Số lần đọc/download: 1802 / 4
Cập nhật: 2016-06-08 09:12:07 +0700
Chương 7
T
heo nguồn tin của Út Lé cung cấp, Kiều Hân biết chắc chắn Hạnh Chi làm tiếp viên karaoké ở nhà hàng Mây Hồng.
Kiều Hân vội thực hiện ngay kế hoạch trong đầu.
Một buổi chiều nhạt nắng, Kiều Hân khoác tay Chang- Hu - một thương gia Hàn Quốc rất ngưỡng mộ cô đến nhà hàng karaoké.
Nhân viên nhà hàng đến tiếp hai người.
Giọng cô nhân viên lịch sự cất lên:
- Xin hỏi quý khách cần chi ạ?
Kiều Hân kiêu kỳ:
- Chúng tôi đến phòng karaoké.
- Xin mời ông bà sang phòng bên đây ạ.
Bất chợt, Kiều Hân đổi ý.
- Khoan đã chúng ta ngồi đây giải khát.
Cô nhân viên vẫn lịch sự:
- Ông bà dùng chi ạ?
Kiều Hận đỏng đảnh quay sang Chang- Hu.
- Uống gì hả anh?
Chang- Hu vui vẻ:
- Cocktail đi!
Kiều Hân nói với nhân viên nhà hàng.
- Gọi cô Hạnh Chi sang đây nhé!
Hạnh Chi bước ra, Kiều Hân soi mói nhìn cô từ đầu đến gót, cái nhìn hừng hực như lửa thiêu đốt Hạnh Chi.
Hất hàm, Kiều Hân hỏi:
- Cô là Hạnh Chi?
Hạnh Chi gật nhẹ:
- Vâng, tôi là Hạnh Chi.
- Cô là tiếp viên nhà hàng karaoké Mây Hồng này?
Tia nhìn quan sát bén ngót, câu hỏi thiếu tế nhị của Kiều Hân như một kẻ bề trên như là truy vấn Hạnh Chi vậy.
Hạnh Chi rất khó chịu khi nghe người phụ nữ lai Pháp khá sắc sảo hạch hỏi và thắc mắc vì sao cô ta biết tên cô.
Dù không thoải mái, Hạnh Chi vẫn nhã nhặn trả lời:
- Tôi là tiếp viên ở phòng karaoké.
Kiều Hân nhún vai:
- Tiếp viên cũng là phục vụ.
Rồi cô cao giọng phán:
- Cô hãy mang hai ly cocktail đến đây!
Hạnh Chi chỉ làm tiếp viên ở phòng karaoké nên nghe Kiều Hân phán lệnh, cô ngần ngừ. Suy nghĩ một lúc, cô gật đầu và đi ngay. Cô sẽ nhờ phục vụ bàn mang lên.
Người phục vụ bàn mang hai ly cocktail lên đặt trên bàn.
Kiều Hân hống hách bảo:
- Gọi cô Hạnh Chi đến đây cho chúng tôi!
Hạnh Chị trở lại, Kiều Hân bắt bẻ ngay:
- Khách hàng đến đây là thượng đế, cô có biết không?
- Tôi biết điều đó.
- Biết sao không phục vụ?
- Tôi chỉ có trách nhiệm ở phòng karaoké.
Kiều Hân cất cao giọng, ngạo nghễ như một bà chủ:
- Đã là tiếp viên thì phòng nào, cô cũng phải phục vụ.
Không hiểu sao người phụ nữ lai Pháp này lại kiếm chuyện khó dễ với mình, Hạnh Chi cố giấu cái nhăn mặt nói khẽ giọng:
- Nếu là sang phòng karaoké, tôi sẽ phục vụ cô ca hát.
Kiều Hân kênh kiệu:
- Tất nhiên tôi sẽ sang hát karaoké, nhưng bây giờ cô hãy phục vụ tôi ở đây.
Hạnh Chi phản ứng:
- Cô đã hiểu sai công việc của tôi rồi.
Kiều Hân cong cớn đôi môi mọng đỏ:
- Đi làm công thì cô làm đúng công việc chứ tôi có nói sai đâu. Cô ở đây tiếp chúng tôi.
Bất mãn trước vị khách kiêu kỳ, Hạnh Chi nói khẽ:
- Cô vào phòng karaoké, tôi sẽ tiếp.
Kiều Hân lạnh lùng:
- Tôi sẽ vào phòng karaoké sau. Bây giờ cô hãy tiếp tôi ở đây!
- Ở đây có người phục vụ cô rồi.
- Nhưng tôi muốn cô phục vụ.
Đúng là lý sự ngang. Hạnh Chi chưa gặp những vị khách như thế này bao giờ. Cô đưa mắt nhìn Kiều Hân như muốn tìm hiểu xem tại sao người phụ nữ lai Pháp xinh đẹp lại có thái độ hằn học, khó chịu với cô như thế:
Kiều Hân cũng ném lại cho Hạnh Chi một tia nhìn thách thức. Đôi mắt Kiều Hân còn ánh lên tia giễu cợt, rồi cô cao ngạo phán lệnh:
- Lo phục vụ cho tôi đi!
