Số lần đọc/download: 1392 / 2
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Tập 7
H
oài Lưu đặt mớ giấy tờ lên bàn làm việc của Sơn Tùng, nói nhanh:
– Mày xem có phải sửa chữa và thay đổi gì không?
Sơn Tùng ngẩng lên điềm đạm:
– Mày không tin tưởng vào bản thân hay sao vậy?
Hoài Lưu lắc đầu:
– Không hẳn thế, nhưng dù gì mày cũng nên có ý kiến, để sau này khỏi đổ lỗi cho nhau.
Sơn Tùng đứng dậy cầm xấp giấy trên tay, anh ra dấu cho bạn theo mình ra ngồi nơi ghế xa lông. Lướt mắt xem qua thật nhanh, Sơn Tùng gật đầu:
– Tốt lắm! Mày và Thành cứ thế mà tiến hành, tao giao cho tụi bây phụ trách đó, mày thấy thế nào? Được không?
Hoài Lưu gật đầu, cao giọng:
– Chuyện nhỏ!
Thái độ tự tin và cả quyết của anh làm Sơn Tùng hài lòng.
Vỗ vai bạn, Sơn Tùng khen:
– Khá lắm! Mày đã thay đổi và tiến bộ nhiều lắm. Tao rất mừng.
Đưa tay gãi gãi đầu, Hoài Lưu đỏ mặt:
– Cũng nhờ có mày giúp đỡ, nên tao mới Sơn Tùng lắc đầu:
– Đung tự ti như vậy, phải tin vào mình chứ. Mày có khả năng, chẳng qua trước kia mày quá mặc cảm mà thôi.
Hoài Lưu mạnh dạn hắn lên khi nghe Sơn Tùng nói thế. Anh gật đầu bộc bạch:
– Có lẽ vậy, vì so với mày và thằng Thành thì tao học hành không bằng hai đứa bây.
Sơn Tùng cười lớn, rồi nghiêm giọng:
– Bằng cấp không phải là yếu tố quan trọng, cái chính là mình biết được khả năngvà năng lực của bản thân đến đâu, biết rõ đâu là điểm mạnh và yếu của mình thì sẽ thành công thôi.
Nhữnglời nói rất chân thành đó đã làm Hoài Lưu xúc động, anh nhìn bạn với ánh mắt cảm động và đầy hàm ơn.
Sơn Tùng khẽ cau mày:
– Mày sao vậy? Phải cứng rắn và mạnh mẽ lên, đừng yếu đuối như con gái chứ.
– Tao... tao... không biết... - Hoài Lưu cứ ấp úng mãi, anh không tìm được lời để diễn tả tâm trạng của mình lúc này.
Sơn Tùng gạt đi:
– Mày không cần nói những điều đó với tao. Đừng quên, tụi mình đã coi nhau như anh em.
Rồi Sơn Tùng nắm tay bạn, giọng thật ấm:
– Hãy làm tốt công việc của mày là đủ rồi. Đừng suy nghĩ lung tung!
Hoài Lưu gật đầu:
– Tao nghe lời mày. Thôi, tao về bển, không thằng Thành lại chờ.
Đưa bạn ra cổng, Sơn Tùng tự tay mở cửa và dặn dò:
– Hãy cố gắng, tao rất tin tưởng tụi bây!
Khép cửa phòng, Sơn Tùng ngồi vào ghế. Anh rót cho mình một ly rượu và châm một điếu thuốc.
Ngả người ra sau ghế, Sơn Tùng lim dim hai mắt, vẻ mặt đầy thỏa mãn.
Năm năm trôi qua thật nhanh, từ một thanh niên nghèo kiết xác, Sơn Tùng đã có tất cả, tiền bạc, danh vọng và tình yêu... Anh không thấy hối tiếc những gì mình đã làm, cho dù đôi khi nhớ lại, anh vẫn thấy ghê sợ và kinh tởm nó.
Sơn Tùng chắt lưỡi, coi như một cuộc đánh đổi vậy thôi. Hãy cho nó vào quá khứ và sống với hiện tại.
Cánh cửa chợt bật mở, Sơn Tùng mở mắt, anh cau mày khi nhận ra đó là ông Thường.
Phía sau ông là cô thư ký Thu Nga đang hớt hải.
– Kìa ông... không được vào đó...
Thấy Sơn Tùng đang nhìn mình với ánh mắt không vui, Thu Nga sợ hãi và lắp bắp:
– Xin lỗi giám đốc... Tôi... đã... cản nhưng ông ta cứ tự ý xông vào.
Sơn Tùng gật đầu, trầm giọng:
– Cô ra ngoài đi, không phải lỗi do cô.
– Dạ, cám ơn giám đốc.
Thu Nga cúi chào Sơn Tùng rồi bỏ ra thật nhanh, mặt vẫn còn xanh như tàu lá.
Sơn Tùng hất hàm về phía ông Thường, xẵng giọng:
– Ông tới đây làm gì? Tôi đã cảnh cáo sao ông vẫn ngoan cố vậy.
Ông Thường vẫn bình thản:
– Không mời anh ngồi sao cưng?
Sơn Tùng quắc mắt:
– Tôi không muốn gặp ông, tại sao lại mời ông ngồi?
Ông Thường nhìn quanh căn phòng làm việc của Sơn Tùng rỗi chậm rãi:
– Phòng làm việc của cưng đẹp quá. Cưng thật có khiếu thẩm mỹ cao đấy.
Hài hòa lắm!
Sơn Tùng lạnh lùng:
– Ông nói xong chưa? Nếu xong rồi thì ông đi ra cho tôi. Nếu không thì đừng trách tôi vô tình.
Đứng giữa phòng, ông Thường dang tay giễu cợt:
– Cưng sẽ làm gì anh?
– Tôi sẽ cho bảo vệ lên đây và tống cổ ổng ra khỏi công ty.
– Cưng dám vậy à?
– Sao lại không? - Sơn Tùng đứng dậy, anh trở về bàn làm việc.
Ông Thường vẫn chậm rãi và bình thản:
– Cưng không hỏi tại sao anh đến tận đây tìm cưng à?
– Tôi không quan tâm. Vì giữa ông và tôi không còn gì để nói cả.
– Có đấy! Chuyện không quan trọng thì anh chẳng cần ra mặt đâu.
Thái độ bình tĩnh đến tự tin của ông làm Sơn Tùng thắc mắc. Anh nhìn ông một lúc như đánh giá lời nói của ông rồi trầm giọng:
– Là chuyện gì, ông nói đi!
Ông Thường vẫn nhẩn nha như muốn chọc tức sơn Tùng:
– Đứng thế này mà nói chuyện hay sao?
– Ghế đó, ông muốn ngồi thì ngồi.
– Không thể có một lời mời cho anh à.
