Nếu bạn không thể phạm sai lầm, bạn sẽ không thể làm được điều gì.

Marva Collins

 
 
 
 
 
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 127 / 14
Cập nhật: 2020-06-12 14:04:27 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
V - Nhà Trắng
ợt ấm đầu thu đã chấm dứt. Với những cơn mưa thu đầu tiên, tôi và Hatter chuyển lên dinh cơ thủ đô của đế chế của lão trên bờ sông Potomac. Nhưng ngay cả nơi đây, chúng tôi cũng không định ở lâu. Chỉ ít ngày nữa, chúng tôi sẽ bay đến những phương trời ấm áp. Tôi dự kiến như thế. Nhưng Hatter đã bất ngờ đổi lại kế hoạch.
o O o
Tám giờ sáng. Giờ mà sếp vẫn gọi tôi lên nói chuyện tay đôi. Lão thích đàm luận và giải quyết những công việc quan trọng khi đầu óc còn sáng khoái.
Tôi vội xem qua các số báo buổi sáng và liếc nhìn cái máy điện thoại nội bộ màu trắng nối thẳng với phòng ở của Hatter. Tôi đợi chuông reo. Nếu trong vòng mười phút nữa nó không vang lên thì cuộc gặp truyền thống vào buổi sáng này sẽ không diễn ra, và tôi có thể yên tâm chuẩn bị cho chuyến đi. Cuộc du ngoạn của chúng tôi đã được vạch ra rất hợp thời.
Ôi, cái cảnh nhớp nháp này, cái lạnh ẩm thấp này đã làm tôi phát ngấy. Một Washington quan cách và đơn điệu thấm đẫm lệ đơn côi của mưa trời! Chúng tôi đã ngồi ở đây quá lâu trong thời tiết xấu như thế này. Không sao, chúng tôi sẽ bù lại! Ngày mai sẽ bay đi. ở New York, chúng tôi sẽ dừng lại không lâu ở Long Ireland, sẽ làm giấy tờ ở sân bay quốc tế và sẽ thực hiện một bước nhảy khổng lồ qua Đại Tây Dương, từ một thế giới sang một thế giới khác. Chúng tôi sẽ kéo dài mùa hè trên quần đảo Canari. Đại dương ấm áp và màu xanh của bầu trời cao vút muôn năm! Rừng cọ và đồn điền chuối muôn năm!
Thế nhưng điện thoại đã réo. Ông Bạc tỉ yêu cầu tôi đến. Tôi chạy lên, Hatter không ưa sự chậm chạp, trễ nãi.
Một mình tôi có quyền đi vào phòng nghỉ của lão mà không phải gõ cửa. Tôi mở toang cánh cửa nặng, hiền lành và cởi mở, đồng thời độc lập vừa phải, thân thiện như lệ đã từ lâu, tôi cười:
- Chào ông Harold! Rất mực sung sướng được thấy ông khỏe mạnh và sảng khoái.
Lão ngồi bên cái lò sưởi rực lửa, duỗi chân về phía lò. Lão gật đầu với tôi, chìa hàm răng to tướng ra:
- Chào anh. Tôi cũng vui sướng khi trông thấy anh. Này, người ta nói gì về chúng ta hôm nay?
Tôi đặt lên bàn lò sưởi những tờ báo buổi sáng chủ yếu của New York, Washington, Texas, Philadelphia, Chicago.
- Báo chí lớn thông báo cho bạn đọc là ông H. vào mùa xấu trời này dọn đến gần mặt trời hơn, sang quần đào Canari. Họ kể đủ thứ về chuyện ông sẽ sống ở đâu và ra sao. Liệt kê tất cả những người đồng hành của ta, đến tận lũ chó và mèo.
- Thế họ không quên liệt kê cả ngựa à?
- Có cả ngựa.
- Giỏi! Tôi vui vì họ không lờ những chú ngựa của tôi. Thế họ còn viết gì nữa?
- Về Nhà Trắng và các cư dân của nó, về các quan hệ đặc biệt của ông với họ.
Hatter không nói, chỉ gật đầu ra hiệu tôi về phía ghế bành.
Tôi ngồi vào, lôi trong tập giấy dầy ra vài tờ báo dầy cộp và đọc to đầu đề các bài báo:
- “John Kennedy và Harold Hatter có những đường lối khác nhau”... “Chuyến đi của Tổng thống Kennedy đến Texas, quê hương của Hatter, trùng với chuyến đi của Hatter sang quần đảo Canari”... “Harold H. Không thèm gặp John K. của Washington”... “Tại bữa tiệc ở trung tâm thương mại của Dallas để chào mừng Tổng thống, trong số các vị làm ăn sẽ không có mặt con người xuất chúng của bang ta và của toàn thể nước Mỹ – Harold, Hatter”... “Con người giàu nhất địa cầu từ chối không tôn trọng và tin cậy Tổng thống của nước giàu nhất thế giới”...
Harold ra lệnh dừng lại bằng cái phẩy tay mạnh mẽ:
- Thôi đủ!
Lão rút từ túi trong áo vét ra một phong bì cộm, hẹp và dài, quay nó trong tay, mỉm cười và hỏi tôi:
- Anh nghĩ xem, cái gì ở đây?
- Số phận của tôi, - tôi nói hú họa kiểu đùa tếu.
- Đoán đúng đấy! – Hatter cười ha hả. - Đúng, trong phong bì này chính là số phận lơ án của anh. Hãy tóm lấy nó!
Tôi kiên nhẫn đợi cái “số phận lớn” của tôi lộ mặt ra.
Hatter rút từ trong phong bì ra cái giấy phép ra vào thường xuyên Nhà Trắng và cẩu thả ném nó lên bàn.
- Ông Brooks, ông được xếp vào phái đoàn phóng viên của Phòng thông tin Nhà Trắng và sẽ đi cùng Tổng thống Hoa Kỳ trong chuyến đi Texas của ông ta.
Qua giọng nói và vẻ mặt của sếp, tôi đã hiểu là phải phản ứng như thế nào trước đề nghị này.
Vắt chân lên nhau, tôi cười khẩy và nói:
- Tôi chẳng thấy khoái gì việc lốc nhốc theo đuôi đoàn tùy tùng của Tổng thống. Tôi muốn vui thú với ông ở quần đảo Canari cơ.
- Không, Serge, anh sẽ bay với Tổng thống! Hãy gác chuyện đùa cợt lại. Tôi đã sắp xếp cả rồi. Thông qua một người bạn của tôi. Tôi phải biết Tổng thống sẽ công du như thế nào.
- Xin tuân ý ông.
- Đó là ý tôi. Nhưng mà này, anh phóng viên mới toanh của Nhà Trắng, anh hãy nói xem, anh sẽ mô tả chính sách đối ngoại và đối nội của Tổng thống ra sao trên tờ Texas Sun? Tôi muốn nhờ anh làm sáng tỏ một sự thật quan trọng.
Tôi phải giang tay ra, cười nửa miệng:
- Ông không biết hay sao?
- Hôm qua tôi biết, còn hôm nay. Mọi cái đều trôi đi, mọi cái đều thay đổi. Xin lỗi, tôi là người trần. Là thợ rừng. Là chủ đồn điền. Chừng nào chưa bỏ đồng đôla vào túi thì tôi còn chưa coi nó là của mình. Vậy thì, anh có thái độ thế nào đối với Tổng thống?
- Ông Harold, ông một mực đòi hỏi nghiêm chỉnh ạ?
- Ừ!
- Lạ thật. Thôi được. Tôi phải nói hết?
- Nói thật! Chỉ có nói thật! Không nói gì ngoài sự thật.
- Được thôi, tôi biết đâu đây... Ông căm ghét JFK ngay từ thời kì hoạt động trên cương vị Tổng thống đầu tiên của ông ta. Vì ông ta đã được bầu. Vì đã chỉ định tay chân của tập đoàn Rockefeller, chứ không phải người của ông làm Bộ trưởng Ngoại giao. Vì đã lấy viên quản lí các nhà máy Dearborn của Ford, chứ không phải Mark Trán to làm người đứng đầu Lầu Năm góc. Vì ông ta đã tập hợp quanh mình các cố vấn không qua tôi luyện ở các nhà máy của ông, mà là các giáo sư đại học Columbia, Y-ên, Boston.
Hatter nghe, người ngã trên ghế, mắt nhắm và lão gật đầu vừa khuyến khích, vừa khinh mạn.
- Đơn đặt hàng máy bay, xe tăng, đại bác, tên lửa của Lầu Năm góc không dành cho ông trước tiên, mà cho các hãng “General Dynamics”, “Boeing”, “Lockheed”. Các lãnh đại dầu lửa bên kia đại dương của những kẻ cạnh tranh ông, được Bộ Ngoại giao, Lầu Năm góc, Nhà Trắng đỡ đầu, thì đang phất. Paul Getti và Nenson Rokefeller đang khai phá những vỉa đất mới ở Trung Đông, ở vịnh Péc-xích, còn Hatter buộc phải cho các vỉa dầu phong phú nhất trên đất Mỹ tạm ngừng hoạt động. Một tấn dầu lửa khai thác ở các nước arabia giá rẻ hơn ở Texas vài lần. Ông trả cho mỗi công nhân ba-bốn đôla một ngày, còn "Standard Oil" chỉ phải trả mươi – mười lăm xu.
Tôi nghỉ để lấy lại hơi, tráng cổ họng bằng nước xô-đa và hút một điều thuốc mới. Hatter mở mắt trong khoảnh khắc, âu yếm đề nghị:
- Anh cứ tiếp tục! Tôi đang chăm chú nghe anh đây.
- Ông căm ghét JFK vì ông này chưa tỏ rõ tính thượng võ trong các cuộc khủng hoảng ở Lào, Berlin và ở Caribbean. Vì ông ta đã cho lời bảo đảm không tấn công Cu Ba. Vì ông ta đã không biến cuộc chiến tranh Việt Nam thành cuộc chiến tranh của Mỹ. Vì ông ta đã chơi bời với bọn mọi đen. Vì ông ta đã kí với Moskva hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân. Vì ông ta đã vạch kế hoạch tăng thuế đối với các công ty. Vì ông ta đã cam kết cùng với Anh thảo luận hiệp ước không tấn công nhau mà Cremli đề nghị. Vì ông ta đã mưu toan áp đặt lên nước Mỹ cái trò ranh ma của bọn Nga - cái gọi là cùng tồn tại hòa bình, nguy hiểm hết sức đối với nền kinh tế chúng ta, đối với lối sống của chúng ta. Texas đặc biệt căm ghét hòa bình.
Hatter lại mở mắt, nhìn tôi với vẻ biết ơn.
- Đó là cái chủ yếu nhất trong những gì anh đã nói. Tiếp tục đi!
Tôi im lặng giây lát, nghĩ ngợi và chuyển từ chuyện ngày hôm qua sang ngày hôm nay:
- Đã nhiều năm quyền lợi của ông trên đồi Capitol được thủ lĩnh phe đa số ở thượng viện Bobby Ker và chủ tịch hạ viện Sam Rable bảo vệ. Những bạn bè có thế lực ấy đã mất. Bây giờ ở cả thượng viện lẫn hạ viện, ông không có điểm tựa chắc chắn. John Kennedy đã mở cuộc tấn công kiên quyết vào các lợi ích cơ bản của ông. Ông ta đã soạn và sắp trình Quốc hội dự thảo cải cách thuế má, định tước của công nghiệp dầu lửa và hơi đốt của ông những ưu thế và ưu đãi mà ông có. Nếu dự thảo này trở thành luật, thì hàng năm ông mất gần hai trăm triệu đôla.
Hatter búng tay tanh tách:
- Không! Tổng thống giao chiến với tôi theo phương châm cổ nổi tiếng: “Carthage phải bị phá huỷ” [68]. Ông ta không chỉ đơn thuần muốn cướp của tôi, mà còn muốn đốn tận gốc. Để rồi xem ai thắng ai! Anh tiếp tục đi!
- Tôi còn ít cái để nói nữa thôi... Ông cho rằng, một Tổng thống chân chính chỉ có thể là người lấy cái phương châm nổi tiếng của ông “Cái gì tốt đối với Hatter thì cũng tốt đối với toàn nước Mỹ” làm phương châm của mình.
- Đúng lắm! Nói đâu ra đấy.
Lão chồm lên, cưỡi lên cái tay vịn ở ghế bành của tôi.
- Bây giờ nghe tôi nói đây này. Anh phải chứng kiến mọi chi tiết khi viên Tổng thống cứng đầu, khó bảo sẽ bị những người Texas kiêu hãnh nhổ nước bọt, nhạo báng, quất vào mặt và tiêu diệt về tinh thần. Tóm lại, tôi muốn anh viết một quyển sách có đầu đề đại loại như thế này: “Chuyến công du của Kennedy đến bờ mép của bóng đêm”.
Hatter thò tay vào túi áo, lấy ra tờ séc cứng giòn và trao cho tôi:
- Đây là tiền nhuận bút cho cái quyển sách tương lai bán chạy nhất của anh.
Tôi nhìn vào con số có sáu chữ số và lắc đầu:
- Nhiều quá!
- Tôi chưa bao giờ trả cho cái gì quá giá trị trường của nó. Thôi. Ta trở lại chuyện các báo. Anh đã bỏ sót một thông báo quan trọng nhất. Hãy xem tờ New York Time xem. Hãy để ý đến phần ghi chú ở góc dưới bên phải của trang nhất.
Tôi cầm tập giấy dày cộp và đọc thấy những dòng sau đây:
- “Kiên quyết bác bỏ tin đồn lan truyền rộng rãi rằng Harold Hatter đi quần đảo Canari. Tin nói rằng ông H dường như sẽ không tham gia bữa tiệc mừng Tổng thống do các nhà công nghiệp Texas tổ chức cũng không đúng với sự thật. Còn lối khẳng định là ông H nuôi một ác cảm nào đó đối với JFK là mang tính chất vu khống, không yêu nước rõ ràng. Mọi người Mỹ chân chính, trong đó có ông H đều sùng kính một cách xứng đáng vật thiêng liêng của quốc gia – vị lãnh tụ do dân bầu ra”.
Tôi đọc đi đọc lại vài lần cái thông báo kì quặc ấy, muốn tìm chìa khóa để hiểu nó ở trong các dòng chữ hay ngoài những dòng chữ kia. Ông Hatter ranh mãnh nhìn tôi và mỉm cười.
- Quả là trò nát óc! – tôi thốt lên ngạc nhiên. – Thế sự thật ở đâu?
- Cả ở đây và cả ở kia, còn cả nơi khác nữa,
- Hatter nói, hài lòng với vẻ bối rối của tôi.
- Ông vừa đi lại vừa không đi quần đảo Canari?
- Phải.
- Ông vừa tôn trọng lại vừa căm ghét Tổng thống?
- Quả có thế.
- Tôi chẳng hiểu gì cả. Ông đã kí với Tổng thống một hòa ước bí mật?
- Tôi sẽ làm điều đó ngay, nếu nhận được một đề nghị như vậy.
- Tôi hiểu rồi!... Xếp mình vào số kẻ thù của Kennedy thì không có lợi đối với ông. Ông phải ở ngoài vòng nghi ngờ sau khi Kennedy lọt vào Texas dưới những đòn của những người ủng hộ ông.
- Bây giờ anh đã đoán ra rồi đấy! Nào, tôn ông, ta ăn sáng thôi,
- ông Hatter vỗ vỗ bàn tay sắt lên má tôi để tỏ trạng thái hồ hởi của mình. – ồ, tôi không thích cái đó tí nào!
Chúng tôi im lặng ăn sáng. Nhà Hatter có đầy người hầu, nhưng không ai tới lúc này. Không có một động tĩnh gì trong vô số các căn phòng của dinh thự. Điện thoại cũng yên lặng. Những thanh củi thông đang tí tách trong lò. Con lắc của cái đồng hồ cổ đồ sộ đang êm ả đung đưa.
Hatter đứng dậy, tiến lại lò sưởi, lấy từ mặt đá hoa một tập giấy và đặt trước mặt tôi.
- Đây là số liệu mới nhất của viện Gallup. Cuộc thăm dò cử tri cho thấy Kennedy được đa số số phiếu tuyệt đối. Chỉ có một thiểu số không đáng kể bỏ phiếu cho Bary John. Viễn cảnh, chà chà: thêm bốn năm chiếm đóng Nhà Trắng nữa!
- Ông nói trúng quá! Chiếm đóng Nhà Trắng! – tôi nhắc lại với sự khâm phục.
Sự nịnh bợ, dù có được che đậy vụng về bằng vẻ ngoài chân thành, cũng tác dụng rất có hiệu quả. Hầu như mọi người đều khó nhìn thấy chính mình, khó biết bản chất của mình. Một kẻ tay vung hàng tỉ bạc, bằng một nét bút có thể quyết định số phận của các công ty hùng mạnh, đôi khi cả số phận của cả một nước đều chắc mẩm rằng hắn xứng đáng nhận lời khen cao nhất.
