Trong lúc vươn tới các vì sao, có thể bạn sẽ không thể chạm tay tới ngôi sao nào cả, nhưng chắc chắn một điều chân tay bạn cũng không phải lấm lem vì bùn.

Leo Burnett

 
 
 
 
 
Tác giả: Phan Nhật Nam
Thể loại: Tùy Bút
Biên tập: Quoc Tuan Tran
Upload bìa: Doc Co
Số chương: 11
Phí download: 2 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2109 / 58
Cập nhật: 2017-08-18 15:50:19 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 6: Bùi Tín, Chỉ Một Nửa “Mặt Thật”
uối cùng, câu chuyện sau là một hiện thực về những đối nghịch bi-hài, diễn tiến, kết thúc mâu thuẩn của hằng hà xếp đặt vô thường nơi cuộc sống trần thế. Ngày 4 tháng 3, 1973, tôi là 'người Nam Hà đầu tiên ra Bắc' (theo cách gọi của Ðỗ Ngọc Yến); ngày 29 tháng 5, 1988, tôi lại là 'người Miền Nam cuối cùng rời trại tù đất Bắc'. Hai chuyến đi cách xa mười lăm năm, bằng khoảng thời gian luân lạc của cô Kiều. Tuy nhiên, cho dù đã phải trải qua nghiệt cảnh đằng đẵng tận cùng thống khổ, trở về Miền Nam với thân phận người tù bị lưu đày trên quê hương, cổ tay mang cùm, cửa toa đóng kín (để tránh sự hăm dọa, phẫn nộ của nhân dân do còn 'thù hận tội ác Mỹ -Ngụy', theo cách giải thích của viên cán bộ chỉ huy đoàn tàu chở tù), nhưng khi xe lửa qua cầu Hiền Lương, bắt đầu địa giới Miền Nam, qua Cổ Thành Quảng Trị hoang tàn, thấy lại quê hương Miền Trung điêu linh tang tóc chưa đủ sức hồi sinh dẫu chiến tranh đã mười lăm năm chấm dứt... Lòng tôi vẫn bừng bừng ngọn lửa tự tin bền bĩ - Chúng tôi là người đi đúng đường, cùng thở chung mạch sống với quê hương. Bởi 'sự thật' không như lời viên cán bộ giải thích. Ðoàn tàu đến ga Ðà Nẵng vào trưa, đám đông nhào đến cửa toa, gào tiếng lớn đẫm nước mắt... Các anh ăn chi... các anh ăn chi... Sao giờ nầy các anh mới được đưa về, bánh đây... nước đây, chúng tôi không lấy tiền. Chúng tôi luôn nhớ các anh... Ðám đông định nhào lên toa xe, toán bộ đội áp tải nhớn nháo, lăm lăm súng. Tôi ngồi riêng một mình (cấp đại úy độc nhất còn lại từ trại tù Miền Bắc), mắt doanh tròng đẫm lệ bởi đã được thêm một lần xác chứng điều tưởng như nghịch lý- DẪU ÐÃ CÙNG ÐÀNH CHỊU BÓ TAY THẤT TRẬN NƠI CHIẾN ÐỊA, NHƯNG CHÚNG TÔI CHÍNH LÀ NGƯỜI LÍNH MONG ÐỢI CỦA DÂN TỘC VIỆT. PHẢI, CHÚNG TÔI CHỨ KHÔNG AI KHÁC, LÀ NGƯỜI THẮNG TRẬN CUỐI CÙNG- LẦN CHỌN LỰA CHÍNH NGHĨA- HIỆN THỰC TRONG LÒNG MỖI NGƯỜØI DÂN. Vấn đề đã một lần nói cùng Bùi Tín trên chuyến đi ra Bắc mười lăm năm trước.
