If there's a book you really want to read but it hasn't been written yet, then you must write it.

Toni Morrison

 
 
 
 
 
Tác giả: Hồng Hà
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 10
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 144 / 12
Cập nhật: 2020-05-03 18:19:01 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6 - Vào Trận
nh Nguyễn trở về Pa-ri nhận được được nhiều thư của bè bạn, đồng chí gửi đến hoan nghênh “Tất cả những gì anh đã nói và làm ở Đại hội Tua”. Người thanh niên cộng sản ấy từ nay mang trên vai mình những trách nhiệm mới. Nhiều công việc bề bộn chờ đợi anh. Vi nhê Đốc-tông, phụ trách báo “Lơ-li-béc-tê”, Ba-buýt, phụ trách báo “Diễn đàn An-nam” mời anh viết bài chống chủ nghĩa thực dân. Hội tương tế các nhà xuất bản mời anh viết sách. Anh lao vào chiến dịch quyên tiền, thuốc men, quần áo giúp nhân dân Nga, tới dự các buổi mít tính đòi chính phủ Pháp chấm dứt bao vây kinh tế nước Nga, đòi nhanh chóng công nhận chính phủ Nga xô-viết. Tình cảm giai cấp của anh hồn hậu và nóng bỏng, gửi tới vô sản ở mọi chân trời. Thời ấy, vừa xảy ra vụ hai công nhân Mỹ là Sắc-cô và Van-đét-ti bị chính quyền Mỹ vu oan. Số là một hôm có một chiếc xe ca chở tiền của một xí nghiệp đóng giày đang chạy thì bị một số người lạ mặt bắn làm chết hai người trên xe rồi xông vào cướp 18.000 đô-la để trong xe. Lúc đó Sắc-cô và Van-đét-ti hai chiến sĩ công đoàn, ở rất xa nơi nơi xảy ra vụ cướp của. Nhưng tòa án Mỹ cứ đổ diệt cho hai anh là thủ phạm vụ giết người và quyết định xử tử cả hai trên ghế điện. Vợ Sắc-cô gào thét giữa tòa án còn Sắc-cô thì chỉ vào mặt lũ quan tòa: “Các ngươi đã giết hai người vô tội”.
Bọn tư sản Mỹ bịa đặt chuyện để lấy cớ giết người và khủng bố tinh thần của giai cấp công nhân. Anh Nguyễn cùng toàn Đảng cộng sản, toàn thể giai cấp công nhân Pháp xuống đường hội họp nhiều lần phản đối vụ án và hết lòng bênh vực những người anh em cùng giai cấp là Sắc-cô và Van-đét-ti.
Trung ương Đảng cộng sản Pháp lập trụ sở ở ngôi nhà số 12, phố La Phay-ét, Pa-ri, và báo Nhân đạo, “tờ báo xã hội” nay đổi tiêu đề là “tờ báo cộng sản”, trụ sở ở nhà số 142, phố Mông-mác. Anh Nguyễn, ngoài giờ đi làm thuê nghề rữa ảnh và phóng đại ảnh, đến làm việc thường xuyên tại trụ sở Đảng để bắt tay vào việc thực hiện chỉ thị của Lê-nin và Quốc tế cộng sản.
Tháng 6-1921, theo đề nghị của anh Nguyễn, Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Pháp lập ra Ban nghiên cứu thuộc địa, văn phòng ở ngay trong trụ sở của Đảng. Anh Nguyễn được cử vào nhóm phụ trách Ban này gồm một số đảng viên từng ở thuộc địa và am hiểu vấn đề thuộc địa. Đây là một cơ quan có nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu các vấn đề về thuộc địa, giúp các đại hội Đảng và giúp Ban lãnh đạo Đảng giữa hai kỳ đại hội định ra những chủ trương thích hợp về mặt lý luận, chiến thuật và tuyên truyền Ban chia thành 5 tiểu ban theo dõi 5 khu vực thuộc địa Pháp gồm: Bắc Phi, Tây Phi và Châu Phi xích đạo, Đông Dương, Ma-đa-gát-xca và thuộc địa cũ. Anh Nguyễn là trưởng tiểu ban nghiên cứu về Đông Dương. Các chi bộ Đảng ở các thuộc địa thường xuyên báo cáo về cho ban biết những tư liệu và vấn đề liên quan đến nước mình như: Tình hình địa lý, khí hậu, số dân, tình hình kinh tế, chính trị và xã hội, tình hình tuyên truyền các tư tưởng xã hội chủ nghĩa và các hình thức hoạt động cách mạng.