- Tôi không còn ý kiến gì nữa, tôn ông ạ. – Hatter sỗ sàng vuốt vai tôi, ra ý rằng câu chuyện đã chấm dứt và tôi phải để lão nghĩ một mình càng nhanh càng tốt.
- Một phút nữa thôi, ông Harold, tôi sẽ cáo lui. Câu hỏi quan trọng lắm. Xét về mọi khía cạnh, tôi không được trưng bộ mặt thật của mình trước các cư dân của Nhà Trắng. Phải thế không?
- Phải. Hãy trình diện dưới cái mặt nạ thời này đang mốt là một trí thức Boston, từ lò đào tạo của trường Đại học Tổng hợp Harvard, người ủng hộ Kennedy chân thành.
- Ô hay, ông Harold! Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã rơi ngay vào ảnh hưởng của ông, toàn tâm toàn ý phục vụ ông và chưa nói một lời nào cho phía tập đoàn Kennedy.
- Cái đó chẳng có nghĩa lí gì.
- Sao lại không? ở Nhà Trắng, ai chả biết tôi là chủ bút tờ Texas Sun, rất không thân thiện với Tổng thống, và là "ngòi bút riêng" của ông. Chẳng ai tin được chuyện là sau khi lọt vào nhóm báo chí của Nhà Trắng, tôi bỗng trở thành người ủng hộ nhiệt thành của vị Tổng thống hiện nay.
- Những lí lẽ ấy tôi cảm thấy xác đáng, không chê vào đâu được. Nhưng Hatter đã phá tan chúng.
- Phải, họ sẽ không tin, nhưng chỉ trong trường hợp cứ mỗi bước chân, trước ai anh cũng khen ngợi Kennedy. Cái ấy rẻ tiền lắm. Để muốn cho người ta tin, đầu tiên anh phải suy tôn Kennedy bằng những cái nhìn truyền cảm và sự im lặng hùng hồn. Sau đó, khi đã quen tình hình, đã kiếm được bạn bè, anh mới bắt đầu khen ông ta bằng lời, nhưng vẫn thận trọng, ngó quanh, như thể sợ những đôi tai lạ, và chỉ trong những câu chuyện thân mạt với những người xứng đáng thì mới nói. Hãy tin chắc rằng những cảm tình bí mật ấy sẽ được người của Kennedy đánh giá xứng đáng. Dưới cái vỏ chắc chắn như thế, anh có thể táo bạo trông vào thành công. Khi thán phục Kennedy, đừng quên đôi lúc chửi bới ông Bạc tỉ. Và đừng ngần ngại từ ngữ, tôi sẽ không lấy đó làm giận đâu. Sự trung thành của anh là ngoài vòng nghi ngờ. Hãy dùng mọi tên chửi như: “con mèo phệ Texas”, v.v...
Hatter nháy mắt và phì cười. Không hiểu sao lão luôn nháy mắt khi nói chuyện kinh doanh của lão.
- Rõ cả rồi, ông Harold ạ. Một trò chơi hai mặt. Giống như với Bill.
- Chính thế đấy. Vả lại, trò chơi hai mặt là con ngựa quý của anh em Kennedy. Cho đến giờ nó đã mang lại những lời lãi kếch xù cho bọn họ. Học hỏi bọn họ cũng tốt chán.
- Tôi có người thầy thông minh và thành đạt hơn.
Hatter vớ lấy lời nịnh của tôi và cười ha hả.
Trong suốt thời gian nói chuyện với Hatter, thằng lùn Giovanni Batistini vẫn cứ lởn vởn trong đầu tôi cùng cái vẻ băng giá của hắn. Cái chết của một kí giả không vừa ý chỉ có một nghìn đôla! Năm nghìn cho cái đầu một nhà kinh doanh bình thường! Mười nghìn cho cái bụng bị phanh ruột của một ông chủ bự!
Hôm sau, cuộc đời mới của tôi bắt đầu. Tôi không đến Nhà Trắng ngay. Tôi tìm vào tiệm ăn phía Tây, nơi các cộng sự của Tổng thống và các phóng viên phục vụ cho dinh chính của chính phủ vẫn thường ăn sáng và ăn chiều. Tôi hi vọng sẽ thu nhận được những tin nóng sốt nhất của Nhà Trắng.
Tính toán của tôi cuối cùng đã đúng. Trong phòng ăn tiện nghi bên sườn nhà, tôi trông thấy Bobby Scott má đỏ, anh bạn đồng khóa thời đại học của tôi, tôi bèn bổ lại bàn anh ta. Bobby, một nhân vật quan trọng ở Nhà Trắng, không e ngại mở rộng vòng tay hiếm hoi của mình ra với tôi. Sau năm phút vỗ lưng vỗ vai và nói tất cả những gì mà những người bạn tốt lâu ngày không gặp nhau vẫn thường phải nói, chúng tôi ngồi đối diện với nhau và nói chuyện về đề tài nóng hổi với cả hai chúng tôi: về chuyến đi Texas của Tổng thống. Sau khi biết tôi đã nhập vào nhóm báo chí Nhà Trắng, Bobby bừng cơn ưu ái với tôi:
- Tớ thật hết sức vui mừng, ông bạn ạ, và con đường hai ta lại giao nhau. Cậu làm thế nào mà leo tài thế?
- Thế còn cậu? – tôi vui vẻ hỏi nhanh. Cái kiểu chuyện này không nên gò bó nghiêm nghị.
- Tớ ấy à?... Cậu thấy không... – anh ta ngừng nói, hiểu rằng đã bị Mark vào chính cái lưới của mình.
Tôi thấy không cần phải thương anh ta. Tôi vừa cười vừa nói:
- Bobby Scott là nhân vật trọng yếu. Anh ta có hàng tỉ đôla thừa kế, có những mối liên hệ dòng dõi lâu đời.
- Cậu muốn nói là Serge Brooks lọt vào Nhà Trắng nhờ ở tài năng của chính mình, còn Bobby Scott thì được ông bác giàu có cõng lên?
- Đừng bực. Cậu tuốt kiếm ra trước tiên.
- Và đâm trúng phải cái bụng của mình, – Bobby thành thật cười hể hả rất to.
Anh ta uống hết cốc nước cam, ăn hết chỗ trứng với mẩu thịt lợn xông, chấm giấy chùi miệng lên môi và chuyền sang món cà phê và bánh táo. Giờ thì có thể nói chuyện thoải mái với anh ta đây. Những người no nê thường dễ tính và vô tư lự.
- Bob, tại sao John và Lindon lại đi chui vào cái hang bẩn thỉu, hôi thối là Texas ấy nhỉ?
Bobby Scott chống khuỷu tay lên bàn, cúi người về phía tôi bắt đầu giải thích khẽ, giọng tin cậy:
- Họ sẽ dập ngọn lửa Texas có nguy cơ đốt cháy tương lai trước mắt của Tổng thống và Phó Tổng thống.
- Cậu giải thích thành thạo và hay lắm. Cứ trên tinh thần ấy mà tiếp tục!
- Tài đến đâu thì kể đến đấy, - Bobby cười hăm he. – Chịu khó vào! Cậu phải là phóng viên lão luyện của Nhà Trắng.
- Tớ sẽ rất biết ơn nếu cậu đào luyện cho anh lính mới này đủ ngón nghề. Nào, tiếp đi!
- Thế này nhé. Số là hai tay dân chủ chính yếu – thống đốc Texas, người có đầu óc thủ cựu John Connelly và thượng nghị sĩ phái tự do của ban này Ran Yarborough đang cào cấu cổ họng của nhau và cả hai đang khò khè trong cơn hấp hối.
Tôi nhún vai ra ý chẳng hiểu chuyện ra sao. Bob thương tình chàng lính mới và nói tiếp rành rọt hơn:
- Yarborough là người tâm phúc đặc biệt của Tổng thống. Connelly là bạn của các nhà công nghiệp, các anh nhà giàu Texas. Các ông chủ thuộc đảng dân chủ đang kình địch nhau ác liệt. Các đại biểu cử tri[69] cũng theo gương họ. Họ định phế Kennedy và Johnson trong cuộc bầu cử nếu thống đốc Connelly và thượng nghị sĩ Yarborough không cùng làm việc trong cùng cỗ xe dân chủ. John và Lindon nhận lãnh vai trò hòa giải. Chỉ vì thế mà họ bay đi Texas. Đấy, đầu đuôi là thế. Những cái còn lại là những chi tiết nhỏ.
- Tôi cũng không nghĩ ra là nhà kiến tạo "những ranh giới mới" lại cất công đi làm cái chuyện vặt vãnh kia - dập cơn bão tố trong cái cốc nước.
- Lúc đầu John một mực khước từ, nhưng sau phải nhân nhượng Lindon.
Bob nhìn tôi vừa khuyến khích, vừa thăm dò. Trên má anh ta lại nổi lên một lớp màu hồng thứ hai. Mắt sáng lên phấn chấn. Anh ta sốt ruột muốn nói nữa về phía đời riêng của các vị tai to mặt lớn và về sự gần gũi của anh ta với họ.
- Nào, Bob, cứ giảng tiếp đi.
Và anh ta chậm rãi khua cái giọng hoạt bát của mình:
- Cử tri Texas bây giờ kinh tởm quay lưng với Johnson còn hơn là với Kennedy. Cũng lạ đấy chứ?
- Ừ, cũng lạ. Chính Kennedy mới là người lạ ở Texas, còn Johns on có trang trại ở Austin. Là cao bồi. Là dân chăn nuôi. Là thợ đi săn. Ông ta yêu bài hành khúc “Hoa hồng vàng Texas” lắm.
- Chính vấn đề là ở chỗ đó. Người Texas không tha thứ cho Johnson của họ sự ăn không ngồi rồi. Bầu ông ta lên làm Phó Tổng thống, họ trông đợi ông ta sẽ biến Texas thành cái rốn của nước Mỹ. Lindon đã phụ lòng tin vĩ đại của những người đồng hương. Ông ta thực tế bị gạt khỏi công việc, chỉ rong ruổi đó đây với những sứ mệnh bánh vẽ. Đến các phóng viên cũng nhờn cả với ông ta. JFK và Jacqueline kiều diễm của ông ta ngày ngày ra mắt công chúng, còn Lindon thì ở trong bóng tối. Johnson, vốn mẫn cảm, tự ái, quyền hành, đang rất đau khổ.
Bob nói không thèm ngó quanh, chẳng sợ có người ngoài nghe thấy hay không.
- Mọi bí mật của chuyến đi Texas của JFK là ở đấy.
Trên khuôn mặt quá đầy đặn, má đỏ của Bobby Scott hiện lên sự tiếc rẻ rõ rệt vì đã bộc bạch nhanh quá, chưa tận hưởng được cho ra trò.
- Dallas là ai? – tôi hỏi.
- Cái gì? – Bobby Scott thắc mắc nhìn tôi.
- Tớ hỏi là cậu có biết Dallas là ai không?
- Dallas?... Tớ không hiểu. Cậu ngụ ý muốn nói thành phố Dallas à?
- Không, tớ muốn nói cái người có tên là Dallas được đặt tên cho thành phố.
Bobby Scott phải đỏ mặt lần nữa, lần này vì xấu hổ đã không biết rõ lịch sử các thành phố. Tôi vội vàng cứu anh ta ra khỏi tình thế khó xử:
- Thế đấy, đến cậu là người của Nhà Trắng mà cũng không biết đến Dallas, Phó Tổng thống nước ta hồi những năm 1945-1949. Cũng chẳng có gì là lạ. Nước Mỹ từ thời Tổng thống đầu tiên Washington cho đến Tổng thống thứ ba mươi lăm bây giờ, luôn nhìn các Phó Tổng thống với con mắt hoàn toàn dửng dưng. Cho nên Lindon Johnson chả tội gì phải đau khổ. Ông ta đã biết là đã dấn thân đi đâu. Đáng lẽ ông ta không nên rời cái cương vị quan trọng trước kia của mình. Thủ lĩnh phe đa số đảng dân chủ ở thượng viện
- đó là thực lực mà đến Nhà Trắng cũng phải tính đến. Thôi được, về ông ta thế là đủ. Người ta đồn Kennedy đem cả vợ đi chuyến này. Có thật thế không?
- Thật đấy, mọi cái đã được quyết định, Jacqueline xinh đẹp đang tập làm quen với chính trị.
- Bà ta có chịu được cái tai ách nặng nề kia không?
- Jackie đã bình phục rồi, giờ nom tuyệt trần lắm. Không còn tí dấu vết nào của tai họa mùa hè vừa qua. Cậu chắc có biết chuyện ấy?
- Tớ cũng có đọc láng máng. Hình như cậu cùng đi với đệ nhất phu nhân đến Boston và sang châu Âu?
- Phải, Tổng thống có cử tôi cùng với một số người nữa đi với Jacqueline.
- Thế, chuyện gì xảy ra với Jacqueline thế?
- Bà ta sinh nở mẹ tròn con vuông. Nhưng Patrick chỉ sống được có bốn mươi giờ đồng hồ. Cả cha lẫn mẹ đều chịu đựng tổn thất một cách khủng khiếp. Tôi được chứng kiến sự đau khổ của họ và chính tôi cũng đau khổ dữ lắm.
Tôi cười thầm trong bụng. Không thể tưởng tượng được bộ mặt béo tốt, no đủ của Bobby nó đau khổ ra làm sao. Tôi có cảm tưởng như nó luôn tỏ ra sự yên lặng không gì phá nổi.
- Đau khổ làm người ta xích lại gần nhau, - Bobby nói tiếp. – Jacqueline lại càng yêu chồng hết mực. Một lần tôi vô tình nghe thấy bà ấy nói với chồng: “Em làm sao sống được nếu như mất anh”, “Anh biết mà, anh biết mà! – John âu yếm ngắt lời và xoa đầu vợ. – Em phải sang châu Âu mới được. Đi du lịch sẽ bứt em khỏi những ý nghĩ u sầu về Patrick”.
Bobby kể tỉ mỉ anh ta đã đi kèm Jacqueline như thế nào trên chiếc du thuyền của tỉ phú Onassis dọc các nước vùng Địa Trung Hải, bà ta đã hồi lại, đẹp ra và vui vẻ lên như thế nào.
Tôi phát chán. Nhưng không thể ngắt chuyện Bobby được. Anh ta sẽ phật lòng. Đối với anh ta, cặp vợ chồng Tổng thống là thiêng liêng. Anh ta cả đời sẽ say sưa kể tất cả những gì anh ta biết, anh ta nghĩ về Jacqueline và chồng bà ta.
Tôi rút bao “Chesterfield” ra, lấy điếu thuốc và đẩy bao thuốc về phía Bobby: May ra anh ta sẽ hút thuốc và chuyển đề tài. Nhờ trời, mọi sự đã xoay vần đúng như thế.
- Đúng, chuyến đi của chúng ta sẽ rất không dễ dàng, tuy bên cạnh có Jacqueline mê hồn. Mới đây tớ đã đến Dallas, cũng thăm dò được ít nhiều. Kẻ thù của Kennedy sôi sục vì tức giận. Bản tốc kí của hội nghị đặc biệt do thống đốc Connelly triệu tập vào đầu tháng trước đã lọt vào tay tôi. Chỉ có những ông chủ thực tế của Texas và những đại diện toàn quyền của họ có mặt. Có chủ tịch hội đồng công dân đầy quyền uy Johnson, người trùng tên với Phó Tổng thống. Có trưởng phòng thương mại Calam. Có chủ tịch nhà băng “Macintyre Thornton”. Các ông chủ các báo Morning News (Tin buổi sáng) và Dallas Time Herold (Người báo giờ Dallas). Jim con và Anbert Jackson. Có cả những vị tai to mặt lớn khác. Connelly đọc bài diễn văn lớn về chuyến đi của Kennedy.
Bobby khiêm nhường dừng lời và để tâm trí vào cốc cà phê. Thế là đã rõ: anh ta muốn kéo dài sự khoan khoái được lên lớp với anh lính mới. Cứ cho anh ta tận hưởng. Tôi hỏi:
- Connelly nói gì vậy?
- Trước hết ông ta xin lỗi các con át của Texas về chuyến thăm không mời của Tổng thống và tuyên bố rằng bản thân ông ta lấy làm buồn phiền vì cuộc chinh phạt này. Ông ta không thể cấm Tổng thống đến Texas, nhưng ông ta không định làm cậu bé chạy điếu đóm trước Kennedy. Tôi sẽ làm tất cả, ông ta nói, để sử dụng cơ hội này vào mục đích chung của chúng ta: hạ uy tín của Yarborough và chấm dứt trường phái tự do ở Texas.
- Ông ta nói thế à.
