Nguồn gốc của thiên tài là nguồn gốc của nhiệt huyết.

Benjamin Disraeli

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 24
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1673 / 12
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
ôm nay anh và em đi “duốc cá” khe Lũng nhé
- Ừ! Thế em đi chặt lá cói trước đi. Anh còn dặm lại mấy cái rổ đã nhé. Đi với ai nữa?
- Cô Ngăn
Dứt lời Péng chạy vào nhà lấy vỏ dao rồi ton ton chạy ra vệ suối chặt gánh lá cói.
Xuống tới suối, nàng gặp Ngăn đi lên phía nhà. Nàng hỏi:
- Mày đi đâu? Không chặt lá à?
- Xong rồi, Mày đi đi, tao lên nhà nhờ thầy dặm “ớp” đây.
- Đi với tao đã nào.
- Thôi mày đi một mình vậy, tí nữa tao xuống ngay bây giờ.
Dứt lời Péng đi thẳng và Ngăn về nhà. Ngăn thầm nghĩ: “Hôm nay ta phải nói chuyện ấy cho thầy hết mới được”. Ngăn cũng yêu Hàm, một chàng thanh niên thân hình mập mạp, cương tính và đẹp trai. Đã bao nhiêu lần, nàng mê mải những câu chuyện duyên dáng của chàng hoặc lời giảng dạy sang sảng trong lớp học.
Lúc nào nàng củng tỏ ra chăm chỉ học tập và luôn luôn tìm hiểu phong tục Việt: Nàng hy vọng sẽ được chàng chú ý và rồi mai đây biết đâu nàng chẳng được cùng chàng chung sống. Có đôi lúc nàng tự nhủ: “Anh ấy yêu Péng rồi thì sao?”. Đôi lúc Ngăn ướm hỏi thì Péng nhất định dấu diếm. Một lần, nàng nghi ngờ Péng và Hàm yêu nhau thực sự. Péng búi tóc ở đỉnh đầu.
Nàng chạy vào gốc cây nhìn xung quanh không có ai, rũ bộ tóc mây rồi quấn lên đỉnh đầu đến chỗ Hàm đang dặm “rổ”.
Chàng ngạc nhiên hỏi:
- Hôm nay cô Ngăn định báo tin cho tôi ăn cỗ chắc?
Ngăn thấy vui vui và trả nhời:
- Em đùa đấy, chưa lấy ai đâu anh ạ.
- Thế cô chẳng sợ người ta cười à? Nếu sau này không có thật.
- Chẳng sao ạ.
Nàng định tâm sẽ bộc lộ cho chàng biết, nhưng rồi trong một phút, nàng lại thấy có sự thay đổi “ Có lẽ Hàm yêu Péng thật, thôi ta không nên bộc lộ nữa. Để dành riêng tình đằm thắm cho kẻ đã đi trước.”
Xong, nàng rũ tóc rồi lại búi xuống gáy.
Trong lúc ấy, Péng vừa kịp về nhà gọi tất cả mọi người đi duốc cá.
Péng bảo hai người:
- Trời hôm nay nắng đấy, đi duốc cá ở Khe Lũng nhất định phải được nhiều. Vì dạo này lắm tôm, cá quá đi mất. Hôm qua mấy thằng bé chăn trâu về bảo vậy.
Ngăn không để ý đến lời chị họ nói, nàng hơi buồn và nghĩ lao lung những chuyện cá nhân giữa hai người.
Hàm không biết nên hỏi đùa:
- Kìa Ngăn, Péng nói có đúng không! Có thật hay cô ấy nói dối đấy?
- Không biết thày ạ, em thấy hơi nhức đầu.
Péng bảo chàng:
- Thôi mặc nó, chúng mình đừng ép nó nói nhiều.
Hàm gật đầu, chàng nói lãng sang câu chuyện khác:
- Nắng rừng đẹp đấy, này nhìn xem, nhũng tia nắng long lanh chiếu xuống rừng như mặt đất loang lổ. Anh thích những cảnh tưọng đó lắm. Chẳng hiểu sao tình quê và tình rừng quyến rũ anh thế. Anh có thể quên được những cảnh tỉnh thành đáng tởm, xa lánh các cô nàng kiều diễm, quyến rũ, cuộc sống khắt khe, bầu không khí chật hẹp.
Về miền rừng, anh thấy cuộc sống phóng khoáng, tinh thần trong sạch và lành mạnh.
Péng nhìn chàng thân mật:
- Em cũng nghĩ thế. Nhưng anh ạ, em muốn anh ở đây với Péng mãi mãi.
Hàm hiểu lắm! Con gái yêu ai, ít khi người thiếu nữ quên được tình yêu sẵn có. Họ không nghĩ gì hơn nữa! Cho nên bất cứ câu chuyện gì, Péng cũng đả động đến mối yêu đương của hai người.
Chàng gật đầu. Péng ngước mắt hỏi:
- Ngày anh học ở tỉnh. Anh đã…
- Làm sao?
Mãi Péng mới nói nốt:
-…Yêu ai chưa? Em hỏi thật đấy.