Nhiệm vụ công tác mới buộc anh Nguyễn phải làm việc nhiều. Tiếp xúc với những người dân thuộc địa Pháp sống ở Pa-ri, viết thư liên lạc với một số người quen ở Đông Dương để thu lượm tin tức, tìm hiểu tình hình, đọc nhiều sách báo để tham khảo. Phòng bưu điện quần 17 đưa đến nhà anh nhiều loại báo anh đặt nua dài hạn hoặc một số tòa báo biếu anh. Đấy là các tờ: Diễn đàn bản xứ của Đảng Lập hiến ở Đông Dương, Tiếng nói An-nam xuất bản ở Sài Gòn, Miền tây châu Phi xuất bản ở Đa-ca, Đấu tranh xã hội của An-giê-ri, Tân thanh bằng trung văn xuất bản ở Pa-ri, Người cộng sản của Liên tỉnh ủy miền Tây nước Pháp, Đời sống công nhân của Tổng công đoàn Pháp và nhiều tờ báo khác ở Pa-ri và địa phương. Sức đọc và nghiên cứu rất khỏe của anh Nguyễn giúp anh vừa nâng cao trình độ lý luận vừa tổng hợp được tình hình các thuộc địa, hiểu rõ những nhu cầu cấp bách của nhân dân thuộc địa về các mặt kinh tế chính trị, xã hội và đề ra những chiến thuật cùng phương thức hoạt động ở các nước thuộc địa. Anh giành thời giờ nghiên cứu sâu Luận cương của Lê-nin vì anh tự đặt cho mình nghĩa vụ chính và lý tưởng cuộc sống là giải phóng nhân dân. Hòa mình vào giai cấp công nhân Pháp và giữa lòng giai cấp ấy, khám phá được những tư tưởng kiệt xuất của Lê-nin, anh Nguyễn mới thật hiểu rằng muốn giải phóng nhân dân không thể làm tùy tiện, gặp chăng hay chớ. Công cuộc giải phóng ấy chỉ có thể được thực hiện bằng thực tiễn và bằng tư tưởng của Lê-nin, nghĩa là một mặt phân tích hoàn cảnh, điều kiện theo quan điểm Mác-Lê-nin, mặt khác sử dụng những phương tiện đấu tranh mà chủ nghĩa Mác-Lê-nin đã chỉ ra, trước hết là phải thành lâp Đảng cộng sản. Cách mạng phải có Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo mới giải phóng được nhân dân.
Ban nghiên cứu thuộc địa gửi đến các nước thuộc địa những tờ truyền đơn in nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt do anh Nguyễn thảo, Truyền đơn kêu gọi:
“Các bạn lao động bản xứ! Những người cộng sản ở chính quốc hiểu rõ nổi đau khổ của các bạn… Các bạn bị hai lần bóc lột: là lao động và là dân bản xứ. Những người chủ các bạn từ chính quốc đến không hành động một mình. Những người quyền thế ở nước các bạn, bọn đại địa chủ và bọn cầm đầu muốn giữ của cải và quyền hành của chúng. Để bóc lột các bạn, chúng đã cấu kết với chính quyền thực dân và các công ty châu Âu. Như ở khắp mọi nơi trên thế giới, chúng tôi đã lập ra Đảng cộng sản lớn đấu tranh để giải phóng mọi người lao động.
Đảng muốn hoạt động ủng hộ những người anh em của mình ở thuộc địa. Nó đề nghị các bạn cho biết những sự đàn áp mà các bạn là nạn nhân. Nó dành cho các bạn báo chí của nó và sự giúp đỡ của những nhà hoạt động chính trị của nó. Nó đề nghị các bạn giúp đỡ nó tích cực và ở nước thuộc địa nào có chi bộ Đảng, chúng tôi mong các bạn coi đó là những cơ quan bảo vệ các bạn. Nó đề nghị các bạn đoàn kết lại giữa những người lao động ở nhà máy và nông thôn, bến tàu và có những mối quan hệ hữu nghị với những người lao động từ chính quốc tới ngày càng nhiều, họ thuộc cùng giai cấp với các bạn.
Vì nền hòa bình thế giới, vì tự do và ấm no. Những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức”.
Anh Nguyễn bỏ ra nhiều ngày để soạn bản dự thảo báo cáo cho tiểu ban Đông Dương để trình bày trước Đại hội Đảng sắp tới. Anh kết luận bản báo cáo:
“Ban nghiên cứu thuộc địa phân bộ Pháp của quốc tế cộng sản cho rằng việc nghiên cứu các vấn đề thuộc địa từ nay trở về sau phải là bộ phận không tách rời các đề cương đưa lên Quốc tế cộng sản, vì cách mạng cộng sản chủ nghĩa không chỉ có mục đích ở châu Âu mà còn ở toàn thế giới. Vì vậy, không được để một nơi nào trên thế giới, do cẩu thả hoặc không am hiểu vấn đề, lọt ra ngoài những hoạt động có ích cho mục đích cách mạng cộng sản chủ nghĩa”.
