Không phải tự dưng kim cương có thể sáng lấp lánh.

Mary Case

 
 
 
 
 
Thể loại: Tuổi Học Trò
Nguyên tác: Белым По Черному
Dịch giả: Minh Vũ
Biên tập: Lê Huy Vũ
Upload bìa: Lê Huy Vũ
Số chương: 12
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 908 / 10
Cập nhật: 2017-06-11 10:58:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6 - Chị Bút Mất Tích - Âm Mưu Của Bác Địa Cầu Và Thím Giẻ Lau
iếng còi tàu hỏa trầm trầm khản đặc vang lên đâu đây và các vì sao trên bầu trời nhấp nha nhấp nháy rồi bắt đầu tắt dần, dường như sợ hãi cái âm thanh cục cằn ấy. Không khí bên ngoài các cửa kính của lớp học đã chuyển từ màu xanh biếc sang màu xám. Từ phương đông, từ phía những miền quê êm ả trắng đục trong sương mù, buổi sáng rụt rè ngó vào thành phố...
Thời gian huyền ảo đã kết thúc và mọi vật trong lớp học đắm chìm trong giấc ngủ say sưa ban ngày. Những chiếc bàn học sinh nặng nề trầm lặng ngủ, chiếc bàn thầy giáo trang trọng ngủ, cánh cửa lớn cũ kỹ hay đơm chuyện, kêu cọt kẹt cũng ngủ... Cái thế giới vẽ trên bản đồ địa lý cũng ngủ. Chỉ có chiếc bình chữa cháy là còn thao thức. Nó đang canh phòng hóa học bên cạnh, bởi vì nó đại diện cho đội phòng và chữa cháy. Nhưng đó cũng chỉ là sự giả định thế thôi, bởi vì có trời biết được bình chữa cháy ngủ hay thức, nếu suốt đời nó chỉ mở mồm có một lần và lại đúng vào lúc hỏa hoạn.
Nói tóm lại, thời gian chìm trong giấc ngủ.
Chính vì vậy mà không ai biết đến cuộc trò chuyện rất bí mật, diễn ra trong giờ phút quá sớm đối với con người, nhưng lại quá muộn đối với các đồ vật.
- Thế ta đi đâu và đi vào lúc nào, hả bác? - có tiếng hỏi khàn khàn từ dưới cửa sổ vọng đến.
Đến Thái Bình Dương, thím ạ, đến Thái Bình Dương! - tiếng trả lời thì thầm từ trên bàn thầy giáo vọng lại. - Nhưng, lạy chúa, khẽ thôi!... Thím có biết đảo san hô là gì không?
- Làm sao chúng ta biết được? Chúng ta...
- Suỵt! Tôi nghe có tiếng động!
- Bác yên trí, ai cũng ngủ cả rồi. Bác lao công quét đường đấy mà.
- Bất tiện quá. Trời đã sáng, mà chúng ta... Bỗng dưng người ta bắt gặp chúng ta thì sao?
- Ai bắt gặp? Phấn Trắng à? Không đâu, chúng ta vừa về đến phòng, cậu ta đã lăn ra ngủ ngay. Mà cậu ta đã ngủ thì bác biết đấy, như chết, như đá! Nếu ngày mai, lúc mọi người đều ngủ, chúng ta ra đi, chúng ta sẽ về đúng lúc nửa đêm. Khi đó, tất cả bắt đầu thức dậy...
- Suỵt, suỵt! Thím lại đây, chúng ta nói to quá!
Trong cảnh nhá nhem trước lúc rạng đông, người ta nghe có một vật ướt roi đánh phịch xuống sàn nhà. Đó là thím Giẻ Lau nhảy từ lò sưỏi xuống, sau khi định hơ khô, nhưng không khô được trên cái lò sưỏi đã bị bỏ lạnh trong suốt mùa hè. Lúc đi du lịch dưới lòng đất thím đã bị ướt sũng và giờ đây cái lạnh ban mai làm thím rét run cả người.
- Thím bị ốm mất, thím ạ! - bác Địa Cầu lo lắng khi thím Giẻ Lau co ro lê cái thân ướt đi đến chỗ chiếc bàn thầy giáo. Hay là chúng ta hoãn cuộc du lịch lại?
