc thân, tinh sạch, nghèo nàn, khiết tịnh. Đó không phải là con đường bình thường, nhưng thế giới sẽ nghèo nàn hơn nếu không có những kẻ chấp nhận sự thách thức đi một mình vì công việc của Chúa Kitô.
Chúa Giêsu Tiếp Đón Trẻ Nhỏ
Mátthêu 19,13-15
13 Bấy giờ người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu, để Người đặt tay trên chúng và cầu nguyện. Các môn đệ la rầy chúng. 14 Nhưng Đức Giêsu nói: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của nliững ai giống như chúng”. 15 Người đặt tay trên chúng, rồi đi khỏi nơi đó.
Có thể nói rằng đây là câu chuyện đáng yêu nhất trong Phúc Âm. Những nhân vật trong đó hiện ra rõ ràng và đơn sơ mặc dù câu chuyện được kể lại chỉ có hai câu.
iy,iJ-13
TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2​1​/y
1. Những người mang theo trẻ nhỏ chắc chắn là mẹ chúng. Có thể họ muốn Chúa Giêsu đặt tay trên chúng. Họ đã nhìn thấy những điều kỳ diệu bàn tay Chúa đã làm. Họ đã nhìn thấy Chúa đưa bàn tay chữa lành bệnh tật và cất đi những đau đớn. Họ đã nhìn thấy Chúa mang lại ánh sáng cho kẻ mù, bình an cho kẻ bị quỷ ám và họ ao ước bàn tay Chúa sờ đến con cái họ. Có ít câu chuyện bày tỏ rõ ràng vẻ đáng yêu của đời sống Chúa Giêsu như vậy. Những người mang trẻ con hẳn không biết Chúa Giêsu là ai. Họ chỉ biết Ngài không như các Kinh sư, Pharisêu, Xađốc và những nhà lãnh đạo tôn giáo chính thống. Trong Ngài tỏa một vẻ đáng yêu. Premanand, một người Ân quý tộc, trong tập tiểu sử của mình, đã kể lại có lần mẹ ông đã nói với ông rằng bà rất đau lòng khi thấy ông trở thành Kitô hữu, nhưng bà vẫn yêu thương ông. Khi Prenanand tin Chúa, gia đình ông từ bỏ ông và đuổi ông đi, nhưng thỉnh thoảng ông lẻn về thăm mẹ. Bà kể với ông rằng khi bà mang thai ông, có một giáo sĩ thường đến thăm và nói chuyện với bà, vị giáo sĩ nọ biếu bà một tập sách Phúc Âm, bà đọc và vẫn còn giữ nó. Bà nói rằng bà không ước ao trở thành tín độ của Chúa, nhưng nhiều lần, trong thời gian đó, trước khi sinh ông ra bà thường ao ước đứa con được sinh ra có thể lớn lên trở thành một người giống Chúa Giêsu.
Trong Chúa Giêsu có một vẻ đáng yêu mà ai cũng thấy. Ta cũng dễ hiểu tại sao những người mẹ ở xứ Palestin nghĩ rằng được một bậc như vậy xoa đầu con cái họ, chắc chúng sẽ được phúc lớn, dù họ không hiểu tại sao.
2. Những mồn đệ của Chúa có vẻ hơi nghiêm khắc và thô bạo. Nhưng nếu họ có thái độ đó cũng chỉ vì họ yêu Chúa. Họ muốn bảo vệ Chúa Giêsu. Họ đã nhìn thấy Chúa mỏi mệt, biết Chúa bị hao tổn sức lực trong việc chữa bệnh, Ngài đang nói với họ nhiều về thập giá và họ hẳn đã trông thấy vẻ căng thẳng trên khuôn mặt Ngài. Họ không muốn Chúa Giêsu bị quấy rầy nữa. Họ nghĩ lúc này gặp trẻ con là phiền hà cho thầy của mình. Chúng ta không nên nghĩ các môn đệ khó khăn, chai đá, không có tình cảm. Chúng ta không nên lên án họ, bởi vì họ chỉ muôn bảo vệ Chúa Giêsu khỏi những đòi hỏi của người khác làm hao tổn sức lực Ngài.