- Nguyên văn như thế. Tớ đã mật báo lên Nhà Trắng. Tớ nhớ rõ từng dòng. Cậu nghe tiếp đây này. Ngày ba tháng mười, Connelly triệu tập ở Austin tất cả các nghị sĩ đại diện cho bang ông ta ở đồi Capitol, trừ Yarborough và truyền bá trước họ mối ác cảm của các nhà kinh doanh Texas đối với Tổng thống. Còn ngày bốn tháng mười, ông ta mà vào Phòng bầu dục và chứng minh cho chủ nó rằng Tổng thống phải đứng trên chính trị. Tức cười thật! Mỗi lời nói của Tổng thống là chính trị rồi.
- Thế ông ta bị trả miếng ra sao?
- Kennedy chỉ cười nhã nhặn. Cần phải giữ nguyên sắc mặt khi trong lòng không vui. Nghi thức rắc rối của chuyến đi Texas phụ thuộc nhiều ở viên thống đốc. Ngoài ra, còn phải hòa giải người theo phái tự do với kẻ thủ cựu, phải chứng tỏ cho mọi người thấy sự thống nhất chính trị của đảng dân chủ. Cuộc mạn đàm của Tổng thống với thống đốc bang bề ngoài kết thúc hòa bình.
- Thế còn người của phái tự do Yarborough.
- Ông ta cũng biết mưu mô của đối thủ và bằng những từ ngữ văn hoa nhất, ông ta đã dài lời nhắc nhở cho người của Kennedy là trong những ngày khó khăn đối với JFK, khi mà các thủ lĩnh của đảng quyết định việc Kennedy có hay không được ứng cử viên Tổng thống, ông ta, Yarborough đã một mực đứng về phía Kennedy. Giờ đây, ông ta nói, người ta lại muốn khinh bỏ ông ta để làm vừa lòng lão Connelly lá mặt lá trái, đầy tớ trung thành của các tư bản độc quyền dầu lửa của Texas. Chúng tôi tất nhiên là đã đồng thanh vỗ về vị thượng nghị sĩ đang điên tiết: “Kennedy sẽ không đi Texas mà không có Yarborough. Thượng nghị sĩ Yarborough sẽ không bị đặt vào tình huống ê chề”. Tôi không kìm được và hỏi, có nguy cơ mang tiếng thộn trước con mắt của Bobby:
- Không lẽ cái chuyện đấu đá này giữa Yarborough và Connelly lại không gây sự kinh tởm ở Tổng thống?
- Than ôi, Tổng thống đến giờ cũng vẫn chỉ có khái niệm lờ mờ về sự kình địch của họ. Ông đâu có thì giờ nghiên cứu những vấn đề nhỏ nhặt như thế. Ông ấy điều hành cả đất nước kia mà.
- Thế bây giờ?
- Giờ ông ta cũng phải cất công bỏ sức vào đó. Nhưng, tiếc thật, những tín hiệu lo ngại của êkíp của mình, thuyền trưởng ta thu nhận với vẻ điềm nhiên vô cùng.
Bob uống nốt cà phê, cẩn thận thấm cái giấy lau miệng lên đôi môi đỏ của mình và hỏi:
- Cậu có biết Byron Skelton không?
- Đại biểu Texas trong ủy ban quốc gia của Đảng Dân chủ ấy à?
- Ừ, Byron đã một tháng nay báo động cho các phụ tá của Kennedy về thời tiết chính trị tồi tệ ở Texas, đặc biệt là ở Đại Dallas. Người Dallas, ông ta nói, sẽ đổ lên đầu Tổng thống không chỉ bùn đất và nước rác. Họ còn có thể vớ lấy cả súng cực nhanh nữa kia đấy. JFK không nên đi Texas. Theo lời Byron, ông ta linh cảm thấy chuyến đi của Tổng thống vào hang hùm này lành ít, dữ nhiều.
- Các cậu trả lời thế nào? Có cười những tiên đoán ảm đạm của ông ta không?
- Những chuyện như thế không phải trò đùa. Chúng tớ đã báo cáo cho JFK về mối lo lắng của Baker. Kennedy thở dài nặng nề và nói là ông không thể thay đổi kế hoạch được. Tổng thống phải gặp gỡ không có hàng rào ngăn với nhân dân Mỹ. Cả ở Dallas đáng sợ kia, ông nói, cũng có những người Mỹ tôn trọng thể chế của chúng ta, trong đó có cương vị Tổng thống. Nhưng sau đấy Byron vẫn không yên lòng. Ông ta viết một bức thư riêng cho Bộ trưởng Tư pháp. Ông ta vẫn giữ ý kiến của mình là bầu không khí ở Dallas bị đốt nóng nguy hiểm bởi những lời lẽ khiêu khích của các báo, các tổ chức phái hữu. Nhưng cũng không có tác dụng đối với JFK. Không chỉ một mình Byron bị những linh cảm u ám dầy vò. Etlai Stivenson, bị nhừ tử ở Dallas tháng mười vừa rồi, van nài Kennedy đừng đến thành phố đáng nguyền rủa này. Thượng nghị sĩ bang Atkansas Fulbright thừa nhận với Kennedy, là Texas, khi ông ta đến đây, gây cho ông sự khiếp hãi. Dallas là thành phố rất nguy hiểm. Đến tôi cũng sẽ không đến đó nữa kia, Fulbright nói. Ông lại càng không bao giờ nên đến. Tổng thống phẩy tay với cả Stivenson, cả Fulbright. Nguyên cái ý nghĩ rằng, ông nói, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ phải sợ một thành phố Mỹ nào đó, thực là quái đản. Cậu thấy không, Kennedy sùng tín đến thế nào vào sự bất khả xâm phạm của thân thể Tổng thống.
- Chà, ông ta biết quá kém về tình trạng thực ở nước mình. Cái đó chúng ta, thành viên của đội quân của Tổng thống, có lỗi.
- Bản thân tớ không coi mình có lỗi trong vấn đề này. Tớ đã viết cho JFK một báo cáo đặc biệt. Tớ đã trình bày rõ ràng rằng bang Texas đứng hàng đầu trong nước và trên thế giới về các vụ dùng bạo lực, cướp bóc, giết người, lừa đảo, phiêu lưu, rằng ở Dallas mỗi tháng bọn giết người lạ mặt cho sang thế giới bên kia số người bằng số người chết ở Anh. Dallas, tớ viết, đó là cái búi nhung nhúc “những người Texas chân chính"[70], những kẻ thù không dung hòa của chương trình chính phủ Kennedy. Người Dallas sầu nhớ những ranh giới cũ và lao vào trận như những con bò đực hăng tiết, đối chọi lại với tất cả những gì JFK đề xướng. Báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình từ sáng sớm đến tối mịt ra rả cứ như là đóng đinh treo cổ Tổng thống... Hỡi ôi, cả với bản báo cáo của mình, tôi cũng không lay chuyển được quyết định của Kennedy.
Bob dừng lại, tiếc rẻ nhìn đồng hồ.
- Xin lỗi ông bạn, tớ không còn thì giờ nữa, – anh ta đứng dậy, sửa lại cravat, cài lại áo véc. Để lần khác ta sẽ nói chuyện. Mạnh giỏi nghe. Rất vui vì đã gặp cậu và nối lại tình bạn của chúng ta.
o O o
Bây giờ thì có thể vào Nhà Trắng được rồi. Tôi chầm chậm đi vòng từ phía công viên Elip. Tôi ngoặt vào một góc. Đi dọc hàng rào phía đông. Tôi tiến lại cái chòi gác, nơi có viên cảnh sát cao lớn đang đứng và chìa giấy ra vào. Anh lính gác đứng nghiêm chào.
Không vội vã, tôi đi theo con đường thẳng tắp đến chái phía đông của dinh Tổng thống lâu đời. Đã có thời, tôi cũng như nhiều người Mỹ khác loá mắt vì những trang hoàng lẫm liệt của lối sống Mỹ, đã nuôi một sự sùng kính đối với Nhà Trắng, những cư dân của nó và ngây thơ tin rằng mỗi Tổng thống đều do dân bầu, của dân và vì dân. Bây giờ tôi nhìn dinh chính phủ bằng con mắt tỉnh táo.
Nhà Trắng được bao bọc bởi hàng rào sắt cao. Những thảm cỏ bao la mang màu xanh quanh năm, những cánh cổng nam và tây nam chỉ mở rộng trước những ông lớn, bà lớn của trần gian này, vòi phun, vườn hoa hồng, sân tennis, hoa mộc lan, lối ra vào cho những người tham quan bình thường... Đi trong dòng ôtô trên đại lộ huyết mạch Constitution, bạn có thể thấy, nếu gặp may, John và Jacqueline trong quần soóc trắng đang chơi tennis hay dạo quanh các con đường của công viên.
Bất kì người Mỹ nào vào những ngày giờ nhất định, qua lối vào nhất định có thể vào Nhà Trắng và xem các phòng đại lễ ở tầng một. Mỗi một người Mỹ từ bé đã biết rằng trong Nhà Trắng có một phòng với lò sưởi đá hoa lớn, với cái bàn bóng, khảm lộng lẫy của Monroe, Tổng thống thứ năm của Hoa Kỳ. Qua ảnh chụp và qua mô tả, mỗi người Mỹ đều biết rằng, khi đứng bên cửa sổ to lớn từ sàn lên đến trần, trông ra phía nam, có thể thưởng ngoạn cái kim bằng đá hoa cương vút mây - đài kỉ niệm George Washington, mái tròn của đài kỉ niệm Jefferson, “túp lều” đá hoa, trong đó trên cái ghế bành đá hoa trắng là Abraham Lincoln.
Mỗi người Mỹ đều biết rằng trong Nhà Trắng có cái gọi là phòng ăn quốc gia, nơi tổ chức các bữa ăn cho các nhân vật cao quý, chủ yếu là người nước ngoài. Ai cũng biết trong Nhà Trắng có bao nhiêu phòng, buồng và chúng màu gì. Báo chí đã từng loan tin chi tiết rằng theo chỉ thị của Harry Truman, Tổng thống thứ ba mươi ba của Hoa Kỳ, năm 1955 đã tiến hành sửa chữa lớn toàn bộ dinh và đã xây một ban công đặc biệt và sân tắm nắng theo kiểu chủ nghĩa hiện đại bằng thép mạ niken gương thuỷ tinh và chất dẻo. Toàn nước Mỹ được xem trên vô tuyến những phòng ở và phòng đại lễ của Nhà Trắng được làm theo gu của Jacqueline như thế nào, những đồ đạc cổ xưa nào đã được chọn, những ghế bành và đi văng trong phòng làm việc của chồng đã được bao bọc bằng gì. Nhưng có điều, nhiều người lại không biết là ông tổ của Jacqueline về họ nội đã làm cai thầu và làm giàu khi cung cấp đá hoa để xây dựng Nhà Trắng và Capitol.
Nhờ cái vẻ ngoài như cởi mở, mà vẻ ngoài của đời tư của những con người kia đã được bày ra trước mắt, và cái dinh trắng toát này có vẻ rõ ràng, ai cũng đạt đến! Thực ra ở khắp Washington không có tòa nhà nào bí ẩn hơn tòa nhà trên đại lộ Pen-xi-na-ni-a, số 1.600 này. Tại một trong những căn hầm của Nhà Trắng, có một chỗ bí mật nhất trong tất cả những chỗ bí mật của CIA – một bàn điều khiển đặc biệt dành riêng cho Tổng thống. Báo chí không viết về nó. Vô tuyến truyền hình không chiếu về nó. Mỗi một tờ giấy đi từ Nhà Trắng ra và vào đây đều được đánh dấu bằng dòng chữ “Tuyệt mật”.
Sự biệt phái chính thức của tôi ở Nhà Trắng diễn ra buồn tẻ. Sếp của phòng thông tin, một người bảnh bao, dễ tính, rất thạo tin tên là Pie Salinger đã không kể được lấy một phần nghìn những gì tôi thu thập được qua người bạn trẻ của mình. Trong những điều kiện thích hợp hơn, có lẽ ông ta sẽ hào phóng hơn. Bây giờ ông ta đang chuẩn bị đi xa. Không phải đi Texas. Ông ta bay với Dean Rusk và Mark George Bandy sang Honolulu. Các nhà báo, đã không tiếc giấy mực để mô tả bộ ba hiệp sĩ trong êkíp Kennedy sẽ nghỉ ngơi giải trí ra sao trong miền nước ấm nắng tươi. Thực ra bộ ba này phi sang châu á nóng bỏng với công việc quốc gia trọng đại. Họ sẽ tham gia vào hội đồng quân sự, nơi bàn luận vấn đề Việt Nam. Sau đó Salinger và các đồng hành sẽ sang Nhật. ở đó, họ chuẩn bị cơ sở cho cuộc đi thăm của Kennedy vào tháng hai sang năm. Người tiền bối của Kennedy đã vạch kế hoạch thăm Nhật và đã chịu thất bại thảm hại nhất. Hàng trăm nghìn người Nhật đã đổ ra phố và đồng thanh lên án Tổng thống Mỹ. Eisenhower phải vội vã cuốn gói. Kennedy hi vọng bằng cuộc thăm Nhật lần này sẽ trả về cho Nhà Trắng cái mà Eisenhower đã đánh mất ở Nhật. Những hi vọng lạ lùng. Người Nhật không bao giờ tha thứ cho chúng ta về những gì xảy ra ở Hiroshima và Nagasaki. ở các thành phố này, cả những trẻ em ra đời sau khi “những cậu ấm nguyên tử” đã được ném xuống, cũng đã chết vì bom Mỹ. Các em đã bị nhiễm phóng xạ trong bụng mẹ. Tôi đã ở Hiroshima và viết những gì tôi biết.
Chuyến đi của Salinger, Ruske và Bandy dự kiến vào thứ ba, 20 tháng Mười một. Tổng thống và êkíp của ông rời Washington vào ngày hôm sau.
Dinh thự ở số 1.600, đại lộ Pennsylvania trống rỗng. Nhà Trắng mất hơi người. Và xuất hiện một Nhà Trắng lưu động mới. Từ cái giây phút mà Tổng thống bay lên khỏi mặt đất, người ta sẽ không gọi ông là JFK nữa, mà là “Người cầm giáo”. Jacqueline sẽ trở thành "Danten”. Cô con gái Caroline thành “Trữ tình”. Cậu John nhỏ bé trong cái quần ngắn là “Bé tinh nghịch”. Các trợ lí, thư kí, cận vệ cũng đổi họ thay tên. Phó Tổng thống Lindon Johnson sẽ phải là “Người tình nguyện”, còn phu nhân ông ta, bà Bird Chim nhỏ thì là “Victoria”.
Nhà Trắng sẽ nhận được biệt hiệu “Lâu đài”. Nơi Tổng thống đích thân hạ cánh, ngủ lại, ăn uống, đọc diễn văn, đi xe hơi cũng mang mật danh “Than củi”.
Chơi trò bí mật ngây ngô. Sự bảo vệ không thể bảo đảm được an toàn cho một nhân vật trọng yếu. Toàn nước Mỹ đã biết là Tổng thống rời Washington sáng ngày 21 tháng Mười một. Thành phố đầu tiên mà ông ta dừng lại là San Antonio. Thành phố thứ hai là Houston. Ông ta sẽ ngủ lại ở Ford Worth. Trưa ngày 22 tháng Mười một, ông ta sẽ đọc diễn văn ở trung tâm thương mại của Dallas. Dự kiến sẽ đăng hành trình chính xác, qua những thành phố nào, ngày nào, đi trên các phố nào, vào thời gian nào, và nơi nào sẽ qua. Mọi tờ báo đã rung chuông báo hiệu là John và Jackie ở thành phố Houston sẽ ở lại khách sạn “Rayson” của Max Peck, v.v...
Mọi điều có thể đọc thấy trên báo, ngoài cái khoản ông Hatter đã chuẩn bị món bất ngờ gì cho Tổng thống. Lão đã hé mở nhiều cho tôi, nhưng dẫu sao, cái chính nhất, cốt lỗi nhất thì lão vẫn giấu. Lão nghĩ ra trò gì? Huýt sáo phản đối Kennedy ở Houston? Ném trứng thối ở Dallas? Chọc cái gì đó vào bánh xe Tổng thống ở Ford Worth?
Bill bấp chấp những lời hứa của mình, đã khùng lên khi biết những ý định mới của Hatter. Đón tôi ở hành lang thượng nghị viện, gã nắm tay tôi, kéo ra một góc và hỏi cung ngay:
- Cái gì xảy ra thế Serge? Tại sao ông không thông báo đúng lúc cho tôi về sự đảo điên của lão cao bồi?
- Tại vì sự đảo điên bao giờ cũng là sự đảo điên. Bao giờ người ta cũng biết chậm.
- Tôi không đùa đâu. Ông chơi một trò chơi bẩn thỉu với chúng tôi.
- Mọi trò chơi! Frank ạ, đều bẩn thỉu. Trong đó có cả trò chơi giữa chúng ta.