Gã đạn ông Hàn Quốc im lặng nãy giờ bỗng lên tiếng:
- Kìa, em uống cocktail đi, sao lại ồn ào to tiếng thế này.
Kiều Hân, õng ẹo nhìn Chang- Hu:
- Em đâu có ồn ào to tiếng, chỉ yêu cầu cô phục vụ tiếp khách.
Rồi Kiều Hân hất mặt lên với Hạnh Chi:
- Dẹp hai ly cocktail này, tôi không uống đâu Mang sô- đa chanh ra đây cho tôi.
Hạnh Chi ngập ngừng:
- Nhưng mà...
Kiều Hân cười khẩy:
- Đừng lo, tôi trả tiền đủ hai ly này. Cứ mang sôđa ra đi!
Chang- Hu nhăn mặt:
- Uống thứ nào mà chẳng được hả em?
Kiều Hân ngọt giọng nũng nịu với Chang- Hu:
Em đổi ý rồi! Em thích sô- đa cơ!
Chang- Hu phàn nàn:
- Nhưng em đã gọi cocktail rồi.
- Thì em gọi sô- đa nữa! Có sao đâu.
Kiều Hân trả lời Chang- Hu rồi giải thích với giọng tỉnh bơ:
- Có thế các nhân viên nhà hàng mới có việc làm chứ anh. Họ phải phục vụ khách, nếu không thì bị thất nghiệp đấy.
Câu nói như ngầm đe dọa Hạnh Chí. Thì ra đây là một phụ nữ giàu có, hống hách thích sai khiến người khác.
Hạnh Chi đang tự hỏi cô ta là ai mà kiêu kỳ đến thế, tại sạo nhắm vào Hạnh Chi mà sai khiến mà tỏ sự hằn học.
Hạnh Chi chưa biết đối phó thế nào thì Kiều Hân đã quay sang cô, gắt giọng:
- Sao cô còn đứng đó? Khách hàng là thượng đế, khi khách yêu cầu là phải phục vụ.
Hạnh Chi đang tự hỏi có nên phục vụ vị khách ngang bướng này hay không?
Đi làm tiếp viên, Hạnh Chi rất muốn được yên thân, rất sợ sự quấy rầy. Không bị mấy gã đàn ông quấy rầy mà. Hạnh Chi lại bị người phụ nữ 1ai trịch thượng này hành hạ.
Hạnh Chi lại quầy lấy Sô- Đa và chanh đường mang đến.
Kiều Hân bắt cô phải pha tỉ mi vừa xong thì cô hất đầu bảo:
- Mang bia và dĩa đậu phộng đến đây cho Chang- Hu.
Chang- Hu gật đầu tán thành:
- Được đó cưng!
Khi bia và đậu phộng được mang đến, Kiều Hân lại hoạnh họe Hạnh Chi.
- Sao lấy ít thế? Lấy thêm đi!
Hạnh Chi vội đáp ứng yêu cầu. Vẫn chưa vừa ý, Kiều Hân yêu sách tiếp, giọng hách dịch vang lên:
- Đứng đây phục vụ chúng tôi. Rót bia cho Chang- Hu đi!
Cố giấu nỗi cay đáng bực dọc trong lòng, Hạnh Chi rót bia ra ly đá cho Chang- Hu.
Mỉm cười đắc ý, Kiều Hân nhâm nhi ly sô- đa rồi bảo Hạnh Chi:
- Thêm đá cho tôi! Rót bia cho Chang- Hu nữa đi!
Hạnh Chi từ tốn làm mọi việc Kiều Hân kiêu hãnh vì đã sai khiến được Hạnh Chi. Cô mỉm cười với Chang- Hu:
- Ngon quá phải không anh?
Hướng ánh mắt sắc bén sang Hạnh Chi, Kiều Hân lại phán lệnh:
- Cô qua phòng kalaoké chuẩn bị chu đáo, tôi sang đó!
Thoát khỏi Kiều Hân, Hạnh Chi thở phào.
Phòng karaoké đã sẵn sàng, có gì mà chuẩn bị. Muốn sang thì cứ sang!
Hạnh Chi sang phòng karaoké được một lúc thì Kiều Hân và Chang- Hu kéo sang.
Có một nhóm trẻ đang ca hát sôi nổi vui nhộn.
Kiều Hân nhãn mặt:
- Ồn quá! Chúng tôi muốn được một mình điều khiển máy.
Một cô gái trẻ kêu lên khi thấy cô gái lai nói tiếng Việt thảnh thạo.
- Chúng tôi đén trước mà chị!
Hạnh Chi cũng bảo:
- Chị cảm phiền sang phòng bên.
Kiều Hân ngúng nguẩy với vẻ trịch thượng:
- Tôi chỉ hát ở phòng này!
Tò mò muốn nghe cô gái lai hát, một cô trong nhóm trẻ đề nghị:
- Vậy chị hát đi cho chúng tôi nghe vởi!
Kiều Hân kiêu kỳ:
- Chỉ có tôi mới yêu cầu người khác.
Nhóm trẻ nhìn nhau lắc đầu. Có lẽ họ không thích dây dưa với người phụ nữ khó chịu này nên lục đục kéo sang phòng khác.
