No man can be called friendless who has God and the companionship of good books.

Elizabeth Barrett Browning

 
 
 
 
 
Thể loại: Trinh Thám
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 15
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 90 / 21
Cập nhật: 2020-06-17 09:38:12 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7 - Hai Vụ Án Mạng
nbinô dừng xe trước buyn đinh DMHM của nhật báo Diễn đàn, 61 đường Muyrala.
Thượng cấp vừa giao cho hắn một công tác mới. Trước khi lên đường, hắn đã thay một bộ com lê, cắt hợp thời trang. Cái cà vạt màu trắng chấm vàng nổi bật trên nền sơ mi trắng toát. Bộ âu phục tẹt gan tối tân này được cắt tại một tiệm, may sang trọng nhất nhì Mani.
Hắn khoan thai châm thuốc lá, và tạo vẻ mặt trịnh trọng khi bước vào phòng khách. Hắn chìa danh thiếp, tự xưng là thầm sát viên công an, muốn gặp viên thư ký tòa soạn về công vụ. Hai tiếng công an như chiếc đũa mầu nhiệm gíup Anbinô đi thẳng vào văn phòng. Cửa đóng lại, Anbinô cúi đầu thi lễ:
- Biết ông bận việc, tôi không dám làm mất thời giờ quí báu. Tôi chỉ xin phép hỏi một câu thôi.
Viên thư ký tòa soạn mỉm cười:
- Xin ông tự nhiên. Tôi rất hân hạnh được tiếp một nhân viên công lực. Chẳng hay ông đến báo quán có việc gì? Về loạt bài của chúng tôi tố cáo bọn du côn ở bến tàu phải không?
Anbinô rút thuốc lá mời:
- Thưa không. Ông giám đốc cảnh sát vừa đọc bài tường thuật vô tư và tỉ mỉ của quí báo về tai nạn đáng tiếc xảy ra hồi tối cho phi công Vitô. Tôi được lệnh chuyến đến ông lời khen ngợi và cám ơn thành thật.
Viên thư ký tòa soạn thở khói thuốc lên trần: '
- Không dám, ông dạy quá lời. Cuộc điều tra riêng của nhà báo còn nhiều thiếu xót.
Anbinô xua tay:
- Ông quá nhún nhường. Thú thật là sở Công an có đủ phương tiện điều tra khoa học mà còn phải học trong bài tường thuật của quỉ báo nhiều điều mới mẻ. Mục đích của tôi hôm nay là tiếp xúc với tác giả bài này, thứ nhất để khen ngợi, thứ hai để hỏi rõ một vài chi tiết quan trọng.
Viên thư ký tòa soạn đáp:
- Đó là ký giả Menđôda. Ông ta làm đêm nên buổi sáng không có mặt tại tòa soạn.
- Tôi sẽ đến nhà riêng.
Viên thư ký tòa soạn lục trong ngăn kéo ra một cuốn sổ tay, giở được vài trang, đoạn ngưng lại, hỏi:
- Ông cần đến nhà riêng Menđôda phải không? Vì theo nội qui của tòa báo, chúng tôi không thể cho nguời ngoài biết địa chỉ của nhân viên. Trong quá khứ, bọn Huk và du côn Mani đã tới tận nhà nhiều ký giả để hành hung.
- Tôi là thẩm sát viên Công an.
- Cũng không được. Trừ phi ông mang trát tòa đòi Menđôda, hoặc Menđôda phạm pháp...
Giọng Anbinô trở nên gay gắt:
- Cảnh cáo ông biết, sự im lặng ngu xuẩn của ông sẽ mang lại hậu quả đáng tiếc, có thể phương hại đến tính mạng.
Cặp mắt của Anbinô long lên sòng sọc. Chột dạ, viên thư ký tòa soạn xô ghế đứng dậy. Anbinô quạt vào mặt nạn nhân một trái thôi sơn kinh khủng. Viên thư ký tòa soạn gầy guộc ngã chúi xuống. Anbinô nắm ve áo nạn nhân lôi dậy, quát:
- Menđôda ở đâu?
Viên thư ký tòa soạn chỉ vào cuốn sổ tay. Lật ra, Anbinô xé mảnh giấy, nhét vào túi trên, đoạn hăm dọa:
- Mở rộng tai ra mà nghe, tôi không phải là nhân viên công an đâu. Tôi là Anbinô. Anh còn nhớ Anbinô không?
Viên thư ký tòa soạn nhìn hắn chăm chú, rồi thét lên sửng sốt:
- Nhớ... nhớ... Anbinô, trưởng ban ám sát Huk ở Mani.
Anbinô ré lên cười:
- Ông bạn nhớ dai ghê. Hình như ông bạn đã dự phiên tòa xử tôi.
- Phải.
- Hẳn ông bạn đã nghe dư luận nói nhiều về tôi.
- Vâng.