- Ái chà chà, ông bắt đầu giở giọng thế đấy!
- Đừng có gào lên, Frank. Tôi không định cãi nhau với ông. Chẳng có cái gì đáng sợ xảy ra cả.
- Sao lại chẳng có cái gì? Chúng tôi tin chắc rằng sau một tuần các ông sẽ ở châu Âu, ba ngày sau ở arabia, nửa tháng sau nữa ở quần đảo Canari. Dựa vào tin tức của ông, chúng tôi đã vạch ra một số biện pháp, đã chuẩn bị vị trí, đã phái người đi các nơi...
- Các ông đã chi tiêu tốn kém...
- Phải chi tiêu không nhỏ. Nhưng đâu phải chỉ chuyện tiền nong. Chúng tôi bực tức...
- Các ông nghi tôi chơi trò hai mặt? Không tin tôi chứ gì?
- Phải, chúng tôi nghi ông. Phải, chúng tôi không tin...
- Các ông làm đúng đấy. Tôi thì ngay lập tức, ngay lần gặp đầu tiên đã nghi các ông không thành thật và không tin một lời nào của các ông. Trong chính trị và trong kinh doanh, như một người bạn tôi đã nói, không có bạn bè, chỉ có đồng bọn... Mà kẻ đồng bọn thì còn ở với anh chàng nào hắn còn có lợi.
- Ông muốn nói...
- Tôi muốn nói là các ông đã kéo còi báo động giả mạo. Tôi nhắc lại, không có cái gì đáng sợ xảy ra. Một bước ngoặt bất ngờ như thế của các sự kiện còn có thể diễn ra trong tương lai. Lão cao bồi, cũng như mọi con người bằng xương, bằng thịt khác, hôm nay nghĩ chuyện làm cái này, ngày mai lại cái khác. Cho đến hôm qua, lão còn cương quyết dự định đi châu Âu, đến với người arabia và đến quần đảo Canari. Thậm chí chúng tôi đã cho chở ngựa, chó và một số đồ vật đi Lodge Pau-mốt. Chuyến đi bị bãi bỏ bất thình lình, bất ngờ với cả tôi. Tôi không kịp báo gì cho các ông.
- Sao lại bỏ chuyến đi?
- Thế ông còn không rõ à? Tổng thống Kennedy đến Texas, bang quê hương của Hatter. Làm sao một người Mỹ trung thành là Hatter, người tôn trọng và yêu quý Tổng thống lại không bày tỏ lòng mến khách thỏa đáng đối với ông ta cho được?
- Serge, bỏ cái lối thả bong bóng xà phòng ấy đi. Tôi thừa biết Hatter của ông yêu quý và tôn trọng Tổng thống như thế nào rồi.
- Tôi cam đoan với ông. Sau Texas, chúng tôi sẽ đi châu Âu, đến với người arabia và sang Lodge Palmos.
- Hatter không phải là hạng người có thể đổi lại kế hoạch của mình dưới áp lực của ai, dù người đó là Tổng thống.
- Frank, kế hoạch không thay đổi.
- Đã thay đổi! Hatter đã nghĩ ra trò gì đó. Tôi cảm thấy nguy hiểm, nhưng còn chưa biết tính cách của lão, chưa biết lão sẽ thình lình hiện ra từ đâu, khi nào và làm ra sao. Này, thế thời gian gần đây lão cao bồi không ló mặt ở Nhà Trắng chứ?
- Không.
- Không trao đổi thư từ bí mật?
- Không.
- Không thương lượng gì cả với JFK qua những kẻ thứ ba?
- Cũng không có.
- Kỳ thật! Quả là kì lạ!
- Cái gì làm ông ngạc nhiên?
- Mọi cái. Cả những bài báo nhiều giọng, cả lời bác bỏ, và cả sự sẵn sàng nghênh tiếp Tổng thống của Hatter, người mà lão căm ghét.
- Hình như ông nghi Hatter và Tổng thống đã câu kết gì đó với nhau sau lưng các ông?
- Cũng có thể họ đã câu kết với nhau. Tại sao người ta lại cử ông đi công tác ở Nhà Trắng? Ông đã nhận nhiệm vụ gì từ lão cao bồi?
- Cả nhìn, cả nghe cho tinh và viết rặt sự thật về chuyến đi Texas của JFK.
- Chỉ thế thôi à?
- Thế còn ít ư? Hatter tin rằng Texas sẽ chứng tỏ nó sẽ đánh giá thấp Tổng thống đến thế nào.
- Texas thì trước tiên là Hatter. Lão muốn sao thì được vậy. Ông có biết những biện pháp nào khác thường, ngoài kinh doanh ra, của Hatter ở Houston, San Antonio, Dallas, Austin không?
- Không!
- Không có cuộc họp nào ở chỗ Hatter nhân chuyến đi của Tổng thống à?
- Có thể có, nhưng tôi không biết gì cả.
Bill không đáng để tôi nói chuyện thành thực. Nhưng lẫn này tôi đã nói sự thật với gã.
Trạng sư Chicago ủ rũ và đồng thời thán phục lắc đầu:
- Chà, láu cá thật, lão cao bồi ạ, cẩn thận thật! Đến viên sử gia riêng của mình, lão cũng không hé bí mật chiến dịch ra!
- Chiến dịch nào, Frank?
- Chính tôi cũng cần biết chiến dịch nào đấy?! Tôi sẽ trả hậu cho ai mở cho tôi bí mật của chuyến đi Texas! Có nghe thấy không, Serge?
- Ông bạn ơi, tôi đâu chống việc kiếm nhiều tiền. Nhưng làm thế nào đây?
Gã nghĩ ngợi, tay xoa mạnh cái cằm cạo chưa kĩ.
Tôi hết sức cố gắng sao cho Bill thổ lộ càng nhiều càng tốt.
- Tôi khuyên ông nên theo dõi kĩ lưỡng hết sức cái trụ sở tham mưu của Hatter, - tôi nói.
- Chúng tôi đã làm. Người của chúng tôi làm việc ngay cả trong bộ tham mưu. Chúng tôi đã nhận được nhiều tin tức quý giá, nhưng chưa có tin nào giật gân.
- Thế ông đợi cái gì nữa? Tin giật gân nào?
Bill giang tay ra:
- Chẳng có gì cụ thể ra hình ra thù, có cái thứ quái quỷ gì đó mà dù sao vẫn...
- Thế ông có thường dựa vào cái thứ quái quỷ ấy không khi làm việc?
- Hầu như mọi lúc. Tài của nhà kinh doanh, trước tiên là giác quan thứ sáu. Tôi nghe ngóng nó luôn luôn. Thôi được, Serge ạ, ta sẽ xem các sự kiện sẽ diễn biến ra sao.
Chúng tôi chia tay nhau ở đây. Cái trò chơi ba mặt của tôi lại hóa ra như vậy. Tôi chống Bill, chống Hatter, vì mình, còn giờ đây... Hóa ra là tạm thời bây giờ tôi cùng đường với Bill. Một linh cảm nào đó cũng đang dằn vặt tôi, tôi chắc rằng ông Bạc tỉ đã nghĩ ra một hành động bẩn thỉu, đê tiện nào đấy chống JFK. Những chứng cớ trực tiếp vạch tội Hatter, hiện tôi không có. Nhưng tôi phải tìm cho ra. Liệu có thành công không?
Ngày hôm sau, từ sáng sớm, cuộc đời mới của tôi ở Nhà Trắng đã bắt đầu.
Hẳn một nửa thời gian làm việc, tất cả các phóng viên thường trú ở Nhà Trắng không ngồi ở phòng báo chí, mà ở “Nhà thịt bò Blacky”. Trong thế giới của các nhà báo Washington phục vụ chính phủ, và trong giới ngoại giao nước ngoài, tiệm ăn có tiếng là có món bít tết tuyệt trần và món bánh pho mát tươi – “Cheese-cake” ngon nhất thủ đô. Cái tiệm lừng danh này thường được gọi là “Blacky”. Ở đó có thể ăn ngon, uống đã, nói chuyện bên bàn thanh tịnh, bàn với đồng nghiệp những tin tức quan trọng nhất của Nhà Trắng, tán chuyện trên trời dưới biển với các nhà ngoại giao, nghe một câu chuyện tiếu lâm mới, biết thêm những chi tiết lí thú về đệ nhất phu nhân nước Mỹ, v.v...
Ở “Blacky”, không cần ra khỏi phòng chính, cũng có thể biết những sự kiện quan trọng nhất trong ngày trên thế giới. Muốn thế, chỉ cần tiến lại cái máy điện báo đánh chữ luôn kêu tì tạch của hãng thông tấn United Press International và nhòm vào dải băng rộng đang chui từ máy ra. Khi truyền những tin tức đặc biệt quan trọng, máy réo hai-ba hồi chuông báo cho các kí giả và các nhà ngoại giao đang uống cocktail và nhai bíp tết. Khách của “Blacky” ồn ào chồm dậy khỏi bàn và xô đến bên máy. Tôi không thể không nhắc đến một đặc điểm nữa của “Blacky”. Bạn chỉ vừa đặt chân vào phòng chính, thì đập ngay vào mắt bạn là cái lồng có con chim to hay kêu, theo lời Bobby Scott thì nó vốn cư trú ở Nam Mỹ, đâu đó bên bờ sông Amazona. Con chim màu đen, mỏ vàng và cong, còn tiếng kêu thì nghe kinh đến buồn nôn lên được. Tiếng hú của chó sói núi so với tiếng rú của nó còn là bài ca thiên đường.
Bobby Scott lôi tôi vào tiệm “Blacky”. Khi đã nếm món bíp tết ngon lành và bánh pho mát tươi “Cheese-cake” tuyệt trần, đã nghe tiếng tì tạch của máy điện báo ghi chữ, đã ngắm quái vật đen của Amazona, tôi mỉm cười và nói:
- Phụng sự thánh thần. Cái quán cao cấp này của ai thế? Không phải của Gionvanni Batistini chứ? Bobby đưa mắt chỉ người chủ cho tôi:
- Cậu có muốn, tới giới thiệu.
- Không, bây giờ thì không. Ông ta sẽ làm phiền câu chuyện của chúng ta.
- Ô hay! Lão ấy là tay cừ lắm và biết mọi việc của chúng ta.
Bobby muốn gọi ông chủ lại bàn, nhưng tôi ngăn lại:
- Để cho hắn yên. Ta sẽ nói chuyện với nhau!
- Xin mời. Nói chuyện gì?
- Vẫn chuyện ấy. Chuyện chuyến đi của JFK đến Texas. Người ta khua trống rung chuông nhiều lắm rồi. Nhưng đến giờ tớ vẫn chưa hiểu, Tổng thống cần đi để làm gì.
Bobby nhìn tôi thương hại.
- Nhưng theo như tớ nhớ thì tớ đã kể cho cậu nghe rồi: tại sao JFK đi Texas và để làm gì?
- Phải, cậu có kể nhưng tớ vẫn chưa rõ đầu đuôi. Cậu kể kĩ kĩ một tí nhé.
- Được. Cậu quan tâm cái gì? Cụ thể ra.
- Bản thân JFK cần gì ở Texas? Tại sao ông ta lại bỏ Washington trước khi thủ tướng Tây Đức sang và lao đầu vào Texas, nơi mà, nói nhẹ ra, thì người ta không yêu ông ta cho lắm? Ông ta hi vọng làm mềm những trái tim đá của người Texas và kiểm phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới chăng?
- Chuyến đi này đối với ông ta chẳng được tích sự gì.
Ông ta không cần phiếu của Texas. JFK sẽ được bầu nhiệm kì thứ hai không cần có Texas. Cái phong vũ biểu của viện Gallup đã chỉ ra như vậy.
Cứ hai-ba phút một, tôi và anh bạn đối thoại phải cao giọng lên hoặc im bặt, bởi vì con chim đen từ bờ Amazon kia rền rĩ và cười khanh khách làm vang cả phòng.
Một con vật ngoại lai kì dị. Làm sao khách vãng lai chịu được nó? Tôi thề trong bụng rằng mình sẽ chỉ đến đây trong những trường hợp hãn hữu.
Đợi tiếng ồn qua đi, tôi lại tiếp tục tra tấn Bobby:
- Thế tại sao ông ta lại không khước từ chuyến đi?
- Người ta bó buộc ông ta.
- Ai?
- Những người mà đất Texas dưới chân họ đang cháy. Uống đi, Serge!
- Những người này là ai, hở Bobby?
Con sói lão luyện trong làng báo kiêu ngạo nhìn tôi từ đầu đến chân, rồi cười thân thiện, vui vẻ.
- Làm sao cậu có thể thông tin cho tờ báo của mình về các hoạt động của Tổng thống, nếu không biết người ta xào nấu gì trong bếp Nhà Trắng? Tớ cũng chịu tờ báo của cậu.
- Cậu nói đúng, Bobby ạ. Tớ là một thông tín viên tồi. Tạm thời như thế! Nhưng hi vọng là với sự giúp đỡ của cậu, tớ sẽ trở nên chẳng kém ai. Xin cám ơn ông bạn. Tớ cũng không biết làm gì nếu thiếu cậu.
Tôi nói thế để lấy lòng Bobby và khuyến khích anh ta nói khoẻ. Của đáng tội, tôi không cần lắm ở sự bộc bạch của anh ta. Tôi biết rõ kẻ nào đã buộc Tổng thống đi Texas, buộc thế nào và để làm gì. Nhưng tôi muốn chính xác hóa đôi điều. Vì thế, tôi mới để cho anh bạn thạo tin và hiếu thắng của mình chòi lên trên đầu tôi. Cứ để cho anh ta tưởng là sự thật đúng như vậy. Tôi nhắc lại câu hỏi:
- Bobby này, những người bắt Tổng thống phải đi Texas là ai thế?
Người đối thoại của tôi hạ giọng và cong người qua cái bàn vươn về phía tôi:
- Thống đốc bang và Phó Tổng thống.
- Theo tôi được biết, Tổng thống cũng không vị nể họ cho lắm. Sao ông ta lại nhượng bộ? Họ làm thế nào mà bắt Tổng thống làm cái mà ông ta không muốn cho được?
- Phải, không ít cái lạ lùng trong lập trường của Tổng thống nếu mới thoạt nhìn. Nhưng bản thân tớ không ngạc nhiên. Tổng thống luôn thích trò chơi hai mặt. Lần này ông ta cũng trung thành với chính mình.
- Tớ không hiểu, trò chơi quái gì thế?
- Một trò chơi rất khôn khéo, rất ranh ma, rất thông minh, rất nhìn xa. Ngang tầm tập đoàn ông ta.
Tôi tỏ cử chỉ sốt ruột. Bobby nhăn mặt.
- Đừng có ngắt lời tớ, nếu cậu muốn biết tường tận chuyến đi này.
- Tớ sẽ không ngắt lời đâu. Nói đi!
- Số là sau cái thất bại ê chề của Baker, cổ phần của Phó Tổng thống tụt xuống và mất giá nghiêm trọng. Ngày hôm nay Johnson hầu như không còn đáng giá gì nữa. Ông ta không còn cơ hội ứng cử cùng liên danh với Tổng thống nữa. Có những tin đồn xác thực là trong cuộc bầu cử sắp tới, cặp đôi với JFK sẽ không phải là người Texas. Tớ cũng được biết điều bí mật này qua một cô thư kí của Tổng thống. Mới hôm qua, cô ta hỏi JFK: “Ông định ai sẽ cùng liên danh với mình trong cuộc bầu cử?”. Ông ta đáp: “Giờ tôi đang nghĩ đến thống đốc bang Bắc Caroline Terry Sandford. Dù sao thì cũng không phải là Lindon”.
Tin khá thật! Tôi quá tự phụ khi cho rằng mình biết nhiều.
- Ra thế đấy! – tôi nó với sự ngạc nhiên. – Vậy mà theo tin của tớ, xuất phát từ người em của Tổng thống thì Johnson vẫn được dự kiến cùng liên danh.
- Tin giả đấy, Serge ạ. Cậu đã trở thành nạn nhân của chính trò chơi hai mặt mà tớ đã nói. Cả Tổng thống, cả em ông ta còn chưa thể, chưa có quyền nói sự thật vào lúc này, còn lâu mới đến bầu cử, lại thêm trước chuyến đi Texas nữa. Họ làm ra vẻ Lindon Johnson không bị đe dọa gì cả, rằng ông ta vẫn chắc chắn ngồi trên yên ngựa của mình. Trên thực tế họ sẽ hất phăng ông ta đi.
- Thôi được, ta sẽ xem. Quay trở lại chuyện lúc mở đầu. Làm thế nào và tại sao thống đốc và Phó Tổng thống lại bắt JFK đi Texas?