3. Câu chuyện này nói nhiều về Chúa Giêsu. Ngài là loại người mà trẻ con ưa thích. George McDonald thường nói rằng
180 WILIIAM BARCLAY
19,16-22
không một người nào có thể là môn đệ của Chúa Giêsu nếu trẻ con không dám chơi trước cửa nhà người đó. Chúa Giêsu hẳn không phải là một ẩn sĩ nghiêm khắc, nên trẻ con mới yêu mến Ngài.
Hơn nữa, đôi với Chúa Giêsu không ai là không quan trọng. Có người nói: “Nó chỉ là trẻ con, đừng để nó làm rộn anh”. Chúa Giêsu không bao giờ nói thế. Không ai là mốì phiền toái cho Ngài. Ngài không bao giờ quá mệt mỏi, quá bận rộn đến nỗi không thể ban chính Ngài cho ai cần. Có một sự khác biệt lạ lùng giữa Chúa Giêsu với nhiều người. Thường ta rất khó mà gặp mặt được những người nổi tiếng. Họ thường được bảo vệ để khỏi bị đám đông làm mệt, làm rầy rà. Chúa Giêsu ngược lại, con đường dẫn đến Chúa mở ra cho những kẻ khiêm nhường nhất và cho những trẻ nhỏ nhất.
4. Chúa nói rằng trẻ nhỏ gần Đức Chúa Trời hơn bất cứ người nào khác. Sự đơn sơ của trẻ thơ gần gũi với Đức Chúa Trời hơn bất cứ điều gì khác. Bi kịch của đời sống là càng lớn, chúng ta càng xa cách Đức Chúa Trời chứ không phải gần gũi với Ngài hơn.
Một Khước Từ Quan Trọng Mátthêu 19,16-22
16 Bấy giờ có một người đến thưa Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời?” 17 Đức Giêsu đáp: “Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cỗi sống, thì hãy giữ các điều răn 18 Người ấy hỏi: “Điều răn nào?” Đức Giêsu đáp: “Ngươi không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian. 19 Ngươi phải thờ cha kính mẹ”, và “Ngươi phải yêu đồng loại như yêu chính mình”. 20 Người thanh niên ấy nói: “Tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ, tôi còn thiếu điều gì nữa không?” 21 Đức Giêsu đáp: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi". 22 Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.
TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2​181
Đây là một trong những câu chuyện được người ta ưa thích và biết đến nhiều nhất trong Phúc Âm. Một trong những điều hay nhất của câu chuyện là chúng ta có thể kết hợp những chi tiết khác nhau được thuật lại trong sách Phúc Âm khác nhau để có bức tranh đầy đủ. Chúng ta thường gọi truyện này là truyện vị quan trẻ tuổi giàu có. Tất cả sách Phúc Âm cho biết người đàn ông này giàu có, đó là điểm chính của câu chuyện. Nhưng chỉ có Mátthêu nói: “Ông ta là một người trẻ tuổi” (Mt 19,20), Luca nói ông là vị thủ lãnh (Lc 18,18). Thật là điều lý thú, vô tình chúng ta đã vẽ được một bức tranh đặc sắc, khi tổng hợp mọi yếu tố của câu chuyện từ ba sách Phúc Âm (Mt 19,16-22; Mc 10,17-22; Lc 18,18-23).
Một điểm lý thú nữa về câu chuyện này là Mátthêu sửa đổi câu hỏi Chúa hỏi chàng trai này. Cả Máccô và Luca ghi lại câu hỏi là: “Sao ngươi gọi ta là nhân lành? Chỉ có một Đấng nhân lành là Đức Chúa Trời” (Mc 10,18; Lc 18,19). Còn Mátthêu ghi rằng: “Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi” (Mt 19,17). Tham khảo những bản dịch Kinh Thánh mới, ta thấy sự lầm lẫn của bản Kinh Thánh cũ ở đây. Mátthêu là sách Phúc Âm sau cùng trong ba sách Phúc Âm đầu tiên. Lòng tôn kính của ông đối với Chúa Giêsu khiến ông không thể chịu để Chúa hỏi câu hỏi: “Tại sao ngươi gọi ta là nhân lành?” Vì đối với ông điều đó có vẻ như Chúa Giêsu khước từ việc người ta gọi Ngài là Đấng nhân lành, nên để tránh sự bất kính với Chúa, ông đã đổi câu đó thành: “Sao anh hỏi tôi về điều tốt?”
