Đừng lo ngại cuộc sống sẽ kết thúc, hãy lo ngại cuộc sống chẳng bao giờ bắt đầu.

Grace Hansen

 
 
 
 
 
Tác giả: Hoàng Kim
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3968 / 7
Cập nhật: 2015-09-14 01:54:48 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8
gả lưng vào thành ghế, tuy vách ghế bằng ciment khô cứng nhưng cảm giác mát rượi làm Trúc Giang thấy dễ chịu. Nhắm hờ hai mắt lại, cô tìm cho mình một chut thư giãn để quên đi những căng thẳng vừa trải qua.
Thời gian cứ chầm chậm trôi, Trúc Giang cứ ngồi đó chờ đợi. lạ một điều là cô không cảm thấy nôn nóng khi Lập Duy mãi cũng chưa thấy đến, ông Thiện không phải là người thân của cô, thế mà Trúc Giang vẫn cứ lo lắng cho ông thật lòng.
Không biết đã bao nhiêu giờ phút trôi qua, Trúc Giang cũng chẳng biết. THời gian cứ lặng lẽ trôi qua và cô cứ ở đó với một nỗi đợi chờ mênh mang trong hồn. Cho đến khi một bàn tay của người nào đó đặt nhẹ lên vai Trúc Giang mới làm cô giật mình mở choàng mắt ra. Lập Duy đang đứng đó nhìn cô với nỗi lo lắng ngập đầy trong đôi mắt đen. Trong phút chốc, nỗi ác cảm đối với Lập Duy vẫn ngập đầy trogn lòng Trúc Giang tan biến đâu mất như có một phép mầu nào đó thổi qua xoá sạch giùm cho cô.
Trúc Giang đứng bật dậy, reo to:
- Anh Lập Duy, sao giờ này anh mới đến?
Lập Duy hấp tấp hỏi:
- Anh vừa về đến nhà em nghe Hoài nói là anh vào đây kiền đó. Sao, nội anh sao rồi, Trúc Giang?
Trúc Giang chỉ tay vào bên trong phòng cấp cứu:
- Ông đang ở trong đó, bác sĩ đang cấp cứu cho ông, em không được vào, phải đợi ở đây, khi nào họ cần gì thì họ gọi.
- Thật cực cho Giang quá, cám ơn em.
Trúc Giang lắc đầu:
- Anh đừng nói vậy, có gì quan trọng hơn sinh mạng của ông đâu.
- Giang có nghe bác sĩ nói bệnh tình của nội anh như thế nào không?
Trúc Giang lắc đầu:
- Em chưa nghe họ nói gì hết, mấy lần em muốn vào với ông nhưng họ không cho.
- Được rồi, em đứng đây đợi anh một chút, để anh tìm bác sĩ hỏi coi.
Lập Duy đến trước cửa phòng cấp cứu ngóng nhìn vào trong tìm kiếm. Một bác sĩ từ trong phòng đi ra, hỏi anh:
- Anh cần gì?
Lập Duy chỉ tay vào trong phòng:
- Tôi muốn biếy tình trạng của ông nội tôi.
- Ông nội anh là ai?
- Là ông Hoàng Thiện, người mới được đưa vào cấp cứu lúc chiều đó.
Nhìn theo tay chỉ của Lập Duy, người bác sĩ gật đầu:
- Anh ra đây với tôi.
Bước hẳn ra ngoài hành lang, vị bác sĩ hỏi Lập Duy:
- Từ trước tới nay nay ông nội anh có bệnh gì không?
Lập Duy có vẻ suy nghĩ:
- Tôi không ở gần ông nội tôi thường nên cũng không rõ lắm nhưng tôi cũng không nghe nói nội tôi có bệnh gì ngoài những lúc cảm cúm thông thường.
- Vậy lần này anh có biết là ông nội anh bệnh gì không? - Hỏi rồi không đợi Lập Duy trả lời, vị bác sĩ nói luôn - Ông nội anh bị cao huyết áp đưa tới tai biến mạch máu não đó.
Lập Duy kinh hoàng nhìn bác sĩ, anh bật kêu lên:
- Vậy bây giờ nội tôi thế nào rồi?
