My test of a good novel is dreading to begin the last chapter.

Thomas Helm

 
 
 
 
 
Tác giả: Paul Auster
Thể loại: Tiểu Thuyết
Nguyên tác: Moon Palace
Dịch giả: Cao Việt Dũng
Biên tập: new wind
Upload bìa: new wind
Số chương: 7
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2638 / 72
Cập nhật: 2015-09-18 01:22:47 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7
arber để tôi ở lại căn hộ của ông cho đến hết mùa xuân. Ông từ chối để tôi góp tiền thuê nhà, nhưng vì tiền của tôi cũng đã lại gần cạn, tôi tìm cho mình một công việc gần như ngay sau đó. Tôi ngủ trên ghế sofa phòng khách, sáng sáng thức dậy vào sáu giờ rưỡi, và cả ngày mang vác đồ đạc lên xuống các tầng gác cho một người bạn điều hành một hãng chuyển đồ nhỏ. Tôi ghét công việc ấy, nhưng nó đủ gây mệt nhọc để làm tan biến những suy nghĩ của tôi, ít nhất là hồi đầu. Sau đó, khi cơ thể đã quen hơn với nhịp điệu này, tôi nhận ra mình không thể ngủ nổi trước khi uống rượu cho đến khi người trở nên đờ đẫn. Barber và tôi có thể ngồi trò chuyện cho tới khoảng nửa đêm, sau đó tôi sẽ ở lại một mình trong phòng khách, đối mặt với lựa chọn nhìn chằm chằm lên trần nhà cho đến sáng hoặc uống cho say mèm. Thường phải mất một chai rượu thì tôi mới nhắm được mắt.
Barber cư xử với tôi tốt đến thế là cùng, ân cần hay quan tâm đến thế là cùng, nhưng tôi ở vào một trạng thái tồi tệ đến mức gần như còn không nhận ra sự có mặt của ông ở đó. Với tôi Kitty là người duy nhất có thực, và sự vắng mặt của cô như thể chạm vào được, dai dẳng kinh khủng, đến mức tôi không sao nghĩ được đến điều gì khác. Đêm nào cũng khởi đầu bằng cùng nỗi đau ấy ở trên người tôi, cùng cái nhu cầu đến hụt thở, nhói đau lại được cô chạm vào, và trước khi kịp ghi nhận điều gì đang xảy ra, tôi đã có thể cảm thấy đợt tấn công dọc theo phía bên trong lớp da của mình, như thể hệ thống các mô tế bào đan dệt nên con người tôi sắp sửa nổ tung. Đó là sự tước đoạt ở dạng đột ngột nhất, tuyệt đối nhất. Cơ thể của Kitty là một phần của cơ thể tôi, và thiếu đi nó ở bên cạnh, tôi không cảm thấy mình là chính mình nữa. Tôi cảm thấy tôi đã bị cắt nhỏ.
Sau cơn đau, các hình ảnh bắt đầu diễu ngang qua đầu tôi. Tôi có thể nhìn thấy hai bàn tay Kitty đang vươn sang để chạm vào tôi, tôi có thể nhìn thấy cái lưng và bờ vai trần của cô, đường cong của cặp mông, cái bụng mềm nảy lên khi cô ngồi xuống bên giường và mặc quần lót vào. Không thể nào đuổi được những ảnh hình đó đi, và mỗi hình ảnh lại ngay lập tức kéo theo một hình ảnh khác, làm sống lại những chi tiết nhỏ nhặt nhất, thầm kín nhất của cuộc sống chung giữa chúng tôi. Tôi không còn nhớ nổi hạnh phúc của chúng tôi mà không cảm thấy đau đớn, và dù cho nỗi đau đó có gây cho tôi điều gì, tôi vẫn cứ khăng khăng tìm kiếm nó. Mỗi đêm, tôi lại tự nhủ cần phải cầm điện thoại lên gọi cho cô, và mỗi đêm tôi lại chiến đấu chống lại cám dỗ ấy, viện đến từng mảnh nhỏ nhất của sự tự căm ghét để khỏi làm vậy. Sau hai tuần tự hành hạ mình theo cách đó, tôi bắt đầu cảm thấy mình như thể bị lửa thiêu cháy.
Barber rất rầu rĩ. Ông biết đã có điều gì đó kinh khủng xảy ra, nhưng cả Kitty lẫn tôi đều không nói gì cho ông. Thoạt tiên, ông tự lĩnh lấy sứ mạng hàn gắn, nói chuyện với mỗi người trong chúng tôi rồi đến gặp người kia thuật lại, nhưng những chuyến con thoi đó của ông không đạt được kết quả nào. Mỗi khi ông tìm cách moi điều bí mật, mỗi người chúng tôi lại cho ông cùng một câu trả lời: tôi không thể nói được; đi hỏi người kia ấy. Barber chưa bao giờ nghi ngờ rằng Kitty và tôi vẫn còn yêu nhau, và sự cự tuyệt của chúng tôi trong việc làm bất cứ điều gì khiến ông kinh ngạc và giận dữ. Kitty muốn cháu quay trở lại, ông nói với tôi, nhưng nó không nghĩ cháu sẽ làm vậy. Cháu không thể quay trở lại, tôi trả lời. Cháu không muốn điều gì hơn thế cả, nhưng không thể làm được. Bằng một chiến lược sau rốt, thậm chí Barber còn đi xa đến chỗ mời mỗi người chúng tôi đi ăn tối vào cùng một giờ (trước đó không nói là người kia sẽ có mặt ở đó), nhưng kế hoạch của ông đã sụp đổ khi Kitty thoáng thấy tôi bước vào quán. Nếu cô từ góc phố rẽ sang chỉ hai giây sau đó, thì hẳn là chương trình đã thành công, nhưng trên thực tế là cô đã kịp thời tránh khỏi cái bẫy, và thay vì bước vào đến chỗ chúng tôi, cô lại trở gót quay về nhà. Khi Barber hỏi cô về chuyện ấy vào sáng hôm sau, cô nói rằng cô không tin vào các trò tiểu xảo. “M. S. phải là người đi bước đầu tiên,” cô nói. “Cháu đã làm một việc khiến trái tim anh ấy tan nát, nên cháu không thể trách cứ gì anh ấy nếu anh ấy không bao giờ muốn gặp lại cháu nữa. Anh ấy biết cháu không cố tình làm vậy, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc anh ấy phải tha thứ cho cháu.”
Sau đó, Barber đầu hàng. Ông thôi không chuyển các thông điệp giữa chúng tôi nữa và để cho mọi chuyện đi theo tiến trình buồn thảm của nó. Câu nói cuối cùng của Kitty với ông rất điển hình cho sự can đảm và rộng lượng của cô mà tôi vẫn luôn thấy, và trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm sau tôi không thể nghĩ đến những lời ấy mà không cảm thấy tự xấu hổ với chính mình. Nếu có ai đó đã đau khổ, thì đó là Kitty, và chính cô là người đã gánh chịu trách nhiệm của những gì đã xảy ra. Nếu có được dù chỉ một phần nhỏ nhất lòng tốt của cô, hẳn là tôi đã có thể chạy ngay đến với cô, quỳ xuống trước mặt cô, cầu xin cô tha thứ cho tôi. Nhưng tôi không làm gì cả. Ngày nối ngày trôi qua, và tôi vẫn không sao buộc mình chuyển sang hành động được. Giống như một con thú bị thương, tôi thu mình lại bên trong nỗi đau của tôi và từ chối không chịu nhúc nhích. Tôi vẫn còn ở đó, có thể, nhưng tôi không thể được tính là đang hiện diện được nữa.
Barber đã thất bại với vai trò một vị thần tình yêu, nhưng ông tiếp tục làm tất cả những gì có thể để cứu tôi. Ông cố làm cho tôi chú tâm trở lại vào việc viết lách, ông nói với tôi về sách vở, ông rủ tôi đi xem phim, đến quán ăn và quán rượu, đi nghe thuyết trình và hòa nhạc. Không điều gì trong số đó có hiệu quả, nhưng tôi vẫn còn chưa ngớ ngẩn đến mức không biết đánh giá cao nỗ lực đó. Ông hết sức cố gắng trong việc này, và tôi không thể tránh được việc bắt đầu tự hỏi tại sao ông lại dồn hết sức lực cho tôi như vậy. Ông đang phải hoàn thành cuốn sách của mình về Thomas Harriot, ngày nào cũng phải ngồi lì trước máy chữ sáu hay bảy tiếng, thế nhưng ngay khi tôi bước vào nhà, lúc nào ông cũng có vẻ sẵn sàng bỏ mọi việc, như thể với ông việc ở bên cạnh tôi thú vị hơn là tác phẩm của chính ông. Điều đó làm tôi bối rối, vì tôi biết vào quãng thời gian ấy tôi là một người bạn đồng hành chẳng ra sao, và tôi không hiểu nổi làm sao mà lại có người thích thú được điều ấy. Vì không nghĩ ra điều gì, tôi bắt đầu tưởng tượng ra ông là một người đồng tính, nghĩ rằng có lẽ ông quá phấn khích với sự hiện diện của tôi để có thể tập trung vào bất kỳ chuyện gì khác. Đó là một cách suy đoán lôgic, nhưng chẳng có gì liên quan hết cả - chỉ là thêm một điều ngớ ngẩn nữa mà thôi. Ông không hề tiến một bước nào về phía tôi, và căn cứ vào cách ông nhìn phụ nữ trên đường phố, tôi có thể nói rằng toàn bộ ham muốn của ông hướng sang giới tính bên kia. Vậy thì đâu là câu trả lời? Có thể là sự cô đơn, tôi nghĩ, sự cô đơn thuần túy và đơn giản. Ông không có bạn bè nào khác ở New York, và cho đến khi có một người khác đến, ông sẵn sàng chấp nhận hoàn toàn con người tôi.