Kiều Hân Yêu cầu Hạnh Chi để đĩa hát mới, bắt Hạnh Chi hát nhiều bài, Hạnh Chi chẳng có hứng thú nhưng vẫn phải hát.
Sau đó đến lượt Kiều Hân và Chang- Hu song ca.
Giọng của hai người chẳng thích hợp nhau như gào thét tra tấn người khác.
Ca một lúc thấm mệt, Kiều Hân ngồi ngả ra bàn gọi Hạnh Chi phán lệnh:
- Mang hai ly cam vắt đến đây!
Hạnh Chi gọi điện gọi nhân viên của quầy giải khát mang đến nhưng Kiều Hân ngăn lại, giọng hách dịch:
- Tôi bảo cô thì cô phải đi!
- Nhưng tôi đang trực ở phòng karaoké này.
Kiều Hân cao giọng:
- Tôi bao hẳn, cô phải phục vụ tôi và Chang- Hụ tất cả các mặt.
Hạnh Chi nhíu mày khó chịu. Đúng là bất lịch sự và hống hách. Người gì mà kỳ quặc khó chịu, chỉ biết nghĩ đến mình, chẳng nghĩ đến ai.
Kiều Hân còn tuôn một câu đe dọa Hạnh Chi:
- Cô mà phục vụ khộng tốt, tôi nói bà chủ đuổi việc đấy.
Chắng lẽ người phụ nữ lai này thân thiết với Khang Vỹ và Lâm Mỹ? Mà có thân cũng không ai dựa vào thế của chủ mà chèn ép nhân viên người ta.
Hạnh Chi đứng lên, không phải vì sợ những lời đe dọa bị đuổi việc của Kiều Hân mà cô chỉ muốn được yên thân.
Trước khi đi, Hạnh Chi nghiêm nghị:
- Cô cần gì nữa, nói luôn để tôi mang đến.
Kiều Hân hừ mũi:
- Cô khỏi bảo. Khi nào cần, tôi gọi.
Vốn tính nhẹ nhàng mềm mỏng, Hạnh Chi vội bước đi, không muốn lý sự làm gì.
Liên tiếp những ngày sau, Kiều Hân đều cùng Chang- Hu đến nhà hàng karaoké làm thượng đế bất Hạnh Chi phục vụ đủ điều.
Hạnh Chi ấm ức trong lòng chẳng biết thổ lộ cùng ai. Than vãn với Lam Mỹ thì cô bạn thân lên giọng bà chủ:
- Khách sộp mi cứ chiều giúp ta.
Hạnh Chi nhăn mũi:
- Phục vụ bà khách lai kiêu kỳ đáng ghét.
Lam Mỹ cười khanh khách:
- Còn hơn! Có ai bắt mi phục vụ chiều chuộng mấy gã đàn ông đâu. Mi cũng chưa bị gã Chang- Hu bắt phục vụ.
Phục vụ gã Hàn Quốc đó có mà Hạnh Chi xin nghỉ việc.
Thế mà Kiều Hân cũng bảo Hạnh Chi rót bia rồi bỏ đi, để cho Chang- Hu bảo cô cùng uống và còn cất giọng sành điệu:
- Cô uống đi, tôi trả tiền. Càng uống nhiều càng tốt, sao cô không làm thế?
Có lợi cho nhà hàng mà.
Hạnh Chi không nói gì trước sự khác thường của Kiều Hân. Cô ta làm những việc đáng lẽ những người đàn ông làm.
Kiều Hân bắt Hạnh Chi phục vụ cô và Chang- Hu với thái độ ngạo mạn. Tình hình này quá sức chịu đựng của Hạnh Chi, cô không thể chịu nổi. Thà nghỉ việc còn hơn.
Hạnh Chi là nhân viên nhà hàng mà Kiều Hân xem cô như người đầy tớ giúp việc.
Cơn giận trào dâng nhưng Hạnh Chi phải giấu vào lòng.
Ông Sinh trưởng ban lãnh dạo dàn nhạc lễ nét mặt hầm hầm hỏi Hạnh Chi:
- Tại sao cô làm cái chuyện xấu xa tồi bại đó vậy?
Hạnh Chi ngơ ngác nhìn ông Sinh:
- Cháu có làm chi đâu ạ?
Ông Sinh tức tối:
- Không làm gì mà bị người tà chụp ảnh. Cô hãy xem đi.
Nói rồi, ông xòe mất tấm ảnh trước mặt Hạnh Chi.
Không nén nổi tò mờ, Hạnh Chi cầm lên xem.
Mặt Hạnh Chi bỗng tái hấn lại. Trời ạ?
Trong ảnh, Hạnh Chi và gã Chang- Hu ở tư thế thật khó coi.
Hạnh Chi xấu hổ muốn chui xuống đất. Ảnh của Hạnh Chi thật ư? Làm gì có chuyện đó Hạnh Chi không tin vào mắt của mình nữa. Cô nhìn lại mấy tấm ảnh. Đúng là gương mặt của cô chứ ai?
Ông Sinh gay gắt hối:
- Cô nghĩ sao? Hãy giải thích mấy tấm ảnh này đi?
Hạnh Chi lắc đầu:
- Cháu không biết chi mô.
Ông Sinh nóng nảy hét lên:
- Vô lý! Vô lý? Cô chứ ai mà bảo không biết.