- Giờ thì không nguy hiểm tới tính mạng nữa rồi, cũng may là ông được đưa vào đây kịp thời. Nhưng có điều khả năng phục hồi của ông ấy thì không nói trước được.
- Vậy thì tình huống xấu nhất của ông nội tôi sẽ là thế nào?
- Đối với căn bệnh này thì cơ may lành lặn hẳn hiếm lắm, chỉ khoảng năm phần trăm thôi. Nhưng trường hợp ông cụ nhà anh tương đối nhẹ, có thể sẽ bị yếu một bên người chứ không liệt hẳn như một số người khác. Còn nếu như may mắn thì cụ sẽ không sao, tuy nhiên sau khi bình phục cũng không nên để cụ phải làm việc nữa.
Lập Duy gật đầu:
- Tôi hiểu rồi, thưa bác sĩ.
- Vậy thì anh chuẩn bị theo chuyển cụ lên trại bệnh. Anh muốn để cụ nằm ở loại phòng nào?
- Bác sĩ cho ông tôi nằm ở loại phòng dịch vụ cho nó dễ chịu một chút, có được không ạ?
- Được chứ, hồi nãy tôi có đưa cho vợ anh phiếu tính tiền ở đây, cô ấy đã đi đóng tiền chưa? Nếu đóng rồi thì đem vào đây chúng tôi cho chuyển trại ngay để ông cụ nằm cho dễ chịu.
Lập Duy ngớ người ra nhìn vị bác sĩ, anh hỏi lại:
- Vợ tôi, là ai đâu ạ?
Đến lượt vị bác sĩ cũng ngạc nhiên:
- Vậy chứ cô gái đưa ông cụ vào đây là ai? Không phải là người nhà của anh hay sao?
Hiểu ra người mà ông ta đang đề cập đến là ai, dù đang lo lắng cho ông nội đến cháy ruột, Lập Duy cũng phải bật cười:
- Không phải đâu ạ, cô ấy là thư ký của nội tôi đấy thôi. Bác sĩ nói thế cô ấy mà nghe được thì không yên với cô ấy đâu, cô ấy ghét tôi dữ lắm.
Vị bác sĩ cũng bật cười:
- Xin lỗi anh, tại thấy cô ấy lo lắng cho ông cụ chẳng khác gì người nhà nên tôi mới nghĩ thế - Ông nghiêng đầu ngắnm Lập Duy - Mà này, tôi thấy anh cũng phong độ lắm chứ, làm sao mà lại để cho cô ấy ghét được nhỉ?
- Tại vì chúng tôi là oan gia từ kiếp trước mà.
Lập Duy nói đùa, vị bác sĩ cũng đùa với anh:
- Vậy thì anh phải làm sao thay đổi được cách nhìn của cô ấy đối với mình đi chứ, để vậy thật là nhụt chí nam nhi quá.
- Bác sĩ nói cũng phải, để kỳ này có cơ hội tôi cũng phải cố gắng một phen xem sao. Chỉ sợ cô ấy vẫn tiếp tục chê mình thôi.
Lập Duy gật gù, vị bác sĩ vỗ vai anh:
- Phải ránh chứ, chưa đánh mà đã muốn xếp giáo qui hàng sao? Nói thật với anh, tôi thấy hai người có vẻ xứng đôi lắm đó. Mà nè, nói chuyện gẫu với nhau như vậy là đủ rồi, mau lo thủ tục chuyển ông cụ đi thôi.
Lập Duy mau chóng lo mọi việc.Cũng may, bên anh có thêm Trúc Giang giúp đỡ nên anh làm rất nhanh. Ông Thiện yên ổn nằm trên giường bệnh rồi, Lập Duy ghé xuống phía dưới chân ông, anh thở ra một hơi dài nhẹ nhõm. Mãi đến lúc này anh mới sực nhớ ra một điều, anh vội hỏi:
- Hồi nãy Giang có báo tin cho gia đình của nội anh chưa?
Trúc Giang lắc đầu:
- Em không biết nhà cũng như số điện thoại của nội anh nên không báo tin được.
- Vậy Giang ngồi đây với nội giùm anh một chút nghe, anh phải gọi điện về cho bà mới được.