Một buổi tối cuối tháng Sáu, chúng tôi cùng đi uống bia tại quán White Horse. Đó là một tối ấm nồng, và chúng tôi ngồi ở một cái bàn phía sau (cùng nơi Zimmer và tôi vẫn thường hay ngồi vào mùa thu năm 1969), mặt Barber bắt đầu lấm tấm mồ hôi. Lau mặt bằng một cái khăn tay kẻ ca rô, ông uống cạn cốc bia thứ hai bằng một hoặc hai ngụm và đột nhiên nện nắm đấm lên bàn. “Ở thành phố này nóng quá đáng,” ông nói. “Anh ở cách xa nó hai mươi lăm năm, và rồi anh quên biến mất mùa hè ở đây ra sao.”
“Đợi đến tháng Bảy và tháng Tám đi,” tôi nói. “Chú còn chưa nhìn thấy gì mà.”
“Chú nhìn thấy đủ rồi. Nếu cứ quanh quẩn ở đây thêm nữa, chú sẽ phải quấn khăn tắm trên người mà đi lại mất. Giống hệt như là phòng tắm xông hơi kiểu Thổ Nhĩ Kỳ ấy.”
“Chú vẫn luôn có thể đi nghỉ mà. Nhiều người đi khỏi vào mùa nóng lắm. Núi, biển, chú có thể đi bất kỳ đâu chú muốn.”
“Chú chỉ quan tâm đến một nơi duy nhất. Chú nghĩ cháu có biết.”
“Nhưng còn cuốn sách của chú thì sao? Cháu nghĩ chú muốn viết xong nó trước.”
“Chú muốn vậy. Nhưng chú đổi ý rồi.”
“Không thể nào chỉ vì chuyện thời tiết mà làm thế được.”
“Không, chú cần nghỉ một chút, về khoản này thì cháu cũng cần đấy.”
“Cháu ổn mà, Sol, cháu thực sự ổn mà.”
“Thay đổi khung cảnh có thể giúp ích cho cháu đấy. Không có gì giữ cháu ở đây nữa, nên càng ở lại, cháu sẽ càng thấy tệ hơn đấy. Chú có bị mù đâu, cháu cũng biết mà.”
“Cháu sẽ vượt qua được thôi. Mọi chuyện sẽ sớm ổn thôi.”
“Chú không thể cá điều đó được. Cháu đang mắc kẹt. M. S., cháu đang tự ăn sống nuốt tươi mình. Cách chữa chạy duy nhất là rời xa khỏi đó.”
“Cháu không thể bỏ việc được.”
“Tại sao lại không?”
“Cháu cần tiền, đó là một việc. Việc thứ hai, Stan phụ thuộc vào cháu. Sẽ không công bằng nếu cháu bỏ cậu ấy mà đi như thế.”
“Báo trước cho cậu ấy hai tuần. Cậu ấy sẽ tìm được một người khác.”
“Chỉ vậy thôi à?”
“Chỉ vậy thôi. Chú biết cháu là một chàng trai khỏe mạnh, nhưng dù sao thì chú cũng không hình dung được là cháu sẽ làm nghề chuyển đồ đến hết đời.”
“Cháu có dự tính theo đuổi sự nghiệp này đâu. Cái đó chú có thể gọi là một giải pháp tình thế.”
“Chà, thế thì chú gợi ý cho cháu một giải pháp tình thế khác nhé. Cháu có thể trở thành trợ lý cho chú, người dẫn đường cho chú, cánh tay phải của chú. Đi kèm là chỗ ở và ăn uống, các chi phí, và một khoản tiền tiêu vặt, cháu cứ nói là cháu cần bao nhiêu. Nếu những điều khoản ấy chưa làm cháu vừa lòng, chú sẵn sàng thương thuyết. Cháu nói gì nào?”
“Đang là mùa hè mà. Nếu chú nghĩ New York tồi tệ, thì sa mạc còn kinh khủng hơn nữa đấy. Chúng ta sẽ bị rang chín nếu đến đó vào lúc này.”
“Có phải là Sahara đâu. Chúng ta sẽ mua một chiếc xe có gắn điều hòa nhiệt độ và thoải mái đi đến đó.”
“Đi đâu? Chúng ta còn chưa có ý tưởng nhỏ nhất nào về việc sẽ bắt đầu từ đâu.”
“Dĩ nhiên là có chứ. Chú không nói chúng ta sẽ tìm ra cái mà chúng ta muốn, nhưng chúng ta biết khu vực đó về đại thể. Đông Nam Utah, bắt đầu với thị trấn Bluff. Có hại gì đâu nếu thử xem sao.”
Chúng tôi tiếp tục thảo luận trong nhiều giờ nữa, và dần dần Barber hạ được sự kháng cự của tôi. Trước mỗi lập luận mà tôi đưa ra, ông đáp lại bằng một phản đề; trước mỗi điều tiêu cực mà tôi nêu lên, ông nêu hai hay ba điều tích cực. Tôi không biết làm thế nào mà ông làm được như vậy, nhưng đến cuối cùng ông đã làm tôi cảm thấy gần như sung sướng vì đã đầu hàng. Có lẽ chính tính chất vô phương hy vọng của cuộc phiêu lưu đã khiến tôi dính vào nó. Nếu nghĩ rằng vẫn có dù chỉ một khả năng nhỏ nhất cho việc tìm thấy cái hang, thì hẳn là tôi đã ngờ vào việc mình sẽ đi, nhưng ý nghĩ về một cuộc tìm kiếm vô ích, dựng lên cả một cuộc đi chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại, đã thu hút cái ý thức về sự vật của tôi vào thời điểm đó. Chúng tôi sẽ đi tìm, nhưng chúng tôi sẽ không tìm thấy. Chỉ bản thân việc bắt tay vào làm mới là quan trọng, và đến cuối cùng chúng tôi sẽ không còn lại gì ngoài tính phù phiếm của tham vọng của mình. Đó là một ẩn dụ mà tôi có thể sống cùng, bước nhảy vào sự trống rỗng mà tôi vẫn luôn mơ đến. Tôi bắt tay Barber để thỏa thuận việc này và bảo ông cho tôi tham gia cùng.
Chúng tôi hoàn thiện kế hoạch trong hai tuần kế tiếp. Thay vì đi thẳng đến nơi, chúng tôi quyết định sẽ khởi sự bằng một đường vòng mang tính tình cảm chủ nghĩa, trước tiên dừng chân ở Chicago rồi tiến về phía Bắc đến Minnesota rồi lấy đường đi sang Utah. Chặng đường sẽ tốn của chúng tôi cả nghìn dặm, nhưng cả hai chúng tôi đều không coi đó là vấn đề. Chúng tôi không hề vội vã để đến được đó, và khi tôi nói với Barber rằng tôi muốn đến thăm nghĩa trang nơi mẹ và bác tôi được chôn cất, ông không hề phản đối. Vì chúng ta sẽ đến Chicago, ông nói, tại sao lại không đi vòng lên một chút để đến Northfield vài ngày? Ở đó ông có vài vụ việc cần phải lo, và trong thời gian ấy ông có thể cho tôi xem bộ sưu tập tranh và bức vẽ của bố ông để trên tầng áp mái nhà ông. Tôi bỏ không nói với ông là trong quá khứ mình đã tránh xem những bức tranh ấy. Theo đúng tinh thần của cuộc thám hiểm chúng tôi chuẩn bị tiến hành, tôi đồng ý với mọi thứ.
Ba ngày sau, Barber mua một chiếc xe có gắn điều hòa nhiệt độ từ một người ở khu Queens. Đó là một chiếc Pontiac Bonneville màu đỏ đời 1965 mới chạy được 47.000 dặm. Ông thích sự hào nhoáng và tốc độ của nó nên không cự nự nhiều về chuyện giá cả. “Cháu nghĩ gì?” ông hỏi khi chúng tôi đến xem cái xe. “Đây có phải là một cái xe ngựa không?” Chúng tôi phải thay bộ giảm thanh và lốp, bộ chế hòa khí cần sửa chữa, và đuôi xe bị mẻ, nhưng Barber đã nhất quyết, và tôi không nghĩ ra điều gì để can ngăn ông. Mặc cho tất cả những khiếm khuyết của mình, chiếc xe vẫn là một cỗ máy nhỏ rất tốt, theo như ông nói, và tôi cho là nó có thể phục vụ giống như mọi cái xe khác. Chúng tôi lôi nó ra đi thử, và trong khi chúng tôi lái vòng vèo trên các phố của khu Flushing, Barber say sưa nói về cuộc nổi loạn của Pontiac chống lại Lord Amherst. Chúng ta không được phép quên, ông nói, rằng loại xe này được đặt tên theo tên một vị tù trưởng Da đỏ vĩ đại. Nó sẽ cộng thêm một kích thước khác vào cho chuyến đi của chúng tôi. Bằng cách lái cái xe sang miền Tây, chúng tôi sẽ đồng thời tưởng niệm được người đã chết, chiêu tuyết cho những chiến binh anh dũng đã đứng lên bảo vệ đất đai mà chúng tôi đánh cắp của họ.