Hạnh Chi khổ sở lắc đầu liên tục:
- Cháu không biết thiệt mà.
Ông Sinh nghiêm giọng hạch hỏi:
- Cô có làm ở nhà hàng karaoké Mây Hồng không?
- Dạ có.
Sự xác nhận của Hạnh Chi như dầu rót thêm vào lứa đỏ, ông Sinh giận dữ:
- Vậy là đã rõ? Cô làm tiếp viên karaoké ở nhà hàng Mây Hồng rồi lăng nhăng vởi mấy gã đàn ông.
Hạnh Chi kêu lên phân trần:
- Không có đâu, bác ơi!
Ông Sinh quả quyết:
- Có người ta tố cảo với ban lãnh đạo dàn nhạc lễ là cô cặp bồ với chồng của người ta. Thật là xấu xa!
Như quả bom nổ trên đầu, Hạnh Chi chới với Chảng biết phân bua thế nào, cô chỉ một mực:
- Không có mô bác ơi. Cháu thề với bác?
Ông Sinh lẩc đầu mặt nghiêm lạnh:
- Cô khỏi thề, chứng cớ đã rành rành đây này.
Hạnh Chi gục đầu, vẻ đau khổ tột cùng hiện lên nét mặt.
- Trời ơi? Răng mà có chuyện ni!
Hàng trăm dấu hỏi trong đầu Hạnh Chi mà không có lời giải đáp. Hạnh Chi không có làm điều gì sai trái, xấu xa. Hạnh Chi trong sạch. Thế mà lại có những tấm ảnh ghi hình hành động tồi bại của cô với Chang- Hu. Tại sao có những tấm ảnh này? Hạnh Chi không thể nào hiểu nổi.
Giọng ông Sinh nghiêm khắc vang lên như một quan tòa kết tội:
- Cô đã qui phạm đạo đức, làm những việc tồi bại xấu xa, không thể ở trong dàn nhạc lễ. Thay mặt ban lãnh đạo, tôi cho cô nghỉ việc.
Bàng hoàng vì bị đuổi việc, Hạnh Chi nức nở:
- Oan cho cháu quá bác ơi. Bác hãy xét lại?
- Tôi nói trên cơ sở chứng cớ rõ ràng, không oan cho cô đâu.
Hạnh Chi nhìn ông Sinh với ánh mắt khẩn nài:
- Cháu không có. Bác hãy xét lại!
Ông Sinh lạnh lùng tuyên bố.
- Vấn đề này ban lãnh đạo đã họp xét rồi. Ngày mai, cô sẽ nhận quyết định nghỉ việc.
Hạnh Chi xanh mặt lắp bắp:
- Cháu... Cháu...
Ông Sinh nhếch môi:
- Cô không có điều gì để thanh minh cả. Thật đáng buồn cho cô có kết thúc như thế này. Cũng tại cô thôi.
Không thể nào phân giải với ông Sinh khi ông đã dựa vào chứng cớ rõ ràng, Hạnh Chi đau đớn chỉ còn biết khóc.
Ông Sinh là một người nghiêm khắc đầy chuẩn mực đạo đức. Ông không chấp nhận sự sai trái, xấu xa. Trong công việc thì ông vô cùng nguyên tắc.
Ông đã tin tưởng Hạnh Chi nhưng chính cô đã làm cho ông thất vọng não nề.
Ở trong dàn nhạc lễ cung đình thuộc truyền thống văn hóa, các thành viên đều phải gương mẫu trong sáng tốt đẹp. Tại sao Hạnh Chi lại đổ đốn ra như thế, lại đi làm tiếp viên karaoké. Thật là tác tệ.
Bực tức, ông hỏi:
- Tại sao cô đi làm tiếp viên nhà hàng karaoké?
Hạnh Chi thật lòng đáp:
- Cháu đi làm để kiếm tiền trả nợ.
- Bao nhiêu việc tốt đẹp lương thỉện sao không làm, lại đâm đầu vào làm tiếp viên, không trong sáng.
Hạnh Chi phân trần:
- Cháu chỉ tiếp khách và mời ca hát chứ không làm gì sai trái.
ông Sinh hầm hừ:
- Việc tồi tệ đã xảy ra mà cô cho là không sai trái à?
Hạnh Chi cúi mặt:
- Cháu đã giải thích hết lời với bác, mong bác hiểu cho.
Ông Sinh buông giọng thẳng thừng:
- Cô không cần thanh minh nữa! Kể từ hôm nay, cô nghỉ việc, không còn là thành viên của dàn nhạc cung đình nữa.
Như vậy là chấm dứt. Ông Sinh không còn muốn nghe Hạnh Chi nói một lời nào nữa.
Đau xót, cay đắng, tủi nhục. Hạnh Chi bị nỗi hàm oan mà không thể thanh minh.
Ra về, Hạnh Chi buồn bã không nguôi.
Ai gây ra cảnh này?
Tại sao có những tấm ảnh quái ác Hạnh Chi với gã Chang- Hu?
Hạnh Chi chỉ rót bia cho lão ta thôi và có cả Kiều Hân nữa? Hạnh Chi có làm gì đâu?