- Anh cứ đi đi.
Lập Duy đi thật nhanh. Chỉ trong giây lát đã thấy anh trở lại:
- Vậy là yên rồi, thật là đỡ lo. Sáng mai nội anh sẽ vào đây. Cũng may là có Giang phụ với anh, thật là cám ơn em quá.
Trúc Giang lắc đầu:
- Anh đừng nói vậy, em cũng chỉ vì lo cho ông thôi.
Như sực nhớ ra một điều mới mẻ, Lập Duy kêu lên:
- Chết rồi, nãy giờ cứ mải mê lo cho ông nội, anh quên mất một điều hết sức quan trọng.
Trúc Giang cũng giật mình:
- Chuyện gì vậy anh Duy?
Đưa tay võ nhẹ vào bụng, Lập Duy hóm hỉnh:
- Là cái bao tử đó! Bộ nãy giờ nó không biểu tình với em sao?
Hiểu ra, Trúc Giang bật cười:
- Vậy thì anh khỏi lo, hồi chiều lúc đi gặp khách hàng với ông Giám đốc, em đã ăn no một bụng rồi.
Lập Duy đưa tay lên nhìn đồng hồ, anh nói với Trúc Giang:
- Bây giờ thì anh không thể đưa Giang về được rồi, mà trời cũng khuya quá, em không thể về một mình được đâu. Hay là Giang gọi điện về cho nhà biết tin rồi ở lại đây, đợi sáng có người vào thay, anh sẽ đưa em về.
Trúc Giang cũng nhìn đồng hồ nơi tay mình, đúng là cô không thể nào đi một mình vào lúc hai giờ sáng như thế này được rồi. Đành phải nghe lời Lập Duy thôi. Cô gật đầu nói với anh:
- Để em gọi về nhà kẻo mẹ em lại lo lắng. Điện thoại công cộng ở đâu vậy anh Duy?
- Ở đây thì làm gì có điện thoại công cộng, mình phải ra phòng trực gọi nhờ thôi - Lập Duy chợt đổi ý - Hay là em cứ ở đây đi, để anh gọi về cho Hoài, dễ hơn em?
Ngẫm nghĩ giây lát, Trúc Giang thấy Lập Duy nói cũng có lý. Chắc chắn là giờ này cô gọi về thì thế nào cũng bị mẹ cằn nhằn, nhưng nếu là Lập Duy thì lại khác, anh đang rất được lòng mẹ, chắc chắn tiếng nói của anh sẽ có giá trị hơn cô.
Trúc Giang gật đầu với Lập Duy:
- Vậy cũng được, nhưng anh nhớ nói khéo một chút để mẹ em yên tâm nhé, tính mẹ em là hay lo lắng vớ vẩn lắm đó.
- Được rồi, Giang cứ yên tâm đi.
Lập Duy đi ra ngoài rồi, Trúc Giang dựa người vào lưng ghế, cô ngửa đầu lên nhắm mắt lại cho đỡ mỏi. Giờ đây, khi mọi việc đã tạm ổn, cô mới thấy mệt mỏi quá. Toàn thân cô đau nhừ, rời rã.
Thả cho người thư giãn, Trúc Giang cố gắng tìm cho mình một chút thoải mái. Nhưng chiếc ghế cô đang ngồi cứng quá, lại thêm đầu bị cấn vào tường ciment đau nhói khiến Trúc Giang không thấy dễ chịu chút nào. Cô lại mở mắt ra, vừa ngay khi Lập Duy bước vào. Trông thấy cô, anh hớn hở nói ngay:
- Rồi, anh đã làm xong nhiệm vụ. Thật là may mắn kẻ nhấc máy lại chính là Hoài, anh đỡ phải giải thích lôi thôi.
Vừa nói, anh vừa đặt thêm một chiếc ghế nữa xuống. Trúc Giang ngạc nhiên nhìn chiếc ghế:
- Anh lấy ghế ở đâu về đây vậy? Mỗi phòng chỉ có một chiếc ghế thôi mà.
Lập Duy cười cười:
- Anh mới đi ngoại giao với mấy cô y tá ngoài kia. Bây giờ Giang đứng lên đi, để anh kê hai chiếc ghế này vào sát với nhau, em ngả lưng đỡ một chút cho đỡ mệt.