Chúng tôi mua giày leo núi, kính râm, ba lô, thùng đựng, ống nhòm, túi ngủ và một cái lều. Sau khi cống thêm một tuần rưỡi cho công việc chuyển nhà của Stan bạn tôi, tôi đã có thể bỏ việc với lương tâm thanh thản khi một người em họ của anh đến ở thành phố trong dịp hè và đồng ý thế chỗ tôi. Barber và tôi đi ăn một bữa tối cuối cùng ở New York (bánh sandwich nhân thịt bò xay tại Stage Deli) và quay trở về căn hộ vào quãng chín giờ, dự định đi ngủ vào một giờ hợp lý để có thể khởi hành sớm vào sáng hôm sau. Đó là đầu tháng Bảy năm 1971. Tôi hai mươi tư tuổi, và cảm thấy cuộc đời mình đã đi vào một ngõ cụt. Khi nằm trên ghế sofa trong bóng tối, tôi nghe tiếng Barber rón rén bước đi trong bếp và gọi điện thoại cho Kitty. Tôi không thể nghe rõ những gì ông nói, nhưng có vẻ như ông đang nói cho cô về chuyến đi của chúng tôi. “Không có gì chắc chắn cả,” ông thì thầm, “nhưng có thể điều đó sẽ làm cậu ấy khá hơn một chút. Có thể cậu ấy sẽ sẵn sàng gặp cháu khi quay về.” Tôi không gặp khó khăn gì trong việc đoán ra ông đang nói đến ai. Sau khi Barber quay về phòng, tôi bật đèn và mở một chai rượu mới, nhưng có vẻ như rượu đã không còn sức mạnh với tôi. Khi Barber bước vào để đánh thức tôi lúc sáu giờ sáng hôm sau, tôi cứ nghĩ mình mới chợp mắt được khoảng hai mươi hay ba mươi phút.
Chúng tôi lên đường lúc bảy giờ kém mười lăm phút. Barber lái xe, và tôi ngồi ở ghế bên, uống cà phê đen rót từ một cái phích. Trong hai giờ đầu tiên, tôi chỉ lơ mơ, nhưng khi chúng tôi đi vào vùng đồng quê rộng mở của Pennsylvania, tôi chầm chậm thoát ra khỏi trạng thái đờ đẫn của mình. Kể từ đó cho tới khi đến được Chicago, chúng tôi nói chuyện không ngừng, thay nhau lái xe khi đi qua vùng phía Tây Pennsylvania, Ohio và Indiana. Nếu giờ đây gần như tôi không còn nhớ gì về những điều đã nói, thì có khả năng là bởi vì chúng tôi cứ liên tục nhảy từ chủ đề này sang chủ đề khác, theo đúng cách thức các cảnh tượng biến mất sau lưng chúng tôi. Chúng tôi nói về xe hơi một lúc, tôi còn nhớ, và về việc nước Mỹ đã bị thay đổi vì chúng như thế nào; chúng tôi nói về Effing; chúng tôi nói về tòa tháp của Tesla ở Long Island. Tôi vẫn còn có thể nghe thấy tiếng Barber hắng giọng, khi chúng tôi rời khỏi Ohio và đi cắt ngang vào Indiana, sẵn sàng cho một bài diễn văn dài về tinh thần Tecumseh, nhưng dù cho cố gắng đến đâu, tôi cũng không sao nhớ nổi câu nào. Sau đó, khi mặt trời bắt đầu lặn, chúng tôi bỏ hơn một tiếng liệt kê những gì mình thích nhất ở tất cả các lĩnh vực mà chúng tôi có thể nghĩ ra: những cuốn tiểu thuyết ưa thích, những món ăn ưa thích, những cầu thủ bóng chày ưa thích. Chúng tôi hẳn đã trò chuyện về hơn một trăm chủ đề là ít, cả một bản chỉ mục hoàn chỉnh về các sở thích cá nhân. Tôi nêu tên Roberto Clemente, Barber nói đến Al Kaline. Tôi nói Don Quixote, Barber nói Tom Jones. Cả hai chúng tôi đều thích Schubert hơn Schumann, nhưng Barber thích Brahms còn tôi thì không. Mặt khác, ông thấy nhạc Couperin xám xịt, trong khi tôi nghe bao nhiêu Les Barricades Mystérieuses cũng không đủ. Ông nói đến Tolstoy, tôi nhắc Dostoyevsky. Ông nói đến Bleak House, tôi nhắc Our Mutual Friend. Trong số tất cả các loại trái cây mà con người biết đến, cả hai chúng tôi đều nhất trí quả chanh thơm nhất.
Chúng tôi ngủ lại một khách sạn bên đường ở ngoại ô Chicago. Ngày tiếp theo, sau bữa sáng, chúng tôi lái xe đi loanh quanh cho đến khi tìm được một cửa hiệu bán hoa, tại đó tôi mua hai bó hoa giống hệt nhau cho mẹ tôi và bác Victor. Thật lạ vì trên xe Barber có vẻ rất xa vắng, nhưng tôi cho rằng đó là do sự mệt mỏi của việc lái xe ngày hôm trước nên không gặng hỏi. Chúng tôi gặp chút khó khăn mới tìm ra được nghĩa trang Westlawn (rẽ nhầm vài lần, một đoạn đường vòng khiến chúng tôi đi theo hướng ngược lại), và đến khi chúng tôi lái được xe qua cổng nghĩa trang, đã là mười một giờ. Chúng tôi mất thêm hai mươi phút nữa để tìm ra hai ngôi mộ, và khi chúng tôi từ trên xe bước xuống, đi vào cái nóng như thiêu của mùa hè, tôi nhớ là cả hai chúng tôi không ai nói câu nào. Một nhóm bốn người vừa đào xong một ngôi mộ cách khá xa mộ mẹ và bác tôi, và chúng tôi đứng im lặng một hoặc hai phút bên cạnh cái xe, nhìn những người phu đào mộ cất xẻng lên thùng chiếc xe bán tải và lái đi khỏi. Sự có mặt của họ gây cảm giác khó chịu, và cả Barber cũng như tôi đều ngầm hiểu chúng tôi sẽ phải đợi cho đến khi họ biến mất, rằng chúng tôi không thể làm điều mình đến đây để làm trừ khi được ở một mình.
Sau đó, mọi việc diễn ra rất nhanh. Chúng tôi đi qua đường, và khi nhìn thấy tên mẹ và bác tôi trên những tấm đá nhỏ, đột nhiên tôi thấy mình đang phải cố gắng kìm giữ những giọt nước mắt. Tôi không hề nghĩ mình sẽ có một phản ứng mạnh đến vậy, nhưng khi chợt nhận ra hai người đó giờ đây đang nằm dưới chân tôi, tôi không thể ngăn mình run lên. Nhiều phút trôi qua, tôi nghĩ, nhưng đó chỉ là một cách ước lượng. Tôi không nhìn thấy nhiều hơn một cái gì đó mờ ảo, một vài cử động đơn lẻ trong sương mù của hồi tưởng. Tôi còn nhớ mình đã để một viên đá nhỏ lên mỗi tấm bia, và đôi khi tôi còn nhìn thấy lại mình đang bò hẳn dưới đất lấy tay cào như điên dại đám cây dại mọc trên thảm cỏ rối phủ mấy ngôi mộ. Về phần Barber, dù cho có tìm kiếm đến thế nào, tôi cũng không sao đưa ông vào bức tranh được. Điều này khiến tôi nghĩ lúc ấy mình quá quẫn trí đến mức không còn thấy ông nữa, rằng trong vòng vài phút đó tôi đã quên mất là ông đang ở bên cạnh, cần phải nói là câu chuyện đã khởi đầu mà không có tôi, và khi tôi tự bước vào đó, chuyện đã diễn tiến xa lắm rồi, và toàn bộ đã vuột mất khỏi tầm kiểm soát.
Bằng một cách nào đó, tôi lại đứng cạnh Barber. Hai chúng tôi đứng cạnh nhau trước mộ mẹ tôi, và khi quay sang nhìn ông, tôi thấy những giọt nước mắt đang nhỏ xuống má ông. Barber đang nức nở khóc, và khi nghe thấy những âm thanh nghèn nghẹn khốn khổ từ miệng ông thốt ra, tôi nhận ra ông đã khóc được một lúc rồi. Tôi tin là vào lúc ấy mình đã nói một điều gì đó. Có chuyện gì thế, hoặc tại sao chú lại khóc, tôi không còn nhớ được các từ chính xác nữa. Nhưng Barber không hề nghe thấy tôi nói. Ông vẫn tiếp tục nhìn chằm chằm vào mộ mẹ tôi, rền rĩ khóc dưới bầu trời xanh mênh mông như thể ông là người duy nhất bị bỏ lại trong vũ trụ.
“Emily…” cuối cùng ông nói. “Emily bé nhỏ thân yêu của anh… Nhìn em kìa… Giá mà em đừng bỏ chạy… Giá mà em để cho anh yêu em… Em yêu, Emily bé nhỏ… Đó quả thực là một sự hoang phí, một sự hoang phí tàn khốc…”
Những từ đó từ ông thốt ra trong một hơi dài, một sự buồn thảm ùa đi và tan ra thành từng mảnh nhỏ ngay khi chạm vào không khí. Tôi lắng nghe ông như thể mặt đất bắt đầu lên tiếng với tôi, như thể tôi đang lắng nghe người chết nói từ bên trong hầm mộ của họ. Barber đã từng yêu mẹ tôi. Chỉ cần một sự kiện duy nhất, không thể bàn cãi này, mọi thứ khác đã bắt đầu chuyển động, lung lay, rơi rụng - toàn bộ thế giới bắt đầu tự sắp xếp lại trước mắt tôi. Ông không tiến lên và nói rõ ra, nhưng đột nhiên tôi biết. Tôi biết ông là ai, đột nhiên tôi biết mọi chuyện.
Thoạt tiên, tôi không cảm thấy gì khác ngoài nỗi giận dữ, một đợt trào dâng khủng khiếp của buồn nôn và chán ghét. “Ông đang nói gì thế hả?” tôi nói với ông, và khi Barber vẫn không nhìn tôi, tôi lấy hai tay lay người ông, lắc thật mạnh cánh tay phải khổng lồ của ông. “Ông đang nói gì thế hả?” tôi nhắc lại. “Nói gì đi, cái đồ béo ị, nói gì đi, không thì tôi đập vỡ mặt ông ra đấy.”
