Số lần đọc/download: 2881 / 5
Cập nhật: 2016-06-03 16:19:40 +0700
Chương 7
T
an học, Song Lan về đến nhà trọ, bà Bính trao cho cô một phong thư. Vừa nhìn thấy dấu bưu điện Vĩnh Long, cô đã mừng quýnh, vội vàng chay lại phong đề xem.
Đọc ngấu nghiến những dòng chữ run run ngay ngắn của ngọai, cô càng thấy nhớ quê, nhớ ngọai hơn.
Trong thư ngọai khen cô biết tính tóan khi gửi tiền vào ngăn hàng và tìm việc làm thêm, nhưng bả cô đừng quá ham làm mà lơi là việc học.
Ngọai kể chuyện mấy dì cứ thuyết phục ngọai gọi cô về, họ còn phàn nàn rằng ngọai để cô ở trên thành phố một mình như vậy dễ hư hỏng, dễ mang tiếng.
Cuối thư ngọai cũng nói rất nhớ cô, nhưng khuyên cô cứ lo học hành, việc về thăm ngọai nên gác lại dịp khác.
Gấp lá thư lại, Song Lan bâng khuâng suy nghĩ. Cô nhớ ngọai, rất nhớ, nhưng cô biết nếu mình về thăm ngọai lúc này, sẽ tránh không khỏi chuyện mấy dì bất cô ở nhà luôn. Việc học bỏ dở, không những thế họ sẽ còn phiền đến ngọai nếu ngọai lại bênh vực cô.
Song Lan thở dài.
Phải chi anh chàng Ngàn kia không một hai đòi hỏi cưới cô, và mấy dì mấy dượng không cố hết sức đẩy vào, thì cô cũng không đến nổi rời ngọai, rời quê đên đây sống một mình như vậy.
Ngàn là cháu họ của dượng. Tự cho là mình khéo làm ra tiền với nghề lái trái cây, Ngàn có một vẻ hóm hỉnh miệt vườn rất khó coi.
Song Lan không thích Ngàn, còn ngọai thì càng ghét hắn hơn. Ngọai ghét tính, ghét tên, ghét thêm vì hắn là cháu ruột của ông dượng tối ngày say xỉn.
Chuyện gặn ghép Song Lan cho Ngàn thóat đầu chỉ là những lời bóng gío ngọt ngào của dượng, dặn về sau trở thành những mai mĩa chua cay, noi canh noi khoe của cả dì dượng.
Mấy bà dì của Song Lan xưa nay luôn tự cho mình là những người có quyền hẳn với đứa cháu mồ coi, họ cứ ngày một ngày hai ép bước ngọai nên gả cô đi vì cô đã qua tuổi 18.
Song Lan lắc nhẹ đầu. Bây giờ cô đã lên đây học hành, nhưng mấy bà dì dượng như vẫn chưa nguôi ý định kia.
Xếp lá thư lại, cô lôi giấy viết ra, chuẩn bị hồi âm cho ngọai. Không thể về quê thăm ngọai thì viết thư thường cũng sẽ làm ngọai đỡ nhớ cô.
Lá thư viết xong thì cũng sắp đến giờ đi làm. Song Lan tam so rồi thay bộ đồng phục. Lá thư gửi ngọai cô bỏ trong túi xách, định bụng sẽ ghé bỏ thư trên đường đi, sau bữa trưa.
Vừa búi lại mái tóc dài, chợt có tiếng la không choi loi bên ngòai làm cô phải mở cửa bước ra nhìn.
Một cô gái son phấn đấm đá đang chóng nạnh quát tháo trước cửa phòng bên cạnh:
- Mày là đồ đểu, đồ sở khanh. Được rồi, mày bỏ tao chứ gì? Mày chống mắt mà coi con này sẽ quen biết khối thằng hơn đứt mày. Đồ tồi!
Cánh cửa đống không cho Song Lan biết trong đó thật ra có người không, nhưng trước những lời chửi rủa như vậy mà chủ nhân căn phòng vẫn không lên tiếng thì quả là chuyện hy hửu.
Thầm nhủ chuyện không phải của mình, cô trở vào lấy túi xách chuẩn bị xuống phố ăn cơm trưa và đi làm. Trong khi Song Lan lui hui khóa cửa, cô gái kia vẫn ra rá chửi:
- Mày đừng tưởng mày ngon hả, tao cho mày biết thật ra tao cũng đâu có ưa gì cái mặt khinh khỉnh đen đúa của mày, cũng tại tướng mày dòng họ Trịnh thì ít nhiều gì cũng có xìn, ai ngờ mày chỉ có cái vỏ mà thôi. Đồ dỏm, đồ công tử rổng túi, đồ lang bat.