- Những người Texas cần chuyến đi này như cần bánh mì. Họ hiểu rằng họ có thể bị gạt ra khỏi bên lề đời sống chính trị. Chả là đối thủ chính của họ ở Texas, thượng nghị sĩ đảng dân chủ Ralph Yarborough sau vụ bê bối của Baker, gieo ngờ vực đối với Johnson, đã chiếm được vị trí vững chắc trong tổ chức đảng của bang và chắc chắn sẽ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử sang năm. Ông ta hầu như đã nắm được bộ máy đảng mà trước kia ở trong tay các kẻ thù của ông. Chỉ cần một nỗ lực nữa là ông ta sẽ trở thành thủ lĩnh Texas. Mới đây, một trong những tờ báo vẫn ủng hộ Yarborough đã tiến hành thăm dò cử tri có lựa chọn và đã xác lập rằng đa số sẵn sàng bỏ phiếu phế Connelly khỏi chức thống đốc và đặt Yarborough lên đó. Có tưởng tượng được không?... Connelly hốt hoảng vù lên Washington và đòi Tổng thống đi Texas để mà, theo lời ông ta, “hòa giải trước cuộc bầu cử đang xích lại gần những phe phái kình địch nhau trong tổ chức đảng dân chủ ở địa phương”. Tổng thống từ chối sứ mạng ấy với cái cớ xuôi tai: ông ta cực kì bận rộn. Lúc đó, Connelly cầu cứu đến người bạn của mình là Johnson. Lindon đến Phòng bầu dục và đòi JFK đi về Texas, quê hương của ông ta. Họ chuyện trò tay đôi, vậy mà ở Nhà Trắng, người ta cũng biết là JFK không đứng vững trước áp lực và đã nhượng bộ.
- Sao vậy? Ngay Tổng thống cũng thừa hiểu là chuyến đi Texas của ông ta trước hết chỉ có lợi cho các vị Texas đang phá sản và trong chừng mực nào đó, làm hại đến uy tín của thượng nghị sĩ Yarborough, người ủng hộ trung thành từ lâu của ông ta.
- Phải, ông ta hiểu mà vẫn cứ đồng ý.
- Sao lại thế?
- Thế đấy, ông bạn thân mến ạ. Trò chơi hai mặt! Tổng thống hiện giờ không muốn ngửa những con bài mạnh trước người đồng liêu sóng đôi với mình. Tớ cho là ông ta chỉ chơi con chủ bài trước khi bầu cử.
Bobby cười to:
- Trò chơi chính trị là trò chơi đen tối. Đen tối hơn cả trò poker.
Tôi không ra thêm câu hỏi cho người đối thoại am hiểu của mình nữa. Tôi lặng im uống nốt cốc vại. Vậy là, Tổng thống đi Texas dưới áp lực kép của những người Texas có thế lực nhất. Nhưng có phải chỉ có áp lực kép thôi không? Còn Hatter? Lão cũng có thể thò tay vào chuyến đi này. Có phải qua những người Texas của mình mà lão đã buộc Tổng thống làm cái mà ông ta không muốn làm không? Tôi được biết là Kennedy hôm qua với vẻ buồn bã trong giọng nói đã bảo viên trợ lí về báo chí của mình thế này: “Giá mà tôi không phải đi Texas”. Còn với viên Bộ trưởng Tài chính thì khi phái ông này đi Nhật Bản, Kennedy đã tuyên bố còn rõ hơn: “Tôi ước được đổi chỗ cho ông”.
Như vậy nghĩa là làm sao? Nếu đó quả thật là “trò chơi hai mặt”, như Bobby khẳng định, thì nghĩa là Tổng thống không tán thành tin tưởng ở những con bài của mình.
Không, Bobby ạ, lịch sử không đơn giản như cậu tưởng. Cậu không biết những động cơ thật sự của những kẻ ngoan cố của Texas. Cả tôi cũng không biết. Toàn bộ sự giải đáp đều ẩn trong chúng. Bọn người Texas hi vọng thu thập được vốn liếng gì khi đẩy Tổng thống đến Texas? Họ sửa soạn cái gì ở đó cho ông ta? Những bãi nước bọt? Sự ê chề trước công chúng? Và cũng có thể còn tồi tệ hơn nữa. Những kẻ trục lợi bị dồn đến bờ vực chính trị có gan làm điều mà một lần trong cơn bộc bạch giữa những bạn bè, Hatter đã múa mép: “Những người Mỹ như ông Tổng thống phản lại nước Mỹ bây giờ thì phải dồn vào tường mà xả đạn”.
Cốc vại của tôi đã cạn, lại có cocktail mới. Bobby còn nói điều gì đó mà tôi chẳng nghe thấy gì cả. Tôi nghĩ và nghĩ.
Chúng tôi rời "Nhà thịt bò Blacky” trong tiếng gào rú của con chim Amazona đen, mỏ vàng hôi hám.
o O o
Thời khắc của những cuộc đọ sức bí mật đã qua. Hôm nay, tôi mua tờ Đồi núi Washington và đọc thấy những dòng thế này:
“Khi chuyện trò với một trong những bạn bè của mình, mới đây Tổng thống đã nói về hai người mà ông đã nhiều lần gọi mỗi người trong số họ là “người giàu nhất thế giới”. Một người là Paul Getti hiện sống ở nước ngoài. Người thứ hai là trùm dầu lửa Dallas H. Hatter. Cả hai đều là tỉ phú. Cả hai, như Tổng thống nói, năm qua đã trả số thuế liên bang không lớn. Những nhà công nghiệp này, Tổng thống nhấn mạnh, đã dùng tới nhiều thủ đoạn trốn thuế khác nhau, trong khi không hà tiện tiền cung cấp tài chính cho bọn cực hữu”.
Không còn nghi ngờ gì nữa, sự dò bí mật của Nhà Trắng đã xảy ra không phải là không có sự biết trước của chính quyền Nhà Trắng.
Ngay từ đầu tháng, Hatter và một vài nhà kinh doanh Texas khác đã đến thăm Kennedy tại dinh ông ta. Cuộc mạn đàm chỉ kéo dài cả thảy có hai mươi lăm phút. Các tỉ phú xô ra khỏi Nhà Trắng với thái độ hầm hầm. Họ không nói gì với các phóng viên. Họ im tịt. Cơ quan ngôn luận của họ “Oil and gaz” "Dầu lửa và hơi đốt" đã làm mềm dịu hết sức cái mà các chủ tiền kếch xù, bị quyết định của Tổng thống làm xúc phạm và choáng váng đã nghĩ, đã cảm: “Đại diện các giới dầu lửa thăm Nhà Trắng đã rời đó với vẻ chán ngán”.
Lịch sử quan hệ tương hỗ của “Hatter Industries” với Nhà Trắng, với Tổng thống Kennedy dưới dạng cô đặc nhất cho đến ngày hôm nay là như vậy đó.
Thợ giầy đã và đang dọn đường cho “Tiên tri” tới các nhà máy của Hatter. Kẻ bắt chước Clark Gable nổi tiếng, mưu toan chặn lối vào thượng viện cái dự án bãi bỏ việc giảm thuế vì sự hao cạn của lòng đất.
Tổng thống Mỹ đã bước lên diễn đàn Liên hợp quốc và trong những tràng vỗ tay vang dội của các đại biểu, ông ta tuyên bố rằng giữa nước ta và Liên Xô đã đạt được sự thỏa thuận về việc không đưa lên quỹ đạo các vật thể vũ trụ có mang vũ khí hạt nhân...
Với những lời này, ông ta đã để cho Texas và tất cả các kẻ thù của mình có cái cớ để gào lên rằng Kennedy đang bắc cầu cho sự thâm nhập của dầu lửa Xô Viết và của chủ nghĩa cộng sản qua lại đại dương sang đại lục châu Mỹ.
Thực ra ông ta hành động để cho nước Mỹ sống sót. “Chiến lược sống sót”, như ông ta đã nêu. Đó là sự thừa nhận cay đắng, bắt buộc.
Trong Phòng bầu dục của Nhà Trắng, trên bàn Kennedy có giữ tờ báo đóng bìa bằng da mềm với bài báo của Walter Lippman sáng suốt, già cả đã trải qua chín đời Tổng thống Mỹ. Đôi khi, John lôi từ dưới đáy hòm bài báo có ghi chú của chính mình và cho những người không muốn hiểu “Chiến lược sống sót” của ông ta xem, coi như một bảo vật quý báu. Cạnh một đoạn giữa hai lần xuống dòng những lời này đã được chính tay Kennedy thảo ra: “Cừ lắm, cụ Lippman! Thông minh thật”. Cái đoạn nói về Kennedy và các vấn đề ông ta vấp phải khi trở thành chủ Nhà Trắng ấy đây:
“Ông buộc phải giao tiếp với một đối phương ngang về sức mạnh quân sự, và với những bạn hàng ngang về sức mạnh kinh tế. Đó là một cái gì hoàn toàn mới đối với nước Mỹ. Trong vòng một trăm năm, chúng tôi đã cách li với các cuộc chiến tranh diễn ra ở phần còn lại của thế giới. Rồi trong vòng khoảng bốn mươi năm, chúng ta chuyên chú việc tạo nên một sức mạnh khả dĩ cho phép chúng ta giành những thắng lợi hoàn toàn và đòi hỏi ở các đối thủ của chúng ta sự đầu hàng không điều kiện. Cả trước kia, trong những điều kiện cách li lẫn sau này, trong những điều kiện thắng lợi, chúng ta ch ưa phải va chạm với những vấn đề lâu đời của con người là phải học sống trong một thế giới, trong đó ý chí chúng ta không phải là đạo luật duy nhất”.
Chính ở đó, xét cho hết mọi lẽ, là cốt lõi những mâu thuẫn giữa nhà tư bản Kennedy và nhà tư bản Hatter. Là một người có đầu óc thực tế tỉnh táo, không khờ dại, Kennedy muốn học sống trong hòa bình với các Xô Viết, muốn cùng tồn tại, còn Hatter thì muốn làm chúa tể như dưới thời Wilson[71] muốn đem ý mình ra bức chế phần còn lại của thế giới. Tổng thống Kennedy muốn tất cả các nhà kinh doanh đều sống sót, ông ta bảo vệ chủ nghĩa tư bản về tổng thể, còn Hatter thì chỉ muốn cho lão và Texas phất lên. Kennedy dùng mánh khoé, dưỡng sức, đợi những điều kiện thuận lợi hơn để phá tan các Xô Viết và phe xã hội chủ nghĩa, còn Hatter thì hùng hổ muốn xung trận ngay lập tức, không chậm trễ. Hai chiến lược. "Chiến lược sống sót" và "Chiến lược tự sát".
o O o
Những công việc khẩn cấp và quan trọng đã dẫn tôi với Hatter đến Chicago. ở đây đang diễn ra đại hội bất thường của các nhà công nghiệp dầu lửa. Đem ra tranh luận vẫn là cái dự luật dầu lửa đáng nguyền rủa của Kennedy. Những điều chất chứa được dịp xổ tung ra. Tất cả các diễn giả dùng những lời lẽ gay gắt nhất để lên án Tổng thống về chuyện, sau khi chễm chệ trong Phòng bầu dục rồi, ông ta đã phá cái trật tự hàng thế kỉ, tước của bộ nội vụ quyền chuyên trách các công việc về dầu lửa và lập ra một ủy ban liên bộ đặc biệt do người của Nhà Trắng, một trong những phụ tá của Tổng thống đứng đầu. Người ta công kích Kennedy vì ông ta đã toan thông qua luật pháp điều chỉnh thu nhập của các nhà công nghiệp dầu lửa, một điều khác với tất cả những người tiền bối của ông ta. Và Tổng thống đã công bố vào tháng Bảy năm 1963 cái dự luật khủng khiếp bãi bỏ việc giảm thuế cho lòng đất hao cạn. Vì rằng dự luật này, nếu được thượng nghị viện thông qua, sẽ giảm lợi nhuận của các nhà công nghiệp dầu lửa đi 3 tỉ bạc.
Một trong những kẻ điều khiển hiệp hội các vua dầu lửa Leonard Ph. Mccollum, từ trên diễn đàn, mặt đỏ húp híp, tóc cứng dựng lởm chởm, với nắm tay giơ cao trước đầu, với cái giọng sấm sét, trong tràng vỗ tay nhiệt liệt của những kẻ cùng hội cùng thuyền đã trút xuống đầu ông chủ Nhà Trắng lời đe dọa công khai. Ông ta nói là chính sách của Kennedy gây cho giới công nghiệp dầu lửa sự hoang mang và lo ngại.
Sự hoang mang! Sự lo ngại! Những lời lẽ được lựa chọn kĩ lưỡng mới có sức chứa làm sao! Coi chừng đấy, ngài Tổng thống! Những kẻ bị sự hoang mang và lo ngại bao trùm rất nguy hiểm với ngài đấy. Hãy nghĩ lại đi, khi còn chưa muộn. Hãy hủy bỏ cái dự luật khủng khiếp kia đi. Hãy trả lại cho Bộ Nội vụ cái quyền hàng thế kỉ nay vẫn điều hành các công việc dầu lửa phục vụ cho lợi ích các tư bản độc quyền dầu lửa. Hãy phục hồi lại cái trật tự cũ tốt đẹp kia. Nếu không...
JFK đã không nghe thấy, không muốn nghe thấy tiếng nói của Hatter, Mccollum và đồng đảng của chúng. Chính Mccollum kia mới ba năm trước, khi Kennedy còn chưa vào Nhà Trắng, đã là kẻ cạnh tranh và là kẻ thù một sống một chết của Hatter. Bây giờ chúng là bạn. Bạn bất đắc dĩ. Sự căm thù Kennedy đã xích chúng lại gần nhau. Với thời gian, khi Kennedy biến khỏi vũ đài chính trị, chúng sẽ lại bóp cổ và cắn xé nhau.
Đại hội các nhà công nghiệp dầu lửa ở Chicago là một cố gắng cuối cùng dàn xếp hòa bình với Tổng thống.
JFK đã không nhượng bộ.
o O o
Cái mà lâu nay chính quyền Nhà Trắng đã che giấu kĩ lưỡng, bỗng được cả phòng báo chí biết. Có kẻ đã sốt sắng phổ biến trong các phóng viên cái tin chính trị quan trọng dưới dạng tin mật.
Hôm nay, 12 tháng Mười một năm 1963, Tổng thống lần đầu tiên thảo luận với các phụ tá thân cận nhất của mình vấn đề chiến dịch vận động bầu cử Tổng thống năm 1964. Texas được lưu ý đặc biệt. Lần này, sự việc Texas được thảo luận mà thiếu con người Texas chủ yếu là Johnson. Ông ta không đi vắng, không ốm, về hình thức thì thuộc giới tâm phúc của Tổng thống, vậy mà vẫn không được cái vinh dự mời đến cuộc họp quan trọng nhất.
Trước kia, đa số các phóng viên không tôn kính ông ta lắm, giờ lại còn tệ hơn thế! Họ kể cho nhau nghe các câu chuyện tiếu lâm về thất bại ê chề của ông ta trong cuộc tranh giành Nhà Trắng.
Cuộc họp bí mật ngày 12 tháng Mười một, dĩ nhiên là Johnson cũng biết. Theo tôi, ông ta biết từ lâu là người ta đã gạch ông ta khỏi ra êkíp của Tổng thống. Điều đó đã để lại dấu ấn trên trán ông ta. Dấu ấn của một kẻ tuyệt mệnh. Là người có lòng tự ái quái đản, rất dễ bực bội, ông ta không đủ khả năng chịu đựng thất bại của mình một cách lặng lẽ hoặc ít nhiều xứng đáng. Thời gian gần đây, ông ta ít khi xuất hiện ở Nhà Trắng. Nói ít. Không can thiệp vào chuyện gì và hình như không làm gì, tuyệt nhiên không làm gì với cương vị Phó tổng thổng. Thậm chí ông ta không tham gia các phiên họp của Hội đồng an ninh quốc gia dù trên hình thức là nhân vật trung tâm của Hội đồng.
Johnson đang hồi vận đen. Nghĩa là Hatter cũng đang vận đen. Ông Bạc tỉ đã đặt cọc rất lớn ở người bạn cũ Texas. Và ông ta đã thua.
Từ Nhà Trắng, tôi phóng ra sân bay và bay ngay về Dallas.
Hatter lập tức tiếp tôi. Tôi kể cho lão những gì xảy ra sáng nay ở Nhà Trắng. Lão giận dữ cắt ngang:
- Biết rồi!
- Do đâu ông biết được? JFK họp ngày hôm nay.
- Thế thì sao?
- Theo tôi nghĩ, tôi là người đầu tiên, trước tiên có thể báo cho ông biết về cuộc họp này.
- Tôi biết trước anh kia.
- Do đâu? Làm sao ông biết?
- Tôi ở Phòng bầu dục và nghe thấy hết. Thế thôi.
Bộ mặt ngựa của ông chủ nở ra nụ cười, Hatter vừa nói đùa. Và tôi cũng đánh bạo đùa:
- Tất nhiên rồi, ông đội cái mũ tàng hình.