Khi ấy Barber quay sang tôi, nhưng tất cả những gì ông có thể làm là lắc đầu đi lắc đầu lại, như thể cố gắng làm tôi hiểu là việc nói điều gì đó thật vô ích biết bao nhiêu. “Chúa ơi, Marco, tại sao con lại phải dẫn bố đến đây?” cuối cùng ông nói. “Con không biết chuyện này có thể xảy ra à?”
“Biết!” tôi hét lên. “Làm thế quái quỷ nào mà tôi có thể biết đây? Ông chưa bao giờ nói một điều gì cả, đồ dối trá. Ông đã lừa tôi, và giờ đây ông lại còn muốn tôi tiếc nuối hộ ông nữa. Thế còn tôi thì sao? Tôi thì sao, đồ hà mã đáng ghê tởm!”
Cơn giận của tôi bùng lên như ở một kẻ điên, tôi hét tung lồng phổi vào bầu không khí nóng nực mùa hè. Sau một lúc, Barber bắt đầu lùi bước, lảo đảo trước các đợt tấn công của tôi như thể ông không còn chịu đựng nổi nữa. Ông vẫn còn khóc, và hai tay ông ôm chặt lấy mặt trong khi bước đi. Không nhìn thấy gì xung quanh mình, ông đi nghiêng ngả dọc theo các ngôi mộ như một con thú bị thương, gào thét và khóc nức nở, trong khi tôi vẫn tiếp tục hét lên về phía ông. Mặt trời khi đó đã lên đến thiên đỉnh, và toàn bộ nghĩa trang lấp lánh một thứ ánh sáng kỳ lạ, run rẩy, như thể ánh sáng cũng trở nên quá mạnh mẽ để có thể là thực. Tôi thấy Barber đi thêm vài bước nữa, và rồi, khi đến bên bờ ngôi mộ vừa đào xong trong buổi sáng, ông bước hụt chân. Hẳn là ông đã vấp phải một viên đá hoặc bị thụt hố, và đột nhiên chân ông sụp xuống phía dưới ông. Toàn bộ sự việc diễn ra trong chớp nhoáng. Hai tay ông dang rộng ra, đập đập một cách tuyệt vọng giống như một đôi cánh, nhưng ông không có cơ may nào. Chỉ mới một lúc trước còn ở đây, giờ ông đã ngã ngửa vào ngôi mộ. Trước khi kịp chạy về phía ông, tôi đã nghe thấy tiếng cơ thể ông chạm đáy với một tiếng động sắc lạnh.
Cuối cùng, phải cần đến một cái cần cẩu để đưa ông ra khỏi đó. Khi lần đầu tiên nhìn xuống cái hố, tôi không thể nói được là ông còn sống hay đã chết, và vì mấy bên thành đất đều không có gì để bám, tôi nghĩ sẽ quá mạo hiểm nếu tìm cách trèo xuống. Ông nằm ngửa, hai mắt nhắm tịt, ngay đơ không cử động. Tôi nghĩ mình có thể ngã lên người ông nếu tìm cách đi xuống, thế nên tôi vội lái xe quay trở lại phòng thường trực và yêu cầu người trực gọi điện xin giúp đỡ. Một đội cứu trợ khẩn cấp đến nơi trong vòng mười phút, nhưng họ nhanh chóng phải đối mặt với cùng vấn đề nan giải đã làm tôi nản chí. Sau vài lần thất bại, tất cả chúng tôi nắm lấy tay nhau để hạ một người trong nhóm cứu trợ xuống đáy hố. Anh ta thông báo là Barber vẫn còn sống, nhưng ngoài đó ra thì tin tức rất xấu. Bị chấn động, anh ta nói, có thể là bị rạn sọ. Rồi, sau một quãng dừng, anh ta nói thêm: “Lưng ông ấy có thể cũng gãy. Chúng ta phải hết sức cẩn thận khi đưa ông ấy ra khỏi đây.”
Mãi đến khoảng sáu giờ Barber rốt cuộc mới được chuyển đến phòng cấp cứu của bệnh viện Cook County. Ông vẫn bất tỉnh, và trong bốn ngày kế tiếp không có chút dấu hiệu nào là ông sẽ quay trở lại với cuộc sống. Các bác sĩ phẫu thuật cho cái lưng của ông, điều trị ông bằng phương pháp treo chân tay, và bảo tôi hãy nắm chặt ngón tay mà hy vọng. Tôi không hề rời khỏi bệnh viện trong suốt bốn mươi tám giờ tiếp theo, nhưng khi rõ ràng là chúng tôi sẽ còn phải ở lại đây lâu, tôi lấy thẻ American Express của Barber để thuê một phòng tại một khách sạn bên đường gần đó, Eden Rock. Đó là một nơi xấu xí, hạ tiện, với những bức tường xanh lá cây bẩn thỉu và một cái giường lồi lõm, nhưng tôi không làm gì khác ngoài ngủ ở đây. Khi Barber đã tỉnh lại từ cơn hôn mê, mỗi ngày tôi ở bệnh viện từ mười tám đến mười chín tiếng, và trong hai tháng tiếp theo đó là toàn bộ thế giới của tôi. Tôi không làm gì khác ngoài việc ngồi cùng ông cho đến khi ông qua đời.
Trong tháng đầu tiên, việc mọi chuyện sẽ kết thúc tồi tệ đến vậy còn chưa rõ ràng lắm. Bị bó khuôn vào một lớp thạch cao khổng lồ treo lên ròng rọc, Barber bay lơ lửng giữa không trung như thể đang thách thức định luật vật lý. Ông bị bất động ở mức độ không thể quay đầu, không thể ăn mà không có các ống truyền thực quản; nhưng nhờ tất cả những cái đó, tình hình của ông đã khá lên, có vẻ như là ông đang hồi phục sức khỏe. Hơn tất cả những việc khác, ông nói với tôi, ông mừng vì sự thật cuối cùng đã được sáng tỏ. Nếu nằm trong một cái khuôn thạch cao vài tháng là cái giá phải trả, thì ông cảm thấy cũng đáng lắm. “Xương bố có thể gãy tan nát,” ông nói vào một buổi chiều, “nhưng trái tim bố cuối cùng đã được chữa lành.”
Đó là những ngày câu chuyện trào ra khỏi ông, và vì không thể làm gì khác ngoài nói, ông bắt đầu kể cho tôi về toàn bộ cuộc đời ông một cách tỉ mỉ và kỹ càng. Tôi lắng nghe từng chi tiết về cuộc tình của ông với mẹ tôi, tôi lắng nghe câu chuyện buồn thảm về đợt ông ở trường YMCA tại Cleveland, tôi lắng nghe chuyện về những chuyến đi sau đó của ông qua các vùng đất miền Trung nước Mỹ. Có lẽ cũng không cần phải nói rằng cơn giận dữ của tôi chống lại ông bùng lên ở nghĩa trang đã tan biến từ lâu, nhưng ngay cả khi chứng cứ đã rành rành khó mà chối cãi, có một điều gì đó bên trong tôi vẫn ngập ngừng trong việc nhận ông là cha mình. Phải, chắc chắn là Barber đã ngủ với mẹ tôi một đêm vào năm 1946; và phải, cũng chắc chắn là tôi đã ra đời chín tháng sau đó; nhưng làm thế nào để tôi có thể chắc chắn rằng Barber là người đàn ông duy nhất đã ngủ với mẹ tôi? Nói ra thì kỳ cục, nhưng vẫn có thể là mẹ tôi đã gặp hai người đàn ông cùng vào thời điểm ấy. Nếu quả thực là như vậy, thì có thể người đàn ông kia mới làm bà có thai. Đó là lập luận duy nhất của tôi để chống lại việc tin tưởng hoàn toàn, và tôi không sẵn sàng từ bỏ nó. Chừng nào mà một mẩu hoài nghi vẫn còn sót lại, tôi vẫn không buộc phải chấp nhận mọi chuyện đã xảy ra. Đó là một phản ứng không được dự tính, nhưng giờ đây khi nhìn lại, tôi cảm thấy nó cũng có lý theo một cách nào đó. Trong hai mươi tư năm, tôi đã sống với một câu hỏi không thể trả lời, và dần dần tôi đã đi đến chỗ coi điều bí mật ấy là sự kiện trung tâm của cái tôi của mình. Nguồn gốc của tôi là một bí ẩn, và có thể sẽ không bao giờ tôi biết được mình, sinh ra từ đâu. Đó chính là cái đã định ra tôi, và giờ đây tôi đã quen với sự mù mờ của chính mình, bám chặt vào nó như một nguồn hiểu biết và tự trọng, tin tưởng vào đó như một sự cần thiết mang tính bản thể. Dù cho đã từng mơ tìm được người cha theo một cách mạnh mẽ đến bao nhiêu, tôi vẫn chưa bao giờ nghĩ là điều đó có thể. Giờ đây khi tôi đã tìm thấy ông, sự đổ vỡ bên trong lớn đến nỗi phản ứng đầu tiên của tôi là chối bỏ điều đó. Barber không phải nguyên nhân của sự chối bỏ, mà là bản thân hoàn cảnh. Ông là người bạn thân nhất mà tôi có, và tôi rất yêu quý ông. Nếu có một người nào trên đời để tôi chọn làm cha của mình, thì đó chính là ông. Nhưng tôi vẫn không thể làm được điều này. Một cú sốc chạy qua toàn bộ cơ thể tôi, và tôi không biết làm cách nào để nuốt trôi được cú đòn.