Cánh cửa cuối cùng rồi cũng mở ra, nhưng mở là để quăng một cái túi xách to căng phòng ra hành lang rồi lại sập đóng như củ.
Nhìn thấy cái túi xách, cô gái kia càng trù trẻo dữ dội. Cô ta xổ ra những lời thật thô tục làm Song Lan cũng trố mắt nhìn, như không ngờ những lời ấy lại thốt ra từ một cô gái đẹp như vậy và cũng không ngờ gã Trịnh Huy kia lại có tính kiên trì dữ, cứ tính bộ như cô ta đang chửi ai khác vậy.
Từ đầu thang, bắt đầu lo nhớ những bóng người. Song Lan thầm thở ra. Vậy là cô khó mà len qua được cái cầu thang hẹp ấy trong lúc này để xuống nhà rồi.
Những người trọ nhà cũng có vẻ e dè trước những lời chửi rủa thô tục kia. Thấy đông người, cô gái kia cúi xuống lượm túi xách lên và chửi còn hăng hơn, to hơn:
- Mày là thằng tồi mày có biết không. Mày là thứ con bị ruồng bỏ, thứ cha chối mẹ từ, thứ bả long nhong có nhà mà hết dám về. Mở cửa ra, thằng tồi! Mày là...
Cánh cửa căn phòng lại vựt mở, cô gái vụt ngừng bặt lời. Trịnh Huy đứng ngay cửa với gương mặt lạnh tanh. Như bị bắt ngờ, cô ta ngó chầm chập hắn và ngập ngừng như không biết nên làm gì tiếp.
- Chưa chịu đi à? - Trịnh Huy lạnh lùng lên tiếng.
- Cái gì? - Cô gái lập tức lải nhảy dung và hét lên - Anh... anh thật khốn nạn. Anh không nhớ là vì anh, tôi đã từng trở mặt với con bạn thân thiết nhất, vì anh tôi đã bỏ lở cơ hội tiến thân ngon lành nhất của mình.
Cô ta tức tối phân trần:
- Cặp với anh mấy tháng nay tôi được cái gì? Chẳng có gì hết, chán chê tôi anh lại có thể quăng đồ của tôi ra, nói không hạp chia tay. Bộ tình cảm mấy tháng nay phủi tay một cái là hết sao? Anh nghĩ có thể dễ dàng như vậy à?
Dựa lưng vào khung cửa, Trịnh Huy nhếch môi:
- Không vậy thì sao?
Cô gái hơi khựng lại trước thái độ của Trịnh Huy. Mặt đảo nhìn từ người đàn ông ruồng bỏ mình không thương tiếc tới đám đông hiếu kỵ tum tum ở cầu thang, cô như quẩn trí vụt hét lớn:
- Anh còn dám hỏi tôi là sao à? Anh tưởng... con này hiền rồi dở trò củ sao? Đừng có hòng rù bỏ được tôi. Đồ khốn kiếp! Đồ lưu manh! Đồ sở khanh! Đồ tồi! Chóng mắt lên mà coi tôi không thèm đi đâu hết, tôi sẽ...
Đám người kia bỗng dưng dạt ra nhường chỗ cho một người đàn ông đi lện Ông cao giọng ngắt lời:
- Chà, cũng là cô, lại còn dám ầm ĩ ở đây à?
Cô gái quay phắt người. Trông thấy ông Ánh, cô ta có vẻ chùn lại. Ông Ánh hắng giọng:
- Toi nghĩ cô nên đi đi thôi. Thằng Huy ma biết chuyện của cô quậy mấy ngày trước thì cô không yên với nó đâu.
Cô gái liền quắc mắt chỉ mặt ông:
- Thì ra tại ông thóc mách, nên hắn kiếm chuyện bỏ tôi.
Ông Ánh chép miệng lắc đầu:
- Tôi chưa có nói. Cô tưởng nếu nó biết, cô còn có thể đứng ở đây leo lẻo chửi bậy bạ sao?
- Hắn dám làm gì tôi? - Cô gái sừng sộ.
Ông Ánh cười khẩy:
- Nếu cô còn chưa chịu đi thì tôi kể cho nó nghe thật, đến chừng đó cô sẽ biết nó dám làm gì cô.
Câu hăm dọa nhẹ nhàng của ông Ánh xem chừng có hiệu quả, cô gái kia liếc ông một cái sắc lẻ và hậm hực nói:
- Được, ông giỏi lắm, ông già khó ưa. Ông với hắn cùng một giuộc mà. Thật khốn kiếp!
Ông Ánh sầm mặt:
- Đã chịu đi chưa hay còn đứng đó?