Câu chuyện là một trong những bài học sâu sắc nhất cần được học hỏi, vì nó chứa đựng tất cả căn bản để phân biệt chính tà tôn giáo.
Người này đến với Chúa Giêsu để tìm kiếm điều ông gọi là sự sống đời đời. Ông tìm hạnh phúc, tìm sự thỏa mãn, tìm sự bình an với Đức Chúa Trời. Nhưng cách hỏi của ông đã phản lại ông, ông hỏi rằng: “Tôi phải làm gì?” Ông đang suy nghĩ đến những hành động. Ông giống những Pharisêu chỉ nghĩ đến việc tuân thủ luật lệ, nguyên tắc. Ông đang nghĩ đến việc vâng giữ những công việc của luật và rõ ràng ông không biết gì về một tôn giáo ân sủng mà chỉ nghĩ đến tôn giáo của luật và tìm cách làm cho Chúa chấp thuận. Vì vậy Chúa Giêsu cố dẫn ông đến một quan niệm đúng đắn.
182 WILIIAM BARCLAY
ly,1b-zz
Chúa Giêsu trả lời ông bằng chính những chữ ông dùng để hỏi Ngài. Ngài bảo ông hãy giữ các điều răn. Ông hỏi Chúa Giêsu muốn nói những điều răn nào. Chúa nêu ra năm trong số mười điều răn. Có hai điểm quan trọng về những điều răn mà Chúa chọn nói ra ở đây.
Thứ nhất, đó là tất cả những điều răn đề cập tới bổn phận của người đối với người, đó là những điều răn chỉ đạo những tương quan cá nhân của chúng ta, và thái độ của chúng ta đốì với đồng loại. Thứ hai, Chúa Giêsu nêu ra những điều răn không theo thứ tự. Ngài nêu điều răn hiếu kính cha mẹ sau cùng mà đáng ra phải nêu đầu tiên, tại sao? Rõ ràng Chúa Giêsu muốn đặc biệt nhấn mạnh điều răn đó. Vì có thể người này trở nên giàu có và thành công trong nghề nghiệp và đã quên cha mẹ mình đang sống nghèo. Cũng có thể người này đã leo lên từ cảnh bần cùng nên lấy làm hổ thẹn với người khác về gia thế ngày xưa của mình. Và có thể người này đã tự biện minh một cách hoàn toàn hợp pháp bằng luật Korban mà Chúa Giêsu lên án nặng nề (Mt 15,1-6; Mc 7,9- 13). Những đoạn này cho thấy đương sự có thể làm điều đó, cho mình đã vâng giữ lề luật. Trong những điều răn Chúa Giêsu nêu ra, Ngài hỏi người này thái độ của anh đốì với cha mẹ và người đồng loại, về những tương quan cá nhân của người này với người khác như thế Iiào.
Người này trả lời Chúa Giêsu là ông đã giữ những điều răn ấy. Tuy nhiên ông biết vẫn còn cái gì đó cần phải có mà chưa có được. Vì thế Chúa Giêsu bảo ông hãy bán tất cả mọi điều mình có, phân phát cho kẻ nghèo và theo Ngài.
