Thất bại lớn nhất là thất bại trong việc cố gắng.

William A. Ward

 
 
 
 
 
Tác giả: Muriel Barbery
Thể loại: Tiểu Thuyết
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Nguyen Thanh Binh
Số chương: 68
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1952 / 50
Cập nhật: 2016-07-01 09:49:28 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 2: Về Chiến Tranh Và Thuộc Địa
ôi không được học hành, tôi đã nói như vậy trong phần mở đầu của cuốn sách này. Điều đó không hoàn toàn chính xác. Nhưng cái sự học thời trẻ của tôi dừng lại ở chứng chỉ tốt nghiệp tiểu học. Trước khi thi lấy chứng chỉ, tôi luôn tránh để người ta chú ý đến mình - vì tôi sợ những nghi ngờ mà tôi biết rằng ông Servant, thầy giáo tiểu học của tôi, đã đặt ra từ khi phát hiện ra tôi đang đọc ngấu nghiến tờ báo của ông, trong đó chỉ nói về chiến tranh và thuộc địa. Khi đó tôi mới chưa đầy mười tuổi.
Tại sao? Tôi không biết. Các bạn có thực sự nghĩ là tôi có thể làm thế không? Đó là một câu hỏi dành cho những thầy bói thời xưa. Tóm lại, ý nghĩ rằng tôi, một đứa con gái chẳng có gì đặc biệt, không xinh đẹp, không sắc sảo, không có quá khứ, cũng không có tham vọng, không khéo cư xử, không nổi bật, phải lăn lộn trong thế giới của người giàu, khiến tôi phát mệt ngay cả khi chưa thử làm. Tôi chỉ muốn một điều duy nhất: người ta để cho tôi yên, không đòi hỏi quá đáng ở tôi, và tôi có thể có chút thời gian tự do mỗi ngày để ăn cho khỏi đói.
Với những người ăn không ngon miệng, lần bị đói đầu tiên vừa là nỗi đau khổ, lại vừa là một sự giác ngộ. Tôi là một đứa trẻ vô cảm và gần như bị dị tật, lưng cong đến mức giống như mang một cái bướu gù, và sống mà không biết còn có con đường nào khác. Ở tôi, việc thiếu năng khiếu thưởng thức dẫn đến số không; không có gì gợi cho tôi điều gì, không gì làm tôi thức tỉnh và, giống như một sợi rơm yếu đuối đu đưa theo những bí ẩn mơ hồ, tôi thậm chí không biết đến cả mong muốn kết thúc chuyện này.
Trong gia đình tôi, mọi người hiếm khi chuyện trò với nhau. Bọn trẻ con thì hò hét, còn người lớn thì chăm chăm làm việc của mình như thể họ làm việc trong sự cô đơn. Chúng tôi được ăn no, mặc dù bữa ăn rất đạm bạc, chúng tôi không bị đối xử tệ bạc, quần áo của chúng tôi không đẹp, nhưng luôn sạch sẽ và được vá rất kỹ, vì thế chúng tôi có thể xấu hổ vì quần áo xấu xí, nhưng không hề bị lạnh. Tuy nhiên, chúng tôi không nói chuyện với nhau.
Người ta phát hiện ra tôi khi tôi năm tuổi. Lần đầu tiên đến trường, tôi kinh ngạc khi nghe thấy một giọng nói hướng về tôi và gọi tên tôi.
- Có phải Renée không? - Có tiếng hỏi tôi và tôi cảm thấy một bàn tay thân thiện nắm lấy tay mình.
Sự việc diễn ra trong hành lang, nơi người ta tập trung bọn trẻ con lại trong ngày đầu tiên đi học vì trời mưa.
- Renée đấy à?
Giọng nói từ trên cao vẫn ngân nga, trong khi tôi cảm thấy bàn tay thân thiện tiếp tục vỗ nhẹ và dịu dàng lên cánh tay tôi - thứ ngôn ngữ không thể hiểu nổi.
Tôi ngẩng đầu lên bằng một động tác khác thường làm tôi chóng mặt, và bắt gặp một ánh mắt.