Nhiều tuần trôi qua, và dần dần tôi không còn có thể nhắm mắt lại trước các sự thực nữa. Khi cơ thể bị treo cứng lên trong đống thạch cao màu trắng, Barber không thể ăn thứ đồ đặc nào nữa, và không lâu thì ông bắt đầu giảm cân. Đó là một người đã quá quen với việc tọng vào miệng hàng nghìn calo mỗi ngày, và sự thay đổi đột ngột trong khẩu phần ăn đã ngay lập tức gây ra hậu quả thấy rõ được. Thật là khó để giữ vững được sự thái quá về mỡ lớn khủng khiếp ấy, và khi giảm bớt sự ăn, cân nặng liền sụt đi nhanh chóng. Thoạt tiên Barber còn phàn nàn về điều này, và nhiều lần thậm chí ông còn phát khóc vì đói, nhưng sau một thời gian ông bắt đầu coi sự thiếu ăn kéo dài này như một thứ ân sủng trá hình. “Đây là một cơ hội để hoàn thành một việc mà trước đây chưa bao giờ bố làm được,” ông nói. “Chỉ cần nghĩ đến việc đó thôi, M. S. Nếu cứ tiếp tục theo đúng nhịp điệu này, bố sẽ giảm được đến cả trăm pound khi nào thoát được ra khỏi đây. Có thể là đến tận một trăm hai mươi. Bố sẽ là một con người mới. Bố sẽ không bao giờ phải trông giống chính bố nữa.”
Tóc bắt đầu mọc lại ở hai bên đầu ông (một hỗn hợp của màu ghi và màu nâu đỏ), và sự tương phản giữa các màu đó với màu mắt ông (một màu xanh sẫm, ánh lên sắc ghi) như thể khiến khuôn mặt ông trở nên sáng suốt và cương nghị hẳn, như thể nó đã dần trồi lên từ bầu không khí vô định bao quanh. Sau mười hay mười hai ngày ở bệnh viện, da ông chuyển sang trắng bệch, nhưng cái sắc tái đó đi kèm với vẻ gầy gò của đôi má, và những tế bào mỡ phồng lên và chỗ thịt thừa càng xẹp xuống, một Barber thứ hai càng hiện ra trên bề mặt rõ nét hơn, một cái tôi bí mật đã bị nhốt kín bên trong ông bao nhiêu năm trời. Đó là một sự chuyển hóa gây choáng váng, và một khi đã được thực hiện xong, nó tạo ra cả một loạt các phản ứng phụ dễ nhận thấy. Thoạt tiên tôi gần như không nhận ra, nhưng một buổi sáng sau khi ông đã ở bệnh viện được khoảng ba tuần, tôi nhìn ông và thấy có cái gì đó quen thuộc. Đó chỉ là một nháng chớp thoáng qua, và trước khi tôi kịp ý thức rõ được điều vừa nhìn thấy, nó đã qua đi. Hai ngày sau, chuyện tương tự lại xảy ra, nhưng lần này nó kéo dài đủ để tôi nhận thấy chỗ quen quen nằm ở đâu đó quanh mắt Barber, có lẽ chính là đôi mắt. Tôi tự hỏi liệu có phải là mình đã nhận ra một sự giống nhau giữa ông và Effing, liệu có phải một cái gì đó trong cách Barber liếc nhìn tôi đã nhắc nhở tôi nhớ đến bố ông. Dù là gì đi nữa, khoảnh khắc ngắn ngủi đó cũng gây bối rối, và tôi không sao thoát ra được khỏi nó trong suốt phần còn lại của ngày. Nó ám ảnh tôi giống như một mảnh vỡ từ một giấc mơ không thể nhớ nổi nào đó, một sự đu đưa của cái khả thức xuất hiện từ đáy sâu vô thức tôi. Rồi, sáng hôm sau, rốt cuộc tôi cũng hiểu ra cái mình đã nhìn thấy. Tôi bước vào phòng Barber giống như mọi ngày, và khi ông mở mắt mỉm cười với tôi, cái khuôn mặt nhợt nhạt vì đủ thứ thuốc giảm đau tiêm vào máu, tôi thấy mình đang quan sát thật kỹ đường viền mí mắt ông, tập trung vào khoảng giữa lông mày và lông mi, và đột nhiên nhận ra là tôi đang nhìn chính mình. Barber có đôi mắt giống hệt tôi. Giờ đây khi mặt ông đã bị ngót đi, tôi đã có thể nhìn thấy điều này. Chúng tôi rất giống nhau, và sự giống nhau này là không thể nhầm lẫn. Khi nhận ra điều ấy, khi sự thật về nó cuối cùng đã hiển lộ trước mặt tôi, tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận. Tôi là con trai của Barber, và tôi biết điều đó, không một chút bóng dáng của nghi ngờ.
Trong hai tuần kế tiếp, mọi thứ có vẻ tiến triển tốt. Các bác sĩ lạc quan, và chúng tôi bắt đầu trông đợi cái ngày gỡ bột. Tuy nhiên, quãng đầu tháng Tám, Barber đột nhiên bị biến chứng xấu. Ông bị tiêm một mũi gì đó, và loại thuốc gây ra phản ứng, khiến huyết áp của ông tăng lên đến mức nguy kịch. Các khám nghiệm sâu cho thấy dấu hiệu của bệnh tiểu đường trước đó không chẩn đoán ra, và khi các bác sĩ kiểm tra thêm nữa, họ phát hiện thêm cả một đống bệnh và nhiều vấn đề khác: viêm họng, chớm bệnh gút, rối loạn tuần hoàn máu, và Chúa mới biết còn những gì. Cứ như là cơ thể ông chỉ đơn giản là không thể chịu đựng được thêm nữa. Nó đã phải gánh chịu quá nhiều, và giờ đây cả bộ máy ngã gục. Sức đề kháng của ông bị suy yếu vì mất quá nhiều trọng lượng, và ông không còn giữ được vũ khí gì nữa, các tế bào máu của ông từ chối tập hợp lại để phản công. Khoảng ngày mười hai tháng Tám, ông nói với tôi ông biết mình sẽ chết, nhưng tôi không muốn nghe ông nói. “Cứ ngồi cho chắc vào,” tôi nói. “Chúng ta sẽ rời khỏi đây trước khi người ta ném quả bóng khai mạc World Series.”
Tôi không biết mình cảm thấy gì nữa. Cứ nhìn ông tan rã dần khiến tôi ngây độn, và đến tuần thứ ba của tháng Tám tôi bắt đầu đi lại trong trạng thái lơ mơ. Điều duy nhất còn quan trọng với tôi vào thời gian đó là giữ một vẻ bề ngoài thật thờ ơ. Không nước mắt, không bày tỏ tuyệt vọng, không bị bẻ gãy ý chí. Từ tôi ứa ra hy vọng và niềm tin, nhưng phía bên trong hẳn là tôi phải biết tình hình đã trở nên bất khả đến mức độ nào. Tuy nhiên, tôi chỉ cảm thấy điều này vào hồi kết cục, và tôi chỉ biết được điều ấy theo một cách thức vòng vèo nhất. Một buổi tối muộn tôi đi ăn. Một trong các món đặc biệt của tối đó là bánh nhân thịt gà, món mà tôi đã không ăn kể từ khi còn nhỏ xíu, có lẽ là từ những ngày tôi còn sống với mẹ. Khi đọc được những từ ấy trên thực đơn, tôi biết là tối đó sẽ không món nào khác có thể phù hợp. Tôi nói với người phục vụ, và trong ba hay bốn phút kế tiếp tôi ngồi yên đó nhớ lại căn hộ ở Boston nơi mẹ tôi và tôi đã sống, lần đầu tiên sau rất nhiều năm nhìn thấy lại cái bàn bếp bé xíu nơi hai mẹ con chúng tôi thường dùng bữa. Rồi người phục vụ quay trở lại thông báo đã hết món bánh nhân thịt gà. Dĩ nhiên câu chuyện cũng chẳng có gì to tát. Trong sơ đồ rộng lớn của mọi sự, đây chỉ là một hạt bụi nhỏ nhoi, một vụn phản vật chất siêu nhỏ, thế nhưng đột nhiên tôi thấy như trần nhà đang đổ ụp xuống mình. Không còn bánh nhân thịt gà nữa. Nếu ai đó nói với tôi rằng một trận động đất vừa giết chết hai mươi nghìn người ở California, hẳn là tôi cũng sẽ không cảm thấy giận dữ đến như vậy vào thời điểm ấy. Tôi thực sự cảm thấy những giọt nước mắt đang trào ra, và mãi đến khi đó, ngồi trong quán ăn vật lộn với nỗi bực tức của mình, tôi mới hiểu thế giới của tôi đã trở nên mong manh đến đâu. Quả trứng đã rơi tuột khỏi những ngón tay tội, và sớm hay muộn nó cũng sẽ rơi xuống đất vỡ tan.
Barber mất ngày 4 tháng Chín, chỉ ba ngày sau sự cố ở quán ăn. Khi ấy ông chỉ còn nặng 210 pound, và cứ như thể một nửa con người ông đã biến mất, như thể một khi tiến trình đã được khởi động, không thể tránh khỏi việc phần còn lại của ông cũng sẽ phải biến mất. Tôi muốn nói chuyện với ai đó, nhưng người duy nhất tôi có thể nghĩ tới là Kitty. Tôi gọi cho cô vào lúc năm giờ sáng, và ngay cả trước khi cô cầm lấy điện thoại, tôi đã biết mình không chỉ gọi điện để thông báo. Tôi phải tìm hiểu xem liệu cô có muốn tôi quay trở lại hay không.
“Anh biết là em đang ngủ,” tôi nói, “nhưng đừng gác máy trước khi em nghe xong những gì anh cần phải nói nhé.”
Giọng cô nghèn nghẹt, run rẩy vì bối rối. “Có phải là anh không, M. S.?”
“Anh đang ở Chicago. Sol vừa mất được một tiếng, và anh không còn ai khác để nói chuyện nữa cả.”