Thế rồi nàng cười. Lòng vui mừng hể hả. Rồi cả ba bắt đầu leo dốc.
Péng bảo:
- Bắt đền anh đấy: hôm nọ anh đưa em đi xem bẫy đã phải chèo dốc. Buổi nay lại chèo dốc. Anh đi nhanh thế. Anh phải kéo em lên dốc với nào!
Ngăn đi bên cạnh. Nàng nghe người chị làm nũng, nàng tức bực không chịu được. Nàng mắng yêu trong nỗi khổ tâm:
- Gớm! Péng! Sao mày lại quấy anh thế!
Hàm nghe rõ câu chuyện hai người. Chàng liên tưởng đến phong tục người Âu cũng giống hệt người Thái về cách xưng hô. Chàng bảo Ngăn:
- Người Thái xưng hô giống hệt Tây.
- Cái gì hở thầy! Giống làm sao?
- Chẳng hạn, Tây xưng hô thân mật dùng tao mày thì người Thái cũng thế.
Nàng cau mày:
- Em không biết Tây Tàu gì cả. Người Thái có bao giờ tiếp xúc với họ đâu, mà thầy bảo giống hệt họ.
Hàm bảo:
- Thôi, xin lỗi nhé. Tôi chót nhỡ nhời.
Chàng ngưng lời. Điểm giống nhau chẳng qua chỉ là sự tự nhiên mà có, chưa chắc ai đã bắt chước của ai? Chàng hiểu mình thiên lệch ngu độn, Thái Tày đồng một tập tục ấy, chàng lại cho Thái bắt chước Âu chẳng qua sự ghép bắt chước ấy, cho Thái theo Âu bởi Âu văn minh; “Cái” gì văn minh của nước văn minh vẫn là điều hay!
Ngăn vẫn nói chuyện. Nàng chỉ tay, miệng thốt lời căm giận:
- Em ghét lắm rồi. Trước đây một ông quan đến “bản” này, bố Péng làm quan Châu chiều chuộng họ quá đáng! Nào là nửa đêm lùng con gái đẹp “xoè” múa cho họ xem! Lại định bắt cả em nữa kia chứ.
Hàm cười:
- Các thiếu nữ xoè múa cho quan xem được thưởng tiền cơ mà! Sao cô lại ghét?
Ngăn bĩu môi:
- Tiền mà làm gì? Họ coi rẻ mình như bèo ấy? Xoè dạc người, mệt xác, thế mà họ thưởng tiền như ăn mày. Cầm tờ giấy bạc ném xuống đất, không thèm đưa tận tay. Thầy bảo họ tử tế gì?
Péng nhìn hai người nói truyện với nhau, nàng rất ghen tức. Tuy nhiên nàng cũng không muốn ngắt câu truyện của họ nên lãng bằng cách bước thoăn thoắt lên trước.
Khi tới khe Lũng, nàng gọi hai người:
- Đến rồi, Ngăn gánh lá cói xuống đây giã chứ!
Hai gánh lá cói đặt trên bãi sỏi chất thành đống.
Hàm chạy lên bụi chặt ba cây gỗ nhỏ vạt nhọn dùng làm chày giã.
Cả ba thi nhau trong công việc. Những tiếng chày nhanh nhanh, đều đều, gây niềm vui phấn khởi. Péng bảo:
- Giã khoẻ nhé. Lát nữa nước cói tan chảy xuống khe, vô số cá say.
Nói xong, nàng giơ chày thật cao giã mạnh. Ngăn nói đùa:
- Con gái có khác!
- Mày thì không? Ra giọng bà cụ, tao ghét lắm!
Ngăn trêu trọc thầy giáo:
- Em khen thầy vậy nhé. Thầy giã khoẻ lắm! Con giai mà.
Hàm thèn thẹn tự nhủ: “Ngăn nói táo bạo quá”.
Péng nun vào:
- Con giai mà giã thua con gái thì ngượng chết!
Câu truyện vui, lời nói bông đùa đều đều trong gần tiếng đồng hố, lá cói nhỏ như cám. Péng bảo Hàm:
- Anh đem cái “nắn” (1) này xuống đặt ở dưới kia nhé không cá nó ngửi thấy mùi cói, chạy xuôi hết. Hôm nay thế nào cũng được nhiều. Em thấy ở vũng kia hàng đàn cơ đấy!
Anh nhớ đặt dưới vũng mới ăn thua.
Hàm gật đầu.
Còn hai nàng, đấy cối lá cói xuống luồng nước. Ngăn tát nước ở suối lên để cho những vũng nước cói chảy theo giòng.
Mầu nước xanh biếc trôi theo nước suối trong veo, pha trộn với nhau. Nước cới chảy tới đâu, cá ngoi lên tới đó.
Péng vỗ tay reo:
- Cá nhiều lắm!
Không thấy Ngăn đáp, nàng gọi Hàm:
- Anh đặt “nắn” xong chưa?
Rồi nàng bỏ Ngăn, chạy lại chỗ Hàm. Hàm vẫn chưa bê đá xong. Ca ngửi thấy mùi lá cới chạy xuôi tán loạn. Péng bảo:
- Anh không biết làm rồi! Cá đi hết mất.