Ðến sáng ngày 30 tháng Tư, 1975 tại Dinh Ðộc Lập, như một điều tất nhiên, Bùi Tín vẫn không hề tỏ ý định chấp nhận kết luận chung cuộc trên, trái lại đã có lời nhắn gởi qua Tú Gàn, Nguyễn Cần, '... Hãy về nói với Phan Nhật Nam, cuối cùng chúng tôi là kẻ thắng trận'. Thật sự, anh ta muốn răng đe cùng tất cả những người cầm bút ở Miền Nam với tâm lý hãnh tiến của một kẻ vừa đoạt thắng mục tiêu trên thây xác đối thủ chung giòng máu, cùng màu da. Ðiều nầy không là vỏ đoán, vì bản thân Bùi Tín hằng bộc lộ rất nhiều lần qua cung cách”hạ mục vô nhân” suốt trong những kỳ họp báo ở Tân Sơn Nhất giai đoạn 1973-74, điển hình, cụ thể qua cuốn sách nhỏ “Sáu mươi ngày thi hành Hiệp Ðịnh Paris” ký tên Thành Tín, với những nội dung đại loại:“... Chấp hành nghiêm chỉnh nội dung và lời văn Hiệp Ðịnh Paris, thể hiện tinh thần Hoà Hợp và Hoà Giải Dân Tộc, Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam cực lực tố cáo những hoạt động quân sự nống lấn của phiá Việt Nam Cộng Hòa do chính phủ Mỹ hà hơi tiếp sức vi phạm Hiệp Ðịnh... “. Thái độ, tiếng lời của kẻ thâu đoạt toàn bộ “sự thật”, đồng thời giành quyền xử dụng bạo lực để bảo về “sự thật một phía” nầy.
Nhưng những tưởng, sau khi tỉnh cơn mê thiếp “Ðại thắng Mùa Xuân” từ 1975 đến thời đoạn thâïp niên 1980, 90 lần viết “Hoa Xuyên Tuyết, Mặt Thật”, Bùi Tín đã có cơ hội và hoàn cảnh để “phải điều chỉnh” về kết luận 'nóng vội, duy ý chí' kể trên, nhưng, với 'MMTK', hóa ra 'chân lý' tối hậu sau đây vẫn luôn chính xác và tồn tại: 'Sông có thể cạn, núi có thể mòn... Nhưng, người cộng sản (lại là Việt cộng) không bao giờ thay đổi!!'. Ðây không là cách nói mĩa mai, vần vè theo khẩu hiệu, nhưng từ thực tiển đến luận lý, người cộng sản (lại là Việt cộng) quả thật là những tay bảo thủ kiên trì đáng sợ. Bảo thủ vốn đã là một tính chất không mấy tốt đẹp, huống gì cứ căm căm giữ chặt một điều quái gở, cực độ vô dụng, vô nghĩa lý (gọi là “chủ nghĩa cộng sản”) làm bùa yểm huyệt sinh tử thì quả là một hiện tượng tâm lý không bình thường nơi một sinh vật có đủ chức năng trí nảo gọi là con người. Tai họa thay, đây không là phản ứng riêng của một tên vô lại bá vơ nào đấy như gã treo cờ đỏ, ảnh hồ ở Cali trong tháng 2, 1999 vừa qua, mà là những con người, sốù đông những con người thuộc về một tập đoàn cầm quyền - và nhất định nắm chắc quyền lực như một thực thể tiên nhiệm, tự thân - Tập đoàn nầy do hồ chí minh, kẻ tội đồ gớm ghê nhất lịch sử loài người, (không chỉ riêng cho Dân Việt) xây dựng, tổ chức, huấn luyện, chỉ đạo để nên thành. Và thành quả của “sự nghiệp khốc hại” nầy đã, đang là cái ách khổ nạn trầm kha đối với toàn thể Người Việt gần 50 năm qua. Và nay, chỉ còn hơn hai trăm ngày nữa sẽ chấm dứt một thế kỷ bão táp nhiễu nhương, nhân loại đang sửa soạn bước vào Thiên Niên Kỷ thứ Ba với hàng loạt