Lúc này những bài báo anh Nguyễn viết chống chủ nghĩa thực dân Pháp mang hơi chiến đấu mới và một giọng văn sắc sảo mới. Anh viết trên báo Lơ-bi-béc-tê số ra từ ngày 3-9 đến ngày 7-10-1921 bài “Sự quái đản của nền văn minh” và trong số ra từ ngày 7 đến ngày 14-10-1921 bài “Hãy yêu mến nước Pháp bảo hộ” tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp.
Cuối bài báo, anh Nguyễn viết dòng nhắn tin:
“Muốn biết có đồng chí nào biết đánh máy chữ và ở quận 17. Xin trả lời về tòa soạn”.
Dạo đó, anh Nguyễn bắt đầu viết cuốn sách lên án chủ nghĩa thực dân Pháp và một số tài liệu mà anh phải đi rất xa đến tận phố Clốt Béc-na, nhà số 27, để nhờ đánh máy bản thảo.
Anh Nguyễn bắt đầu tổ chức, nói đúng hơn là bắt đầu học tổ chức. Anh gặp giữa Pa-ri rất nhiều người cách mạng của châu Phi và châu Mỹ La-tinh. Tháng 7-1921, tại nhà số 9, phố Va-léc nơi ở của Môn-néc-vin, người thuộc địa Mác-ti-níc, anh Nguyễn cùng một số người cách mạng của thuộc địa lập ra Hội liên hiệp thuộc địa. Hội này khác với Ban nghiên cứu thuộc địa ở chỗ nó chỉ kết nạp những người gốc các nước thuộc địa học con cái của họ. Lúc đầu Hội có 200 hội viên và hai tổ chức người thuộc địa xin gia nhập toàn bộ vào Hội. Đấy là Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp và Hội đấu tranh cho quyền công dân của người Ma-đa-gát-xca. Hội Liên hiệp thuộc địa họp đại hội đồng bầu ra ban thường vụ gồm 7 người đứng đầu là anh Nguyễn. Hội có mục đích, theo như Điều lệ Hội do anh Nguyễn tham gia thảo, tập hợp và hướng dẫn những người thuộc địa sống ở Pháp, giải thích những việc xảy ra ở Pháp cho những người thuộc địa biết để tăng cường đoàn kết và giải phóng họ, tranh luận và nguyên cứu mọi vấn đề về chính trị và kinh tế của thuộc địa. Hội phí mỗi người là 3 phrăng một tháng.
Anh Nguyễn tỏ rỏ khả năng tổ chức tài tình của mình, một khả năng được bồi dưỡng qua nhiều năm gian khổ tự rèn luyện trong phong trào công nhân. Và công tác của anh cũng mang tầm vóc lớn: lần đầu tiên trên thế giới, người thanh niên ấy dũng cảm lập ra mặt trận chung đoàn kết nhân dân các nước thuộc địa nhằm chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, đồng thời xây dựng tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các thuộc địa Pháp với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp. Anh cũng chính là người đầu tiên thực hiện một cách sáng tạo, cụ thể giáo huấn của Lê-nin về vấn đề thuộc địa.
Ban nghiên cứu thuộc địa bầu anh Nguyễn làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội Đảng cộng sản Pháp họp tại Mác-xây tháng 12-1921. Mác-xây vào tháng chạp vẫn còn nắng đẹp. Ngày khai mạc Đại hội, ở quanh Hội trường Bô-vi đường Sác-tơ-rơ, 500 cảnh sát vây kín theo bản đồ rải quân do chánh sở cảnh sát Ti-rôn vẽ. Bọn cảnh sát chưa quên lần Đại hội Đảng Tua năm trước, chúng bị một vố đau: nữ chiến sĩ Cla-ra Đéc-kin, đại diện Quốc tế cộng sản, bí mật từ Đức tới, bất ngờ xuất hiện giữa đại hội đọc bài diễn văn nổi tiếng rồi ra đi ngay cảnh sát không bắt được. Lần Đại hội này, cảnh sát muốn vây bắt Nguyễn Ái Quốc.
Đại biểu đến dự Đại hội bằng xe lửa. Anh Nguyễn vửa tới cửa Đại hội, sắp bước vào sân thì cảnh sát ập đến. Anh Nguyễn chạy rất nhanh vào hội trường. Bọn cảnh sát tức tối đứng chờ ngoài cửa. Anh được bầu vào đoàn chủ tịch Đại hội và đọc bản tham luận lên án chủ nghĩa thực dân Pháp và nêu nhiệm vụ của Đảng đối với các thuộc địa. Anh Nguyễn đấu tranh nghiêm khắc chống những tư tưởng thành kiến chủng tộc, tư tưởng sô-vanh đang tồn tại trong một số đảng viên và anh phê bình báo Nhân đạo ít nói đến vấn đề thuộc địa.