Sơn Tùng tức lắm, hai mắt anh đã long lên, nhưng vẫn cố gắng kiềm chế, và khô khốc:
– Mời ông!
– Vậy có phải tốt không?
Nhìn ông Thường đắc chí và tự mãn, Sơn Tùng tức sùi bọt mép, nhưng anh vẫn cố chịu đựng vì muốn biết ông ta tìm đến đây với mục đích gì?
Ngồi vào ghế đối diện, Sơn Tùng buông thõng:
– Ông nói đi, ông đến đây vì chuyện gì?
Ông Thường không nói ngay, mà đưa mắt nhìn Sơn Tùng, cái nhìn không chút giấu giếm những rạo rực và thèm khát trong ông.
Khó chịu trước ánh mắt của ông, Sơn Tùng quắc mắt:
– Ông có nói không?
Ông Thường vẫn nhẩn nha, như mèo vờn chuột.
– Cưng càng giận, càng đẹp Tùng ạ.
Sơn Tùng không nhịn nổi nữa, anh đập bàn quát lên:
– Ông im đi! Tôi không muốn nghe những lời nói đó.
Vẻ giận dữ của anh không làm cho ông ta sợ mà trái lại ông còn cười thích thú và gật đầu:
– Thôi được, anh sẽ đi thẳng vào vấn đề.
– Tốt lắm! - Sơn Tùng đáp gọn, vẻ mặt lạnh tanh.
– Cưng định buông tha cho công ty "Minh Hoàng " hay sao?
– Việc đó không liên quan đến ông. Đây là việc riêng của tôi.
Ông Thường gật đầu:
– Anh biết, nhưng anh không tin cưng từ bỏ ý định đó với lý do đơn giản như vậy.
Ông nói vậy là sao?
Ông Thường cười lớn:
– Cưng gạt được Hà My, chứ không qua mắt được anh đâu.
– Ông biết Hà My? - Sơn Tùng thảng thốt.
– Tất nhiên, có gì mà cưng hoảng hốt vậy.
Sơn Tùng lấy lại bình tĩnh, gật đầu:
– Ông khá lắm! Kể ra ông nắm tin tức cũng nhanh và nhạy bén đó.
Ông Thường chồm lên trước, hạ giọng:
– Cưng từ bỏ ý định trả thù không phải vì Hà My, phải không?
Sơn Tùng cười nhạt:
– Vậy là ông đã lầm. Tôi yêu Hà My, tôi không muốn Hà My phải buồn nên tôi đồng ý nghe lời Hà My.
Ông Thường ngả người ra sau cười lớn. Tiếng cười của ông có chút gì mỉa mai làm SơnTùng bực dọc:
– Ông cười cái gì?
– Cười cưng đã nói dối, cười vì cưng không dám nhìn nhận là mình đã thua trong chuyện này.
Rồi ông hạ giọng:
– Cưng không đấu nổi với Hữu Tường, nên đành bỏ cuộc, đúng không?
Sơn Tùng nhìn ông Thường, ánh hoang mang:
tại sao ông ta biết điều này?
Ông ta đã nói thẳng những gì Sơn Tùng đã phải chấp nhận.
Vì Hữu Tường kiên quyết không nhượng bộ, những hợp đồng sau này, Hữu Tường công khai chuyển thẳng cho ông Hoàng với thái độ thách thức ra mặt.
Tuy rất giận nhưng Sơn Tùng đành bó tay bất lực vì anh không đủ sức đấu lại ông Độ.
Không thấy Sơn Tùng trả lời, ông Thường nhẹ nhàng:
– Cưng có muốn tiếp tục trả thù không?Anh sẽ giúp cho cưng toại nguyện.
– Chỉ cần một cú điện của anh, Hữu Tường và ba nó sẽ răm rắp nghe theo lời anh. Và cưng sẽ thấy ông Hoàng và công ty của ông ta chết dần, chết mòn...
Sơn Tùng im lặng, lời đề nghị của ông bắt anh phải nghĩ ngợi.
Một lúc lâu, Sơn Tùng hỏi thật nhỏ:
– Đổi lại, ông muốn gì ở tôi?
Ông Thường nhìn Sơn Tùng:
– Cưng đã biết anh muốn gì rồi mà.
Sơn Tùng nổi gai khắp người, anh buông mình để xua cái cảm giác khó chịu đó, rồi nhẹ nhàng:
– Tôi hiểu ý ông, nhưng tôi đã là một thanh niên ngoài ba mươi tuổi, chẳng còn trẻ trung như ngày trước nữa.
– Nhưng trong anh, cưng vẫn là người đàn ông tuyệt vời nhất.
Ông Thường nói không ngoa. Tuy đã ba mươi hơn, nhưng Sơn Tùng vẫn rất đẹp và điển trai với một thân hình rắn chắc, nó mang đầy quyến rũ và thu hút.
Sơn Tùng chậm rãi:
– Rất tiếc, tôi không thể chấp nhận lời đề nghị này.
– Cưng từ chối à?
– Phải, tôi không thể quay lại con đường mà tôi đã dứt bỏ.
– Còn mối hận thù, cưng nghĩ sao?
Sơn Tùng đứng dậy, anh lấy thêm một cái ly đặt trước mặt ông Thường, rót đầy ly cho ông, anh khẽ nói:
– Ông uống đi!
Hơi ngạc nhiên trước thái độ hòa nhã của Sơn Tùng, nhưng ông vẫn không hỏi mà chỉ yên lặng nhìn anh chờ đợi.
Nhắp một ngụm rượu, Sơn Tùng từ tốn:
– Ông nói rất phải, hận thù đó, tôi đã đánh đổi bao năm để ngày hôm nay mới có khả năng thực hiện điều mà tôi vẫn nung nấu.
– Nhưng còn tình yêu của Hà My và tôi, tôi không muốn lừa dối Hà My.
Tình yêu Hà My dành cho tôi rất trong sáng và chân thành.
– Vì vậy, cưng vứt bỏ tất cả để đổi lấy nó?
– Không phải là đánh đổi, mà là gìn giữ mới đúng.
– Nhưng...
– Ông hãy để tôi nói hết. Nhưng điều quan trọng nhất là tôi muốn sống đúng nghĩa với bản chất của tôi, của một thằng đàn ông, ông biết không?
Ông Thường nói thật dịu dàng:
– Thế còn anh thì sao, cưng không nghĩ cho anh à?
– Cuộc sống của ông không giống như tôi, và ông thừa tiền để tìm cho mình người khác thay thế chỗ tôi, tại sao ông cứ đeo bám tôi như một bóng ma vậy?
Ông Thường cười cay đắng khi nghe Sơn Tùng nói vậy.