Là một tiếp viên của nhà hàng karaoké, Hạnh Chi luôn giữ gìn nhân cách, cô không muốn để xảy ra điều tai tiếng. Ngay từ đầu, Hạnh Chi đã không muốn làm tiếp viên rồi. Bây giờ đã vướng vào vòng, lại gặp tai ương.
Bị đuổi việc oan ức, Hạnh Chi muốn hét lên cho thấu trời xanh.
Cô gái đanh giá của hoàng tộc, bao nhiêu năm ở trong đàn nhạc cung đình vô vàn vinh dự, chẳng một điều tiếng gì xảy ra.
Phút chốc bị đuổi việc. Tất cả đã tan tành mây khói. Cả đàn lễ nhạc cung đình biết. Rồi đây cả thành phố Huế đều hay. Hạnh Chi không biết sẽ sống ra sao? Xấu hổ biết ngần nào. Thanh minh với ai? Có ai tin Hạnh Chi đâu!
Những bước chân của Hánh Chi lang thang trên con đường phố Huế, cô không dám về nhà, cũng chẳng muốn đến nhà hàng Mây Hồng. Bỉết nói thế nào với Lam Mỹ đây? Từ ngày làm bà chủ nhà hàng Mây Hồng, Lam Mỹ cũng dã nghỉ việc trong dàn nhạc lễ rồi.
Bị đuổi việc. Nỗi đau to lớn quá. Phải chi Hạnh Chi có lỗi lầm gì. Phải chi Hạnh Chi vô tư chẳng biết gì cả. Thế mà chứng cớ rõ ràng. Có ai thông cảm cho Hạnh Chi.
Chân bước đi mà lòng Hạnh Chi trĩu nặng nỗi buồn tuyệt vọng. Đường phố Huế quen thuộc mà sao hôm nay Hạnh Chi thấy bơ vơ lạc lõng.
Chiếc cầu vẫn soi mình duyên dáng dưới dòng sông. Con sông êm đềm quá.
''Ôi, con sông dùng dằng.
Con sông không chảy.
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu...''.
Có nên kể cho Lãm Khương biết? Không được, Xấu hổ chết? Hạnh Chi cần phải giấu Lãm Khương điều này:
Bận rộn cả tuần nay, Hạnh Chi không gặp Lãm Khương. Nếu anh biết tin này, cô còn biết chui vàơ đâu?
Đầu óc chơi vơi nghĩ ngợi Hạnh Chi bước vào nhà hàng Mây Hồng mà chẳng định hướng.
Lam Mỹ ngạc nhiên cất tiếng hỏi:
- Hôm ni mi đi làm sớm rứa?
Hạnh Chi đáp như kẻ vô hồn:
- Có đi làm mô, chỉ muốn nghỉ việc.
Thấy vẻ mặt ủ dột của Hạnh Chi, Lam Mỹ quan tâm chú ý:
- Dì Hạnh Phương bệnh hỉ! Ngồi đi!
Ngồi xuống ghế, Hạnh Chi trầm giọng:
- Ta không còn tinh thần làm việc.
Lam Mỹ lắc đầu:
- Không được! Nhà hàng Mây Hồng đang ăn nên làm ra. Mi ở đây phụ với ta. Công việc của mi rất tốt.
Hạnh Chỉ buồn bã.
- Tốt mô? Ta đang gặp tai nạn!
- Tai nạn chi?
Hạnh Chi kể mọi việc rồi cay đắng kết luận:
- Bị đuổi khỏi dàn nhạc lễ cung đình còn gì nhục nhã cho bằng.
Giọng Lam Mỹ nhẹ tênh:
- Càng tốt! Khỏi vướng bận bên dàn nhạc lễ mi làm luôn cho ta.
Hạnh Chi mỉm môi:
- Mi nói nghe dễ! Bị đuổi việc còn gì danh giá nhà ta.
Lam Mỹ tặc lưỡi gọi nhân viên đem đến cho Hạnh Chi ly cam vắt:
- Mi cứ nghĩ danh giá dòng Tôn Nữ, chứ làm việc trong dàn nhạc lễ có hưởng lộc gì đâu Lương bổng chẳng ra làm sao, chỉ có ăn hương ăn hoa.
- Biết vậy, nhưng mà...
- Chẳng có nhưng gì cả. Làm cho ta mỗi tháng mi có cả khối tiền.
Không tranh luận chuyện tiền với Lam Mỹ, Hạnh Chi chỉ xót xa thán oán:
- Đau cho ta là chuyện đó. Luôn trong sáng tốt đẹp lại bị mang tiếng. Mấy tấm ảnh quái ác.
Lam Mỹ xử lý nhẹ tênh:
- Quên chuyện đó đi, mi không có thì thôi!
Hạnh Chi nhăn trán:
- Mi người ngoài cuộc nên thấy không có gì?
- Thì mi cũng xem không có gì như ta đi!
Lam Mỹ cười báo. Hạnh Chi lắc đầu:
- Không đơn giản như mi nói đâu.
Lam Mỹ nhắc nhở:
- Tại mi cho nó phức tạp. Thôi, uống nước đi cho bình tĩnh lại.
- Ta không thể nào bình tĩnh nổi.
- Mi vào phòng karaoké ca hát với khách sẽ quên ngay mọi chuyện.