- Không sao, tôi đã quen, - thím Giẻ Lau nói và hít mũi để làm hiệu. - Trước các buổi học bao giờ người ta cũng thấm ướt tôi. Hắt! Hắt xì!
- Suỵt! - bác Địa Cầu vẫy tay. - Khẽ thôi!
Nhưng muộn rồi. Bóng đêm lặng lẽ đã rùng mình vì tiếng hắt xì hơi của thím Giẻ Lau.
- Hắt xì! - cậu Tiếng Vang chạy qua hành lang vui vẻ nhắc lại rồi chạy thẳng.
Bác Địa Cầu hoảng quá, nhắm nghiền mắt lại, mãi một phút sau mới mở ra.
- Ơ kìa! - bác lẩm bẩm. - Đừng hắt hơi thế nữa, lạy chúa! Thím làm cho người chết cũng đến phải tỉnh dậy! Nếu cậu Phấn Trắng thức giấc thì tôi đến chết mất thôi. Thú thật, chúng ta đang làm một việc đáng sợ. Hay là chúng ta thú thật với cậu ta, cũng chưa muộn đâu? Có thể mời cậu ta cùng đi chăng?
- Hông ược, hông ược! - thím Giẻ Lau nói dứt khoát (Thím Giẻ Lau muốn nói “không được, không được”, nhưng vì bị ngạt mũi nên thím không nói nên lời).
- Hông được, hông được! Tôi sẽ không bao giờ đến thăm dòng họ anh Phấn Trắng nữa đâu. Khi thì suýt bị lũ thằn lằn xéo nát, khi thì toàn những hang động ướt át, những tảng đá chỉ chực đổ xuống đầu lúc nào không biết. Không, tôi muốn đi một chuyến du lịch thực sự cơ! Tôi muốn thấy biển xanh như một dải lụa, những hòn đảo nhiệt đới, những hàng dừa, những loài vẹt... Nói tóm lại, mọi cái như đã định. Từ bé tôi đã ước mơ điều này.
- Ôi chao! Người ta nói gì với tôi, một nhà địa lý già? Thật xấu hổ mà nhận rằng suốt đời tôi chưa hề đi du lịch bao giờ, nếu không kể những chuyến du lịch kỳ diệu mà Phấn Trắng đã đưa đi! Thật vô lý, mang cả quả địa cầu trên vai, mà lại ngồi tịt giữa bốn bức tường! Không thể như thế được! Ngày nay bản thân chúng ta tự hiểu ra rằng các cánh cửa đi vào những cuộc viễn du đang rộng mở! Rồi tôi cũng sẽ làm một chuyến thám hiểm địa lý riêng, do tôi chỉ huy, khi đó tôi sẽ có thể yên tâm sống đến trọn đời.
- Nhưng đi đâu? Đi đâu hở bác?
- Thím có biết đảo san hô là gì không nào?
- Làm sao chúng ta biết được? Phần lớn tôi chỉ học ở các lớp dưới...
- ồ! Đó là một hiện tượng kỳ lạ nhất! Rồi thím sẽ thấy.
- Thế sẽ có dừa nữa chứ?
- Mấy cũng có! Những hòn đảo bằng toàn san hô, rồi nào là sóng nhào đại dương, nào là các loại chim, nào là chòm sao Thập tự phương nam nằm ngay trên đỉnh đầu. Nhưng... kể làm gì những điều mà rồi đây chúng ta sẽ nhìn thấy tận mắt nhỉ? Ngủ đi thôi, thím Giẻ Lau thân mến ạ.
... Lớp học trở lại yên lặng, chỉ còn nghe tiếng xe thoáng chạy qua và tiếng ngáy khe khẽ (khẽ đến mức không bao giờ bạn có thể nghe thấy được). Thời gian trôi. Chẳng bao lâu, hòa cùng tiếng rú của động cơ ô tô có tiếng chim sẻ kêu ríu rít, và tiếng chân bước của những người đi đường đầu tiên. Sau đó là tiếng gió rì rào trong lá cây, tiếng hát đâu đây của đài phát thanh, tiếng một cậu bé khóc, và ở cửa hàng đối diện, người ta bắt đầu dỡ những bình toong sữa, nghe loảng xoảng. Tóm lại, thành phố đã thức giấc. Chỉ có ở trường học là vẫn im lìm. Nhưng như bạn biết, trường học vào dịp nghỉ hè lúc nào cũng vắng lặng...