Renée. Đó là tôi. Lần đầu tiên có một người nói chuyện với tôi và gọi tên tôi. Trong khi bố mẹ tôi thường dùng cử chỉ hay la mắng, một phụ nữ mà đến bây giờ tôi vẫn nhớ đôi mắt sáng và cái miệng tươi cười đã mở đường vào trái tim tôi khi gọi tên tôi, đã đến rất gần với tôi, khoảng cách gần mà cho tới lúc đó tôi chưa hề có ý niệm. Tôi thấy thế giới quanh mình bỗng nhiên được tô điểm đầy màu sắc. Trong một thoáng đau đớn, tôi nhận thấy mưa rơi bên ngoài, cửa sổ đầy nước, mùi quần áo ẩm, hành lang chật chội như một đường hầm hẹp nơi tất cả bọn trẻ con đang run rẩy, phần hoen gỉ của mắc áo với những cái nút bằng đồng, trên đó treo đầy những chiếc áo khoác may bằng thứ vải tồi - và độ cao của trần nhà, ngang với độ cao của bầu trời trong mắt trẻ con.
Thế là đôi mắt buồn của tôi nhìn chằm chằm vào mắt bà ấy, và tôi bám vào người phụ nữ vừa mới sinh ra tôi.
- Renée, - giọng nói lại vang lên, - con có muốn bỏ mũ ra không?
Rồi bà ấy giữ chắc lấy tôi để tôi không bị ngã và cởi mũ cho tôi rất nhanh nhờ kinh nghiệm lâu năm.
Người ta nhầm khi cho rằng sự thức tỉnh của ý thức trùng với giờ sinh của chúng ta, có lẽ đó là do chúng ta không biết tưởng tượng ra một trạng thái sống nào khác ngoài trạng thái đó. Chúng ta tưởng rằng mình đã luôn nhìn thấy và cảm nhận được, và vì niềm tin chắc chắn đó, chúng ta coi thời điểm được sinh ra là thời điểm quyết định sinh ra ý thức. Việc trong năm năm, một cô bé được đặt tên là Renée, một cơ chế tri giác thao tác bao gồm thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác, đã có thể sống trong vô thức tuyệt đối về bản thân và về vũ trụ, là một sự phủ định lại lý thuyết vội vã này. Bởi vì để có ý thức, trước tiên cần có một cái tên.
Thế nhưng trong hoàn cảnh khốn khổ, dường như không ai nghĩ đến việc gọi tôi bằng tên của tôi.
- Đôi mắt đẹp quá, - cô giáo nói tiếp với tôi, và bằng trực giác, tôi hiểu rằng cô không nói dối, rằng đôi mắt của tôi lúc đó tỏa sáng bằng tất cả vẻ đẹp của chúng và lấp lánh như muôn ngàn ánh lửa, thể hiện sự sinh ra kỳ diệu của tôi.
Tôi bắt đầu run rẩy và nhìn vào mắt cô để chia sẻ niềm vui.
Trong ánh mắt hiền dịu và nhân từ của cô giáo, tôi chỉ đọc được lòng trắc ẩn.
Vào giờ phút mà cuối cùng tôi được sinh ra, người ta chỉ thương hại tôi.
Tôi như bị mê muội.
Vì cơn đói của tôi không thể dịu đi trong trò chơi tương tác xã hội mà thân phận của tôi không cho phép tưởng tượng ra được - và sau này tôi hiểu ra điều đó, lòng trắc ẩn trong mắt của người đã cứu vớt tôi, vì liệu đã bao giờ người ta thấy một kẻ nghèo khó lại say mê ngôn từ và sử dụng nó với những người khác? - nên nó dịu đi trong sách vở. Lần đầu tiên, tôi được chạm vào một quyển sách. Tôi đã thấy bọn trẻ cao lớn trong lớp nhìn những dấu vết vô hình trong đó, như cũng bị sức mạnh đó thúc đẩy và, chìm đắm trong im lặng, chúng nhặt ra từ trang giấy chết một thứ gì đó dường như sống động.
Tôi giấu mọi người tự học đọc. Trong khi cô giáo vẫn còn đọc từng chữ cái cho các bạn khác, từ lâu tôi đã biết mối liên kết giữa các ký hiệu viết, những cách kết hợp vô tận và những âm thanh kỳ diệu đã tiếp nhận tôi ở đây, ngày đầu tiên, khi cô giáo gọi tên tôi. Không ai biết cả. Tôi đọc mê mẩn, lúc đầu còn giấu giếm, sau đó, khi cảm thấy đã qua thời gian học đọc thông thường, tôi đọc công khai trước mặt mọi người, nhưng luôn để ý che giấu niềm vui thích và hứng thú của mình.
Đứa trẻ yếu đuối đã trở thành một tâm hồn khao khát.
Năm mười hai tuổi, tôi thôi học, bắt đầu làm việc ở nhà và trên cánh đồng cùng với bố mẹ và các anh chị. Năm mười bảy tuổi, tôi lấy chồng.
Nhím Thanh Lịch Nhím Thanh Lịch - Muriel Barbery Nhím Thanh Lịch