Chúng ta có một đoạn văn khác về biến cố này trong sách Phúc Âm theo người Do Thái, là một trong những sách Phúc Âm đầu tiên, không được sát nhập vào Kinh Thánh Tân Ước. Đoạn văn đó cho chúng ta thêm những chi tiết cần thiết có giá trị như sau:
Người giàu thưa với Chúa Giêsu rằng: “Thưa thầy, tôi có thể sống và làm điều lành nào?” Ngài phán cùng người ây rằng: “Ngươi hãy làm trọn luật và lời ngôn sứ”. Người ấy trả lời rằng: “Tôi đã giữ những điều ấy”. Ngài phán rằng: “Hãy đi bán tât cả của cải ngươi có, phân phát cho kẻ nghèo và đến theo ta”. Nhưng người giàu có gãi đầu vì anh không muôn. Chúa Giêsu phán cùng neười ấy rằng: “Làm sao ngươi nói ngươi đã giữ luật và lời ngôn
y,iu ^1-
1 UN 1V1U1NU 1V1A1 1 Ht,U - lẠh' 2
1ỒJ
sứ? Vì luật có chép ngươi hãy yêu người lân cận như mình, và kìa có nhiều con cái của Ápraham, anh em ngươi đang rách rưới và chết đói, còn ngươi thì đầy của tốt nhưng không có thứ nào ngươi đem cho họ cả”.
Đây chính là chìa khóa của cả đoạn. Người này cho mình đã giữ luật. Theo nghĩa pháp lý, điều đó có thể đúng, nhưng theo nghĩa thuộc linh điều đó không đúng, bởi vì toàn thể thái độ của ông đối với đồng loại là sai lầm. Phân tích cho cùng, thái độ của ông ta hoàn toàn vị kỷ. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đặt ông ta trước một thách thức bán hết tài sản và phân phát cho kẻ nghèo. Người này bị trói buộc vào của cải đến nỗi phải cần đến mũi dao giải phẫu mới cắt bỏ đi được. Người nào xem của cải mình như những tiện nghi ấm cúng của riêng mình thì của cải là một sợi dây xích cần phải cắt đứt, người nào xem của cải mình như một phương tiện để giúp đỡ người khác thì của cải đó là triều thiên của họ.
Chân lý vĩ đại của câu chuyện này nằm ở phương cách nó chiếu ra ý nghĩa của sự sống đời đời. Sự sống đời đời là sự sông như chính Đức Chúa Trời sống. Chữ đời đời là aionios không có nghĩa là tồn tại mãi mãi, nó có nghĩa là giống như Đức Chúa Trời, thuộc về Đức Chúa Trời, có tính chất như Đức Chúa Trời. Đức tính vĩ đại của Đức Chúa Trời là Ngài rất yêu thương và Ngài ban cho không kể xiết. Vì vậy cốt yếu của sự sông đời đời không phải là cẩn thận vâng giữ điều răn, luật lệ và nguyên tắc, sự sống đời đời được đặt nền tảng trên thái độ yêu thương, lòng hy sinh rộng lượng đối với đồng loại. Nếu chúng ta muốn tìm thấy nước thiên đàng, tìm thấy hạnh phúc, niềm vui, sự thỏa mãn, sự bình an trong tâm hồn, sự thanh tịnh của tâm hồn, chúng ta sẽ không tìm được bằng sự tuân giữ điều răn, làm theo luật lệ, nguyên tắc, nhưng ta sẽ tìm thấy bằng cách làm theo thái độ yêu thương, chăm sóc của Đức Chúa Trời đối với đồng loại mình. Đi theo Chúa Kitô đồng nghĩa với phục vụ cách nhân hậu, hào hiệp những người mà Chúa đã chết cho họ.
Cuối cùng người này buồn bã bỏ đi, đã khước từ thách đố vì quá giàu có. Thảm kịch cho thấy người này vì yêu của cải hơn đồng bào mình, yêu chính mình hơn người khác. Bất cứ người nào đặt của cải trước con người và bản thân trước cả tha nhân, chắc chắn là người quay lưng lại Chúa Giêsu.
184 WILIIAM BARCLAY
iy,2>Z0
Nguy Cơ Của Sự Giàu Có
Mátthêu 19,23-26
23 Bấy giờ Đức Giêsu nói với các môn đệ của Người: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời. 24 Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa”. 25 Nghe nói vậy, các môn đệ vô cùng sửng sốt và nói: “Thế thì ai có thể được cứu?” 26 Đức Giêsu nhìn thẳng vào các ông và nói: “Đối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được”.