quy mô cách mạng khoa học, kỹ thuật, ý hệ to lớn, nhưng ở Việt Nam, ách khổ nạn kia vẫn không có dấu hiệu bắt đầu cho một lần thay đổi. Dẫu rằng, tập đoàn cầm quyền ở Hà Nội đã trương nên khẩu hiệu chiến lược gọi là 'đổi mới' từ sau đại hội đảng 1986, và một trong những kẻ phát ngôn - Người dụng văn tên gọi Bùi Tín - Nhân vật được nêu danh và tự đánh giá (qua một vụ đào thoát chính trị từ chức vụ “phó tổng biên tập báo Nhân Dân”, cơ quan ngôn luận trung ương của đảng cộng sản, có chức năng hành chánh như một bộ, nhưng với quyền lực chính trị lớn hơn gấp bội) là một 'phản ảnh thuần chất, năng động của đường lối đổi mới, phê phán chế độ'. Nhưng, hoá ra Bùi Tín vẫn còn nguyên và luôn duy trì 'đặc chất' của một “đơn vị chính trị gọi là người cộng sản'. Vì không những chỉ cương quyết bám chặt “sợi chỉ hồng xuyên suốt” để biện hộ cho tổ chức, phe nhóm và bản thân ở một thời đoạn đão lộn tất cả hệ thống luận lý, thành quả lịch sử của phong trào vô sản, thợ thuyền, nông dân thế giới, Bùi Tín còn “hào hiệp” hơn nữa, nhận lãnh thêm chức năng “đại diện cho toàn thể Người Việt” thực hiện sự lựa chọn “chọn Người Cộng Sản thay vì Người Quốc Gia”, sau khi đã đánh giá, phê điểm khối đông nhân dân nầy có được một tính chất khả dĩ gọi là “cẩn thận”, dù rằng họ đã hằng hà chịu đựng, trăm bề khốn nhục gây nên từ những “Người Cộng Sản”- Ðối tượng luôn xứng đáng với một danh xưng viết hoa trang trọng.
Khi làm công việc hệ trọng quyết định trên, Bùi Tín quên khuất (hay cố tình không kể tới) sự kiện, Người Việt đã nhiều lần chọn lựa tại những thời điểm trọng đại, tháng 8, 1945; tháng 7, 1954; Mùa Xuân 1968; tháng 1, 1973 và lần chọn lựa lớn lao triệt để nhất... Từ ngày 10 tháng 3, 1975, khi binh đội Bắc Việt tấn công cường tập Ban Mê Thuộc. Lần chọn lựa nầy không kết thúc với ngày 30 tháng 4, 1975, trái lại đang tiếp tục càng ngày càng gay gắt, quyết liệt đối với một khối dân đông đúc (không phải chỉ riêng 'ngụy quân, nguỵ quyền, ngụy giáo, ngụy dân...' của Miền Nam, tập hợp nầy đã hoàn tất sự chọn lựa với đánh đổi ngay đến mạng sống, một đời tuổi trẻ của mình, mà biễu hiện sau cùng khởi đi từ Nam Cali, tháng 2, 1999 đang còn là một vấn đề thời sự mới mẻ, mà hiện tượng Người Việt toàn thế giới với Tuổi Trẻ Việt Nam lần đầu tích cực nhập cuộc đã trả lời về chọn lựa cuối cùng), đấy là quần thể rộng lớn nơi quê nhà với hơn bảy mươi triệu người Việt, bao gồm những thành viên lương đống hàng đầu của đảng cộng sản. Bùi Tín đang làm chức năng đại diện không giấy phép (hoặc một giấy phép bí mật nào đó) cho chính những người “phẫn nộ nổi loạn” nầy: Những Trần Ðộ, Nguyễn Thanh Giang, Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu... Nhưng đây là vấn đề riêng giữa những người cộng sản, chúng tôi, “Người Quốc Gia”, Người Việt Miền Nam có vấn nạn riêng.