Trong các lớp học không người, những hạt bụi nhảy múa suốt ngày không biết mệt trong các tia nắng xuyên vào phòng và những chiếc kim đồng hồ thong thả chạy trên mặt số, thắc mắc tại sao không có ai tuân theo chúng và đánh kẻng theo giờ quy định.
Cuối cùng ông mặt trời rút tất cả các tia nắng của mình từ các cửa sổ ra, đoạn ưỡn người chui tọt vào đám mây hồng.
Vui mừng trước sự rút lui của một kẻ cạnh tranh hùng mạnh, những ngọn đèn chao và đèn chùm hớn hở nhấp nháy sau các tấm kính của các văn phòng, đua nhau khoe những chiếc váy muôn màu, những chuỗi cườm pha lê và những cái chụp thủy tinh. Nhưng tiếp sau đó chúng cũng tắt luôn như sợ hãi đêm tối. Bây giờ chỉ còn lại những ngọn đèn đường, những lính gác trung thành của ngày mai, kiên cường bảo vệ các đường phố trước bóng đêm... Và khi cây kim phút điểm lần chót, lần thứ hai mươi bốn tất cả chữ số trên mặt đồng hồ thì trong lớp học đã nghe thấy vang lên một tiếng the thé kéo dài. Đó là tiếng ngáp của Phấn Trắng vừa thức dậy.
- Ê, các bạn hay ngủ ơi, dậy thôi! - anh gọi to và lấy tay sửa lại cái mũ nồi màu tím của mình.
- Tôi có ngủ mấy đâu! - bác Địa Cầu gãi đầu, nói lúng búng
Ai nằm được thì mới có thể ngủ ngon! Còn tôi, không hiểu sao tôi cứ phải đứng một chân mãi thế này?
- Sao phải dậy sớm thế! - thím Giẻ Lau duỗi người càu nhàu bực bội. - Lại sắp lôi kéo người ta vào những “chuyện lạ” để rồi mang họa vào thân hay sao! Chờ trăng lên một tí có được không.
Phấn Trắng lăn đến tận mép ngăn để phấn và cất tiếng hát, giọng đùa cợt:
Chỉ có người quả cảm
Lằm nên chuyên diệu kỳ
Nào đưòng xa vạn dặm
Cùng Phấn Trắng ra đi?
- Không đi đâu! - thím Giẻ Lau tuyên bố, và buông thõng đôi chân từ bệ cửa sổ xuống. - Tôi đủ rồi. Hôm nay tôi nghỉ. Ngày nghỉ mà lị.
- Ra thế! Còn bác Địa Cầu thì sao? - Phấn Trắng hỏi.
- Anh thông cảm, giá tôi còn trẻ...
- Rõ cả rồi! Thế chị Bút kính mến của chúng ta thì sao?
Không có tiếng đáp lại.
- Đúng thôi! Chị đang bực mình đấy mà! Không sao, thế nào chị ta cũng sẽ lên tiếng ngay.
Phấn Trắng húng hắng ho và cố ý nói thật to:
- Thôi được, tôi xin trả lại chị Bút cái nắp đây. Chị có nghe thấy không? Nhưng phải nhớ, từ nay về sau đừng có mà đánh cuộc với tôi nữa đấy nhá!
Cả lần này cũng không có tiếng đáp lại lòi Phấn Trắng.
- Đừng có vờ vĩnh nữa! - Phấn Trắng thốt lên. - Dù sao thì chị cũng đã dậy rồi! Ra mà lấy cái mũ đi này.
- Đúng đấy, đến với chúng tôi đi! - bác Địa Cầu tiếp lời Phấn Trắng. - Chị không nên tự ái!
- Tự ái! - cậu Tiếng Vang từ sau cửa lớn vọng lại rõ mồn một.
- Thế chị ta biến đâu rồi? - thím Giẻ Lau không chịu được nữa. - Chị Bút kính mến ơi!
- Kỳ lạ quá! - bác Địa Cầu quay tròn bốn phía xung quanh phát ra tiếng kêu ken két. - Không thấy chị ta đâu cả.