Trường hợp vị quan trẻ giàu có cho ta thấy nguy cơ của giàu có. Người này đã từ chối tiếng Chúa vì anh ta có quá nhiều của cải. Chúa Giêsu tiếp tục nhấn mạnh nguy cơ đó. Ngài phán rằng: “Nười giàu có sẽ khó vào Nước Trời”.
Để làm sáng tỏ sự khó đó, Chúa Giêsu dùng một hình ảnh so sánh linh động. Ngài nói người giàu vào Nước Thiên Chúa khó như lạc đà chui qua lỗ kim. Người ta đã đưa ra nhiều giải thích khác nhau về bức tranh đó. Lạc đà là con vật lớn nhất của người Do Thái. Ngày xưa trong những thành phô" có tường thành bao bọc, thường có hai cổng, cổng chính dùng để đi lại mua bán. Cạnh đó, có một cửa thấp và hẹp. Khi cửa chính đóng, khóa lại, canh phòng về đêm, thì lôi đi duy nhất vào thành phố’ là cái cổng nhỏ, nhỏ đến nỗi một người bình thường đi qua cũng khó khăn. Người ta nói rằng ngày xưa cái cổng nhỏ đó gọi là “lỗ kim”. Vì vậy trong bức tranh đó Chúa Giêsu nói rằng người giàu vào Nước Thiên Chúa khó như lạc đà chui qua cái cổng nhỏ. Có một gợi ý khác khá hay. Chữ lạc đà trong tiếng Hy Lạp là kamelos, và sợi dây neo tàu là kamilos, các nguyên âm Hy Lạp có khuynh hướng dễ bị trại giọng nên nghe hao hao giống nhau. Trong tiếng Hy Lạp, chúng ta khó phân biệt âm i và e, cả hai được phát âm như âm i trong tiếng Việt. Vì vậy câu Chúa Giêsu nói có thể là người giàu vào Nước Thiên Chúa khó như xỏ sợi dây neo qua lỗ kim. Đó quả là một bức tranh sống động. Rất có thể Chúa Giêsu dùng hình ảnh này theo nghĩa đen, và thật sự ngài nói người giàu vào Nước Thiên Chúa khó như con lạc đà chui qua lỗ kim. Người giàu vào Nước Thiên Chúa là khó khăn
iy,zj-zt>
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2​185
và khó khăn này nằm ở đâu? Sự giàu sang có ba tác động chính trên nhân sinh quan của con người.
1. Sự giàu có cổ vũ sự độc lập giả tạo. Nếu một người được cung cấp đầy đủ mọi của cải trần gian, người ấy có khuynh hướng nghĩ rằng mình có thể ứng phó được với mọi cảnh ngộ xảy ra. Có một ví dụ sông động về điều này trong thư gửi cho Hội Thánh Laođikia ở sách Khải huyền. Laođikia là thành phố giàu có nhất ở Tiểu Á. Nó bị sụp đổ do cơn động đất vào năm 60 SCN. Chính quyền Rôma cứu trợ và cấp một số tiền lớn để trùng tu những dinh thự bị sụp đổ. Nhưng thành phố đó từ chối mà nói rằng họ có thể tự túc, tự lo liệu một mình. Tacitus, sử gia Rôma nói: “Laođikia vươn lên từ cảnh tàn phá hoàn toàn do những nguồn lợi của nó chớ không nhờ một sựtrợ giúp nào của chúng ta”. Chúa Phục Sinh nghe Laođikia nói rằng: “Ta giàu, ta giàu có rồi, không cần chi nữa” (Kh 3,17).