Từ lý do “bị Bùi Tín đại diện một cách hàm hồ không ủy nhiệm”, chúng tôi BẮT BUỘC phải nói về một nhân sự. Cũng cần nói rõ thêm một điều, qua ba mươi năm hành xử chức năng người viết văn, bản thân cá nhân đã quyết gìn giữ và thực hiện được nguyên tắc: “Không viết về, kể đến, nhận xét, phê phán nội dung, hình thức chữ nghiã của bất cứ ai, do có quan niệm - Quyền phê phán thuộc về người đọc”- Khối đông người đọc hằng có đủ bản lĩnh, khôn ngoan, tinh tế để kết luận, định giá và kết thúc sinh mạng văn hóa chính trị của bất cứ người cầm bút nào, cho đấy là một tác giả lớn với những tác phẩm quan trọng đến bao nhiêu. Nhưng hôm nay,bởi 'MMTKø' đã tràn ngập những nội dung:”Tôi xin nói thật rằng, những người “quốc gia”chưa tạo nên “niềm tin” đối với đồng bào trong nước, tuy bị bộ máy tuyên truyền trong nước khống chế, điều kiện hoá, đã qua kinh nghiệm bản thân, hiểu được sự thật, chán ngấy với sự lãnh đạo của Ðảng Cộng Sản, nhưng bởi chưa thuyết phục được bởi những người “quốc gia”. Có người tuy biết rõ sự thật, hiểu tình hình đất nước, nếu phải lựa chọn, họ phải lựa chọn những người “Cộng Sản” hơn là người “Quốc Gia”, MMTK, Trang 291, NXB Ða Nguyên, 1998. Bỏ đi lối xỏ xiên so kè vặt vãnh hằng xuất hiện trên báo Nhân Dân, Hà Nội từ nhiều năm nay... Gọi tên người lãnh đạo, những cơ quan cầm quyền của khối không cộng sản, cho dù đấy là Ðức Giáo Hoàng Giáo Hội Công Giáo bằng những danh xưng cộc lốc, không viết hoa (hoặc viết hoa chỉ một nửa), như “giáo hoàng Pôn... tổng thống Ri-gân”. Qúy độc giả lưu ý, hai chữ “quốc gia” phần đầu đoạn văn viết theo lối chữ thường, chỉ “Quốc Gia” cuối cùng bởi phải đặt so sánh với “Cộng Sản” nên được một lần viết hoa!! Khi vạch ra những “tiên tiến tiểu xảo” nầy, chúng tôi không cố tâm soi bói về một vế viết, cách dùng chữ, nhưng bởi đã thấm đòn, sống cùng, chịu đựng nỗi lăng nhục ác độc dài lâu của người cộng sản, nên bản thân chúng tôi không nhìn sự kiện dưới dạng thức đơn giản, độc lập riêng của một câu, chữ trong cuốn sách, mà đã hiểu và phải hiểu ra rằng, tất cả từ ngữ, luận cứ trên đồng nằm trong một tổng thể: ÐÂY LÀ NHỮNG CHIẾC PHAO CỨU NẠN KHẨN CẤP CHO MỘT CHẾ ÐỘ ÐANG TRONG KỲ SUY THOÁI HẤP HỐI- Nói theo ngôn ngữ cộng sản, đây là thời kỳ “thoái trào cách mạng toàn diện bế tắc”. TÔI BẮT BUỘC PHẢI MỘT LẦN LÊN TIẾNG- Bởi, NẾU KÉO DÀI IM LẶNG ắt sẽ được (thật ra là “bị”) đánh giá nên thành sự “đồng thuận của người thuộc phe quốc gia”- Những “người quốc gia dễ bảo, dễ tin, cẩn thận và khôn ngoan” sẽ chọn lựa “Người Cộng Sản thay vì Người Quốc Gia” theo như “phân tích có tính cách chỉ đạo, giáo dục” của Bùi Tín qua một loạt “mặt thật một nửa” đã viết nên trong những cuốn sách xuất bản nơi hải ngoại ở những năm qua. Thế nên, dẫu muộn màng sau đến hơn phần tư thế kỷ, 26 năm, chúng tôi phải nhắc lại khẳng định của một lần trên chuyến bay ngày 4 tháng 3, năm 1973: PHẢI, CHÍNH CHÚNG TÔI, LỰC LƯỢNG QUỐC GIA DÂN CHỦ LÀ NHỮNG NGƯỜI THẮNG TRẬN CUỐI CÙNG.
Gởi Người Bạn Lính Gởi Người Bạn Lính - Phan Nhật Nam Gởi Người Bạn Lính