Đôi khi cố gắng hết sức cũng chưa đủ, mà còn phải làm những gì cần làm.

Sir Winston Churchill

 
 
 
 
 
Tác giả: Samuel Edwards
Thể loại: Trinh Thám
Nguyên tác: The Naked Maja
Biên tập: Bach Ly Bang
Upload bìa: Bach Ly Bang
Số chương: 18
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2579 / 61
Cập nhật: 2015-08-02 14:14:13 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8: Tình Yêu Và Lòng Hận Thù
nh chưa kịp nói thêm lời nào thì Giuanito và các bạn đã vây quanh, họ dìu anh vào phía nhà trong để chăm sóc. Họ xé áo sơ-mi và dùng rượu mạnh để rửa vết thương. Mũi dao của José chỉ gây một vết thương nhẹ, song máu cũng ra nhiều. Mọi người tranh nhau nói ầm ĩ, nên chẳng ai nghe ai nói gì cả. Francisco quay về phía Pépa, nãy giờ vẫn đứng nhìn anh từ xa và bảo cô:
- Thôi, tối nay không làm việc được, Pépa, em cho xin một lần váy lót để băng vết thương và đừng trách anh nữa.
Cô gái bưng miệng cười:
- Anh ạ, em chỉ có một lần vải lót thôi.
Francisco không tin:
- Đánh cuộc năm Rio là em nói dối.
Cô gái nhướng cặp lông mày đỏm dáng, luồn một tay vào trong tấm váy rộng, lớp vải lót rơi xuống chân cô thành một vòng tròn. Cô rút chân ra, cúi nhặt và đưa cho Goya. Anh cầm lấy, xé thành dải nhỏ. Giuanito quấn những vải băng đó vào vết thương.
Pépa tiến lại chỗ hai người, hai tay cô nắm gấu váy kéo ngược lên đến ngực. Đúng, cô không nói dối. Mọi người xung quanh đều được ngắm đôi chân thon nhỏ đến tận cặp đùi trắng nõn nà.
- Goya, anh tin em nói thật chưa?
Francisco phá ra cười và móc túi:
- Đây, em cầm lấy. Mười Rio, năm đồng cô được cuộc, còn năm đồng thưởng cho cặp đùi đẹp nhất Madrid.
Ngoài bậc cửa, giọng phụ nữ tươi cười:
- Một nghệ sĩ phải biết đánh giá cái đẹp.
Nữ công tước Alper mỉm cười duyên dáng lẳng lặng đứng nhìn Francisco. Đám tùy tùng xúm xít phía sau nàng. Pépa kính cẩn thi lễ rồi vội rút lui khỏi phòng. Đám đàn ông đứng đó cũng theo cô đi ra. Chỉ còn lại Giuanito và lão chủ quán. Theo phép lịch sự, Goya định đứng dậy, nhưng nữ công tước vội ngăn lại.
- Xin ngài cứ tự nhiên. Ngài đang bị thương mà.
Goya cảm thấy lúng túng. Nữ công tước nhìn Giuanito băng vết thương cho anh, tay lóng ngóng. Nàng đến gần bên, nói nhỏ nhẹ:
- Đàn ông các ông vụng về lắm. Xin để tôi làm giúp.
Giuanito miễn cưỡng tránh ra một bên. Maria Cayettana tháo những vòng báng đã quấn, rồi nhẹ nhàng quấn lại khéo léo. Francisco cảm thấy xao động lạ lùng. Lúc ấy bọn tùy tùng cũng đã vào phòng. Họ nhìn nữ công tước băng bó vết thương cho Goya và tỏ vẻ khó chịu. Chợt nàng nhìn lên, trông thấy họ liền cau mày:
- Các người ra ngoài kia đợi ta. Ta muốn được nói chuyện riêng với ngài Goya.
Buộc lòng tuân theo lệnh, họ miễn cưỡng đi ra. Riêng Giuanito thì vẫn đứng trong góc phòng. Francisco tế nhị quay lại phía anh ta. cười và nhẹ nhàng nói:
- Cả anh nữa, anh bạn.