- Vậy, ông đã biết dưới gầm trời này Anbinô chẳng sợ ai hết. Muốn giết ai thì giết. Cho ai sống mới được sống. Không mãnh lực nào cản tay tôi được. Lẽ ra tôi giết ông, vì ông đã phăng ra tông tích của tôi. Nhưng tôi lại tha cho ông. Với một điều kiện: sau khi tôi rời khỏi tòa báo, không được gọi điện thoại cho Công an. Không được báo cho Menđôda. Không dươc nói cho ai hết. Nếu không, tôi sẽ ra lệnh giết cả nhà ông. Nhớ chưa, tôi sẽ tru di toàn gia tộc ông, không phân biệt già trẻ, trai gái, nội ngoại.. Không lẽ ông quí mạng sống của một thằng phóng viên đần độn bằng mạng sống của vợ con ông? Thế nào, ông nghĩ sao?
- Tôi xin nghe lời ông.
- Tốt lắm. Giờ đây, ông gọi giây nói cho Menđôda. Dặn hắn là nhân viên tòa báo sắp đến nhà.
Viên thư ký tòa soạn cầm máy, sửa soạn quay số, thì Anbinô đổi ý kiến:
- Thôi, đừng dặn hắn đợi ở nhà nữa. Ông bảo hắn tới tòa báo ngay, ngay tức khắc.
- Thưa... thưa...
- Không thưa bẩm gì nữa. Làm liền đi, kẻo mất mạng.
Nói xong, Anbinô vắt vẻo ngồi xuống ghế, vỗ điếu thuốc vào móng tay, dáng diệu vênh váo. Mặt hắn tràn trề khoái lạc như cậu trai quê mùa tán được cô gái xinh đẹp trên con đường vắng.
Đợi cuộc điện đàm chấm dứt, hắn mới lên giọng hách dịch:
- Menđôda sắp đến chưa?
Giọng viên thư ký tòa soạn run run:
- Thưa, sắp. Chừng 10,15 phút nữa thôi.
Anbinô dõng dạc ra lệnh:
- Bây giờ ông ngồi xuống bàn giấy, tiếp tục làm việc. Lát nữa, hắn tới, ông muốn giới thiệu tôi là ai, tùy ý, miễn cách nào tôi đưa hắn đi là được.
- Thưa, còn tôi...
Aobinô cười rít lên:
- Hẳn rồi... ông phải đưa hắn xuống nhà.
- Tội nghiệp cho tôi. Menđôda có mệnh hệ nào, tôi sẽ bị điều tra lôi thôi.
- Tùy ông, tôi không ép. À, ông bạn quý được mấy cháu nhỉ? Cháu lớn lên mấy?
Nghĩ đến đàn con dại đang nô đùa ngoài vườn dưới ngọn gió lành mạnh từ biển thổi vào, viên thư ký tòa soạn thấy lòng se lại. Biết thóp, Anbinô gật gù:
- Đã bảo mà... Trước sau, ông vẫn phải nghe lời tôi. Này, tôi dặn ông một lời nữa: sau này hễ công an hỏi, ông lắc đầu và ngậm miệng.
Chợt bên ngoài có tiếng gõ cửa. Anbinô nói lớn:
- Ai đó, cứ vào.
Người gõ cửa là Menđôđa. Y vẫn mặc cái sơ mi ngắn tay sặc sỡ quen thuộc. Khói thuốc Philíp từ miệng bay lên, quyện vào mớ tóc quăn lòa xòa trên vầng trán rộng và trắng. Cái đẹp khả ái và cường tráng của Menđôda đủ sức thu hút những thiếu nữ xuân thời.
Menđôda hỏi viên thư ký tòa soạn:
- Kìa anh. Có chuyện gì gấp phải gọi tôi thế?
Viên thư ký tòa soạn đang lúng túng thì Anbinô đỡ lời:
- Hân hạnh chào ông Menđôda. Tôi là thẩm sát viên Công an, đến đây vì công vụ.
Menđôda ngạc nhiên:
- Dạ, có chuyện gì?
Anbinô lừ mắt nhìn viên thư ký tòa soạn:
- Tôi đã bàn trước với ông thư ký tòa soạn rồi. Chúng ta đến nơi khác trò chuyện tiện hơn. Vì là chuyện mật. Phải không ông?
Viên thư ký tòa soạn gật đầu. Không hỏi thêm nửa lời, Menđôda mở cửa nhường Anbinô ra trước. Ba người vào thang máy xuống dưới nhà. Đường phố Mani buổi sáng đông nghẹt. Anbinô chỉ chiếc xe Nash sơn đen đậu sát lề:
- Mời hai ông lên xe đến tiệm giải khát gần đây.
Trên xe có một người tài xế vẻ mặt hung ác. Hắn khệnh khạng mở cửa cho Menđôđa lên. Viên thư ký tòa soạn đang do dự thì Anbinô gạt ra. Trong khi ấy, tài xế rú ga, phóng thẳng, Menđôda la lên:
- Ô kìa, còn người nữa chưa lên kịp.
Anbinô hích mũi súng nhọn vào hông:
- Biết điều thì im miệng.
Menđôda thở dài, áo não:
- Tôi hiểu rồi. Các ông đánh lừa.
Anbinô cười khẩy:
- Anh không đến nỗi ngu xuẩn như người ta tưởng. Phải, tôi đã đánh lừa anh.