Walpole đã làm một bài thơ trào phúng mỉa mai mỗi người đều có một giá. Nếu một người giàu có, anh ta thường nghĩ rằng mọi sự đều có giá của nó, nếu anh thật tình muốn một thứ gì, anh cũng có thể mua được. Nếu gặp cảnh ngộ khó khăn, anh có thể tung tiền để thoát khỏi. Đến độ anh dám nghĩ mình có thể mua được hạnh phúc, tung tiền để thoát khỏi sầu khổ. Và anh còn đi xa hơn, nghĩ rằng mình có thể sống thoải mái không cần Chúa, mình có thể tự xoay xở cuộc sống cho mình. Nhưng đến lúc anh ta khám phá ra rằng đó chỉ là ảo tưởng, có những thứ mà bạc tiền không thê cứu họ được. Trong đời sống, luôn luôn có một hiểm họa: đó là sự giàu có vật chất thường tạo cho tinh thần một thứ độc lập giả tạo, khiến người ta nghĩ rằng mình không cần Chúa.
2. Sự giàu có ràng buộc con người với thế gian này. Chúa Giêsu phán: “Của cải ngươi ở đâu thì lòng ngươi ở đó” (Mt 6,21) và nêu mọi sự con người ao ước nằm trong thế gian này, nếu mọi lợi ích của con người là ở đây thì họ không bao giờ nghĩ đến một thê giới khác, một đời sau. Nếu con người bị đóng chặt vào trần gian thì anh ta sẽ quên là có một thiên đàng. Sau một chuyến du hành qua một số lâu đài, đất đai của những người giàu sang xa hoa, bác sĩ Johnson ghi nhận rằng: “Những thứ đó khiến người ta không muốn chết”. Hiển nhiên là khi một người quá lo lắng đến mọi thứ thuộc về đời sau, trần gian, anh ta sẽ quên những điều
186 W1LIIAM BARCLAY
1 y / ~U\J
thuộc về thiên đàng, quá bận tâm với những điều mắt thấy được thì anh ta sẽ quên những thứ mắt không thấy được. Và bi đát biết bao vì những vật thấy được là tạm thời còn những vật không thây được là vĩnh cửu.
3. Sự giàu sang có khuynh hướng khiến người ta vị kỷ, dù có nhiều đến đầu thì bản chất tham lam khiến con người vẫn muốn có nhiều hơn nữa như lời mỉa mai rằng “cái sở hữu vẫn ít hơn cái đủ”. “Dù có của cải nhiều bao nhiêu đi nữa thì cũng chẳng bao giờ đủ”. Hơn nữa, khi một người được giàu sang họ thường lo sợ ngày nào đó họ có thể bị mất. Đời sống trở nên một cuộc tranh chiến liên tục, đầy lo âu để mong duy trì những điều mình có. Kết quả là khi người ta giàu, đáng lẽ họ được kêu gọi đem cho bớt đi, họ lại cố ôm giữ lại. Họ có khuynh hướng thâu gom càng nhiều càng tốt vì họ tưởng của cải có thể đem cho họ tương lai an toàn, cuộc sống bảo đảm. Nguy cơ của sự giàu có là thường khiến người ta quên rằng họ sẽ mất những gì họ cố giữ và được những gì họ cho ra.
Tuy nhiên Chúa Giêsu không nói người giàu không thể vào nước thiên đàng. Giakêu là một trong những người giàu nhất ở Giêrikhô, nhưng điều không thể ngờ là ông đã tìm được con đường vào thiên đàng (Lc 19,9). Giôxếp ở Arimathê là một người giàu (Mt 27,57). Nicôđêmô hẳn là một người giàu có vì ông đã đem dầu thơm đến ướp xác Chúa Giêsu, trị giá bằng tiền chuộc một vị vua (Ga 19,39). Không phải những kẻ giàu đều bị loại bỏ, giàu có không phải là tội lỗi, nhưng là hiểm họa. Điểm căn bản của Kitô giáo là ý thức về sự nguy hiểm của nhu cầu. Khi một người có nhiều của cải ở thế gian, anh ta đang lâm nguy, vì nghĩ rằng mình không cần Chúa, khi có ít của cải ở thế gian thì người ta thường chạy đến với Chúa vì không biết đi nơi nào khác.