Trúc Giang từ chối:
- Em ngồi như thế này được rồi anh ạ, anh cũng ngồi đó đi. Em cũng không mệt lắm đâu.
Lập Duy nghiêng đầu ngắm Trúc Giang:
- Coi em kìa, mặt mày phờ phạc như thế kia mà còn nói là không mệt. Trúc Giang à, em sáng suốt một chút đi, đừng có tự mình đày đoa. thân xác mình như vậy, ông nội anh đã xảy ra chuyện rồi, em cần phải tỉnh táo để giúp ông giải quyết công việc chứ! Thôi, em không nằm thì thôi, em dựa vào vai anh nghỉ một lát đi, trời sắp sáng rồi đó.
Lập Duy kê hai chiếc ghế sát lại với nhau, anh ngồi xuống bên cạnh Trúc Giang rồi với một thái độ hết sức tự nhiên, anh choàng tay qua vai Trúc Giang kéo cho cô ngả đầu vào vai mình.
Ngượng ngùng, Trúc Giang cố cưỡng lại nhưng cánh tay Lập Duy tuy nhẹ nhàng mà cương quyết khiến cô đành phải chịu thua. Dựa vào vai Lập Duy, một cảm giác lạ lùng xâm chiếm toàn thân Trúc Giang.
Nhắm hờ mắt lại, Trúc Giang cố gắng điều khiển tâm trí để tự chủ lấy mình. Nhưng đúng là lực bất tòng tâm, dù cố gắng tới đâu chăng nữa thì tâm hồn cô vẫn cứ bềnh bồng trong một cảm xúc lạ kỳ mà từ trước tới giờ, chưa bao giờ cô biết đến.
Đang cắm cúi với xấp hồ sơ, một bóng người đứng sừng sững trước bàn làm việc khiến Trúc Giang phải ngẩng đầu lên. Trông thấy Định, cô ngạc nhiên hỏi:
- Thưa ông, ông cần gì ạ?
Chìa tờ giấy ra trước mặt Trúc Giang, Định hất hàm ra lệnh:
- Cô ký lệnh xuất tiền cho tôi.
- Tiền gì ạ?
- Tiền công tác phí hôm qua tôi đi gặp khách hàng.
Trúc Giang ngạc nhiên hỏi lại:
- Khách hàng nào ạ? Ông có hẹn bao giờ?
Định cau mặt nhìn Trúc Giang:
- Tôi có cần phải báo cáo với cô công việc của tôi không? Cô có quyền kiểm soát tôi từ bao giờ vậy?
- Ông Định à, tôi không dám xen vào công việc của ông, nhưng mà tôi không có quyền cho xuất chi những khoản này, xin ông vui lòng chờ giám đốc trở lại làm việc sẽ giải quyết cho ông.
Định giận dữ nói to:
- Tiền thì tôi đã chi rồi, là tôi tự móc tiền túi đó cô hai à, mà việc thì là việc công chứ không phải là viêc của cá nhân tôi. Bây giờ tôi chỉ muốn lấy lại tiền của tôi thôi, là tiền vốn đó chứ không có một chút tiền lời nào trong đó hết. Vậy cũng không được nữa hả? Cô còn đợi ba tôi đi làm, đợi tới chừng nào nữa đây?
- Ông Định à, tôi đã nói với ông rồi, là tôi không có quyền. Hay là vầy đi, ông để phiếu đề nghị lại đây, để chiều tôi vào bệnh viện gặp ông cụ báo cáo tình hình, tôi sẽ xin ý kiến ông cụ cho ông.
Định giật tờ giấy trogn tay Trúc Giang, hét lên:
- Bộ tôi không gặp ba tôi được hay sao mà phải nhờ đến cô? Ba tôi đang bệnh, cô đừng làm phiền ông quá đáng có được không? Chuyền gì cô có thể làm được thì làm đi, còn rắc rối gì nữa?
Tiếng hét của Định làm cho Minh đang đi đến gần phòng làm việc của Trúc Giang vội vã chạy vào. Vừa trông thấy Minh, Định liền níu lấy anh:
- À, anh Minh! May quá, có anh ở đây, anh coi giùm tôi viêc này đi.