Sơn Tùng ôn tồn:
– Lần cuối cùng, tôi mong ông hãy từ bỏ định đó đi. Hãy cho tôi yên ổn với cuộc sống mà tôi đã tìm được sau những năm tháng lầm lạc.
Thấy Sơn Tùng nhỏ nhẹ, ông Thường nhìn anh rồi cười gằn:
– Vậy là cưng nhất định từchối?
Sơn Tùng gật đầu, điềm nhiên:
– Đúng vậy! Mong ông hiểu và về đi.
Ông Thường xẵng giọng:
– Đâu có dễ dàng như vậy được cưng.
– Ông còn muốn làm gì?
Rượu mời cưng không uống, thì buộc lòng anh phải bắt cưng uống rượu phạt.
Sơn Tùng nhếch mép:
– Ông hăm dọa tôi đấy à? Đừng quên, trong tay tôi còn rất nhiều hình ảnh không hay về ông.
Ông Thường cười lên sằng sặc:
– Chính vì những thứ đó mà tôi đến đây.
Sơn Tùng ngơ ngác:
– Ông nói vậy là sao?
Đặt những tấm hình mà Sơn Tùng đã đưa cho ông dạo trước, ông Thường cười nhẹ:
– Cưng nghĩ sao nếu những tấm hình này xuất hiện trên mạng và đến tận tay Hà My của cưng?
Sơn Tùng cười nhạt:
– Nếu ông thích thì cứ làm đi, thiên hạ chỉ thấy ông chứ đâu thấy tôi.
– Cưng nghĩ đơn giản quá.
Chỉ tay vào tấm hình, ông Thường giảng giải:
– Nếu có một dòng chú thích cho những hình xâm này là của Sơn Tùng, một giám đốc trẻ lừng lẫy thì sao nhỉ?
Sơn Tùng điếng người khi nghe thế. Anh như chết lặng, mồ hôi rịn ra trên trán dù đang ngồi trong phòng lạnh.
Anh nhìn ông Thường lo lắng:
– Ông... dám... không?
Ông Thường thừa tinh khôn và ranh ma để nhận ra nỗi sợ hãi trong Sơn Tùng nên gật đầu:
– Sao lại không chứ?
Sơn Tùng cố gắng bình tĩnh, cao giọng:
– Tôi thách ông đấy.
– Kìa cưng, làm gì mà hốt hoảng thế.
– Việc gì tôi phải hốt hoảng. Nếu ông dám làm thì cả hai đều bị ảnh hưởng như nhau. Tôi không sợ đâu, ông đừng hù dọa tôi.
Ông Thường uống cạn ly rượu rồi thong thả:
– Tôi đã già rồi, vợ con đều ở bên Mỹ, nếu mọi chuyện đổ bể, tôi vẫn ung dung mà hưởng thụ với số tiền mà tôi đang có.
– Còn cưng, cưng sẽ còn những gì, hay mất tất cả công danh, sự nghiệp và nhất là tình yêu. Liệu Hà My có thể tha thứ và chấp nhận một người chồng như cưng không?
Sơn Tùng rít lên:
– Khốn nạn! Ông...
Đừng chửi anh, chuyện này là do cưng tạo ra kia mà.
Sơn Tùng hoang mang và lo lắng ra mặt. Ông ta nói không sai. Nếu mọi chuyện xảy ra như ông ta nói, thì anh sẽ không còn gì, và cũng không còn mặt mũi nhìn ai.
– Vậy ông muốn tôi phải làmgì? – SơnTùng thẫn thờ.
Ông Thường mỉm cười, nhìn thái độ của anh ông biết mình đã tháng, do vậy ông đến Sơn Tùng, vuốt nhẹ má anh, cười cợt:
– Như thời xưa thôi cưng.
Sơn Tùng gạt nhẹ tay ông ra một cách yếu ớt, trầm giọng:
– Tôi xin ông hãy tha thứ cho tôi, hãy buông tha cho tôi.
Vẻ khiếp hãi và run sợ của Sơn Tùng làm cho ông Thường đắc chí. Ngồi trên thành ghế của Sơn Tùng, ông mềm mỏng và âu yếm bộc bạch:
– Đã có biết bao người đến với anh, nhưng không ai bằng em cả.
Sơn Tùng đứng dậy, anh vẫn bình thản dù trong lòng rất ghê sợ, nhưng anh không dám lộ ra ngoài, giọng khàn đặc:
– Hãy để tôi yên! Tôi cần có thời gian. - Vừa nói Sơn Tùng vừa đưa tay cầm mấy tấm hình.
Ông Thường cười khẩy:
– Định xé à? Anh đã lưu lại rồi, còn có cả đoạn phim mà cưng gởi cho anh nữa, rõ lắm!
Bị ông Thường nói ra ý định của mình, Sơn Tùng thẫn thờ ngồi xuống ghế một cách chán nản và tuyệt vọng. Đây đúng là “gậy ông đập lưng ông”.
Ông Thường đứng dậy, nói bằng giọng bề trên đầy tình thương:
– Anh không có thời gian đâu, anh muốn có câu trả lời của cưng.
Sơn Tùng thảm não nhìn ông, ảnh mắt của ông Thường đã làm cho anh không còn hy vọng gì nữa.
Sơn Tùng đáp nhẹ giọng buông xuôi như chấp nhận:
– Thôi được. Ông chờ tôi một tuần.
– Có cần phải lâu vậy không?
– Một tuần để tôi lo liệu đám cưới. Ông thấy có ít không?
Ông Thường tròn mắt:
– Hả... Cưng định...
– Ông biết vậy là được rồi. Tôi muốn ông im miệng giữ bí mật cho tôi.
Ông Thường thích thú ra mặt:
Cưng đã đồng ý thì chuyện động trời đến đầu, anh cũng sẵn sàng nghe theo.
Sơn Tùng trừng mắt khi thấy ông Tùng bước lại gần mình, anh cau mày, xẵng giọng:
– Ông định làm gì nữa?
Ông Thường cười khả ố, ánh mắt si mê đến cuồng dại, cợt nhả:
– Lâu ngày không gần cưng, anh muốn.
Sơn Tùng quát lên:
– Im đi! Đây là công ty chứ không phải nhà riêng.
Bị quát, ông Thường khựng lại. Thái độ quyết liệt của Sơn Tùng làm ông e ngại.
– Ông về đi, một tuần sau gặp lại.
“Già néo đứt dây”, ông Thường nhủ lòng và gật đầu.
– Anh đành lòng chờ vậy. Nhưng cưng đừng thất hứa đấy nhá.
Ông Thường đi rồi, Sơn Tùng chụp mấy tấm hình, anh nghiến răng đầy căm phẫn và rít lên.
– Khốn nạn! Tại ông ép tôi đấy nhá, đừng trách tôi độc ác.