Nàng cầm nắn chạy xuôi và chỉ trong một lát, bê đá đặt nắn xong xuôi. Hàm nhìn phục sự quen của nàng. Chàng khen:
- Em tôi nhanh nhẹn thật!
Quay đi, quay lại, cả hai tự động sát gần nhau. Nàng thủ thỉ:
- Anh sợ Ngăn biết à! Việc quái gì, nó ở đây, anh cứ đàng hoàng trò chuyện. Chẳng sợ ai cả.
- Nhưng anh ngại. Tuy phong tục tự nhiên. Không gì khốn khổ hơn thấy đôi trai gái yêu nhau qua cái hôn nồng nàn, mà Ngăn lẻ loi, cô độc!
Ngăn biết, nàng im lặng. Mặc dầu nàng cảm thấy xót xa. Péng cười, nhận lời Hàm nói đúng tâm trạng.
Cả hai đi lên chỗ Ngăn. Ngăn gạt nỗi buồn:
- Đợi một lát nữa hãy “súc” cá. Bây giờ chúng ta lên rừng lấy chuối ăn đã.
Péng hỏi:
- Thế hôm nọ mày có lên đây à? Chắc mày chặt chuối rừng đem dấm phải không. Đã lâu chưa mà chắc chín?
Ngăn nguýt:
- Mày tưởng tao dốt đấy phải không? Tao đã lấy lá soan ủ hai buồng. Mấy hôm rồi phải chín chứ!
- Chắc gì còn? Ngưòi ta lên đấy, thấy chẳng ăn rồi. Họ lại bỏ cho mày?
- Thì mày cứ đi với tao; tin là có.
Hai người theo chân Ngăn dách vào lối rậm rạp. Ngăn cầm dao phạt lá dong tìm lối đi và sục sạo trong hồi lâu:
- Đây rồi. Còn cả hai nhé!
Vừa nói xong, nàng cầm dao khều ra. Cả hai nải quả mập mạp và chín mầu vàng!
Hàm khen:
- Ngăn khéo chọn buồng tốt nhỉ. À, hôm này để làm lễ ăn hỏi cô Ngăn nhé. Lúc nãy tôi thấy…
- Thôi đừng nói nữa thầy ạ. Ăn đi đã!
Biết Ngăn không muốn nhắc lại câu chuyện buồn. Chàng im lặng, tôn trọng. Chàng nói đùa Péng:
- Đùa Ngăn một tí, ấy thế mà chút nữa nàng giận và giận thì mất phần ăn!
- Phần đây, thày ăn đi nhé!
Cả hai người đều bóc chuối. Chuối rừng già có hột, thơm, ngon. Mỗi người ăn hết một nải mười quả đã tặc lưỡi nhìn nhau. Hàm tỏ vẻ luyến tiếc:
- Trông ngon quá mà không tài nào ăn thêm được nữa. Hay là chúng mình chặt ra mà gánh về!
- Phải đấy.
Ngăn đồng ý, nàng rút dao chặt, xâu thành gánh.
- Quay về thôi, có lẽ cá chết nổi lên nhiều lắm rồi.
Péng bảo Ngăn, nàng quay gót. Vừa đến chỗ giã cới lúc nãy, Ngăn reo:
- Y như rằng bao nhiêu cá mương ngoi đầu sặc lá cới.
Ngăn chạy xuống suối. Cầm rổ vớt cá chảng cần bảo Péng và Hàm nữa. Cả hai người cũng chẳng gọi Ngăn nữa; họ đã xuống suối xúc cá và ca khúc hát yêu đời.
Ngăn đi thẳng xuống phía dưới mặc cho Hàm và Péng ở lại sau.
Trong lúc ấy, Hàm và Péng tự do trò chuyện.
- Những cuộc bắt cá thế này thích đấy nhỉ?
Trong một phút, Hàm tưởng đến cuộc đời tương lai sống ở rừng núi. Chàng đáp:
- Ừ! Thú thật! Chúng ta làm ruộng lấy thóc giã gạo; lên khe duốc cá,có thức ăn. Chủng ta thở bầu không khí rộng, mát mẻ; vui vẻ, say sưa bên em chiều chồng. Chao ôi! đời đẹp quá!
Péng cảm thấy lòng hồi hộp. Phải chăng cả hai cùng chung thở nhịp yêu đương. Chàng nhắn nhủ:
- Péng ơi! Buổi nay đẹp quá! Khi anh nhìn thấy em cười. Anh sẽ ở đây mãi mãi, hưởng cuộc đời thanh thoảng như nắng chiều thu bên suối.
Péng lắng tai nghe, cảm thấy đời nàng đắm đuối giây phút của tuổi xuân!
Trên nguồn thác nước vẫn reo những tiếng ngọt ngào. Chim chóc ca điệu hót nhịp nhàng. Muôn hoa lá nở tung như đón chào đôi trẻ lạc vào suối mơ!
Chú thích:
(1) Người Thái gọi “nắn” là “đó”. Tiếng Thái là “tháy”
Tình Sơn Nữ Tình Sơn Nữ - Đái Đức Tuấn