- Được, mấy người giỏi lắm, đều là thứ tồi tệ như nhau thôi. Chờ đó mà cọi
Miệng thì chửi rủa, cô gái hầm hầm cầm hành lý quay ngoắt người chen mình xuống lầu, đám người thuê nhà hiếu kỳ vẹt ra nhường bước cho cô. Cô có lẽ đã xuống đến tầng dưới, nhưng tiếng nghiến răng chửi rủa của cô vẫn còn vọng lên.
Liếc về gương mặt thản nhiên của Trình Huy, ông Ánh ngán ngẩm lắc đầu rồi giơ tay lên cao giọng:
- Thôi, hết chuyện rồi, không có gì đâu. Bà con về phòng đi!
Mọi người cùng những tiếng xầm xì bàn tán lục tục kéo xuống thang. Đợi họ đi khuất, ông Ánh quay lại lắc đầu:
- Huy này, sao lại cứ...
Chợt ông ngưng bặt câu nói. Trình Huy vẫn dựa khung cửa nhưng không để ý đến lời ông. Ông nhìn theo hướng mắt nó.
Song Lan, chỉ còn cô lừng khừng đứng lại ở cửa phòng như đợi chờ gì đó.
Ông Ánh nói giọng bực dọc:
- Song Lan! Cháu không nghe tôi nói gì à? Hết chuyện rồi, cháu về phòng mình đi chứ, còn gì nữa đâu mà tính hóng chuyện.
Câu nói thẳng đầy ác cảm ấy khiến cô thoắt đỏ bừng mặt lắp bắp:
- Xin lỗi chú, tôi... tôi không hề muốn hóng chuyện gì của hai người đâu. Chú đừng hiểu lầm mà nói như vậy.
Ông Ánh hừ nhẹ:
- Vậy sao cháu còn đứng đó? Đừng nói với tôi rằng cháu không phải hóng chuyện mà là muốn... hóng gió ở cái hành lang chật chội tối tăm này.
Song Lan sững người, cô không ngờ một người đứng tuổi, có vẻ chững chạc như ông Ánh lại hồ đồ và miệng lưỡi có thể móc mĩa ghê gớm như thế.
Mặc dù tức uất, nhưng cô không biết dùng lời gì để đáp lại với ông. Giận mình chậm trí chậm lời, cô mím môi, nắm chặt quai túi xách bước thẳng về phía trước. Đến chỗ ông, cô mím môi:
- Xin chú nhường đường!
Ông Ánh có vẻ ngạc nhiên, ông né để cô đi qua và nhìn lại Trình Huy. Nó cũng đang nhìn theo bóng cô, nét mặt như đang chiêm nghiệm điều gì đó.
- Gì vậy?
Chờ cho cô đi khuất, ông hỏi ngay. Trình Huy nhún vai cười cười:
- Có gì đâu chú.
- Sao... con nhỏ kỳ vậy? Nó đi đâu xuống dưới? Tính tìm bà Bính mách lẻo à?
Trình Huy phì cười:
- Trời đất! Chú nghĩ đi đâu vậy? Chú trách lầm con nhỏ đó rồi còn nghi ngờ này nọ nữa. Đừng nói bây giờ con nhỏ đó có xuống nhà thì cũng có hàng chục người đã xếp hàng mách lẻo trước. Sao chú không ghét ai, cứ nhè nhỏ đó mà ghét vậy?
- Vậy chứ nó đi xuống dưới...
Quay vào phòng, Trình Huy ngắt lời ông:
- Con nhỏ đó đi làm mà, gần hai giờ rồi. Người ta đợi đường trống để đi xuống, tự dưng bị chú chửi quá trời.
Bước theo Huy, ông Ánh vẫn như chưa tin:
- Sao con biết nó đi làm?
Trình Huy tắc lưỡi:
- Thì mặc đồng phục khoác túi xách rồi khóa cửa phòng là đi làm chứ đi đâu. Ai mà ở không lén nghe chuyện tầm phào lãng nhách của chú cháu mình.
Ông Ánh kinh ngạc:
- Vậy.. chú mắng bậy nó à, sao con không cản chú lại?
Trình Huy cười:
- Cản chú làm gì, chú đang thành kiến với người ta mà. Vả lại lúc đó con đang bận quan sát. Xưa đến nay con chưa từng gặp ai bị mắng chửi oan mà chịu đựng hay như vậy. Ngộ thật! Không biết gọi thế là ngốc hay hiền nữa. Con gặp quá nhiều đứa con gái quê lên đây rồi, nhưng đâu có ai khù khờ lâu quá như con nhỏ này đâu. Nó ở đây mấy tháng rồi mà vẫn chưa gọt được cái cù lần, khờ khạo.