- Anh khéo đoán lắm. Vâng, tôi đã tàng hình vào Nhà Trắng.
Tôi chỉ còn cách im lặng và đợi những lời giải thích.
- Tôi không rời mắt khỏi Tổng thống, tôi nghe được từng lời của ông ta, tôi đọc tất cả những gì ông ta viết, tôi sao lại tất cả số tài liệu được nhào nặn ra trong văn phòng ông ta. Tôi đã trả cho các bác học của mình nhiều như điên, và họ đã làm cho tôi cái mũ tàng hình.
- Trong trường hợp ấy thì, thưa ông Harold, việc tôi ở Nhà Trắng không có ý nghĩa gì cả. Tôi sẽ làm lợi cho ông ở nơi khác mà ông bất lực không lọt vào được.
- Nhờ trời, tôi không biết thế nào là bất lực. Tôi luôn luôn, ở mọi nơi đều đã đang và sẽ vẫn dồi dào sức lực. Ngay cả khi ở trong mồ. Tôi chết đi thì tiền của tôi vẫn sẽ hành động. Theo kế hoạch của tôi. Trên tinh thần của tôi.
Lão âu yếm vuốt vai tôi như vuốt con chó Bax của lão, rồi đẩy nhẹ ra và cười.
- Hãy nhớ lấy, Serge ạ, cái câu chuyện vui đùa này. Rồi sẽ đến lúc anh thấy ra là tôi đã đùa rất nghiêm túc.
Lão đi lại vài lần trên tấm thảm dày, từ góc này đến góc kia theo đường chéo, mắt nhìn xuống chân. Lão dừng lại trước tôi và lại đặt bàn tay sắt lên vai tôi.
- Aby[72] vĩ đại đã từng nói: thời thế, sự kiện làm nên Tổng thống. Cụ đã nhầm. Tiền làm nên tất cả, trong đó có Tổng thống. Đôla, chỉ có đôla đã làm cho chính Aby thành Tổng thống. Về sau, cụ đã công khai thừa nhận. Đôla của bố già Kennedy, lão kẻ cướp Joseph ấy, và đôla của đồng bọn ở miền Đông Bắc đã đưa John Kennedy vào Nhà Trắng. Tiền của tôi, nếu tôi muốn, có thể làm tôi thành chủ Nhà Trắng. Nhưng tôi thích điều khiển như một người vô hình hơn. Các Tổng thống có hình hài đến rồi lại đi, còn tôi vẫn ở Phòng bầu dục và không cho phép thay đổi đường lối của tôi... Này, sao lại im như thóc thế?
Không, lão không khoác lác. Chẳng qua lão nói thành lời cái mà lão tin tưởng sâu sắc. Những lời lão nói không xa sự thật là mấy.
- Nào, nói cái gì đi chứ, nhà biên sử thân mến của tôi. Anh bây giờ nhất quyết phải bày tỏ. Tôi muốn biết anh đánh giá ra sao lời xưng thú của tôi. Nói đi! Không thì tôi có thể coi sự im lặng của anh như dấu hiệu không đồng ý với tôi.
- Tôi đang nghĩ, ông Harold ạ.
- Nghĩ gì?
- Nghĩ về lời nói của ông, về chuyện tại sao chính lúc này ông lại đặt lòng tin cao nhất vào tôi kể từ khi chúng ta cùng làm việc với nhau.
- Rồi sao nữa?
- Tôi phải đáp lại lòng tin của ông.
- Đúng. Tiếp đi!
- Tôi phải làm cái gì đó hết sức trọng đại cho ông.
- Cũng đúng nốt.
- Nhưng tôi không biết là phải làm gì.
- Bây giờ thế là OK cả rồi. Anh đã làm được một nửa công việc của mình. ở Texas, anh phải phấn đấu nốt nửa kia.
Tôi chưa xem lão nói gì. Lão có định thắng tôi vào cùng cỗ xe ngựa của Batistini, vào đội tàng hình của lão không? Tôi sẵn sàng nghe mọi cái khủng khiếp nhất, nhưng tay chơi poker lão luyện nhất thế giới đã không lật con bài của mình lên, mà vẫn huyên thuyên tiếp. Lão nói:
- Những ngày tháng Mười một ở Texas phải là đỉnh cao cuộc đời của anh. Số phận vĩ đại của anh, Serge ạ, ở trong chính tay anh. Khi công du với Tổng thống, anh hãy nhìn ông ta bằng con mắt của tôi, hãy viết quyển sách hệt như chính tôi viết nó, - thì anh sẽ hoàn toàn đáp lại được lòng tin của tôi, với lại, sẽ bảo đảm cho anh và cho con cháu anh suốt đời.
Bằng tất cả sự chân thành có được, tôi nói một cách cương nghị:
- Tôi hiểu nhiệm vụ của mình, ông Harold ạ, và hiểu cái dịp may hiếm có kia đã rơi vào tôi. Tôi không cần liều thuốc kích thích đâu.
- Cần đấy, anh bạn thân mến ạ. Còn cần ra trò ấy chứ. Đã lâu ta không gặp nhau, anh cứ tưởng rằng lão cao bồi bị bật khỏi yên. Anh nhầm to rồi. Chính lão cao bồi đang dẫn đầu cuộc nhảy. Quả thật, không phải ai cũng nhìn thấy và hiểu điều đó. Ngay cả lão cao bồi cũng không ngờ là ngựa của mình lại đi đầu.
Sự ngạc nhiên lúng túng của tôi đem lại sự khoan khoái chân thực cho Hatter. Lão cười vang.
- Phải, cũng không ngờ. Sự thú vị là ở đấy. Cho đến giây phút cuối cùng, khi đã ở đích, lão mới khám phá ra mình là kẻ thắng, còn những kẻ cưỡi ngựa khác đều trượt khỏi vòng.
Và, tiếp tục cười, Hatter đập cả hai tay lên vai tôi theo thói quen, kéo vào rồi lại đẩy ra:
- Đấy, cái liều thuốc kích thích cho anh đấy.
“Khi đã ở đích, lão mới khám phá ra mình là kẻ thắng”. Cái đích quái quỷ gì thế? Và có đúng là lão cao bồi cũng không biết mình làm trò gì không? Có vẻ không đúng. Vị tất kẻ bậc thầy vĩ đại của những mánh lới sao phỏng lại hài lòng với cái vai trò ấy.
o O o
Ngày hôm sau tôi quay về Washington. Tôi kiếm taxi ở sân bay, đi vào thành phố. Đến một phố đông người, tôi xuống xe, đi bộ qua hai khu phố nữa, và chọn một trạm điện thoại tự động, tôi quay số thường trực của FBI và nói nhanh, sau khi đã đổi giọng:
- Hãy chú ý nghe đây! Hãy ghi đi!... Tôi vô tình được biết là một cuộc mưu sát Tổng thống trong chuyến đi Texas đang được chuẩn bị. Hãy áp dụng các biện pháp. Ai nói à?... Cái đó không quan trọng. Không, không, tôi không thể đích thân đến gặp ông được. Và tôi cũng không thể viết gì được. Xin lỗi, thời gian của tôi hết rồi đây. Tạm biệt.
Đấy là tất cả những gì tôi có thể cho phép mình làm. Tôi biết rằng ở FBI có người của Hatter, của Batistini và của Mark Trán to. Chưa biết chừng, bọn chúng đã đổ ra phố, nơi tôi gọi điện. Xin cứ việc. Chúng không thể lần ra dấu của tôi.
Tôi treo ống nói lên, rời khỏi cabin điện thoại, vớ chiếc taxi đầu tiên ló ra và đi ra ga. Tôi lượn năm phút trong phòng đợi chính rồi bước ra quảng trường. Tôi đi bộ đến Nhà Trắng.
Tôi bước trên đại lộ Pennsylvania mà lòng suy nghĩ. Tôi tin chắc là những gì Hatter trù liệu có liên quan đến cả những ông to nào đó ở CIA và FBI, mà trách nhiệm trực tiếp là giữ gìn hiến pháp và tính mạng của người đứng đầu chính phủ Mỹ. Mark Trán to, tôi biết, bây giờ cũng vẫn cố vấn cho những chiến dịch bẩn thỉu của CIA.
Dẫu sao tôi vẫn hi vọng rằng tín hiệu của tôi không vô ích. Ngay như nếu những lo lắng của tôi không có căn cứ, thì tôi cũng vẫn không hối hận với hồi chuông điện thoại của mình. Tôi phải làm việc đó. Tôi không nuôi những tình cảm trìu mến đối với Tổng thống hiện nay. Nhưng nếu có chuyện gì xảy ra với ông ta, thì đó sẽ là điều bất hạnh to lớn cho cả nước Mỹ, và cho tôi. Hòn đá lăn từ đỉnh núi, thường kéo theo cả dòng thác đá.
o O o
John Kennedy không phải là Tổng thống đầu tiên không hay biết hay không muốn góp tay cho Harold Hatter làm ăn phát đạt như lão muốn. Mọi sự, tuy có vẻ hết sức lạ lùng, bắt đầu từ Truman.
Chuyện lục đục bắt nguồn từ những vùng mỏ mới phát hiện sau chiến tranh, vào cuối những năm bốn mươi, trên những bãi cát vàng của vịnh Mexico. Hatter tính toán cặn kẽ số lời lãi mà những vỉa đất kia cho lão nếu chúng trở thành sở hữu của lão, và đã cho vận hành mọi đòn bẩy để chiếm đoạt cái món béo bở kia. Nhưng lão không được sự thông cảm của chủ Nhà Trắng thời bấy giờ là Truman, người mà toàn bộ vấn đề Hatter có là hay không là chủ kho vàng tùy thuộc vào. Tổng thống đã cho lão hiểu rằng, không thể bước qua luật pháp mà chiếu theo đó thì đường bờ biển được coi là sở hữu Nhà nước và không được trao cho các nhà kinh doanh tư nhân.
Hatter làm ra vẻ phục tùng pháp luật. Biết là không tấn công trực diện được, lão quyết định dùng sự xảo quyệt để chiếm đoạt. Lão nghĩ cách đặt vào Nhà Trắng tay chân của mình, một kẻ biết đền ơn và có thể bước qua cái đạo luật ngu ngốc và trao lại với giá phải chăng những bãi cát vịnh Mexico về tay Hatter. Lão đã tìm ra một kẻ như vậy trong đám bạn bè tri kỉ. Đó là tướng Duglas McArthur, “anh hùng của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương”. Chiến dịch tế nhị và phức tạp, Hatter định tiến hành với sự giúp đỡ của cựu tướng Eisenhower. Lão tìm đến Eike đầy thân thiện, kính trọng và đề nghị Eike ủng hộ việc đề cử Duglas McArthur. Tôi không biết Hatter trông đợi vào cái gì: phải chăng vào những dữ kiện đáng nghi ngờ của bộ tham mưu của lão, hay là vào tính đồng đội của cánh tướng lĩnh, hoặc giả lão tin rằng Eike không dám khước từ. Dù thế này hay thế khác, thì lão cũng đã tính nhầm.
Chỉ mới vài năm trước, Eike đã đổi bộ tướng phục lấy chiếc áo giảng viên đại học để có quyền ứng cử Tổng thống. Chính ông ta đã mơ trở thành ông chủ Nhà Trắng, vậy mà lại có kẻ đề nghị ông ta kéo Duglas McArthur vào chỗ đó.
Eisenhower đã khước từ việc ủng hộ kẻ tay chân của Hatter.
Lúc đó Hatter đã thâu góp bạc tỉ của mình cùng với những bạc tỉ khác, dựng nên một bộ tham mưu vận động bầu cử, cung cấp cho nó hàng trăm nghìn đôla và vật lộn cho người của lão - Duglas McArthur. Cuộc giao tranh kéo dài bốn tháng. Một cựu tướng chống lại một cựu tướng. Tiền chống lại tiền. Tư bản độc quyền. Con voi lại húc phá và giày xéo con voi [73]. Chiến trận kết thúc bằng cuộc đấu ở Woldorf – Astoria, tại kì họp của ủy ban toàn quốc. Hatter đòi các thủ lĩnh đưa tướng McArthur ra ứng cử Tổng thống. Mọi việc đã đi đến chỗ người ta nhượng bộ lão già Texas. Nhưng vào khoảnh khắc cuối cùng, lượng vàng nặng hơn của đối phương đã được ném lên cân và thế là McArthur không trót lọt. Eisenhower được tuyên bố là ứng cử viên.
Hatter giải thích thất bại của mình như sau: “Tôi chỉ thiếu có hai tiếng đồng hồ nữa để đạt được việc đề cử McArthur tại đại hội”.
Lão tuyên bố điều này không phải với các bạn bè của lão, không phải tại một buổi dạ hội trang trọng ở một trong các vi la của mình, mà là công khai, tại một cuộc họp báo. Lời lão được nhiều tờ báo đăng. Thái độ lạ lùng của một tay chơi poker sừng sỏ nhất thế giới? Chẳng có gì lạ lùng cả. Chẳng qua lão giải thích rằng lão thua không phải vì chơi tồi, mà bởi vì đã không gói gọn được vào thời gian đã cho, vì vô tình bị bí thì giờ.
Ông Bạc tỉ tin chắc rằng ông ta có thể nói và hành động theo cái cách ông ta cho là cần thiết. Và chắc mẩm rằng trong lần chơi sau mình nhất định sẽ thắng.
Suốt tám năm, hai kì, Eike ở trong Nhà Trắng và trả thù lao hậu hĩ cho những kẻ đã dọn đường cho ông ta lên đỉnh cao quyền lực. Kẻ tiền bối của ông ta đã không dám bước qua pháp luật và trao những bãi cát vịnh Mexico cho các nhà tư doanh, vậy mà ông ta đã tìm được kẽ hở của luật pháp và chuyển sở hữu nhà nước cho các công ty dầu lửa tư nhân. Miếng mồi được chia giữa những kẻ may mắn. Hatter không được gì cả. Vào năm 1960, thời hạn thứ hai của Eike ở Phòng bầu dục đã hết. Theo cái lệ đã quen không thành văn bản thì ông ta không có quyền vào Nhà Trắng kì thứ ba. Tuy nhiên, cái lệ này thường bị chà phá khi mà Tổng thống có đủ sự ủng hộ của giới quyền thế trên trần gian này. Một điều khoản pháp luật tương ứng có thể ngăn không cho Eike tiếp tục ở trên cương vị này, nhưng điều khoản ấy còn chưa có. Hiến pháp nước Mỹ cho phép Rosevelt được bầu bốn lần. Eike trông đợi lặp lại thành tích đó. Nhưng Hatter, liên kết với các tỉ phú thua thiệt khác đã cản đường ông ta lại.
Kẻ thù của Eike đã tiêu không ít tiền bạc, thời giờ và sức lực để lôi qua thượng viện điều khoản 22 sửa đổi hiến pháp nổi tiếng, cấm Tổng thống ở trên cương vị này quá hai nhiệm kì.
Khi điều sửa đổi đã được thông qua, Hatter nói:
“Tôi đã đạt được điều này chỉ trong vòng có bảy tuần lễ. Tôi coi đó là thắng lợi quan trọng nhất của tôi trong chính sách đối nội. Đó là một thắng lợi lớn. Nếu như không có nó thì Eike còn ngồi đó đến tận bây giờ".
Năm 1961, bất chấp mong muốn cho Đảng Cộng hòa của Hatter, John Kennedy đã trở thành Tổng thống.
- John Kennedy được đưa vào cả ở hạ viện, cả ở thượng viện và rồi vào Nhà Trắng không phải do cử tri, mà do kẻ có tài sản trị giá 400 triệu, một nhà tài chính khôn khéo, một kẻ doanh lợi chính trị già đời, cựu đại sứ ở Anh - Joseph Patrick Kennedy, cha của John Kennedy. Chính lão đã thừa nhận điều đó trên một trang báo có thế lực: “Tôi đã đưa John vào chính trị. Chỉ một mình tôi”.
Ứng cử viên Tổng thống, theo lệ thường, là do đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ hay Cộng hòa đưa ra trước cử tri, Joseph Kennedy suốt một thời gian dài đã tác động vào các ông chủ của Đảng Dân chủ và các đại biểu Đảng của New York, Chicago, New Jersey đã đưa người con trai qua được Barrière đầu tiên và khó nhất một cách bình yên.
Hai “tờ-rớt trí tuệ”: tờ-rớt chính trị, gồm có giáo sư đại học Harvard Salinger, Galbraith, Cocer, Bandy, Rostow, và tờ-rớt chung, quy tụ từ các trí thức trẻ, bạn bè thân cận của John Kennedy chẳng hạn như Sorensen, Good Wear, Freeman, đã cung cấp những ý tưởng và bằng những lời khuyên tốt gây phấn chấn cho người của Kennedy ở các địa phương.