- Không dễ đâu!
- Mi đừng bận tâm đến chuyện đó nữa!
Hạnh Chi thở dài ảo não:
- chuyện xấu xa làm hại đến nhân cách của ta mà!
Khi không gặp chuyện oái oăm. Lam Mỹ không biất phải khuyên nhủ Hạnh Chi thế nào. Hạnh Chi trước nay rất mềm mỏng, hiền lành, dòng họ quý tộc khuê các làm gì cũng giữ danh tiếng. Hạnh Chi có nhân cách tốt. Lam Mỹ và Khang Vỹ phải thuyết phục mãi, Hạnh Chi mới chịu làm tiếp viên nhà hàng karaoké.
Lẽ nào Hạnh Chi làm chuyện xấu. Chuyện này xảy ra ảnh hưởng cả nhà hàng Mây Hồng của Lam Mỹ chứ không phải chuyện thường.
Lam Mỹ rất hiểu tính bạn. Không đời nào Hạnh Chi làm điều xấu.
Lam Mỹ vẫn buông câu nhẹ tênh:
- Mi không có làm chuyện xấu thì đừng bận tâm làm gì.
Hạnh Chi nhìn Lam Mỹ với ánh mắt khẩn nài:
- Mi có tin ta không Lam Mỹ?
- Ta luôn tin mi.
- Rứa mà bác Sinh không tin. Bác cứ khăng khăng dựa vào chứng cớ và kết tội ta.
Lam Mỹ trấn an Hạnh Chi:
- Chuyện đâu còn có đó. Từ từ, mi sẽ được giải oan!
- Có ai tin ta đâu mà được giải oan. Ta đã có quyết định nghỉ việc rồi.
- Chuyện của mi chắc phải nhờ luật sư biện hộ.
Hạnh Chi cười buồn:
- Chắng có ông luật sư nào biện hộ cho ta đâu.
Lam Mỹ nín thinh, Hạnh Chi rầu rĩ:
- Ta bị đuổi việc thật là phi lý.
- Viẹc trong dàn nhạc lễ chẳng nuôi sống được mi và gia đình, đừng bận tâm nữa.
Nói như Lam Mỹ chẳng thể được. Truyền thống gia đình Hạnh Chi gắn bó với nhạc lễ cung đình bao đời lồi. Ông nội và cha Hạnh Chi là nhạc sĩ tài hoa.
Hạnh Chi không bằng cha ông, cô chỉ là thành viên của dàn nhạc lễ nhưng đó là danh dự của gia đình. Bỗng dưng bị đuổi việc không còn ở trong dàn nhạc lễ cung đình nữa, Hạnh Chi không thể nào chịu nổi cảnh này.
Phải giấu gia đình, nhất là mẹ Hạnh Chi. Bà Hạnh Phương luôn tôn trọng danh giá dòng tộc. Biết tin Hạnh Chi bị đuổi việc, bà sẽ đau đớn lắm.
Hạnh Chi căn dạn Lam Mỹ:
- Mi đừng nói cho mạ ta biết nha!
Lam Mỹ gật nhẹ:
- Nói làm chi, dì Hạnh Phương biết chỉ càng thêm khổ.
Hạnh Chi đứng lên:
- Ta về nghe.
Lam Mỹ nài nỉ Hạnh Chi:
- Mi hãy bình tĩnh và trở lại làm cho ta nghe. Lúc này ta rất cần mi.
Hạnh Chi thờ ơ:
- Nhà hàng không có ta thì cũng có các tiếp viên khác.
Lam Mỹ thật lòng đáp:
- Ta rất cần đến mi, vì mi là chỗ dựa của ta.
Hạnh Chi ngạc nhiên:
- Chính mi mới là chỗ dựa của ta.
Muốn báo tin cho Hạnh Chi nhưng Lam Mỹ cứ phân vân mãi, cuối cùng mới ''tự khaí'.
- Ta đã có thai rồi.
Hạnh Chi nhìn Lam Mỹ kêu lên:
- Ồ? Có thai à? Rứa thì vui hỉ?
Lam Mỹ trầm ngâm:
- Chắng biết vui hay buồn nữa. Lúc này anh Khang Vỹ cứ đi vắng hoài. Có mi làm, ta mới yên tâm.
Hạnh Chi chẳng biết nói sao chia sẻ niềm vui với Lam Mỹ mà lòng cô buồn hiu hắt.
Hạnh Thơ đã trở thành y sĩ sản khoa đang chờ nhận quyết định làm việc ở bệnh viện. Là niềm tự hào của gia đình, Hạnh Thơ rất vui. Hạnh Thơ ca hát suốt ngày như con chim chiền chiện hót giữa trời cao lộng gió.
Thế nhưng niềm vui chưa kéo đài được lâu thì Hạnh Thơ hay tin sét đánh.
Hạnh Chi làm tiếp viên karaoké cho nhà hàng Mây Hồng, cặp bồ với gã Chang- Hu Hàn Quốc làm chuyện xấu xa bỉ ổi bị vợ Chang- Hu bắt gặp. Bà ta thưa ban lãnh đạo dàn nhạc lễ với tang chứng rõ ràng, Hạnh Chi bị đuổi việc.