Ông Ánh vẫn như chưa tin lắm:
- Nhưng nếu nó không có gì sao không cãi lại chú?
Trình Huy cười khì:
- Vậy mới ngộ, bởi vậy con cũng đang lạ lùng, đâu để ý chuyện ngăn chú lại, ai ngờ chú càng nói càng thậm tệ như vậy.
Ông Ánh có vẻ ngượng:
- Cái thằng...! Hồi nãy không cản, bây giờ lại đem ra ngạo chú hả.
Trình Huy đột nhiên như nhớ lại chuyện gì, anh quay lại hỏi:
- À, hồi nãy chú nói với Hồng Diễm gì vậy?
- Gì là gì?
Trình Huy nghiêm giọng:
- Hồi nãy chú nói gì mà cô ta chột dạ bỏ đi vậy? Cô ta đã quậy chuyện gì bị chú biết được phải không?
Ông Ánh gãi ót:
- Đâu có gì. Thì chú thấy nó cứ đứng đây chửi bậy bạ hoài không chịu đi, nên hăm nó vài câu vậy mà.
- Nhưng chú đã biết chuyện gì mà hăm được?
- Thì...
Ông chợt nhìn Trình Huy:
- Thì thôi. Muốn chú nói ra cũng được, nhưng chú thử hỏi con, con với nó dứt thật chứ?
Với tay lấy gói thuốc trên bàn. Trình Huy gật đầu. Ông Ánh gặng hỏi:
- Chú nói ra, con đừng đi tìm con nhỏ đó để làm dữ nghen?
Trình Huy cười:
- Chuyện gì qua thì qua, chú đừng cho là con sân si dữ tợn như vậy chứ.
Lắc đầu từ chối gói thuốc Trình Huy chìa ra mời, ông hắng giọng:
- Vậy thì... Trước hết, chú cho con biết con nhỏ này không hiền đâu. Khoảng tháng nay, nó mồi chài qua lại với một thằng đạo diễn phim.
Miệng ngậm điếu thuốc, Trình Huy ngắt lời:
- Chuyện này thì con biết, nên mới chia tay với cô ta.
Ông Ánh gật đầu:
- Vậy thì chuyện thứ hai còn đáng chán hơn. Con biết lại càng mau mau bỏ nó thôi.
- Chú cứ nói đi.
Ông Ánh nhìn Huy:
- Cách đây hai hôm, nó mò đến nhà con.
Trình Huy ngẩng phắt lên, giọng đanh lại:
- Để làm gì?
Ông Ánh chắt lưỡi:
- Con nhỏ đó cũng ghê gớm lắm, nó dựng một chuyện éo le cũ rích, nói rằng nó đã có thai với con, rồi khóc lóc van xin mẹ con nhận lại con và nhận nó luôn.
Rít một hơi khói dài, Trình Huy nhăn mặt:
- Lại có chuyện này?
Ông Ánh khuyên can:
- Thôi con, biết nó như vậy cũng xong rồi. May mà không phải nó có con, chứ nếu là thật thì tha hồ rầy rà.
Nhìn vẻ mặt tối sầm của Trình Huy, ông lắc đầu:
- Chú nói thật, con sống phóng túng quá Huy ạ. Mấy đứa rồi, con nhỏ này là tệ nhất. Chú biết con không thích nghe lời khuyên nhủ, nhưng mà cứ vậy hoài thì càng ngày con càng không giống mình ngày xưa nữa đâu, không thương yêu thì cặp đôi làm gì thêm phiền hả Huy?
Trình Huy im lặng, không trả lời. Ông Ánh ngồi lại nói thêm vài câu thì quay về phòng.
Còn lại một mình trong căn phòng ngổn ngang bề bộn. Trời mưa vừa nóng vừa lặng gió. Huy ngồi phịch xuống giường vói tay bật quạt. Luồng gió hanh thông làm mát được trạng thái ê chề lúc này.
Anh lùa hai tay vào mớ tóc dài chấm vai. Huy biết chú Ánh nói đúng, nhưng thay đổi cách sống hoang đàng này thì...
Không thương yêu mà cứ sống chung một cách gượng ép và phóng túng, rốt cuộc anh và những cô gái từng quen biết kia sẽ đi đến đâu?
Có phải để càng ngày anh lại càng nặng nề cảm giác chán người chán mình hơn?
Anh cũng không để ý. Có lẽ là vậy. Nhưng khổ nỗi lang bạt đã quen mất rồi, khó làm sao khi nghĩ về chuyện tự chủ để sống như ngày xưa.