Câu Trả Lời Khôn Ngoan Cho Một Câu Hỏi Sai
Mátthêu 19,27-30
27 Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng thưa Người: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?” 28 Đức Giêsu đáp: “Thầy bảo thật anh em: anh em là những người đã theo Thầy, thì đến thời tái sinh, khi Con Người ngự
1 J,L. / -JU
1 11N MUJNU MAI 1 Hfcu - lẠh" L
lồ/
tòa vinh hiển, anh em cũng sẽ được ngự trên mười hai tòa mà xét xử mười hai chi tộc ítraen. 2V Và phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp.
30 “Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và nhiều kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu ”.
Thật rất dễ để Chúa Giêsu gạt ngang câu hỏi của Phêrô bằng một lời quở trách. Xét theo một khía cạnh thì câu hỏi đó sai. Phêrô hỏi một cách trắng trỢn: “Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?” Chúa Giêsu đáng lý phải nói rằng kẻ nào theo Ngài với tinh thần đó thì không biết tí gì về ý nghĩa việc theo Ngài. Tuy vậy đó là một câu hỏi tự nhiên. Đúng là trong câu chuyện Chúa kể sau đó có ý quở trách ông. Nhưng Chúa Giêsu không quở trách Phêrô cách nặng nề, Ngài đón nhận câu ông hỏi và từ câu hỏi này Chúa đã dưa ra ba quy luật lớn cho đời sống Kitô hữu.
1. Lẽ dĩ nhiên kẻ nào chia sẻ công việc của Chúa Kitô cũng sẽ được chia sẻ vinh hiển của ngài. Trong chiến tranh, chúng ta thấy chiến sĩ chiến đấu ngoài mặt trận thường bị lãng quên khi cuộc chiến chấm dứt. Người ta thường thấy rằng những anh hùng chiến đâu cho xứ sở được tồn tại, cuối cùng chính xứ sở thường đã bỏ đói các vị ấy. Đối với Chúa Giêsu thì không như vậy. Người nào chia sẻ cuộc chiến với Ngài, sẽ chia sẻ chiến thắng của Ngài. Người nào mang thập giá sẽ được đội triều thiên.
2. Sự thật chắc chắn là Kitô hữu sẽ được nhiều hơn điều mình đã hy sinh. Những gì người ấy sẽ nhận không phải là của cải vật chất, nhưng là một sự thân thương với con người và với Thiên Chúa.
Khi một người trở thành một Kitô hữu, người ấy bước vào một sự thân thương mới với con người. Bao lâu còn có Hội Thánh Chúa thì người tín đồ không bao giờ cô độc, thiếu vắng bạn bè. Nêu anh quyết định tin Chúa có nghĩa là anh phải từ bỏ bạn bè thì cũng có nghĩa là anh sẽ bước vào một vòng bạn hữu rộng rãi hơn anh tưởng. Người tín hữu khó có thể là một khách lạ trong bất cứ nơi nào, vì trong bâ't cứ làng mạc, thôn xóm, thành phố nào cũng có Hội Thánh và người đó có quyền bước vào mối giao
188 WILIIAM BARCLAY
J.VJ
hảo tại đó. Có thể người tín đồ vì quá e thẹn nên trở thành khách lạ. Có thể Hội Thánh nơi người đó đến quá lạnh nhạt không mở rộng cánh cửa và đôi tay tiếp đón, nên người đó cảm thấy mình là khách lạ. Tuy nhiên nếu lý tưởng Kitô giáo được thực hiện thì không có nơi nào trên thế giới có Hội Thánh của Chúa mà người tín đồ lại phải cô độc hay là khách lạ cả. Lý do đơn giản là khi trở thành Kitô hữu chúng ta được bước vào một mối thân hữu bao trùm cả trái đất.
Hơn thế nữa, khi trở thành Kitô hữu, người ấy bước vào một sự thân thương mới với Chúa, anh ta có sự sông đời đời là sự sống của Chúa. Một tín đồ có thể bị phân rẽ khỏi nhiều điều khác, nhưng không bao giờ bị phân rẽ khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô.