Đối thủ của Kennedy có bốn người: Johnson, Humphrey, Symington, Stivenson. Kẻ nào cũng đã chiễm chệ ở hạ viện và thượng viện không chỉ một thập kỉ. Kẻ nào cũng muốn thọc dao vào kẻ khác. Nhưng để chống lại ứng cử viên trẻ Kennedy, bọn họ đã tranh đấu dưới khẩu hiệu chung: “Chặn Kennedy lại”.
Humphrey, khi giao tranh với Kennedy ở Tây Viếc-Ginea, đã nói: “Tôi không có một ông bố trả tiền cho chi tiêu của tôi. Tôi không thể cho phép mình bay khắp các bang với cái túi du lịch con màu đen và quyển sổ ngân phiếu".
Cảm thấy ở miền Nam, nhiều triệu người đoàn kết và các ông chủ công nghiệp Texas đứng đằng sau, Johnson gọi đối thủ của mình lên tỉ thí trên vô tuyến. Hai kẻ tranh giành chức Tổng thống kịch chiến trước con mắt của toàn thể nước Mỹ. Lindon Johnson nói rằng vào những giây phút quyết định nhằm đấu tranh cho dự luật tiến bộ về quyền công dân, có một số thượng nghị sĩ không chịu yên chỗ đã vắng mặt tại phòng họp, bọn họ dạo mát, hứng gió cho những cái đầu thông thái của mình ở đâu đó. “Tôi tự hào thông báo với các bạn, - Lindon Johnson hướng tới hàng triệu khán giả vô tuyến truyền hình, - rằng trong suốt thời gian ấy đã tiến hành 50 lần điểm danh và lần nào cũng có giọng nói. Lindon Johnson ở đây! Cũng trong lúc ấy, có một số người muốn ngoi lên làm Tổng thống với cương lĩnh về quyền công dân lại chưa lần nào đáp trong các cuộc điểm danh”.
John Kennedy chăm chú lắng nghe đối thủ và cho hắn ta một cái tát lịch lãm:
“Ông ấy nói đến những khuyết điểm của các ứng cử viên Tổng thống khác nhưng không gọi tên ai cả, nên tôi cho rằng, điều ấy không nhằm vào tôi. Vị thượng nghị sĩ quả thực đã có một thái độ tuyệt vời khi đáp các cuộc điểm danh, và tôi khen ngợi ông về điều ấy. Thực tình tôi đã không có mặt những lúc ấy, bởi tôi đâu phải là thủ lĩnh phe đa số... Cho nên hôm nay, tôi đầy lòng khâm phục thượng nghị sĩ Johnson chứa chan tình cảm đối với ông, hoàn toàn ủng hộ ông trên cương vị thủ lĩnh phe đa số và tin tưởng rằng sẽ làm việc ăn ý với ông, một thủ lĩnh phe đa số”.
Cả nước Mỹ ngồi bên vô tuyến truyền hình được một mẻ cười.
Đại hội Đảng Dân chủ diễn ra ngày 11 tháng Bảy năm 1960 ở Los Angeles. 4.509 đại biểu và 4.750 phóng viên đặc phái đã tham dự. Trong số đó có cả tôi. Thành phố chật ních khách khứa. 45.000 người đã đến đó. Một số ủng hộ Kennedy, số khác ủng hộ Johnson, số thứ ba thì ủng hộ Stivenson. Tất cả đều hùng dũng tuần hành gào thét, gõ trống, thổi kèn, tổ chức những cuộc diễu hành hóa trang đốt đuốc phun khói rầm rộ.
Không một nhà quan sát chính trị nào dám cả gan đoán trước thắng lợi của Johnson và thất bại của Kennedy. Có một dạo tưởng như là Etlai Stivenson sẽ thắng. Bốn nghìn người ủng hộ ông ta đã tràn ngập đại hội, ngồi trên khắp tầng trên cùng và hô: “Chúng tôi muốn Etlai! Chúng tôi muốn Etlai! Chúng tôi muốn Etlai!”. Một vài phóng viên giật mình, tin vào ngôi sao chiếu mệnh của Etlai.
Quả bong bóng xà phòng đã vỡ sau khi kiểm phiếu. John Fitzgerald Kennedy được 806 phiếu thay vì 763 phiếu cần thiết. Johnson được hai lần ít hơn và Stivenson – mười lần ít hơn. Symington và Humphrey đã đầu hàng trước khi đại hội.
Việc đề cử ứng cử viên Phó Tổng thống thường được tiến hành cùng với ứng cử viên Tổng thống tại đại hội. Phe cánh của John Kennedy đề xuất cho ông ta người phó trong số những người cùng cánh, nhưng Kennedy, theo lời khuyên của bố, đã lấy Lindon Johnson người Texas. Lão già biết việc lão làm. Lão hi vọng kéo về phía con trai tất cả những người miền Nam, tất cả những ông trùm Texas đang ủng hộ Johnson.
Harold Hatter cũng biết việc mình làm. Theo sự thừa nhận của chính lão, đăng trong tạp chí “Nation” (Dân tộc), trong những ngày diễn ra đại hội Đảng Dân chủ, lão là kẻ phù trợ cho Johnson. Lão bỏ Dallas quen thân và đến Los Angeles. Lão sống ở khách sạn gần nơi các đại biểu họp để nghe và nhìn mọi cái. Hằng ngày lão soạn cho Johnson đủ thứ giác thư và những lời chỉ dẫn. Hatter bình luận thắng lợi của Kennedy như thế này: “Giá như Lindon nhất nhất tuân theo lời khuyên của tôi thì Kennedy đã không thể thắng được. Với lại, chính tôi đã khuyên Johnson đồng ý với vị trí thứ hai trong liên danh, nhận đề nghị tranh chức Phó Tổng thống sau khi việc đề cử Kennedy đã được thông qua”.
Sau thắng lợi tại Đại hội Đảng, Kennedy và đạo quân các phụ tá trong và ngoài biên chế dồn sức lực và phương tiện sang cuộc ganh đua với ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hoà, và là cánh tay phải của Eisenhower – Richard Nixon.
Cánh Cộng hòa cũng giương giáo xông vào ông đảng viên Dân chủ. Họ dọa cử tri bằng bốn trăm triệu đôla của dòng họ Kennedy. Họ tung ra những chuyện tức cười về đối phương của mình, đại loại như: Joseph Kennedy, khi sắp sửa cho người con trai bước vào cuộc chiến chinh, đã vỗ về con: “Con đừng lo lắng, có thua bầu cử, thì bố sẽ mua cho con một nước khác”.
Đến lượt mình, Kennedy cũng công kích kẻ từng trải là Nixon. Sau khi kể ra mọi tai ương giáng xuống đất nước trong suốt thời gian cầm quyền của Eisenhower – Nixon, ông ta đặt câu hỏi, làm sao bọn họ lại để cho một chư hầu cộng sản xuất hiện cách bờ biển nước ta chín mươi dặm được?
Ngày 8 tháng Mười một; Kennedy giành thắng lợi. Không phẩy một phần trăm số phiếu của cử tri đã định đoạt cái số phận Tổng thống của ông ta. Sự tán đồng của toàn dân đã không diễn ra. Bỏ phiếu chống lại nhà trí thức tỉ phú có 34.108.582 người Mỹ. Gần một nửa số người tham gia bỏ phiếu.
John Kennedy, thực tế đã là Tổng thống được “nghỉ” cho đến 20 tháng Giêng. Êkíp Eisenhower và êkíp Kennedy chuẩn bị việc giao và nhận việc. Hàng nghìn quan chức cao cấp của chính phủ sửa soạn rời cái chỗ đã mài đũng quần họ tám năm nay. Hàng nghìn tay trẻ trung, trí thức của cái lò Harvard, chuẩn bị cùng với ông chủ trẻ của họ bước lên bục nhà nước. Vào thời ấy, mĩ từ “trẻ” còn rất mốt. Các từ ấy được thông dụng là do ở Eisenhower, bực tức vì Nixon bị trượt và vì ông ta, một cựu tướng, cựu tổng tư lệnh, cựu hiệu trưởng Đại học Tổng hợp, phải nhường Nhà Trắng cho một viên cựu trung uý, chỉ huy một tàu ngư lôi nhỏ. Để trả thù điều đó, ông ta đã công khai dán cho John Kennedy cái nhãn hiệu “đồ tiểu ti trẻ và ngạo mạn”.
Vị Tổng thống “trẻ” cũng trả thù lão Tổng thống già theo cách của mình. Ông ta tránh gặp Eishenhower trong suốt tháng Mười một, viện cớ bận lựa chọn các cán bộ cầm quyền đến tận cổ. Thực tế quả có như vậy. Các nhà viết tiểu sử của Kennedy đã ghi lời than vãn kinh hoàng của ông ta: “Người, người, người! Tôi không biết ai cả. Tôi chỉ biết có cử tri. Tôi lấy đâu ra 1.200 người để lấp những cương vị trống bây giờ?”.
Kennedy chỉ đích thân bổ nhiệm người cho những cương vị chính yếu. Các cương vị hạng hai do vụ trưởng của các vụ cán bộ lâm thời, được dựng lên vội vã là Sargent Shriver, con rể gia đình Kennedy phân phát cho người bọn họ. Em trai Tổng thống là Bobby Kennedy được đặt vào cái ghế Bộ trưởng Tư pháp. Tay chân riêng của Joseph Kennedy chiếm những vị trí chủ chốt trong chính phủ. Lão già khuyên cho Bobby McNamara, một nhà kinh doanh từng trải, triệu phú, chủ tịch hãng “Ford Motor Company” vào Lầu Năm góc làm Bộ trưởng Quốc phòng. Một nhà kinh doanh khác, Dean Rusk, chủ tịch “Quỹ Rokefeller” thì lão già Joseph muốn thấy được đứng đầu Bộ Ngoại giao.
John Kennedy không quên lãng các quân nhân mặt trận, chủ yếu là các trung úy đồng niên của mình và các bạn bè văn nghiệp, các kí giả và các nhà văn. Điều đó tạo cớ cho những kẻ ác ý với ông ta sau này khẳng định là Nhà Trắng bị bọn trung úy và bọn cạo giấy chiếm đóng. Trung úy Freeman thành Bộ trưởng Nông nghiệp. Ông ta đã chiến đấu với người Nhật trong rừng rậm nhiệt đới. Trợ lí đặc biệt của Tổng thống người gốc Ireland Ken O'Donnell, trung úy phi công, đã từng hạ máy bay địch và bản thân đã hai lần rơi xuống đất. Một trợ lí đặc biệt khác của Tổng thống về các vấn đề an ninh quốc tế, cựu trung úy Mark George Bandy, đã từng cầm đầu một đơn vị đổ bộ đầu tiên bước lên bờ Normandy do bọn Đức chiếm đóng. Trung úy Nicolas Katzenbach, phi công, bị những con át nước Đức bắn hạ, đã ở trại tập trung của Hít-le hai năm. Bây giờ ông ta giúp Bobby Kennedy với tư cách là Thứ trưởng Tư pháp. Trung úy Duglas Dillon, lính không quân của hải quân, nắm chìa khóa của tất cả các kho tàng tiền của của đất nước. Anh chàng lính thuỷ quả cảm Pie Salinger, anh hùng Okinawa, trở thành sếp chính của Nhà Trắng về báo chí. Chỉ có một mình Arthur Goldberg, bộ trưởng lao động mới, là người khi chiến tranh kết thúc thì đóng hàm thiếu tá.
Tổng thống nhậm chức vào tháng Giêng và ở Phòng bầu dục xuất hiện chiếc ghế bành đung đưa. Những kẻ ác khẩu của phe thù địch, không bỏ dịp cười nhạo một vị Tổng thống buộc phải gìn giữ cái xương sống bị tổn hại của mình. Họ gọi cái ghế bành đung đưa tượng trưng cho “những ranh giới mới”.
Một tháng chưa qua hết mà những đường viền nhiều hứa hẹn của “những ranh giới mới” đã thành hình. Trong thông điệp đầu tiên gửi Quốc hội, Tổng thống tự hào báo cáo rằng, thứ nhất, ông ta đã thúc đẩy, triển khai chương trình tốn kém chế tạo tàu ngầm, được trang bị tên lửa “Polaris” đáng sợ: thứ hai, đã triển khai việc chế tạo tên lửa hạng nặng và hạng trung; thứ ba, cung cấp chắc chắn cho các lực lượng vũ trang trên bộ và trên biển những máy bay có trọng tải lớn và tầm hoạt động xa.
Cuối mùa xuân và vào lúc hè đang rộ, John Kennedy hai lần nhồi vào đầu chúng ta như thế này:
- Nên vạch ra và chọn lựa những vị trí trong các tòa nhà tương ứng, công và tư, để tạo nên những hầm trú ẩn phòng trường hợp bị tấn công; trữ lương thực, nước, thuốc men và các vật dụng cần thiết khác để sống sót...
Có lẽ nào kẻ muốn sống sót lại tiếc tiền chi cho chiến tranh, cho vũ trang?
Người ta đã chi và đã đào sâu dưới đất. Những kẻ giàu, dĩ nhiên, làm trước tiên. Các hãng xây dựng nên những hầm trú ẩn bằng thép và bê tông cốt sắt. Hầm chính và hầm lưu động. Cơn kinh hoàng nổ ra. Những kẻ đã kịp có được hầm trú ẩn, sửa soạn chống trả sự tấn công của bọn khố rách áo ôm không có giáp che bê tông – chì. Các ataman phòng thủ quân của bang California kêu gọi những người anh em của mình vũ trang đến tận răng và đánh trả không thương tiếc làn sóng những kẻ ngoại bang từ Nevada, Utah và các bang khác tới. Las Vegas chuẩn bị cho cuộc chiến đấu với bọn người California càn rỡ, tưởng như đã xâm phạm đến những hầm trú dưới đất đàng hoàng của họ.
Trong cảnh om sòm và huyên náo, trong sự bùng nổ về xây dựng, trong sự vung tiền điên rồ vào cái lò Lầu Năm góc, không ai nghe thấy tiếng cười cay đắng và lành mạnh của một nhà hài hước trên báo: “Trong quốc phòng toàn dân, Tổng thống của chúng ta tỏ ra cứng rắn – nếu anh không vươn tới được người Nga, thì hãy tạm vừa lòng với người Mỹ vậy”.
Những lời nói trước lúc mất của nhà xã hội học nổi tiếng Wright Mills: “Tôi xấu hổ vì tôi là người Mỹ, tôi xấu hổ vì Kennedy là Tổng thống của chúng ta” đã không tới tai ông ta.
Ba ngàn ngày làm Tổng thống của Eisenhower làm nước Mỹ tốn 315 tỉ đôla. Nghìn ngày đầu tiên của Kennedy có cái giá 169 tỉ. McNamara đã làm người Mỹ “vui sướng” vì rằng ở Mỹ, số đầu đạn hạt nhân đã tăng lên gấp rưỡi. Số quân của các quân chủng và số vũ khí tăng vọt kể từ khi Kennedy bước qua ngưỡng cửa Nhà Trắng.
Chân dung xác định của John Fitzgerald Kennedy là như vậy.
Tuy những công lao của ông ta trước Lầu Năm góc và giới kinh doanh nước Mỹ là hiển nhiên, Kennedy đã kêu gọi đồng bào của mình dũng cảm “nhìn thẳng vào thực tế”. “Nước Mỹ không phải mạnh vô biên, không phải am tường mọi thứ, - ông ta nói với các sinh viên trường tổng hợp Washington. – Nước ta chỉ chiếm cả thảy sáu phần trăm dân số thế giới, và chúng ta không thể áp đặt ý chí của mình cho chín mươi tư phần trăm còn lại của nhân loại, chúng ta không thể... đánh tan mọi kẻ thù, cho nên không thể có cách giải quyết kiểu Mỹ cho mọi vấn đề”.
Thật chưa có những người cầm quyền nào ở Nhà Trắng trước kia nói với nhân dân Mỹ một cách chân thành như thế, thực tế như thế.
Phát biểu ở trường đại học, ông ta nói:
"Có quá nhiều người trong số chúng ta cho rằng hòa bình là không thể có được. Rất nhiều người nghĩ rằng nó không thể đạt tới được. Đó là một thành kiến nguy hiểm và có tính chất chiến bại... Tôi nói về hòa bình bởi vì chiến tranh đã có bộ mặt mới. Một cuộc chiến tranh tổng lực là vô nghĩa ở cái thế kỷ khi mà các đại cường quốc có thể nắm giữ những lực lượng lớn và khá là chắc chắn và không đời nào chịu đầu hàng mà chưa sử dụng đến chúng. Nó là vô nghĩa ở cái thế kỉ khi mà một quả bom hạt nhân có một sức nổ bằng gần gấp mười lần toàn bộ sức nổ đã được tất cả các lực lượng không quân đồng minh đem ra dùng khi áp dụng bom thường trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nó là vô nghĩa ở cái thế kỉ khi mà những độc hại chết người tỏa ra khi sử dụng vũ khí hạt nhân, qua gió, đất và hạt có thể lan tới những ngóc ngách xa xăm nhất của địa cầu và tới những thế hệ còn chưa sinh ra".