Phải mất một lúc lâu tôi mới kể xong câu chuyện. Thoạt đầu cô không tin lời tôi, và khi tiếp tục kể thêm các chi tiết, chính tôi cũng hiểu toàn bộ những điều này nghe thật là bất khả. Phải, tôi nói, ông ấy ngã vào một cái huyệt đào sẵn và bị gãy lưng. Phải, ông ấy thực sự là bố anh. Phải, đúng là ông ấy chết đêm qua rồi. Phải, anh đang gọi điện từ một máy điện thoại trả tiền trước ở bệnh viện. Mất một quãng ngừng khi người trực tổng đài xen vào yêu cầu tôi cho thêm tiền, và khi đường dây được nối trở lại, tôi nghe thấy tiếng Kitty đang khóc nức nở ở đầu dây bên kia.
“Tội nghiệp Sol quá,” cô nói. “Tội nghiệp Sol và tội nghiệp M. S. Mọi người đều tội nghiệp.”
“Anh xin lỗi vì anh buộc phải nói điều đó với em. Nhưng anh sẽ không thể cảm thấy yên ổn nếu không gọi cho em.”
“Không, em mừng vì anh đã làm vậy mà. Chỉ là chuyện quá nặng nề thôi. Ôi Chúa ơi, M. S., giá mà anh biết được em đã đợi anh gọi lâu đến thế nào.”
“Anh đã làm rối tinh hết mọi chuyện phải không?”
“Không phải lỗi của anh. Anh không thể trốn tránh những gì anh cảm thấy. Không ai có thể làm được như vậy.”
“Em không còn chờ anh gọi nữa à?”
“Không. Trong mấy tháng đầu, em không hề nghĩ đến chuyện gì khác. Nhưng không thể sống mãi như thế được, không thể. Dần dần, cuối cùng em đã thôi không hy vọng nữa.”
“Anh vẫn yêu em từng phút giây một. Em biết điều đó đúng không?”
Thêm một lần nữa, lại có một quãng im lặng ở đầu dây bên kia, và rồi tôi nghe thấy cô lại bắt đầu khóc nức nở - những tiếng khóc dồn nén, đứt đoạn như thể kéo tuột hơi thở ra khỏi cô. “Chúa ơi, M. S., anh đang định làm gì em thế này? Em không nghe được tin tức gì về anh từ tháng Sáu, và rồi anh gọi cho em từ Chicago vào năm giờ sáng, làm lòng em tan nát vì chuyện đã xảy đến với Sol - và rồi sau đó anh lại còn bắt đầu nói về tình yêu? Không công bằng chút nào. Anh không có quyền làm việc đó. Không phải bây giờ.”
“Anh không thể chịu đựng được việc thiếu em thêm nữa. Anh đã rất cố gắng, nhưng anh không thể.”
“Còn em, em đã cố, và em có thể.”
“Anh không tin em.”
“Rất khó khăn đấy, M. S. ạ. Cách duy nhất để em còn sống được đến giờ là phải cố gắng hết sức.”
“Em định nói gì với anh thế?”
“Muộn quá rồi. Em không thể mở lòng mình được nữa. Anh gần như đã giết chết em, anh biết không, và em không thể liều với một việc như thế một lần nữa.”
“Em đã tìm được một người khác rồi, có phải không?”
“Đã qua hàng tháng rồi. Anh còn muốn em làm gì trong khi anh thì đang trên đường đi ngang qua đất nước để tìm cách thay đổi suy nghĩ?”
“Em đang ở trên giường với hắn ta phải không?”
“Không phải việc của anh.”
“Em đang làm như vậy phải không? Chỉ cần nói với anh thôi.”
“Nói đúng ra thì không. Nhưng điều đó không có nghĩa là anh có quyền hỏi.”
“Anh không quan tâm đó là ai. Điều đó đâu có tạo ra khác biệt nào.”
“Thôi đi, M. S. Em không thể chịu được nữa, em không thể nghe thêm một lời nào nữa.”
“Anh xin em, Kitty. Cho anh quay trở lại đi.”
“Tạm biệt, Marco. Hãy đối xử tốt với chính anh. Xin anh hãy đối xử tốt với chính anh.”
Và cô gác máy.
Tôi chôn Barber bên cạnh mẹ tôi. Phải làm một số việc trước khi có thể cho ông vào được nghĩa trang Westlawn, một người lạ trơ trọi giữa cả một biển những người Do Thái Nga và Đức, nhưng vì khu của gia đình Fogg vẫn còn chỗ cho một người nữa, mà xét về mặt kỹ thuật tôi là chủ gia đình và do vậy là chủ sở hữu khu đất đó, tôi có thể làm được việc này. Quả thực, tôi đã chôn cha tôi vào ngôi mộ để dành chờ tôi. Nhìn vào tất cả những gì đã xảy ra trong vài tháng qua, tôi cảm thấy đó là việc nhỏ nhặt nhất mà tôi có thể làm cho ông.
Sau cuộc trò chuyện với Kitty, tôi cần bất kỳ một điều gì đó ngõ hầu thoát ra khỏi các suy nghĩ, và thay vì một việc nào khác, công việc tang lễ giúp tôi qua được bốn ngày kế tiếp. Hai tuần trước khi qua đời, Barber đã thu thập chút hơi tàn cuối cùng để chuyển các tài sản của ông sang cho tôi, và vì vậy tôi có đủ tiền để làm mọi việc. Những bản di chúc lúc nào cũng rất phức tạp, ông nói, và vì ông muốn tôi được hưởng mọi thứ dù cho chuyện gì xảy ra, tại sao lại không thể chỉ đơn giản là đưa hết luôn cho tôi? Tôi cố ngăn cản ông làm việc này, biết rằng đó chính là cách cao nhất để thú nhận thất bại, nhưng tôi không muốn khăng khăng quá mức. Khi đó Barber không còn sống được lâu nữa, và sẽ là công bằng nếu làm theo ý muốn của ông.
Tôi thanh toán các hóa đơn bệnh viện, trả tiền nhà xác, trả trước cho một tấm bia. Để làm lễ cho đám tang, tôi gọi viên rabbi đã từng chủ trì lễ bar mitzvah[27] của tôi mười ba năm trước. Giờ đây ông đã rất già, tôi nghĩ là trên bảy mươi tuổi, và không còn nhớ tên tôi. Tôi về hưu rồi, ông nói, tại sao anh không nhờ một người khác? Không, tôi nói, phải là ông, Rabbi Green, tôi không muốn bất kỳ người nào khác. Phải thuyết phục mất một lúc lâu, nhưng cuối cùng tôi cũng nhờ được ông làm với khoản tiền công cao gấp đôi bình thường. Thật là bất thường vô cùng, ông nói. Không có những trường hợp bình thường, tôi nói. Cái chết nào cũng là duy nhất.
Chỉ có Rabbi Green và tôi tại đám tang. Tôi đã nghĩ đến việc báo tin cho Magnus College về cái chết của Barber, vì nghĩ rằng nhỡ đâu có đồng nghiệp nào đó của ông muốn đến dự, nhưng rồi tôi quyết định không làm vậy. Tôi không muốn ở cả ngày với những người lạ, tôi không muốn nói chuyện với bất kỳ ai. Viên rabbi đồng ý với yêu cầu của tôi là không làm lễ bằng tiếng Anh mà sẽ cầu nguyện theo đúng lối Hebrew truyền thống. Khi đó thì toàn bộ vốn Hebrew của tôi đã bay biến hết cả, và tôi rất mừng vì không thể hiểu những gì ông nói. Ông để tôi ở lại một mình với các suy nghĩ, rốt cuộc thì đó cũng là tất cả những gì tôi muốn. Rabbi Green nghĩ tôi bị tâm thần, và trong suốt những giờ ở bên cạnh tôi, ông tìm cách để tránh xa tôi hết mức có thể. Tôi cảm thấy buồn cho ông, nhưng không đủ để làm được gì nhằm giải quyết việc đó. Tổng cộng tôi không nghĩ là mình nói hơn năm hoặc sáu từ với ông. Khi chiếc xe limousine thả ông xuống trước nhà ông sau buổi lễ, ông bước ra và bắt tay tôi, bàn tay trái còn vỗ nhẹ lên trên. Đó là một động tác an ủi hẳn với ông cũng tự nhiên ngang bằng với việc ký tên, và gần như ông không nhận ra là mình đang làm gì nữa. “Anh là một chàng trai trẻ đang rất đau khổ,” ông nói. “Nếu anh muốn có lời khuyên của tôi, thì tôi nghĩ anh nên đến gặp bác sĩ.”
Tôi bảo người tài xế thả tôi xuống trước khách sạn Eden Rock. Tôi không muốn ở thêm một đêm tại nơi này nữa, thế nên ngay lập tức tôi gói ghém đồ đạc lại. Tôi chỉ mất chưa đầy mười phút cho việc đó. Tôi buộc chặt cái túi, ngồi xuống giường một lúc, và nhìn quanh căn phòng lần cuối cùng. Nếu dưới địa ngục cũng có đồ đạc, tôi tự nhủ, thì hẳn là trông nó sẽ giống hệt thế này. Không vì một lý do rõ rệt nào - nghĩa là không vì một lý do nào mà tôi biết vào lúc ấy - tôi nắm chặt bàn tay lại thành một nắm đấm, đứng dậy, và đấm vào tường, mạnh hết sức. Tấm gỗ ép mỏng chịu thua ngay không chút kháng cự, vỡ toang ra với một tiếng “khục” trầm đục khi cánh tay tôi thò sang bên kia. Tôi tự hỏi không biết liệu chất lượng đồ đạc có tệ hại giống vậy không và nhặt một cái ghế lên để kiểm tra. Tôi đập tan tành nó trên bàn, rồi sung sướng nhìn toàn bộ cái ghế rã ra thành từng mẩu nhỏ. Để hoàn thiện thí nghiệm, tôi cầm lấy một cái chân ghế bằng tay phải và đi vòng quanh phòng, đập hết đồ vật này đến đồ vật khác bằng cây gậy tạm thời ấy: đèn, những cái gương, ti vi, mọi thứ tình cờ có ở đó. Mất vài phút để phá hủy hoàn toàn nơi này, nhưng điều này đã làm tôi cảm thấy khá hơn rất nhiều, như thể rốt cuộc tôi đã làm được điều gì đó lôgic, điều gì đó thực sự xứng đáng với hoàn cảnh này. Tôi không đứng đó lâu để tự ngưỡng mộ công trình của mình, vẫn còn thở hổn hển vì mất sức, tôi vớ lấy mấy cái túi, chạy ra bên ngoài, và lên chiếc Pontiac đỏ lái đi.