Tan phiên họp, một số lớn đồng chí, gồm cả các đồng chí là ủy viên Hội đồng thị xã và đồng chí nghị sĩ Quốc hội Ô-rô-lây phải đi kèm bên bảo vệ anh Nguyễn, chống sự can thiệp của cảnh sát và đưa anh về nhà trọ an toàn. Một số báo ở Pa-ri ngay hôm sau viết bài phản đối hành động thô bạo của cảnh sát Mác-xây. Lê-ô Pôn-đe viết trong “Báo của nhân dân”:
“Giai cấp công nhân Pháp không tha thứ những việc làm xấu xa và nhất trí đứng lên phản đối kịch liệt nếu bất chấp pháp luật, cảnh sát bắt Nguyễn Ái Quốc. Toàn thể Đảng cộng sản đồng tình với lời tố cáo đau thương nhưng hùng hồn của Nguyễn Ái Quốc để bên vực giai cấp vô sản bản xứ, nạn nhân của đế quốc thực dân. Muốn buộc chúng ta phải im tiếng thì không phải bắt giam riêng một đại biểu An-nam mà phải bắt giam toàn thể đại biểu dự Đại hội và toàn bộ đảng viên Đảng cộng sản”.
Với tính nguyên tắc và sự chu đáo vốn có của mình, trong phiên họp sau, anh Nguyễn trình bày trước Đại hội bản dự thảo nghị quyết về vấn đề “chủ nghĩa cộng sản và các thuộc địa”, mở đầu bằng việc nghiêm túc nhắc lại những chỉ thị của Quốc tế cộng sản. Toàn thể Đại hội tán thành và giơ tay thông qua nghị quyết nói trên và củng là hoan nghênh người học trò tốt của Lê-nin đã góp phần đáng kể vào việc thổi luồng gió tư tưởng cách mạng mới tới khắp các thuộc địa của đế quốc Pháp.
Cùng thời gian đó, Bộ trưởng Bộ thuộc địa Xa-rô nhận được báo cáo mật của Ghét-xđơ, tổng thanh tra lính Đông Dương tại Pháp, đề ngày 22-12-1921:
“Tối qua tôi có cuộc nói chuyện với Phan Chu Trinh. Sau cuộc nói chuyện đó, tôi xin báo cáo tình hình hết sức túng bấn của Phan Chu Trinh.Ông ta mệt mỏi, sống thiếu thốn, có ý muốn trở về nước.
Tình cảm của người An-nam này chắc ông đã biết. Tôi chỉ muốn nói thêm rằng tôi thấy ông ta không phải là loại làm cho chính quyền của ta lo ngại. Ông ta nuôi hi vọng trông thấy đất nước của ông ta một ngày kia được độc lập nhưng cũng tin ở sự cần thiết phải duy trì nền bảo hộ của chúng ta ở An-nam.
Điều đó chỉ cho chúng ta thấy những tư tưởng mà Phan Chu Trinh truyền bá, được thanh lọc sau 10 năm ở Pháp, rất khác xa tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc mà ông ta không tán thành và chê trách cách hoạt động của Nguyễn.
Tin chắc rằng chính sách tốt nhất lúc này là thỏa mãn yêu cầu của Phan Chu Trinh, tôi hân hạnh đề nghị Ngài cho phép ông ta trở về nước và chỉ thị cho ngân sách Đông Dương phải đài thọ việc hồi hương này.
Bằng cách làm ơn cho Phan Chu Trinh, giải pháp đó có thể sẽ làm giảm bớt, nếu không phải là làm mất hiệu lực mọi hành động sau này của Phan Chu Trinh, một sự khước từ sẽ làm cho ông ta trở thành điên.
Để giúp Phan Chu Trinh sống tạm trong khi chờ đợi quyết định của Ngài tôi đã đưa ông ta vào làm chân sửa anh và rửa ảnh trong Triển lãm thuộc địa Mác-xây”.
Thực dân Pháp không còn lo ngại về Phan Chu Trinh, nhưng chúng càng lo sợ trước ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc. Người thanh niên yêu nước này đã tìm thấy con đường cứu nước, một con đường rất khác xa và cũng tiến vượt xa cả một thế hệ cách mạng đàn anh.
Thời Thanh Niên Của Bác Hồ Thời Thanh Niên Của Bác Hồ - Hồng Hà Thời Thanh Niên Của Bác Hồ