Menđôda phản kháng:
- Ông muốn gì tôi? Tôi không phải hạng người dễ bị đe dọa đâu.
Tên tài xế xía vào:
- Muốn gì à? Lát nữa sẽ biết.
Menđôda gắt um:
- Tôi không ưa lối nói ỡm ờ. Các ông muốn gì, nói mau lên. Các ông cần tiền phải không? Tôi xin nói trước là không có tiền. Hay là ông chồng bị vợ cắm sừng thuê tiền các ông để hành hung tôi? Tôi thanh minh là không bao giờ đi chơi đêm, và không có nhân tình.
Anbinô nghiến răng kèn kẹt:
- Bái phục mày sát đất. Meađôđa ơi, mày dòng kịch tài quá.
Nghe bọn gian nói tục, Menđôda bắt đầu lo sợ. Song у vẫn làm già:
- Nói thẳng các anh biết, nếu đến ngã tư kia không cho tôi xuống, tôi sẽ kêu cứu với cảnh sát.
Anbinô cười nhạt:
- Chỉ sợ mày khòng còn hơi nữa thôi. Liệu hồn! Hễ mày thốt ra một tiếng, tao sẽ bắn nát thây.
Menđôda nín bặt, da mặt tái mét. Chiếc Nash lái ngoằn ngoèo ra ngoại ô. Là người sống lâu năm ở Mani, quen hết ngõ ngách, Menđôda biết là bọn gian đưa chàng vào thị trấn Pasay, khu thanh lâu khét tiếng. Menđôda cố giữ cho giọng nói bớt run run:
- Các ông mang tôi đi đâu?
Anbinô đáp thõng:
- Rồi sẽ biết.
Menđôda phập phồng lo sợ. Khu thanh lâu Pasay là sào huyệt của dân dao búa tứ chiến. Nhiều vụ thanh toán đẫm máu đã diễn ra tại đây mà cơ quan an ninh không tìm ra manh mối. Đâm thuê, chém mướn, bắt cóc chuộc tiền, gá bạc, chứa thổ công khai, mua bán thuốc phiện trắng và các dụng cụ hành lạc ghê tởm: đó là đặc điểm của khu Pasay. Menđôda run như rẽ, chàng biết không còn hy vọng cầu cứu nữa.
Chiếc Nash quặt vào ngõ hẻm hun hút và xiêu vẹo, phía sau một dãy nhà bán dâm lõa lồ. Nhìn những ả làng chơi lòe loẹt phấn son, chạy tung tăng như đèn cù, và nghĩ đến số phận cá chậu chim lồng của mình, Menđôda thốt nhiên cảm thấy yêu đời hơn bao giờ hết.
Tài xế lái vào ga ra đã mở cửa sẵn. Đó là một xưởng máy cũ, đồ đạc được dọn đi hết, nhưng trên tường, dưới đất, còn nham nhở vết dầu mỡ bẩn thỉu và ướt át. Menđôda bị dẫn vào một căn phòng trống trơn, cửa sổ đóng im ỉm. Bật đèn lên, Anbinô nói:
- Tôi chỉ hỏi anh một câu, và anh phải trả lời đàng hoàng. Nếu không, anh đừng hy vọng trở về tòa báo.
Menđôda đáp:
- Câu hỏi như thế nào? Giả sử anh hỏi những điều ở ngoài phạm vi hiểu biết của tôi thì sao?
Anbinô cười gằn:
- Chẳng có gì khó khăn. Tôi muốn biết ai cung cấp tài liệu cho anh viết bài tường thuật về vụ tai nạn phi cơ.
Menđôda bắt đầu hiểu. Y lặng người như bị đánh mạnh vào đầu. Tiến thoái lưỡng nan: nói thật thì Pôlin bị liên lụy, nhưng nếu nói dối thì tính mạng không được chu toàn. Y bèn lắc đầu với mục đích kéo dài thời giờ:
- Bí mật nghề nghiệp. Tôi đã tuyên thệ trước nghiệp đoàn ký giả. Tôi không thể nói được.
Anbinô đá mũi giày nhọn vào bụng Menđôda. Tránh không kịp, nạn nhân ngã ngồi, ôm bụng rên rĩ. Anbinô dằn từng tiếng:
- Ai cung cấp tài liệu, khai đi. Đế giày bằng sắt sẽ dẫm nát bộ mặt khôi ngô của mày.
Menđôda vẫn lắc đầu. Anbinô dựng y dậy, rồi một tay nắm ve áo cho khỏi ngã, tay kia đấm liên hồi vào thân thể nạn nhân như võ sĩ tập dượt bao cát. Mặt nạn nhân xưng húp, máu chảy ri rỉ ra ngoài mép, hai chiếc răng cửa rớt xnống đất.
Menđôda ráng chịu đau, hy vọng bọn Huk sẽ buông tha sau khi đánh chán tay. Nhưng у đã lầm. Bọn Huk sẵn sàng lóc từng miếng thịt để bắt у khai.