3. Sau cùng Chúa Giêsu cho biết trong việc lượng giá cuối cùng sẽ có nhiều điều ngạc nhiên. Những tiêu chuẩn đánh giá của Chúa không phải là những tiêu chuẩn phán đoán của con người vì Chúa nhìn thấu lòng người. Có một thế giới mới để có thể quân bình thế giới cũ, có sự vĩnh cửu để hoàn chỉnh sự sai trật của thời gian. Và có những kẻ khiêm nhường trên thế gian sẽ lớn ở thiên đàng và những người được kể là lớn ở thế gian sẽ lại trở nên hèn mọn trong thế giới mai sau.
Ông Chủ Tìm Người Làm
Mátthêu 20,1-16
1 “Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. 2 Sau khi đã thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. 3 Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. 4 Ông cũng bảo họ: ‘Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng. ’5 Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. 6 Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: ‘Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?’ 7 Họ đáp: 'Vì không ai mướn chúng tôi. ' Ông bảo họ: ‘Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn
/u, 1-lb
TIN MƯNG MATTHEU - TẶP 2​189
nho!’ 8 Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: 'Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất. ’ 9 Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. w Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng củng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. " Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: 12 ‘Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thể mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt. ’ 13 Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: ‘Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền sao? 14 cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. 15 Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?’ 16 Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.
Dụ ngôn này mới nghe, tưởng là một cảnh hoàn toàn tưởng tượng, nhưng thật ra không phải là tưởng tượng.
Ngoài cách trả tiền công có vẻ hơi lạ đời, thì câu chuyện này còn mô tả một cảnh tượng thường xảy ra ở xứ Palestin. Ớ Palestin mùa hái nho chín vào cuối tháng mười. Sau đó là mùa mưa. Nếu không hái nho kịp trước khi mùa mưa đến thì nho sẽ hư, vì vậy người ta phải chạy đua với thời giờ để kịp thu hoạch. Bất cứ người làm công nào cũng được thu nhận dù người đó chỉ có thể làm được một giờ.
Tiền công trả cũng bình thường, một quan tiền là tiền công một ngày bình thường của một người làm mướn. Những người đứng ngoài chợ không phải là những người biếng nhác ở đầu đường xó chợ, ăn không ngồi rồi. ở xứ Palestin chợ là nơi trao đổi lao động. Người ta đến đó vào sáng sớm, mang theo dụng cụ làm việc của mình và chờ ở đó cho đến khi có người đến mướn. Họ ở đó chờ công việc, bằng chứng là trong sô" họ có người chờ đến năm giờ chiều, chứng tỏ là họ muôn làm việc.
Những người này là những nhân công làm thuê, thuộc tầng lớp lao động thấp nhất, đời sống họ luôn bấp bênh. Nô lệ và tôi
190 WILIIAM BARCLAY
20,1-10
tớ được coi như gắn liền với gia đình chủ. số phận của họ thay đổi tùy theo gia đình ây. Tuy nhiên bình thường họ không bao giờ bị đói khát đe dọa. Còn những người làm mướn công nhật thì khác. Họ không thuộc nhóm nào, họ hoàn toàn sống nhờ vào lòng thương xót, vào cơ hội làm việc. Họ sống trong đe dọa bị đói, như chúng ta thây, lương công nhật là một quan tiền, nếu họ thất nghiệp một ngày thì con cái sẽ bị đói, vì không ai có thể để dành với số tiền một quan tiền một ngày. Đối với họ một ngày thất nghiệp là một đại họa.
Thời giờ trong dụ ngôn cũng là những thời giờ bình thường của người Do Thái. Ngày của người Do Thái bắt đầu từ sáu giờ sáng, và giờ được tính từ đó đến sáu giờ chiều, tiếp tục qua ngày hôm sau. Vì vậy tính từ sáu giờ sáng thì giờ thứ ba là chín giờ sáng, giờ thứ sáu là mười hai hai giờ trưa và giờ thứ mười một là năm giờ chiều.
Hình ảnh của dụ ngôn này là một hình ảnh sống động có thể xảy ra bất cứ chợ nào ở thành phố, làng mạc Do Thái, lúc người ta tranh thủ thu hoạch nho trước khi mùa mưa đến.
Chú Giải Mát-Thêu Ii Chú Giải Mát-Thêu Ii - William Barclay Chú Giải Mát-Thêu Ii