Tôi đi suốt trong vòng mười hai giờ sau đó. Vào đến Iowa thì trời bắt đầu tối, và dần dần thế giới chỉ còn là một khoảng trời sao vô định. Tôi như thể bị thôi miên bởi nỗi cô đơn của chính mình, không sẵn sàng dừng lại cho mãi đến khi mắt tôi không thể tiếp tục mở được nữa, cứ nhìn chăm chăm vào vạch trắng đường cao tốc như thể đó là thứ duy nhất gắn kết tôi với mặt đất. Ở đâu đó giữa bang Nebraska rốt cuộc tôi cũng vào lấy phòng tại một khách sạn bên đường và đi ngủ. Tôi còn nhớ đã nghe thấy tiếng dế kêu trong bóng tối, tiếng những con bướm đêm đập mình vào cửa kính, một con chó sủa yếu ớt ở một góc đêm xa xôi.
Sáng ra, tôi hiểu rằng sự may mắn đã khiến tôi đi đúng hướng. Mặc dù không hề dừng lại để suy nghĩ, tôi đã đi theo con đường tiến về phía Tây, và giờ đây khi đã ở trên đường, đột nhiên tôi cảm thấy bình tĩnh hơn, kiểm soát được bản thân tốt hơn. Tôi quyết định sẽ hoàn thành việc mà Barber và tôi đã dự định làm, và sự chắc chắn vào chuyện mình có một mục đích, rằng tôi không bỏ chạy khỏi điều gì đó mà đang tiến đến nó, khiến tôi có đủ can đảm để thừa nhận với chính mình là quả thực tôi không muốn chết.
Tôi không nghĩ mình có thể tìm được cái hang (từ đầu đến cuối điều này đã không cần phải nghi ngờ), nhưng tôi cảm thấy chỉ riêng hành động tìm kiếm nó đã là đủ, một hành động nhằm hư vô hóa mọi hành động khác. Tôi có hơn mười ba nghìn đô la trong túi xách, và điều đó có nghĩa là không gì có thể ngăn tôi lại: tôi có thể tiếp tục cho đến khi mọi khả năng đều cạn kiệt. Tôi lái xe đi đến tận cùng những bình nguyên bằng phẳng, ngủ một đêm ở Denver, rồi đi tiếp đến Mesa Verde, ở lại đó ba hoặc bốn ngày, đi loăng quăng quanh đống đổ nát khổng lồ của một nền văn minh tàn lụi, nấn ná mãi không muốn rời đi. Tôi không tưởng tượng được ra điều gì ở Mỹ lại có thể cũ kỹ đến vậy, và đến khi đi vào Utah, tôi cảm thấy mình đã bắt đầu hiểu một số trong những điều Effing từng nói đến. Không hẳn là tôi bị choáng váng trước cảnh quan địa lý (bất kỳ ai cũng bị choáng váng trước nó), mà sự hùng vĩ và trống rỗng của vùng đất bắt đầu có tác động đến cảm giác về thời gian của tôi. Hiện tại như thể trở nên phi hậu quả. Phút và giờ trở nên quá bé nhỏ để có thể đo đếm được tại nơi đây, và khi mở to mắt ra nhìn những gì có ở xung quanh, bạn sẽ buộc phải suy nghĩ theo đơn vị hàng thế kỷ, hiểu ra rằng một nghìn năm cũng không dài hơn một tích tắc đồng hồ. Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy trái đất là một hành tinh xoay tít qua bầu trời. Nó không hề lớn, tôi phát hiện ra, nó rất nhỏ - gần như là tí hon. Trong số tất cả mọi thứ của vũ trụ, không gì nhỏ hơn trái đất.
Tôi ở trong một căn phòng tại khách sạn Comb Ridge, thị trấn Bluff, và trong một tháng kế tiếp tôi dành toàn bộ thời gian khám phá vùng đất kề cận. Tôi leo lên các tảng đá, lang thang giữa các khe nứt, lái xe đi hàng trăm dặm. Tôi tìm được rất nhiều hang, nhưng không cái nào trong số đó có dấu hiệu của sự sống. Dầu vậy, tôi cảm thấy hạnh phúc trong suốt những tuần ấy, gần như là rạo rực trong nỗi cô độc. Để tránh những cuộc gặp không mấy thích thú với người dân Bluff, tôi cắt tóc ngắn, và câu chuyện tôi bịa ra rằng mình là sinh viên địa chất có vẻ làm tan biến mọi nghi ngờ mà họ có thể có về tôi. Không có kế hoạch nào khác ngoài việc tiếp tục cuộc tìm kiếm của mình, hẳn là tôi có thể cứ thế mãi trong nhiều tháng, sáng nào cũng dùng bữa tại Sally’s Kitchen rồi lao vào vùng sa mạc cho đến tối mịt. Tuy nhiên, một hôm, tôi đi xa hơn thường lệ, đi qua thung lũng Monument đến trạm thương mại Navaho tại Oljeto. Từ này có nghĩa là “mặt trăng trong nước,” chỉ vậy thôi cũng đã đủ cuốn hút tôi rồi, nhưng một người ở Bluff đã kể cho tôi rằng những người điều hành trạm thương mại, ông bà Smith, hiểu biết lịch sử vùng này hơn bất kỳ ai khác trong bán kính nhiều dặm quanh đây. Bà Smith là chắt hay chít của Kit Carson[28], và ngôi nhà bà đang sống cùng chồng đầy những cái chăn và đồ gốm Navaho, một bộ sưu tập rất lớn các thứ vật dụng của người Da đỏ. Tôi nói chuyện với họ vài tiếng, uống trà trong căn phòng khách mờ tối mát mẻ của họ, và khi cuối cùng tôi cũng tìm ra một thời điểm thích hợp để hỏi liệu đã bao giờ họ nghe nói đến một người tên là George Xấu Miệng chưa, cả hai đều lắc đầu nói là chưa. Thế còn các anh em nhà Gresham? Tôi hỏi. Họ đã bao giờ nghe nói chưa? Ô chắc chắn rồi, ông Smith nói, chúng là băng nhóm tội phạm đã biến mất khoảng năm mươi năm nay. Bert, Frank và Harlan, những tên cướp xe lửa cuối cùng của Miền Tây Hoang Dã. Bọn họ có một nơi giấu đồ ở đâu đó không? tôi hỏi, cố gắng che giấu nỗi phấn khích của mình. Đã có một người nói với tôi về cái hang bọn họ từng sống, tôi nghĩ là ở trên núi. Tôi tin là anh đúng đấy, ông Smith nói, tôi cũng đã nghe có người kể về nó rồi. Đâu như ở gần Rainbow Bridge. Ông có nghĩ là tìm được nó không? tôi hỏi. Chắc là được chứ, ông Smith thì thầm, chắc là được chứ, nhưng giờ thì anh sẽ không còn nơi nào để mà đến tìm đâu. Tại sao thế? tôi hỏi. Hồ Powell, ông đáp. Cả vùng đó giờ đây đã nằm dưới lòng hồ rồi. Cách đây khoảng hai năm người ta đã dẫn nước vào đó. Trừ khi có dụng cụ lặn, anh sẽ không tìm được gì nhiều nhặn đâu.
Sau đó tôi bỏ cuộc. Khi ông Smith nói ra những câu ấy, tôi biết cứ tiếp tục thêm nữa cũng sẽ chẳng được ích lợi gì. Tôi vẫn luôn biết sớm hay muộn mình cũng sẽ phải dừng lại, nhưng tôi chưa bao giờ tưởng tượng được là chuyện này lại có thể xảy ra đột ngột đến thế, với tính chất dứt khoát mang tính phá hoại lớn đến vậy. Tôi chỉ vừa mới bắt đầu, vừa mới khởi động cho sứ mệnh của mình, thì đã không còn gì để làm nữa cả. Tôi lái xe quay về Bluff, ngủ nốt đêm cuối cùng tại khách sạn, rồi sáng hôm sau trả phòng. Từ đó tôi đi đến hồ Powell, muốn được nhìn tận mắt dòng nước đã phá hủy toàn bộ những kế hoạch đẹp đẽ của tôi, nhưng thật là khó cảm thấy tức giận với một cái hồ. Tôi thuê một chiếc thuyền máy và bỏ cả ngày lang thang trên mặt nước, tìm cách nghĩ sẽ phải làm gì tiếp theo. Đến lúc này đó đã là một vấn đề xưa cũ với tôi, nhưng cảm giác thất bại quá lớn thành ra tôi không sao suy nghĩ cho được. Mãi đến khi tôi mang thuyền về trả và đi tìm cái xe thì đột nhiên tôi không còn có thể tiếp tục quyết định được nữa.