Anbinô đẩy у chúi vào góc nhà, đoạn quay ra gật gù nói với Santô:
- Hừ, thằng làm báo này gan thật! Mầy có quẹt máy không?
Nằm trên đất, Menđôda nhắm mắt lại, mường tượng đến Polin bằng xương, bằng thịt, cân đối và khêu gợi đang chờ chàng trong một gian phòng khách mát mẻ. Mặc dầu từ trước đến nay chưa được ân ái với Pôlin, y vẫn thấy rõ những bộ phận nảy lửa của nàng. Y tin tưởng cảm nghĩ về Pôlin sẽ làm y quên đau.
Nhưng Anbinô đã bật lửa, dí sát mặt Menđôda. Mùi tóc bị đốt khét lẹt. Santô rít lên:
- Thú thật cho rồi. Mày không chịu nổi đâu. Bọn gián điệp chuyên nghiệp còn phải đầu hàng, huống hồ một thằng nhà báo trói gà không nổi như mày. Chúng tao sẽ đốt mũi trước, rồi đến miệng. Nếu cần, chúng tao sẽ nướng dùi cháy đỏ rồi đâm vào bụng mày.
Anbinô ghé cái bật lửa vào vành tai Menđôda. Sèo, sèo... Nạn nhân rú lên một tiếng đau đớn. Santô cười khì:
- Bằng lòng khai chưa? Ai cung cấp tài liệu cho mày?
Menđôda thở dài, nước mắt ràn rụa. Lần thứ nhất, y bị bắt giữ và tra khảo tàn nhẫn. Bước chân vào nghề phóng viên báo chí, y vẫn sống cuộc đời phẳng lặng, không gặp sóng gió. Y buột ra một tiếng tuyệt vọng:
- Pôlin.
Anbinô hỏi gặng:
- Vợ chưa cưới của Vitô phải không?
- Phải.
- Con bé ở đâu?
- Không biết.
Ngọn lửa được dí sát cánh mũi phập phồng của nạn nhân, mùi thịt khét lẹt bay lên. Menđôda vùng vằng, song toàn thân đã bị giữ chặt trong những vòng tay cứng như thép nguội. Giọng Menđôda rên rĩ:
- Đau quá! Tôi xin nói...
- Mau lên. Địa chỉ của con bé lai Pháp…
- Khách sạn Bay View.
- Phòng số mấy.
- Tôi không nhớ.
- Giờ này, nó ở nhà không?
- Chắc có. Nàng có hẹn với tôi.
Anbinô mỉm cười đắc thắng. Tiếng cười như xé vải của Santô tiếp theo làm Menđôda lạnh thấu xương sống. Y rụt rè hỏi:
- Tôi khai xong rồi. Các ông trả tự do cho tôi chưa?
Santô cười to hơn:
- Rồi. Cho anh về.
Menđôda chằm chằm nhìn hai đảng viên Huk. Giọng nói của Santô chứa chất một sự giả dối và kinh khủng. Menđôda nói:
- Đa tạ hai ông.
Anbinô rút súng quay lộn trên tay. Nhìn khẩu súng đen ngòm, Menđôđa trợn tròn mắt, hai tay đưa ra phía trước, như muốn ngăn cản lằn đạn hung dữ. Anbinô ném khẩu côn lên rồi bắt lấy nhẹ nhàng, trên môi nở nụ cười độc địa.
Bồ hôi chảy đầy người Menđôda. Làm nghề viết văn, nhiều lần y mô tả sự chết, bây giờ y mới biết những giây đồng hồ trước khi chết là ghê rợn và dài lê thê. Y muốn bọn Huk bắn ngay một phát trúng tim, để y khỏi lo sợ và chờ đợi. Song Anbinô cố tình chần chừ, cùng Santô tiêu khiển cho thỏa thích.
Menđôda lùi lại một bước, mặt xanh mét. Anbinô, giọng nhỏ nhẹ, như hỏi bạn thân:
- Ông bạn định thoát thân hả?
Menđôda cầu khẩn:
- Tội nghiệp cho tôi, ông ơi. Tôi không can dự vào việc làm của các ông. Nếu các ông tha giết bảo gì tôi cũng lain.
Anbinô bĩu môi, khinh bỉ:
- Bọn dài lưng tốn vải như mày sống chật quả đất, làm bẩn mắt thiên hạ. Học giỏi như mày mà ngu như con tườu. Mày ngậm miệng chịu đòn thì may ra còn sống. Chúng tao biết được bí mật nên phải giết mày.
Menđôda run lẩy bẩy:
- Thưa, tôi không dám tố giác với công an. Tòi xin thề...
Anbinô thản nhiên nâng miệng súng ngang mặt Menđôda.
- Lạy ông.
- Hà, hà, mày có con mắt đẹp ghê! Tao phải bắn nát ra, kẻo xuống âm phủ mày lại tằng tịu với con gái Diêm vương.
Viên đạn trúng vào khoảng giữa đôi mắt đa tình của chàng phóng viên tận tâm với chức nghiệp. Menđôda ngă vật xuống. Anbinô quay lại phía Santô:
- Chúng mình đi thôi.