"Ta hãy xem xét lập trường của ta đối với Liên Xô... Chúng tôi, những người Mỹ, khá là ác cảm với chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chào mừng nhiều thành tựu của nhân dân Nga trong khoa học và vũ trụ, trong sự phát triển kinh tế và công nghiệp, trong văn hoá và đánh giá xứng đáng lòng dũng cảm của họ. Trong số nhiều nét chung của hai dân tộc chúng ta, cái nổi bật nhất là cùng ghê tởm chiến tranh. Trong số các đại cường quốc, hai nước chúng ta chiếm một vị trí có một không hai: chúng ta chưa từng bao giờ giao chiến với nhau. Và chưa có một quốc gia nào trong lịch sử chiến tranh lại chịu đau khổ nhiều hơn Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai. ít nhất đã có 20 triệu người hi sinh. Của cải của nhiều gia đình bị thiêu trụi hay bị cướp sạch. Một phần ba lãnh thổ, kể cả hai phần ba số cơ sở công nghiệp của người này đã bị biến thành sa mạc; nếu đem so với nước Mỹ, thì cái đó tương đương với việc phá huỷ toàn bộ phần nước ta ở về phía đông của Chicago... Quả là sự mỉa mai của số phận, nhưng hoàn toàn rõ ràng là hai cường quốc mạnh nhất thế giới đang làm vào mối nguy hiểm lớn nhất. Tất cả những gì chúng ta đã xây nên, tất cả những gì chúng ta đã làm ra, sẽ bị phá huỷ trong hai mươi bốn giờ đầu tiên". [74]
Kennedy thành tâm, không tiếc sức phục vụ cho giới kinh doanh, nhưng vẫn không làm vừa lòng bọn cực hữu mà kẻ đứng đầu là Hatter.
Ở Texas lan truyền câu chuyện phiếm như sau: Kennedy gọi hồn của Abraham Lincoln đến và hỏi cách giải quyết vấn đề công dân nan giải. Lincoln nhìn Kennedy bằng cặp mắt u sầu của bóng ma và nói: “Tôi chỉ có thể khuyên ông đến rạp Ford”[75].
Còn có thể thêm điều gì nữa về John Gerald Kennedy? Vài nét chấm phá nữa là đủ.
Có người cho sự đãng trí của ông ta là không tự nhiên. Tôi không rõ có thật thế không. Tôi thích là ông ta thường hay quên, đánh mất đồ ở đâu đó, nhất là trong khách sạn. Tôi thích đôi khi vào giữa lúc tranh cãi sôi sục, nẩy lửa nhất, ông ta bỗng im bặt, tự nhiên nhập vào nội tâm. Sự thờ ơ hoàn toàn của ông ta đối với cái cách ăn mặc hợp với tính cách của tôi. Một lần tôi đã thấy ông ta xỏ tất khác đôi.
Ông ta thường xuyên thay đổi. Viên chỉ huy tàu ngư lôi không giống với ông chủ Nhà Trắng. Ngay cả thượng nghị sĩ Kennedy và Tổng thống Kennedy cũng đã là những con người khác nhau trong nhiều cái. Trong câu nói của Eisenhower “đồ tiểu ti trẻ và ngạo mạn” có một phần sự thật. Nhưng còn có nhiều phần sự thật bên trong câu nói khác của chính Eisenhower nói ra sau này: “Kennedy hiểu biết các sự việc quốc tế, đặt ra những câu hỏi sâu sắc, nắm lấy bản chất vấn đề và có một trí óc sắc bén”.
Nhà viết sử thường xuyên của Tổng thống Hugh Seedy trên trang báo Time (Thời đại) đã đưa ra một nhận xét ngắn nhưng rất chính xác về nhân vật của mình. “Bởi vì Kennedy rất giàu, - Xidi viết, - nên mọi lo toan vật chất thường nuốt đến một nửa hay thậm chí quá nửa thời gian của những công dân kém sung túc hơn, nói chung không làm bận tâm trí của ông. Quần áo, ôtô, máy bay của ông, – tất thảy đều hiện ra như theo sự chỉ huy của cây gậy thần. Những nhu cầu của vợ con không làm phiền ông. Ông muốn bơi, đi thuyền, nghỉ ở miền Nam thì điều đó được hiện trong nháy mắt hay chí ít thì cũng sau một chuyến bay ngắn. Các cộng sự của ông, các nhà báo và công chúng kinh ngạc hình dung một cách khó khăn làm sao có thể theo kịp ông. Bị mệt lử, họ truyền đi câu chuyện thần thoại về Kennedy – siêu nhân. Câu trả lời nằm ngay trong sự thần bí của đôla. Khi mà đôla thừa thãi, chúng bao con người bằng sự phục vụ hoàn tất, hoàn toàn gi ải phóng trí óc cho công việc”.
Về phần mình, tôi thêm một vài lời nữa. Số tiền lớn cộng với cương vị ông chủ Nhà Trắng tạo cho con người ánh huy hoàng thần diệu và làm tăng sức hấp dẫn tự nhiên ít ỏi của ông ta.
CHÚ THÍCH
[1] FBI: Tên gọi tắt Cục điều tra liên bang Mỹ (Federal Bureau of Investigation) - N.D.
[2] Giám đốc FBI thời đó. - N.D.
[3] Capitol là tên ngọn đồi ở Washinton, nơi đặt trụ sở của Quốc hội Mỹ. Tên này lấy theo tên một ngọn đồi có pháo đài nổi tiếng ở La-mã thời cổ.- N.D.
[4] Nguyên văn: Saint Clause - tên gọi ông già Noel trong phong tục Anh Mỹ.- N.D.
[5] Mustang: ngựa hoang trên những đồng cỏ pan-pa ở Nam Mỹ. Tên này được đặt cho một loại xe hơi.- N.D.
[6] Lấy ý câu nói nổi tiếng của Lincoln "Chính phủ của dân, do dân và vì dân" trong lời phát biểu tại nghĩa trang liệt sĩ Gét-ti-xbớc năm 1863.
[7] Langley là nơi đặt trụ sở Cục tình báo trung ương (CIA) (Chú thích của tác giả).
[8] Đăng trong tạp chí "Times" tháng 7-1971. (Chú thích của tác giả).
[9] Ám chỉ Hồng y giáo chủ Spen-man, cha nuôi của Diệm.- N.D.
[10] Đăng trong báo "Philadelphia Inquire" tháng 7 năm 1971. (Chú thích của tác giả).
[11] motel: khách sạn cho các khách đi du lịch bằng ôtô riêng.- N.D.
[12] "Mayflower" (Hoa tháng năm): tên con tàu, chở một trong những nhóm người Anh đầu tiên đổ bộ lên Bắc Mỹ vào năm 1620.- N.D.
[13] Sơmi nâu: đồng phục của bọn lính xung kích SA thời Đức quốc xã. Đồng phục đen: của bọn lính SS Đức quốc xã và của đảng viên Đảng phát-xít Italy.- N.D.
[14] Ý nói đảng viên Đảng Dân chủ.- N.D.
[15] Con voi: biểu tượng của đảng Cộng hòa Mỹ.Con lừa: biểu tượng của đảng Dân chủ Mỹ.
[16] Lobbyist: kẻ mưu mô vận động, gây sức ép đối với các nghị sĩ ngoài hành lang (tiếng Anh là lobby) của quốc hội nhằm bác bỏ hay thông qua các dự luật phục vụ cho quyền lợi của các giới kinh doanh, tài phiệt… mà hắn là đại diện.- N.D.
[17] Tên gọi tắt, Jackeline, vợ Kennedy.- N.D.
[18] Quê gốc của dòng Kennedy ở Ai-len (Ireland).- N.D.
[19] Sau này tạp chí của các giới kinh doanh Mỹ "Petroleum Engineer" (Kỹ sư Dầu lửa) đã viết như sau: "Chỉ khi nào chúng ta đã đạt được những mục tiêu quân sự ở Việt Nam, việc chế biến các nguồn dầu lửa mới đủ hiệu quả để biến khu vực này của thế giới thành trung tâm sản xuất kiểu Texas hay Nam Louisiana. Điều đó có nghĩa là một trong những bộc phát lớn lao nhất trong lịch sử công nghiệp Hoa Kỳ. Rút cục, số phận của nó tùy thuộc ở cuộc chiến tranh Việt Nam, ở việc nó sẽ kéo dài bao lâu và kết cục của nó hiệu quả đến mức nào…" (Chú thích của tác giả)
[20] Nicolo Machiavelli (1469-1527): chính khách và sử gia Italy. Ngày nay danh từ chủ nghĩa Machiavelli đã đi vào kho từ vựng quốc tế, chỉ thứ lý thuyết giảo hoạt, lật lọng về phương diện chính trị.- N.D.
[21] Empire State Building (New York): tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới, cao 381 mét với 102 tầng.- N.D.
[22] 3-E-880. E là chữ đầu của Eisenhower.- N.D.
[23] tên gọi tắt của Eisenhower.- N.D.
[24] pao(pound): đơn vị đo lường của Anh, bằng 458,59g.- N.D.
[25] casino: từ gốc Italy chỉ giải trí đường, nơi vui chơi hoan lạc.- N.D.
[26] Tiếng Anh: truyện thành đạt.- N.D.
[27] Những thuật ngữ chơi bài: bộ suốt: bộ năm quân liền nhau; ca-rê: bộ bốn quân bài cùng tên (Ví dụ: bốn con át).- N.D.
[28] pass: cho qua, nghĩa là cho dập tất cả số quân bài. Đoán được đúng số quân bài ăn được, số quân bài bị dập của quân mình thì được số điểm tối đa theo quy định.- N.D.
[29] Aristot Onassis: tỷ phú Hy-lạp, 1968 đã lấy Jackeline, vợ góa Kennedy. (Chú thích của tác giả).
[30] Eldorado: tên một xứ tưởng tượng ở Nam Mỹ, tương truyền giàu vàng bạc, châu báu, đã làm cho nhiều nhà thám hiểm Tây ban nha thời trước mất công tìm kiếm.- N.D.
[31] Núi Ô-lim-pơ ở Hy-lạp, là nơi tụ họp của các thần linh theo thần thoại. Nghĩa bóng
chỉ tầng lớp thượng lưu hoặc tinh hoa của xã hội.- N.D.
[32] West Point: tên học viện quân sự nổi tiếng ở Mỹ.- N.D.
[33],[34],[35],[36]: tên các thành phố ở miền Đông Bắc nước Mỹ.- N.D.
[37] Houston: thành phố công nghiệp chế biến dầu, và là hải cảng bang Texas thông ra vịnh Mehico bằng kênh đào.- N.D.
[38] Clark Gable: diễn viên điện ảnh Mỹ nổi tiếng (Chú thích của tác giả).
[39] Đạo luật nói ở đây đã được thông qua vào giữa năm hai mươi. Nội dung của nó là các nhà công nghiệp dầu lửa cứ mỗi triệu đôla lãi ròng không phải trả 27,5 phần trăm thuế thu nhập. Sự giảm thuế ấy cho phép bọn chúng kiếm thêm được vài tỷ đôla lợi nhuận một năm. (Chú thích của tác giả).
[40] cao bồi (cowboy): dân mục đồng. Cao bồi thường được hình tượng hóa thành tay anh hùng nghĩa hiệp, giỏi cưỡi ngựa, tài bắn súng, v.v… trong các phim phiêu lưu về miền Tây thường gọi là phim cao bồi Viễn Tây (Western).- N.D.
[41] golf: trò chơi phổ biến ở Anh, Mỹ. Mục đích trò chơi là đánh bóng cao-su lần lượt vào các hố bằng loại gậy riêng với số lần đánh ít nhất.- N.D.
[42] mafia: các tổ chức kín, chuyên hành nghề phạm pháp như giết người, tống tiền, buôn lậu, xuất phát từ đảo Sicile (Italy).- N.D.
[43] JFK: chữ đầu của tên họ Kennedy: John Fitzgerald Kennedy.- N.D.
[44] foot: còn gọi là bộ, đơn vị đo chiều dài của Anh.- N.D.
[45] Al Capone (1899-1947): trùm trộm cướp Mỹ gốc Italy Xanh-đi-ca hoành hành ở Chicago trong những năm 20 của thế kỷ.- N.D.
[46] Gangster: tên kẻ cướp nhà nghề.- N.D.
[47] phố Wall: sào huyệt của giới tư bản Mỹ.- N.D.
[48] Angora: là tên quen gọi trước kia của Ankara, thủ đô của Thổ Nhỉ Kỳ.- N.D.
[49] Pocait: ở Ai Cập, tên hải cảng bên bờ Địa trung hải, cửa ngỏ kênh Suyer.- N.D.
[50] Aden: thủ phủ xứ Aden thuộc Anh cũ, nay là thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen.- N.D.
[51] Ngân hàng nước Mỹ.- N.D.
[52] Iwo Jima: đảo núi lửa ở Thái Bình Dương, căn cứ không quân của Nhật bản trong Đại chiến thế giới thứ hai và bị quân Mỹ chiếm đầu năm 1945.- N.D.
[53] Riviera: dải đất ven vịnh Gevena nằm giữa Nice (Pháp) và Specia (Italy).- N.D.
[54] Quần đảo Canari thuộc Tây Ban Nha nằm ngoài khơi Đại Tây Dương, gần bờ biển Maroc.- N.D.
[55] Interpol: viết tắt của International Criminal Police Commission (Ủy ban cảnh sát hình sự quốc tế) có trụ sở ở Paris, nhằm phối hợp các nước thành viên chống bọn tội phạm hình sự.- N.D.
[56] Scottland Yard: tên gọi truyền thống của cảnh sát đô thành Luân đôn.
[57] Sherlock Holmes: thám tử lừng danh, nhân vật trong các tác phẩm của nhà văn chuyên viết truyện trinh thám người Anh Connan Doyle (1859-1930).- N.D.
[58] James Bond: nhân vật thám tử của nhà văn Anh Ian Flemming (1912-1954), từng được đưa lên phim.- N.D.
[59] Đặc khu Columbia (Distric of Columbia) bao gồm cả thủ đô Washington.- N.D.
[60] Cleopatre: nữ hoàng Ai Cập, nổi tiếng với vẻ đẹp quyến rũ và đa tình. Pascal đã viết: "nếu cái mũi của Cleopatre ngắn hơn tí nữa, thì bộ mặt của thế giới đã khác đi".- N.D.
[61] Nguyên văn: acre (mẫu Anh) bằng 4046,86 m2,- N.D.
[62] cocktail: loại rượu thập cẩm pha siro, hay nước quả, sữa, v.v…- N.D.
[63] Monte Carlo: thành phố ăn chơi thuộc hầu quốc Mona.- N.D.
[64] Trong thượng nghị viện Mỹ có một trăm thượng nghị sĩ được bầu mỗi bang hai người. (Chú thích của tác giả).
[65] Quorum: số đại biểu có mặt cần thiết để cuộc bỏ phiếu có giá trị.- N.D.
[66] atlan: hình người đỡ bệ, đỡ cột trong kiến trúc kiểu cổ ở châu Âu.- N.D.
[67] Ambrose Bierec (1842-1914): nhà văn và ký giả Mỹ, sang Mehico năm 1913 và mất tích ở đó.- N.D.
[68] Carthage: thành phố ở Bắc Phi (Tunisie ngày nay) bị Xi-pi-on Ê-mi-lien, tướng La Mã cổ đại, phá hủy năm 146 trước Công nguyên. Câu nói nổi tiếng trên là của Ca-tôn (232-147 TCN) kết thúc các bài diễn văn của ông ta trước Viện Nguyên lão La Mã. N.D.
[69] Bầu cử tổng thống ở Mỹ theo thể thức gián tiếp: cử tri Mỹ bầu ra các đại biểu cử tri, đại biểu cử tri mới bầu ra tổng thống.- N.D.
[70] "Những người Texas chân chính" là những người ủng hộ quyền không hạn chế của bang. (Chú thích của tác giả).
[71] Thomas Woodrow Wilson (1856-1924), tổng thống Mỹ trong những năm 1913-1921.- N.D.
[72] tức Abraham Lincoln - tổng thống thứ mười sáu của nước Mỹ. (Chú thích của tác giả).
[73] Con voi là biểu tượng của Đảng Cộng hòa. (Chú thích của tác giả).
[74] Lời phát biểu này của J.F. Kennedy ở Mỹ được coi là di chúc chính trị của ông ta.
[75] Nơi Lincoln bị giết hại.
Theo Dấu Chân Những Người Tàng Hình Theo Dấu Chân Những Người Tàng Hình - Alexsandr Avdeenko Theo Dấu Chân Những Người Tàng Hình