- Việc gì ạ?
Minh ngơ ngác hỏi, Định chìa tờ giấy hắn đang cầm trên tay ra trước mặt anh:
- Chi tiền!
- Tiền gì hở anh?
- Thì tiền công tác phí, chẳng lẽ tôi không được lấy lại tiền tôi đã bỏ ra vì việc công sao?
Minh cầm tờ giấy lên xem, số tiền quá lờn trong đó làm anh nhíu mày. Đưa mát sang Trúc Giang, anh hỏi:
- Em nghĩ sao, Trúc Giang?
Trúc Giang lắc đầu:
- Chuyện này em không dám tự quyền giải quyết đâu anh Minh à, em nghĩ là mình phải xin ý kiến của ông Giám đốc.
Minh gật đầu tán thành:
- Em nói đúng đó, Trúc Giang - Quay sang nhìn Định, Minh tiếp - Anh đợi tụi tôi xin ý kiến của ông cụ đã nhé.
Định giật mạnh tờ giấy trong tay Minh, giận dữ:
- Anh cũng như cô ta, toàn một lũ ăn hại. Ông già vợ tôi thật xui xẻo mới mướn các người cho tốn tiền.
Nói xong, Định nện mạnh gót giầy đi ra khỏi phòng. Minh lắc đầu:
- Hết chịu nổi, anh ta mới đúng là ăn hại đó chứ. Thật là vừa ăn cướp vừa la làng.
- Em thật không hiểu nổi, là con cái trong nhà mà không lo làm ăn gì cả lại chỉ tìm cách moi tiền cho thật nhiều. Ông cụ đúng là khổ tâm mệt trí vì những người như vậy.
Trúc Giang lắc đầu, Minh phẩy tay:
- Măc kệ Ông ta, hơi đâu mà em quan tâm đến họ. Giang nè, một lát nữa em có vào bệnh viện không?
- Có chứ anh, ngày nào em cũng phải vào báo cáo tình hình trong ngày cho ông cụ với lại xin ý kién cảu cụ nữa chứ. Cầu cho ông cụ mau khoẻ lại mà đi làm chứ ngày nào cũng có beo nhiêu là việc xảy ra, em thật không biết phải làm sao?
- Có ai mà muốn như vậy đâu, giải quyết những công viêc bình thường đã là mệt óc rồi, lại còn phải đụng với những người như thế nữa, chán ơi là chán.
Trúc Giang nhanh tay thu dọn giấy tờ trên bàn, cô khoá tủ rồi quay lại nhìn Minh:
- Bây giờ anh Minh có đến bệnh viện không?
- Hôm nay ở nhà có chút chuyện, anh không vào đâu, em cho anh gởi lời thăm ông cụ nhé. À, mà em trông ông cụ có bớt không vậy?
- Ông cụ đỡ nhiều rồi, nhưng cũng không biết đến bao giờ mới trở lại làm việc được! Thôi, không nói với anh nữa, em cũng phải đi kẻo muộn rồi.
Trúc Giang đến bệnh viện thì Lập Duy đã có mặt ở đó. Anh đang ngồi cạnh ông Thiện, bóp chân cho ông.
Trông thấy cô bước vào, Lập Duy cười vui:
- Đây rồi, cô thư ký siêng năng của nội đây rồi, nội khỏi phải mong nữa nhé.
Bà Thiện đang ngồi trên ghế kê sát giường ông Thiện, bà cũng cười với Trúc Giang:
- Vào đây, con gái. Nãy giờ ông già cứ nhắc con mãi đấy.
Lập Duy phản đối:
- Nội ơi, nội đâu thể nào gọi như thế được.
Bà Thiện ngạc nhiên:
- Cái gì mà không được?
- Thì đó, nội gọi Trúc Giang như vậy đó.
Lập Duy nhăn nhó chỉ vào Trúc Giang, bà Thiện lại càng ngạc nhiên hơn:
- Gọi sao mà không được?
- Nội gọi Trúc Giang lag con gái sao được, nếu mà nội gọi như thế thì con phải gọi cô ấy là cô hay sao?