..................................................................................................................................................................
Lê Diệp ngần ngại một phút trước khi xô cửa buyn-đinh DMHM, vào tòa báo Diễn đàn. Người tùy phái lễ phép hỏi:
- Quí ông hỏi ai?
Lê Diệp đáp bằng tiếng Anh:
- Tôi muốn gặp ông thư ký tòa soạn.
Người tùy phái chỉ tay ra đường:
- Ông ấy vừa đi khỏi.
Bỗng người ấy reo lên:
- Kìa, ông thư ký tòa soạn đã về.
Nhận ra một người dong dỏng cao, phục sức xoàng xĩnh, Lê Diệp đon đả:
- Chào ông. Tôi có việc quan trọng cần nói.
Viên thư ký tòa soạn nhìn chàng từ đầu xuống chân, bằng cặp mắt mệt mỏi và ngờ vực:
- Xin lỗi ông, tôi còn bận lắm. Ông hoãn đến chiềa được không?
Vừa nói, viên thư ký tòa soạn vừa bước vào thang máy. Lê Diệp vào theo. Chẳng nói, chẳng rằng, chàng theo vào văn phòng. Không đợi viên thư ký tòa soạn yên vị, chàng nói:
- Biết ông bận việc, tôi xin phép đi ngay vào vấn đề. Nếu có thể, xin ông cho biết tên tác giả của bài tường thuật về tai nạn phi cơ.
Viên thư ký tòa soạn đứng phắt dậy, như bị điện giật. Da mặt đã tái càng tái thêm, một giọt bồ hôi long lanh trên mũi, tuy căn phòng được gắn máy điều hòa khí hậu mát lạnh. Người ấy lặp lại:
- Ông muốn biết tên tác giả ư? Trời ơi!
Rồi nín lặng.
Lê Diệp hỏi dồn:
- Yêu cầu ông cho tôi biết ngay. Vụ này rất hệ trọng, không những đối với ông và tôi, mà còn hệ trọng đối với hàng vạn, hàng triện người khác.
- Ông là ai?
- Là bạn ông, và là bạn của những người tôn trọng pháp luật. Tôi đến đây không ngoài mục đích giúp ông.
- Cám ơn thịnh tình của ông. Nhưng xin ông hiểu cho. Tôi không thể nói được.
Gương mặt sợ hãi tột độ của viên thư ký tòa soạn đã giúp Lê Diệp phăng ra sự thật. Chàng hỏi bất thần:
- Bọn Huk dọa ông phải không?
Viên thư ký tòa soạn lặng thinh. Lê Diệp cầm lấy cuốn sổ tay để mở trên bàn. Liếc qua, chàng nghiêm mặt:
- Hừ, tôi biết rồi. Ký giả Menđôda. Khổ quá, tại sao ông cho bọn Huk biết chỗ ở của Menđôda? Ông phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Vào giờ này, chắc Menđôda đã thiệt mạng. Y thiệt mạng vì ông. Vì sự mềm yếu của ông.
Viên thư ký tòa soạn thở dài, chua chát:
- Xin ông thương tôi. Menđôda còn độc thân, tôi có vợ và một bầy con dại cần cấp dưỡng. Cha mẹ già của tôi còn sống, và trông vào tiền lương hàng tháng của tôi. Chẳng may tôi gặp chuyện rủi ro...
Lê Diệp đóng cửa lại đánh sầm, hối hả ra thang máy. Gặp người tùy phái, chàng vẫy:
- Cám ơn anh.
Người tùy phái tiễn chàng xuống đường. Chàng dừng lại, rút tờ 20 pêsô thơm mùi giấy mới, dúi vào tay y. Không tỏ vẻ sửng sốt, y cất ngay vào túi. Lê Diệp nói nhỏ:.
- Biếu anh đấy. Phiền anh cho biết một chi tiết. Đêm qua, Menđôda làm việc tại tòa báo đến mấy giờ?
- Thưa, bận viết tin giờ chót nên đến nửa đêm mới ra về.
- À, viết bài về vụ phi cơ lâm nạn phải không?
- Thưa phải.
- Menđôda lấy tin ở đâu?
- Thưa, tôi không biết. Lúc báo lên khuôn, một thiếu phụ lai Tây phương đến tìm Menđôda và trò chuyện rất lâu. Khi ra về, thiếu phụ lấy mù soa thấm nước mắt.
- Thiếu phụ này là ai?
- Thưa, tôi không biết. Nàng trạc 20, 22 là cùng. Xin lỗi ông, tôi phải lên phòng giám đốc.
Lê Diệp đặt vào bàn tay người tùy phái một tờ 20 pêsô nữa, kèm theo câu hỏi thân mật:
- Một phút nữa thôi. Nàng mặc quần áo gì?
- Thưa, y phục màu xanh nước biển, dường như là đồng phục nữ chiêu đãi viên hàng không.
- Tóc bạch kim phải không?
- Thưa đúng. Tại sao ông biết?
Lê Diệp cười nụ:
- Nàng là bạn thân của Menđôda. À, từ sáng đến giờ, những ai vào phòng ông thư ký tòa soạn?