Ý nghĩ sẽ chỉ một mình đối mặt với nữ công tước kích thích anh một cách kỳ lạ khiến anh càng bối rối. Giuanito tuân theo nhưng dặn lại:
- Nêu có việc cần, hãy gọi tôi, Goya. Tôi đứng ngay ngoài cửa nhé.
Nữ công tước bật cười, Francisco cũng cười theo.
- Tôi thành thật khen tôn ông đã có những người bạn tận tâm đến thế. Đó là một điều mà không một tước vị quý tộc nào, hay tiền tài nào có thể mua được... Thưa ngài Goya, tôi đã làm ngài mất vui tối nay.
- Không đâu, thưa công nương. Trái lại, đây cũng là một kỷ niệm đẹp. - Goya lúng túng, chẳng tìm được lời nào ngoài những câu nhạt nhẽo thông thường ấy.
- Thật thế ư?
- Tồi rất vinh hạnh thấy công nương đã nhận ra tôi.
- Không nhận ra họa sĩ Goya, đó mới thật là điều đáng kinh ngạc! Hình như mỗi lần tôi được gặp tôn ông, thì tôn ông lại vướng vào một cuộc xung đột đổ máu. Đó là dấu hiệu của những cuộc hội kiến không lành sao?
- Xin công nương thứ lỗi. Tôi rất cảm tạ công nương đã xin cho tôi được ân xá để trở về tổ quốc. Tôi không biết làm cách nào...
- Thôi, tôn ông chớ phiền lòng. Vả lại, chính tói cũng mắc nợ tôn ông trong chuyện ấy.
Nàng nói rất chân thành làm anh cảm thấy nao nao. Nàng tiếp:
- Lần trước ở đấu trường bò tót, chính tại tôi mà ngài đã sát thương viên sĩ quan. Thú thật là tôi đã có ý khích lệ ngài trong vụ ấy. Vì vậy xin với nhà vua ân xá cho ngài cũng là nhiệm vụ của tôi.
Nàng ngồi xuống trước mặt anh. Francisco như quên hẳn vết thương.
- Tôi muốn nói về tác phẩm của ngài, thưa ngài Goya. Đôi khi những bức tranh làm tôi hoảng sợ. Nhất là những biếm họa. Nó cay độc và tàn nhẫn. Nhưng chân lý nhiều khi tàn ác như vậy phải không? Tranh của ông làm tôi có cảm giác như tận mắt nhìn thẳng vào sự thật.
Rõ quá. Đáng sợ quá. Tại sao như vậy?
Giọng nàng đượm buồn, trầm hẳn xuống và không chút giễu cợt. Francisco trả lời, cùng giọng trang nghiêm như vậy:
- Tôi không được biết công nương đã cảm xúc thế nào trước những bức tranh ấy. Tôi chỉ có thể nói về riêng bản thân tôi. Tôi thấy dường như nhiều khi trong cuộc sống, sự thật mà ta gọi là chân lý ấy, mang bộ mặt của ác quỷ. Nhưng quỷ dữ không thể làm ta sợ hãi, nếu ta dám nhìn vào mặt nó. Chỉ khi nào ta tìm cách tự đánh lừa mình, hoặc cố tình và hèn nhát lẩn trốn trong sự dối trá, đó mới là điều nguy hiểm.
Maria Cayettana nghiêng đầu suy nghĩ một lúc, rồi bỗng khê bật ra chuỗi cười bất ngờ.
- Tôi kết luận là, theo ngài, ác quỷ có nhiều bộ mặt.
Vừa nói nàng vừa lấy trong thắt lưng ra một viên giấy vo tròn. Khi nàng mở viên giây ra, đặt lên đầu gối, vuốt lại cho thẳng thóm, thì Francisco nhận ra đó là bức ký họa anh vẽ mụ phù thủy bị hành hình trên giàn hỏa. Khi xem tấm ký họa đó, anh chắc chắn nàng sẽ nhận ra hình ảnh mình ngay. Anh đỏ mặt, ngượng ngùng:
- Xin công nương cho tôi được trình bày. Đây không phải là một hành động có chủ tâm. Tôi thấy không thể không ghi lại trước mắt toàn bộ cảnh tượng ghê gớm ấy... lũ khát máu và người đàn bà trẻ khốn khổ... Cùng lúc đó tôi lại bị ám ảnh bởi một hình ảnh khác... tôi nghĩ đến công nương, và tôi không hiểu thế nào nữa... tôi vẽ trong sự xúc động lạ lùng nên đã vẽ công nương theo trí nhớ mà không có chủ ý...