Hiểu rasự phản đối của Lập Duy, bà Thiện bật ra cười:
- Nội muốn gọi sao thì gọi, đâu có dính dáng gì đến con!
- Đâu có được, con gọi cô ấy là em, cô ấy gọi con là anh. Vậy mà nội lại gọi cô ấy là con gái, thế là đảo lộn hết rồi. Không được, nội phải gọi lại đi thôi, nếu khôgn thì thằng cháu của nội mất giá quá.
Lập Duy làm mặt nhăn nhó, bà Thiện cố nén cười:
- Vậy thì bây giờ con muốn nội phải gọi Trúc Giang như thế nào?
- Thì nội gọi là cháu, cũng như con vậy. Như vậy thì con mới làm anh cô ấy được.
Đang nằm trên giường bệnh, ông Thiện cũng phỉa bật cười:
- Cái thằng, thật là lắm chuyện. Nè nội nói cho con biết, nếu như mà con không nên thân thì nội nhất định sẽ gọi Trúc Giang là con gái đấy, con phải làm cháu thì rang mà chịu.
Lập Duy xụ mặt xuống, anh làm ra vẻ thiểu não:
- Nội ơi, lúc này con ngoan lắm rồi mà, nội đừng có doa. con nữa mà.
- THì nội cũng phải nói vậy thôi, con liệu mà tính - Ông Thiện quay sang Trúc Giang đang đứng cười bên cạnh - Trúc Giang này, hôm nay công việc thế nào?
Trúc Giang mở xấp tài liệu đang cầm trên tay ra, nhưng cô chưa kịp nói gì thì Lập Duy đã đặt chiếc ghế sát sau lưng cô:
- Em ngồi xuống đây đã nào, Trúc Giang.
Nhẹ nhàng ngồi xuống ghế, Trúc Giang mỉm cười với Lập Duy như thể thay một lời cảm ơn. Cô quay lại nói với ông Thiện:
- Thưa ông, hôm nay con đã thay ông ký hợp đồng với công ty Á Châu, mọi điều khoản trong đó con đã bàn bạc với anh Minh…
Ông Thiện cắt ngang lời Trúc Giang:
- Chuyện đó thì ông tin ở con với cậu Minh, con không phải nói chi tiết quá như vậy.
Trúc Giang gật đầu:
- Con biết rồi thưa ông. Để con nói tiếp, mọi viêc hôm nay đều bình thường. Nhưng có một việc…
Trúc Giang ngập ngừng, ông Thiện ngạc nhiên:
- Chuyện gì? Sao con không nói tiếp!
- Con không biết chuyện này có cần phải nói với ông hay không?
Trúc Giang phân vân. Dù không biết là chuyện gì, ông Thiện cũng thúc giục:
- Chuyện gì dù lớn hay nhỏ đến đâu đi chăng nữa cũng phải nói cho ông nghe. Nào, mau nói đi!
- Thưa ông, là ông Định…
Ông Thiện nhíu mày:
- Lại nó nữa à? Chuyện gì, con nói đi!
- Thưa ông, ông Địh đòi con xuất chi tiền, con không dám tự quyền nên hỏi ông.
- Tiền gì?
- Ông Định nói là công tác phí.
- Nó làm gì mà có công tác phí?
Ông Thiện bắt đầu giận, Trúc Giang e dè nhìn ông:
- Ông Định nói là đi gặp khách hàng để bàn chuyện làm ăn, nhưng vì con thấy số tiền lớn quá nên không dám chi, cả anh Minh cũng không dám quyết định.
Ông Thiện nói một cách cương quyết:
- Không chi là đúng rồi! Tuyệt đối không chi tiền cho nó, dù là một cắc.
Mặt ông Thiện đỏ lên vì giận, bà Thiện vội can ngăn:
- Ông đừng giận, chuyện gì cũng từ từ rồi nói.
Ông Thiện gây cả với bà:
- Bà biết gì mà từ từ, thằng này đúng là không nên thân mà. Có tôi thì nó không làm gì được nên định lợi dụng lúc tôi vắng mặt để tự tung tự tác thôi mà. Trúc Giang à, con nhớ không bao giờ chi cho nó một đồng nào hết nghe chưa?