Từng bị Hạnh Chi rầy la về cách sống và sự vui chơi sa đà, Hạnh Thơ rất tức chị.
Vừa gặp Hạnh Chi Hạnh Thơ tuôn một hơi những lời mỉa mai cay độc:
- Chị cao đẹp quá nhỉ! Tưởng gì đi làm tiếp viên karaoké ôm cặp bồ với chồng người ta làm chuyện tồi bại vậy mà nôi chuyện đạo đức Hứ! Đạo đức giả.
Quặn lòng đau, Hạnh Chi run giọng hỏi:
- Em mà cũng nghĩ như rứa ư? Em không tin chị sao?
Hạnh Thơ nhủn vai:
- Chị khéo đóng kịch. Ai cũng sẽ lầm vì tưởng chị là ngườí đạo đức nhưng tôi thì không. Tôi đã thấy rõ bộ mặt của chị rồi. Hãy lột bộ mặt nạ của chị xuấng đi!
Tim Hạnh Chi đau nhói. Ai nói thì cô còn chịu được, đằng này Hạnh Thơ mạt sát cô. Ngẩng mặt kêu trời cũng không thấu trời xanh.
Hạnh Chi thốt lên:
- Em hãy tin chị! Chị không làm điều gì sai trái. Chuyện đó không có.
Giọng Hạnh Thơ ráo hoảnh:
- Không có mà ban lãnh đạo dàn nhạc lễ đuổi việc chị?
- Thật là oan, chẳng biết thanh minh cùng ai!
Nét mặt Hạnh Thơ nghiêm lạnh như quan tòa xét xử:
- Chị phải trả giá cho việc làm xấu xa tồi bại của chị thôi.
Hạnh Chi khổ sở lắc đầu:
- Chị không bao giờ làm điều đó.
- Người ta tin vào chứng cớ, chắng ai tin chị đâu.
Hạnh Thơ phủ nhận rói lảm ra vẻ ta đây rảnh rẽ:
- Không có lửa làm sao có khói. Chị có chối cũng vô ích.
- Chị không làm chứ không phải chối.
- Tất nhiên chị phủ nhận những điều chị làm.
- Em phải tin chi Hạnh Thơ à.
- Tôi không thể tin chị được. Chị chỉ trích nhưng chính chị đã ẩn giấu sự phóng đãng tồi bại. Chị là đạo đức giả!
Đau xót, Hạnh Chi chỉ còn biết kêu lên:
- Em không được nặng lời với chị!
Hạnh Thơ tức khí hất mặt lên nói tiếp:
- Cả thành phố Huế nảy đều biết việc làm xấu xa bỉ ổi của chị chứ không phải mình tôi đâu. Đứa trẻ lên ba cũng không thể tin chị.
Không thể ngờ Hạnh Thơ lại chì chiết và nặng lời với Hặnh Chi quá đáng như vậy. Là em gái mà Hạnh Thơ chẳng thông cám và hiểu cho chị của mình, Hạnh Chi khổ tâm biết bao nhiêu.
- Chị không biết nói sao cho em hiểu đây. Chị luôn làm tốt mọi việc để lo cho gia đình.
Hạnh Thơ nhăn nhó:
- Chị đừng kể công. Chị lớn thì phải lo cho gia đình nhưng không phải vì lo mà chị làm những chuyện xấu như thế. Chị cứ la tôi, tưởng chị tốt lành, ai ngờ chị đạo đức giả.
Hạnh Chi phân trần:
- Chị luôn sống thật với lòng mình.
- Chị khỏi biện hộ. Chuyện xảy ra cả Huế đều biết rồi.
- Chị muốn phát điên vì chuyện đó. Lẽ ra em phải tìm hiểu giúp chị.
- Chuyện đã đưa ra ánh sáng rồi còn gì mà tìm hiểu nữa. Chị làm đẹp mặt dòng tộc lắm mà!
Hạnh Chi lắc đầu trước những lời chì chiết cay đắng của Hạnh Thơ:
- Em đừng nói nữa, chí khổ tâm quá đỗi.
Hạnh Thơ hứ nhẹ:
- Bụng làm dạ chịụ, chị than phiền mà chi?
- Chị không làm chị- không chịu chi cả!
Hải Cầm bước vào nghe hai chị em gây cãi vội giảng hòa:
- Thôi, hai chị em đừng cãi, chuyện qua hãy để cho nó qua đi!
Hạnh Thơ quay lại Hải Cầm, lừ mắt:
- Chuyện tai tiếng chị ấy ảnh hưởng danh giá dòng tộc sao để qua được hả anh?
Hải Cầm ngồi xuống đối diện với Hạnh Thơ. Lúc này anh đã có cảm tình với Hạnh Thơ khi thấy cô bé đã sửa đổi tâm tính và quyết tâm học trở thành y sĩ sản khoa. Hải Cầm vui vì sự nỗ lực phấn đấu của Hạnh Thơ.
Hải Cầm khẽ bảo:
- Chị em trong nhà, đừng quá đáng với Hạnh Chi!
Hạnh Thơ cãi lại:
- Sự thật là chị ấy làm chuyện xấu xa, bỉ ổi tai tiếng cả Huế ni rồi. Em nói đúng chứ có thành kiến chi mô.