Sơn Tùng ném những mảnh vụn vào sọt rác gần đấy. Tiện tay, anh ném cả những giấy tờ mà Hoài Lưu đưa cho anh khi sáng.
Khoác chiếc áo veston lên người, Sơn Tùng bước ra cửa.
Thu Nga vừa thấy anh vội cúi chào. Sơn Tùng đi ngang qua cô vả dặn dò:
– Hủy mọi cuộc hẹn chiều nay cho tôi.
Sơn Tùng vừa đi khỏi thì Hoài Lưu vào đến.
Thu Nga nói nhanh:
– Giám đốc vừa ra ngoài rồi, anh Lưu.
Hoài Lưu gật đầu, chỉ tay vào phòng:
– Anh vào đó lấy giấy tờ được chứ.
Thu Nga tươi cười:
– Anh cứ tự nhiên!
Hoài Lưu bước vào phòng, vài phút sau anh trở ra với dáng vẻ vội vã và căng thẳng lắm.
Thu Nga ngước lên:
– Anh Lưu có thấy không?
– Thấy rồi, cám ơn em.
Vừa nói, Hoài Lưu vừa bỏ đi dáng điệu rất hấp tấp. Thu Nga nhìn theo, có chút ngạc nhiên nhưng rồi lại chăm chú vào công việc.
Hoài Lưu đặt những tấm hình mà anh đã nhặt được trong sọt rác trước mặt Nam Thành, khẽ hỏi:
– Thế này là sao hả Thành?
Nam Thành không đáp, anh cầm tấm hình lên săm soi vào những hình xăm chạy dọc theo đùi người trong ảnh. Những hình xăm theo dạng hoa văn chạy dọc theo đùi ở phần tiếp giáp tạo thành một hình tam giác.
Hoài Lưu thấy bạn cứ chăm chú mãi liền tỏ vẻ nóng nảy:
– Mày nhìn gì vậy, có nghe tao nói gì không?
– Mày nói gì?
Hoài Lưu bực bội, chỉ vào tấm hình.
– Ông này là ai vậy, tao thấy quen lắm. Mày có nhớ không?
Nam Thành lắc đầu, điềm nhiên:
– Ông ta là ai, không quan trọng, mà người này mới quan trọng.
Hoài Lưu ngạc nhiên:
– Có thấy mặt mũi đâu mà biết... Hay mày biết nó?
Nam Thành gật đầu:
– Rất thân nữa là khác.
– Là ai vậy mày?
Nam Thành như thận trọng, dè dặt:
– Có thể... là thằng Tùng.
Hoài Lưu giật mình bàng hoàng:
– Mày nói sao, thằng Tùng à?
Nam Thành gật đầu.
– Phải. Chín mươi phần trăm có thể là nó.
Hoài Lưu la lên, phản đố một cách mạnh mẽ.
– Tao không tin thằng Tùng làm những việc này.
Nam Thânh trầm ngâm:
– Tao thì tin.
Hoài Lưu bực tức.
– Mày đánh giá bạn bè như vậy sao? Căn cứ vào đâu mày cho là thằng Tùng?
– Dựa vào những hình xăm này.
Hoài Lưu sửng sốt nhìn bạn không chớp:
– Mày thấy à?
Nam Thanh gật đầu, chậm rãi:
– Mày còn nhớ thằng Tùng có thói quen gì mỗi khi tắm xong không?
Hoài Lưu gật đầu:
– Nhớ!
– Vậy sau này, nó có còn giữ không?
Hoài Lưu lắc đầu, và nói:
– Không. Tao nghĩ là nó đã lớn nên không còn như trước nữa.
Nam Thành lắc đầu:
– Vì nó muốn che đậy điều này, không cho ai biết, ngay cả tao và mày.
– Vậy làm sao mày nói là thấy? - Hoài Lưu nôn nóng.
Nam Thành chậm rãi kể cho bạn nghe:
– Cách đây hơn một tháng, tao và nó có đi mát-xa. Khi vào phòng thay quần áo, nó có vẻ khác mọi khi lắm, cứ ngần ngừ như không muốn cởi bỏ quần áo, làm tao thấy lạ.
– Rồi làm sao mày biết và thấy?
– Lúc đó tao cũng không để ý nên vẫn vô tư giỡn với nó, tao đưa tay giật tấm khăn lông ra và thấy thoáng qua.
– Nó cô phản ứng gì không?
– Nó quay đi và cằn nhằn tao suốt.
Hoài Lưu dè dặt:
– Mới thoáng qua mà mày khẳng định là nó, có vội vàng không Thành?
– Những hình xăm này rất lạ, dù chỉ nhìn thoáng qua cũng không thể lộn vào đâu cả.
Hoài Lưu gật đầu, anh đã thấy rất nhiều người xăm mình, nhưng họ chỉ xăm hình các con thú, hay bông hoa hoặc nhữag câu đại loại như "chán đời, hận tình"... chứ chưa thấy ai xăm những hoa văn này bao giờ.
Nam Thành khẽ khàng:
– Mày không thấy nó không bao giờ nhắc đến năm năm đó, nó làm gì à.
– Không lẽ nó làm chuyện này sao?
– Chỉ có vậy nó mới mau giàu như này. Thằng Tùng là một người bất chấp, tao tin chắc đây là nó.
– Vậy mày nghĩ sao? Tao thấy nó cũng tốt với bạn bè lắm, nhất là tao và mày.
Nam Thành thở ra:
– Đây cũng là điều tao băn khoăn. Động cơ nào khiến nó làm vậy.
Hoài Lưu buột miệng:
– Vì nó muốn mau giàu, mày không nhớ nó nói gì khi bỏ đi sao?
– Giàu, ai mà không ham, nhưng làm giàu như nó thì tao không đồng ý. Bán mình như vậy thì nhơ nhớp quá.
– Vậy thì làm sao? Dù sao chuyện cũng đã qua rồi, mà tao thấy nó hình như không còn qua lại nữa.
Nam Thành lắc đầu:
– Chưa hẳn đâu.
– Tại sao?
– Mày có nhớ người khách mà tụi mình gặp hôm nó khai trương công ty không?
Hoài Lưu nhíu mày rồi vỗ vào trán:
– Tao nhớ rồi, là ông ta!
– Phải. Ông đó.
– Có thể ổng đang dùng những tấm hình này để uy hiếp thằng Tùng.
Hoài Lưu nóng náy:
– Tống tiền à? Tao thấy ổng giàu có quá mà.
– Không phải tiền, mà là tình.
Hoài Lưu ngạc nhiên:
– Mày nói sao? Tống tình à? Thật buồn cười.
Nam Thành nghiêm mặt:
– Mày đừng cười! Những người như ông ta, tình cảm kỳ khôi và quái đản lắm. Đẹp trai như thằng Tùng, không dễ gì ông ta buông tha đâu.