Trúc Giang gật đầu:
- Con biết rồi, thưa ông. Nhưng mà ông à…
- Chuyện gì nữa? Lại còn chuyện khó khăn nữa à?
- Con không biết mai mốt đây nếu xảy ra trường hợp như thế này con sẽ phải xử trí như thế nào nữa.
- Thì con cứ dứt khoát từ chối là xong.
Ông Thiện nóng nảy nói ngay, nhưng bà Thiện bình tĩnh hơn, bà từ tốn nói:
- Cũng không thể nói cháu Giang làm như vậy mãi được, dẫu sao thì cháu Giang cũng chỉ là một nhân viên, nếu như thằng Định cứ cố tình gây rối thì cháu Giang cũng khó mà giải quyết cho êm đẹp được.
- Thì đó, có người đủ khả năng để giải quyết mà vẫn cứ khăng khăng không chịu thì cháu Giang phải ráng mà chịu thôi, ai bảo số con hẩm hiu mà chi? Mà số tôi cũng không tốt đẹp gì, có con có cháu đủ cả mà bây giờ phải nhờ người ngoài.
Ông Thiện nằm ngửa, đưa mắt nhìn lên trần nhà chứ không nhìn ai, nhưng rõ ràng lời nói của ông ám chỉ vào ai thì mọi người trong phòng đều biết. Lập Duy đưa mắt nhìn Trúc Giang một cái như muốn tìm sự đồng cảm nơi cô.
Thấy tình hình có vẻ căng thẳng, Trúc Giang xách túi đứng lên, cô nói với ông bà Thiện:
- Thưa ồng bà, con về ạ!
Bà Thiện giữ:
- Ở lại đây chơi thêm một chút nữa đi con.
- Dạ thôi, con xin phép ông bà, trời cũng tối rồi, vả lại con từ công ty về đây nên gia đình con không biết, sợ mẹ con mong ạ!
Trúc Giang từ chối, bà Thiện nắm tay cô, bà ân cần nói:
- Vậy thì bà không dám giữ con nữa kẻo gia đình con lo lắng. Nhưng mà Trúc Giang này, con từ công ty về đây, chắc cũng đói rồi nhỉ. Vậy Duy đưa Trúc Giang đi ăn cơm rồi đưa Giang về đi con.
- Dạ thôi, thưa bà! Để con về nhà ăn ạ, ngày nào mẹ con cũng để phần cơm cho con.
Trúc Giang lại vội vã từ chối, nhưng bà Thiên vẫn giữ ý mình:
- Không đi ăn cũng được nhưng con phải để Lập Duy đưa con về. Trời bây giờ cũng tối rồi, con đi về một mình bà cũng không yên tâm.
Lập Duy đứng lên, anh tán thành ý kiến của bà Thiện ngay vì đây chính là cơ hội để cho anh thoát khỏi sự giận dữ của ông Thiện:
- Đúng rồi, để anh đưa em về. Anh cũng cần gặp Hoài một chút.
Lập Duy cầm lấy xấp tài liệu trong tay Trúc Giang, buột lòng cô phải cúi đầu chào ông bà Thiện rồi rảo bước theo anh.
Nhìn theo thằng cháu nội cưng và cô gái, bà Thiện chép miệng:
- Con cái nhà ai mà vừa ngoan ngoãn vừa giỏi giang ông há!
Ông Thiện gật đầu:
- Đúng là con bé ngoan thật, mà nó thông minh lại chăm chỉ nên tôi cũng đỡ mệt. Vậy mà lúc đầu tôi nhận nó chỉ vì nể cậu Thành thôi đấy, cũng may là cậu ấy không giới thiệu lầm người cho mình.
Bà Thiện chợt ước ao:
- Phải chi nó chịu thằng Duy thì mình xin cưới con nhỏ cho nó ông hả!
Ông Thiện bật cười:
- Coi bộ bà thèm cháu dâu đặng lên chức bà cố hà? Nhưng mà coi bộ lần này bà không may mắn rồi, con nhỏ ghét thằng Duy nhà mình lắm đó.
Bà Thiện ngạc nhiên:
- Có thiệt như vậy không? Sao tôi thấy con nhỏ đâu có tỏ vẻ gì là ghét thằng Duy đâu nè.