- Ngài có biệt tài vẽ theo trí nhớ. - Maria Cayettana tiếp lời anh - Ngài vừa nói, sự thật mang bộ mặt quỷ dữ, nhưng ngài chưa nói rõ, có giây phút nào đó, sự thật đã làm ngài khiếp sợ? Sự thật ẩn giấu dưới bộ mặt quỷ dữ mà ngài ghi lại trên gương mặt người đàn bà trong bức ký họa này!
- Công nương quá quan tâm đến một điều không hề có.
- Chính tôi cũng không biết nữa... Có thể, ông đã hiểu tôi rõ hơn cả tôi hiểu chính mình? Người ta nói rằng nghệ sĩ có thể nhìn thấu những gì mà người thường không thấy được.
- Đó chỉ là chuyện mê tín.
- Tôi muốn được vẽ chân dung vào một ngày gần đây. Ngài thấy thế nào?
Đối với Goya, đây không phải là ý kiến, mà là mệnh lệnh.
- Thưa công nương, tôi rất hân hạnh và vô cùng sung sướng được thực hiện điều công nương muốn.
- Vậy thì, ngày mai vào lúc năm giờ chiều tôi đợi ngài đến thăm tại lâu đài công tước Alper. - Nàng vừa nói vừa đứng dậy.
Ngày nào Goya cũng làm việc suốt từ sáng đến chiều tối cho bức bích họa vòm cung tiểu giáo đường San Antonio. Và, mặc dù anh biết khước từ lời mời của nữ công tước là khiếm nhã và khó khăn, nhưng anh vẫn đặt công việc nghệ thuật lên trên hết.
- Thưa công nương, vào giờ ấy, tôi đang làm việc. Tôi chỉ còn rất ít thời gian để hoàn tất bức tranh trong thánh đường...
- Đúng năm giờ, thưa tôn ông. - Nàng nhắc lại bằng giọng kiêu kỳ của một mệnh phụ - Chiều mai tôi tiếp khách. Ngoài ông, tôi còn phải tiếp đón những nhân vật khác.
Francisco sửng sốt, có cảm giác như vừa bị một cái tát.
Lòng kiêu hãnh của anh bị xúc phạm. Anh giận sôi lên khi nghĩ rằng một người đàn bà, cho dù là một bà lớn quý tộc Tây Ban Nha, lại có thể ra lệnh cho anh. Điều khổ tâm hơn, rõ ràng anh thấy xuất hiện cái vực sâu ngăn cách giữa anh và người phụ nữ diễm lệ này.
Trong khoảnh khắc ngắn ngủi vừa qua, hai người đã trò chuyện cởi mở với thái độ bình đẳng, nhưng nàng vừa nhắc anh nhớ rằng hai người sống trong hai thế giới khác biệt. Nàng thích thú được giới thiệu cho bạn bè những nhân vật kỳ lạ, hoặc những mẫu người quái đản. Nàng coi họ như những vai hề mua vui chứ không phải là con người.
Anh liền đứng dậy, hơi cúi mình cứng cỏi, mặc dù vết thương còn làm anh choáng váng:
- Lời mời của Công nương làm tôi rất vinh dự, đó là bổn phận, tôi sẽ phải đến dự, nếu công việc cho phép. Nhưng tiếc rằng, lúc này tôi không thể hứa trước.
Nữ công tước nhận thấy phản ứng của anh, đôi mắt nàng như nẩy lửa. Chưa bao giờ có một người đàn ông nào dám từ chối lời mời của nàng. Thái độ tự chủ, cứng cỏi của Goyai làm nàng kinh ngạc đến nổi giận. Nhưng, nhìn lại anh, đôi mắt nàng như dịu xuống.
Nàng hơi nghiêng mình về phía Goya, rất điềm tĩnh, với nụ cười nhỏ nhẹ, nói thì thầm:
- Ngài sẽ đến!
Dứt lời, nàng kéo gọn váy áo, ngẩng cao đầu, rời khỏi phòng.