Hoài Lưu lo sợ:
– Vậy là thằng Tùng phải nghe theo à? Có cách nào giúp nó thoát khỏi không?
Nam Thành trầm ngầm:
– Tao và mày phải gặp thằng Tùng, xem nó quyết định thế nào.
– Có nên không? Nó đã muốn giấu tụi mình, mày làm vậy, tạo sợ....
Nam Thành trầm giọng:
– Đã coi là anh em, phải giúp nó chứ. Lúc này, tao sợ nó không còn bình tĩnh nỗi mà suy đoán đâu.
– Mày nói cũng phải. Thế thì phải gặp nó ngay.
Nam Thành gật đầu.
– Chiều nay, tao và mày ghé qua nó. Còn bây giờ, mày qua bên công ty “Anh Việt” mà ký hợp đồng.
Hoài Lưu nhăn nhó:
– Giờ phút này mà mày bảo tao còn tâm trí làm việc à.
– Có gì cũng phải chờ đến chiều, còn công việc vẫn là công việc chứ.
Nói xong, anh bình thản ngồi vào bàn.
Hoài Lưu hầm hực nhìn bạn, rồi cũng phải nghe theo sau một lúc vùng vằng.
Hoài Lưu vừa đi khỏi, thì Nam Thành cũng buông viết, anh chẳng còn tâm trí đâu để làm.
Chẳng qua vì muốn Hoài Lưu đi khỏi để anh được yên tĩnh mà suy nghĩ tìm cách để nói chuyện với Sơn Tùng.
Càng nghĩ, Nam Thành càng thấy giận Sơn Tùng. Một quyết định nông nổi của bạn đã đưa Sơn Tùng vào tình thế khó khăn.
Hà My ngừng xe, cô nhìn người bảo vệ, nhẹ nhàng:
– Anh Tùng có đây không anh?
– Dạ có. Giám đốc đang trên phòng, cô có cần tôi gọi cho giám đốc không?
Hà My lắc đầu:
– Thôi khỏi. Tôi muốn dành cho ảnh một sự ngạc nhiên.
Người gác cổng xăng xái đón lấy xe Hà My sốt sắng:
– Cô cứ để cho tôi!
– Cám ơn anh nhiều lắm.
Hà My trao tay lái cho anh ta và thong thả bước vào trong.
Đã hết giờ làm việc, nên công ty không còn ai.
Thấy phòng làm việc của Sơn Từng đóng chặt, Hà My mỉm cười và nhẹ nhàng bước lên lầu ba.
Đi gần đến nơi, Hà My chợt nhận ra giọng Nam Thành có vẻ gay gắt lắm:
– Mày nói đi, có phải là mày không Tùng?
Chút ngỡ ngàng, Hà My ngạc nhiên vì chưa khi nào cô thấy ba người họ to tiếng với nhau.
Vì vậy, cô rón rén bước thật nhẹ lên gần cửa phòng và áp tai nghe ngóng.
Trong phòng, Sơn Tùng ngồi trên ghế, điềm đạm.
– Không phải là tao, sao mày có ý nghĩ lạ lùng vậy.
Nam Thành cười gằn:
– Hình xăm này là của mày, mày tưởng tao không nhớ sao?
Nét mặt Sơn Tùng hơi tái xanh khi Nam Thành đặt những tấm hình mà anh đã xé bỏ lên bàn.
Chỉ vào hình xăm, Nam Thành gằn giọng:
– Mày có dám cho tao và thằng Lưu đối chiếu không?
Sơn Tùng nhợt nhạt nhìn hai người, thật lâu sau anh mới chùng giọng:
– Mày nói đúng, là tao.
Hoài Lưu sững sờ dù đã tiên liệu được, nhưng nghe Sơn Tùng thừa nhận, anh cảm thấy bàng hoàng:
– Tại sao vậy Tùng? Sao mày lại có thể làm thế?
Sơn Tùng cười cay đắng:
– Vì sao à? Vì tao không thể nghèo hèn mãi để mọi người khinh rẻ.
Nam Thành nhìn bạn:
– Nhưng sống như mày đã làm thì có đáng không? Bán thân xác cho một kẻ đồng tính là đúng đắn, đàng hoàng hay sao?
Hoài Lưu hỏi bạn một cách dè dặt:
– Vậy năm năm đó, mày sống với ông ta à?
Sơn Tùng gật đầu, chua chát:
– Phải.
Ngoài này Hà My như sụp đổ khi nghe những lời thú nhận từ Sơn Tùng, câu trả lời ngắn gọn của anh như một tiếng sét giáng ngang tai.
Tựa lưng vào tường, Hà My bỗng thấy khó thở lạ lùng. Cô cố gắng hít một hơi thật sâu rồi thở ra thật nhẹ, để lấy lại bình tĩnh.
Trong phòng, giọng Nam Thành vẫn gay gắt:
– Tại sao mày nghĩ nông cạn như vậy hả Tùng?
Sơn Tùng cười khẩy, cay đắng:
– Có thể là tao nông cạn, nhưng thử hỏi, mày sẽ làm gì nếu là tao trong hoàn cảnh đó?
– Mày không cảm nhận được nỗi nhục nhã của tao khi nghe những lời miệt thi và khinh khi của mẹ Quỳnh Chi nói với tao lúc đó đâu, Thành ạ.
– Nhưng không vì thế mà mày lại làm chuyện như thế. Nhơ nhớp lắm!
Sơn Tùng như cuồng dại, anh cười lên sằng sặc nghe thật bi ai và điên rồ:
– Ha... ha... Nhơ nhớp à? Mày nói đúng lắm. Nhưng nhờ có nhơ nhớp mà tao có được ngày nay, mày biết không hả Thành?
Nam Thành nhìn bạn, anh biết Sơn Tùng đang khích động lắm nên dịu giọng chút ít.
– Mày bằng lòng với hiện tại sao?
Sơn Tùng cao giọng:
– Sao lại không. Giờ đây tao có thể ngẩng cao đầu mà ra ngoài, gặp tao, ai nấy cũng phải cúi chào và nghe theo tao răm rắp chứ không bị khinh khi như trước nữa.
– Mày điên rồi Tùng à!
– Tao không điên. Tao đã chấp nhận đánh đổi thì đã đến lúc tao được được hưởng thụ những gì thuộc về tao.
Hoài Lưu khẽ khàng lên tiếng:
– Tùng! Mày hãy bình tĩnh lại, tao và thằng Thành chỉ muốn tốt cho mày thôi.
Lời nói ôn tồn và thái độ chân tình của anh như thức tỉnh Sơn Tùng. Nhìn bạn thật lâu rồi Sơn Tùng đáp nhẹ:
– Chuyện đã xảy ra rồi, tao mong tụi mày đừng nhắc đến. Hãy cho nó vào quá khứ, tụi mình vẫn là bạn của nhau được không?