- Nhìn vào các ngăn bàn học sinh xem! - Phấn Trắng la to.
Nhưng lúc đó từ trong bóng đêm vang lên một giọng khàn khàn lóc bóc:
- Vô ích - chị ta không có đây đâu.
- Ai đấy? - thím Giẻ Lau oe óe hỏi.
Bác Địa Cầu sửng sốt lùi lại và lăn đùng vào góc phòng.
- Ai đấy? - Phấn Trắng hỏi.
- Tôi! - tiếng nói từ bàn thầy giáo vọng lại. - Tôi là Lọ Mực đây mà. Ai lại sợ những người họ hàng thân thuộc cơ chứ? Hà-hà!
- Họ hàng à? - Phấn Trắng thắc mắc hỏi lại. - Họ hàng nào?
- Chẳng lẽ anh quên rồi sao? Thế mà tôi cũng bằng đá hoa cơ đấy! - cô Lọ Mực giận dỗi nói lóc bóc.
- Đúng rồi! - Phấn Trắng vỗ lên chiếc mũ nồi. - Tại sao tôi lại không nghĩ ra ngay? Cô em tha lỗi cho anh nhé. Chính anh...
- Tùy anh! - cô Lọ Mực khóc thút thít. - Anh thăm khắp họ nhà đá vôi, thế mà đá hoa chúng em anh lại quên... Thế mà cũng gọi là anh họ! Thôi được, em cũng không vì bực tức mà to tiếng làm chi. Nỗi nhục này em xin cam chịu. Nhưng đã có chuyện không may xảy ra với người bạn gái của anh. Có khi không bao giờ anh nhìn thấy chị ta nữa đâu.
- Không thấy là thế nào? - Phấn Trắng thắc mắc.
- Thế đấy. Chị ta buồn và bỏ ra đi. Anh chẳng bày cho các bạn anh cách đi du lịch kỳ diệu là gì?
- Thế nào? - Phấn Trắng nhảy cẫng lên. - Nhưng chị ta có biết những phép lạ ấy đâu! Chị ta sẽ chết!
- Tôi cũng nói - chị ta sẽ chết! Chị ta khóc suốt cả đêm. Chị ta nói: “Tôi đã thua cuộc mất cái nắp rồi! Bây giờ tôi biết làm gì khi không có nắp? Cái nắp của tôi lại gần như bằng đá hoa!”. Khi ấy không hiểu sao tôi lại buột mồm nói với chị ta: bằng đá hoa thì hẳn sẽ tốt hơn, đẹp hơn nhiều. Mới đầu tất nhiên chị ta cãi lại, nhưng về sau lại hỏi: “Thế tôi có thể làm một cái mũ mới bằng đá hoa được không?”. Tôi bảo: “Với đá hoa chị có thể làm ra bất cứ những gì chị muốn”. Tôi nhớ, khi đó chị ta đi thẳng đến cái bác đầu to của anh, đến bác Địa Cầu mà.
- Đúng-úng! - bác Địa Cầu gật đầu. - Tôi nhớ ra rồi. Tôi đang ngủ, chị Bút đến lay tôi dậy và hỏi những gì đó về đá hoa. Tôi nói chị ta trong lúc nửa tỉnh nửa mê... Theo tôi thì tôi đã nói... đá-đá... - bác Địa Cầu tập trung tư tưởng đến nhăn cả vùng Bắc Đại Tây Dương lại, nhưng không tài nào nhớ được đã nói những gì với chị Bút.
- Không, - bác buồn bã thở dài.
- Nhưng có lẽ tôi có nói gi đấy.
- Gì đấy với lại có lẽ - Phấn Trắng nổi xung. - Bác thức dậy đi nào! Chị Bút có thể chết bất cứ lúc nào...
- Nhớ rồi! - bác Địa Cầu reo lên. - Tôi nhớ ra rồi! Tôi bảo chị ta rằng theo tiếng Hy Lạp “đá hoa” gọi là “mác-ma- rốt”. Có một hòn đảo được gọi là đảo Macmara, ở đây từ xưa người ta đã khai thác loại đá tuyệt đẹp này và đem về cho những người thợ khéo Hy Lạp. Tiếp đó, cả vùng biển có đảo Macmara này cũng được gọi là biển Macmara tức là biển Đá Hoa. Thế là sau đó...