° ° °
Ngày hôm sau, Francisco miệt mài lao vào công việc. Thật ra, nếu muốn anh có thể dễ dàng đến dự buổi tiếp khách của nữ công tước Alper, vì anh làm việc nhanh hơn dự tính. Nhưng anh cảm thấy có một thích thú riêng trong thâm tâm khi ngồi lì bên giá vẽ cho đến tận chiều tối. Hoàng hôn buông màu sẫm buộc anh phải thu dọn bút vẽ. Sau đó, với tâm trạng bực dọc và không có chủ định, anh đến nhà Martin Daparte, kéo bạn cùng đi ãn tối ở quán rượu Rodas.
Ăn xong, hai người trở về xưởng vẽ. Daparte nhận lời Goya mời về nhà. Nhưng khi đẩy cửa xưởng vẽ, hai người sững lại ngoài bậc cửa.
Một người lạ đang ngồi trong xưởng. Anh ta đứng lên, đưa mắt nhìn hết người nọ đến người kia và hỏi:
- Thưa, vị nào là ngài Francisco Goya?
- Tôi là Goya đây.
- Tôi là quản gia của công tước phu nhân Alper. Công nương sai tôi đến hỏi tại sao ngài không đến dự buổi tiếp khách chiều nay như đã hẹn trước?
- Tôi không hề hẹn trước với nữ công tước.
Nhưng viên quản gia trịnh trọng nhắc lại:
- Công nương đã hạ cố nói cho tôi biết là công nương chờ ngài tại lâu đài vào đúng năm giờ chiều.
- Đúng thật, nữ công tước có mời tôi. Tôi đã trả lời rất tiếc là không nhận lời mời được, vì bận việc.
- Bận việc ư, thưa ngài?
- Đúng. Tôi bận làm việc. Anh cần biết thêm gì không?
- Chưa bao giờ một thường dân lại có gan khước từ lời mời của nữ công tước.
- Bây giờ thì phải bắt đầu lại tất cả. Chính tôi là hạng thường dân ấy đây. Và anh có thể về thưa với bà chủ của anh rằng tôi bận làm việc. Không một ai trên đời có quyền ngăn cản tôi làm việc cả. Công việc, đối với tôi là hệ trọng hơn những ý thích phù phiếm của bà lớn, nhất là khi bà ta lại là một nữ công tước nhiều quyền lực, giàu và đẹp.
- Tôi sẽ nhắc lại với công nương những lời ngài vừa nói.
Viên quản gia như nghẹn thở. Hắn phải ngừng lại để lấy hơi. Sau đó hắn bước ra ngoài.
Khi cửa phòng đã sập lại sau lưng hắn, Daparte khẽ lắc đầu, nhìn Goya như dò hỏi, rồi anh nhận xét:
- Cậu vẫn chứng nào tật nấy. Tôi chưa từng thấy ai gây cho mình nhiều kẻ thù như cậu.
- Nếu như nữ công tước tuyên bố là kẻ thù của tôi chỉ vì tôi không nhảy vào vòng múa rối do bà ấy điều khiển, thì mặc kệ bà ấy.
Francisco rót đầy hai ly rượu, anh nhận thấy tay mình run run. Daparte cười và nói:
- Cậu quên là đang mang ơn bà ấy sao?
- Tuyệt nhiên không phải vậy. Nhưng đâu chỉ vì bà ấy giúp đỡ mà mình phó thác cả tâm hồn và thể xác vào tay bà ấy. Nhất là bà ấy không có quyền cho một tên gia nô đến lục vấn, coi mình như một kẻ tội phạm.
Rồi Francisco thuật lại vắn tắt sự việc xảy ra buổi tối hôm trước. Anh nói rõ nỗi thất vọng khi thấy nữ công tước tỏ ra có thái độ ngạo mạn và trịch thượng đối với anh. Anh đã rõ bản chất của nàng.
Daparte lắng nghe, suy nghĩ một lúc lâu rồi mới trả lời.
- Đúng. Thái độ của nàng có thể hơi quá đáng. Tôi không rõ lắm về nàng, nên không thể nói đó có phải là cách đối xử thông thường của nàng hay không? Nhưng xin anh nhớ điều này, đừng bao giờ quên đẳng cấp và tước vị của nàng.