Hoài Lưu khẽ gật đầu:
– Với điều kiện mày phải chấm dứt qua lại với ông ta và từ bỏ cuộc sống bệnh hoạn này đi.
– Tụi mày yên tâm! Tao không còn qua lại với ông ta nữa.
Nam Thành lắc đầu:
– Có chắc vậy không?
– Mày không tin tao à?
Nam Thành gật đầu:
– Có phải ông ta đã đến đây và đùng nhưng tấm hình này uy hiếp mày không?
– Đúng, nhưng tao đã giải quyết xong rồi.
Nam Thành ngờ vực:
– Bằng cách nào? Chấp nhận nghe lời ổng à?
Sơn Tùng cau mày:
– Lời nói tao không còn giá trị nữa sao Thành?
Hoài Lưu đưa mắt nhìn bạn. Nam Thành hiểu ý nên gật đầu.
– Tao tin mày.
Ngoài cửa, Hà My như không còn đủ sức để đứng nữa, cô khuỵu xuống và ngồi bệt trên cầu thang.
Đau xót và bẽ bàng quá, người đàn ông mà cô hết mực yêu thương lại là thế sao?
Bất chợt Hà My đưa tay lên miệng, cô bỗng thấy kinh tởm và ghê sợ khi nhớ lại những nụ hôn mà Sơn Tùng đã trao.
Tựa tay vào tường, Hà My đứng dậy một cách mệt nhọc và quay lưng bước đi. Chợt cô nghe tiếng Hoài Lưu:
– Mày không sợ ông ta đem chuyện này nói cho Hà My nghe sao?
Nghe vậy, Hà My nán lại, cô như nín thở để lắng nghe câu trả lời của Sơn Tùng.
Dù hụt hẫng và bàng hoàng trước sự thật, nhưng Hà My vẫn muốn biết suy nghĩ và tình cảm của anh dành cho mình.
Giọng Sơn Tùng trầm hẳn:
– Vì vậy tao phải tranh thủ để giải quyết và cắt đứt với ông ta.
– Mày yêu My thật lòng vậy sao Tùng? - Nam Thành chợt hỏi.
Sơn Tùng bực dọc, gắt lên:
– Mày nói vậy là sao? Mày nghĩ tao là loại người như ông ta à? Tao vẫn là một thằng đàn ông đúng nghĩa và mạnh mẽ, biết rung động trước tình yêu với người khác phái.
Nam Thành điềm đạm:
– Mày đừng hiểu lầm, tao không muốn đề cập đến khía cạnh đó.
– Vậy tại sao mày hỏi câu đó? - Sơn Tùng ngơ ngác nhưng vẫn khẳng định - Tao yêu Hà My bằng tất cả tình cảm mà tao đang có.
Nghe được vậy, Hà My cũng thấy chút xao xuyến khi biết Sơn Tùng yêu mình thật lòng.
Tiếng Nam Thành vang lên làm cho Hà My phải chú ý:
– Vì tao biết mày vẫn còn yêu Quỳnh Chi, mày chưa quên được Chi.
Hà My ngỡ ngàng, cô lại hồi hộp chờ đợi câu trả lời của Sơn Tùng.
Cô nghe tiếng Sơn Tùng cười rồi giọng anh vang lên:
– Mày bảo tao còn yêu Quỳnh Chi à? Mày điên hay là tao vậy Thành?
Hoài Lưu như đồng tình với Sơn Tùng:
– Mày nói năng gì lạ vậy Thành?
Nam Thành vẫn thản nhiên:
– Mày chỉ gạt thằng Lưu chứ không gạt được tao đâu.
– Làm gì mà tao phải gạt mày.
– Nhìn căn phòng của mày thì biết.
Hoài Lưu đưa mắt nhìn khắp phòng của Sơn Tùng rồi ngơ ngác:
– Tao có thấy gì đâu.
Nam Thành chậm rãi:
– Không phòng ngủ của thằng đàn ông nào lại quét sơn màu hồng nhạt cả.
Hoài Lưu kêu lên:
– Quỳnh Chi rất thích màu hồng.
– Đúng và hoa thì thích nhất hoa lan. Mày nói sao về bộ gối và tấm drap giường này?
Hà My chợt vỡ lẽ. Đã mấy lần cô cũng thắc mắc về màu sơn của căn phòng và bộ gối hoa hòe đầy nữ tính. Cô có hỏi Sơn Tùng, nhưng anh giải thích là của chủ nhà để sẵn nen dùng luôn:
Cô đã tin là anh nói thật, vậy mà... Hà My lặng lẽ bước đi, cô không muốn nghe nữa.
Một sự thật quá phũ phàng và tàn nhẫn đối với Hà My.
Người gác cổng ngạc nhiên khi nhìn thấyhai mắt Hà My đỏ hoe và gương mặt buồn bã của Hà My, nhưng không dám hỏi.
Đón lấy chiếc xe, Hà My nhẹ nhàng căn dặn:
– Anh phải hứa với tôi, tuyệt đối không cho anh Tùng biết là tôi có đến đây.
– Dạ. Nhưng...
– Không nói gì nữa, anh hứa với tôi đi.
Người gác cổng gật đầu, Hà My nở nụ cười buồn bã chào anh, rồi chạy xe ra cổng.
Không về nhà mà Hà My ghé vào một quán nước bên đường.
Chọn một chỗ ngồi khuất trong góc, Hà My ngồi trong im lặng.
Mặc cho nước mắt lăn dài trên má, Hà My vẫn ngồi bất động trên ghế. Nỗi đau tinh thần đang gặm nhấm trong cô.
Hà My cảm thấy ghê sợ và kinh tởm Sơn Tùng trong vòng tay của một gã đàn ông, cảm giác buồn nôn lại rào lên.
Hà My thấy mình cô đơn quá. Cô bỗng nhớ tới lời của Xuân Kiên. Phải rồi!
Lúc này cô đang cần một người bên cạnh để tâm sự, để chia sẻ cho lòng vơi bớt và nguôi ngoai phần nào.
Lấy điện thoại, cô gọi cho Nhã Quyên, đứa bạn học thân nhất với cô với hy vọng là cùng Nhã Quyên tâm sự.
Nhưng rồi cô thở dài thất vọng khi biết Nhã Quyên tranh thủ những ngày nghỉ đã về quê mãi tận ngoài Trung.
Thế là hết! Hà My thở dài sườn sượt và cất Chiếc điện thoại vào bóp.
Một dáng người đến gần Hà My và khẽ hỏi:
– Sao lại ngồi đây vậy cô bé?
Hà My quay sang, cô ngỡ ngàng và thốt lên:
Xuân Kiên tươi cười như chào cô.
Hà My buột miệng:
– Anh đi một mình?