- Sau đó thế nào? - Phấn Trắng giục.
- Sau đó tôi nói rằng biển Đá Hoa ở gần biển Đen và cho chị ta biết tọa độ chính xác của đảo này. Tôi làm điều này hoàn toàn như cái máy.
- Đúng thế! - cô Lọ Mực lại lóc bóc nói. - Và sau khi đã tìm hiểu được những điều cần biết, chị Bút của anh đã vẽ lên bàn thầy giáo một cái khung nhỏ và trong cái khung ấy chị ta vẽ hòn đảo với tên gọi và những tọa... tọa.
- Tọa độ, - bác Địa Cầu nhắc, - nghĩa là những chỉ dẫn về vĩ độ và kinh độ.
- Đúng như vậy! - cô Lọ Mực đáp lại. - Tiếp đó chị ta ngồi lên hòn đảo đã vẽ nên, bắt đầu chờ đợi. Cái khung được vẽ trước, nên khô trước. Khi cái khung không còn nữa thì chị Bút cũng biến mất.
- Thế là đã rõ! - Phấn Trắng thốt lên. - Không có chúng ta chị Bút không thể nào quay về được. Lên đường ngay, bây giờ vẫn chưa muộn!
Phấn Trắng vẽ vội lên bảng một hòn đảo có nhiều núi và nhiều lùm cây, có sóng biển vỗ vào các tảng đá ven bờ.
- Lau đi! - anh ra lệnh cộc lốc cho thím Giẻ Lau.
Thím Giẻ Lau lau ngay và vài phút sau đoàn người đi cứu đã leo lên dốc theo một con đường đục trên đá và bị mặt trời nung nóng. Biển thấp thoáng hiện ra giữa những mỏm đá lấp lánh ánh mặt trời. Những vườn nho trải rộng theo các triền núi, phía dưới chúng là các rừng ôliu xanh ngắt. Dưói nữa, dọc theo bờ một cái vịnh nhỏ, nhấp nhô những cái mái bằng đất của các túp lều dân chài và những túp nhà đá phẳng phiu.
- Bây giờ biết tìm đâu ra chị ta, cái cô gái kiêu kỳ ấy? - Phấn Trắng nói lúng búng.
Thím Giẻ Lau và bác Địa Cầu lặng lẽ leo dốc.
Bỗng nhiên trước mắt họ hiện ra một quảng trường rộng, ở giữa có một tòa nhà nhỏ, nhưng đẹp lạ kỳ. Mười tám cây cột trắng đỡ lấy cái mái dốc về hai phía. Bên trên cổng vào tòa nhà, trên một tấm chắn rộng hình tam giác, có những tượng đá hình người thân ngựa và những chiến binh mang kiếm ngắn.
Ở ngay phía trước một cái thang rộng nổi lên một pho tượng cụ già râu bạc cường tráng, tay cầm đinh ba. Dưới chân cụ già là con cá heo bằng đá. Trên các bậc thang có đặt một cái lư đồng ba chân, khói thơm bốc lên nghi ngút.
- Đây là ngôi đền cổ Hy Lạp thờ thủy thần Poseidon. - Phấn Trắng giải thích cho các bạn của anh đang ngạc nhiên trước vẻ đẹp của tòa nhà. - Và xin nói luôn tất cả đều bằng đá hoa.
Giữa lúc đó một cụ già tóc bạc từ trong đền bước ra, tay chống chiếc gậy dài, mình khoác tấm áo thụng trắng toát được buộc chặt trên vai bằng một chiếc khóa đồng. Tóc ông cụ nằm gọn trong cái vòng bằng bạc.
- Không khéo chúng ta lại rơi vào tay những người cổ Hy Lạp! - Phấn Trắng càu nhàu.
- Chắc họ sẽ ngạc nhiên khi thấy bác đấy, bác Địa Cầu ạ! Chả là chúng ta đã đi ngược lại quá khứ những hai nghìn rưỡi năm lịch sử. Con người vào thời ấy chẳng những chưa biết cái thứ giấy làm ra bác, mà thậm chí còn không ngờ rằng quả đất lại tròn như vậy. Nhưng thôi, không đùa nữa. Chúng ta phải đi vòng qua cái đền này.