- Chính bà ta không quên và cũng không để ai quên điều đó. Anh yên tâm.
Daparte buông một tiếng thở dài.
- Goya, đừng trách nàng. Làm thế nào một phụ nữ quý tộc như nàng có thể ngay lập tức hoàn toàn từ bỏ thói quen, suy nghĩ và nếp sống cũ?
- Mặc kệ những thói quen của bà ta! - Francisco gằn giọng - Điều làm tôi tức giận là những hành động khoa trương làm ra vẻ một chiến sĩ đấu tranh cho tự do, dân chủ. Bình đẳng và tự do là những báu vật không thể dùng làm trang sức cho một mệnh phụ nhiều dục vộng xấu xa. Bà ta muốn kiếm cái gì? Tiếng tăm lừng lẫy vang vọng ra nước ngoài chăng?
- Goya, anh thật bất công. Nàng cũng tận tụy, trung thành đấu tranh cho lý tưởng tự do chẳng kém gì anh. Theo những nguồn tin chắc chắn tôi biết rõ là cơ quan mật vụ của Thủ tướng không rời nàng nửa bước. Cho đến nay, tước vụ của nàng trong tầng lớp quý tộc, tiếng tăm của nàng trong quần chúng bình dán đã bảo vệ nàng. Nếu không, người ta đã chấm dứt hoạt động của nàng từ lâu rồi.
Rồi Daparte uống một ngụm rượu và nói nhỏ:
- Anh có thể tin chắc cả kinh thành đều biết anh đã từ chối lời mời của công tước. Xét cho cùng hành động ấy có thể mang lại cho anh nhiều tốt lành hơn là những ảnh hưởng xấu.
- Tôi không hiểu ý anh.
- Anh đang mong được bổ nhiệm vào chức vụ họa sĩ triều đình. Anh miệt mài dốc toàn tâm lực vào bích họa của thánh đường San Antonio, chỉ chuyên tâm vào nghệ thuật mà không để ý đến việc nào khác.
- Tôi thấy điều ấy chẳng liên quan gì đến chuyện trên cả.
- Dù sao anh cũng biết là Hoàng hậu Mari Louise không ưa nữ công tước. Hoàng hậu có ảnh hưởng lớn đối với nhà vua và Thủ tướng. Nếu biết anh có thái độ chống đối với nữ công tước bà ta sẽ tán thành anh và có những nhận xét có lợi.
Ý nghĩ nữ công tước nhận xét thái độ khước từ của anh và cũng có thể lý luận theo kiểu đó làm Francisco hổ thẹn, máu dồn lên mặt.
- Tôi muốn được lựa chọn vào chức vụ đó do tài năng xứng đáng của tôi. Và chỉ thế thôi.
- Thì chuyện ấy có ảnh hưỏng gì đến nghệ thuật của anh? Miễn sao nó tác động tốt cho việc anh được bổ nhiệm.
- Không, không chỉ đơn giản như vậy. Nó còn là phẩm cách con người và nghệ thuật. Tôi không muốn bước lên bậc thang danh vọng bằng con đường ấy. Nữ công tước phải hiểu điều đó. Tôi đã mất gần nửa cuộc đời để kiếm sống trong một cuộc sống đầy bất trắc. Nếu được bổ nhiệm làm họa sĩ triều đình, điều kiện làm việc của tôi sẽ được đảm bảo cho đến cuối đời. Tôi sẽ được tự do vẽ theo ý muốn.
Daparte không thể giữ khỏi bật cười. Francisco nhìn anh bực dọc:
- Anh cười giễu cợt ước vọng của tôi ư?
- Không đâu anh bạn. Nhưng mình buộc lòng phải nghĩ cậu cứ muốn bắt bẻ cuộc đời phải theo ý muốn, mà ý muốn của cậu thì lại luôn thay đổi. Goya, theo mình thì cho đến bây giờ cậu vẫn không biết rõ là cậu muốn gì?
Bức Tranh Maja Khỏa Thân Bức Tranh Maja Khỏa Thân - Samuel Edwards Bức Tranh Maja Khỏa Thân