- Thưa, hai người. Họ cùng đi với ông thư ký tòa soạn xuống xe.
- Họ đến nhà Menđôda?
- Không. Menđôda tới đây, và lên xe hai người lạ.
Lê Diệp không cần hỏi thêm nữa. Bọn Huk đã bắt cóc Menđôda. Nội ngày nay, chúng sẽ bắt cóc Pôlin, cô gái có suối tóc bạch kim. Chàng ra tay tức khắc, may ra còn kịp. Song chàng không biết địa chỉ của nàng. Chỉ còn cách tới trụ sở hàng không Pháp.
5 phút sau, Lê Diệp đối diện một thiếu nữ Phi mảnh mai, da ngărn ngăm, miệng cười như hoa nở. Vốn ghét đàn bà, chàng không buồn ngắm cái eo nhỏ xíu của nàng, mà chỉ cất giọng khô khan:
- Yêu cầu cô cho biết chỗ ở hiện thời của, cô Pôlin, chiêu đãi viên trên đường Hương Cảng - Mani.
Thiếu nữ ngước cặp mắt to và trong vắt:
- Xin lỗi, ông là ai?
Chàng đáp cộc lốc:
- Nhân viên Công an.
Thiếu nữ ngần ngừ một giây, đoạn nói:
- Lạ nhỉ? Cách đây một phút, ty Công an vừa gọi điện thoại hỏi Pôlin xong.
Lê Diệp chột dạ, bọn Huk đã sớm hơn chàng một phút. Chàng nói, giọng thản nhiên:
- Chúng tôi được lệnh chia ra làm 2 toán đi tìm cô Pôlin. Công việc cần lắm, xin cô cho biết ngay.
- Phòng 215, lữ quán Bay View, Pôlin vừa đến Bay View sáng nay. Trước kia, cô ấy ở khu Santa Ana.
Không đợi thiếu nữ nói hết câu, chàng bước rảo ra cửa. Thiếu nữ nhìn theo bằng cặp mắt bực bội. Có lẽ từ ngày lớn lên nàng mới gặp lần đầu một người đàn ông không tim. Ai gặp nàng cũng trầm trồ khen ngợi bộ ngực rắn chắc, khiêu khích, nổi bật trên tấm thân nhỏ nhắn, cân đối. Còn người đàn ông lạ lùng này...
Lê Diệp vẫy tắc xi trèo lên, dúi vào tay tài xế tờ bạc 5 pêsô, với lời dặn:
- Khách sạn Bay View, nhanh lên.
Chàng đã trả gấp 5 lần số tiền từ trụ sở hàng không đến khách sạn. Tài xế cúi rạp vào vô lăng, rú kèn inh ỏi. Tuy vậy, Lê Diệp vẫn có cảm tưởng xe bò chậm như rùa. Chàng giục:
- Nhanh lên.
Tài xế “úi chà” một tiếng, rồi đáp:
- Ông nhìn đồng hồ tốc độ xem tôi chạy bao nhiêu cây số một giờ? Đố ông tìm được ở Mani một người thứ hai lái nhanh bằng tôi.
Lê Diệp muốn véo tai tài xế một cái thật đau. Hắn lái đã nhanh, song vẫn chưa nhanh theo ý chàng. Con đường ra bờ biển rộng thênh thang, loại tắc xi Hoa Kỳ này có thể ngốn đường trên trăm cây số một giờ, không sợ gây ra tai nạn.
Suýt nữa tài xế húc vào xe buýt ở ngã tư. Đèn giao thông chưa kịp chuyển sang màu đỏ, Lê Diệp đã hối thúc:
- Chậm quá! Lỡ việc mất rồi.
Tài xế phản đối:
- Ông sẵn lòng trả tiền phạt không?
- Bao nhiêu cũng trả.
Tắc xi vọt qua ngã tư đông nghẹt xe cộ. Cảnh binh thét còi inh ỏi. Lê Diệp hỏi:
- 10 pêsô đủ chưa?
Tài xế cười:
- Thưa đủ.
Khí hậu mát rợi của khách sạn được điều hòa một cách tối tân làm Lê Diệp dễ chịu. Ở thủ đô Mani nóng bức, đâu đâu cũng có máy lạnh, những trưa nắng xiên khoai, người ta thích máy lạnh hơn cả đàn bà. Bồi giữ thang máy nghiêng đầu chào.
Chàng sực nhớ ra Pôlin ở cùng khách sạn với chàng và Văn Bình. Chàng mới đến, bồi thang gác đã nhớ mặt. Tại các đô thị lớn trên thế giới, đặc biệt tại khách sạn lớn, người ta thường dùng nhân viên có trí nhớ phi thường để giữ thang máy. Hồi hoạt động ở Âu châa, chàng trọ một đêm tại đại lữ quán Ritz, 5 năm sau, người gác thang máy còn nhận ra chàng.
- Thưa, ông về phòng.