Sau một giờ mò mẫm trong các lùm cây đầy gai góc, các khách du lịch bỗng nghe tiếng kim khí đập vào đá chan chát. Họ len lén đi về phía tiếng ồn và bất ngờ đến cạnh một cái vực không sâu lắm. Các vị khách đứng lặng người trước cảnh tượng hiện ra trước mặt. Ở ngay sát phía dưới họ, trên các triền bậc thang của một lòng chảo rộng trắng xóa, hàng chục người mình trần, cổ đeo vòng bằng đồng đang làm việc. Trên các tấm thân màu bánh mật, màu nâu và gần như đen tuyền lấp lánh mồ hôi của họ hằn lên những vết sẹo lớn. Họ khác nhau đến kỳ lạ. Có người tóc sáng, cao lớn, có người mập mạp, mặt to bè, lại có người râu đen xoăn tít...
Xen giữa những người làm việc có một số người cứ đi đi lại lại, mình mặc quần áo cộc, lưng đeo thanh kiếm ngắn, tay cầm roi da. Đằng xa, có ba tên lính đang chơi xúc xắc dưới bóng râm của một cây dẻ già. Những lá chắn tròn và những chiếc mũ đồng lấp lánh như mũ của lính chữa cháy đặt ngay bên cạnh chúng. Những tên lính vận áo da có dát những tấm đồng và mang những cái váy trắng trông đến buồn cưòi.
Bỗng nhiên, trong số những người làm việc trên bậc đá có một người đặt búa sang một bên và đi về phía các lùm cây mà các khách du lịch đang nấp. Khi còn cách lùm cây khoảng vài bước, người này dừng lại, đoạn nhấc một cái bình gốm cao lên và uống ừng ực.
- Chú ý cái vòng cổ kìa! - Phấn Trắng thì thầm với những người cùng đi. - Trên chiếc vòng có ghi: “Bắt tôi lại, tôi đang chạy trốn”.
- Bắt anh ta lại làm gì? Chẳng có vẻ trò chơi gì cả! - thím Giẻ Lau thắc mắc. - Có thể cái vòng ấy là đồ trang sức chăng?
- Trang với chả sức! - Phấn Trắng co người lại. - Có lẽ bạn không thể nghĩ ra điều gì kinh khủng hơn đâu. Những cái vòng ấy bám theo những con người này suốt đời, cho đến khi họ chết. Bỏi vì đây là những người nô lệ! Anh định trốn đi đâu khi trên thân hình anh người ta đã treo một tờ yết thị rằng anh không phải là con người mà chỉ là một công cụ lao động không hơn không kém!... Vâng, vâng, đúng là một công cụ lao động, - Phấn Trắng lặp lại những từ này với những người cùng đi đang rất đỗi ngạc nhiên, - bị đem bán đi mua lại và đôi khi bị chết vì công việc quá nặng nhọc. Trong khi đó tên chủ lại không phải tốn kém gì mấy - Những cái máy sống này thật vô cùng rẻ mạt: chỉ cần tốn một ít thức ăn, một ít rơm để lót ổ nằm và một cây gậy để sai khiến họ, thế là đủ lắm rồi!... Những con người này, cũng như hàng chục vạn kẻ bất hạnh khác đã bị các viên tướng Hy Lạp bắt được trong những cuộc viễn chinh đẫm máu. Để làm gì? Để làm cái việc kia kìa. Người nô lệ là của cải chính yếu nhất của các quốc gia thời xưa. Càng có nhiều nô lệ, đất nước càng mạnh. Bởi vì chính họ đã xây nên những thành lũy bất khả xâm phạm, những phố phường cung điện, họ mở đường, cày ruộng. Và những ai trong bọn họ định cưỡng lại đều bị bọn chủ đàn áp rất dã man.
Lúc này, người nô lệ uống nước đưa mắt nhớn nhác nhìn bốn xung quanh, đoạn nâng cao bình nước lên và giội xuống tấm lưng rám nắng của mình. Thế là một người mặc đồ trắng từ sau một tảng đá lớn đủng đỉnh bước đến gần anh ta và lười nhác vùng chiếc roi da nặng nề lên... Trên làn da đen sẫm hằn lên một vết sẹo trắng. Tên cai chẳng nói lấy một lòi, lặng lẽ cuốn chiếc roi da lại và lững thững đi về chỗ cũ.