Xuân Kiên lắc đầu, chỉ tay vào trong.
– Không, bạn anh đang ngồi trong kia.
– Vậy à! - Hà My đáp nhẹ có vẻ thất vọng.
Xuân Kiên nhìn cô:
– Có gì không cô bé? Cô chuyện gì mà buồn vậy?
Hà My chợt hỏi:
– Anh có thể ngồi với My một lát không?
Xuân Kiên kéo ghế ngồi đối diện với Hà My, và nở một nụ cười.
Hà My ngạc nhiên:
– Sao anh lại cười?
– Anh cười vì anh rấtvui, My không còn e dè khi gặp anh nữa.
– Sao anh biết?
– Vì My đã mời anh ngồi với My. Điều này không nói lên được suy nghĩ trong My về anh sao?
Hà My bối rối, bao giờ gặp Xuân Kiên, cô cũng thấy anh thật là bí ẩn. Anh luôn xuất hiện bên cô vào những lúc cô gặp chuyện buồn phiền hay khó khăn.
– My đang nghĩ gì vậy?
– Dạ, không có gì ạ.
Xuân Kiên nheo mắt:
– Có chuyện buồn à? Lại gây gổ với Tùng sao? Có thể kể cho anh không?
Hà My nhìn anh, cô lưỡng lự không biết có nên kể cho anh nghe không?
Xuân Kiên vẫn lặng im chờ đợi. Ánh mắt anh nhìn cô có gì đó thật tha thiết và chân thành, như an ủi cô, vỗ về và động viên cô.
Hà My đáp thật nhẹ sau một lúc suy nghĩ:
– My muốn anh cho My một lời khuyên.
– Về chuyện gì mới được chứ? - Xuân Kiên từ tốn.
– Chuyện của My và anh Tùng.
Xuân Kiên gật đầu:
– Anh sẵn lòng. Nhưng My phải kể cho anh biết hai người đã xảy ra chuyện gì rồi thì anh mới góp ý được.
Hà My gật đầu, giọng cô thật nhẹ và thật buồn, cô kể cho Xuân Kiên nghe tất cả và nhẹ nhàng:
– Theo anh, My phải làm sao đây?
Xuân Kiên châm thuốc, anh hút gần tàn điếu thuốc mới khẽ khàng:
– Ý My là sao?
– My cũng không biết nữa. My đang rối trí lắm.
– My vẫn còn yêu Tùng?
Hà My ngần ngừ một lúc rồi gật đầu không nói.
Xuân Kiên vẫn ôn tồn:
– My giận Tùng vì Tùng vẫn còn yêu Chi?
Hà My lắc đầu:
– Không, đó là mối tình đầu của anh Tùng, My tôn trọng điều đó. Nếu anh Tùng thật lòng yêu My, thì đó chỉ là chút hoài niệm của riêng ảnh, không đáng quan tâm.
Xuân Kiên gật đầu:
– Vậy là My không chấp nhận việc làm của Tùng?
Hà My cười thật buồn:
– Làm sao chấp nhận được hả anh.
– Suy nghĩ và cảm giác của My thế nào về chuyện đó?
Hà Mi im lặng, có chút bối rối trên gương mặt.
Xuân Kiên mỉm cười khuyến khích:
– My đừng ngại, cứ thẳng thắng nói ra những gì My nghĩ và cảm nhận được.
– Có cần thiết không anh?
Xuân Kiên gật đầu nghiêm giọng:
– Rất cần. Anh không thể góp ý gì được nếu không biết quan điểm của My thế nào.
– My... My... thấy ghê sợ thế nào đó. Người như muốn nôn ra khi nghĩ đến.
– Như vậy thì My rất khó mà tha thứ cho Tùng. - Xuân Kiên chậm rãi.
Hà My gật đầu:
– Đúng thế anh à. Làm sao My có thể yêu một người như vậy?
Xuân Kiên bỗng mỉm cười làm Hà My ngạc nhiên:
– Đang nói chuyện, sao anh lại cười?
– Vì My đang hỏi ý anh, nhưng anh chưa nói thì My đã tự trả lời cho mình rồi.
Hà My ngỡ ngàng giây lát rồi gật đầu.
Xuân Kiên lại nhẹ nhàng:
– Nói ra được quyết định của mình, My thấy sao?
– Rất dễ chịu anh ạ. - Hà My thừa nhận.
Quả thật, khi nói ra ý mình, Hà My thấy nhẹ nhõm rất nhiều, cô không còn bị dằn vặt giữa tình yêu và kinh tởm nữa.
Hà My chợt nhìn thẳng vào Xuân Kiên dọ hỏi:
– Anh thấy anh Tùng thế nào?
Xuân Kiên ngạc nhiên:
– Anh đã gặp Tùng bao giờ đâu.
– Ý em là anh đánh giá về anh Tùng thế nào:
– My quên là anh đã nói anh không có thói quen nhận xét người khác sao?
Hà My gật đầu:
– My biết, nhưng anh có thể phá lệ một lần vì My không?
My muốn biết để làm gì?
– Vì My muốn nghe ý kiến của những người cùng giới nghĩ như thế nào vậy mà.
Dù Hà My đã giải thích, nhưng Xuân Kiên biết cô đã nói dối. Anh biết cô vẫn yêu Sơn Tùng, vì từ đầu câu chuyện đến tận giờ, Hà My vẫn gọi Sơn Tùng là "anh Tùng".
Hai tiếng "anh Tùng" đủ thấy cô yêu Sơn Tùng rất sâu đậm. Chính vì thế mà Xuân Kiên ngần ngại.
– Sao anh không nói?
Xuân Kiên trầm ngâm rồi nhẹ nhàng:
– Cũng tùy vào trường hợp, tùy hoàn cảnh mà nhận xét về chuyện này, My ạ.
– My muốn biết cụ thể về việc anh Tùng.
– Theo anh, Tùng đáng thương hơn đáng trách.
– Vì sao? - Hà My mở to mắt ngạc nhiên.
Xuân Kiên trầm giọng:
– Vì khi đó, Tùng mới hai mươi bốn, là cái tuổi còn nông nổi và bồng bột, tính tự ái và háo thắng của một thanh niên mới lớn đã làm Tùng cạn nghĩ.
Hà My cắt lời Xuân Kiên:
– Vậy là anh đồng tình?
Dù cô nói rất nhẹ nhàng nhưng Xuân Kiên vẫn nghe có chút gì gay gắt.
Lắc đầu thật nhẹ, Xuân Kiên mỉm cười:
– Anh đâu có nói như vậy.
– Nếu là anh, anh có làm vậy không?
Xuân Kiên dõng dạc:
– Không bao giờ.
Hà My nhìn anh thật lâu, rồi chùng giọng nghe rất lạ, nhẹ nhàng khàn đặc:
– Cám ơn anh.