Hạnh Chi thở đài thườn thượt:
- Em chỉ nghe người ta nói rồi phán xét chị.
Hạnh Thơ nghiêm giọng hói như vị quan tòa:
- Chị cho người ta đồn đãi à? Rứa những tấm ảnh nhơ nhuốc của chị trong tay ban lãnh đạo đàn nhạc là gì? Chứng cớ rành rành chị còn chối ư?
Hạnh Chi khổ sở kêu lên:
- Em không biết gì cả sao cứ kết tội chị?
Hạnh Thơ bĩu môi:
- Chị đã làm những việc xấu xa và nhục nhã. Phải rồi, tôi mô biết gì. Tôi mô dám kết tội chị. Mở miệng ra là nói danh giá đạo đức dòng tộc mà cặp bồ mả cặp bồ với ông già Hàn Quốc.
- Trời ơi!
Hạnh Chi kêu lên đau đớn và bỏ chạy vào trong. Cô xấu hổ, càng xấu hổ khi có mặt Hải Cầm. Dường như Hạnh Thơ được dịp trả thù Hạnh Chi, bao ấm ức, hờn giận chất chứa bấy lâu nay bây giờ có dịp tuôn ra xối xả.
Hải Cầm trách cứ Hạnh Thơ:
- Em thật là quá đáng! Tại sạo lại mạt sát Hạnh Chi?
Hạnh Thơ lườm Hải Cầm một cái sắc lẻm:
- Cớ sao em nói vậy. Anh bênh chị ấy quá hỉ?
Hải Cầm từ tốn bảo:
- Anh không bênh mà chỉ muốn nhắc em đừng nặng lời với Hạnh Chi, dù sao cũng là chị em.
- Chị mà làm chuyện tồi bại em cũng khinh thường.
- Em phải thông cảm cho chị Hạnh Chi. Chẳng qua Hạnh Chi vì...
Chưa nghe Hải Cầm nói hết lời, Hạnh Thơ đã nóng nảy chặn ngang:
- Anh bảo em thông cảm cho chị ấy vì gia đình chứ gì? Vì gia đình rồi làm chuyện nhơ nhuốc ư?
Hải Cầm chưa biết nói sao để khuyên nhủ Hạnh Thơ thì cô tức khí nói tiếp:
- Chị ấy bị đuổi việc là sự nhục nhã của gia đình em.
- Em nói thế là bất công với Hạnh Chi.
Hạnh Thơ gân cổ lên cãi:
- Bất công gì đâu? Em nói đúng đó. Anh mô có biết em từng bị chị ấy lên án gay gắt, lúc nào cũng xỉa xói việc ăn mặc của em, cho là em chưng diện se sua, còn chị thì đàng hoàng lắm. Đạo đức giả mà! Ai cũng nhầm to.
Hải Cầm trách nhẹ:
- Chính những lời của em làm cho Hạnh Chi khổ thêm.
Hạnh Thơ mỉa mai:
- Có gì mà khổ? Chị ấy làm cho cả cố đô Huế này biết đến. Bày đặt chứ có giữ sĩ diện cho gia đình đâu.
- Em còn trẻ mà sao quá khe khắt?
- Chính chị ấy làm cho em trở nên khe khắt đó.
- Em nói lạ nhỉ!
Hạnh Thơ cay cú như nói với Hạnh Chi:
- Chính chị ấy làm cho em ra đường chẳng dám nhìn ai. Hồi nào là dòng họ hoàng tộc quý phái, luôn giữ nếp nhà. Bây giờ bị người ta phỉ nhổ chà đạp.
Không khí thật căng thẳng. Ở đây cứ nghe Hạnh Thơ chỉ trích Hạnh Chi mãi, Hải Cầm thấy ngột ngạt khó chịu.
- Nghe em chì chiết, anh còn chịu không được huống hồ Hạnh Chi.
Hạnh Thơ hất đầu lên:
- Chị ấy có gan làm có gan chịu.
Hải Cầm mỉm cười cố xoa dịu bầu không khí:
- Anh chứ đâu phải Hạnh Chi mà em bắt anh nghe chung.
- Ai bảo anh nghe.
- Tại lời em nói vẫn lọt vào tai anh.
- Thôi, đừng nói nữa!
Hạnh Thơ đổ thừa:
- Tại anh bênh chị ấy, em mới nói!
Hải Cầm đề nghị:
- Em hãy đi dạo cùng anh cho đầu óc thanh thản.
Hạnh Thơ vui vẻ tán thành:
- Phải đấy! Đi chơi cho em nhẹ người, chứ không thì em điên mất.
Hải Cầm nhắc nhở:
- Em đừng nhắc đến chuyện này nữa.! Hãy nghĩ đến những chuyện của em?
Hạnh Thơ thích thú khoe:
- Em sắp đi làm rồi đó anh.
Hải Cầm bắt tay Hạnh Thơ:
- Chúc mừng em, y sĩ sản khoa.
Hạnh Thợ nhí nhảnh:
- Em sẽ gặp anh ở bệnh viện nhé!
Hải Cầm kêu lên:
- Í, đâu có được?
Cả hai cùng cười vang như quên chuyện của Hạnh Chi.