- Tại bà không biết đó thôi, tụi nó gặp nhau có vài lần tại công ty, mà lần nào cũng đụng nhau toé lửa hết đó.
- Vậy hả? Tôi nào có biết đâu, tại lần đầu tiên gặp con nhỏ ở đây, mà cũng tại bữa đó tôi nóng ruột bệnh hoạn của ông nên vào sớm. thấy con nhỏ ngồi dựa vào vai thằng Duy mà ngủ, tôi lại tưởng hai đứa co tình ý với nhau chứ - Bà Thiện lại chép miệng lần nữa - Thiệt là uổng, phải chi thằng Duy chưa có bạn gái, ông coi dọ ý con nhỏ rồi xúi thằng Duy theo đuổi nó.
Ông Thiện lắc đầu ra vẻ chê bà:
- Bà thương cháu mình rồi cứ tưởng đâu nó là nhất, hễ cứ theo đứa nào là được đứa đó vậy. Con nhỏ này cũng khó lắm đó, có một cậu làm bên ngoại thương, điều kiện cũng khá lắm, theo đuổi nó bền bỉ, vậy mà nó cứ dửng dưng như không đó bà. À, mà bà nói thằng Duy có bạn gái, vậy chứ tô nằm đây cả tuần nay rồi, vậy mà không thấy nó vô thăm tôi lần nào hết hả bà?
Bà Thiện lắc đầu:
- Nào tôi có biết, chỉ nghe thằng Duy nhắc đến nó vậy thôi chứ nó có dắt về giới thiệu với mình đâu, thậm chí mặt mũi con nhỏ như thế nào tôi còn không biết nữa là.
- Vậy thì con nhỏ này coi bộ không được à bà! Nó muốn làm bạn với thằng Duy thì nó cũng phải biết đến hai ông bà già này một chút, chứ cái kiểu này nó chỉ cần có thằng Duy thôi à.
- Bây giờ tụi nhỏ nó cũng bận rộn lắm ông à, ông bắt lỗi tụi nó mà chi! Nghe đâu con nhỏ đó cũng đi làm, vậy thì cũng không nên khó khăn với nó.
Thấy bà bênh vực đứa con gái chưa biết mặt, ông Thiện lắc đầu:
- Bộ nó bận tới nỗi không bớt được chút thì giờ tạt vào thăm tôi một chút hay sao? Tôi nói thiệt với bà, chưa gặp con nhỏ này mà tôi đã mất cảm tình với nó rồi bà à.
Bà Thiện cúi xuống sửa lại chiếc gối cho ông, bà nhẹ nhàng khuyên ông:
- Thôi ông, chuyện của tụi nhỏ cứ mặc nó đi ông. Mình là ông bà chỉ nên góp ý kiến với nó thôi chứ không nên can thiệp vào. Đã xảy ra chuyện của cha mẹ nó rồi, tôi thật không muốn chuyện xưa lại tái diễn lần nữa.
- Nói như bà cũng phải, nhưng mà bà cũng đừng ray rứt vì chuyện đó nữa. Cũng tại thằng con mình không nên thân, chứ còn bà lựa chọn đâu có sai. Bà thấy đó, tôi cũng vì nhu nhược không dậy được con, cứ để cho nó tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm nên mới xảy ra chuyện. Chứ bà thấy nó lựa chọn có tốt đâu, bây giờ vợ thì chỉ biêt chưng diện, mua sắm, còn con cái thì bỏ học, lêu lổng.
- Kệ nó đi ông, ba thằng Duy cũng hơn năm mươi tuổi rồi, có là trẻ con đâu mà mình nói được. Tuy gia đình nó như vậy nhưng nó có hạnh phúc thì mình cũng không nên can thiệp vào mà làm gì! Thôi ông ngủ đi, phải dưỡng sức cho mau lành bệnh ông à.
Ông Thiện nhắm mắt lại, ông cố dỗ cho mình một giấc ngủ thật ngon. Vì ông biết, mình cần phải mạnh lên, ông còn rất nhiều việc phải làm cơ mà.
Cho Vừa Dấu Yêu Cho Vừa Dấu Yêu - Hoàng Kim