Xuân Kiên ngạc nhiên:
– Cám ơn anh? Mà chuyện gì chứ?
– Anh đã cho My câu trả lời mà My đang chờ đợi.
Xuân Kiên rất thắc mắc trước thái độ vừa rồi của Hà My, nhưng anh chưa kịp hỏi gì thì Hà My đã dịu dàng:
– My phải về đây, cám ơn anh về cuộc trò chuyện này.
Xuân Kiên gật đầu như đón nhận lời cảm ơn đó và thong thả:
– My cứ về đi, để anh tính cho.
Không chút khách sáo, Hà My cúi chào và đi ra ngoài.
Một thanh niên lại gần bên Xuân Kiên như chờ đợi.
Xuân Kiên trầm giọng:
– Nhớ giữ khoảng cách, có gì thì điện thoại cho anh ngay.
Chờ cho người thanh niên đi khỏi, Xuân Kiên đứng dậy và lững thững vào bên trong, nơi mà Trí Đại, bạn anh đang ngồi.
Vừa thấy anh bước vào, Trí Đại hỏi ngay:
– Bạn gái của mày đấy à?
Xuân Kiên không đáp ngay, anh kéo ghế ngồi và thong thả châm thuốc.
– Mày có nghe tao nói gì không? - Trí Đại nôn nóng.
Xuân Kiên điềm đạm:
– Có.
– Có sao không trả lời tao?
– Vì tao còn phải suy nghĩ nên trả lời thế nào cho đúng.
Trí Đại đấm vai bạn, bực dọc:
– Phải hay không phải, có gì mà suy nghĩ chứ?
– Khi mày yêu một cô gái, mà cô ta không biết thì có thể gọi là bạn gái không?
Trí Đại ngơ ngác:
– Là sao? Tao chẳng hiểu gì cả.
– Có nghĩa là tao yêu Hà My, nhưng Hà My thì không biết.
Trí Đại gặng hỏi vì tò mò:
– Không biết hay không yêu?
– Mày điếc à? Tao không nói làm sao Hà My biết được.
Trí Đại chưng hửng:
– Ủa! Sao lạ vậy? Mồm mép mày đâu rồi?
Xuân Kiên cười buồn, giọng thật chùng:
– Liệu có cô gái nào dám yêu tao không?
Trí Đại nhìn bạn, anh hiểu điều Xuân Kiên muốn nói nên cau mày:
– Mày lại mặc cảm với cái thẹo trên mặt, nữa à.
Xuân Kiên gật đầu:
– Cô gái nào gặp tao cũng thế. Ngay cả Hà My cũng không ngoại lệ, e dè và tránh né tao thì làm sao tao dám bày tỏ.
– "Chiếc áo không làm nên thầy tu" cũng như đừng “trông mặt mà bắt hình dong”, mày đừng nên tự ti đến độ bi quan quá.
– Tao không bi quan mà chỉ nói lên sự thật. Vì nó, mà tao luôn bị cho là dân anh chị xã hội đen. - Xuân Kiên cay đắng.
– Nhưng thực chất mày đâu phải loại người đó, sao mày không nói với cô gái đó?
Xuân Kiên nhếch mép:
– Khi đã có thành kiến về một người nào đó, mày có dễ dàng tin vào lời giải thích của họ không?
Trí Đại trầm ngâm rồi thắc mắc:
– Vậy mày nói chuyện gì với cô ta mà lâu vậy? Tao thấy có vẻ tâm đắc lắm mà.
Xuân Kiên gật đầu:
– Phải, Hà My có chuyện buồn trong tình cảm nên cần người để tâm sự.
– Và cô ta chọn ngay mày?
Xuân Kiên rít một hơi thuốc và gật đầu:
– Phải. Có gì mà mày ngạc nhiên vậy?
Trí Đại cười thành tiếng rồi lắc đầu:
– Tao không thể hiểu nói.
– Có gì mà không hiểu. - Đôi mày rậm của Xuân Kiên nhíu lại.
– Mày vừa bảo Hà... gì gì... đó.
– Hà My. - Xuân Kiên điềm đạm:
– Ờ, Hà My e dè mày, vậy mà lại có thể tâm sự với mày chuyện riêng tư thì tao không hiểu nổi.
Xuân Kiên cười nhẹ:
– Về vấn đề này, mày không hiểu cũng phải. Tao chỉ có thể nói là Hà My coi tao như một người bạn để giãi bày tâm sự vậy thôi.
Trí Đại tò mò:
– Mà là chuyện gì vậy Kiện, cho tao biết được không?
Xuân Kiên lắc đầu.
– Không thể nói được.
Trí Đại không nài ép, anh gật đầu và lại hỏi:
– Hà My tin tưởng mày vậy sao, khi đem chuyện riêng tư to nhỏ với mày?
– Có gì khó hiểu đâu. Tao không biết bạn trai My là ai, do vậy My có thể nói mà không ngại ngùng.
Trí Đại lắc đầu:
– Con gái thật khó hiểu.
Xuân Kiên nhìn bạn, trêu ghẹo:
– Mày cần mua sách viết về tâm lý phụ nữ mà đọc cho nhiều vào.
– Để làm gì chứ? - Trí Đại ngơ ngác.
Xuân Kiên mỉm cười:
– Để còn kiếm một cô bạn mà đi chơi cuối tuần với thiên hạ.
Trí Đại trợn mắt, la lên:
– Đừng lo cho tao, lo cho mày kìa, có hơn gì tao đâu.
Nói đến đây, anh vội im bặt khi nhận ra sắc mặt kém vui của bạn.
Gãi đầu, Trí Đại lí nhí:
– Tao xin lỗi, tao không cố ý.
Xuân Kiên nhẹ nhàng:
– Tao có nói gì đâu mà mày lạ vậy, uống lẹ đi còn về!
Trí Đại lắng lặng nghe theo lời Xuân Kiên. Đặt tiền lên bàn, Xuân Kiên đứng dậy:
– Mày lấy xe về đi.
– Còn mày?
– Tao muốn đi đâu đó cho khuây khỏa. Bảo thằng Tân chờ cửa tao.
Nói xong, Xuân Kiên đi nhanh ra ngoài. Anh vẫy một chiếc tắc xi, ngồi vào trong xe, Xuân Kiên buông thõng:
– Anh dạo một vòng quanh Sài Gòn cho tôi.
Ngả người vào ghế, Xuân Kiên nhắm mắt. Anh đang nghĩ về Hà My, tình yêu anh dành cho cô rất nhiều và mãnh liệt.
Xuân Kiên biết rằng đây là thời cơ để anh chụp bắt, nhưng... đưa tay rờ lên vết thẹo, Xuân Kiên thở dài một cách chán chường.