- Thật kinh-inh tởm! - bác Địa Cầu thốt lên ken két.
- Phải xóa ngay điều nhục nhã này! - thím Giẻ Lau lẩm bẩm, người run lên vì căm tức. - Có thể xóa chứ? Tôi xóa tức khắc...
- Không thể xóa được quá khứ! - Phấn Trắng nhún vai. - Quá khứ như vậy, biết làm thế nào được.
- Đi khỏi nơi đây thôi! - bác Địa Cầu nói lúng búng, hai tay ôm lấy cái đầu màu xanh da trời. - Ta đi thôi.
- Thế còn chị Bút? - Phấn Trắng nói, vẻ trách móc. - Bỏ mặc chị ta à?
- Tìm đâu ra chị ta trong cái đống đá này! - thím Giẻ Lau vẫy tay thất vọng. - Mà chắc gì có ở đây.
- Phải có ở đây! Biển, đảo, thời gian - tất cả hòa thành một.
Các khách du lịch lặng thinh. Lòng chảo bị mặt trời nung nóng âm vang tiếng kim khí va vào đá.
- Đối với người nô lệ, từ “công trường đá” là từ đáng sự nhất, - Phấn Trắng nói, tay vịn vào một rễ cây leo gai góc.
- Chính những tảng đá này sẽ trở thành những cây cột cân đối, những phiến đá phẳng như gương. Chúng sẽ theo các con tàu đi về các thành phố của Hy Lạp và các thuộc địa của nước này, để rồi tại nơi đây chúng sẽ biến thành các ngôi đền, nhà hát, cung điện nổi tiếng... Nói chung ở Hy Lạp có rất nhiều nơi khai thác đá hoa. Tốt nhất là đá hoa đảo Paros. Thứ đá hoa trắng, mịn óng ánh như phát ra ánh sáng từ bên trong này rất quí và chủ yếu được đưa vào các xưởng tạc tượng. Thật rất khó mà đẽo lấy một tảng đá có kích thước cần thiết từ trong một vỉa đá mỏng, thế mà thứ đá hoa này lại phải chở đi xa bằng tàu thủy mới lại càng khó nữa.
Đá hoa núi Pentelicon ở gần thành phố Athens cũng không kém phần nổi tiếng. Bằng thứ đá hoa cũng màu trắng này người ta đã xây đền Parthenon nổi tiếng là một ngôi đền thờ người đỡ đầu thành phố, nữ thần trí tuệ Athena xây đền thờ thần Zeus và nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng khác. Tuy nhiên đá hoa trắng Pentelicon thay đổi màu sắc theo thời gian, từ trắng ngả sang màu nâu vàng...
- Theo tôi, tốt nhất là đừng có thứ đá này, - thím Giẻ Lau nhún vai, - một khi nó đã gây cho con người biết bao nhiêu đau khổ! Đó là một thứ đá bất hạnh.
- Hoàn toàn không phải như thế, - Phấn Trắng không tán thành. - Đá không có tội tình gì cả. Chính những kẻ muốn sống xa hoa phè phỡn trên sức lao động của người khác đã làm cho con người phải đau khổ. Còn đá hoa thì ngược lại, từ xưa chúng đã được xem và thậm chí còn được gọi là đá hạnh phúc. Chắc là vì rất nhiều công trình đẹp đẽ, ngoạn mục đã được tạo nên bằng đá hoa. Người Cổ La Mã có phong tục là: trong ngày hạnh phúc người ta đặt lên một cái bệ đặc biệt một hòn đá hoa trắng. Gặp những ngày lao khổ, đau buồn người ta đặt lên đấy những cục đá đen. Rồi vào dịp cuối năm người ta kiểm lại những hòn đá này và nhớ lại những nỗi cay đắng và những niềm vui sướng đã qua. Không, - Phấn Trắng kết luận, mồm nhai cọng cỏ, nét mặt đăm chiêu, - đá hoa là loại đá hạnh phúc. Tôi lấy làm tự hào vì nó là em họ của tôi.
Mực Trắng Giấy Đen Mực Trắng Giấy Đen - Александр Дитрих 1926 - 1996 Mực Trắng Giấy Đen