Không thể tìm thấy chiếc Pontiac ở đâu. Tôi tìm kiếm khắp nơi, nhưng khi nhận ra nó không ở chỗ tôi đã đậu trước đó, tôi biết rằng nó đã bị đánh cắp. Tôi còn lại cái ba lô và một nghìn năm trăm đô la trong mấy tờ séc du lịch, nhưng phần còn lại của số tiền nằm trong cốp xe - hơn mười nghìn đô la tiền mặt, toàn bộ số tiền tôi được thừa kế, tất cả những gì tôi được sở hữu trên đời.
Tôi đi ra đường, hy vọng vẫy được một cái xe đi nhờ, nhưng không xe nào chịu dừng lại. Tôi nguyền rủa tất cả khi chúng đi qua, hét lên những điều tục tĩu với mỗi cái xe phóng đi mất. Trời đang tối dần, và khi sự đen đủi của tôi tiếp tục trên đường cao tốc chính, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc mò mẫm vào đám cây ngải đắng tìm chỗ đặt lưng qua đêm. Tôi quá mức bàng hoàng về sự biến mất của cái xe, thậm chí tôi còn không bao giờ nghĩ đến chuyện đi khai báo với cảnh sát. Khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, người run rẩy vì lạnh, tôi cứ khăng khăng nghĩ rằng kẻ trộm không phải là người. Đó là một trò đùa xấu xa của các vị thần, một hành động ác ý của thần linh với mục đích duy nhất là chơi cho tôi một đòn chí mạng.
Tôi bèn khởi sự bước đi. Tôi giận dữ, cảm thấy bị sỉ nhục bởi những gì đã xảy ra, đến mức tôi thôi không thèm đứng đó chìa ngón tay cái lên xin đi nhờ xe nữa. Tôi bước đi cả ngày hôm ấy, từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, bước đi như thể tôi muốn trừng phạt mặt đất dưới chân mình. Ngày hôm sau, tôi lại làm đúng việc đó. Và cả ngày hôm sau nữa. Và rồi ngày hôm sau ngày hôm sau. Trong ba tháng kế tiếp, tôi tiếp tục bước đi, chầm chậm tiến về phía Tây, dừng chân ở các thị trấn nhỏ một hay hai ngày rồi lại tiếp tục di chuyển, ngủ trên các cánh đồng, trong các hang đá, những cái rãnh bên đường. Trong hai tuần đầu tiên, tôi giống như một người bị sét đánh trúng. Tôi nổi sấm bên trong mình, tôi nức nở, tôi rú gào như một người điên, nhưng rồi, dần dần, cơn giận dữ như thể đã bùng cháy hết, và tôi dịu đi theo nhịp bước chân. Tôi thay hết đôi giày này đến đôi giày khác. Đến cuối tháng thứ nhất, tôi dần bắt đầu nói chuyện trở lại với người khác. Vài ngày sau, tôi mua một hộp xì gà, và mỗi đêm sau đó tôi hút một điếu để tưởng niệm cha tôi. Ở Valentine, Arizona, một cô hầu bàn mũm mĩm tên là Peg quyến rũ tôi trong một quán ăn không có khách ven thị trấn, và tôi ở lại với cô mười hay mười hai ngày. Ở Needles, California, tôi bị trẹo mắt cá chân trái và không thể bước đi trong vòng một tuần, nhưng ngoài đó ra tôi chỉ làm một việc là bước đi không ngừng, trực chỉ Thái Bình Dương, mỗi lúc một thấy dâng lên trong lòng cảm giác hạnh phúc vô bờ. Chừng nào đi tới điểm cuối của lục địa, tôi cảm thấy sẽ giải quyết được một vấn đề hết sức quan trọng với mình. Tôi không hề biết đó là vấn đề gì, nhưng câu trả lời đã được hình thành trong những bước chân tôi, và chỉ cần tiếp tục bước đi để biết rằng tôi đã để lại chính mình ở sau lưng, rằng tôi không còn là con người đã từng là nữa.
Tôi mua đôi giày thứ năm tại một nơi tên là Lake Elsinore vào ngày 3 tháng Giêng năm 1972. Ba ngày sau, mệt mỏi rã rời, tôi leo qua các triền đồi dẫn vào thành phố Laguna Beach với 413 đô la trong túi. Tôi đã có thể nhìn thấy biển từ ngay trên đỉnh đồi, nhưng vẫn tiếp tục bước đi cho đến khi tới được sát mép nước. Đến bốn giờ chiều tôi tháo bỏ đôi giày để cảm nhận được cát dưới lòng bàn chân. Tôi đã đi đến tận cùng thế giới, và xa thêm nữa không có gì khác ngoài không khí và những ngọn sóng, một sự trống rỗng cứ thế trải rộng mãi cho đến bờ biển Trung Hoa. Đây là nơi mình khởi sự, tôi tự nhủ, đây là nơi cuộc đời mình bắt đầu.
Tôi đứng một lúc lâu trên bờ biển, đợi đến lúc những mảnh vụn cuối cùng của ánh nắng tan biến. Đằng sau tôi, thành phố vẫn tiếp tục đời sống của nó, tạo ra những tiếng ồn quen thuộc của nước Mỹ cuối thế kỷ. Khi nhìn theo viền uốn cong của bờ biển, tôi thấy đèn điện các ngôi nhà được bật lên, từng cái từng cái một. Rồi trăng lên từ phía sau dãy đồi. Đó là một mặt trăng tròn vành vạnh, tròn và vàng như một viên đá bốc cháy. Tôi nhìn đăm đăm cảnh tượng nó trôi lên nền trời đêm, không rời mắt cho đến khi nó tìm được chỗ của mình trong bóng tối.
1. Trong tiếng Anh, Fog có nghĩa là sương mù; Vogel, chứ không phải Fogel, mới có nghĩa là con chim trong tiếng Đức.
2. Nghĩa là “Kẻ đầu sai” và “Con ếch”.
3. “Polo Shirt”: áo phông Polo; “Shirt Face”: mặt áo phông; “Shit Face”: mặt phân.
4. Nguyên bản là “manuscript”.
5. Ám chỉ “Multiple Sclerosis”, một chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương.
6. White Sox và Chicago Cubs là hai đội bóng chày của thành phố Chicago.
7. Ý nói đến những người sở hữu hãng kẹo Wrigley đổng thời là chủ sở hữu Chicago Cubs; sân bóng chày của Chicago Cubs cũng tên là Wrigley.
8. Các đơn vị đo lường sẽ được giữ đúng như nguyên bản. 1 pound = 0,454kg, 1 foot = 0,3 m, 1 inch = 2,54 cm.
9. Ý tác giả nhắc đến “Indochina”, ghép của “Ấn Độ” và “Trung Quốc”.
10. Loại bánh nướng nhỏ hình tròn có lỗ thủng ở giữa, xuất phát từ các cộng đồng người Do Thái.
11. Sir Walter Raleigh (k.1552-1618), nhà văn và nhà thám hiểm nổi tiếng người Anh, liên quan đến cuộc tìm kiếm El Dorado và sau này bị chặt đầu ở Anh.
12. “Đĩa nhà” (home plate) và “chốt” (base): hai thuật ngữ thuộc môn bóng mềm (softball), một biến thể của bóng chày (baseball).
13. Các tổ chức chống đối của sinh viên, chủ yếu là chốn chiến tranh.
14. Ở đây là độ F.
15. Nhan đề cuốn sách có nghĩa “Một chuyến du hành vào canyon”. Canyon là một dạng địa hình đặc trưng của miền Tây nước Mỹ (nổi tiếng hơn cả là bang Arizona), chỉ vùng núi với các vách đá dựng ngược hùng vĩ. Trong sách này, từ “canyon” được để nguyên không dịch.
16. Thế chiến thứ nhất.
17. George Armstrong Custer (1839-1876), quân nhân Mỹ nổi tiếng trong Nội chiến và các cuộc chiến tranh với người Da đỏ; vụ thảm sát Wounded Knee xảy ra vào năm 1890, liên quan đến người Da đỏ Oglala Lakota (hoặc Oglala Sioux).
18. Tên phòng thí nghiệm của Edison.
19. Tức là “Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Hiện đại” tại New York vào năm 1913.
20. Từ dùng để chỉ chung những người tin vào sách của Mormon thuật chuyện Chúa có quan hệ với người châu Mỹ như thế nào.
21. “Doubting Thomas” là thành ngữ có xuất xứ từ Kinh thánh, chỉ việc tông đồ Thomas không tin vào sự phục sinh của Chúa Jesus; động từ “fuck” và dạng tính từ của nó, “fucking” ở đây có thể hiểu là “khốn kiếp”.
22. Các sự việc diễn ra giữa năm 1919 và 1921 tại Mỹ: bộ trưởng tư pháp Palmer tiến hành những cuộc càn quét chống phong trào cánh tả, đặc biệt trong giới công nhân và người nhập cư. Wobbly là tên gọi chỉ các thành viên của tổ chức Công nhân Thế giới. Sacco và Vanzetti là những người vô chính phủ nhập cư từ Ý, sau này đều bị lên ghế điện.
23. Tức là “xường xám”.
24. Young Men’s Christian Association: Hiệp hội Thanh niên Cơ đốc giáo.
25. “Land of Little Water”: Vùng đất Nước Nhỏ; “White Men”: Những Kẻ Man Dã; “Flat World”: Thế giới Phẳng.
26. “Solly” là tên gọi tắt của Solomon, “Tear” nghĩa là nước mắt, và đọc cả hai từ nghe hao hao từ “solitaire” (trò chơi bài một mình, xếp các quân bài theo thứ tự giảm dần và xen kẽ màu đen đỏ theo bảy cột.
27. Lễ trọng của người Do Thái, thường được thực hiện vào năm đứa bé trai lên mười ba tuổi.
28. Tên một nhân vật có thật (sinh 1809, mất 1868) đã trở thành huyền thoại trong văn hóa dân gian Mỹ.
Moon Palace Moon Palace - Paul Auster Moon Palace