Phòng của chàng ở trên phòng Pôlin một tầng. Chàng lên thang máy, rồi đi bộ xuống lầu hai. Đến trước phòng 215, chàng đứng lại, nhìn bốn phía. Nghe tiếng chuông Pôlin mặc áo trắng mỏng dính, nụ cười nở rộng trên môi, mở cửa. Nàng hy vọng Vitô trở về. Nếu không cũng là Menđôda, người bạn trai trung thành có thể làm nàng bớt lạnh.
Thấy người lạ, nàng sa sầm nét mặt. Lê Diệp hỏi, giọng nhã nhặn:
- Thưa, cô là Pôlin.
Nàng đáp, dáng điệu kém tự nhiên:
- Vâng, tôi là Pôlin. Ông tìm tôi có việc gì?
Lê Diệp lấy gót giày đóng cửa lại. Pôlin nhìn chàng ra vẻ lo ngại. Chàng mỉm cười:
- Cô đừng sợ. Tôi không có ý định làm phiền cô. Tôi đến đây vì những chuyện vừa xảy ra cho ông Menđôda.
Pôlin hỏi dồn:
- Anh ấy ra sao, hở ông?
Chàng lắc đầu:
- Thật ra đến phút này tôi cũng chưa rõ ông ta ra sao. Song tôi tin là Menđôda đã chết.
Pôlin buột miệng:
- Lạy Chúa!
Lê Diệp tiếp:
- Vâng, Menđôda đã chết. Bọn Huk đã giết Menđôda sau khi khai thác. Cô nhờ Menđôda viết bài tường thuật trên báo Diễn đàn phải không?
- Vâng.
- Giết xong Menđôda, bọn Huk sẽ tới đây tìm cô.
- Nơi này rất kín đáo, họ không thể biết được.
- Hừ, cô đừng lạc quan. Nếu tôi là nhân viên Huk, cô đã thiệt mạng rồi. Tôi đến đây với mục đích giúp cô.
Pôlin đã lấy lại thái độ bình tĩnh сố hữu. Nàng hỏi Lê Diệp:
- Tôi có thể biết ông là ai không?
Chàng đáp ngay:
- Tôi là bạn thân của Vitô. Và dĩ nhiên, cũng là bạn của cô, tuy mới được hân hạnh gặp cô lần đầu.
Ngừng một giây để quan sát nét mặt Pôlin, chàng nói tiếp:
- Và là bạn thân của Meađôđa nữa.
Nhìn đồng hồ, nàng nói:
- Bây giờ còn sớm, công sở chưa đóng cửa. Ông muốn tôi báo cảnh sát không?
Lê Diệp gạt đi:
- Cái đó tùy cô. Nhưng tôi sợ không kịp. Tốt hơn cô đổi chỗ ở, và bỏ việc một thời gian.
Chuông điện thoại reo vang trên bàn, Lê Diệp hỏi ý kiến nàng bằng mắt. Nàng giải thích:
- Có lẽ họ đến rồi đó. Tôi dặn phòng tiếp tân hễ ai hỏi tôi thì gọi giây nói báo trước.
Lê Diệp mở cửa ra hành lang, sau khi dặn vói:
- Tôi núp ngoài này. Liệu thời cơ, tôi sẽ tiếp cứu cho cô.
Mặt nàng lộ vẻ hốt hoảng:
- Sao ông không ở trong phòng với tôi?
- Không. Tôi đoán sẽ có hai tên Huk. Một tên vào phòng, một tên gác ngoài cầu thang. Tôi giết tên gác trước, rồi đối phó sau với tên trong phòng.
Trong óc chàng vừa nảy ra một kế hoạch tàn nhẫn. Chàng định dùng Pôlin làm mồi. Khi bọn Huk rời khách sạn, chàng sẽ bám sát. Dĩ nhiên, nàng sẽ bị hy sinh. Nghĩ đến tấm thân ngà ngọc, và căng nhựa sống co quắp trên sàn gác, lưỡi dao cắm ngập đến cán, chàng tê tái cả lòng. Song chàng không còn giải pháp tốt đẹp nào nữa. Bắt sống bọn Huk rồi tra khảo để tìm ra nơi giam Văn Bình và Rôsita ư? Chàng không tin chúng chịu khai, dẫu chàng áp dụng những phương pháp tra khảo hung bạo nhất.
Trong đời gián điệp, chàng đã đụng đầu nhiều lần với những nhân viên của địch thà chết không khai. Họ ngậm miệng vì trung thành, nhưng cũng vì thượng cấp của họ có mọi thủ đoạn để phòng sự bép sép. Chẳng hạn, de dọa bỏ đói gia đình, sát hại vợ con, nếu nhân viên tiết lộ bí mật, của tổ chức. Nhiều khi nạn nhân chịu đau không nổi đã hé răng, song chẳng giúp ích được gì. Vì lẽ giản dị, mỗi nhân viên chỉ biết một phần việc. Có thể bọn hạ sát Pôlin không ở cùng tiểu tổ với bọn bắt giam Văn Bình và Rôsita.
Một bên là cô chiêu đãi hàng không lai Pháp lạ hoắc, bên kia là Rôsita và Văn Bình. Chàng có bổn phận cứu Rôsita vì nàng là đồng nghiệp. Chàng lại có bổn phận cứu Văn Bình, người bạn thân hơn ruột thịt của chàng. Bởi vậy, chàng không thể cứu Pôlin, cũng như không thể giết bọn Huk đến hành thích Pôlin.
Lê Diệp thở dài não nuột. Mới đến Phi chưa được một ngày chàag đã phải đối phó với một tình trạng bi đát.
Núp ở cuối hành lang, chàng thoáng thấy một bóng người cao lớn xô cửa phòng 215. Hắn mặc sơ mi rằn ri, đội mũ rơm rộng vành. Chàng tiến về phía cầu thang xi măng. Cầu thang ở khuất trong góc nên chàng không sợ lộ cho dẫu đối phương rình rập.
Đang đi, chàng cảm thấy lồng ngực nóng ran. Bóng dáng thơ dại và mũm mĩm của cô gái chiêu đãi hàng không hiện ra trước mắt. Nàng sắp từ giã cõi đời dưới bàn tay sát nhân tàn bạo. Là điệp viên lão luyện, Lê Diệp luôn luôn đặt lợi ích của công tác lên trên tình cảm riêng tây.Tuy nhiên, lòng chàng lại ngập tràn hối hận. Danh dự người đàn ông mã thượng không cho phép chàng khoanh tay nhìn một phụ nữ vô tội bị giết thảm thương.
Chàng vội vàng quay lại phòng 215. Chậm rồi, một làn gió nổi lên phía sau, do ngọn roi chì đầu bọc cao su nhắm gáy chàng quật xuống vun vút. Chàng lạng người sang bên để tránh. Chàng né rất nhanh, song kẻ đánh trộm cũng nhanh không kém. Mũi roi giáng vào đỉnh đầu chàng. Chàng loạng choạng một giây, hai tay quờ vào khoảng không, trước khi ngã vập vào cầu thang xi măng, đánh ganitô mầu vàng óng ánh.
Kẻ đánh Lê Diệp là Santô. Chắc mẫm nạn nhân đã mê man, Santô rút ngọn roi cao su thu vào tay áo, ung dung trèo lên lầu hai. Ngọn roi nguy hiểm này, hắn thường buộc dưới nách, khi động dụng chỉ vung nhẹ là nhảy gọn vào lòng bàn tay.
Lê Diệp vùng tỉnh dậy. Phải là võ sĩ dày công luyện tập và giỏi chịu đòn như chàng mới đứng lên được sau khi bị tấn công bằng ma trắc vào yếu huyệt. Mắt chàng còn hoa mờ, hàng trăm đom đóm màu đen múa nhảy lung tung. Chàng lảo đảo vịn tường, lần lại phòng 215.
Chàng phóng chân vào cánh cửa. Cảnh tượng trong phòng như thùng nước đá dội vào người Lê Diệp một đêm đông lạnh buốt. Pôlin nằm tênh hênh giữa nhà, mắt mở trừng trừng, miệng mím chặt, trong dáng diệu sợ hãi pha lẫn tức giản. Trên cái áo bằng tuyn trắng toát, chàng nhận ra một lỗ tròn giữa ngực. Viên đạn từ nòng súng của tên sát nhân đã lọt vào buồng phổi. Miệng súng dí sát người nàng nên trên làn áo mỏng dính, chứa chan khêu gợi còn dính chất thuốc súng cháy xém.
Lê Diệp quỳ xuống bên nàng. Rút trong túi ra cái quẹt máy, chàng đưa đẩy ngọn lửa trước con ngươi của nàng. Đồng tử Pôlin không cựa cậy nừa. Chàng ấn mạnb ngón tay vào mắt nàng. Con mắt lõm xuống, không đầy lên như cũ. Chàng biết Pôlin đã chết.
Chàng đứng lên như người mất hồn. Một lần nữa, chàng bị thua đậm. Menđôda chết, pôlin chết. Chàng không còn cách nào khám phá ra trụ sở Huk để tiếp cứu cho Văn Bình và Rôsita nữa.
Tần ngần một lát, chàng lôi tấm ga trải giường trắng muốt đắp kín xác chết. Mắt chàng đỏ ngầu. Lúc này, nếu gặp hung thủ, chàng có thể ăn tươi, nuốt sống hắn. Chàng bỗng giận mình tự túc, tự mãn, khiến địch lợi dụng được thời cơ. Nhìn thi thể Pôlin, chàng rít lên:
- Tức chết đi mất.
Thật vậy, Lê Diệp tức bọn Huk có thể chết được. Vì trước khi rút lui chúng đã viết một hàng chữ lớn bằng thỏi son của Pôlin. Giòng chữ đỏ chói này múa nhảy trên tường, như trêu ghẹo Lê Diệp:
“Kính chào. Anbinô”.
Lê Diệp đập nắm tay xuống bàn, lẩm bẩm:
- Anbinô? Mày là ai? Rồi mày biết tay.
Tử Chiến Ngoài Khơi Tử Chiến Ngoài Khơi - Người Thứ Tám Tử Chiến Ngoài Khơi